8. KINH MÂN CÔI: MẦU NHIỆM

 

 

 

“Kinh Mân Côi: Mầu Nhiệm” ở đây không phải là mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, tứ ư nghĩa sâu nhiệm của 2 kinh làm nên Kinh Mân Côi là Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng, như vừa được bàn tới ở chương bảy, mà chính là Mầu Nhiệm Mân Côi, tức 15 Mầu Nhiệm được chia ra làm 3 phần, Mùa Vui 5 Mầu Nhiệm, Mùa Thương 5 Mầu Nhiệm và Mùa Mừng 5 Mầu Nhiệm.

 

Mầu Nhiệm Mân Côi được ví như linh hồn của Kinh Mân Côi. Bởi v́, Kinh Mân Côi, như đă được dẫn giải ở chương trước, là những lời kinh diễn tả và bộc lộ tất cả nhiệm cuộc cứu rỗi của Thiên Chúa, một nhiệm cuộc cứu rỗi được tóm kết lại nơi 15 Mầu Nhiệm Mân Côi.

 


THEO H̀NH THỨC

 

Căn cứ vào những lời ngắm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi được chia ra làm 3 phần, th́ mỗi phần có một vai chính khác nhau:


- Mẹ Maria đóng vai chính trong 5 Mùa Vui,

- Chúa Giêsu đóng vai chính trong 5 Mùa Thương và

- Thiên Chúa Ba Ngôi đóng vai chính trong 5 Mùa Mừng.

 


MÙA VUI:

 

1)      Đức Bà được sứ thần Gabriel truyền tin thụ tha Con Thiên Chúa,

2)      Đức Bà đi thăm bà thánh Isave, mẹ của thánh Gioan Tiên Hô;

3)      Đức Bà sinh hạ Chúa Giêsu trong chuồng ḅ nơi máng cỏ;

4)      Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh Giêrusalem;

5)      Đức Bà t́m được Chúa Giêsu trong đền thánh.

 

MÙA THƯƠNG:

 

6)      Chúa Giêsu đau buồn đổ mồ hôi máu trong vườn cầu nguyện;

7)      Chúa Giêsu bị đánh đ̣n ta nát toàn thân ḿnh;

8)      Chúa Giêsu chịu đội mạo gai vô cùng nhức nhối;

9)      Chúa Giêsu vác thập giá nặng ngă xuống đất 3 lần;

10)   Chúa Giêsu giang tay chịu chết trần truồng trên cây thập giá.

 

MÙA MỪNG

 

11)  Chúa Giêsu sau ba ngày từ trong kẻ chết sống lại

12)  Chúa Giêsu lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha;

13)  Chúa Thánh Thần lấy h́nh lửa hiện xuống trên các Tông Đồ;

14)  Đức Chúa Trời đem linh hồn và xác của Đức Bà lên trời;

15)  Đức Chúa Trời vinh thưởng Đức Bà ở trên trời.

 

 

THEO NỘI DUNG

 

Trọng tâm của Mầu Nhiệm Mân Côi chính là Chúa Giêsu. Bởi v́, nếu không có Chúa Giêsu, cũng sẽ không có Đức Mẹ, và Chúa Ba Ngôi cũng chỉ tỏ ḿnh ra nơi Chúa Kitô mà thôi. Do đó, 15 Mầu Nhiệm Mân Côi có thể được chia ra làm 3 phần như sau:

 

MÙA VUI:

 

5 Mầu Nhiệm Mân Côi liên quan đến Mẹ của vai chính là Chúa Giêsu

 

1)      Chúa Kitô được thụ thai bởi Đức Trinh Nữ Maria;

2)      Chúa Kitô là quả phúc trong ḷng Mẹ Maria;

3)      Chúa Kitô được sinh ra bởi Mẹ Maria;

4)      Chúa Kitô là Con Trai đầu ḷng được Mẹ Maria dâng cho Thiên Chúa theo luật Moisen;

5)      Chúa Kitô ở lại trong đền thánh Giêrusalem để làm việc cho Cha của Người mà không co Mẹ Maria hay biết.

 

MÙA THƯƠNG

 

5 Mầu Nhiệm Mân Côi liên quan đến Nhân Tính của Chúa Kitô

 

6)      Linh hồn của Chúa Kitô đau buồn đến nỗi chết được;

7)      Thân xác của Chúa Kitô bị đ̣n ta xương nát thịt;

8)      Phẩm giá của Chúa Kitô chịu đội mạo gai ô nhục;

9)      Sức lực của Chúa Kitô kiệt ngă dưới cây thập giá;

10)  Sự Sống của Chúa Kitô hy sinh trên cây thập giá..

 

MÙA MỪNG

 

5 Mầu Nhiệm Mân Côi liên quan đến Thần Tính của Chúa Kitô

 

11)  Chúa Kitô phục sinh từ trong kẻ chết toàn thắng sự dữ và tử thần;

12)  Chúa Kitô thăng thiên về cùng Đức Chúa Cha để dọn chỗ cho những kẻ trung tin theo Ngài;

13)  Chúa Kitô sai Chúa Thánh Thần đến với Giáo Hội để làm chứng về Người;

14)  Chúa Kitô đem cả linh hồn Vô Nhiễm Nguyện Tội và thân xác Trọn Đời Trinh Nguyên của Đức Mẹ lên trời;

15)  Chúa Kitô đội triều thiên tôn vinh Đức Mẹ làm Nữ Vương thần thánh trên trời.

 

 

THEO TINH THẦN

 

            V́ Chúa Kitô là trọng tâm của cả 15 Mầu Nhiệm này, mà Chúa Kitô chính là “Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người” (Gioan 1:14), nên, Mầu Nhiệm Mân Côi cũng có thể được suy diễn như sau:

 

MÙA VUI:

 

“Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” khi Người nhập thể và giáng sinh.

 

1)      Ngôi Lời nhập thể với Chúa Thánh Thần trong cung ḷng trinh nguyên của Đức Maria để tỏ ḿnh ra cho Mẹ trước hết mọi sự;

2)      Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô được cưu mang trong Mẹ Maria và tỏ ḿnh cho thánh Gioan, tiền hô của Người;

3)      Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô được hạ sinh bởi Mẹe Maria và tỏ ḿnh cho các mục đồng, đại diện Dân Chúa, cũng như cho Ba Chiêm Tinh Gia Đông Phương, đại diện Dân Ngoại;

4)      Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, Con Trai Đầu Ḷng được Mẹ Maria dâng cho Thiên Chúa và đă tỏ ḿnh ra cho ông già Simêon cũng như bà già Anna, đại diện cho thành phần công chính đang chờ đón Chúa Cứu Thế;

5)      Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, Con Một Đức Chúa Cha, đến để làm theo ư Cha và đă tỏ ḿnh ra cho các nhà thong luật trong Đền Thánh Giêrusalem, đại diện cho thành phần trí thức của Dân Do Thái.

 

MÙA THƯƠNG:

 

“Chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người” khi Người xin Cha Người “tôn vinh Con” (Gioan 17:1), bằng cuộc khổ nạn và tử giá của Người.

 

6)      Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), Đấng “đă yêu những kẻ thuộc về ḿnh trên thế giới… cho đến cùng” (Gioan 13:1), đă đau buồn đến nỗi chết được, khi thấy rằng Máu Thánh vô cùng châu báu của ḿnh sẽ đổ ra để cứu chuộc mọi người lại “đổ lên đầu lên cổ” của thành phần hư đi đời đời;

7)      Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), “Bánh Thiên Chúa bởi trời xuống ban sự sống cho thế gian” (Gioan 6:33), đă bị đánh đ̣n đến tan xương nát thịt, để thánh hóa xác thể của con người đă bị hư đi v́ nguyên tội, (nên chỉ hướng chiều về đam mê nhục dục và t́m kiếm vui thú thế gian), và để thánh hóa mọi tật nguyện bệnh hoạn mà thân xác con người phải chịu, hầu họ có thể “hoàn tất nơi thân xác ḿnh những ǵ c̣n thiếu nơi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đă chịu v́ nhiệm thể Người là Giáo Hội” (Côlôsê 1:24).

8)      Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), “phản ảnh vinh quang Cha” (Do Thái 1:3), chịu đội mạo giai vô cùng nhức nhối và ô nhục, để thánh hóa các ước vọng của con người đă bị hư đi v́ nguyên tội, (nên hằng bị điểu khiển bởi tự ái và cai trị bởi thần tôi của ḿnh trong việc t́m kiếm vinh hoa thế tục), và để thánh hóa tất cả mọi sự hèn mạt trước mắt thế gian mà con người phải chiụ.

9)      Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), Đấng “là Đường… đến cùng Cha” (Gioan 14:6), kiệt sức dưới thập giá nặng đă ngă xuống đất 3 lần, để thánh hóa mọi sự trái ư xẩy đến cho con người và thêm sức cho ư chí đă bị hư hoại v́ nguyên tội của họ, (nên luôn luôn sợ chịu đựng sự khốn khó và bất hạnh trên đời), nhờ đó, họ có thể “bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Chúa” (Mathêu 16:24).

10)  Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), Đấng “là Sự Sống” (Gioan 14:6) đă chết trần truồng trên thập giá nhục nhă như một tử tội chúa tể đệ nhất thiên hạ, để tiêu huỷ sự chết và tội lỗi đă đột nhập vào thế gian v́ một người (xem Rôma 5:12), và để giải thoát “những kẻ ngồi trong bong tối sự chết” (Luca 1:79).

 

MÙA MỪNG

 

“Chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người” khi Người “tôn vinh Cha” (Gioan 17:1), bằng cuộc phục sinh và thăng thiên của Người.

 

11)  Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), “là Sự Sống Lại và là Sự Sống” (Gioan 11:25), sau 3 ngày đă từ trong kẻ chết sống lại, để phục hồi sự sống cho con người đă bị hư đi v́ nguyên tội, tạo vật “đă được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa” (Sáng Thế Kư 9:6).

12)  Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), Đấng “từ Thiên Chúa mà đến phải trở về cùng Thiên Chúa” (Gioan 13:3), “để dọn chỗ cho các con” (Gioan 14:3) là “những kẻ Cha đă ban cho Con giữa thế gian” (Gioan 17:6), để “Con ở đâu, họ cũng được ở đó với Con” (Gioan 17:24).

13)  Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), Đấng “không để các con mồ côi” (Gioan 14:18), đă “xin Cha để Ngài ban cho các con một Đấng An Ủi khác ở cùng các con luôn măi” (Gioan 14:16), để nhờ Ngài, “chúng ta kêu lên: ‘Abba’, nghĩa là ‘Lạy Cha’” (Roma 8:15).

14)  Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), đă đem cả Linh Hồn Vô Nhiễm Nguyên Tội và Thân Thể Trọn Đời Đồng Trinh Nguyên của Mẹ ḿnh về trời, ở ngay bên hữu ḿnh là chỗ mà Người đă dọn sẵn cho Mẹ trong “nhà Cha có nhiều chỗ” (Gioan 14:2) của Người.

15)  Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô, (Quả Phúc bởi ḷng đồng trinh của Mẹ Maria), Đấng mà “triều đại Người sẽ vô cùng tận” (Luca 1:33), đă tôn vinh Mẹ của Ḿnh ở trên Trời, Đấng “thiên Chúa đă làm những sự trọng đại” (Luca 1:49) chính là “Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai tinh tú” (Khaỉ Huyền 12:1).