x

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

với Văn Minh Tây Phương

  

 

Bài Giảng Thánh Lễ Khai Mạc Mật Nghị Hồng Y Bầu Tân Giáo Hồng 18/4/2005.

 

“Biết bao nhiêu là chiều gió chủ nghĩa chúng ta đă từng biết đến trong mấy thập niên qua! Biết bao nhiêu là trào lưu ư hệ! Biết bao nhiêu là trường phái tư tưởng! Con tầu tư tưởng nhỏ bé của nhiều Kitô hữu thường bị xô lấn bởi những cơn sóng này, tung họ từ cực đoan này sang cực đoan kia: từ chủ nghĩa Marxít đến chủ nghĩa tự do, thậm chí đến chủ nghĩa duy tự do; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân cực đoan; từ chủ nghĩa vô thần đến chủ nghĩa tôn giáo mập mờ bí hiểm; từ chủ nghĩa ngộ thức đến chủ nghĩa ḥa đồng v.v.

“Ngày nào cũng có những thứ giáo phái mới, khiến cho những lời của Thánh Phaolô nói trở thành sự thật về việc con người bị lừa đảo, về cái tinh quái làm cho con người bị lầm lạc (x Eph 4:14). Có một đức tin minh tường, theo Kinh Tin Kính của Giáo Hội, thường bị gán cho là chủ nghĩa bảo thủ. Một khi chủ nghĩa tương đối, nói cách khác, một khi để cho ḿnh ‘bị xô đẩy theo chiều gió chủ nghĩa’, thái độ duy nhất được cho là thích hợp với thời đại tân tiến, th́ đó là lúc chủ nghĩa tương đối độc đoán được h́nh thành, một chủ nghĩa tương đối độc đoán cho rằng không có ǵ là tuyệt đối cả, và là một chủ nghĩa chỉ biết căn cứ vào cái tôi cùng với những ước muốn của cái tôi mà thôi”.

 

Tơng du Bavaria Đức Quốc của ngài 9-14/9/2006, bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật ngày mùng 10 tại Neue-Messe ở Munich.

 

Dân chúng ở Phi Châu và Á Châu cảm phục kỹ năng về khoa học và kỹ thuật của chúng ta, thế nhưng đồng thời họ sợ hăi trước một thứ h́nh thức của lư trí hồn tồn loại trừ Thiên Chúa ra khỏi nhăn quan của con người, như thể đĩ là h́nh thức cao nhất của lư trí, và là một h́nh thức cần phải được áp đặt trên cả các nền văn hĩa của họ nữa. Họ khơng thấy mối đe dọa thực sự cho căn tính của họ nơi đức tin Kitơ Giáo, nhưng trong việc tỏ ra khinh thường Thiên Chúa và việc ngạo mạn coi vấn đề chế diễu sự linh thánh là việc thực hành quyền tự do, và chủ trương thực dụng là qui chuẩn tối hậu về luân lư cho tương lai của việc nghiên cứu khoa học”.

Huấn Từ cho Công Nghị Toàn Ư Quốc Về  Giáo Hội Lần 4 ở Trung Tâm Triển Lăm Verona 19/10/2006

 

“Nước Ư ngày nay biểu lộ cho chúng ta thấy một đất nước rất thiếu thốn và đồng thời lại là một nơi thuận lợi cho chúng ta làm nhân chứng. Quốc gia này vô cùng thiếu thốn v́ nó tham gia vào một thứ văn hóa đang thống trị Tây phương và t́m cách tỏ ra như ḿnh là phổ quát và độc lập, những ǵ làm nẩy sinh ra một lối sống mới.

 

“Từ đó xuất phát một làn sóng minh tri chủ nghĩa và thế tục chủ nghĩa, những chủ nghĩa cho rằng chỉ có những ǵ kinh nghiệm thấy và tính toán được mới có giá trị hợp lư, trong khi đó, về phương diện thực hành th́ tự do cá nhân được xem là một thứ giá trị căn bản chi phối tất cả mọi thứ giá trị khác.

 

“Bởi thế, Thiên Chúa là Đấng vẫn bị loại trừ ra khỏi văn hóa và sinh hoạt quần chúng, và niềm tin vào Ngài trở nên khó khăn hơn, cũng chỉ v́ chúng ta sống trong một thế giới mà dường như lúc nào cũng được coi là do chúng ta tạo nên, mà có thể nói rằng Thiên Chúa không c̣n thực sự hiện diện nữa, mà dường như đă trở thành thừa thăi, thậm chí không c̣n chỗ đứng nữa.

 

“Liên quan chặt chẽ với tất cả những điều này, đă diễn ra t́nh trạng sâu xa biến giảm con người, thành phần chỉ được xem là một sản phẩm của thiên nhiên và bởi thế họ không thực sự có tự do, và tự ḿnh có thể bị đối xử như một loài thú mà thôi. Bởi thế, mới xẩy ra t́nh trạng thực sự đảo lộn cái khởi điểm của nền văn hóa này, một khởi điểm đă được bắt đầu bằng việc chủ trương lấy con người và tự do của họ là những ǵ chính yếu.

 

“Cũng theo chiều hướng này, đạo lư được giam giữ trong giới hạn của chủ nghĩa tương đối và duy thực dụng, loại bỏ mọi quy tắc luân lư hợp lư và tự bản chất có tính cách trói buộc. Chúng ta c̣n dễ thấy được lư do tại sao loại văn hóa này tiêu biểu cho một thứ sâu xa thực sự tách rời chẳng những khỏi Kitô giáo, mà nói chung khỏi cả các truyền thống tôn giáo và luân lư của nhân loại nữa. V́ thế nó không thể thực hiện việc đối thoại đích thực với các nền văn hóa khác có chiều kích tôn mạnh mẽ, chưa kể tới việc không thể trả lời nổi các nan đề căn bản về ư nghĩa và đường hướng của cuộc đời chúng ta. Bởi vậy, thứ văn hóa này được đánh dấu bằng một t́nh trạng bị hụt hẫng sâu nặng, nhưng cũng bằng một nhu cầu hy vọng lớn lao được che đậy một cách vụng về”.

 

Tông Du Áo Quốc 7-9/9/2007: Diễn Từ ở Dinh Tổng Thống Hofburg chiều Thứ Sáu 7/9

 

“’Ngôi Nhà Âu Châu’, như chúng ta có thể ám chỉ về cộng đồng của châu lục này, sẽ là một nơi chốn tốt đẹp để sống cho hết mọi người chỉ khi nào nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các thứ giá trị chung về văn hóa và luân lư được rút tỉa từ lịch sử của chúng ta và từ các truyền thống của chúng ta. Âu Châu không thể và không được chối bỏ các cội rễ Kitô Giáo của ḿnh. Những cội rễ này tiêu biểu cho một yếu tố sinh động của nền văn minh chúng ta khi chúng ta tiến vào ngàn năm thứ ba. Kitô Giáo đă sâu xa h́nh thành nên châu lục này: một điều tỏ tường hiển nhiên ở mọi xứ sở, nhất là ở Áo quốc, với đầy những ngôi nhà thờ và những đan viện quan trọng. Nhất là, đức tin được thấy nơi vô số người, thành phần mà trong gịng lịch sử, cũng như ở cả vào thời đại của chúng ta đây nữa, nó đă mang lại sinh động cho niềm hy vọng, cho t́nh yêu thương và cho ḷng nhân hậu.… 

 

“Như chúng ta biết, thật ra Âu Châu cũng từng trải qua và chịu đựng bởi những trào lưu hành động hết sức sai lệch. Những điều này bao gồm các ư hệ hạn hẹp đă áp đặt trên  triết lư, khoa học và cả đức tin, việc lạm dụng tôn giáo và lư trí cho những mục đích đế quốc, việc hạ giá con người gây ra bởi chủ nghĩa duy vật về lư thuyết và thực hành, và sau cùng là việc làm giảm giá ḷng khoan nhượng thành thái độ dửng dưng chẳng dựa vào các thứ giá trị vững tồn. Thế nhưng, Âu Châu vẫn từng được ghi dấu bởi khả năng tự kiểm, một khả năng cống hiến cho nó một vị thế đặc biệt nơi bức phông toàn cảnh bao rộng của những nền văn hóa trên thế giới.

 

Chính ở nơi Âu Châu mà khái niệm về nhân quyền bắt đều được h́nh thành. Thứ quyền lợi căn bản của con người, được cho là có trước mọi thứ quyền khác, đó là chính quyền sống. Sự sống thực sự có từ giây phút được thụ thai cho tới khi nó tự nhiên qua đi. Bởi thế, việc phá thai không thể là một thứ quyền lợi của con người – nó là một cái ǵ hoàn toàn ngược lại. Nó là ‘một vết thương xâu xa nơi xă hội”, như cố Hồng Y Franz Konig không ngừng nhắc nhở….

 

“Tôi c̣n một quan tâm lớn nữa đó là vấn đề tranh căi về những ǵ được gọi là ‘chủ động giúp cho chết đi’. Vấán đề lo âu ở đây là vào một lúc nào đó thành phần bị trầm trọng yếu đau hay già yếu sẽ bị áp lực một cách mặc nhiên hay thậm chí minh nhiên trong việc yêu cầu để ḿnh chết đi hay tự liệu cách giải quyết lấy cho ḿnh….

 

“Sau hết, một yếu tố khác nơi gia sản của Âu Châu đó là một truyền thống tư tưởng coi là thiết yếu sự tương ứng giữa đức tin, sự thật và lư trí. Ở đây, vấn đề đă rơ ràng là lư trí có phải là khởi điểm và là nền tảng của tất cả mọi sự hay chăng. Vấn đề ở đây đó là phải chăng thực tại là do t́nh cờ hay cần thiết, nên  phải chăng lư trí chỉ là một sản phẩm ngẫu nhiên của cái vô tri và ở trong một đại dương vô lư tính, để rồi cuối cùng cả nó nữa cũng chỉ là một cái ǵ đó vô nghĩa, hay ngược lại, phải chăng niềm xác tín vững vàng của niềm tin Kitô Giáo vẫn c̣n chân thực: In principio erat Verbum – từ ban đầu đă có Lời; nguồn gốc của hết mọi sự đó là lư trí sáng tạo của Thiên Chúa là Đấng muốn  tỏ ḿnh ra cho loài người chúng ta”.