Thánh Thể và Kinh Mân Côi với Việc Truyền Giáo

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 (nghe phát ngôn)

 

 

Ngày Chúa Nhật Truyền Giáo bao giờ cũng rơi vào Tháng Mười hằng năm. Năm 2003, Ngày Giáo Hội Truyền Giáo 19/10, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chọn để kết thúc Năm Mân Côi, một năm kéo dài từ 16/10/2002, ngày kỷ niệm đúng 24 năm được bầu làm giáo hoàng của ĐTCGPII. Trong Ngày Giáo Hội Truyền Giáo 19/10/2003 cũng là ngày Bế Mạc Năm Mân Côi ấy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă gửi một sứ điệp về Ngày Giáo Hội Truyền Giáo liên quan đến Kinh Mân Côi. Năm 2004, Ngày Giáo Hội Truyền Giáo là ngày 24/10, xẩy ra một tuần sau ngày bế mạc Đại Hội Thánh Thể Thế Giới lần thứ 48 ở Mễ Tây Cơ, Chúa Nhật 17/10/2004, dịp Đức Thánh Cha đă chính thức khai mạc Năm Thánh Thể, một năm sẽ kéo dài tới khi kết thúc Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ 29/10/2005. Về Ngày Giáo Hội Truyền Giáo 24/10/2004 vừa bước vào Năm Thánh Thể này, Đức Thánh Cha cũng đă gửi cho Giáo Hội một sứ điệp, chủ đề “Thánh Thể với Việc Truyền Giáo”.

 

Đó là lư do chúng ta hăy cũng nhau ôn lại những điểm chính yếu của những ǵ được Vị Chủ Chăn Tối Cao của chúng ta huấn dụ sống đạo qua hai sứ điệp cho Ngày Giáo Hội Truyền Giáo, một liên quan tới Kinh Mân Côi kết Năm Mân Côi (10/2002-2003) và một liên quan đến Thánh Thể khai mở Năm Thánh Thể (10/2004-2005)

 

 

Kinh Mân Côi với Việc Truyền Giáo

 

Để thấy được ư hướng của Đức Thánh Cha ra sao nơi mối liên hệ giữa Kinh Mân Côi và Việc Truyền Giáo, chúng ta hăy đọc lại đoạn sứ điệp cho Ngày Truyền Giáo 2003 của Ngài sau đây sẽ thấy:

 

“Nhờ phép rửa, tất cả mọi tín hữu được kêu gọi nên thánh. Trong Hiến Chế Tín Lư ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ Lumen Gentium, Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhấn mạnh là ơn gọi phổ quát nên thánh là ở chỗ tất cả mọi người được kêu gọi sống đức ái trọn hảo. Đức thánh thiện và việc truyền giáo là những khía cạnh không thể tách rời nhau nơi ơn gọi của hết mọi người đă lănh nhận phép rửa. Việc dấn thân trở nên thánh thiện hơn là việc chặt chẽ gắn liền với việc dấn thân truyền bá sứ điệp cứu độ. Trong Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc Redemptoris Missio, Tôi đă nhắc nhở rằng: ‘Hết mọi phần tử tín hữu được kêu gọi nên thánh và truyền giáo” (số 90). Trong việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, người tín hữu được thúc đẩy theo Chúa Kitô và chia sẻ đời sống của Người, nhờ đó, họ có thể nói với Thánh Phaolô rằng: “Không phải là tôi sống, song là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Gal 2:20). (4)

 

Qua đoạn sứ điệp cốt lơi này, trước hết, Ngài nhấn mạnh đến khía cạnh bất khả phân ly giữa việc nên thánh và truyền giáo. Sau đó, Ngài xác định tầm quan trọng của cầu Kinh Mân Côi với việc truyền giáo.

 

Ngài nhấn mạnh đến khía cạnh bất khả phân ly giữa việc nên thánh và truyền giáo như thế này:

 

·        “Đức thánh thiện và việc truyền giáo là những khía cạnh không thể tách rời nhau nơi ơn gọi của hết mọi người đă lănh nhận phép rửa”;

·        “Việc dấn thân trở nên thánh thiện hơn là việc chặt chẽ gắn liền với việc dấn thân truyền bá sứ điệp cứu độ”;

·        “Hết mọi phần tử tín hữu được kêu gọi nên thánh và truyền giáo”.

 

Sau khi đă mạnh mẽ khẳng định tính cách bất khả phân ly của việc nên thánh và truyền giáo, Ngài xác định tầm quan trọng của cầu Kinh Mân Côi với việc truyền giáo. Hay nói cách khác, Ngài muốn nói rằng Kinh Mân Côi cần cho việc truyền giáo. Tại sao? Ngài đă nhận định là

·        “Trong việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, người tín hữu được thúc đẩy theo Chúa Kitô và chia sẻ đời sống của Người, nhờ đó, họ có thể nói với Thánh Phaolô rằng: “Không phải là tôi sống, song là Chúa Kitô sống trong tôi’”

 

Vâng, ở đây Đức Thánh Cha đă động đến cốt lơi của việc truyền giáo, đó là việc loan báo hay rao giảng Chúa Kitô, là việc làm chứng nhân cho Người, tức làm cho Người được nhận biết và yêu mến. Thế nhưng, làm sao Kitô hữu có thể làm chứng nhân cho Người nếu chúng ta không biết về Người, nếu chúng ta không được Người chiếm đoạt và sống trong chúng ta để sinh hoa trái nơi chúng ta là cành nho phát xuất từ Người là thân nho. Theo Đức Thánh Cha th́ Kinh Mân Côi có thể giúp Kitô hữu đạt đến mức độ thần hiệp, đến độ Chúa Kitô sống trong họ, v́, như Đức Thánh Cha xác tín:

 

·        “Trong việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, người tín hữu được thúc đẩy theo Chúa Kitô và chia sẻ đời sống của Người, nhờ đó, họ có thể nói với Thánh Phaolô rằng: “Không phải là tôi sống, song là Chúa Kitô sống trong tôi’”

 

Nếu Kinh Mân Côi theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có thể giúp đào tạo Kitô hữu trở thành những thánh nhân và chứng nhân như thế, th́ những ai vốn lần hạt Mân Côi hăy kiểm điểm lại xem Kinh mân Côi quả thực đă “thúc đẩy (ḿnh) theo Chúa Kitô và chia sẻ đời sống của Người” hay chưa? Nếu rồi th́ cùng Mẹ “ngợi khen” Chúa; nếu chưa th́ tại sao? 

 

 

Thánh Thể với Việc Truyền Giáo

 

Như cách thức để phân tích trên đây về mối liên hệ giữa Kinh Mân Côi và Việc Truyền Giáo, áp dụng vào mối liên hệ giữa Thánh Thể và Việc Truyền Giáo, chúng ta cũng cần trích lại một câu sứ điệp tiêu biểu của Đức Thánh Cha cho Ngày Giáo Hội Truyền Giáo 2004 để chẳng những t́m hiểu mà c̣n áp dụng vào đời sống đạo.

 

“Mục đích của Thánh Thể chính là ‘hiệp thông loài người với Chúa Kitô và trong Người với Chúa Cha và Thánh Thần’ (Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia đoạn 22). Khi chúng ta tham dự vào Hy Tế Thánh Thể chúng ta hiểu sâu xa hơn nữa tính cách phổ quát của ơn cứu chuộc, nhờ đó, hiểu được tính cách khẩn trương của sứ vụ Giáo Hội thực hiện chương tŕnh hoạt động của ḿnh ‘lấy Chúa Kitô làm tâm điểm, Đấng cần phải được nhận biết, yêu mến và bắt chước, để trong Người chúng ta được sống sự sống Chúa Ba Ngôi và cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi nó được nên trọn nơi Giêrusalem thiên đ́nh’ (Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia đoạn 60)… Ở cuối mọi Thánh Lễ, khi vị chủ tế từ biệt cộng đồng dân Chúa bằng lời ‘Ite, Missa est’, th́ tất cả mọi người đều cảm thấy rằng họ được sai đi như ‘những vị thừa sai Thánh Thể’ để mang đến cho mọi hoàn cảnh tặng ân cao cả họ đă lănh nhận. Thật thế, bất cứ ai được hội ngộ với Chúa Kitô nơi Thánh Thể đều không thể nào không loan báo bằng đời sống của ḿnh t́nh yêu nhân hậu của Đấng Cứu Thế” (2).

 

Qua đoạn văn chính yếu cho Sứ Điệp “Thánh Thể Với Việc Truyền Giáo” này, chúng ta thấy Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến mấy điểm sau đây: thứ nhất, đến mục đích của Thánh Thể; thứ hai, đến nội dung của Thánh Thể; và thứ ba tính chất của Thánh Thể. 

 

Về mục đích của Thánh Thể, Đức Thánh Cha đă xác định rơ ràng đến khía cạnh hướng nội của Thánh Thể như sau:

 

·        “Mục đích của Thánh Thể chính là ‘hiệp thông loài người với Chúa Kitô và trong Người với Chúa Cha và Thánh Thần’”

Về nội dung của Thánh Thể, Đức Thánh Cha đă cho thấy Hy Tế Thánh Thể chất chứa ơn cứu độ phổ quát là những ǵ Giáo Hội có sứ vụ cần phải ban phát và làm sinh hoa kết trái trong gịng lịch sử.

 

·        “Khi chúng ta tham dự vào Hy Tế Thánh Thể chúng ta hiểu sâu xa hơn nữa tính cách phổ quát của ơn cứu chuộc, nhờ đó, hiểu được tính cách khẩn trương của sứ vụ Giáo Hội thực hiện chương tŕnh hoạt động của ḿnh ‘lấy Chúa Kitô làm tâm điểm, Đấng cần phải được nhận biết, yêu mến và bắt chước, để trong Người chúng ta được sống sự sống Chúa Ba Ngôi và cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi nó được nên trọn nơi Giêrusalem thiên đ́nh’”.

 

Về tính chất của Thánh Thể, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khía cạnh trao ban, khía cạnh vươn ḿnh ra của Thánh Thể như sau: 

 

·        “Ở cuối mọi Thánh Lễ, khi vị chủ tế từ biệt cộng đồng dân Chúa bằng lời ‘Ite, Missa est’, th́ tất cả mọi người đều cảm thấy rằng họ được sai đi như ‘những vị thừa sai Thánh Thể’ để mang đến cho mọi hoàn cảnh tặng ân cao cả họ đă lănh nhận. Thật thế, bất cứ ai được hội ngộ với Chúa Kitô nơi Thánh Thể đều không thể nào không loan báo bằng đời sống của ḿnh t́nh yêu nhân hậu của Đấng Cứu Thế”

 

Với ba ư tưởng chính của đoạn sứ điệp về “Thánh Thể Với Việc Truyền Giáo” trên đây của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, liên quan đến mục đích của Thánh Thể, nội dung của Thánh Thể và tính chất của Thánh Thể, chúng ta thấy Thánh Thể quả thực là như một thân nho, Kitô hữu là cành nho được tháp nhập với thân nho này qua phép rửa nhưng phải được nuôi dưỡng một cách đặc biệt bởi thân nho qua Bí Tích Thánh Thể, nhờ đó, thân nho Thánh Thể mới sinh muôn vàn hoa trái các linh hồn nơi các cành nho Kitô hữu chi thể của ḿnh, những cành nho dính liền với thân nho bằng việc thiết tha cử hành Thánh Thể và lănh nhận Thánh Thể ban sự sống của Người.

 

Đó là lư do, ở đoạn 3 trong cùng sứ điệp “Thánh Thể với Việc Truyền Giáo”, Đức Thánh Cha c̣n khẳng định như sau:

 

·        “Làm sao Giáo Hội có thể hoàn thành ơn gọi của ḿnh mà lại không vun trồng một mối liên hệ liên lỉ với Thánh Thể, mà lại không nuôi dưỡng ḿnh bằng thứ lương thực thánh hóa này, mà lại không đặt nền tảng hoạt động truyền giáo của ḿnh trên sự nâng đỡ bất khả thiếu này được? Để truyền bá phúc âm hóa thế giới cần phải có những vị tông đồ ‘chuyên nghiệp’ trong việc cử hành, tôn thờ và chiêm ngưỡng Thánh Thể”.

 

Chính v́ cả Kinh Mân Côi lẫn Thánh Thể đều liên quan mật thiết đến Việc Truyền Giáo mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă tóm gọn ư tưởng của ḿnh về mối liên hệ tam diện này như sau, trong sứ điệp “Thánh Thể với Việc Truyền Giáo”, ở ngay đoạn thứ 1 của sứ điệp này: 

 

·        “Chúng ta hăy chiêm ngưỡng Thánh Thể bằng ánh mắt của Mẹ Maria. Tin tưởng vào lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ, Giáo Hội hiến dâng Chúa Kitô, Bánh Cứu Độ, cho tất cả mọi dân nước để họ nhận biết Người và chấp nhận Người như Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại”.

 

Ngày Giáo Hôi Truyền Giáo 24/10/2004 mở màn cho Năm Thánh Thể