CỬ HÀNH NĂM MẦU NHIỆM MÂN CÔI ÁNH SÁNG

với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 


Tổng Dẫn:

Dịp mừng ngân khánh Giáo Hoàng của ĐTC Gioan Phaolô II trùng vào Chúa Nhật Truyền Giáo hằng năm của Giáo Hội, 19/10/2003. Thật vậy, ĐTC đương kim của chúng ta được bầu làm giáo hoàng vào ngày 16/10/1978 và đăng quang vào Chúa Nhật 22/10/1978. Ngài thực sự là một vị giáo hoàng truyền giáo, với Thông Điệp Redemptoris Missio của Ngài ban hành ngày 7/12/1990, dịp kỷ niệm 25 năm Sắc Lệnh Truyền Giáo cho Muôn Dân của Công Đồng Chung Vaticanô II. Trong bức thông điệp về truyền giáo này của ḿnh, ĐTC đă nhận định, thứ nhất là việc truyền giáo cho muôn dân vẫn c̣n ở giai đoạn khởi đầu cho dù đă trải qua 2 ngàn năm Kitô giáo; và thứ hai Thiên Chúa đang mở ra trước Giáo Hội một chân trời truyền giáo hết sức thuận lợi trong ngàn năm thứ ba; bởi đó, Ngài kêu gọi Giáo Hội cần phải canh tân lại việc dấn thân truyền giáo của ḿnh, đồng thời Ngài cũng kêu gọi các dân tộc hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô. Chính bản thân Ngài cũng đă nỗ lực truyền giáo bằng 102 chuyến tông du của Ngài.

Nếu truyền giáo là chiếu giăi ánh sáng Tin Mừng Sự Sống th́ để mừng ngân khánh Giáo Hoàng của Ngài cũng như để mừng vị tân chân phước Têrêsa Calcutta sáng lập ḍng Thừa Sai Bác Ái, vị mà ngay đầu sứ vụ của ḿnh đă được Chúa Giêsu kêu gọi: “Hăy đến, hăy trở thành ánh sáng của Cha. Hăy mang Cha tới hang hầm tối tăm của thành phần nghèo khổ”, c̣n ǵ bằng việc cử hành Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng, những mầu nhiệm cũng đă được ĐTC cử hành tại Đền Thánh Mẫu Mân Côi Pompeii Ư Quốc vào chính ngày Lễ Mẹ Mân Côi 7/10/2003.

Trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, ĐTC Gioan Phaolô II đă hướng dẫn cách cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng việc cầu Kinh Mân Côi. Để cử hành việc cùng Mẹ Maria say sưa chiêm ngưỡng dung nhan chí tôn chí ái của Chúa Kitô, theo Ngài, trước mỗi một chục kinh, nên đọc một đoạn phúc âm thích hợp, sau đó thinh lặng một chút để suy tư. Bởi thế Phần Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng được diễn tiến thứ tự như sau: 1) cộng đoàn ngồi nghe chia sẻ về ư nghĩa của từng Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng liên quan đến các khía cạnh của Ngày Chúa Nhật Truyền Giáo, Mừng Ngân Khánh Giáo Hoàng, Tân Chân Phước Têrêsa Calcutta và Bế Mạc Năm Mân Côi; 2) cộng đoàn đứng để nghe Lời Chúa qua bài đọc Phúc Âm, sau đó thinh lặng chiêm niệm Mầu Nhiệm được loan báo, rồi ngồi đọc 10 Kinh Kính Mừng, và để kết mỗi chục kinh hay mỗi mầu nhiệm, cộng đoàn đứng lên đọc Kinh Sáng Danh và dâng lời nguyện cộng đồng hợp với mỗi mầu nhiệm lên Chúa thay v́ lời nguyện Fatima “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội…”.

Mầu Nhiệm Ánh Sáng Thứ 1

Dẫn Nhập: Năm Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng được mở đầu với Mầu Nhiệm Chúa Kitô chịu phép rửa ở Sông Được Đăng, một mầu nhiệm liên quan đến nguyên tội là thứ tội đă trở thành căn nguyên của hết mọi sự dữ trên trần gian, là mầm mống của tất cả mọi chia rẽ và tranh chấp, như đă xẩy ra nơi vụ sát nhân đầu tiên gây ra bởi Cain, khiến cho loài người không bao giờ được b́nh an chân thực và lâu bền. Thậm chí càng văn minh nhân bản, càng chủ trương nhân quyền, con người ngày nay càng sát hại lẫn nhau, càng khủng bố tấn công và tấn công khủng bố. Kinh Mân Côi có quyền lực mang lại ḥa b́nh cho thế giới được chăng? Sau đây là những ưu tư của ĐTC Gioan Phaolô II trong sứ điệp Ngài gửi cho Hội Ngộ Quốc Tế Cầu Nguyện Cho Ḥa B́nh lần thứ 17, ở Aachen, Đức Quốc ngày 7-9/2003, đoạn 2-3, và đường lối giải quyết của Ngài bằng Kinh Mân Côi như Ngài đề cập đến trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria đoạn 40.

ĐTC Gioan Phaolô II về Kinh Mân Côi với ḥa b́nh thế giới

“Tất cả chúng ta đều chứng kiến thấy t́nh trạng phát triển của những đam mê qui ngă thuộc biên giới riêng của ḿnh, thuộc nhóm chủng tộc và quốc gia của ḿnh. Đôi khi thậm chí ngay cả tôn giáo cũng bị bạo lực nữa. Mấy ngày nữa đây chúng ta sẽ nhắc lại cuộc tấn công thảm khốc vào ṭa nhà tháp đôi ở Nữu Ước. Bất hạnh thay, nhiều niềm hy vọng về ḥa b́nh đă sụp đổ xuống cùng với những ṭa nhà tháp đôi này. Các cuộc chiến tranh và xung đột tiếp tục lan tràn và đầu độc đời sống nhiều dân tộc, nhất là các xứ sở nghèo khổ ở Phi Châu, Á Châu và Mỹ Châu Latinh.

“Tôi đang nghĩ đến hàng chục cuộc chiến tranh đang diễn ra cũng như đến thứ chiến tranh lan rộng gây ra bởi nạn khủng bố. Những cuộc xung đột này cho tới khi nào mới chấm dứt? Cho tới bao giờ dân chúng cuối cùng mới thấy được một thế giới giải ḥa? Chúng ta sẽ không làm cho tiến tŕnh ḥa b́nh được dễ dàng thuận lợi bằng việc dửng dưng tội lỗi để cho t́nh trạng bất công xẩy ra và phát triển trên trái đất của chúng ta. Những xứ sở nghèo thường trở thành những nơi bạo loạn, những ḷ nung đúc bạo lực. Chúng ta không muốn chiến tranh làm chủ chi phối sinh hoạt của thế giới và đời sống của các dân tộc. Chúng ta không muốn chấp nhận nghèo khổ như là một đồng bạn canh cánh bên ḿnh của tất cả mọi quốc gia trong việc hiện hữu. Bởi thế chúng ta mới đặt vấn đề: Vậy chúng ta phải làm ǵ đây? Nhất là thành phần tín hữu phải làm những ǵ? Làm sao có thể tin được là có ḥa b́nh trong thời điểm đầy chiến tranh này?”

(Sứ điệp gửi cho Hội Ngộ Quốc Tế Cầu Nguyện Cho Ḥa B́nh lần thứ 17, ở Aachen, Đức Quốc ngày 7-9/2003, đoạn 2-3)

“Những thử thách trầm trọng mà thế giới đang phải đương đầu vào lúc mở màn cho một tân Thiên Kỷ đây đă khiến cho chúng ta nghĩ rằng chỉ có trời cao nhúng tay vào can thiệp, một can thiệp có thể hướng dẫn ḷng trí của những ai sống trong những t́nh trạng xung khắc cũng như những ai đang nắm vận mệnh các quốc gia, mới có thể mang lại hy vọng cho một tương lai sáng sủa hơn.

“Kinh Mân Côi tự bản chất của ḿnh là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh, v́ kinh này bao gồm việc chiêm ngắm Chúa Kitô, Vua Ḥa B́nh, Đấng là ‘ḥa b́nh của chúng ta’ (Eph 2:14). Ai liên kết ḿnh với mầu nhiệm của Chúa Kitô – một liên kết thực sự là mục đích của Kinh Mân Côi – th́ biết được bí quyết ḥa b́nh và biến bí quyết này thành dự án hoạt động cho cuộc sống của ḿnh. Ngoài ra, v́ tính cách suy niệm của kinh này, ở chỗ âm thầm liên tục đọc các Kinh Kính Mừng, Kinh Mân Côi làm cho những ai lần hạt cảm thấy an b́nh, giúp cho họ lănh nhận và cảm nghiệm được tận đáy ḷng ḿnh, và truyền bá ra chung quanh họ, một thứ ḥa b́nh chân chính, ân huệ đặc biệt của Chúa Kitô Phục Sinh (x Jn 14:27; 20:21).

“Kinh Mân Côi là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh c̣n là v́ những hoa trái bác ái được trổ sinh từ kinh nguyện này. Khi được dùng để cầu nguyện theo đúng đường lối suy niệm, Kinh Mân Côi dẫn con người lần hạt đến chỗ gặp gỡ Chúa Kitô nơi các mầu nhiệm của Người, do đó, cũng không thể nào không chú ư tới dung nhan của Người nơi các kẻ khác, nhất là nơi thành phần khốn khổ nhất. Làm sao con người có thể chiêm ngưỡng mầu nhiệm về Con Trẻ Bêlem nơi các mầu nhiệm vui mừng mà lại không cảm thấy ước muốn tiếp nhận, bênh vực và cổ vơ sự sống, cũng như không chia sẻ gánh nặng của các em nhỏ đang chịu khổ đau trên khắp thế giới được chứ? Làm sao một con người có thể theo chân Chúa Kitô Cứu Chuộc nơi những mầu nhiệm ánh sáng mà lại không dứt khoát làm chứng cho các “Phúc Đức” của Người trong đời sống của ḿnh được chứ? Và làm sao một người có thể ngắm nh́n Chúa Kitô vác cây Thập Giá và Chúa Kitô Tử Giá mà lại không cảm thấy cần phải tác hành như một ‘Simêon thành Cyrênê’, đối với anh chị em của ḿnh là những người đang bị đè nặng bởi sầu thương hay đang bị nghiền nát bởi những nỗi thất vọng được chứ? Sau hết, làm sao con người có thể hướng nh́n lên vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh, hay của Nữ Vương Thiên Đ́nh Maria, mà lại không khao khát làm cho thế giới này trở nên đẹp đẽ hơn, công chính hơn, am hợp khít khao hơn với dự án của Thiên Chúa được chứ?

“Tóm lại, khi chúng ta gắn mắt nh́n lên Chúa Kitô, Kinh Mân Côi biến chúng ta thành những con người đi xây dựng ḥa b́nh cho thế giới. Tự bản chất của ḿnh, đóng vai tṛ như là một tiếng vang liên tục kêu xin hợp với lời kêu gọi của Chúa Kitô ‘hăy cầu nguyện không ngừng’ (Lk 18:1), Kinh Mân Côi khiến cho chúng ta hy vọng là, thậm chí kể cả ngày hôm nay đi nữa, chúng ta có thể chiến thắng trận chiến ‘khó khăn’ để tạo lập ḥa b́nh này. Chẳng những không làm cho chúng ta lẩn tránh khỏi những rắc rối trục trặc của thế giới, Kinh Mân Côi c̣n bắt chúng ta phải nh́n những trục trặc rắc rối này bằng con mắt đầy trách nhiệm và dấn thân, và chiếm lấy cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể đương đầu với những trục trặc rắc rối này bằng một ḷng tin tưởng vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa, cũng như bằng một ư hướng mănh liệt muốn làm chứng ở mọi nơi mọi lúc cho một ‘t́nh yêu liên kết mọi sự lại với nhau trong ḥa hợp’ (Col 3:14)”.

(Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria đoạn 40)

Cùng Mẹ Chiêm Ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô: đứng nghe 1 đoạn Phúc Âm, thinh lặng, Kinh Lạy Cha, ngồi đọc 10 Kinh Kính Mừng, đứng đọc Kinh Sáng Danh, và Lời Nguyện Giáo Dân (dưới đây)

Lời nguyện cầu cho ḥa b́nh thế giới:

Xướng: Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng đă ban b́nh an cho các tông đồ sau khi sống lại từ trong kẻ chết, một thứ b́nh an thế gian không thể nào ban cho được. Xin Chúa thương đến một thế giới đang bị tan nát bởi xung khắc và bạo loạn khắp nơi, để loài người biết toàn cầu hóa t́nh đoàn kết yêu thương theo chiều hướng văn hóa sự sống. Nhờ Mẹ Maria chuyển cầu, chúng con hợp ư đồng thanh nguyện xin Chúa

Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.


Mầu Nhiệm Ánh Sáng Thứ 2
 

Dẫn Nhập: Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng được tiếp theo với Mầu Nhiệm Chúa Kitô bắt đầu tỏ ḿnh ra ở tiệc cưới Cana qua trung gian Mẹ Maria. Thực tế cho thấy, con người càng văn minh vật chất càng băng hoại về luân lư, nhất là những ǵ liên quan đến đời sống hôn nhân gia đ́nh, với thảm nạn ly dị, phá thai, tạo sinh ngoại nhiên, hôn nhân đồng tính v.v. Ở tiệc cưới Cana ngày xưa Mẹ Maria đă âm thầm tự động nhúng tay vào việc cứu văn t́nh thế cho đôi tân hôn thế nào, Mẹ chắc chắn cũng sẽ làm điều ấy nơi mỗi gia đ́nh biết mời Mẹ đến tham dự vào đời sống hôn nhân gia đ́nh của họ. Có gia đ́nh nào hằng ngày cầu Kinh Mân Côi với nhau mà lại bị đổ vỡ hay chăng? Sau đây là câu trả lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ở đoạn 41 về cha mẹ và 42 về con cái trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Ngài:

ĐTC Gioan Phaolô II về Kinh Mân Côi và Đời Sống Hôn Nhân Gia Đ́nh

“Là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh, Kinh Mân Côi c̣n là và bao giờ cũng là một kinh nguyện của gia đ́nh và cho gia đ́nh. Có một thời kinh nguyện này được các gia đ́nh Kitô giáo đặc biệt mến chuộng, và kinh này chắc chắn đă làm cho họ gắn bó với nhau hơn. Vấn đề quan trọng là đừng làm mất đi cái gia sản quí báu ấy. Chúng ta cần phải trở lại với việc gia đ́nh cầu nguyện và cầu nguyện cho gia đ́nh, bằng cách tiếp tục đọc Kinh Mân Côi.

“Trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ Novo Millennio Ineunte, Tôi đă khuyến khích tín hữu giáo dân hăy việc cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh trong sinh hoạt thường xuyên của các cộng đồng giáo xứ cũng như của các nhóm Kitô hữu (Cf. No. 34: AAS 93 [2001], 290).

“Giờ đây Tôi cũng muốn làm điều này với Kinh Mân Côi nữa. Hai đường lối cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh và lần hạt Mân Côi này, trong việc chiêm niệm của Kitô Giáo, không hề loại trừ nhau; cả hai bổ túc lẫn cho nhau. Bởi thế, Tôi xin những ai dấn thân hoạt động mục vụ về gia đ́nh hăy kết ḷng khích lệ việc lần hạt Mân Côi.

“Gia đ́nh cùng nhau cầu nguyện là gia đ́nh cùng nhau chung sống. Kinh Mân Côi Thánh, theo truyền thống lâu đời của ḿnh, đă cho thấy công hiệu đặc biệt của ḿnh như là một kinh nguyện làm cho gia đ́nh chung sống với nhau. Những phần tử của mỗi gia đ́nh, khi hướng mắt nh́n lên Chúa Giêsu, cũng lấy lại được khả năng nh́n vào mắt của nhau, khả năng nói chuyện với nhau, khả năng chứng tỏ t́nh đoàn kết gắn bó với nhau, khả năng tha thứ cho nhau, và khả năng nh́n thấy giao ước yêu thương của họ được canh tân trong Thần Linh Chúa.

“Các gia đ́nh đương thời hiện nay đang phải đối diện với nhiều vấn đề, nhất là trong những xă hội phát triển về kinh tế, gây ra bởi t́nh trạng họ càng ngày càng cảm thấy khó nói chuyện trao đổi với nhau hơn. Các gia đ́nh ít khi tổ chức việc qui tụ các phần tử gia đ́nh của ḿnh lại với nhau, và khi họ thực hiện những cơ hội hiếm hoi này thường lại là việc họ ngồi coi truyền h́nh. Vấn đề quay về với việc lần hạt Mân Côi gia đ́nh nghĩa là việc làm cho đời sống thường nhật tràn đầy những h́nh ảnh khác hẳn, những h́nh ảnh về mầu nhiệm cứu độ, tức h́nh ảnh về Đấng Cứu Chuộc, h́nh ảnh về Người Mẹ Rất Thánh của Người. Gia đ́nh đọc Kinh Mân Côi chung với nhau làm phát sinh một cái ǵ đó giống như bầu khí của ngôi nhà Nazarét, ở chỗ, các phần tử của gia đ́nh lấy Chúa Giêsu làm tâm điểm của ḿnh, biết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, biết đặt các nhu cầu và dự định của ḿnh vào bàn tay của Người, biết tím kiếm từ nơi Người niềm hy vọng và sức mạnh để tiến bước”.

"Việc trao phó cho kinh nguyện này vấn đề tăng trưởng và phát triển của con cái cũng là một điều tốt đẹp và hữu ích. Kinh Mân Côi đă không theo bước cuộc đời của Chúa Kitô, từ khi Người được thụ thai cho đến khi Người tử nạn, rồi cho đến khi Người Phục Sinh và vinh hiển hay sao? Những người làm cha làm mẹ đang cảm thấy khó khăn hơn bao giờ hết, trong việc theo dơi cuộc đời của con cái ḿnh, vào thời gian chúng tăng trưởng cho tới tầm mức thành nhân. Trong một xă hội tân tiến về kỹ thuật, về các phương tiện truyền thông đại chúng, và về vấn đề toàn cầu hóa, th́ mọi sự đều trở nên vội vă gấp rút, và khoảng cách về văn hóa giữa các thế hệ càng ngày càng mở rộng hơn. Những sứ điệp hết sức khác lạ, cùng với những cảm nghiệm khôn lường nhất, đang nhanh chóng xâm nhập vào cuộc sống của trẻ em cũng như của các em vị thành nhân, làm cho cha mẹ hết sức lo âu về những nguy hiểm con cái của họ đang phải đối diện. Có những lúc cha mẹ cảm thấy hết sức thất vọng về việc con cái họ không thể cưỡng lại được trước những dụ dỗ của một thứ văn hóa nghiện hút, trước sức thu hút của một trào lưu buông thả hưởng lạc, trước khuynh hướng bạo động, và trước những h́nh thức đa điện của hoang mang và chán chường.

"Cầu Kinh Mân Côi cho trẻ em, thậm chí cầu Kinh Mân Côi với trẻ em, dạy cho các em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời các em việc “ngừng lại để cầu nguyện” hằng ngày với gia đ́nh, thực ra không phải là cách giải quyết cho hết mọi vấn đề, song cũng là một hỗ trợ thiêng liêng không được phép coi thường. Người ta có thể phản đối là Kinh Mân Côi dường như khó có thể hợp thị hiếu với trẻ em và giới trẻ ngày nay. Thế nhưng, có lẽ điều chống đối này cố ư nói đến phương pháp nghèo nàn trong việc cầu Kinh Mân Côi. Vả lại, miễn là không phạm ǵ đến câu trúc căn bản của Kinh Mân Côi, cũng không cấm trẻ em và giới trẻ cầu Kinh Mân Côi, trong gia đ́nh hay trong nhóm hội, với những phương trợ có tính cách biểu hiệu hay thực tế thích đáng để chúng có thể hiểu biết và cảm nhận. Tại sao lại không thử đi nhỉ? Với ơn Chúa giúp th́ phương pháp mục vụ cho giới trẻ có tính cách tích cực, hăng say và sáng tạo – như được thực hiện vào những Ngày Giới Trẻ Thế Giới! – vẫn có thể đạt được những thành quả hết sức lạ lùng. Nếu khéo thực hiện Kinh Mân Côi, Tôi bảo đảm là giới trẻ một lần nữa sẽ làm cho người lớn bỡ ngỡ lạ lùng, ở cách thức chúng yêu chuộng kinh nguyện này và sốt sắng đọc kinh ấy hợp với lứa tuổi của chúng".

Cùng Mẹ Chiêm Ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô: đứng nghe 1 đoạn Phúc Âm, thinh lặng, Kinh Lạy Cha, ngồi đọc 10 Kinh Kính Mừng, đứng đọc Kinh Sáng Danh, và Lời Nguyện Giáo Dân (dưới đây)

Lời nguyện cầu cho đời sống hôn nhân gia đ́nh:

Xướng: Lạy Chúa Giêsu là Đấng đă tỏ ḿnh ra qua trung gian Mẹ Maria cho các môn đệ tiên khởi thấy vinh hiển của Chúa nơi khung cảnh của đời sống hôn nhân là tiệc cưới Cana. Xin Chúa thương đến cơ cấu hôn nhân gia đ́nh đang bị phá sản kinh hoàng ngày nay, để cơ cấu này có thể thực sự phản ảnh mầu nhiệm cao cả giữa Chúa và Giáo Hội. Nhờ Mẹ Maria chuyển cầu, chúng con hợp ư đồng thanh nguyện xin Chúa

Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.


Mầu Nhiệm Ánh Sáng Thứ 3
 

Dẫn Nhập: Trong Năm Mầu Nhiệm Ánh Sáng, Mầu Nhiệm thứ ba là mầu nhiệm hợp với chủ đề Truyền Giáo nhất, v́ mầu nhiệm này là Mầu Nhiệm Chúa Kitô đi loan báo Nước Trời và kêu gọi loài người ăn năn thống hối. Chúa Kitô chẳng những là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa đă đến giữa dân Do Thái, mà c̣n là Vị Thừa Sai của Thiên Chúa đến với nhân loại để làm cho nhân loại nhận biết Thiên Chúa mà được sự sống đời đời. Giáo Hội đă được Chúa Kitô khi c̣n tại thế chẳng những sai đến với con chiên lạc nhà Yến Duyên mà c̣n được Người sau khi phục sinh và sắp về cùng Cha sai đến với tất cả mọi tạo vật để làm chứng cho Người đến tận cùng trái đất nữa. Trong sứ điệp cho Ngày Truyền Giáo thứ 77, ĐTC GPII đă liên kết Kinh Mân Côi với việc truyền giáo, ở chỗ, nhờ Kinh Mân Côi chúng ta chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô để từ đó có thể chiếu tỏa dung nhan của Người ra bằng đời sống chứng nhân tông đồ của ḿnh.

ĐTC Gioan Phaolô II về Kinh Mân Côi và Sứ Vụ Truyền Giáo

“Tôi muốn Năm Mân Côi trở thành một cơ hội thuận lợi cho các tín hữu ở tất cả mọi lục địa trong việc đi sâu vào ư nghĩa của ơn gọi Kitô Giáo của ḿnh. Tại học đường của Vị Trinh Nữ Diễm Phúc và noi theo bắt chước gương của Người, hết mọi cộng đồng sẽ có khả năng hơn nữa trong việc làm cho hoạt động ‘chiêm niệm’ và ‘truyền giáo’ ḥa hợp với nhau. Nếu Ngày Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo, được xẩy ra vào đúng lúc kết thúc năm Thánh Mẫu đặc biệt này, được sửa soạn kỹ lưỡng, nó sẽ là một động lực mạnh mẽ hơn nữa cho việc dấn thân này của cộng đồng giáo hội. Tin tưởng chạy đến với Mẹ Maria, bằng việc hằng ngày đọc kinh Mân Côi và suy niệm các mầu nhiệm đời sống của Chúa Kitô, là chú trọng đến sự kiện sứ mệnh của Giáo Hội phải được bảo dưỡng trước hết bằng việc cầu nguyện. Thái độ ‘lắng nghe’, một thái độ được nhắc nhở bởi việc cầu Kinh Mân Côi, mang tín hữu lại gần với Mẹ Maria, Vị ‘đă giữ tất cả mọi điều ấy mà suy niệm trong ḷng’ (Lk 2:19). Việc thường xuyên suy niệm Lời Chúa khiến chúng ta sống ‘trong cuộc hiệp thông sống động với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim Mẹ của Người’ (số 2).

“Đức thánh thiện và việc truyền giáo là những khía cạnh không thể tách rời nhau nơi ơn gọi của hết mọi người đă lănh nhận phép rửa. Việc dấn thân trở nên thánh thiện hơn là việc chặt chẽ gắn liền với việc dấn thân truyền bá sứ điệp cứu độ. Trong Thông Điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc Redemptoris Missio, Tôi đă nhắc nhở rằng: ‘Hết mọi phần tử tín hữu được kêu gọi nên thánh và truyền giáo’ (số 90). Trong việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, người tín hữu được thúc đẩy theo Chúa Kitô và chia sẻ đời sống của Người, nhờ đó, họ có thể nói với Thánh Phaolô rằng: ‘Không phải là tôi sống, song là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Gal 2:20). Nếu tất cả mọi mầu nhiệm của Kinh Mân Côi tạo nên một học đường quan trọng cho sự thánh thiện và việc truyền bá phúc âm hóa, th́ các mầu nhiệm ánh sáng giúp vào việc mang lại những khía cạnh đặc biệt liên quan đến ‘tác dụng phụ’ của Phúc Âm” (số 4).

“Không có một lúc nào Giáo Hội lại có nhiều cơ hội để loan báo Chúa Giêsu bằng lúc này, nhờ việc phát triển của phương tiện truyền thông xă hội. V́ lư do này, Giáo Hội ngày nay được kêu gọi để làm cho Dung Nhan Hôn Phu của Giáo Hội chiếu tỏa nơi sự thánh thiện rạng ngời hơn nữa của Giáo Hội. Nơi việc làm không dễ dàng này, Giáo Hội biết rằng Giáo Hội được Mẹ Maria nâng đỡ. Giáo Hội ‘học’ trở thành một ‘trinh nữ’ nơi Mẹ Maria, hoàn toàn hiến thân cho Vị Hôn Phu của ḿnh là Chúa Giêsu Kitô, cũng như trở thành một ‘người mẹ’ của nhiều con cái được Giáo Hội sinh vào sự sống trường sinh. Dưới cái nh́n canh chừng của Mẹ ḿnh, cộng đồng giáo hội nở hoa như một gia đ́nh hồi sinh nhờ Thần Linh được tuôn đổ xuống tràn đầy, và khi chấp nhận những thách đố của việc tân truyền bá phúc âm hóa, chiêm ngưỡng dung nhan nhân hậu của Chúa Giêsu nơi những người anh chị em, nhất là thành phần nghèo nàn và thiếu thốn, nơi những ai c̣n xa đức tin và Phúc Âm. Nhất là Giáo Hội không sợ hô lên cho thế giới nghe thấy rằng Chúa Kitô ‘là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống’ (Jn 14:6). Giáo Hội cần phải sửa soạn cho có những nhà truyền bá phúc âm hóa có khả năng và thánh thiện. Ḷng nhiệt thành của các vị tông đồ không được suy yếu đi, nhất là đối với vấn đề truyền giáo ‘ad gentes’ cho muôn dân. Kinh Mân Côi, nếu được hoàn toàn nhận thức và cảm nhận, sẽ là một khí cụ b́nh thường song linh thiêng và có tính cách giáo dục tốt đẹp trong việc h́nh thành Dân Chúa để hoạt động trong lănh vực tông vụ rộng lớn” (đoạn 5).

Cùng Mẹ Chiêm Ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô: đứng nghe 1 đoạn Phúc Âm, thinh lặng, Kinh Lạy Cha, ngồi đọc 10 Kinh Kính Mừng, đứng đọc Kinh Sáng Danh, và Lời Nguyện Giáo Dân (dưới đây)

Lời nguyện cầu cho các vị thừa sai:

Xướng: Lạy Chúa Giêsu là Đấng đă sai môn đệ đi khắp thế gian rao giảng tin mừng cho tất cả mọi tạo vật. Xin Chúa hăy biến đổi con người các vị thừa sai, để các vị thừa sai của Giáo Hội nói chung và các vị thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa nói riêng, được thực sự là chứng nhân sống động của Chúa cho tới tận cùng trái đất. Nhờ Mẹ Maria chuyển cầu, chúng con hợp ư đồng thanh nguyện xin Chúa.

Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.


Mầu Nhiệm Ánh Sáng Thứ 4
 

Dẫn Nhập: Tột đỉnh của Năm Mầu Nhiệm Ánh Sáng là ở mầu nhiệm thứ tư, Mầu Nhiệm Chúa Kitô biến h́nh sáng láng trên núi Tabo, một mầu nhiệm tiên báo cho Mầu Nhiệm Phục Sinh, Mầu Nhiệm Chúa Kitô chẳng những chiến thắng tội lỗi và sự chết mà c̣n ban sự sống cho Giáo Hội qua Thánh Thần Người thông ban cho các tông đồ sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại. Dung nhan hiển linh của Chúa Kitô trong biến cố biến h́nh này chính là dung nhan của một Chúa Kitô Phục Sinh, một dung nhan tràn đầy ánh sáng, tràn đầy hy vọng, tràn đầy sự sống. Chính ĐTC GPII là người đầu tiên, qua Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, đă định nghĩa việc cầu Kinh Mân Côi là cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Vị giáo hoàng như một tia sáng vọt lên từ Balan 25 trước đây đă cảm nhận về Kinh Mân Côi thế nào, Ngài đă diễn đạt và bày tỏ hết sức rơ ràng trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Ngài, ở ngay đoạn số 1 mở đầu, đoạn 3, đoạn 15 và đoạn 43.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Kinh Mân Côi

“Kinh Mân Côi của Trinh Nữ Maria, một kinh đă từ từ h́nh thành trong thiên kỷ thứ hai theo sự hướng dẫn của Thần Linh Thiên Chúa, là một kinh được vô vàn Vị Thánh mến chuộc cũng như được Huấn Quyền khuyến khích. Tuy đơn giản nhưng sâu xa, kinh nguyện này, vào đầu thiên kỷ thứ ba đây, vẫn là một kinh nguyện có một tầm vóc quan trọng trong việc mang lại một mùa gặt thánh đức. Kinh nguyện này dễ dàng ḥa trộn với cuộc hành tŕnh thiêng liêng của đời sống Kitô hữu, một cuộc hành tŕnh mà, sau hai ngàn năm, vẫn không mất đi vẻ tươi mới của thuở ban đầu, và cảm thấy được Thần Linh Thiên Chúa lôi kéo đến chỗ ‘thả lưới ở chỗ nước sâu’ (duc in altum!) để một lần nữa loan báo, thậm chí la lên, trước thế giới rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Thế, là ‘đường, là sự thật và là sự sống’ (Jn 14:6), là ‘mục đích của lịch sử loài người và là điểm qui tụ cho những ước muốn của lịch sử và nền văn minh’ (Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 45).

“Mặc dù rơ ràng là mang đặc tính Thánh Mẫu, Kinh Mân Côi tự bản chất là một kinh nguyện có tâm điểm là Chúa Kitô. Nơi những yếu tố b́nh dị của ḿnh, Kinh Mân Côi chất chứa tất cả những ǵ sâu xa của toàn thể sứ điệp Phúc Âm, có thể nói được rằng Kinh Mân Côi là một tổng hợp Phúc Âm (Pope Paul VI, Apostolic Exhortation Marialis Cultus [2 February 1974], 42: AAS 66 [1974], 153). Kinh này c̣n là tiếng vọng của lời Mẹ Maria cầu nguyện, đó là Ca Vịnh Ngợi Khen bất hủ của Mẹ về công cuộc của Việc Nhập Thể cứu chuộc được bắt đầu trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ. Với Kinh Mân Côi, dân Kitô Giáo ngồi học ở ngôi trường Maria và được dẫn đến chỗ chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Chúa Kitô cũng như đến chỗ cảm thấy được những vực thẳm sâu của t́nh Người yêu thương. Nhờ Kinh Mân Côi tín hữu lănh nhận được muôn vàn ân sủng, như thể từ chính bàn tay của Người Mẹ Chúa Cứu Chuộc ban cho" (đoạn 1).

"Chính Tôi vẫn thường khuyến khích thường xuyên lần hạt Mân Côi. Từ thời c̣n trẻ, kinh nguyện này đă giữ một vai tṛ quan trọng trong đời sống thiêng liêng của Tôi. Tôi đă mạnh mẽ nhắc nhở về việc này trong cuộc tông du Balan gần đây của Tôi, nhất là ở Đền Kalwaria. Kinh Mân Côi đă theo Tôi trong những lúc vui mừng cũng như trong những khi gặp khốn khó. Tôi đă phó thác cho kinh này biết bao nhiêu là điều quan tâm; Tôi luôn luôn t́m thấy nguồn ủi an nơi kinh ấy. Hai mươi bốn năm trước đây, vào ngày 29/10/1978, gần hai tuần sau khi được tuyển chọn lên Ngai Ṭa Thánh Phêrô, Tôi đă minh nhiên công nhận rằng: 'Kinh Mân Côi là kinh nguyện Tôi yêu chuộng. Một kinh nguyện tuyệt vời! Tuyệt vời ở tính cách đơn sơ mà lại sâu xa của kinh ấy. […]. Có thể nói rằng, ở một nghĩa nào đó, Kinh Mân Côi là một kinh nguyện chú giải cho chương cuối cùng của Hiến Chế Công Đồng Chung Vaticanô II Ánh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium, một chương bàn về sự hiện diện của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội'" (đoạn 2).

"Kinh Mân Côi, với tất cả ư nghĩa của ḿnh, nằm ngay tâm điểm của đời sống Kitô hữu; kinh này cống hiến một cơ hội quen thuộc nhưng lại đầy linh thiêng và giáo huấn cho việc chiêm ngưỡng của mỗi người, cho việc đào luyện Dân Chúa cũng như cho việc tân truyền bá Phúc Âm Hóa" (đoạn 3).

“Trong cuộc hành tŕnh thiêng liêng của Kinh Mân Côi bằng việc liên lỉ cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan của Chúa Kitô, lư tưởng cần phải nên giống Người được thể hiện bằng việc liên kết có thể được diễn tả bằng t́nh thân hữu. Nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng đi vào cuộc sống của Chúa Kitô và thực sự được chia sẻ với những cảm thức sâu xa nhất của Người. Về vấn đề này, Chân Phước Bartolo Longo đă viết: ‘Giống hệt như hai người bạn trong mối giao hữu với nhau thường có khuynh hướng bắt chước những thói quen như nhau thế nào, th́ chúng ta cũng vậy, với thân phận thấp hèn của ḿnh, cũng có thể trở nên giống Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ, và có thể học được nơi những mô phạm tối thượng này một đời sống khiêm hạ, khó nghèo, ẩn thân, nhẫn nại và trọn lành, bằng việc đối thoại thân t́nh với các vị, bằng việc suy niệm về các mầu nhiệm Mân Côi, cũng như bằng việc sống cùng một sự sống nơi Thánh Thể’ (I Quindici Sabati del Santissimo Rosario, 27th ed., Pompei, 1916, 27). Trong tiến tŕnh nên giống Chúa Kitô bằng Kinh Mân Côi ấy, chúng ta phó ḿnh một cách đặc biệt cho việc chăm sóc từ mẫu của Đức Trinh Nữ. Mẹ, Đấng vừa là Mẹ của Chúa Kitô vừa là chi thể của Giáo Hội, ‘một chi thể nổi bật và chuyên nhất’ (Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church Lumen Gentium, 53), đồng thời cũng là ‘Mẹ của Giáo Hội’. Bởi thế, Mẹ tiếp tục sinh hạ con cái cho Thân Ḿnh mầu nhiệm của Con Mẹ. Người làm điều này bằng việc chuyển cầu của Mẹ, xin ban xuống trên họ tràn đầy Thần Linh vô tận. Mẹ Maria là h́nh ảnh tuyệt hảo cho vai tṛ thân mẫu của Giáo Hội. Kinh Mân Côi đưa chúng ta một cách kỳ diệu về ở bên cạnh Mẹ Maria khi Mẹ bận coi sóc việc phát triển về nhân bản của Chúa Kitô ở nhà Nazarét. Nhờ đó Mẹ có thể huấn luyện chúng ta và khuôn đúc chúng ta bằng cùng một việc chăm sóc ấy, cho đến khi Chúa Kitô ‘được h́nh thành trọn vẹn’ nơi chúng ta (x Gal 4:19). Vai tṛ này của Mẹ Maria, một vai tṛ hoàn toàn gắn liền với vai tṛ của Chúa Kitô và thực sự đóng vai phụ cho vai tṛ của Chúa Kitô, ‘không thể nào lại làm lu mờ hay suy giảm đi vai tṛ trung gian chuyên nhất của Chúa Kitô, trái lại, c̣n cho thấy quyền lực của vai tṛ ấy’ (Ibid., 60). Đây là một nguyên tắc sáng tỏ được Công Đồng Chung Vatican II bày tỏ, một nguyên tắc Tôi đă cảm nhận hết sức mănh liệt trong đời sống của Tôi và đă đặt nền tảng cho khẩu hiệu làm giáo phẩm của Tôi: Totus Tuus Tất cả của con là của Mẹ (Cf. First Radio Address Urbi et Orbi [17 October 1978]: AAS 70 [1978], 927). Thực sự th́ khẩu hiệu này đă được khơi hứng từ giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion Montfort, vị đă cắt nghĩa vai tṛ của Mẹ Maria trong tiến tŕnh nên giống Chúa Kitô bằng những lời lẽ sau đây: ‘Việc chúng ta hoàn toàn nên trọn lành là ở chỗ nên giống như, hiệp nhất với và thánh hiến cho Chúa Kitô. Bởi thế, việc tôn sùng tuyệt hảo nhất phải là việc tôn sùng làm cho chúng ta nên giống như, hiệp nhất với và thánh hiến cho Chúa Giêsu Kitô một cách hoàn hảo nhất. Vậy, nếu Mẹ Maria là một trong những tạo sinh giống như Chúa Giêsu Kitô nhất th́ trong tất cả mọi việc tôn sùng làm cho linh hồn thánh hiến cho và nên giống như Chúa Kitô đó là việc tôn sùng Mẹ Maria, Mẹ Thánh của Người, và linh hồn càng tận hiến cho Mẹ lại càng được thánh hiến cho Chúa Giêsu Kitô’ (Treatise on True Devotion to the Blessed Virgin Mary). Chưa bao giờ thấy cuộc sống của Chúa Giêsu và cuộc đời của Mẹ Maria tỏ ra liên kết với nhau sâu xa như ở nơi Kinh Mân Côi. Mẹ Maria chỉ sống trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô mà thôi!” (đoạn 15)

"Tôi hướng về tất cả anh chị em thuộc mọi cảnh đời, hướng về anh chị em gia đ́nh Kitô hữu, hướng về anh chị em bệnh nhân và lăo thành, cũng như hướng về anh chị em giới trẻ: anh chị em hăy tin tưởng trở về với Kinh Mân Côi. Hăy tái nhận thức Kinh Mân Côi theo ư nghĩa của Thánh Kinh, ḥa hợp với Phụng Vụ và liên quan tới đời sống thường nhật của anh chị em" (đoạn 43)

Cùng Mẹ Chiêm Ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô: đứng nghe 1 đoạn Phúc Âm, thinh lặng, Kinh Lạy Cha, ngồi đọc 10 Kinh Kính Mừng, đứng đọc Kinh Sáng Danh, và Lời Nguyện Giáo Dân (dưới đây)

Lời nguyện cầu cho Đức Thánh Cha:

Xướng: Lạy Chúa Giêsu là Đấng tiếp tục ở cùng Giáo Hội cho tới tận thế qua vị đại diện của Chúa trên trần gian là các vị giáo hoàng. Chúng con cảm tạ Chúa v́ đă ban cho chúng con một vị giáo hoàng thời đại hiện nay. Xin Chúa tiếp tục tỏ ḿnh ra qua Ngài, để Ngài luôn là hiện thân sống động của Chúa, một hiện thân làm cho Giáo Hội “rạng ngời chân lư” chiếu tỏa “Phúc Âm Sự Sống” cho toàn thể gia đ́nh nhân loại. Nhờ Mẹ Maria chuyển cầu, chúng con hợp ư đồng thanh nguyện xin Chúa.

Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

 

Mầu Nhiệm Ánh Sáng Thứ 5
 

Dẫn Nhập: Năm Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng được kết thúc ở Mầu Nhiệm Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, một Mầu Nhiệm Chúa Giêsu tỏ ra muốn ở lại với Giáo Hội cho đến tận thế, để Giáo Hội chẳng những được sống mà c̣n được sống viên măn. Lịch sử Giáo Hội đă cho thấy Thánh Thể là Cây Nho đă thông ban nhựa sống thần linh của ḿnh cho các chi thể Giáo Hội và đă làm cho các chi thể gắn liền với Thân Nho Thánh Thể này thực sự trổ sinh muôn vàn hoa trái. Điển h́nh nhất là trường hợp Vị tân chân phước Têrêsa Calcutta. Trong truyện kể về Mẹ ít thấy chỗ nào đề cập đến việc Mẹ lần hạt Mân Côi, ngoại trừ có một số h́nh ảnh chụp cho thấy Mẹ đang cầm cỗ tràng hạt. Thế nhưng, nếu việc cầu Kinh Mân Côi là chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô th́ Mẹ Têrêsa đă thực sự chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô qua việc chầu Thánh Thể hằng ngày, cũng như qua việc phục vụ thành phần anh chị em nghèo khổ nhất được Chúa Kitô đồng hóa với. Thế nhưng, làm sao Mẹ Têrêsa thực sự thấy được dung nhan Chúa Kitô, hay Mẹ Têrêsa đă chiêm ngưỡng dung nhan Người như thế nào và tới độ nào? Sau đây là những ǵ được vị linh mục cáo thỉnh viên Brian Kolodiejchuk, M.C., của Mẹ ghi nhận, căn cứ vào các hồ sơ phong chân phước cho Mẹ, cũng là những ǵ đă được chính ĐTC Gioan Phaolô tuyên nhận trong bài giảng phong chân phước cho Mẹ ngày 19/10/2003

ĐTC Gioan Phaolô II về một tân Chân Phước Têrêsa Calcutta nội tâm và thần tượng bác ái

“Khi Mẹ Têrêsa nhận thức được cái đổi thay xẩy ra trong linh hồn ḿnh, Mẹ đă nói cho cha linh hướng Van Exem biết. Mẹ cũng tỏ cho ĐTGM Périer biết nữa: ‘Con đang khát mong bằng một thứ khát mong đớn đau được thuộc trọn về Chúa, được sống thánh thiện như Chúa Giêsu có thể sống chính sự sống của Người trọn vẹn nơi con. Con càng muốn Người th́ lại càng bị ơ hờ lănh đạm. Con muốn yêu mến Người như Người chưa từng được yêu mến, nhưng lại xẩy ra một cái ǵ đó phân rẽ, một cái ǵ đó trống rỗng kinh khủng, một cảm giác thiếu vắng Thiên Chúa’.

“Thật vậy, Mẹ Têrêsa lại tỏ cho ĐTGM này biết rằng Mẹ cảm thấy tối tăm chẳng những không giảm mà c̣n ‘dầy đặc hơn nữa’, khó có thể chịu đựng nổi. Mẹ suy nghĩ về t́nh trạng tương phản nơi linh hồn của ḿnh, đó là t́nh trạng dường như hụt hẫng đức tin, đức cậy, đức mến và chính Thiên Chúa. Ngoài ra, Mẹ cũng chịu đựng một nỗi khát mong Thiên Chúa một cách da diết và day dứt. Mẹ đă cho biết điều này qua một bức thư như sau: ‘Có rất nhiều điều tương phản trong tâm hồn con, đó là một nỗi khát mong Thiên Chúa, một nỗi khát mong sâu xa đến nỗi đớn đau, một nỗi đau đớn liên tục, song lại là nỗi khát mong bị Chúa dửng dưng, ruồng rẫy, trống rỗng, chẳng c̣n tin tưởng, yêu thương và sốt sắng. Các linh hồn không c̣n hấp dẫn nữa. Thiên đàng chẳng c̣n nghĩa lư ǵ; đối với con nó chỉ là một nơi hư cấu. Ư nghĩ về thiên đàng chẳng c̣n thú vị ǵ với con nữa, song nỗi khát mong Thiên Chúa vẫn c̣n đó. Xin cầu nguyện cho con để con bất chấp mọi sự xẩy ra vẫn tươi cười với Ngài. V́ con thuộc về một ḿnh Ngài nên Ngài có toàn quyền nơi con. Con hoàn toàn sung sướng trở thành không c̣n là ǵ nữa, thậm chí ngay trước nhan Thiên Chúa’.

“Kinh nghiệm tối tăm tiếp tục diễn tiến. Mẹ Têrêsa viết tiếp: ‘Nếu cha biết những ǵ con đang trải qua…. Thế nhưng con không phiền trách ǵ cả. Ngài có quyền làm tất cả mọi sự. Xin cầu nguyện để con cứ tươi cười với Ngài’. Có những lúc nỗi sầu đau của Mẹ Têrêsa đối với Thiên Chúa kinh khủng đến nỗi Mẹ đă so sánh những khổ đau của Mẹ với khổ đau của những linh hồn trong hỏa ngục: ‘Người ta nói rằng người ở trong hỏa ngục chịu khổ đau đời đời v́ t́nh trạng mất Thiên Chúa; họ có thể trải qua được tất cả mọi đau khổ ấy nếu họ có một chút hy vọng chiếm hữu được Thiên Chúa. Trong linh hồn con con cảm thấy chính cái đớn đau kinh hoàng của cái mất mát đó, của t́nh trạng bị Thiên Chúa bỏ rơi, của t́nh trạng Thiên Chúa không c̣n là Thiên Chúa, của t́nh trạng Thiên Chúa không thực sự hiện hữu’. Trong khi những cảm giác kinh hoàng này xẩy ra th́ Mẹ Têrêsa tiếp tục phó thác cho Chúa: ‘Tối tăm thật dầy đặc, đớn đau thật nhức nhối, nhưng con chấp nhận hết mọi sự Ngài trao cho con và con dâng lên Ngài bất cứ những ǵ Ngài muốn có’”.

ĐTC đă đề cập đến đời sống nội tâm của Mẹ Têrêsa như sau: “'Con Người đến để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người' (Mk 10:45). Mẹ Têrêsa đă thông phần cuộc khổ nạn của Đấng Chịu Đóng Đanh, một cách đặc biệt trong những năm dài sống trong 'tăm tối nội tâm'. Cuộc thử thách này có những lúc rất gắt gao mà Mẹ đă chấp nhận như ‘tặng ân và đặc ân' chuyên biệt. Trong những giờ phút tối tăm nhất, Mẹ đă thiết tha nguyện cầu hơn nữa trước Thánh Thể. Cuộc thử thách dữ dội này đă khiến Mẹ nhận thấy ḿnh hơn bao giờ hết giống hệt như thành phần Mẹ phục vụ hằng ngày, bằng cảm nghiệm đớn đau và có những lúc bị loại trừ. Mẹ thích lập đi lập lại rằng t́nh trạng bần cùng nhất là t́nh trạng bị bỏ rơi, t́nh trạng không được ai chú ư chăm sóc cho anh chị em. 'Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ân sủng của Chúa, chúng con hy vọng nơi Chúa!'. Như tác giả Thánh Vịnh, biết bao nhiều lần, trong những giây phút lẻ loi cô quạnh nội tâm, Mẹ Têrêsa cũng đă lập lại cùng Chúa của Mẹ rằng: 'Lạy Chúa Trời con, con trông cậy nơi Chúa, con cậy trông nơi Ngài!'". (bài giảng phong chân phước đoạn 5 và 6)

Trong cuộc chung thẩm, Vị Thẩm Phán Tối Cao Giêsu chỉ cần xem quả biết cây (x Mt 7:15-20), chỉ cần phán xét đức ái là biết đức tin của con người (x Mt 25:34-37): cả hai thành phần chiên và dê đều trả lời không thấy Chúa, nhưng thành phần chiên dù không thấy vẫn làm việc bác ái. Đó là h́nh ảnh một con chiên Têrêsa Calcutta, dù không thấy Chúa, tức nội tâm của con chiên này bị tối tăm cả nửa đời người (1947-1997), tức suốt thời gian phục vụ người nghèo, không thấy Chúa đâu, nhưng vẫn hăng say làm việc bác ái, vẫn lấy đức tin nh́n nhận Người nơi “những người anh em hèn mọn nhất” của Người tại thành phố Calcutta là một trong những nơi bần cùng nhất trên thế giới. Cũng trong bài giảng phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta ngày 19/10/2003, ĐTC cũng đă nhận định về khía cạnh sống bác ái theo đức tin này của Mẹ như sau:

“’Khi các ngươi làm cho một trong thành phần hèn mọn nhất trong anh em Ta là các ngươi làm cho chính Ta’ (Mt 25:40). Sứ điệp Phúc Âm này, một sứ điệp rất quan trọng để hiểu được việc Mẹ Têrêsa phục vụ người nghèo, là nền tảng cho niềm xác tín đầy tin tưởng của Mẹ đến nỗi khi đụng chạm đến những thân xác tan nát của người nghèo là Mẹ sờ chạm tới thân ḿnh của Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu, ẩn ḿnh dưới bộ mặt buồn thảm của thành phần nghèo nhất trong các người nghèo là mục tiêu cho việc phục vụ của Mẹ nhắm đến. Mẹ Têrêsa đă làm sáng tỏ ư nghĩa sâu xa nhất của việc phục vụ, một tác động yêu thương, một hành động làm cho người đói, kẻ khát, người lạ, kẻ trần trụi, người bệnh, kẻ tù phạm (x Mt 25:34-36) là làm cho chính Chúa Giêsu. V́ nh́n nhận thấy Người như thế, Mẹ đă thi hành bằng cả tấm ḷng mộ mến của Mẹ đối với Người, bộc lộ cho thấy tính cách âu yếm nơi t́nh yêu phu thể của Mẹ. Như thế, bằng việc hoàn toàn hy hiến bản thân ḿnh cho Thiên Chúa cũng như cho tha nhân, Mẹ Têrêsa đạt được mức độ thành toàn cao cả nhất và đă sống những tính chất quí giá nhất về nữ tính của Mẹ. Mẹ muốn là dấu chứng cho ‘t́nh yêu của Thiên Chúa, sự hiện diện của Thiên Chúa, ḷng cảm thương của Thiên Chúa’, nhờ đó nhắc nhở tất cả mọi người giá trị và phẩm vị của mỗi một người con Chúa ‘được dựng nên để yêu thương và được yêu thương’. Bởi vậy Mẹ Têrêsa đă ‘mang các linh hồn về cho Thiên Chúa và đưa Thiên Chúa đến cho các linh hồn’, cũng như đă làm giăn cơn khát của Chúa Kitô, nhất là con khát đối với những người khẩn thiết nhất, những người có nhăn quan về Thiên Chúa đă bị lu mờ bởi khổ đau và đớn đau” (đoạn 4).

ĐTC đă nhận định trong cùng bài giảng về một chân phước Têrêsa Calcutta vừa nội tâm vừa sống bác ái và kêu gọi bắt chước noi theo gương Mẹ như sau:

"Không phải ư nghĩa hay sao việc tuyên phong chân phước cho Mẹ đang được thực hiện vào chính ngày Giáo Hội cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo? Bằng chứng từ phúc âm của cuộc sống ḿnh, Mẹ Têrêsa nhắc nhở cho tất cả mọi người sứ vụ truyền bá phúc âm của Giáo Hội được thể hiện qua đức bác ái, một đức bác ái được bồi dưỡng bằng nguyện cầu và lắng nghe Lời Chúa. Biểu hiệu cho đường lối truyền giáo này là bức ảnh họa vị tân chân phước, một tay nắm tay của một thơ nhi và một tay cầm cỗ tràng hạt. Chiêm niệm và hoạt động, truyền bá phúc âm hóa và cổ vơ nhân bản: Mẹ Têrêsa loan báo Phúc Âm bằng đời sống Mẹ hoàn toàn dấn thân cho người nghèo, nhưng đồng thời cũng sâu xa cầu nguyện" (đoạn 2).
 

"Chúng ta hăy ca ngợi người phụ nữ nhỏ bé phải ḷng Thiên Chúa này, vị sứ giả khiêm hạ của Phúc Âm đây, và là một vị ân nhân không ngừng của nhân loại. Chúng ta tôn kính nơi Mẹ một con người nổi bật nhất trong thời đại của chúng ta. Chúng ta hăy chấp nhận sứ điệp của con người này và hăy noi theo gương của con người ấy" (đoạn 6).

 

Cùng Mẹ Chiêm Ngưỡng Dung Nhan Chúa Kitô: đứng nghe 1 đoạn Phúc Âm, thinh lặng, Kinh Lạy Cha, ngồi đọc 10 Kinh Kính Mừng, đứng đọc Kinh Sáng Danh, và Lời Nguyện Giáo Dân (dưới đây)

Lời nguyện cầu cho Kitô hữu biết Sống Thánh Chứng Nhân:

Xướng: Lạy Chúa Giêsu là Con Mẹ Maria, vị đă ban cho Chúa một h́nh hài con người trần thế và đă liên lỉ lấy đức tin chiêm ngưỡng dung nhan Chúa. Xin cho Kitô hữu chúng con biết chiêm ngưỡng dung nhan Chúa chẳng những trong Bí Tích Thánh Thể, qua việc cầu Kinh Mân Côi và đời sống nội tâm của ḿnh, mà c̣n nơi thành phần anh chị em bần cùng khốn khổ của chúng con nữa. Nhờ Mẹ Maria chuyển cầu, chúng con hợp ư đồng thanh nguyện xin Chúa.

Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.


Tổng kết:

Trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, đoạn 11, nếu ĐTC Gioan Phaolô II đă nói “những điều Mẹ tưởng niệm trong ḷng về Chúa Kitô có thể được coi như ‘kinh mân côi’ Mẹ không ngừng lần suốt cuộc sống trần gian của Mẹ”, th́ việc chúng ta vừa cùng với Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô qua Mầu Nhiệm Mân Côi sẽ sinh hoa kết trái thiêng liêng khi chúng ta tiếp tục cùng với Mẹ tưởng nhớ đến Người bằng tiếng ‘xin vâng’ liên lỉ như Mẹ, từ giây phút truyền tin cho tới khi đứng dưới chân thập giá. Năm Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng cần phải được kết thúc bằng lời nguyện của Á Thánh Bartolo Longo, lời nguyện nổi tiếng đă được chính ĐTC Gioan Phaolô II trích dẫn để chấm dứt Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, cũng như để chấm dứt bài giảng của Ngài sau khi cùng với 10 ngàn người cử hành 5 Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng tại Đền Thánh Mẫu Mân Côi Pompeii Ư Quốc hôm Lễ Mẹ Mân Côi 7/10/2003:

“Ôi Kinh Mân Côi Hồng Phúc của Mẹ Maria, sợi giây xích êm ái dịu dàng thắt cột chúng tôi với Thiên Chúa, là sợi giây liên kết chúng tôi với các thiên thần, ngọn tháp cứu giúp chống lại những cuộc tấn công của Hỏa Ngục, là bờ bến an toàn trong cuộc đắm tầu chung của chúng tôi, chúng tôi sẽ không bao giờ loại bỏ Kinh Mân Côi Hồng Phúc này. Kinh Mân Côi Hồng Phúc sẽ là niềm ủi an của chúng tôi trong giờ lâm tử: chiếc hôn cuối đời của chúng tôi khi sự sống tàn tạ là chiếc hôn của Kinh Mân Côi Hồng Phúc. Và lời cuối cùng thốt ra từ môi miệng của chúng con sẽ là tên gọi ngọt ngào của Mẹ, Ôi Vị Nữ Vương Mân Côi ở Pompeii, Ôi Mẹ chí ái, Ôi Nơi Ẩn Náu của Các Tội Nhân, Ôi Đấng An Ủi Uy Quyền của Thành Phần Khổ Đau. Chớ ǵ Kinh Mân Côi Hồng Phúc được khắp nơi chúc tụng, hôm nay và măi măi, dưới đất cũng như trên trời”.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, biên soạn để gợi ư cho phần Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng trong Lễ Bế Mạc Năm Mân Côi Mừng Ngân Khánh Giáo Hoàng do Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống, một chương tŕnh phát thanh Công Giáo từ ngày 17/10/200 trên làn sóng 106.3 FM Nam California vào tối Thứ Sáu hằng tuần từ 9 đến 9:30 tối, tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo hôm Chúa Nhật Truyền Giáo 19/10/2003, sau đó những lời biên soạn này đă được phổ biến qua www.thoidiemmaria.net, ở Phần Thánh Mẫu, mục Yêu Mến, trang Thánh Mẫu Mân Côi, bài Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi Ánh Sáng Với ĐTC Gioan Phaolô II)