Đầy Ơn Phúc:
Biệt Danh của Người Nữ mang tên Maria



 

Biệt Danh “Đầy Ơn Phúc”


Danh xưng là biểu hiệu căn tính của một vật hay nói lên một thực tại nào đó. Nói cách khác, căn tính của một vật hay một thực tại nào đó được biểu lộ qua danh xưng của ḿnh. Đến nỗi, nói đến danh xưng nào là người ta nghĩ ngay đến vật đó hay đến thực tại của nó. Chẳng hạn, nói đến “Hiện Hữu” là nghĩ đến Thiên Chúa, nói đến “Thiên Sai” hay “Kitô” là nghĩ đến Chúa Giêsu, và nói đến “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc” là nghĩ đến Mẹ Maria.

Thật ra “Giêsu” mới là tên gọi chính thức của Đấng “Thiên Sai” hay của Đức “Kitô”, và “Maria” mới là tên gọi của Người Nữ “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc”. Tuy nhiên, “Giêsu” và “Maria”, tự bản chất, cũng chỉ là một tên gọi có tính cách đối ngoại, trực tiếp liên quan đến lư lịch của một nhân vật lịch sử cần phải có, để đáp ứng nhu cầu nhận diện của sinh hoạt giao tế trong xă hội, và có thể trùng hợp với tất cả những nhân vật nào khác cũng mang cùng một tên gọi ấy, đến nỗi, một khi nhắc tới một trong hai tên gọi này bằng văn tự, dù của bất cứ ai, kể cả của những con người mang tiếng xấu nhất trong lịch sử loài người đi nữa, mẫu tự đầu của tên gọi ấy cũng phải được viết thành Chữ Hoa đàng hoàng tử tế.

Thế nhưng, ngược lại, một khi nói đến “Thiên Sai” hay đến “Kitô” là nói đến nhân vật lịch sử “Giêsu” Nazarét độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người, và một khi nói đến “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc” là nói đến Người Nữ mang tên “Maria”, Mẹ của Đức “Giêsu”, duy nhất trên thế gian này. Thậm chí, dù đứng một ḿnh, không được kèm theo bằng tên gọi “Giêsu” hay “Maria” đi nữa, danh xưng “Thiên Sai” hay “Kitô” và danh xưng “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc” cũng vẫn bao gồm cả hai tên gọi “Giêsu” và “Maria” trong đó. Bởi v́, danh xưng “Kitô” nói lên tất cả căn tính của nhân vật “Giêsu”, mà nếu không phải là “Thiên Sai”, th́ nhân vật lịch sử mang tên “Giêsu” ấy nhất định sẽ không phải là Đấng Cứu Thế, và danh xưng “Toàn Phúc” cũng nói lên tất cả căn tính của người nữ “Maria”, mà nếu không phải là “Đầy Ơn Phúc”, th́ Người Nữ mang tên “Maria” ấy chắc chắn không phải là Mẹ của Chúa “Giêsu”. Như thế, “Thiên Sai” hay “Kitô” chính là căn tính của Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế, và “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc” chính là căn tính của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu Cứu Thế.

Thật vậy, nếu toàn thể Cựu Ước của Do Thái giáo là Mạc Khải Thần Linh về Đấng tự xưng danh ḿnh là “Hiện Hữu” (Ex 3:14), và nếu toàn thể Tân Ước của Kitô giáo là Mạc Khải Thần Linh về Đấng tỏ ḿnh ra để được nhận biết là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), th́ tất cả cuộc đời trần gian của Mẹ Maria, ngay từ lúc vừa đầu thai trong ḷng mẹ cho đến khi được mông triệu cả hồn lẫn xác về trời, chính là Mạc Khải Thần Linh về một “Người Nữ” (Gn 3:15; Gal 4:4; Rev 12:1) được thần trời chào kính là “Toàn Phúc” (Lk 1:28), được người lành dưới thế khen tặng là “Có Phúc” (Lk 1:45) và được chính “Người Nữ” ấy chân nhận ḿnh là “Diễm Phúc” (Lk 1:48). Nếu “Maria” là tên gọi theo lư lịch trần gian của “Người Nữ” lịch sử có một không hai ấy, th́ “Toàn Phúc” hay “Đầy Ơn Phúc” chính là Biệt Danh hay Danh Hiệu của “Người Nữ” này vậy, một biệt danh đă được chính Thiên Chúa mạc khải cho loài người biết qua lời truyền tin của tổng thần Gabiên (x Lk 1:28): “Hăy vui lên, hỡi đầy ơn phúc” (“Rejoice, full of grace” - Lk 1:28). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói:

• “Chúng ta thấy được là lời diễn tả này như nói lên chính danh xưng của Mẹ Maria, một ‘tên gọi’ được Chúa Cha ban cho Mẹ ngay khi Mẹ vừa hiện hữu”. (ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 3, tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000).

Thế nhưng:

• “Đầy ơn phúc” là ǵ, nhất là nơi trường hợp của Mẹ Maria?
• Và Mẹ Maria được “đầy ơn phúc” như thế nào và tới đâu?


Ư Nghĩa “Đầy Ơn Phúc”
 

Nếu Lời Nhập Thể đến để cho chiên của Người “được sự sống và được sự sống viên măn (hay) sự sống trọn vẹn” (“abundant life” or “life in full” - Jn 10:10), th́ phải chăng hai nguyên tổ loài người, dù khi c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy chưa biết đến tội lỗi là ǵ, bấy giờ các vị cũng chỉ mới “được sự sống” chứ chưa “được sự sống viên măn (hay) sự sống trọn vẹn”?

Đúng thế, nếu “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Con một ḿnh…” (Jn 3:16), th́ chỉ cho tới khi nào Ngài chính thức sai Con Ngài đến trần gian, tức cho tới khi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), hay lúc “sự sống đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta” (1Jn 1:2), lúc bấy giờ mới thực sự là “thời gian viên trọn” (Gal 4:4), và cũng chỉ cho tới lúc bấy giờ “tất cả chúng ta mới lănh nhận dồi dào ân phúc từ sự viên măn của Người” (Jn 1:16). Vậy nếu “Thiên Chúa đă ban sự sống trường sinh cho chúng ta, và sự sống trường sinh này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con là có sự sống” (1Jn 5:11-12), th́ c̣n ai được diễm phúc Thiên Chúa ban riêng Con Ngài cho như Mẹ Maria và bằng Mẹ Maria!

Thật ra, đối với “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8, 16), tác động yêu thương của Ngài dành cho nhân loại và tỏ ra cho nhân loại là một tác động hoàn toàn và trọn vẹn ngay từ đầu. Nghĩa là, một khi yêu thương, Thiên Chúa yêu thương với tất cả bản tính “là t́nh yêu” của Ngài, do đó, một khi tỏ ḿnh hay “tỏ t́nh” ra cho loài người là Ngài đă ban cho con người chính ḿnh Ngài, đă ban cho con người trọn vẹn bản thân Ngài rồi, chứ không phải chỉ ban một phần nào của Ngài, hay một chút nào của Ngài. Bởi thế, ngay từ đầu, khi c̣n ở trong “t́nh trạng được gọi là công chính nguyên thủy” (Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 376), hai nguyên tổ loài người cũng đă được ở trong t́nh trạng “đầy ơn phúc”, một t́nh trạng “chỉ có vinh quang của cuộc tân tạo trong Chúa Kitô mới hơn được” (Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 374).

Đúng thế, v́ t́nh trạng “đầy ơn phúc” nơi hai nguyên tổ loài người không hơn được “vinh quang của cuộc tân tạo trong Chúa Kitô”, tức không hơn được lúc “đến thời gian viên trọn” (Gal 4:4) Thiên Chúa đă hoàn toàn tỏ ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể của Ngài, Đấng là tất cả Mạc Khải của Thiên Chúa (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 50, 53, 65, 73), mà t́nh trạng “đầy ơn phúc” nơi Mẹ Maria mới là t́nh trạng “có phúc hơn mọi người nữ” (Lk 1:28), tức hơn hết loài người (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 492), thành phần chỉ đóng vai nữ giới đối với “Đấng Tạo Hóa là chồng của ḿnh” (Is 54:5). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói:

• “Đối với Mẹ Maria, lời kêu mời hăy vui lên ấy có liên quan đến một tặng ân đặc biệt Mẹ được Chúa Cha ban cho, đó là tặng ân ‘Đầy ơn phúc’. Kiểu diễn tả ‘kecharitoméne’ theo Hy ngữ thường được chuyển dịch thành ‘đầy ơn phúc’ không phải là không có lư do: thật vậy, đó là một t́nh trạng dồi dào đă đạt đến mức độ cao nhất”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 3, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

• “T́nh trạng ‘đầy ơn phúc’ là khởi điểm nơi Mẹ Maria, đối với tất cả mọi người th́ đó lại là đích điểm, v́, như Thánh Tông Đồ Phaolô nói, Thiên Chúa đă tạo dựng chúng ta để chúng ta ‘nên thánh thiện và vô trách cứ trước nhan Ngài’ (Eph 1:4). Đó là lư do tại sao Ngài đă ‘chúc phúc cho chúng ta’ trước cả khi chúng ta hiện hữu trên đời, và đă sai Con Ngài đến trần gian để cứu chuộc chúng ta cho khỏi tội lỗi. Mẹ Maria là tác phẩm chính trong công cuộc cứu độ của Ngài, một con người được Thiên Chúa dựng nên ‘Toàn mỹ’, ‘Toàn hảo’”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, lời chia sẻ Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Thứ Tư Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1999, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, đoạn 1, 15/12/1999)

Nếu Thiên Chúa thông ḿnh cho loài người là để họ có thể dự phần vào Sự Sống Thần Linh của Ngài (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 51), bằng việc “hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô trong thân phận của một Người Nam, th́ theo ư định của Thiên Chúa, hoàn toàn tương hợp đối với một Người Nữ đóng vai tṛ làm tiêu biểu cho loài người và “đại diện thay cho loài người” (Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 502) trong việc Ngươêi Nữ ‘đầy ơn phúc” ấy đáp lại Mạc Khải của Ngài và chấp nhận Sự Sống Ngài ban là chính Lời Nhập Thể trong giây phút truyền tin. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói:

• “Nơi Mẹ, ‘nữ tử dấu ái của Chúa Cha’ (Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 53), dự án Thiên Chúa yêu thương loài người được tỏ lộ… Niềm vui riêng của Chúa Cha, ở chỗ có Con bên ḿnh, Ngài đă cống hiến cho hết mọi người, thế nhưng, trước hết niềm vui ấy đă được trao ban cho Mẹ Maria để từ Mẹ niềm vui này được lan ra cho toàn thể cộng đồng nhân loại”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 1 và 2, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

Tuy nhiên, không phải chỉ cho tới giây phút tổng thần Gabiên kính mừng Mẹ “đầy ơn phúc”, nhất là vào chính giây phút “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) thực sự trong ḷng Mẹ, tức là giây phút “thời gian đă viên trọn” (Gal 4:4), th́ bấy giờ Mẹ mới thực sự và hoàn toàn “đầy ơn phúc”. Trái lại, Mẹ đă được “đầy ơn phúc” ngay từ giây phút vừa đầu thai trong ḷng thai mẫu của ḿnh, v́ ngay giây phút vừa được đầu thai ấy, Mẹ đă được Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, tức đă được hưởng trước Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa, nghĩa là đă được “Thiên Chúa ban cho sự sống trường sinh… nơi Con của Ngài” (1Jn 5:11) rồi. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói:

• “Cả Mẹ Maria cũng được Chúa Kitô cứu chuộc nữa, và Mẹ thực sự là người đầu tiên được cứu chuộc, v́ ân sủng Thiên Chúa Cha đă ban cho Mẹ ngay từ khi Mẹ bắt đầu hiện hữu là v́ ‘các công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Tinh nhân loại’, như Đức Piô IX đă xác nhận trong Trọng Sắc Ineffabilis Deus (DS 2803)”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 2, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000; xem cả Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 491 và 492)

Chính Mẹ Maria cũng đă công nhận sự kiện Mẹ được Thiên Chúa cứu độ qua lời mở đầu Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói:

• “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và thần trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi” (Lk 1:46-47).

Nếu ngay từ giây phút vừa đầu thai trong ḷng thai mẫu, Mẹ Maria đă được “đầy ơn phúc”, đến nỗi “đầy ơn phúc” hơn cả lúc hai nguyên tổ khi các vị c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, th́ phải chăng sau đó Mẹ Maria không c̣n “đầy ơn phúc” hơn được nữa? Tức là t́nh trạng “được Ơn Nghĩa với Thiên Chúa” (Lk 1:30) nơi Mẹ không c̣n tăng thêm được nữa, v́ đă hết cỡ rồi?? Hoặc là t́nh trạng “đầy ơn phúc” của Mẹ mới ở mức độ “đầy” thấp nhất chứ chưa tới mức độ “đầy” cao nhất ???


Mức Độ “Đầy Ơn Phúc”


Đúng vậy, với Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội được Thiên Chúa ban cho ngay từ giây phút vừa đầu thai trong ḷng thai mẫu, Mẹ Maria đă được “đầy ơn phúc”, tức đă được hưởng trọn vẹn Ơn Cứu Chuộc của Chúa Kitô Cứu Thế. Và nhờ được đặc ân này, Mẹ Maria hoàn toàn thoát khỏi mọi hậu quả và t́ vết do nguyên tội gây ra cùng truyền lại cho tất cả mọi người sinh vào trần gian với bản tính đă bị hư hoại (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 400, 404-405, 407).

Tuy nhiên, không phải v́ không có đam mê nhục dục mà Mẹ Maria không thể phạm tội làm mất “Ơn Nghĩa” (Lk 1:30) với “Đấng đă yêu thương (ḿnh) trước” (1Jn 4:19). Được ban cho ư muốn tự do, như hai nguyên tổ trước nguyên tội, Mẹ Maria vẫn có thể làm mất “Ơn Nghĩa với Thiên Chúa” (Lk 1:30) như thường. Giả sử, trong giây phút truyền tin, sau khi đă hoàn toàn và thực sự biết rơ ư Thiên Chúa muốn ḿnh làm Mẹ Lời Nhập Thể Con Ngài, cũng như đă biết cách Thiên Chúa thực hiện trong trường hợp của Mẹ theo kiểu cắt nghĩa của tổng thần Gabiên (xem Lk 1:35-37), mà Mẹ vẫn khăng khăng từ chối, dù viện một lư do rất chính đáng là muốn giữ ḿnh đồng trinh để được hoàn toàn thuộc trọn về Chúa hơn, hay là cảm thấy ḿnh hết sức bất xứng không đáng và không thể làm Mẹ “Đấng Tối Cao” (Lk 1:32), th́ Mẹ có c̣n “đầy ơn phúc” hay chăng?

Bởi thế, “đầy ơn phúc” đây không phải chỉ có nghĩa là được Thiên Chúa yêu thương trước hết và trên hết mọi sự, như trường hợp Mẹ Maria, đến nỗi, trong cả loài người chỉ có một ḿnh cá nhân Mẹ là người đầu tiên được đón nhận Lời Nhập Thể nơi cả thân xác của Mẹ, một tuyệt ân mà đối với thân phận phụ nữ, như người đàn bà kia trong đám thính giả của Chúa Giêsu đă không thể không lên tiếng gián tiếp khen ngợi Mẹ: “Phúc thay cho ḷng đă cưu mang Ngài và vú đă cho Ngài bú” (Lk 11:27). Trái lại, “đầy ơn phúc” đây c̣n là việc con người biết “nghe lời của Thiên Chúa và giữ lấy lời Ngài” (Lk 11:28) nữa. Và Mẹ Maria “đầy ơn phúc” đă không thực sự và hoàn toàn “nghe và giữ lời Thiên Chúa” là ǵ, khi Mẹ tỏ ra luôn luôn “ghi nhớ mà suy niệm trong ḷng” (Lk 2:51, xem cả 2:19) tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho Mẹ, dù Mẹ “không hiểu thấu” (Lk 1:50) vào một lúc nào đó, như trong trường hợp Mẹ được truyền tin Lời Nhập Thể, hay lúc Mẹ nghe Thiếu Nhi Giêsu Con Mẹ đáp lại lời Mẹ vừa khi Mẹ t́m được Người trong đền thờ Gialiêm. Chính v́ thế Mẹ mới được bà chị họ “đầy Thánh Linh” (Lk 1:41) nhận biết và khen tặng: “Em có phúc v́ đă tin những ǵ Chúa phán sẽ được nên trọn” (Lk 1:45). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói:

• “Mẹ Maria chẳng những là mẫu gương ơn gọi mà c̣n là mẫu gương đáp ứng ơn gọi nữa. Thật thế, Mẹ đă thưa với Thiên Chúa ‘vâng’ vào lúc ban đầu cũng như vào mọi giây phút liên tục trong cuộc đời của Mẹ, hoàn toàn tuân theo ư muốn của Ngài, cho dù có những lúc Mẹ thấy ư Ngài mù mờ và khó chấp nhận”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, lời chia sẻ Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Thứ Tư Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1999, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, đoạn 2, 15/12/1999)

• “Thật vậy, Mẹ Maria là gương mẫu của việc nghe Lời Thiên Chúa (x. Lk 2:19,51), và cũng là gương mẫu cho tính chất đơn sơ dễ dạy đối với Lời của Thiên Chúa”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn4, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

Phải, Mẹ Maria “đầy ơn phúc” c̣n ở chính Đức Tin Đáp Ứng Mạc Khải Thần Linh vô cùng sâu nhiệm của Thiên Chúa nữa. Đến nỗi, Mẹ “tinh tuyền và theo Con Chiên đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev 14:4), đó là cho tới khi “đứng dưới chân thập giá của Chúa Giêsu có Mẹ Người” (Jn 19:25). Nghĩa là Mẹ hoàn toàn chấp nhận Chúa Kitô Con Mẹ là “tất cả sự thật” (Jn 16:13), tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho loài người, tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn ban cho loài người, dù Con Thiên Chúa là “sự sống đă trở nên hữu h́nh” (1Jn 1:2) được ban cho loài người ấy có hoàn toàn bất lực không “xuống được thập giá” (Mt 27:40, 42; Mk 15:32) và có thực sự trở thành một tử thi đi chăng nữa, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói:

• “Ánh mắt tin cậy của Mẹ đặc biệt sáng gương ở chỗ, trong lúc hỗn loạn xẩy ra nơi cuộc khổ nạn của Con Mẹ, Mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng tận đáy ḷng ḿnh vào Người cũng như vào Chúa Cha. Trong khi các môn đệ choáng váng trước những biến cố đó và niềm tin của các vị bị lung lay đến tận gốc, th́ Mẹ Maria, mặc dầu sầu khổ, vẫn hoàn toàn tin tưởng rằng lời tiên phán của Chúa Giêsu sẽ được nên trọn, đó là ‘Con Người… sẽ được sống lại vào ngày thứ ba’ (Mt 17:22-23). Mẹ không bao giờ mất niềm tin, ngay cả lúc ṿng tay của Mẹ ôm lấy thân thể bất động của Người Con tử giá”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 3, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000)

Như thế, về phần Mẹ, Mẹ Maria “đầy ơn phúc”, trước hết, là t́nh trạng Mẹ không hề làm mất đi một may may nào ơn phúc Thiên Chúa đă ban cho Mẹ ngay từ lúc Mẹ vừa đầu thai trong ḷng thai mẫu, hơn thế nữa, Mẹ c̣n luôn luôn đáp ứng từng Tác Động Thần Linh và hết mọi Tác Động Thần Linh Thiên Chúa muốn tỏ ra cho Mẹ cũng như muốn thực hiện nơi Mẹ hay qua Mẹ.

Nếu Thánh Nữ Tiến Sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, theo chị cho biết, ngay từ ba tuổi đă không từ chối Chúa điều ǵ, th́ Mẹ Maria đă không từ chối Chúa điều ǵ ngay từ khi bắt đầu hiện hữu trên trần gian này. Tuy nhiên, việc chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu không từ chối Chúa điều ǵ ngay từ hồi c̣n ba tuổi, được hiểu là và phải hiểu là một khi đă biết được ư Chúa, hay một khi đă được Chúa Thánh Thần tác động, là chị làm theo hay chiều theo, chứ chị không khi nào cố t́nh chống cưỡng lại việc Chúa muốn thực hiện nơi chị, đến nỗi chị phải hối hận v́ đă chủ tâm làm mất ḷng Chúa, song chị vẫn có thể vô t́nh phạm tội theo tính yếu đuối hay lầm lạc của loài người, như trường hợp của Thánh Phêrô, vị tông đồ hoàn toàn chỉ v́ ḷng ngay lành và sốt sắng với Chúa mà lại bị Chúa đuổi cho khỏi nhan Người (xem Mt 16:23). C̣n trường hợp của Mẹ Maria, ngay từ khi vừa hiện hữu trên đời, Mẹ đă được Thiên Chúa hoàn toàn chiếm đoạt, (chính v́ thế, sau lời chào “đầy ơn phúc” là lời minh định “Chúa ở cùng Trinh Nữ” – Lk 1:28), nhờ đó và từ đó, Mẹ đă liên lỉ sống trước Thiên Nhan Chúa bằng một Đức Tin hết sức trọn vẹn và sống động cho đến khi Mẹ về hưởng Thánh Nhan Ngài đời đời.

Mẹ chính là, và chỉ có duy một ḿnh Mẹ trong cả loài người mới thực sự là, hạt giống “trổ sinh gấp trăm” (Mt 13:23) mà thôi. Vậy t́nh trạng “đầy ơn phúc” của Mẹ Maria là t́nh trạng “đầy ơn phúc” được “trổ sinh” nơi Mẹ, một cách hoàn toàn và trọn vẹn, đến nỗi, như “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9) thế nào th́ nơi Mẹ cũng vậy. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói::

• “Dung nhan Mẹ Maria phản ảnh thiên nhan của Chúa Cha. Vẻ êm ái vô cùng của Thiên Chúa T́nh Yêu được tỏ hiện nơi những tính chất từ mẫu của Mẹ Chúa Giêsu”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 3, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

Một trường hợp điển h́nh duy nhất được Phúc Âm tŕnh thuật cho thấy t́nh trạng “đầy ơn phúc” nơi Mẹ Maria đă thực sự “trổ sinh gấp trăm”, đó là lúc Mẹ đóng vai tṛ Trung Gian Ân Sủng ở tiệc cưới Cana (xem Jn 2:1-11). T́nh trạng “đầy ơn phúc” của Mẹ Maria Trung Gian Ân Sủng bấy giờ chẳng những mang lại lợi ích về danh giá cho thành phần theo ơn gọi hôn nhân gia đ́nh, được tiêu biểu qua đôi tân hôn trong bữa tiệc Cana đă tránh được cảnh thiếu rượu trong giây phút long trọng của đầu đời lứa đôi, mà c̣n mang lại thiện ích về thiêng liêng cho thành phần theo ơn gọi tận hiến tu tŕ, được tiêu biểu qua các vị môn đệ của Chúa Kitô lần đầu tiên đă chứng kiến việc Người tỏ vinh hiển của Người ra (x Jn 2:11). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói:

• “Chính Thiên Chúa muốn có sự hiện diện của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ. Khi quyết định sai Con ḿnh vào trần gian, Ngài đă muốn Người đến với chúng ta bằng việc được hạ sinh bởi một người nữ (x Gal 4:4). Như thế là Ngài đă muốn người nữ này, con người đầu tiên lănh nhận Con của Ngài, phải thông truyền Người ra cho toàn thể nhân loại. Bởi vậy, trên con đường từ Chúa Cha đến loài người, Mẹ Maria đă có mặt như là một người mẹ tặng ban Người Con Cứu Thế cho tất cả mọi người. Đồng thời Mẹ c̣n có mặt trên cả con đường nhân loại phải đi qua để đến với Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Thần Linh nữa (x Eph 2:18)...

“Với cái nh́n tin tưởng và cậy trông, Mẹ Maria phấn khích Giáo Hội và các tín hữu luôn luôn làm trọn ư muốn của Chúa Cha được Chúa Kitô tỏ ra cho chúng ta. Những ǵ Mẹ đă nói với các người phục dịch để phép lạ xẩy ra ở Cana vang vọng tới mọi thế hệ Kitô hữu, đó là ‘Hăy làm những ǵ Người bảo’ (Jn 2:5). Lời khuyên của Mẹ đă được tuân theo khi các người phục dịch đổ nước đầy vào chum. Mẹ Maria ngỏ với chúng ta cùng một lời mời gọi ấy. Mẹ thúc giục chúng ta hăy tiến vào giai đoạn mới của lịch sử này bằng một ư hướng thi hành những ǵ Chúa Kitô nói trong Phúc Âm thay Cha Người và nay tỏ ra cho chúng ta biết qua Chúa Thánh Thần là Đấng ở trong chúng ta.

“Những lời ‘Hăy làm những ǵ Người bảo’ hướng chúng ta về Chúa Kitô, nhưng chúng cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang ở trên con dường về cùng Cha. Chúng trùng hợp với tiếng Chúa Cha phán ở trên núi Biến H́nh: ‘Này là Con Ta yêu dấu… hăy lắng nghe lời Người’ (Mt 17:5). Vị Cha này, qua lời của Chúa Kitô cũng như dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, kêu gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta và chờ đợi chúng ta. Cuộc sống thánh thiện của chúng ta là ở chỗ thi hành mọi sự Chúa Cha bảo chúng ta làm. Đó là giá trị nơi cuộc sống của Mẹ Maria, ở chỗ làm trọn ư muốn của Thiên Chúa. Được Mẹ Maria hỗ trợ và nâng đỡ, chúng ta hăy tri ân nhận lấy ngàn năm mới này từ bàn tay của Chúa Cha, và hăy quyết tâm đáp ứng ân huệ của ngàn năm mới ấy bằng một ḷng khiêm cung và thiết tha mộ mến”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 1,4,5, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000)

• “Chớ ǵ Mẹ Maria soi dẫn bước đường hành tŕnh của chúng ta tiến về Cửa Thánh và chỉ cho mọi người thấy ‘cửa’ đó là Chúa Kitô mà Mẹ là người đầu tiên đă được bước qua, bằng việc Mẹ kêu mời tất cả mọi người hăy tiến qua cửa ấy để được ‘thánh hảo và vô trách cứ trong yêu thương’ (Eph 1:4)”

(ĐTC Gioan Phaolô II, lời chia sẻ Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Thứ Tư Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1999, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, đoạn 3, 15/12/1999)


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

























Mục Đích Năm Thánh Mẫu Mân Côi 10/2002-2003




Để biết được đích xác lư do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mở Năm Mân Côi hay để biết mục đích Ngài mở Năm Mân Côi làm ǵ, chúng ta cần phải chẳng những căn cứ vào những ǵ Ngài viết ở đoạn 3 về Năm Mân Côi trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria được ban bố trong buổi triều kiến chung hằng tuần, Thứ Tư 16/10/2002, ngày kỷ niệm đúng 24 năm được bầu làm giáo hoàng, mà c̣n phải căn cứ vào cả Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ được ban hành vào ngày Lễ Chúa Hiển Linh 6/1/2001 để kết thúc Đại Năm Thánh 2000 nữa. Thật vậy, trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă tỏ ra, về phần tiêu cực, cảm thấy lo âu về vấn đề sống đạo Hậu Đại Năm Thánh của cộng đồng Dân Chúa khắp nơi trên thế giới, nên về phần tích cực, Ngài đă thúc giục cộng đồng Dân Chúa hăy tiếp tục làm cho Hồng Ân Năm Thánh được trổ sinh hoa trái, ở chỗ tiếp tục sống di sản của Đại Năm Thánh là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, bằng nỗ lực nên thánh qua đời sống cầu nguyện.

Trước hết, ĐTC cảm thấy lo âu về vấn đề sống đạo Hậu Đại Năm Thánh:
• “Giờ đây chúng ta phải nh́n về phía trước, chúng ta phải tin tưởng vào lời của Chúa Kitô: Duc in altum để ‘thả lưới ở chỗ nước sâu’. Những ǵ chúng ta đă thực hiện trong năm nay không thể biện minh cho cảm giác tự măn, và càng không thể để cho những việc đó khiến chúng ta buông lơi việc dấn thân của ḿnh. Ngược lại, cảm nghiệm chúng ta có được phải khơi lên trong chúng ta một nguồn sinh lực mới, và thôi thúc chúng ta đem nhiệt t́nh chúng ta đă cảm nghiệm được đầu tư vào những việc làm cụ thể. Chính Chúa Giêsu đă cảnh giác chúng ta rằng: ‘Ai đă tra tay vào cầy mà c̣n quay trở lại th́ không xứng với vương quốc của Thiên Chúa’ (Lk 9:62). V́ Vương Quốc này mà chúng ta không có thời gian để nh́n lại, thậm chí càng không được trở thành lười biếng” (đoạn 15.2);
• “Vào lúc kết thúc Cuộc Mừng Kỷ Niệm đây, khi mà chúng ta trở lại với sinh hoạt thường nhật, ôm ấp trong ḷng kho tàng của chính thời điểm đặc biệt ấy, mắt chúng ta lại càng phải gắn chặt vào dung nhan của Chúa hơn bao giờ hết” (đoạn 16.2).

Sau nữa, ĐTC thúc giục cộng đồng Dân Chúa tiếp tục làm cho Hồng Ân Năm Thánh sinh hoa kết trái:

• “Tôi hy vọng rằng, trong số những ai tham dự vào Cuộc Mừng Kỷ Niệm này, nhiều người sẽ được lợi ích bởi ân sủng ấy, ở chỗ, hoàn toàn nhận thức được những đ̣i hỏi của ân sủng ḿnh nhận được. Để rồi, Cuộc Mừng Kỷ Niệm có qua đi, trở về với đời sống b́nh thường, chúng ta vẫn ư thức được rằng, sự thánh thiện quan thiết vẫn c̣n là một việc mục vụ khẩn trương hơn bao giờ hết” (đoạn 30.2).

Sau hết, ĐTC kêu gọi tiếp tục sống di sản của Đại Năm Thánh là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, bằng nỗ lực nên thánh qua đời cầu nguyện:

• “Cuộc mừng kỷ niệm này đă để lại nơi chúng ta nhiều nhung nhớ. Thế nhưng, nếu chúng ta hỏi cốt lơi của di sản lớn lao lưu lại nơi chúng ta ấy là ǵ, Tôi sẽ không ngần ngại cho di sản lớn lao đó là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, một Chúa Kitô được nh́n qua những tính chất lịch sử và mầu nhiệm của Người, một Chúa Kitô được nhận biết ở việc Người hiện diện nhiều mặt nơi Giáo Hội cũng như trên thế giới, và được tuyên xưng như là chính ư nghĩa của lịch sử cũng như là ánh sáng cho cuộc hành tŕnh của cuộc sống” (đoạn 15.1);

• “Việc luyện tập nên thánh này đ̣i cuộc sống Kitô hữu phải nổi vượt về nghệ thuật cầu nguyện. Năm Mừng Kỷ Niệm là một năm cầu nguyện tha thiết hơn, riêng cũng như chung… Cầu nguyện làm phát triển cuộc trao đổi với Chúa Kitô, Đấng làm cho chúng ta trở thành những bạn hữu thân thiết của Người: ‘Các con hăy ở trong Thày và Thày ở trong các con’ (Jn 15:4). Cuộc trao đổi tương thân này là chính bản chất và là linh hồn của đời sống Kitô hữu, cũng là điều kiện cho tất cả mọi sinh hoạt mục vụ đích thực nữa. Cuộc trao đổi tương thân này, do Chúa Thánh Thần mang lại cho chúng ta, hướng chúng ta tới việc chiêm ngưỡng dung nhan Cha, nơi Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Học được việc cầu nguyện theo kiểu mẫu Ba Ngôi Thiên Chúa này, cũng như sống kiểu mẫu cầu nguyện đó một cách trọn vẹn, đặc biệt trong phụng vụ là tuyệt đỉnh và là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, 10), mà c̣n cả theo cảm nghiệm riêng tư của ḿnh nữa, đó là bí quyết của một Kitô Giáo thực sự sinh động, một Kitô Giáo không lo sợ về tương lai, v́ nó liên tục trở về nguồn và t́m thấy nơi chính ḿnh sự sống mới” (đoạn 32);

• “Nhu cầu khẩn thiết trước tiên là hăy lợi dụng ḷng ước muốn chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Kitô như chúng ta đă cảm nghiệm thấy trong năm Mừng Kỷ Niệm. Qua dung nhan nhân loại của Người Con Mẹ Maria ấy, chúng ta nhận ra Lời hóa thành nhục thể nơi tất cả thần tính và nhân tính của Người” (đoạn 8.1).

Theo chiều hướng sống di sản Đại Năm Thánh là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng việc cầu nguyện này của Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ trên đây, trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, ĐTC Gioan Phaolô II đă minh định là Ngài muốn bổ túc thêm bức Tông Thư kết thúc Năm Thánh ấy về khía cạnh Thánh Mẫu, khía cạnh cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng Kinh Mân Côi:

• “Bởi thế, để tiếp tục ư tưởng của Tôi trong Tông Thư ‘Vào Lúc Mở Màn Cho Một Ngàn Năm Mới’, một bức tông thư Tôi đă mời gọi dân Chúa sau khi cảm nghiệm được Năm Thánh hăy ‘bắt đầu lại từ Chúa Kitô’ (AAS 93 [2001], 285), Tôi cảm thấy được thúc đẩy trong việc cần phải cống hiến những suy tưởng về Kinh Mân Côi, như một thứ bổ túc về Thánh Mẫu cho Bức Tông Thư ấy và như là một lời kêu gọi hăy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô với Mẹ Rất Thánh của Người và tại học đường của Mẹ Người. Việc lần hạt Mân Côi không là ǵ khác ngoài việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Như là một cách thức để nhấn mạnh đến lời mời gọi này, nhân dịp kỷ niệm 120 năm tới đây của bức Thông Điệp đă được nhắc đến trên đây của Đức Lêô XIII, Tôi muốn rằng trong thời gian của năm này, Kinh Mân Côi phải được đặc biệt đề cao và phát động nơi các cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Vậy Tôi công bố từ Tháng 10/2002 tới 10/2003 là Năm Mân Côi… Kinh Mân Côi, với tất cả ư nghĩa của ḿnh, nằm ngay tâm điểm của đời sống Kitô hữu; kinh này cống hiến một cơ hội quen thuộc nhưng lại đầy linh thiêng và tri thức cho việc chiêm ngưỡng của mỗi người, cho việc đào luyện Dân Chúa cũng như cho việc tân truyền bá Phúc Âm Hóa” (đoạn 3).

Như thế, về lư do sở dĩ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mở Năm Mân Côi, theo Huấn Từ ban hành Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria ngày 16/10/2002, Đức Thánh Cha cho biết ba lư do chính, thứ nhất, liên quan đến việc kỷ niệm mừng 25 năm Giáo Hoàng của Ngài vào tháng 10 năm tới, thứ hai, liên quan đến việc mừng 120 năm Thông Điệp đầu tiên về Kinh Mân Côi của Đức Thánh Cha Lêô XIII, và thứ ba liên quan đến Đại Năm Thánh 2000 như sau:
• “Cùng với việc ban hành văn thư nói về kinh nguyện Mân Côi này, Tôi cũng công bố một năm kéo dài từ Tháng Mười 2002 tới Tháng Mười 2003, đó là ‘Năm Mân Côi’. Tôi làm như vậy, chẳng những v́ đây là năm thứ 25 giáo triều của Tôi, mà c̣n v́ là dịp kỷ niệm 120 năm Thông Điệp ‘Supremi Apostolatus Officio’ được Vị Tiền Nhiệm của Tôi là Đức Lêô XIII ban hành vào ngày 1/9/1883 để mở màn cho một loạt các văn kiện đặc biệt khác của Ngài về Kinh Mân Côi. Ngoài ra, c̣n có một lư do nữa, đó là trong lịch sử của Các Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm c̣n có một truyền thống tốt lành, ở chỗ, sau Năm Thánh dâng kính Chúa Kitô và tôn kính công cuộc Cứu Chuộc của Người c̣n có một năm dâng kính cho Mẹ Maria nữa, như thể muốn kêu cầu với Mẹ để Mẹ giúp cho các ân sủng đă nhận lănh từ Năm Thánh được sinh hoa kết trái”.

Nếu lư do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mở Năm Mân Côi có liên hệ với ba dịp mừng kỷ niệm trên đây th́ mục đích Ngài mở Năm Mân Côi là để làm ǵ, th́ Ngài đă nói rơ ở đoạn 3 trên đây, đó là:

• “Tôi muốn rằng trong thời gian của năm này, Kinh Mân Côi phải được đặc biệt đề cao và phát động nơi các cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Vậy Tôi công bố từ Tháng 10/2002 tới 10/2003 là Năm Mân Côi… Kinh Mân Côi, với tất cả ư nghĩa của ḿnh, nằm ngay tâm điểm của đời sống Kitô hữu; kinh này cống hiến một cơ hội quen thuộc nhưng lại đầy linh thiêng và huấn đức cho việc chiêm ngưỡng của mỗi người, cho việc đào luyện Dân Chúa cũng như cho việc tân truyền bá Phúc Âm Hóa”.

Căn cứ vào câu cuối cùng của đoạn văn này, nhất là ở những chỗ chữ đậm, chúng ta thấy Năm Mân Côi có hai mục đích rơ ràng, mục đích gần và mục đích xa. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu mục đích của Năm Mân Côi như thế này: Đức Thánh Cha có ư mở Năm Mân Côi không phải chỉ để “đặc biệt đề cao và phát động Kinh Mân Côi nơi các cộng đồng Kitô giáo khác nhau” (mục đích gần), mà c̣n để nhờ Năm Mân Côi này, nhờ thời gian “đề cao và phát động Kinh Mân Côi” này, Kitô hữu đi sâu vào đời sống nội tâm hơn, ở chỗ cùng Mẹ Maria “chiêm ngưỡng” dung nhan Chúa Kitô, và nhờ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, Kitô hữu được “đào luyện” trở nên thánh thiện hơn, đến độ có thể chiếu tỏa dung nhan của Người ra nơi đời sống chứng nhân của ḿnh, qua “việc tân truyền bá phúc âm hóa” trong thời điểm Hậu Đại Năm Thánh “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” là Ngàn Năm Thứ Ba Kitô Giáo, một Mùa Xuân Gieo Tin Mừng Cứu Độ.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL