Mục Đích Năm Thánh Mẫu Mân Côi

10/2002-2003

 

Để biết được đích xác lư do tại sao Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mở Năm Mân Côi hay để biết mục đích Ngài mở Năm Mân Côi làm ǵ, chúng ta cần phải chẳng những căn cứ vào những ǵ Ngài viết ở đoạn 3 về Năm Mân Côi trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria được ban bố trong buổi triều kiến chung hằng tuần, Thứ Tư 16/10/2002, ngày kỷ niệm đúng 24 năm được bầu làm giáo hoàng, mà c̣n phải căn cứ vào cả Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ được ban hành vào ngày Lễ Chúa Hiển Linh 6/1/2001 để kết thúc Đại Năm Thánh 2000 nữa. Thật vậy, trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă tỏ ra, về phần tiêu cực, cảm thấy lo âu về vấn đề sống đạo Hậu Đại Năm Thánh của cộng đồng Dân Chúa khắp nơi trên thế giới, nên về phần tích cực, Ngài đă thúc giục cộng đồng Dân Chúa hăy tiếp tục làm cho Hồng Ân Năm Thánh được trổ sinh hoa trái, ở chỗ tiếp tục sống di sản của Đại Năm Thánh là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, bằng nỗ lực nên thánh qua đời sống cầu nguyện.

Trước hết, ĐTC cảm thấy lo âu về vấn đề sống đạo Hậu Đại Năm Thánh:

• “Giờ đây chúng ta phải nh́n về phía trước, chúng ta phải tin tưởng vào lời của Chúa Kitô: Duc in altum để ‘thả lưới ở chỗ nước sâu’. Những ǵ chúng ta đă thực hiện trong năm nay không thể biện minh cho cảm giác tự măn, và càng không thể để cho những việc đó khiến chúng ta buông lơi việc dấn thân của ḿnh. Ngược lại, cảm nghiệm chúng ta có được phải khơi lên trong chúng ta một nguồn sinh lực mới, và thôi thúc chúng ta đem nhiệt t́nh chúng ta đă cảm nghiệm được đầu tư vào những việc làm cụ thể. Chính Chúa Giêsu đă cảnh giác chúng ta rằng: ‘Ai đă tra tay vào cầy mà c̣n quay trở lại th́ không xứng với vương quốc của Thiên Chúa’ (Lk 9:62). V́ Vương Quốc này mà chúng ta không có thời gian để nh́n lại, thậm chí càng không được trở thành lười biếng” (đoạn 15.2);

• “Vào lúc kết thúc Cuộc Mừng Kỷ Niệm đây, khi mà chúng ta trở lại với sinh hoạt thường nhật, ôm ấp trong ḷng kho tàng của chính thời điểm đặc biệt ấy, mắt chúng ta lại càng phải gắn chặt vào dung nhan của Chúa hơn bao giờ hết” (đoạn 16.2).

Sau nữa, ĐTC thúc giục cộng đồng Dân Chúa tiếp tục làm cho Hồng Ân Năm Thánh sinh hoa kết trái:

• “Tôi hy vọng rằng, trong số những ai tham dự vào Cuộc Mừng Kỷ Niệm này, nhiều người sẽ được lợi ích bởi ân sủng ấy, ở chỗ, hoàn toàn nhận thức được những đ̣i hỏi của ân sủng ḿnh nhận được. Để rồi, Cuộc Mừng Kỷ Niệm có qua đi, trở về với đời sống b́nh thường, chúng ta vẫn ư thức được rằng, sự thánh thiện quan thiết vẫn c̣n là một việc mục vụ khẩn trương hơn bao giờ hết” (đoạn 30.2).

Sau hết, ĐTC kêu gọi tiếp tục sống di sản của Đại Năm Thánh là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, bằng nỗ lực nên thánh qua đời cầu nguyện:

• “Cuộc mừng kỷ niệm này đă để lại nơi chúng ta nhiều nhung nhớ. Thế nhưng, nếu chúng ta hỏi cốt lơi của di sản lớn lao lưu lại nơi chúng ta ấy là ǵ, Tôi sẽ không ngần ngại cho di sản lớn lao đó là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, một Chúa Kitô được nh́n qua những tính chất lịch sử và mầu nhiệm của Người, một Chúa Kitô được nhận biết ở việc Người hiện diện nhiều mặt nơi Giáo Hội cũng như trên thế giới, và được tuyên xưng như là chính ư nghĩa của lịch sử cũng như là ánh sáng cho cuộc hành tŕnh của cuộc sống” (đoạn 15.1);

• “Việc luyện tập nên thánh này đ̣i cuộc sống Kitô hữu phải nổi vượt về nghệ thuật cầu nguyện. Năm Mừng Kỷ Niệm là một năm cầu nguyện tha thiết hơn, riêng cũng như chung… Cầu nguyện làm phát triển cuộc trao đổi với Chúa Kitô, Đấng làm cho chúng ta trở thành những bạn hữu thân thiết của Người: ‘Các con hăy ở trong Thày và Thày ở trong các con’ (Jn 15:4). Cuộc trao đổi tương thân này là chính bản chất và là linh hồn của đời sống Kitô hữu, cũng là điều kiện cho tất cả mọi sinh hoạt mục vụ đích thực nữa. Cuộc trao đổi tương thân này, do Chúa Thánh Thần mang lại cho chúng ta, hướng chúng ta tới việc chiêm ngưỡng dung nhan Cha, nơi Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Học được việc cầu nguyện theo kiểu mẫu Ba Ngôi Thiên Chúa này, cũng như sống kiểu mẫu cầu nguyện đó một cách trọn vẹn, đặc biệt trong phụng vụ là tuyệt đỉnh và là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, 10), mà c̣n cả theo cảm nghiệm riêng tư của ḿnh nữa, đó là bí quyết của một Kitô Giáo thực sự sinh động, một Kitô Giáo không lo sợ về tương lai, v́ nó liên tục trở về nguồn và t́m thấy nơi chính ḿnh sự sống mới” (đoạn 32);

• “Nhu cầu khẩn thiết trước tiên là hăy lợi dụng ḷng ước muốn chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Kitô như chúng ta đă cảm nghiệm thấy trong năm Mừng Kỷ Niệm. Qua dung nhan nhân loại của Người Con Mẹ Maria ấy, chúng ta nhận ra Lời hóa thành nhục thể nơi tất cả thần tính và nhân tính của Người” (đoạn 8.1).

Theo chiều hướng sống di sản Đại Năm Thánh là việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng việc cầu nguyện này của Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ trên đây, trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, ĐTC Gioan Phaolô II đă minh định là Ngài muốn bổ túc thêm bức Tông Thư kết thúc Năm Thánh ấy về khía cạnh Thánh Mẫu, khía cạnh cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng Kinh Mân Côi:

• “Bởi thế, để tiếp tục ư tưởng của Tôi trong Tông Thư ‘Vào Lúc Mở Màn Cho Một Ngàn Năm Mới’, một bức tông thư Tôi đă mời gọi dân Chúa sau khi cảm nghiệm được Năm Thánh hăy ‘bắt đầu lại từ Chúa Kitô’ (AAS 93 [2001], 285), Tôi cảm thấy được thúc đẩy trong việc cần phải cống hiến những suy tưởng về Kinh Mân Côi, như một thứ bổ túc về Thánh Mẫu cho Bức Tông Thư ấy và như là một lời kêu gọi hăy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô với Mẹ Rất Thánh của Người và tại học đường của Mẹ Người. Việc lần hạt Mân Côi không là ǵ khác ngoài việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Như là một cách thức để nhấn mạnh đến lời mời gọi này, nhân dịp kỷ niệm 120 năm tới đây của bức Thông Điệp đă được nhắc đến trên đây của Đức Lêô XIII, Tôi muốn rằng trong thời gian của năm này, Kinh Mân Côi phải được đặc biệt đề cao và phát động nơi các cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Vậy Tôi công bố từ Tháng 10/2002 tới 10/2003 là Năm Mân Côi… Kinh Mân Côi, với tất cả ư nghĩa của ḿnh, nằm ngay tâm điểm của đời sống Kitô hữu; kinh này cống hiến một cơ hội quen thuộc nhưng lại đầy linh thiêng và tri thức cho việc chiêm ngưỡng của mỗi người, cho việc đào luyện Dân Chúa cũng như cho việc tân truyền bá Phúc Âm Hóa” (đoạn 3).

Như thế, về lư do sở dĩ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mở Năm Mân Côi, theo Huấn Từ ban hành Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria ngày 16/10/2002, Đức Thánh Cha cho biết ba lư do chính, thứ nhất, liên quan đến việc kỷ niệm mừng 25 năm Giáo Hoàng của Ngài vào tháng 10 năm tới, thứ hai, liên quan đến việc mừng 120 năm Thông Điệp đầu tiên về Kinh Mân Côi của Đức Thánh Cha Lêô XIII, và thứ ba liên quan đến Đại Năm Thánh 2000 như sau:

• “Cùng với việc ban hành văn thư nói về kinh nguyện Mân Côi này, Tôi cũng công bố một năm kéo dài từ Tháng Mười 2002 tới Tháng Mười 2003, đó là ‘Năm Mân Côi’. Tôi làm như vậy, chẳng những v́ đây là năm thứ 25 giáo triều của Tôi, mà c̣n v́ là dịp kỷ niệm 120 năm Thông Điệp ‘Supremi Apostolatus Officio’ được Vị Tiền Nhiệm của Tôi là Đức Lêô XIII ban hành vào ngày 1/9/1883 để mở màn cho một loạt các văn kiện đặc biệt khác của Ngài về Kinh Mân Côi. Ngoài ra, c̣n có một lư do nữa, đó là trong lịch sử của Các Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm c̣n có một truyền thống tốt lành, ở chỗ, sau Năm Thánh dâng kính Chúa Kitô và tôn kính công cuộc Cứu Chuộc của Người c̣n có một năm dâng kính cho Mẹ Maria nữa, như thể muốn kêu cầu với Mẹ để Mẹ giúp cho các ân sủng đă nhận lănh từ Năm Thánh được sinh hoa kết trái”.

Nếu lư do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mở Năm Mân Côi có liên hệ với ba dịp mừng kỷ niệm trên đây th́ mục đích Ngài mở Năm Mân Côi là để làm ǵ, th́ Ngài đă nói rơ ở đoạn 3 trên đây, đó là:

• “Tôi muốn rằng trong thời gian của năm này, Kinh Mân Côi phải được đặc biệt đề cao và phát động nơi các cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Vậy Tôi công bố từ Tháng 10/2002 tới 10/2003 là Năm Mân Côi… Kinh Mân Côi, với tất cả ư nghĩa của ḿnh, nằm ngay tâm điểm của đời sống Kitô hữu; kinh này cống hiến một cơ hội quen thuộc nhưng lại đầy linh thiêng và huấn đức cho việc chiêm ngưỡng của mỗi người, cho việc đào luyện Dân Chúa cũng như cho việc tân truyền bá Phúc Âm Hóa”.

Căn cứ vào câu cuối cùng của đoạn văn này, nhất là ở những chỗ chữ đậm, chúng ta thấy Năm Mân Côi có hai mục đích rơ ràng, mục đích gần và mục đích xa. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu mục đích của Năm Mân Côi như thế này: Đức Thánh Cha có ư mở Năm Mân Côi không phải chỉ để “đặc biệt đề cao và phát động Kinh Mân Côi nơi các cộng đồng Kitô giáo khác nhau” (mục đích gần), mà c̣n để nhờ Năm Mân Côi này, nhờ thời gian “đề cao và phát động Kinh Mân Côi” này, Kitô hữu đi sâu vào đời sống nội tâm hơn, ở chỗ cùng Mẹ Maria “chiêm ngưỡng” dung nhan Chúa Kitô, và nhờ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, Kitô hữu được “đào luyện” trở nên thánh thiện hơn, đến độ có thể chiếu tỏa dung nhan của Người ra nơi đời sống chứng nhân của ḿnh, qua “việc tân truyền bá phúc âm hóa” trong thời điểm Hậu Đại Năm Thánh “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” là Ngàn Năm Thứ Ba Kitô Giáo, một Mùa Xuân Gieo Tin Mừng Cứu Độ.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL