Khổng Long Satan  

   Phải, các cuộc Mẹ Maria hiện ra từ trước đến nay, tiêu biểu nhất là ở Balê năm 1830, ở La Salette năm 1846, ở Lộ Đức năm 1858 và ở Fatima năm 1917, chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là dẫn con cái Giáo Hội nói riêng và loài người nói chung về với Thiên Chúa, tức làm cho Ngài được nhận biết và yêu mến nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài cũng là Con Mẹ. Lời kêu gọi cuối cùng của Mẹ để kết thúc Biến Cố Fatima nói riêng cũng như để đúc kết các cuộc hiện ra trước đó của Mẹ nói chung, (có thể v́ đă được “đúc kết” như thế mà sau các biến cố được kể đến trên đây không c̣n một cuộc hiện ra của Mẹ nào nữa, hay có chăng nữa cũng chỉ lập lại sứ điệp cuối cùng này mà thôi), đó là: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”.

 

Đúng thế, “nhận biết” Thiên Chúa là mục đích chính yếu của con người sống trên trần gian này. Theo mạc khải, đó chính là sự sống đời đời của con người (cả ở đời này lẫn đời sau): “Sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn.17:3).

 

Thế nhưng, con người nói riêng và tạo vật nói chung không thể nào tự ḿnh có thể nhận biết “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24), nếu chính Ngài không tỏ ḿnh ra cho họ. Vậy “Thiên Chúa là Thần Linh” đă tỏ ḿnh ra cho thụ tạo của Ngài, trong đó có con người, như thế nào, nếu không phải Ngài đă chính thức và trọn vẹn tỏ ḿnh Ngài cho nhân loại chúng ta qua chính Con Ngài là “Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn.1:14): “T́nh yêu Thiên Chúa đă tỏ ra nơi chúng ta là ở chỗ Ngài đă sai Con Một Ngài đến thế gian để chúng ta nhờ Con mà có sự sống” (1Jn.4:9).

 

Nếu “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một ḿnh để ai tin Con th́ không phải chết, nhưng được sự sống đời đời” (Jn.3:16), th́ Thiên Chúa tỏ ḿnh ra, ở chỗ “ban Con Một ḿnh” chính là để thông ban “sự sống đời đời” cho nhân loại, tức Thiên Chúa muốn nhân loại, qua “Con Một Ngài” nhận biết Ngài, bằng cách “tin Con” Ngài. Và nếu “nhận biết là sự sống đời đời” th́ việc Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho con người cũng chính là việc Ngài thông ban “sự sống đời đời” cho con người: “Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống này ở nơi Con Ngài. Ai có Con th́ có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa th́ không có sự sống” (1Jn.5:11-12).

 

V́ mục đích chính yếu Thiên Chúa muốn dựng nên chung tạo vật và riêng con người là để ban “sự sống đời đời”, tức để tạo vật có thể tham dự và chung hưởng “sự sống đời đời” của Ngài và với Ngài, ở chỗ “nhận biết” Ngài như Ngài nhận biết chính Ḿnh Ngài, mà Ngài đă ban cho con người  khả năng để họ có thể “nhận biết Ngài, như ư định của Ngài trong việc tạo thành họ: “Chúng ta hăy dựng nên con người theo h́nh ảnh chúng ta, tương tự như chúng ta” (Gn.1:26). Như thế, con người là tấm gương phản ảnh “Thiên Chúa vô h́nh” (Col.1:13).

 

Thật ra, Thiên Chúa vô cùng toàn hảo không cần phải, như con người, soi gương mới biết được dung nhan diện mạo của ḿnh, nghĩa là Thiên Chúa phải làm một gương soi là con người th́ Ngài mới biết được ḿnh Ngài. Là Đấng Tự Hữu, tức là Đấng không phát xuất từ hay được sinh ra bởi một nguyên nhân ngoại tại nào khác ngoài chính ḿnh, Thiên Chúa tự ḿnh đă có “sự sống đời đời” và là Đấng Hằng Sống, nghĩa là Đấng Hằng Nhận Biết Ḿnh. Nếu Thiên Chúa Hằng SốngHằng Biết Ḿnh như thế, th́ nơi Ngài phải hằng có một ư tưởng chính xác hay một h́nh ảnh trung thực về chính Ngài, và “ư tưởng chính xác” hay “h́nh ảnh trung thực” nơi Thiên Chúa đây c̣n là ǵ khác hơn ngoài Lời của Ngài cũng là Con của Ngài: “Ngay từ ban đầu đă có Lời; Lời ở nơi Thiên Chúa” (Jn.1:1); “Người Con này là phản ánh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của hữu thể Cha” (Heb.1:3).

 

Bởi thế, Lời của Thiên Chúa hay Con của Thiên Chúa, “được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha”, theo Kinh Tin Kính của Giáo Hội Công Giáo này, chính là “sự sống đời đời” nơi Thiên Chúa và của Thiên Chúa Hằng Sống: “Đây là điều chúng tôi đă loan báo cho anh em, điều đă có từ ban đầu, điều tai chúng tôi đă nghe, điều mắt chúng tôi đă nh́n, điều chúng tôi đă trông thấy và tay chúng tôi đă sờ thấy, chúng tôi muốn nói về lời sự sống. (Sự sống này đă trở nên hữu h́nh; chúng tôi đă thấy và làm chứng cho sự sống ấy, rồi chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời này, một sự sống hằng ở nơi Cha và đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta). Điều chúng tôi đă thấy và đă nghe th́ chúng tôi đem loan báo cho anh em, để anh em được chia sẻ sự sống với chúng tôi. Mối hiệp thông này của chúng ta là được thông hiệp với Cha và với Con Ngài là Đức Giêsu Kitô” (1Jn.1:3).

 

Đúng vậy, chính v́ ư định của Thiên Chúa trong việc dựng nên con người tạo vật chúng ta “theo h́nh ảnh và tương tự như” Ngài là để tạo vật chúng ta có thể “thông hiệp với Cha và với Con Ngài là Đức Giêsu Kitô” như thế, tức được “sự sống đời đời” như Thiên Chúa và của Thiên Chúa, hay được “nhận biết” Thiên Chúa như Ngài nhận biết Ḿnh Ngài là chính Lời của Ngài cũng là Con của Ngài, mà “Lời đă hóa thánh nhục thể và ở giữa chúng ta, chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư” (Jn.1:14), đúng như Kinh Tin Kính của Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng: “V́ loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đă từ trời xuống thế”.

 

Vâng, chỉ v́ “không ai đă từng được thấy Thiên Chúa (mà) Chính Thiên Chúa Ngôi Con duy nhất hằng ở nơi Cha (mới) là Đấng tỏ Cha ra” (Jn.1:18), và cũng v́ muốn con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa có thể được “thông hiệp với Cha và với Con Ngài là Đức Giêsu Kitô”, mà “tới thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ngài đến, được hạ sinh bởi một người nữ, được hạ sinh theo lề luật, để giải cứu khỏi lề luật những ai lụy thuộc lề luật, nhờ đó chúng ta được hưởng t́nh trạng làm những đứa con được thừa nhận” (Gal.4:4-5), một mầu nhiệm thần linh, cũng là một biến cố yêu thương, đă được Giáo Hội Công Giáo chiêm ngưỡng và xác nhận nơi Kinh Tin Kính của ḿnh: “Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đă nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria và đă làm người”.

 

Mầu nhiệm “Thiên Chúa Ngôi Con duy nhất” “nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria và đă làm người” này cũng được Sách Khải Huyền diễn tả như sau: “Trên không trung một dấu lạ cả thể xuất hiện, đó là một người nữ ḿnh mặc mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai tinh tú. V́ người nữ đă mang thai, nên bà kêu la đau đớn khi chuyển bụng sinh con” (Rev.12:1-2). Tuy nhiên, ngay bên cạnh “dấu lạ cả thể xuất hiện trên không trung” này, Sách Khải Huyền c̣n cho biết: “Đoạn có một dấu lạ khác cũng xuất hiện trên không trung: đó là một con khổng long, ḿnh rực lửa, có bảy đầu và mười sừng; bảy đầu của nó có bảy vương miện. Đuôi của nó đă quét một phần ba tinh tú trên trời mà hất xuống đất. Bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, chực sẵn để nuốt người con của bà khi con trẻ được sinh ra” (Rev.12:3-4).

 

Qua thị kiến của Tông Đồ Gioan về “dấu lạ khác cũng xuất hiện trên không trung” đây, ngay bên cạnh “dấu lạ cả thể” kia, đă cho thấy một cảnh hoàn toàn tương phản nhau giữa “con khổng long” và “người nữ”, chỉ trừ hai điểm giống nhau, ở chỗ, cả hai đều “xuất hiện” với tính cách là “một dấu lạ”, biểu hiệu cho những ǵ sẽ xẩy ra song được báo trước cho biết, và “xuất hiện” ở cùng một nơi, đó là “trên không trung”, biểu hiệu cho thời điểm trước chiến cuộc xẩy ra, chứ không phải “dưới đất”, biểu hiệu cho cả nơi và lúc cuộc chiến thực sự bùng nổ.

 

“Cảnh hoàn toàn tương phản” nhau giữa “người nữ” nơi “dấu lạ cao cả” và “con khổng long” nơi “dấu lạ khác” được nhận thấy qua 4 điều sau đây:

 

Û        Điều tương phản thứ nhất giữa hai “dấu lạ xuất hiện trên không trung”, đó là: trong khi “người nữ ḿnh mặc mặt trời”, h́nh ảnh biểu hiệu cho thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, nhân vật “xuất hiện” như rạng đông báo hiệu “mặt trời công chính với những tia sáng chữa lành sẽ mọc lên” (Mal.3:20) là Đức Giêsu Kitô; th́ “con khổng long ḿnh rực lửa” hận thù, được biểu lộ qua thái độ nó “đứng trước người nữ sắp sinh con, chực sẵn để nuốt người con của bà khi con trẻ được sinh ra”.

 

Û        Điều tương phản thứ hai giữa hai “dấu lạ xuất hiện trên không trung”, đó là: trong khi “người nữ chân đạp mặt trăng”, một h́nh ảnh biểu hiệu cho vai tṛ Mẹ Giáo Hội của Đức Maria, một mẫu gương vừa là Trinh Nữ lănh nhận Chúa Kitô đồng thời cũng vừa là Mẹ hạ sinh Chúa Kitô, một mẫu gương mà Giáo Hội, như mặt trăng hấp thụ và phản ánh mặt trời thế nào, cũng lănh nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô là “ánh sáng thế gian” (Jn.8:12) để “soi sáng cho tất cả mọi người trong nhà” (Mt.5:15) nhân loại như vậy; th́ “con khổng long” lại không có chân mà chỉ có đuôi, một cái “đuôi” gương mù “của nó đă quét một phần ba tinh tú trên trời mà hất xuống đất”, biểu hiệu cho con số thần trời bị hư đi theo nó.

 

Û        Điều tương phản thứ ba giữa hai “dấu lạ xuất hiện trên không trung”, đó là: trong khi “người nữ đầu đội triều thiên mười sao tinh tú”, một h́nh ảnh biểu hiệu cho vương quyền Nữ Vương Thần Thánh của Đức Maria, thành phần bao gồm cả “thần” là “12 đạo binh thiên thần” (Mt.26:53) lẫn “thánh” là toàn thể thành phần được cứu rỗi trong số 12 chi tộc dân Do Thái cùng với số những người tin vào Đức Giêsu Kitô nhờ chứng của “nhóm 12” (Mt.10:5), “12 tông đồ” (Mt.10:2); th́ “con khổng long có bảy đầu và mười sừng; trên bảy đầu của nó có bảy vương miện”, là h́nh ảnh biểu hiệu cho các chước cám dỗ  của ma qủi được tóm lại trong bảy mối tội đầu, yếu tố vương miện  làm chủ điều khiến con người nhiễm nguyên tội để như sừng tấn công mười điều răn Chúa.

 

Û        Điều tương phản thứ bốn giữa hai “dấu lạ xuất hiện trên không trung”, đó là: trong khi “người nữ kêu la đau đớn khi chuyển bụng sinh con”, một h́nh ảnh biểu hiệu cho thiên chức Đồng Công Cứu Chuộc của Đức Maria trong sứ mệnh hạ sinh Con Mẹ “bên thập giá Chúa Giêsu” (Jn.19:25) như “giá chuộc mọi người” (1Tim.2:6); th́ “bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, chực sẵn để nuốt người con của bà khi con trẻ được sinh ra”, một h́nh ảnh biểu hiệu cho việc “ma qủi hay Satan” chống đối không chấp nhận (“đứng trước”) mầu nhiệm nhập thể, cũng như âm mưu phá hoại (“chực sẵn để nuốt”) công cuộc cứu thế của Thiên Chúa làm người nơi Đức Giêsu Kitô nhờ đệ nhất tạo vật của Ngài là Trinh Nữ Maria.

 

Phải, “con khổng long” đây, theo Sách Khải Huyền, cũng cùng trong đoạn về hai “dấu lạ xuất hiện trên không trung” sau đó cho biết, đó là “con cựu xà, tức ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9).

 

Thế nhưng, “Satan” đă “cám dỗ cả thế gian” như thế nào, nếu không phải hắn đă “cám dỗ cả thế gian” cũng làm như hắn, trong việc “chống đối không chấp nhận mầu nhiệm nhập thể, cũng như âm mưu phá hoại công cuộc cứu thế của Thiên Chúa”.

 

Ở đây chúng ta mới có thể hiểu được nguyên do sâu xa tại sao vào ngày 10-12-1925, cả Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng hiện ra với chị Lucia ở Pontevedra nước Tây Ban Nha để xin riêng chị cũng như chung con cái Mẹ đền tạ hai thứ tội, đó là tội “lộng ngôn và vô ơn”: tội “lộng ngôn” ở tại việc “chống đối không chấp nhận mầu nhiệm nhập thể”, và tội “vô ơn” ở tại việc “phá hoại công cuộc cứu thế của Thiên Chúa”.

 

Chiến lược này của Satan cũng được Sách Khải Huyền, ở câu kết đoạn về hai “dấu lạ xuất hiện trôn không trung”, đă cho biết như sau: “Uất hận bởi việc người nữ thoát thân, con rồng đă đi giao chiến với con cái c̣n lại của bà, với thành phần giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Rev.12:17).

 

“Thành phần giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa” mà “con rồng giao chiến” đây là ai, nếu không phải là thành phần nhận biết Thiên Chúa, nhận biết Ngài nơi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn.1:14), Đấng đă “được hạ sinh bởi một người nữ, được hạ sinh theo lề luật” (Gal.4:4).  

 

“Thành phần... làm chứng cho Chúa Giêsu” mà “con rồng giao chiến” đây không phải chỉ là “thành phần giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa”, để bù lại những tội “lộng ngôn” phạm thượng đến Thiên Chúa làm người nơi “Lời đă hoá thành nhục thể”, mà c̣n là thành phần nỗ lực làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa nữa, bằng đời sống chứng nhân sống động đích thực của ḿnh, để bù lại những tội “vô ơn” loài người xử với “Đấng không tiếc song đă phó nộp Con Một Ngài” (Rm.8:32).

 

V́ Satan “đă giao chiến với thành phần giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu”, theo chiến lược “chống đối” mầu nhiệm nhập thể và “phá hoại” công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa như thế, mà Sách Khải Huyền đă cho thấy, ở câu cuối cùng của cả đoạn về hai “dấu lạ xuất hiện trên không trung”: “Con rồng đă đứng trên băi biển” (Rev.12:17), tức ở ngay biên giới giữa nước và đất: nước là một thể lỏng, có thể biểu hiệu cho những ǵ mầu nhiệm và thần linh, như mầu nhiệm nhập thể bị ngụy thần phạm thượng “lộng ngôn”; và đất là một thể đặc, có thể biểu hiệu cho những ǵ cụ thể và nhân bản, như việc cứu chuộc của Thiên Chúa bị con người tỏ ra thái độ “vô ơn”. Và đó cũng là lư do hiện hữu của hai con mănh thú, một xuất thân từ biển và một từ đất tiến lên (x.Rev.13:1,11).