Mănh Thú Phản Kitô

   Bấy giờ tôi thấy một con mănh thú xuất thân từ biển, có 10 xừng và 7 đầu; trên các xừng của nó có 10 vương miện và trên các đầu của nó có các danh hiệu lộng ngôn. Con mănh thú mà tôi thấy đó giống như một con beo, nhưng chân có móng giống như con gấu và có miệng như sư tử. Con rồng đă ban cho nó năng lực và ngai ṭa của ḿnh cùng với quyền bính cả thể. Tôi để ư thấy rằng một trong những đầu của con mănh thú h́nh như bị trọng thương, nhưng vết thương này đă được chữa lành. Cả thế giới lạ lùng bỡ ngỡ đă đi theo con mănh thú này. Loài người thờ phượng con rồng v́ nó đă ban quyền bính của nó cho con mănh thú; họ cũng sùng bái con mănh thú mà nói: ‘Ai có thể bằng con mănh thú, hay có thể tiến lên đối chọi với nó?’ Con mănh thú được ban cho một cái miệng để thốt lên lời kiêu hănh và lộng ngôn, nhưng quyền năng mà nó nhận được chỉ tồn tại có 42 tháng. Nó bắt đầu phun ra những lời lộng ngôn phạm đến Thiên Chúa, bằng cách chửi rủa Ngài cũng như các phần tử trong thiên gia của Ngài. Con mănh thú được phép nổi lên chống lại dân của Thiên Chúa và thắng được họ. Cũng thế, nó được ban quyền bính trên mọi chủng tộc và mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ và mọi quốc gia. Con mănh thú sẽ được mọi dân cư trên mặt đất tôn thờ, những kẻ không có tên được ghi trong cuốn sổ hằng sống từ khi tạo thành thế giới, cuốn sổ thuộc về Con Chiên đă bị sát hại” (Rev.13:1-8).

 

Qua thị kiến của Thánh Gioan Tông Đồ được thuật lại trong Sách Khải Huyền trên đây, th́, “con mănh thú xuất thân từ biển” này chính là hiện thân của “con khổng long”, tức cũng là hiện thân của “Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9). Bởi v́, về diện mạo của ḿnh, “con mănh thú xuất thân từ biển” này cũng có “10 xừng và 7 đầu” (Rev.13:1) như con rồng có “7 đầu và 10 xừng” (Rev.12:3); và về bản chất, nó lại được “con rồng đă ban cho nó năng lực và ngai ṭa cùng với quyền bính cả thể của con rồng” (Rev.13:2).

 

Là hiện thân sống động của chính khổng long Satan, kẻ “đă đứng trước người nữ sắp sinh con” (Rev.12:4), một thái độ tỏ ra lên mặt nghêng ngang phản chống lại mầu nhiệm nhập thể, phạm thượng đến ư muốn tối cao của Thiên Chúa, mà “con mănh thú xuất thân từ biển” cũng sẽ tác hành như khổng long Satan, hay khổng long Satan hoạt động qua nó cũng thế, ở chỗ “thốt lên lời kiêu hănh và lộng ngôn... phun ra những lời lộng ngôn phạm đến Thiên Chúa, bằng cách chửi rủa Ngài cũng như các phần tử trong thiên gia của Ngài” (Rev.13:5,6).

 

“Con mănh thú xuất thân từ biển” chẳng những là hiện thân sống động của khổng long Satan ở diện mạo, bản chất và tác hành của nó, mà c̣n ở cả mưu đồ của nó nữa. Thật thế, nếu khổng long Satan “uất hận trước việc thoát thân của người nữ đă đi giao chiến với phần con cái c̣n lại của người nữ” (Rev.12:17) thế nào, th́ “con mănh thú được phép nổi lên chống lại dân của Thiên Chúa và thắng được họ. Cũng thế, nó được ban quyền bính trên mọi chủng tộc và mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ và mọi quốc gia. Con mănh thú sẽ được mọi dân cư trên mặt đất tôn thờ, những kẻ không có tên được ghi trong cuốn sổ hằng sống từ khi tạo thành hoàn vũ, cuốn sổ thuộc về Con Chiên đă bị sát hại” (Rev.13:7-8).

 

Thế nhưng, “con mănh thú xuất thân từ biển” là hiện thân sống động của “khổng long Satan, tên cám dỗ cả thế gian” này “đă chống lại dân của Thiên Chúa và thắng được họ... và sẽ được mọi dân cư trên mặt đất tôn thờ”, ở chỗ nào và bằng cách nào, nếu không phải ở vết trọng thương nơi một trong “7 đầu” của nó và bằng vết trọng thương đă khỏi này của nó: “Tôi để ư thấy rằng một trong những đầu của con mănh thú h́nh như bị trọng thương, nhưng vết thương đó đă được chữa lành. Cả thế gian lạ lùng bỡ ngỡ đă đi theo con mănh thú này” (Rev.13:3).

 

Thật vậy, “7 đầu” (Rev.13:1) của “con mănh thú xuất thân từ biển”, cũng như “7 đầu” (Rev.12:3) của chính khổng long Satan (như đă được dẫn giải ở trang 75-76), tiêu biểu cho mưu mô của ma qủi được chất chứa trong 7 mối tội đầu. Mà mối tội đầu tiên trong 7 mối tội đầu này, một mối tội đầu tiên trong các mối tội c̣n lại, đó là mối tội kiêu ngạo. Việc “con rồng đứng trước người nữ sinh con” là một thái độ phát xuất từ “những ư nghĩ kiêu căng” (Lk.1:51) của khổng long Satan, hay từ “đầu” óc kiêu căng của hắn cũng vậy.

 

Thế nhưng, chiếc “đầu” tượng trưng cho “những ư nghĩ kiêu căng” này của hắn “đă bị trọng thương” nơi một trong bảy đầu của “con mănh thú từ biển tiến lên” là hiện thân của hắn. Không phải ở chỗ hắn chỉ vô cùng nhục nhă v́ bị “thần Micae cùng với các thần của ngài khống chế và bị mất chỗ của ḿnh trên trời” (Rev.12:7,8), tức “bị hất nhào xuống đất cùng với quân quốc của ḿnh” (Rev.12:9), mà c̣n ở chỗ hắn không thể ngăn cản  được ư định của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm Lời nhập thể “được hạ sinh bởi một người nữ” (Gal.4:4). Trái lại, dù hắn có “ŕnh chờ để nuốt đi con của người nữ khi con trẻ này được sinh ra” (Rev.12:4), thế mà, “người nữ (cũng vẫn) đă sinh một con trai, một người con trai được chỉ định chăn dắt tất cả mọi dân nước bằng cây gậy sắt (tức bằng thập giá cứu rỗi). Con bà được mang lên cùng Thiên Chúa, mang lên ngai ṭa của ḿnh. C̣n chính người nữ đă tẩu thoát vào sa mạc (tức tẩu thoát vào đức tin), một nơi đặc biệt Thiên Chúa đă dọn sẵn cho bà” (Rev.12:5-6).

 

Tuy nhiên, sở dĩ “vết trọng thương” nơi một trong “7 đầu” của “con mănh thú xuất thân từ biển”, hiện thân của khổng long Satan, “đă được chữa lành”, đến nỗi làm cho “cả thế gian lạ lùng bỡ ngỡ đă đi theo con mănh thú này” (Rev.13:3), là nhờ ở bản chất gian dối khéo che đậy của “ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9), đúng như lời Chúa Giêsu phán cùng những người Do Thái không chịu tin vào Người về hắn như sau: “Qúi vị xuất phát từ một người cha là ma qủi và t́nh nguyện làm theo các ư muốn của hắn. Hắn đă mang đến cho con người sự chết ngay từ ban đầu, và hắn không bao giờ tuân theo sự thật; sự thật không có nơi ḿnh hắn. Nói năng dối trá là miệng lưỡi của hắn; hắn là tên gian trá và là cha của các sự dối trá” (Jn.8:44).

 

Đúng thế, “ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9) này “đă mang đến cho con người sự chết ngay từ ban đầu” bằng “miệng lưỡi nói năng dối trá” của hắn, như đă thấy tỏ tường trong gian kế hắn mặc h́nh “con cựu xà” (Rev.12:9) trực tiếp đến cám dỗ nguyên tổ Evà để gián tiếp đánh gục Adong. Bởi nguyên tội này,  “nó đă được ban quyền bính trên mọi chủng tộc và mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ và mọi quốc gia. Con mănh thú sẽ được mọi dân cư trên mặt đất tôn thờ” (Rev.13:7,8). Vương quốc của “ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9), đă được thiết lập kể từ nguyên tội nhờ “con mănh thú xuất thân từ biển” và nơi con mănh thú này là như vậy. 

 

Nếu, theo dự án cứu rỗi của ḿnh, Thiên Chúa thiết lập vương quốc Ngài trên thế gian nhờ Chúa Giêsu Kitô và nơi Chúa Giêsu Kitô thế nào, th́ “con mănh thú xuất thân từ biển” đến để thiết lập vương quốc cho “ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” như thế chính là và phải là phản kitô. Mà, theo Thánh Tông Đồ Gioan, “phản kitô” có thể là một “tinh thần” hay một “con người”, tuy nhiên, dù mặc h́nh thức nào đi nữa, nội dung của “phản kitô” đều chỉ nhắm đến việc chối bỏ “Chúa Giêsu là Đức Kitô”, tức không công nhận “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt”:

 

- “Ai là kẻ dối trá? Họ là kẻ chối rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô. Họ là tên phản kitô, chối cả Cha lẫn Con” (1Jn.2:22);

 

- “Mọi tinh thần không nhận biết Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt th́ không phải bởi Thiên Chúa. Tinh thần như vậy là tinh thần phản kitô” (1Jn.4:3 đối chiếu với 4:2);

 

- “Nhiều kẻ lừa đảo đă lẩn vào thế gian, những con người không nhận biết Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Những con người như vậy là những con người lừa đảo. Đó là tên phản kitô!” (2Jn.7).

 

Như thế, “con mănh thú xuất thân từ biển” là con mănh thú phản kitô, một con mănh thú chống lại mầu nhiệm Lời nhập thể hay là phủ nhận con người Chúa Giêsu Kitô cũng vậy. Việc chống đối mầu nhiệm Lời nhập thể hay phủ nhận con người Chúa Giêsu Kitô của con mănh thú phản kitô được tỏ hiện, trước hết, nơi cá nhân quận vương Hêrôđê, người đă lùng giết hài nhi Giêsu (x.Mt.2:13), rồi tới toàn dân Do Thái: “Người đă tới với dân riêng của Người, song họ không chấp nhận Người” (Jn.1:11), và sau hết tới các lạc thuyết “phản Kitô”, tiêu biểu là các lạc thuyết đă được đề cập đến ở phần một, chương ba, trang 36-37, như lạc thuyết Lưỡng Ngôi (Nestôriô), lạc thuyết Nhất Tính (Monophysitism), lạc thuyết Nhất Ư (Monothelitism).

 

Ngoài ra, c̣n phải kể đến lạc thuyết chính yếu “phản Kitô” đầu tiên do linh mục Ariô (256-336) ở Alexandria truyền bá từ năm 318, hoàn toàn phủ nhận thần tính của Chúa Giêsu Kitô. Theo vị linh mục này, chỉ có một Ngôi Vị duy nhất nơi Thiên Chúa là Chúa Cha mà thôi, c̣n Lời là phương tiện của Thiên Chúa trong việc tạo dựng. Lạc thuyết Ariô “phản kitô” này đă bị Công Đồng Chung Nicêa năm 325, công đồng chung đầu tiên của Giáo Hội, luận bác. Kết qủa là Kinh Tin Kính đă có chữ “đồng bản thể” (homoousios) mà cho tới ngày nay Kitô hữu vẫn c̣n phải tuyên xưng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa... được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha”.

 

Một khi trực tiếp chối bỏ “Chúa Giêsu là Đức Kitô”, là Lời nhập thể, tức là gián tiếp chối bỏ chính Thiên Chúa: “tên phản kitô, chối cả Cha lẫn Con” (1Jn.2:22). Bởi thế, lịch sử Giáo Hội c̣n cho thấy xẩy ra những ǵ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II diễn tả trong bài giáo lư về Thiên Chúa ngày 4 tháng 9 năm 1985 như sau:

 

“Công Đồng Chung Vaticanô I, một công đồng buộc phải nói lên giáo huấn của ḿnh để đương đầu với các sai lầm của thế kỷ 19 về thuyết phiếm thần cũng như về thuyết duy vật là những lư thuyết sai lầm đă bắt đầu nổi lên từ thời ấy. Công Đồng Chung Vaticanô I dạy rằng: “Hội Thánh tin tưởng và tuyên xưng chỉ có một Thiên Chúa hằng sống và chân thật duy nhất là Hóa Công và là Chúa trời đất, Đấng toàn năng, hằng hữu, vô biên, khôn thấu, vô cùng trong trí khôn, trong ḷng muốn và trong mọi sự thiện hảo; Đấng chỉ là một bản thể linh thiêng duy nhất, tuyệt đối đơn thuần và không thay đổi, phải được công nhận thật sự và chính yếu khác với thế giới, rất thánh hảo nơi chính ḿnh và bởi chính ḿnh, và cao vượt trên tất cả mọi sự ngoài chính ḿnh Ngài hay có thể nghĩ tới”.

(Hiến Chế Dei Filiua. 1-4, DS 3001)

 

Một khi “chối bỏ Chúa Giêsu là Đức Kitô”, tức chối bỏ Thiên Chúa nhập thể, và một khi “chối bỏ cả Cha lẫn Con” (1Jn.2:22), tức chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu, là hoàn toàn chối bỏ thế giới thần linh và thay vào đó một thế giới vô thần, một thế giới duy vật, một thế giới thuần tự nhiên, như nhận định của Đức Thánh Cha Lêô XIII trong Thông Điệp “Humanum Genus” về Tam Điểm ban hành ngày 20/4/1884, như sau:

 

- “Giáo điều nền tảng của Thành Phần theo Tự Nhiên Chủ Nghĩa, thành phần đă quá rơ qua danh xưng của ḿnh, là ở chỗ bản tính con người và lư trí con người phải là chủ chốt và hướng viên trong tất cả mọi sự. Trên nền móng này, họ chẳng để ư đến phận sự đối với Thiên Chúa là bao, hay họ cố chấp theo những tư tưởng sai lầm và mơ hồ của họ. Họ chối bỏ tất cả những ǵ Thiên Chúa chỉ dạy; họ không chấp nhận tín điều tôn giáo hay chân lư lại có thể hiểu được bằng lư trí con người, cũng không chấp nhận một vị tôn sư nào có đủ thế giá đáng tin...” (đoạn 12).

 

- “Những ǵ liên quan đến đời sống gia đ́nh theo chủ trương của Thành Phần Tự Nhiên Chủ Nghĩa hầu như được gồm tóm trong những tuyên ngôn sau đây. Hôn nhân thuộc về một loại hợp đồng buôn bán, một thứ hợp đồng có quyền hồi lại theo ư muốn của những ai giao kèo với nhau, và các nhà cầm quyền trong chính phủ có quyền trên mối giây hôn nhân này; trong việc giáo dục giới trẻ không ǵ được dạy về vấn đề tôn giáo như là một ư tưởng vững vàng và chắc chắn; mỗi người, khi tới tuổi, phải được tự do theo đuổi bất cứ cái ǵ họ thích. Tam điểm hoàn toàn đồng ư với những chủ trương này; chẳng những chấp nhận thôi mà c̣n, từ lâu nay, đă cố hợp pháp hóa nữa” (Đoạn 21).

 

Trong các Thành Phần theo Tự Nhiên Chủ Nghĩa này, có thể kể đến hai thành phần tiêu biểu là Thành Phần Hội Kín Tam Điểm và Thành Phần theo Tân Tiến Chủ Nghĩa.

 

Về Thành Phần Hội Kín Tam Điểm, Đức Lêô XIII, trong cùng bức Thông Điệp Humanum Genus trên đây, đă nhận định thế này:

 

“Bởi thế, cái mà phái Tam Điểm là, dĩ nhiên kể cả mục tiêu họ theo đuổi, đă đủ rơ từ những ǵ Ta đă vắn tắt tóm lược. Các chủ trương chính yếu của họ th́ hoàn toàn và rơ ràng nghịch với lư trí đến nỗi không c̣n ǵ ngông cuồng hơn. Tột đỉnh của sự cuồng si và ḷng vô đạo hung tợn này là muốn hủy diệt đi tôn giáo với cả Giáo Hội chính Thiên Chúa đă thiết lập và bảo toàn cho đến tận thế, để nỗ lực mang lại cho Giáo Hội đă trải qua mười tám thế kỷ những tập tục và thói sống của dân ngoại... Trong dự định điên rồ và gian ác này, ḷng hận ghét khôn nguôi và cơn khát thù hằn mà Satan đă khơi dậy chống lại Chúa Giêsu Kitô đă trở nên hầu như tỏ tường trước con mắt xác thịt của chúng ta. Ngoài ra, Tam Điểm c̣n cố hết sức đạt tới một mục tiêu nữa là làm mất hết các nề nếp đức hạnh và cuộc sống ngay chính, hỗ trợ những kẻ muốn làm theo thỏa thích của ḿnh như loài thú, những ǵ đem loài người đến chỗ diệt vong nhục nhă và bất xứng” (đoạn 24).

 

Về Thành Phần theo Tân Tiến Chủ Nghĩa, Đức Piô X, trong Thông Điệp “Pascendi Dominici Gregis” về Tân Tiến Chủ Nghĩa (Modernism) ban hành ngày 3/7/1907, đă nhận định như sau:

 

- “Họ khinh thường tất cả mọi quyền bính và chấp nhận sống thả lỏng; và dựa vào một lương tâm sai lầm, họ cố gắng hướng về việc yêu chuộng chân lư mà thật ra chỉ là hoa trái kiêu hănh và cố chấp” (đoạn 3).

 

- “Tôn giáo, tự nhiên hay siêu nhiên, cũng giống như bất cứ một sự kiện nào khác, phải được cắt nghĩa một cách nào đó. Thế nhưng, một khi thần học tự nhiên đă bị hủy hoại, và con đường dẫn đến mạc khải bị đóng lại bởi các luận lư phủ nhận thế giá của nó, và tất cả mọi mạc khải ngoại tại hoàn toàn bị phủ nhận, th́ rơ ràng là việc cắt nghĩa này sẽ chẳng t́m thấy ǵ khác ở ngoài chính bản thân con người. V́ việc cắt nghĩa này phải t́m kiếm ở nơi con người; và v́ tôn giáo là một h́nh thức của đời sống, mà việc cắt nghĩa này chắc chắn phải t́m thấy nơi đời sống của con người. Thế là đường lối ḥa nhập tôn giáo đă được thành h́nh. Hơn nữa, có thể nói sự kiện hiện thực đầu tiên của mọi hiện tượng sống động - cũng như của tôn giáo, như nhận định trên đây, đều thuộc về thể loại này - có được là do một nhu cầu hay một thúc động nào đó; riêng về đời sống, th́ nó bắt nguồn nơi hướng động của cơi ḷng, một hướng động được gọi là cảm thức. Thế nên, nếu Thiên Chúa là đối tượng của tôn giáo, th́ chúng ta phải kết luận rằng, đức tin là căn bản và nền tảng của hết mọi tôn giáo cũng phải được bao gồm trong cảm thức nội tâm phát xuất từ nhu cầu cần đến thần linh này. Nhu cầu cần đến thần linh này, một nhu cầu chỉ cảm nghiệm thấy trong những hoàn cảnh đặc biệt và thích hợp nào đó, tự ḿnh nó không thể ở trong lănh vực của ư thức, mà trước hết được ẩn nấp dưới ư thức, hay, dùng từ ngữ vay mượn từ triết học tân tiến, ở trong tiềm thức, nơi cũng ẩn nấp và không hiện lộ căn nguyên của nó” (đoạn 7).

 

- “Ta phải xác nhận rằng nó (Tân Tiến Chủ Nghĩa) là tổng hợp tất cả mọi lạc thuyết... Tổ chức của nó có ư chẳng những hủy diệt một ḿnh Công Giáo mà c̣n tất cả mọi tôn giáo nữa... Lư thuyết về việc thần linh vĩnh viễn ḥa nhập với vũ trụ mà Thành Phần theo Tân Tiến Chủ Nghĩa nắm giữ chủ trương và tuyên nhận rằng mọi hiện tượng của lương tâm tiến hành bởi con người là con người. Từ chỗ này họ đi đến kết luận sống sượng là đặt con người tương đồng với Thiên Chúa, tức là chủ trương phiếm thần. Việc các Thành Phần theo Tân Tiến Chủ Nghĩa phân biệt giữa khoa học và đức tin cũng đưa đến cùng một kết luận như thế. Đối tượng của khoa học, theo họ, là một thực tại có thể biết được; trái lại, đối tượng của đức tin là một thực tại không thể biết được. Mà cái không thể biết được th́ không thể biết được ở chỗ không có một sự cân đối nào giữa đối tượng và trí tuệ - một thiếu sót về sự cân đối mà không một sự ǵ, ngay cả chủ trương của Thành Phần theo Tân Tiến Chủ Nghĩa, có thể dẹp nó đi. Bởi thế, cái không thể biết được vẫn là cái và đời đời vẫn là cái không thể biết được đối với tín hữu cũng như đối với triết gia. Do đó, nếu có một tôn giáo nào đi nữa, th́ chỉ có thể là một tôn giáo của một thực tại không thể nào biết được... Những lư luận này đủ chứng tỏ quá rơ ràng để cho thấy, bằng nhiều đường lối như thế nào, Tân Tiến Chủ Nghĩa đă dẫn đến vô thần chủ nghĩa và đến việc hoàn toàn hủy diệt tất cả mọi tôn giáo. Bước đầu tiên của con đường này là việc sai lầm của Trào Lưu Thệ Phản, bước thứ hai là việc sai lầm của Tân Tiến Chủ Nghĩa, bước tiếp theo mới là vô thần chủ nghĩa” (đoạn 39).

 

Riêng về hiện tượng vô thần hay vô thần chủ nghĩa, Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhận định trong Hiến Chế Mục Vụ “Gaudium et Spes” về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến, ban hành ngày 7-12-1965, đoạn 20, như sau:

 

“Vô thần hiện đại nhiều khi cũng được tŕnh bày như một hệ thống; không kể tới những nguyên nhân  khác, hệ thống này qúa nhấn mạnh đến khát vọng được tự lập của con người đến độ làm cho khó chấp nhận bất cứ sự lệ thuộc nào vào Thiên Chúa. Những người chủ trương thuyết vô thần như vậy cho rằng tự do hệ tại ở điều con người là chính cùng đích cho ḿnh, là kẻ tạo nên và điều khiển lịch sử riêng của ḿnh. Họ tưởng rằng quan niệm trên không thể đi đôi với sự nh́n nhận Thiên Chúa là Đấng tác thành và là cùng đích của mọi sự, hay ít ra quan niệm như thế th́ quả quyết có Thiên Chúa cũng bằng thừa. Chủ thuyết này có thể được cổ vơ thêm v́ sự tiến triển về kỹ thuật hiện nay đem lại cho con người cảm tưởng ḿnh đầy thế lực. Trong số những h́nh thức vô thần hiện đại, chúng ta không thể bỏ qua một h́nh thức vô thần mong giải phóng con người, nhất là giải phóng về phương diện kinh tế và xă hội. H́nh thức vô thần này cho rằng tự bản chất, tôn giáo ngăn cản sự giải phóng trên, và khi gây cho con người niềm hy vọng hăo huyền vào cuộc sống mai hậu, tôn giáo đă làm cho họ sao lăng việc xây dựng xă hội dương thế này. Bởi vậy, những người chủ trương lư thuyết ấy, một khi lên nắm chính quyền, họ kịch liệt chống lại tôn giáo, dùng những phương tiện cưỡng bách mà chính quyền có để truyền bá thuyết vô thần nhất là trong phạm vi giáo dục thanh thiếu niên”.

 

Theo tiến tŕnh và gian kế của “ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9), th́ chỉ cần, trước hết “chối bỏ Chúa Giêsu là Đức Kitô” (1Jn.2:22), Thiên Chúa nhập thể, là có thể từ đó “chối bỏ cả Cha lẫn Con” (1Jn.2:22), để tiến đến Tự Nhiên Chủ Nghĩa, rồi sang Vô Thần Chủ Nghĩa, và sau cùng dẫn con người đến chính Satan. Thật thế, Satanism đă bắt nguồn từ Aleister  Crowley (1875-1947), một con người tự xưng ḿnh là một “con mănh thú” trong Sách Khải Huyền, với chủ trương “tất cả lề luật là làm theo những ǵ ḿnh muốn”. Môn đồ của Crowley là LaVey ở Hoa Kỳ, người đă thành lập “giáo hội Satan” năm 1966, và phổ biến “thánh kinh Satan” năm 1969, với những chủ trương chính yếu sau đây:

 

̃        Tiếp tục cuộc phản loạn ma quái chống lại Thiên Chúa và bất cứ những ǵ là thần linh;

 

̃        Con người như là một con cờ thí trong trận chiến linh thiêng;

 

̃        Chối bỏ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa nhập thể, biến cố đă làm lúng túng dự án Satan, để trả đũa Thiên Chúa, bằng cách lôi kéo loài người xuống Hỏa Ngục dành cho Satan và các thần của hắn;

 

̃        Trong tất cả những ǵ Satan đă chọn lựa để loại trừ th́ trên hết phải loại trừ hết mọi ảnh hưởng của Thiên Chúa hiện diện nơi bất cứ một nơi chốn hay khía cạnh nào.

 

Những chủ trương trên đây của Satanism qủa thật phát xuất bởi “con mănh thú xuất thân từ biển”, con mănh thú “phản kitô”, con mănh thú “thốt lên lời kiêu hănh và lộng ngôn... phun ra những lời lộng ngôn phạm đến Thiên Chúa, bằng cách chửi rủa Ngài cũng như các phần tử trong thiên gia của Ngài” (Rev.13:5,6).