Chương Mười Sáu

ĐỀN TẠ TRÁI TIM MẸ 

 

Nếu Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cần phải được “Tôn Sùng”, th́ Trái Tim Đau Thương Mẹ cần phải được “Đền Tạ”.

 

Đúng thế, mục đích Mẹ hiện ra ở Fatima là để kêu gọi loài người “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi” (FILOW:168). Do đó, đối với các linh hồn ưu tuyển con cưng của Mẹ, những Thiếu Nhi Fatima của Mẹ, những Tông Đồ Fatima của Mẹ, Mẹ chẳng những muốn họ ăn năn cải thiện đời sống, mà c̣n phải sống tinh thần đền tạ và làm việc đền tạ Thiên Chúa và Mẹ nữa.

 

Chính tinh thần và làm việc đền tạ này làm chứng họ thực sự “nhận biết” và “yêu mến” Mẹ hơn ai hết và hơn bao giờ hết. Bởi v́, chỉ có những người yêu nhau thật sự và tha thiết mới cảm thông được đau thương của nhau. Nhờ cảm nghiệm được đau thương của người ḿnh yêu như là của ḿnh, họ sẽ t́m hết cách để an ủi, để xoa dịu, để chia sẻ với người ḿnh yêu. Đó chính là ư nghĩa của lời Chúa Giêsu vừa than thở vừa kêu gọi những linh hồn thân tín của Ngài qua chị Lucia ngày 10/12/1925:

 

“Hăy thương đến Trái Tim Mẹ rất thánh của con bị đội mạo gai do những kẻ vô ơn liên lỉ đâm vào mà không có ai làm việc đền tạ để gỡ những gai ấy ra”(FILOW:195).

 

Về tinh thần đền tạ,Chúa Giêsu và Đức Mẹ muốn những ai làm việc đền tạ phải có chủ ư đền tạ rơ ràng và chủ ư đó phải làm chủ việc đền tạ của họ.

 

Vào lần hiện ra thứ ba ở Fatima, 13/7/1917, Đức Mẹ đă dạy 3 Thiếu Nhi Fatima lời nguyện “mỗi khi làm một việc hy sinh: 'Ôi Chúa Giêsu, v́ yêu Chúa, cho tội nhân ăn năn trở lại, và để đền tạ tội lỗi đă xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria'” (FILOW:162).

 

Phần Chúa Giêsu, ngày 15/2/1926, đă hiện ra với chị Lucia qua h́nh ảnh một em nhỏ để hỏi chị về việc truyền bá những ǵ Mẹ Ngài đă dặn chị, cuối cùng Ngài nói:

 

“Hỡi con, thật thế, nhiều linh hồn bắt đầu giữ Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, song chỉ có một số ít hoàn tất những ngày này thôi, vả lại, những kẻ hoàn tất những ngày này lại chỉ có ư nhận lănh những ơn ích được hứa cho họ bởi đấy mà ra. Họ sẽ làm hài ḷng Cha hơn nếu họ giữ 5 ngày này sốt sắng với ư đền tạ Trái Tim Mẹ của các con trên trời, hơn là họ đọc 15 chục kinh một cách ơ hờ lănh đạm” (FILOW:197).

 

Về công việc đền tạ, Đức Mẹ và Thiên Thần đă đề cập đến những việc như hy sinh và giữ các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng; rồi trong Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, để đền tạ, cần phải làm những việc như xưng tội, rước

lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 mầu nhiệm Mân Côi trong ṿng 15 phút.

 

ĐỀN TẠ BẰNG VIỆC HY SINH.

 

Thiên Thần đă hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima lần thứ hai vào mùa hè năm 1916 và dạy cho các em rằng: “Hăy làm mọi sự có thể để hy sinh dâng lên Thiên Chúa như một việc đền tạ tội lỗi mà Ngài bị xúc phạm ...” (FILOW:152). 

 

Ngay lần hiện ra đầu tiên với 3 Thiếu Nhi Fatima, ngày 13/5/1917, Đức Mẹ đă đặt vấn đề với các em là:

“Các con có sẵn ḷng dâng chính ḿnh các con cho Chúa để chịu mọi đau khổ Ngài sẽ gửi đến cho các

con, như một việc đền tạ tội lỗi mà Ngài đă bị xúc phạm không?”(FILOW:158). Các em đă đồng thanh trả

lời ngay với Đức Mẹ rằng: “Vâng, chúng con sẵn sàng” (FILOW:158).

 

Thế là, bắt đầu ngay sau lần hiện ra này, con người và cuộc đời của các em thực sự đă trở thành của lễ hy sinh bằng những hăm ḿnh tự chọn cũng như bằng những chịu đựng trái ư Chúa gửi đến cho các em, như bệnh tật về phần xác nơi hai anh em Phanxicô và Giaxinta, như ,khổ tâm phần hồn nơi Lucia, như công kích chung quanh cho cả 3 em v.v. Để rồi, vào lần hiện ra áp chót, ngày 13/9/1917, Đức Mẹ đă cho các em biết: “Thiên

Chúa hài ḷng về những hy sinh của các con” (FILOW:168).

 

 ĐỀN TẠ BẰNG VIỆC GIỮ CÁC NGÀY THỨ BẢY ĐẦU THÁNG.

 

Nếu việc hy sinh, đối với các con Mẹ, cần thiết trong việc Đền Tạ thế nào, th́, đối với Mẹ, giữ các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng là việc trọng đại trong việc Đền Tạ này như vậy.

 

Vào lần hiện ra thứ ba, 13/7/1917, Đức Mẹ hầu như đă liên kết việc giữ các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng và việc Đền Tạ lại với nhau, khi Mẹ nói với 3 Thiếu Nhi Fatima: “Để ngăn ngừa điều này (h́nh phạt của Thiên Chúa), Mẹ sẽ đến xin... rước lễ đền tạ vào các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng” (FILOW:162).

 

Tại sao việc Giữ Các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng lại quan trọng đối với Mẹ như vậy, lại là một việc làm có tính cách Đền Tạ như vậy?

 

Đức Mẹ đă mạc khải đời sống trần gian của Mẹ cho chị nữ tu Maria D'Agreda vào thế kỷ 17, và chị, trong ṿng 10 năm, từ 1655 đến 1665, đă viết lại thành cuốn City of God, một cuốn sách đă được chính các vị giáo hoàng, như Innocent XI, Alexander VIII, Clement IX, Benedict XIII, Benedict XIV và Clement XIV

công nhận, cho phép in và khuyến khích đọc. Ở cuốn 1, chương 15, Đức Mẹ đă cho chị nữ tu này biết

rằng thân xác Mẹ bắt đầu được thụ thai trong ḷng bà thánh Anna, mẹ của Người, vào chính Ngày Chúa Nhật trong tuần. Và, theo tự nhiên, thay v́ thông thường là 40 ngày đối với phái nam hay 80 ngày đối với phái

nữ, linh hồn của Mẹ đă được Chúa dựng nên và phú vào thân xác Mẹ chỉ trong ṿng bảy ngày sau đó, nghĩa là linh hồn Mẹ nói riêng và cả con người Mẹ nói chung bắt đầu hiện hữu trên trần gian vào Ngày Thứ Bảy. Mà, ngày linh hồn Mẹ nhập vào thân xác của Mẹ cũng là ngày Mẹ được lănh nhận đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội.

 

Do đó, Ngày Thứ Bảy là Ngày của Mẹ, Ngày biệt kính đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, Ngày Mẹ qúi trọng và kêu gọi con cái Mẹ kính nhớ và cử hành đặc biệt là như thế.

 

“Mẹ sẽ đến để xin hiệp thông đền tạ vào Các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng”. Mẹ đă nói với 3 Thiếu Nhi Fatima ngày 13/7/1917 là thế. Nhưng, vào lần hiện ra ngày 10/12/1925, Mẹ đă ấn định số “Các Ngày Thứ

Bảy Đầu Tháng” này là 5: “Ít là con hăy an ủi Mẹ. Mẹ hứa vào trong giờ lâm tử sẽ ban ơn cứu giúp cho phần rỗi của những ai trong 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liền, xưng tội, chịu lễ, lần 50 kinh Mân Côi, và suy gẫm 15 mầu nhiệm Mân Côi trong 15 phút, với ư đền tạ Mẹ” (FILOW:195).

 

“Tại sao lại là 5 mà không là 9 hay 7 để kính những sự Đau Thương của Đức Mẹ?” cha Goncalves, tháng

5 năm 1930, đă hỏi chị Lucia 6 câu hỏi về những ǵ liên quan đến thị kiến ngày 10/12/1925 này, trong đó có

câu hỏi trên. Ngày 12/6/1930, cùng với các câu trả lời khác, chị Lucia đă trả lời câu hỏi này là, theo như Chúa Giêsu cho chị biết trong âm thầm, Trái Tim Mẹ cần phải đền tạ trong 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liền

là v́ Trái Tim Mẹ đă bị phạm đến bởi 5 tội sau đây:

 

1.- Lộng ngôn phạm đến Ơn Vô Nhiễm Thai của Mẹ;

 

2.- Lộng ngôn phạm đến Đức Trinh Khiết của Mẹ;

 

3.- Lộng ngôn phạm đến Chức Thiên Chúa Thánh Mẫu cũng như Chức Mẹ Nhân Loại của Mẹ;

 

4.- Công khai gieo vào ḷng những con trẻ sự thờ ơ, khinh dể và thù ghét Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội;

 

5.- Lăng nhục Mẹ nơi các ảnh tượng Mẹ.

 

 

ĐỀN TẠ BẰNG VIỆC XƯNG TỘI TRONG NGÀY THỨ BẢY ĐẦU THÁNG.

 

Đối tượng của việc đền tạ trong Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng này là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một Trái Tim đội mạo gai “bội bạc và phạm thượng” của thành phần vong ân. Vậy, để phần nào xứng đáng đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một Trái Tim tuyệt hảo Thánh Thiện này, con người

đền tạ cũng cần phải càng sạch tội bao nhiêu có thể.

 

Vấn đề “sạch tội” để xứng đáng làm việc đền tạ ở đây, theo ư Thiên Chúa, là chủ ư ăn năn thống hối và chừa cải của họ, bằng cách họ thật ḷng ước muốn xưng tội là đủ, nếu chỉ v́ ngăn trở không thể đi xưng thú ngay trong Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng đó. Chúa Giêsu đă trả lời cho chị Lucia về nỗi lo lắng của một số người khó ḷng đi xưng tội vào Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng như điều lệ Mẹ ra, là: “Phải, cũng có thể lâu hơn thế (8 ngày trước hay sau chính Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng đáng lẽ phải xưng tội) cũng được, miễn là khi họ rước lấyCha,họ ở trong t́nh trạng ơn thánh và có ư làm việc để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ

Maria” (FILOW:196).

 

Ngoài ra, nếu đối tượng của việc đền tạ là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, th́ lư do của việc đền tạ này là v́ tội lỗi chung của loài người, nhất là tội “bội bạc và phạm thượng” của riêng “thành phần vong ân”. Do đó, người đền tạ là người tự cảm thấy có trách nhiệm phải làm sao để bù đắp lại những sự xúc phạm, để cho những xúc phạm đó bớt đi hay hết đi, mà chính ḿnh lại không hơn ǵ những người mà họ cần phải đền thay, yêu thế đó, th́ việc họ đền tạ đâu c̣n ư nghĩa ǵ nữa. Điều kiện cần phải “xưng tội” trong Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, Ngày của Mẹ, c̣n ở chỗ này nữa vậy. Trong những lần đề cập đến việc “đền tạ” Chúa hay Đức Mẹ, Thiên Thần và Đức Mẹ không kèm theo việc “bù Đắp” cho các tội nhân là ǵ.

 

Vào lần hiện ra thứ hai năm 1916, Thiên Thần đă dạy 3 Thiếu Nhi Fatima: “Hăy t́m mọi hy sinh có thể để dâng cho Thiên Chúa như việc đền tạ tội lỗi mà Ngài bị xúc phạm và để cầu cho tội nhân ăn năn trở lại” (FILOW:152).

 

Vào lần hiện ra đầu tiên, ngày 13/5/ 1917, Đức Mẹ đă hỏi 3 Thiếu Nhi Fatima: “Các con có t́nh nguyện hiến

ḿnh cho Thiên Chúa để chịu đựng mọi đau khổ Ngài sẽ gửi đến cho các con như việc đền tạ v́ tội lỗi mà Ngài bị xúc phạm và như  lờikhẩn nguyện cho tội nhân ăn năn trở lại không?” (FILOW:158).

 

 

ĐỀN TẠ BẰNG VIỆC RƯỚC LỄ VÀO CÁC NGÀY THỨ BẢY ĐẦU THÁNG.

 

Một khi người ta xúc phạm đến Mẹ nói chung và đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ nói riêng, nói một cách chính xác hơn, một khi người ta xúc phạm đến Mẹ là xúc phạm đến đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, v́ tự bản chất bẩm sinh, Mẹ "là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội", như Mẹ đă tự xưng với chị thánh Bernadetta ngày 25/3/1858 ở Lộ Đức. Xúc phạm đến Mẹ là xúc phạm đến Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Xúc phạm đến Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội là xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng phản ảnh chính Ḿnh Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, nơi Mẹ qua mặt gương Vô Nhiễm Nguyên Tội.

 

Thiên Chúa là Đấng đă ban cho Mẹ đặc ân tuyệt vời này và cũng là Đấng nhập thể trong cung ḷng Tạo Vật “đầy ơn phúc” được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội này. Thánh Thể của Chúa Giêsu, tức Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Ngài không phải là hoa trái của cung ḷng Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội hay sao?

 

Nếu Con Thiên Chúa nhập thể là Chúa Giêsu, Đấng hiến ḿnh làm giá chuộc muôn dân và làm của nuôi thần linh cho chiên được sống toàn vẹn hơn, lại được sinh ra bởi một tạo vật nhiễm nguyên tội, tức tạo vật bị làm tôi cho Satan, cho thần chết, như “thành phần vô ơn” chủ trương qua việc “phạm thượng” đến Mẹ cũng chính “là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”, th́ không phải là họ đă xúc phạm đến chính Thiên Chúa, Đấng vô cùng toàn thiện, toàn tri và toàn năng hay sao, cũng như họ đă xỉ nhục Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng được Mẹ thụ thai và sinh hạ hay sao? 

 

Rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể trong Ngày của Mẹ, Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, Ngày kính Mẹ Vô Nhiễm

Nguyên Tội, chính là một việc “đền Tạ” cả Đức Mẹ lẫn Thiên Chúa cũng như Chúa Giêsu Thánh Thể là thế.

 

Rước Chúa Giêsu Thánh Thể chính là một hành động tỏ ra cảm thông với sự xỉ nhục của Chúa và hiệp thông với sự đau khổ của Ngài, Đấng đă bất chấp tất cả mọi sự để được ở lại với chung Giáo Hội trong Bí Tích

Thánh Thể và với từng chi thể của Ngài khi họ rước lấy Ngài.

 

Rước Chúa Giêsu Thánh Thể c̣n là một hành động tỏ ra “nhận biết” đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là Người Nữ đă thụ thai và hạ sinh Ngài, Đấng đă ban Bánh bởi Trời là Thịt Ngài và Máu Ngài làm của nuôi sống thế gian (x.Gn 6:51).

 

Vào lần hiện ra thứ ba, khoảng cuối tháng chín, đầu tháng mười năm 1916, cầm trên tay chén thánh để hứng

những giọt Máu Thánh từ Bánh Thánh, rồi sấp ḿnh phục xuống đất trước Chén Thánh và Ḿnh Thánh lơ lửng trên không, Thiên Thần đă thờ lạy Chúa khi đọc ba lần lời nguyện:  

 

“Lạy Chúa Ba Ngôi chí thánh là Cha và Con và Thánh Thần, Con sấp ḿnh thờ lạy Chúa và dâng lên Chúa

Ḿnh Máu rất châu báu cùng linh hồn và Thiên Tính Chúa Giêsu Kitô đang ngự trong tất cả các nhà tạm trên

khắp thế giới, để đền tạ những lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm mà chính Người đă bị xúc phạm. Và, v́ công nghiệp bao la của Trái Tim Chí Thánh Người và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, con van xin Chúa ban cho các tội nhân đáng thương ơn ăn năn trở lại” (FILOW:152).

 

Sau đó, Thiên Thần cho Lucia rước Ḿnh Thánh rồi cho hai anh em Phanxicô và Giaxinta rước Máu Thánh mà nói: “Hăy nhận lấy Ḿnh và hăy uống Máu Chúa Giêsu Kitô bị xỉ nhục v́ những kẻ vong ân bội nghĩa. Hăy đền bồi tội lỗi của họ và hăy an ủi Thiên Chúa của các em” (FILOW:153-154).

 

Việc làm này của Thiên Thần, sấp ḿnh thờ lạy Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, nhất là việc ngài cho các em chịu Ḿnh Máu Thánh Chúa với lời nguyện đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể cũng đủ nói lên sự liên hệ mật

thiết giữa việc rước lễ và đền tạ, rước lễ để đền tạ và đền tạ bằng cách rước lễ.

 

Tuy Đức Mẹ không đề cập đến điều kiện dự lễ trong Ngày Thứ bảy Đầu Tháng, nhưng, một khi rước lễ, những người muốn cử hành Ngày của Mẹ một cách trọn hảo và hết sức sốt sắng, cũng không thể nào bỏ qua việc dự lễ. Chúa Giêsu Thánh Thể chính là của lễ “đền Tạ” Chúa Cha tuyệt hảo nhất. Với huyết nhục được thụ thai và sinh ra bởi cung ḷng trinh nguyên Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Chúa Giêsu đă tự hiến ḿnh làm giá chuộc muôn dân, tức để “bù đắp” cho loài người nói chung, mà Người là trưởng tử (x.Col1:15) và

Giáo Hội của Ngài nói riêng, mà Người là Đầu (x.Eph 1:22).

 

Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể không những là để ở cùng Giáo Hội của Người cho đến tận thế và để nuôi dưỡng các phần tử của Giáo Hội là chi thể của Người, mà c̣n để hiệp với Nhiệm Thể của Người là

chung Giáo Hội và từng chi thể Giáo Hội, tế lễ Chúa Cha, trong việc chúc tụng, tạ ơn, đền tạ và nguyện

cầu với Ngài. Của lễ dâng lên Chúa Cha để “đền tạ” Ngài đây chính là hoa trái của trái đất (biểu hiệu cho nhân tính của con người nơi Mẹ Maria) và lao công của con người (biểu hiệu cho tinh thần tận hiến và tuân phục của con người nơi Mẹ Maria).

 

Chính con người đă xúc phạm đến Thiên Chúa, th́ của lễ “đền tạ”cũng phải là những ǵ của họ. Chúa Giêsu đă ban ḿnh cho con người nói chung và Giáo Hội nói riêng là để họ làm như Người đă làm mà nhớ đến Người, đó là cử hành việc Người chịu chết và sống lại cho tới khi Người lại đến. Qua việc cử hành mầu nhiệm thánh của Giáo Hội này, một cách bí tích, Chúa Giêsu liên hiệp với Giáo Hội, nhất là với những chi thể gắn bó với Người qua Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, để “đền tạ” Chúa Cha, Đấng đă yêu thế gian đến ban Người cho thế gian nhờ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. 

 

ĐỀN TẠ BẰNG VIỆC LẦN HẠT MÂN CÔI.

 

Nếu Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là đối tượng cho thành phần vong ân phạm thượng, th́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để đền tạ một cách tương xứng, cũng phải được nhận biết bằng việc tuyên xưng và chúc tụng Mẹ “đầy ơn phúc”.

 

Ở đây h́nh như Đức Mẹ muốn phân biệt kinh Mân Côi và mầu nhiệm Mân Côi. Nếu không, tại sao Mẹ lại đưa hai điều kiện khác nhau, điều kiện trước là đọc kinh Mân Côi và điều kiện tiếp theo là suy gẫm mầu nhiệm Mân Côi. Phải chăng Mẹ muốn nhấn mạnh đến tính cách và ư nghĩa của lời kinh Mân Côi đă, rồi mới đến tinh thần và cốt lơi của kinh Mân Côi là các mầu nhiệm?

 

Hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima tất cả là 6 lần, về điều kiện “lần hạt Mân Côi”, trừ lần thứ năm, lần nào Đức Mẹ dùng chữ “hằng ngày” kèm theo nhóm chữ “lần hạt Mân Côi”. Và, mục đích của điều kiện “lần hạt Mân Côi” này, theo Đức Mẹ cho các em biết vào lần hiện ra thứ nhất, là để “cầu cho ḥa b́nh thế giới và chấm dứt chiến tranh”, lần thứ năm là để “chấm dứt chiến tranh”, và lần thứ ba là để “tôn kính Đức Mẹ Mân Côi”.

 

H́nh như đă nói đến Đức Mẹ Mân Côi là nói đến chiến thắng, đến ḥa b́nh. Theo lưu truyền, thánh Đa Minh đă chẳng dùng kinh Mân Côi như khí giới vô địch Đức Mẹ ban cho ngài để chinh phục bè rối Albigensê mà lời giảng của ngài trước đó đă phải chịu đầu hàng. Ngoài ra, đạo quân Hồi Giáo hùng hậu đă chẳng thảm bại ở Lêpantô trước cuộc tấn công bằng tràng kinh Mân Côi của tín hữu Công Giáo năm 1571 hay sao? Lễ Đức

Mẹ Mân Côi được Giáo Hội lập nên để kỷ niệm chiến thắng ở Lêpantô này.

 

Thế giới không thể nào có ḥa b́nh nếu con người không ăn năn cải thiện đời sống. V́ mầm mống chiến tranh có thể bùng lên bất cứ lúc nào từ ngọn lửa ghen ghét nhau, hận thù nhau, là những phản ứng không thể tránh, những phản ứng gây ra bởi óc kiêu ngạo, của ḷng tự ái, của tính vị kỷ bẩm sinh nơi con người tự nhiên.

 

Thế nhưng, với khuynh hướng vốn “yêu tối tăm hơn ánh sáng” (Gn 3: 19) và với “bản chất th́ yếu nhược” (Mc 14:38), con người sẽ không bao giờ có thể tự ḿnh cải thiện đời sống được, nếu không có “Đức Mẹ Mân Côi”, tước hiệu mà Mẹ đă tuyên bố với 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra cuối cùng ở Fatima.

 

Đọc kinh Mân Côi chẳng những là hợp cùng và thay cho mọi tạo vật tuyên nhận và “muôn đời chúc tụng” (Lc 1:48) Mẹ:

 

- “Đầy ơn phúc”,

 

- Đầy-ơn-phúc “hơn mọi người nữ”, hơn mọi tạo vật trên trời dưới đất,

 

- Đầy-ơn-phúc v́ “Đức Chúa Trời ở cùng Bà”,

 

- Đầy-ơn-phúc ở tại “Giêsu con ḷng Bà gồm phúc lạ”.

 

Đọc kinh Mân Côi c̣n là thú nhận ḿnh “là kẻ có tội”, và thiết tha van xin với “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời... khi nay và trong giờ lâm tử”.

 

Đọc kinh Mân Côi là hợp cùng với Mẹ “ngợi khen Thiên Chúa” (Lc 1:46): “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6:9-10).

 

Đọc kinh Mân Côi là tạ ơn Thiên Chúa với Mẹ và cho Mẹ, Đấng “đă thương đến phận thấp hèn tôi tớ Chúa” (Lc 1:48) là Mẹ, Đấng “đă làm những điều trọng đại” (Lc 1:49) nơi Mẹ.

 

Vào những lần hiện ra ở Lộ Đức, Mẹ cũng lần hạt Mân Côi với chị Bernadet, bằng cách dùng ngón tay của

Mẹ đẩy từng hột của chuỗi Mân Côi đi theo mỗi kinh Kính Mừng mà chị đọc, cho đến hết chục kinh th́ Mẹ mới đọc chung với chị: “Sáng Danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như

đă có trước vô cùng, và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen”.

 

Chính v́ kinh Mân Côi, bao gồm kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh, nói lên ư nghĩa “nhận biết” và tính cách “tuyên tụng” chính đáng và chân thật như thế, nó mới có thể bù đắp và đền tạ thỏa đáng những “bội bạc và phạm thượng” của thành phần “vong ân” hằng xúc phạm đến Mẹ, đến Chúa Giêsu Thánh Thể và đến Cha ở trên trời. Lại nữa, kinh Mân Côi, ngoài việc đền tạ Chúa và Đức Mẹ, c̣n có tác dụng cứu các linh hồn tội nhân đáng thương, ở chỗ, sau mỗi chục kinh, Đức Mẹ c̣n dạy 3 Thiếu Nhi Fatima ngày 13/7/1917 đọc thêm lời nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa

ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn” (FILOW:162,166).

 

 ĐỀN TẠ BẰNG VIỆC SUY GẪM 15 MẦU NHIỆM MÂN CÔI 15 PHÚT.

 

Suy gẫm 15 mầu nhiệm Mân Côi trong ṿng 15 phút, trung b́nh mỗi mầu nhiệm là 1 phút, với ư chỉ đền tạ Mẹ, được kể là một trong những việc cử hành Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, Ngày của Mẹ. Phải chăng, là v́, tội “lộng ngôn” phạm đến Mẹ có thể đền bù bằng kinh Mân Côi là kinh có ư nghĩa nhận biết và chúc tụng Mẹ thế nào, th́ tội “bội bạc” cũng có thể được đền bù bằng cách suy gẫm mầu nhiệm kinh Mân Côi như vậy.

 

Suy gẫm mầu nhiệm kinh Mân Côi là ǵ, nếu không phải là nhớ đến những ǵ Thiên Chúa đă làm cho nhân loại nói chung và cho Giáo Hội nói riêng, nơi Chúa Giêsu và qua Mẹ Maria.

 

Vẫn biết tác động “nhớ đến” cũng chưa chắc là việc hoàn toàn tỏ ra “biết ơn”, để có thể bù lại tội “bội bạc” mà Đức Mẹ phải chịu bởi thành phần “vong ân”. Tuy nhiên, để cử hành trọn vẹn Ngày Thứ Bảy của Mẹ, con cái của Mẹ c̣n phải làm những việc khác nữa, như xưng tội, rước lễ và lần hạt 50 kinh Mân Côi. Do đó,

việc suy gẫm hay nhớ đến toàn bộ 15 mầu nhiệm Mân Côi cũng vậy, được thi hành với ư đền tạ Mẹ và với những việc làm như Mẹ muốn như thế, chắc chắn nó sẽ là một việc làm mang ư nghĩa và tính cách “biết ơn”, có tác dụng bù đắp tội “bội bạc” mà Mẹ phải chịu.

 

Mầu Nhiệm Mân Côi được chia ra làm ba phần, Vui, Thương và Mừng, tương hợp với bộ kinh Mân Côi là Kính Mừng, Lạy Cha và Sáng Danh. Năm Mầu Nhiệm Vui tương hợp với kinh Kính Mừng. Năm Mầu Nhiệm Thương tương hợp với kinh Lạy Cha. Và, năm Mầu Nhiệm Mừng tương hợp với kinh Sáng Danh.

 

Mỗi mầu nhiệm Mân Côi cũng như toàn bộ mầu nhiệm Mân Côi bao gồm các vai chính sau đây: Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria. Có thể được thâu tóm như sau:

 

THIÊN CHÚA (Gal 4:4-7)

 

Mầu Nhiệm Vui: “Đến thời gian ấn định, Thiên Chúa sai Con Ngài đến sinh bởi một Người Nữ, sinh ra theo lề luật,”

 

Mầu Nhiệm Thương: “để giải thoát khỏi lề luật những kẻ phải thuận phục nó, ngỏ hầu chúng ta mang lấy thân phận làm dưỡng tử”

 

Mầu Nhiệm Mừng: “Anh em thật là con cái ở tại việc Thiên Chúa sai xuống tâm hồn anh em Thần Trí Con của Ngài, kêu lên 'Abba', (Lạy Cha). Anh em không c̣n là nô lệ song là con cái! V́ là con, anh em cũng là những kẻ thừa tự theo ư muốn của Thiên Chúa”.

 

CHÚA GIÊSU KITÔ (Phil 2:6-11)

 

Mầu Nhiệm Vui: “Tuy thân phận là Thiên Chúa, song Người không tự cho ḿnh đồng hàng với Thiên Chúa

là điều cần phải chiếm cho được. Người đă tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra theo h́nh ảnh người ta” 

 

Mầu Nhiệm Thương: “Người tự hạ vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá”

 

Mầu Nhiệm Mừng: “Do đó, Thiên Chúa đă tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu. Để mọi đầu gối trên trời dưới đất phải qùi xuống trước tên Giêsu, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng vinh quang Thiên Chúa là Cha: Giêsu Kitô là Chúa”

 

ĐỨC MẸ MARIA

 

Mầu Nhiệm Vui: “Trinh Nữ đă được ơn nghĩa trước mặt Chúa. Trinh Nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, rồi đặt tên cho Người là Giêsu” (Lc 1:30-31).

 

Mầu Nhiệm Thương: “Con Trẻ này sẽ là duyên cớ cho nhiều người trong Israel bị vấp ngă và chỗi dậy, là dấu hiệu bị chống đối, và chính cô sẽ bị một lưỡi gươm đâu thâu qua làm cho tâm tưởng nhiều người lộ ra” (Lc 1:34-35)

 

Mầu Nhiệm Mừng: “Một điềm lạ xuất hiện trên không trung, một Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai tinh tú” (KH 12:1).

 

Suy gẫm các mầu nhiệm Mân Côi là nhớ đến Chúa và Đức Mẹ, là cách nhớ ơn các Ngài, đền tạ các Ngài và bù đắp tội “bội bạc” của thành phần “vong ân”.

 

Suy gẫm mầu nhiệm Mân Côi là nhớ ơn Chúa Cha, Đấng “yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một Ngài” (Gn 3:16), “Đấng đă không tha cho Con Một Ḿnh” (Rm 8:32), Đấng đă “tiền định (cho những kẻ Ngài biết trước) được thông phần h́nh ảnh Con Một của Ngài” (Rm 8:29).

 

Suy gẫm mầu nhiệm Mân Côi là nhớ ơn Chúa Giêsu Kitô, Đấng “tuy là Con, song Người cũng biết tuân phục

nơi những ǵ Người chịu, để khi thành toàn, Người đă trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho những kẻ tín phục Người” (DT 5:8-9).

 

Suy gẫm mầu nhiệm Mân Côi là nhớ ơn Mẹ Maria, Đấng “không biết đến nam nhân” (Lc 1:34), song vẫn “Xin Vâng” (Lc 1:38) trong việc “thụ thai và hạ sinh ... Con Đấng Tối Cao” (Lc 1:31-32), để “lời Chúa phán cùng Người được thực hiện” (Lc 1:45).

 

Tóm lại,

 

Đền Tạ Trái Tim Mẹ, như Mẹ muốn, là ở tại hy sinh và cử hành, nếu không muốn nói là thánh hóa các Ngày Thứ Bảy đầu Tháng, Ngày của Mẹ, Ngày kính đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, bằng các việc như xưng tội, rước lễ, lần hạt Mân Côi và suy gẫm các mầu nhiệm Mân Côi.