Chương Mười Tám 

TIN CẬY TRÁI TIM MẸ

 

Nếu Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là đối tượng của sự tôn sùng và Trái Tim Đau Thương Mẹ là đối tượng của việc đền tạ, th́ Trái Tim Cứu Rỗi Mẹ là đối tượng của ḷng tin cậy.

 

“Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Chúa” (FILOW:67,161). Mẹ Maria đă an ủi Lucia như thế, khi Lucia tỏ ra buồn rầu v́ sẽ phải ở lại trần gian lâu hơn, trong khi Phanxicô và Giaxinta được Mẹ hứa sẽ đưa về trời sớm.

 

Ở đây, Mẹ Maria không hề xin cá nhân con cái Mẹ phải tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ chính thức và rơ ràng xin Đức Thánh Cha hiệp cùng với các giám mục trên thế giới dâng hiến Nước

Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Không phải là Mẹ không cần mỗi một con cái Mẹ dâng ḿnh cho Mẹ, tận hiến cho Mẹ để tỏ ra họ thật t́nh nhận biết và yêu mến Mẹ.

 

Mẹ tuy không cần hay không tỏ rơ ư muốn từng con cái Mẹ tạn hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, nhưng, Mẹ vẫn muốn điều làm nên chính việc tận hiến bề ngoài này, đó là tinh thần tận hiến, tinh thần tín

thác hoàn toàn và triệt để vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Vẫn biết, tận hiến không phải là một việc dư thừa, trái lại, c̣n là một việc làm tỏ ra nhận biết và yêu mến Mẹ tuyệt vời nhất. Thế nhưng, nếu tận hiến mà thực tế lại không hết ḷng tín thác vào Mẹ, th́ chính lời tận hiến lại trở nên gánh nặng cho họ, trở nên gông cùm cho họ.

 

Dù không thực hiện việc tận hiến cho Mẹ, người Kitô hữu cũng vẫn thuộc về Mẹ, khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích làm cho họ trở nên con Thiên Chúa cũng như con của Mẹ. Đă là con, không cần tận hiến cho mẹ, người con tất nhiên vẫn thuộc về mẹ. Chỉ cần người con mỗi ngày một nhận biết và yêu mến Mẹ của ḿnh bằng tinh thần tin cậy phó thác vào Mẹ là đủ. Tin cậy phó thác vào Mẹ là sống t́nh con cái đối với Mẹ, là chứng tỏ ḿnh hoàn toàn thuộc về Mẹ, Đấng đă sinh ra ḿnh trong Chúa Giêsu Kitô. 

 

 TRÁI TIM VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẸ LÀ NƠI CON NƯƠNG NÁU

 

“Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu”.

 

Đức Mẹ không nói với Phanxicô hay Giaxinta như Người đă nói với Lucia, phải chăng là v́ Phanxicô và Giaxinta sẽ được về trời sớm, sẽ được ở với Mẹ rồi, không phải chịu đau khổ v́ Mẹ như Lucia, người được Chúa trao cho sứ mệnh phải làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến trong thời điểm “Chúa muốn thiết lập sự tôn sùng Trái Tim Mẹ trên thế giới”.

 

Phần Lucia, vào lứa tuổi thiếu nhi lên mười bấy giờ, đang thân thiết gắn bó với Phanxicô và Giaxinta như h́nh với bóng như vậy, lại muốn được lên trời với Đức Mẹ như đă tha thiết xin với Người “Con muốn xin Mẹ đem chúng con lên trời” (FILOW:161), không buồn tủi sao được khi nghe thấy Đức Mẹ nói là sẽ cho Phanxicô và Giaxinta về trời sớm, c̣n ḿnh phải ở dưới thế gian này một ḿnh. Phải chăng, v́ lợi ích thiêng liêng cho Lucia mà Phanxicô và Giaxinta phải chết sớm?

 

Đối với Lucia, ở trên đời này ngoài Phanxicô và Giaxinta là hai em cùng được diễm phúc thị kiến Đức Mẹ hiện ra với Lucia, không c̣n ai, kể cả chính gia đ́nh thân yêu của Lucia, có thể hiểu biết, chia sẻ tâm sự với Lucia và nâng đỡ tinh thần Lucia nữa.

 

Lucia đă bị thử thách đến nỗi, sau hai lần đầu Đức Mẹ hiện ra, phải luôn trực diện với gia đ́nh và nhất là đối diện với cha xứ, Lucia đă bị “mất tất cả hứng thú t́m kiếm hy sinh và những việc hăm ḿnh, kết cục đă đưa

đến t́nh trạng c̣n cho rằng không biết có nên thú nhận rằng ḿnh đang lừa dối thiên hạ để chấm dứt mọi sự cho rồi” (FILOW:69).  

 

Chưa hết, Lucia, trong một cơn ác mộng, c̣n “thấy ma qủi cười nhạo đă lừa được con, như chúng cố kéo con xuống hỏa ngục” (FILOW:69), càng làm cho Lucia chán nản, đến nỗi, tránh mặt cả Phanxicô và Giaxinta là

nguồn an ủi duy nhất của ḿnh. Cuối cùng, Lucia đă dứt khoát thế này: “Nếu là ma qủi th́ tại sao con phải đi gặp hắn? Nếu người ta hỏi con tại sao con không đi con sẽ nói rằng con sợ có thể đó là ma qủi hiện ra với chúng con và v́ lư do đó con không đi. Phanxicô và Giaxinta muốn đi th́ cứ việc đi; phần con sẽ không đến đồi Cova da Iria nữa. Một khi đă quyết định là con nhất định sẽ giữ” (FILOW:70).

 

Trong 6 lần Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, có 3 lần quan trọng đặc biệt.

 

Ngày 13/10/1917 là ngày quan trọng đối với mọi người v́ là ngày chính họ được thấy việc Đức Mẹ làm mà tin vào Người như Người đă báo trước cho 3 Thiếu Nhi Fatima.  Ngày 13/6/1917 là ngày hệ trọng đối với riêng 3 Thiếu Nhi Fatima v́ là ngày ba em được biết về số phận và sứ mệnh của ḿnh.

 

Ngày 13/7/1917 là ngày trọng đại nhất đối với Đức Mẹ trong các lần Mẹ hiện ra ở Fatima. Là v́, trong ngày này, Mẹ muốn dùng để cho các em thấy hỏa ngục, rồi từ thị kiến này, Mẹ đa tiết lộ cho các em toàn bộ Bí Mật Fatima, Bí Mật sẽ gây cho các em đau khổ hơn nữa kể từ mọi phía, nhất là đối với chính quyền cộng sản vô thần bấy giờ.

 

Ngày 13/7/1917 quan trọng như thế mà Lucia lại quyết định không đi. Thế nhưng, cuối cùng Lucia cũng đă đi đến chỗ Đức Mẹ hiện ra. V́, chính ngày hôm ấy, bề trong, Lucia “đột nhiên cảm thấy phải đi, như bị thôi

thúc bởi một sức mạnh lạ thường khó có thể chống cưỡng” (FILOW:70); bề ngoài, Lucia lại thấy hai anh em Phanxicô và Giaxinta khóc lóc không chịu đi: “Không có chị, chúng em không dám đi. Thế chị có chịu đi không?” (FILOW:70).

 

Dù Lucia không sống theo Phanxicô và Giaxinta, trái lại, hai em c̣n sống dựa vào Lucia là đàng khác, thế nhưng, bằng cách này hay cách khác, Phanxicô và Giaxinta cũng giữ một vai tṛ không nhỏ trong việc đồng hành với Lucia để thực hiện lời kêu gọi của Đức Mẹ là đến gặp Mẹ vào mỗi ngày 13 trong sáu tháng liền, là dâng ḿnh làm của lễ hy sinh đền tạ và cầu cho tội nhân trở lại, là lần hạt Mân Côi hằng ngày v.v. Thế mà, vào lần hiện ra thứ hai, lần hiện ra quan trọng nhất đối với riêng các em, Đức Mẹ lại nói rằng Phanxicô và Giaxinta sẽ được Mẹ đem về trời sớm. Nghe thế, cô gái 10 tuổi Lucia không buồn tủi sao được: “buồn”

v́ không bao lâu nữa sẽ mất hai bạn đồng hành chí thiết, và “tủi” v́ ḿnh không được diễm phúc như hai em.

 

Tuy nhiên, việc ra đi của Phanxicô và Giaxinta về trời sớm, không đồng hành cùng Lucia, sẽ mang đến lợi ích thiêng liêng cho Lucia. Bởi v́, chính lúc không c̣n ǵ để yêu mến, quyến luyến và t́m ủi an, nương dựa nữa, bấy giờ con người mới hoàn toàn gắn bó với siêu nhiên, mới hết ḷng cậy trông tín thác vào Thần Linh. Và, cũng chỉ ở trong và trải qua tâm trạng này, lời Mẹ nói với riêng Lucia mới càng có ư nghĩa: “Chớ có như vậy,

hỡi con gái của Mẹ. Bộ con đau khổ lắm sao? Đừng nản. Mẹ sẽ không bao giờ bỏ con đâu. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Chúa” (FILOW:67,161).

 

“Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu” là v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là Trái Tim “Đầy Ơn Phúc” (Lc 1:28), Trái Tim luôn yêu thương con cái ḿnh và muốn chia sẻ Ơn Phúc của ḿnh cho chúng, để chúng có thể sẵn sàng “Xin Vâng” như Mẹ.

 

“Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu” là v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là Trái Tim Đau Thương hơn hết mọi đau thương của loài người hợp lại từ sau khi nguyên tổ sa ngă cho đến tận thế. Chúa Giêsu là Đấng “chính Ngài đă chịu thử thách qua những ǵ Ngài chịu, để Ngài có thể cứu giúp những những ai chịu thử thách” (DT 2:18), và “chúng ta không phải có vị thượng tế không thể thông cảm nỗi yếu hèn của chúng ta, nhưng là vị thượng tế đă chịu thử thách mọi bề như chúng ta ngoại trừ tội lỗi” (DT 4:15). Mẹ Maria cũng thế, với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ không phải chịu khổ đau, nhưng, trên thực tế, Mẹ vẫn chịu đau thương đến cùng tận. Chính gương chịu đau thương của Mẹ là nguồn an ủi của những đứa con sầu buồn biết nương náu trong Trái Tim Mẹ.

 

“Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu” là v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là Trái Tim Cứu Rỗi. Chẳng những gương chịu đau thương của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nguồn an ủi của những đứa con buồn sầu mà c̣n làm sức mạnh cho họ nữa. Bởi v́, công nghiệp chịu đau thương của Mẹ trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô đă làm cho tất cả mọi đau thương trở nên bí tích thánh hóa những người

biết tin yêu chấp nhận nó như Đấng “đă làm cho mọi sự thuận hợp với nhau v́ lợi ích của những kẻ được kêu gọi theo ư định của Ngài” (Rm 8:28).

 

Thánh Louis Marie Grignion de Monfort đă diễn tả t́nh trạng của linh hồn sống "trong Mẹ", tức luôn luôn lấy "Trái Tim Mẹ là nơi con nương náu", như sau:

 

"Nghỉ ngơi b́nh an ở đó, tin cậy đặt gánh nặng của ḿnh ở đó, vững chắc ẩn ḿnh ở đó, và bỏ ḿnh đi hoàn toàn ở đó. Như thế, trong cung ḷng trinh nguyên ấy, linh hồn sẽ được nuôi dưỡng bằng sữa ân sủng và t́nh thương từ mẫu; sẽ được thoát khỏi những trở ngại, sợ hăi và ngờ vực, và sẽ được bảo toàn khỏi mọi thù địch là thế gian, ma qủi và tội lỗi, những thứ không bao giờ có thể lọt vào đó được; sau hết, sẽ được tác tạo nên Chúa Giêsu Kitô" (TDTM:166) 

 

 TRÁI TIM VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẸ LÀ ĐƯỜNG ĐƯA CON ĐẾN VỚI CHÚA

 

“Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là đường đưa con đến với Chúa”. V́ Trái Tim Mẹ là Trái Tim hằng được “Thiên Chúa ở cùng” (Lc 1:28), Trái Tim “được ơn nghĩa trước mặt Chúa” (Lc 1:30), Trái Tim Thánh Thiện tuyệt hảo đă được thụ thai Con Đấng Tối Cao nơi bản tính nhân loại của ḿnh, để chung nhân loại đă hư đi v́ nguyên tội và riêng con cái Mẹ đă được cứu chuộc bằng giá Máu Chúa Kitô, được hiệp thông đời đời với Chúa Kitô trong Thiên Chúa.

 

“Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là đường đưa con đến với Chúa”. V́ đến với Trái Tim Mẹ, con người sẽ gặp thấy Chúa, Đấng phản ảnh Ḿnh qua đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội mà Ngài đă ban cho Mẹ để Mẹ có thể làm Mẹ của Ngài và làm Mẹ của chung nhân loại cũng như riêng Giáo Hội Chúa Kitô. Thánh Louis Marie Grignion De Monfort viết: "Cung ḷng của Mẹ, như các thánh giáo phụ nói, là căn pḥng của các bí tích thần linh, nơi Chúa Giêsu Kitô và các kẻ được tuyển chọn h́nh thành" (TDTM:166).

 

Trong tất cả mọi tạo vật, chỉ có một ḿnh Mẹ, nhờ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội như “đôi cánh đại bàng” (KH 12:14), đă bay lên tới tận biên giới của bản tính Thiên Chúa. Và, cũng nhờ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, chỉ có duy một ḿnh Mẹ mới được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa hơn hết mọi tạo vật, đến nỗi, cả thân xác Mẹ đă được trực tiếp kết hợp với Ngài khi thụ thai và cưu mang Thiên Tính của Ngài qua Ngôi Lời nhập thể trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ. V́ được thụ thai và cưu mang Thiên Tính, tức được trực tiếp kết hợp với “Thiên Chúa là Ánh Sáng” (1Gn 1:5) khi Ngôi Lời nhập thể trong ḷng ḿnh như thế, cả con người của Mẹ chẳng khác nào như được “mặc mặt trời” (KH 12:1) và “rực rỡ như mặt trời”  (DTC 6:10).

 

Trong tất cả mọi tạo vật, chỉ có một ḿnh Mẹ mới lên tới Thiên Chúa như thế, và cũng chỉ nơi một ḿnh Mẹ mới đầy Thiên Chúa như thế. Con người sẽ không thể t́m đâu ra Thiên Chúa và nên một với Thiên Chúa nếu không qua Mẹ và nhờ Mẹ, con đường duy nhất mà Ngài vô cùng khôn ngoan và toàn năng đă chọn để đến với con người.  Nếu không qua Con Đường Maria này, con người sẽ không bao giờ thực sự thấy Thiên Chúa, t́m được Thiên Chúa và nên một với Thiên Chúa. Dù con người có đến với Chúa Giêsu Kitô “là trung gian

duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” (1Tim 2:5), “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Gn 14:6) đi nữa, chưa chắc họ đă thực sự và hoàn toàn gặp được Ngài, Đấng đă đến với họ qua Maria và nhờ Maria, Đấng đă sống riêng với Mẹ 30 năm trên trần gian mà chỉ sống với chung loài người có 3 năm, và cũng là Đấng đă trao toàn thể loài người cho Mẹ trước khi chết trên thập giá.

 

Dù các tông đồ là nền tảng của Giáo Hội Chúa Kitô đi nữa (x.Eph 2: 20;KH 21:14), các ngài cũng không

thể nào hơn Chúa Kitô “là Thày và là Chúa” (Gn 13:14) của ḿnh trong thân phận làm con của Mẹ Maria. Vậy, ai là người dám tự cho ḿnh là hơn Chúa Kitô, hơn các thánh tông đồ là các vị, qua thánh Gioan, đă “đem Người về nhà ḿnh” (Gn 19:27), để nhờ sự hiện diện của Người tại nhà của các vị, Chúa Thánh Thần đă hiện xuống và các vị đă “lănh nhận quyền lực từ trên cao” (Lc 24:49), nhờ đó các ngài có thể “là chứng nhân cho Thày” (TĐCV:1:8), hoàn tất sứ mệnh mà Ngài đă trao phó cho các vị (x.Mt 28:19 -20; Mc 16:15).

 

Quả thật,

 

Mẹ Maria chính là Con Đường Tiền Định ngắn nhất, dễ nhất và chắc nhất để con người nói chung và con cái Mẹ nói riêng có thể đến cùng Thiên Chúa.

 

Bà Rebecca, vợ của tổ phụ Isaac, đă làm cho Giacóp, em của Esau, nhận được chúc phúc của cha ḿnh, là h́nh ảnh rất trung thực về Mẹ Maria trong việc đem con cái Mẹ đến với Thiên Chúa và được ơn nghĩa với Ngài.

 

Trong khi Giacóp không biết ǵ về việc cha ḿnh muốn Esau là người anh dọn cho ông một món ăn mà ông ưa thích để ông ăn và ông chúc phúc cho trước khi qua đời, th́ bà Rebecca là mẹ vốn cưng Giacóp đă cho Giacóp biết ư định của chồng và c̣n bày cho Giacóp biết cách làm sao để được cha chúc phúc cho. Bà đă

bảo Giacóp giúp bà để làm món ăn mà bà vốn biết chồng bà cũng là cha của Giacóp thích, lại c̣n chỉ cho Giacóp biết cách để ông tưởng Giacóp là Esau nữa. Cuối cùng Giacóp đă thành công và được cha chúc phúc cho (x.STK 27:1-29).

 

Trong tiệc cưới Cana cũng vậy, chính Mẹ Maria đă nhận ra t́nh trạng thiếu rượu và đă tự động xin Chúa Giêsu cứu văn t́nh thế này, chứ không phải vị chủ hôn hay đôi tân hôn trực tiếp đến xin với Chúa Giêsu. Và, chẳng những Mẹ xin với Chúa mà thôi, Mẹ c̣n chỉ dẫn cho đám gia nhân giúp tiệc cưới phải làm sao để cứu văn việc thiếu rượu nữa. Nghĩa là, Mẹ hoàn toàn chủ động và tích cực trong việc giúp đỡ con người, và, qua việc giúp đỡ con người, Mẹ cũng làm cho Nước Chúa trị đến, Ư Cha thể hiện: “Chúa Giêsu đă làm phép lạ đầu tiên này ở Cana xứ Galilêa để tỏ vinh quang của Ngài, làm cho các môn đệ tin vào Ngài” (Gn 2:11).

 

Mẹ Maria là Con Đường Tiền Định ngắn nhất, dễ nhất và chắc nhất để con người nói chung và con cái Mẹ nói riêng có thể đến cùng Thiên Chúa là ở chỗ đó và là như thế.

 

“Mẹ Maria là Con Đường Tiền Định ngắn nhất để đến cùng Thiên Chúa”.

 

Mẹ chẳng những tỏ cho con cái Mẹ biết được ư muốn của Thiên Chúa, như Rebecca tỏ cho Giacóp biết được ư định của Isaac, Mẹ lại c̣n tự xin với Thiên Chúa ban cho con cái Mẹ những ǵ chúng cần thiết mà nhiều khi chúng không biết hay biết mà chưa hay ngại kêu cầu đến Mẹ, như Mẹ đă làm ở tiệc cưới Cana.

 

Ngày 13/6/1929, như đă hứa từ lần hiện ra thứ 3 là ngày 13/7/1917, Đức Mẹ đă đến về việc dâng hiến Nước Nga và hiệp thông đền tạ.  

 

Về việc dâng hiến Nước Nga, Mẹ đă cho chung loài người và riêng Giáo Hội biết ư định của Thiên Chúa là: “Đă đến lúc Thiên Chúa xin Đức Thánh Cha hợp với tất cả các giám mục trên thế giới thực hiện việc hiến

dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này” (FILOW:200).

 

Về việc hiệp thông đền tạ, Mẹ cũng cho biết Thiên Chúa đối xử thế nào đối với những ai xúc phạm đến Mẹ và phải làm ǵ để cứu văn: “Có rất nhiều linh hồn bị phép công thẳng Thiên Chúa đoán phạt v́ những tội họ

xúc phạm đến Mẹ, nên Mẹ đến để xin đền tạ: hăy hy sinh chính ḿnh cho ư chỉ này và hăy cầu nguyện”

(FILOW:200).

 

“Mẹ Maria là Con Đường Tiền Định dễ nhất để đến cùng Thiên Chúa”.

 

Mẹ chẳng những đă nghĩ hết cho con cái, lại c̣n làm thay cho chúng nữa, như Rebecca đă chỉ cho Giacóp phải bắt con vật nào, rồi tự tay bà làm thịt và nấu món ăn chồng bà ưa thích thay Giacóp để Giacóp chỉ việc bưng lên cho cha ăn hầu nhận được chúc phúc của cha thôi.

 

Qua lời Mẹ nói nói với chị Lucia trên, chẳng những Mẹ cho con cái biết Thiên Chúa muốn ǵ (hiến dâng Nước Nga), muốn như thế nào (Đức Thánh Cha hiệp với tất cả các giám mục trên thế giới), và Ngài làm ǵ

(đoán phạt các linh hồn xúc phạm đến Mẹ), Mẹ c̣n chỉ cách cho con cái làm sao có thể ngăn tay công thẳng

của Thiên Chúa nữa, đó là đền tạ bằng hy sinh chính ḿnh cho ư nguyện đó và cầu nguyện. Chưa hết, Mẹ c̣n liệu cách cho con cái có thể dễ dàng thực hiện cho bằng được điều Thiên Chúa muốn và có thể ngăn tay công thẳng của Ngài.

 

 

Về việc dâng hiện Nước Nga, chính Mẹ đă không nhúng tay vào là ǵ. Trước hết, Mẹ chọn ngày giờ hiện ra trùng hợp với ngày giờ chịu chức giám mục của Đức Thánh Cha Piô XII, vị Giáo Hoàng đă thực hiện việc dâng hiến thế giới cho Mẹ ngày 31/10/1942 và Nước Nga cho Mẹ ngày 7/7/1952. Sau nữa, Mẹ ra tay cứu

sống Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ngày 13/5/1981, kỷ niệm ngày Mẹ hiện ra tại Fatima 64 năm về trước, để rồi, chính vị Giáo Hoàng này đă nhận biết Mẹ và đă hoàn tất đúng như ư Chúa muốn về việc dâng hiến

Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 13/5/1982 và 25/3/1984.

 

Về việc đền tạ Mẹ, ngày 10/12/1925, Mẹ đă chỉ cách cho con cái Mẹ biết phải làm như thế nào cho dễ dàng và xứng hợp. Đó là giữ 5 ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liền, với những việc xưng tội, rước lễ, lần 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 mầu nhiệm Mân Côi trong ṿng 15 phút với ư đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.

 

“Mẹ Maria là Con Đường Tiền Định chắc nhất để đến cùng Thiên Chúa”.

 

Nếu con người biết lắng nghe tiếng Mẹ, tuân theo lời Mẹ, như Giacóp đối với mẹ ḿnh là Rebecca, th́ chắc chắn sẽ nhận được chúc phúc của Isaac, cha ḿnh, hay như các người giúp việc ở tiệc cưới Cana đối với Mẹ Maria, th́ chắc chắn giờ Chúa sẽ đến và phép lạ sẽ xẩy ra.

 

Với những lời Mẹ chỉ dẫn rất rơ ràng và với những việc Mẹ liệu cách cho con cái có thể dễ dàng thực hiện ư muốn của Thiên Chúa như kể trên, loài người chỉ việc lợi dụng thời cơ thuận lợi để làm là xong, là chắc chắn sẽ làm cho Thiên Chúa phải giữ lời Ngài hứa là cứu Nước Nga nói riêng và ban ḥa b́nh cho thế giới nói chung.

 

Không phải hay sao, sau cuộc hiến dâng thế giới và Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II hiệp cùng tất cả các giám mục trên thế giới ngày 25/3/1984, Nước Nga đă bắt đầu “cởi mở” và “cải tổ” dưới sự lănh đạo của Mikhail Gorbachev ngay năm 1985 cho đến khi ông từ chức là ngày 25/12/1991, ngày Nước Nga hoàn toàn thoát ly chế độ và chủ nghĩa Cộng Sản đă bị Lenin áp

đặt 74 năm trường, từ ngày 7/11/1917.

 

Về phương diện tự nhiên, Thiên Chúa c̣n giữ lời Ngài hứa như vậy, huống chi về phương diện siêu nhiên, Ngài chắc chắn sẽ cứu các linh hồn tội lỗi, nếu tội lỗi của họ được đền tạ cân xứng bởi các con cái của Mẹ.

“Các con đă được thấy hỏa ngục, nơi các linh hồn tội nhân khốn nạn rơi vào. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới sự tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có ḥa b́nh” (FILOW:162).

 

Nếu thế giới được hưởng ḥa b́nh sau thời hậu cộng sản, như Đức Mẹ nói với 3 Thiếu Nhi Fatima ngày 13/7/1917:  “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ được hưởng một thời gian ḥa b́nh” (FILOW:162), th́ cũng có thể hiểu ngậm là, dù tội lỗi ngày nay càng ngày càng nhiều, càng kinh dữ hơn trước, dầu sao Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ đă được nhận biết, yêu mến và đền tạ một phần nào, có thể bù lại các tội lỗi của loài người đáng bị Chúa luận phạt đă xúc phạm đến Mẹ.

 

Tóm lại,

 

 V́ “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến Thiên Chúa” như thế mà con cái Mẹ phải hoàn toàn và hết ḷng tin cậy Mẹ.

 

Tin cậy Mẹ ở chỗ Sống Trong Mẹ và Sống Nhờ Mẹ.

 

Sống Trong Mẹ là Đấng Thiên Chúa đă tiền định làm gà mẹ ủ ấp đàn con cái nhỏ dại dưới cánh chở che của ḿnh cho khỏi mọi cơn phong ba băo tố trên đời, nhất là cho khỏi mọi thử thách khi hoạt động cho Mẹ.

 

Sống Nhờ Mẹ v́ Mẹ là Con Đường Duy Nhất Thiên Chúa đă dùng để đến với loài người mà loài người không thể nào đến với Chúa vô cùng khôn ngoan toàn hảo lại không cùng qua Con Đường Tiền Định ngắn nhất, dễ nhất và chắc nhất này.