“Chúa Chăn Nuôi Tôi, Tôi Chẳng Thiếu Thốn Chi,
trong đồng cỏ xanh ŕ Người thả tôi nằm nghỉ!”
(Ps 23:1,4)



BẢY ĐIỀU XÁC TÍN


Trước hết, tôi xin tuyên xưng những điều xác tín sau đây, những điều xác tín có được từ những cuộc hạnh ngộ với Chúa Kitô trong cuộc đời của tôi trên trần gian này. Bảy điều tôi đă xác tín thứ tự như sau:

Thứ nhất, nếu Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể th́, nơi Người, Thiên Chúa đă trở nên một con người và con người trở thành một Thiên Chúa, thậm chí, nơi Người, Thiên Chúa là một con người và con người là Thiên Chúa, th́ cũng chỉ có ở nơi Người con người mới là con người hoàn hảo và được thần hóa mà thôi.

Thứ hai, đúng thế, từ bẩm sinh và tự bản thân ḿnh, tôi chẳng những có một bản tính vô cùng yếu đuối, một tâm thức hết sức tối tăm, mà lại c̣n cưu mang nơi bản tính yếu đuối này đầy những đam mê nhục dục là mầm mống sự dữ, những mầm mống đă nẩy mầm và sinh hoa kết trái trong tôi đủ mọi thứ tội lỗi.

Thứ ba, do đó, hiện nay nếu tôi có được những ǵ tốt lành thánh thiện, dù nhỏ bé đến đâu đi nữa, cũng đều là do ơn Chúa: tôi thực sự là sản phẩm của ân sủng, là hoa trái của Thần Linh Thiên Chúa trong tôi.

Thứ bốn, tuy nhiên, để được biến đổi từ con người cũ hằn vết Nguyên Tội sang con người mới sống bởi Thần Linh, tự ḿnh, tôi không thể nào làm được việc này, nếu không có Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi.

Thứ năm, trong việc cứu độ và thánh hóa tôi, Chúa bao giờ cũng đóng vai tṛ khởi xướng và chủ động, như ánh sáng chiếu trong tăm tối; thậm chí kể cả lúc Ngài khôn ngoan tỏ ḿnh ra cho tôi vào một lúc đặc biệt nào đó, tôi cũng không thể tự ḿnh nhận ra Ngài và theo Ngài, nếu không có Thần Linh của Ngài.

Thứ sáu, đường lối Chúa dùng để tỏ ḿnh ra cho tôi bao giờ cũng bằng thập giá, và tôi chỉ nhận ra Ngài vào những lúc khổ đau; thập giá Chúa gửi chẳng những để giải thoát tôi, giúp tôi sống trong thế gian song không thuộc về thế gian, mà c̣n để tôi được sống và được sự sống viên măn hơn.

Thứ bảy, tất cả những ǵ Chúa ban cho chúng ta và làm nơi chúng ta không phải chỉ cho riêng chúng ta mà là cho chung anh chị em chúng ta, v́ Ngài muốn dùng chúng ta chẳng những như dấu chứng sống động về sự hiện diện thần linh của Ngài, mà c̣n như một bí tích thông ban sự sống thần linh của Ngài cho trần gian nữa.

Bảy xác tín trên đây được nẩy mầm và phát triển từ bốn lần tôi đă được gặp gỡ Chúa Kitô trong cuộc sống 53 tuổi đời của ḿnh. Lần thứ nhất tôi đă gặp Người vào Đêm Giáng Sinh năm 1963 tại Tân Định Việt Nam, năm tôi 15 tuổi. Lần thứ hai vào đầu năm 1972 tại Di Linh Bảo Lộc Lâm Đồng, năm tôi 24 tuổi. Lần thứ ba vào cuối năm 1978 tại Missouri Hoa Kỳ, năm tôi 30 tuổi. Và lần thứ tư vào năm 1990 tại Pomona thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles California, năm tôi 38 tuổi.


BỐN LẦN HẠNH NGỘ


Thật vậy, lần thứ nhất tôi được gặp Chúa Kitô vào giữa Đêm Giáng Sinh 24/12/1963, tại sân trường Lasan Đức Minh Tân Định là nơi tôi đang theo học, ngay khi tôi đang nghe vị linh mục phó xứ Tân Định giảng đến câu: “Được lời lăi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích ǵ?” (Mt 16:26). Lúc bấy giờ tự nhiên tôi cảm thấy tất cả mọi sự trên đời này đều là hư vô giả trá, và tôi muốn đi tu ngay, muốn theo Chúa ngay. Bởi v́, trước đó, ngay trước Thánh Lễ, tôi c̣n là một thiếu niên ham mê đủ thứ. Nào là thích làm dáng: như dùng kem Thorakao thoa mặt, hay đắp vỏ dưa chuột lên mặt để làm cho mịn da mặt, theo như những chỉ dẫn của mục làm đẹp ở báo chí. Nào là thích chụp h́nh đủ kiểu: kiểu đeo kính râm, kiểu đội mũ, kiểu khoanh tay, kiểu chống nạnh, kiểu ngả đầu v.v. Nào là thích viết báo: cậy ḿnh giỏi Việt Văn nhất lớp, lấy bút hiệu Mộng Lam, tôi đă tham gia những cuộc dự thi văn chương do các báo Tiếng Chuông, Ngôn Luận, Sài G̣n Mới bấy giờ tổ chức, nhưng không bao giờ giật được giải nào, ngoại trừ được thông báo đă nhận bài. Nào là thích ca hát: tôi đă hai lần cố thi tuyển lựa ca sĩ để có thể hát ở rạp Quốc Thanh Sài G̣n vào sáng Chúa Nhật hằng tuần, song cứ bị nhạc sĩ Thẩm Oánh cho rớt thử giọng ở Đài Phát Thanh Sài G̣n vào ngày thứ ba hằng tuần. Ngoài ra, tôi cũng đă biết yêu, yêu rất sớm, kể cả yêu người cùng phái tính v.v. Thậm chí, tôi đă phạm tội thủ dâm. Chưa hết, sau đó tôi lại c̣n phạm cả tội dâm dục với một người thân thuộc đồng tính. Ngay chính lúc tôi được Chúa gọi vào nửa đêm Giáng Sinh năm 1963 ấy, tôi đang ấp ủ h́nh ảnh của một người con gái học trường Thiên Phước Tân Định ngay bên cạnh trường Đức Minh của tôi, nàng là người t́nh đầu tiên của tôi, một người con gái Nam phần đẹp, ở bên trong xóm của tôi sát khu trường nữ Trung Học Gia Định, một người t́nh được nhiều kẻ theo, trong đó có tôi, người đă đánh nhau đến chảy máu mũi v́ nàng.

Tôi xin thành thực thú nhận hết mọi sự hết sức kín đáo như vậy, cho dù có cảm thấy vô cùng xấu hổ, cho dù v́ thế có bị khinh bỉ đi nữa, song đó là sự thật, đó là tất cả con người tự nhiên đầy tội lỗi của tôi khi tôi chưa gặp được “Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi” (Lk 1:47). Nhờ đó chính tôi mới thấy được thế nào là ơn Chúa, là việc Chúa làm nơi tôi. Bởi thế, sau cuộc gặp gỡ Chúa Kitô lần đầu tiên trong đời này, cha mẹ tôi và bạn bè tôi đều thấy tôi hoàn toàn trở nên khác lạ. Tôi không c̣n ham chơi và yêu đời nữa. Thay v́ đọc kinh tối với gia đ́nh hầu như lần nào cũng ngủ gà ngủ gật, hay thậm chí trốn đọc kinh, hoặc vừa đọc kinh vừa ghé tai nghe chương tŕnh radio cải lương ở nhà bên cạnh, th́ trong ngày tôi đă tự động t́m chỗ kín đọc kinh một ḿnh. Thay v́ hay trốn lễ và thường bỏ lễ Chúa Nhật như trước kia v́ ham chơi, th́ tôi đă tự động dậy sớm đi lễ hằng ngày. Trong thời gian này, qua một vị linh mục triều hướng dẫn, Cha Bùi Vĩnh Phước phục vụ ở Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài G̣n, ở trường Lasan Talbert Sài G̣n, rồi ở Nhà Thờ Tân Định Sài G̣n bấy giờ, tôi đă dâng ḿnh cho Chúa trong Ḍng Đồng Công ngày 21/6/1964.

Tuy nhiên, không phải gặp Chúa Kitô một lần là xong. Trái lại, nên thánh là “vào qua cửa hẹp” (Mt 7:14). Thật vậy, sau khi bắt đầu bước vào con đường nhân đức trọn lành, tôi sống đạo sốt sắng đến nỗi, có ngày tôi không nói một lời nào, dù đang học tại trường và giao tiếp với bạn bè. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến Chúa, nhớ đến Chúa, một t́nh trạng mà bấy giờ tôi cứ tưởng như thế là ḿnh đang kết hiệp chắt chẽ và liên lỉ với Chúa. Tôi ăn chay hăm ḿnh hết cỡ. Giữ kỷ luật rất ngặt. Không quản ngại làm bất cứ một sự ǵ, dù khó khăn vất vả đến đâu. Luôn t́m kiếm hy sinh dâng lên Chúa. Tuy nhiên, trong chính lúc tôi sống đạo sốt sắng như thế, tôi lại mắc phải khuynh hướng Pharisiêu, tỏ ra xét đoán ngặt nghèo với anh em ḿnh, nhất là có vẻ khinh chê những người khô khan nguội lạnh. Ngầm thích được khen tặng và ham danh. Chính v́ thế, tôi đă đụng đầu với Chúa Kitô lần thứ hai. Lần này hết sức đau thương chứ không phấn khởi như lần đầu. Chúa Kitô đă để cho vị linh hướng thật khả kính, khả ái mà tôi hết ḷng tín phục, đó là Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, vị sáng lập Ḍng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc (CMC: Congregatio Matrix Co-Redemptricis), chẳng những hiểu lầm tôi một cách hết sức oan ức, ở chỗ ngài cho tôi là ham học, là khinh thường anh em làm đầu, là chống đối quyền bính v.v., nên không cho tôi tiếp tục việc học vấn cao hơn về đời nữa, trái lại, cả ngày tôi phải đi làm vườn (trà, cà phê, bơ, mít) của nhà Ḍng ở Di Linh, tối đến tôi không được phát biểu ở các cuộc họp chung anh em trong một thời gian vô hạn định. Ngay bấy giờ tôi đă không cầm được nước mắt, song tôi vẫn sẵn sàng chấp nhận chịu trừng phạt. Thế nhưng, trong chính thời gian như bị “mời xuống chỗ dưới” này, tôi đă hiểu được lời Chúa Kitô nói: “Hăy chọn chỗ cuối rốt mà ngồi” (Lk 14:10). Để rồi, chính lúc tôi vui ḷng chấp nhận chỗ cuối rốt của ḿnh ấy, lúc mà tôi không dám tự ư xét đoán và khinh thường một ai nữa, th́ Ngài lại mời tôi lên chỗ cao hơn, chỗ tôi không ngờ, chỗ bắt đầu đi phục vụ những người anh em xa lạ của tôi, đó là Tiểu Chủng Viện Simon Ḥa ở Đà Lạt.

Quả thực, sau lần gặp Chúa Kitô lần thứ hai này, tôi biết ḿnh tôi hơn bao giờ hết. Ở chỗ, tôi chẳng những không dám chủ ư cậy ḿnh tự phụ nữa, mà c̣n hoàn toàn trông cậy vào Chúa. Sứ vụ mà Cha Thủ sai tôi đi làm, một sứ vụ mà nhiều anh em của tôi có khả năng và tư cách hơn tôi rất nhiều, một sứ vụ đă có một số anh em lên tiếng ngăn cản ngài đừng cho tôi “đem chuông đi đánh nước người” kẻo làm hỏng chuyện, mang tai tiếng cho Ḍng. Chính Cha Thủ đă cho tôi biết điều ấy, và tự tôi cũng đă xin ngài xét lại, song ngài vẫn cương quyết nói với tôi rằng “cứ đi Chúa sẽ giúp”. Thật vậy, không ngờ, qua thời gian hai năm (1972-1974) tại đây, trong vai tṛ dạy học (Việt văn và sử địa đệ nhất cấp) dưới quyền Hiệu Trưởng của Cha Trần Văn Nhượng và Cha Giám Học Vương Văn Điền, coi học các lớp nhỏ cho Cha Giám Thị Nguyễn Hữu Duyên, làm phụ tá giúp mua bán đồ cho Cha Quản Lư Nguyễn Văn Tính, và phụ trách Y Tế Cứu Thương cho chung chủng sinh, tôi đă thành công ngoài sức tự nhiên, một thành công chẳng những không làm tôi tự phụ và tự măn như trước, trái lại, càng làm tôi hạ ḿnh xuống và tin tưởng vào Chúa trong mọi sự hơn nữa. Sau sứ vụ này, chẳng những bề trong tôi được gần Chúa hơn bao giờ hết, bề ngoài tôi c̣n được chủng sinh hết sức thương mến, chứ tôi không c̣n gặp phải những bộ mặt ác cảm hay đối kỵ với tôi như khi tôi c̣n tỏ ra ngặt nghèo với anh em tôi nữa.

Tuy nhiên, sau dấn thân hoạt động và hoạt động thành đạt như thế, với một khả năng tối thiểu về phương diện trần gian, tôi bắt đầu cảm thấy ḿnh cần phải trau luyện khả năng sinh hoạt bề ngoài hơn, như cần phải luyện thêm về sinh hoạt đàn hát th́ hoạt động tông đồ của ḿnh mới đạt hiệu năng hơn. Trong thời gian phục vụ tại Tiểu Chủng Viện Simon Ḥa Đà Lạt, với biệt hiệu Bá Vũ Ly, (phiên âm từ chữ Latinh Parvuli nghĩa là “trẻ nhỏ” trong câu “hăy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, câu tâm niệm sống đạo của tôi, ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 18 câu 3), tôi đă bắt đầu nổi hứng sáng tác nhạc. Không ngờ, những bài nhạc ngắn gọn thiên về giáo lư và sống đạo dựa vào lời Chúa đó đă được 4 giọng ca (3 nữ 1 nam) của Băng Hát Emmanuel ở San Jose Bắc California giúp tôi tôi thâu vào bộ băng cassette chủ đề “Hát Lên Ngài”, bộ băng năm cuốn và cũng là loạt băng Thánh Ca đầu tiên đă được phổ biến trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ vào năm 1981. Bộ băng này đă được nồng nhiệt hưởng ứng, (chỉ v́ đang trong t́nh trạng khan hiếm băng nhạc Thánh Ca bấy giờ), làm tôi phấn khởi thực hiện cuốn băng T́nh Ca Đời Tận Hiến vào mùa hè năm 1981 tại Oklahoma City, với tên Tâm Phương. Cuốn băng Thánh Ca Vào Đời hát đơn ca đầu tiên của cộng đồng Công Giáo Việt Nam nói chung này cũng có những âm vang hết sức mănh liệt từ thính giả, nhất là giới nữ tu, một lần nữa đă làm tôi hứng khởi, thừa thắng xông lên, thực hiện ba cuốn băng Thánh Ca chủ đề tiếp theo: hai cuốn vào cuối năm 1981, cũng tại cùng một pḥng thâu âm ở Oklahoma City như cuốn T́nh Ca Đời Tận Hiến, song không đơn độc một ḿnh, mà là với Nhóm Tiếng Vọng Fatima (2 giọng nam và 2 giọng nữ), đó là cuốn Giọt Máu Trổ Bông, chủ đề về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và cuốn Nh́n Sao Gọi Mẹ, chủ đề về Thánh Mẫu; và cuốn băng chủ đề thứ tư, cuốn Ân T́nh Thánh, chủ đề về Thiên Chúa yêu thương và con người tội lỗi, tôi thực hiện vào mùa hè năm 1982 tại Houston Texas, ở hai pḥng thâu âm khác nhau, và với hai ban nhạc có hạng là The Vee và Galaxy, cũng như với những giọng hát khá hơn ba cuốn trước. Sau khi thực hiện cuốn băng Ân T́nh Thánh này, tôi có ư định sẽ thực hiện một cuốn băng thánh ca chủ đề nữa, ở ngay tại thủ đô của người Việt tị nạn, khu Tiểu Sài G̣n bên California. Thế nhưng, trước khi những cuốn băng thánh ca chủ đề này được thực hiện, cuộc hạnh ngộ thứ ba đă xẩy ra.

Phải, bấy giờ tôi hết sức chú trọng đến những thứ phụ thuộc này, nhất là vào thời gian tôi đi giúp cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oklahoma City vào mùa hè 1978, thời gian tôi đă quen với ban nhạc của anh em trong ca đoàn, nhờ đó, sau này, tôi đă nhờ họ giúp tôi phần ḥa nhạc cho cuốn băng thánh ca chủ đề đầu tay T́nh Ca Đời Tận Hiến của tôi. Oklahoma City cũng là nơi tôi trở lại để thực hiện hai cuốn băng thánh ca chủ đề thứ hai, Giọt Máu Trổ Bông, và thứ ba, Nh́n Sao Gọi Mẹ. Sau thời gian đi giúp xứ này, tôi bắt đầu dồn nỗ lực vào việc trau luyện khả năng sinh hoạt tông đồ, và ngay trong lúc ấy, không rơ là ngày nào, giờ nào, tôi lại đụng phải Chúa Kitô lần thứ ba. Lần này Người chặn đầu tôi bằng một ư tưởng đột nhiên bùng lên trong đầu của tôi. Đó là, tại sao tôi lại “lo lắng bối rối nhiều chuyện... Chỉ có một điều cần duy nhất mà thôi” (Lk 10:41). Bấy giờ tôi nghĩ ngay đến Lời Chúa, và điều cần duy nhất của tôi bấy giờ là lắng nghe Lời Chúa, v́ tôi thâm tín được rằng không ǵ trên đời này chân thực bằng Lời Chúa, thiện hảo bằng Lời Chúa và toàn năng bằng Lời Chúa. Thế là tôi đă dồn hết năng lực và thời giờ để đọc Thánh Kinh. Cuốn Thánh Kinh toàn bộ Cựu Ước và Tân Ước bấy giờ được tôi ôm ấp như người t́nh không thể thiếu. Có giờ là tôi nghiền gẫm Thánh Kinh. Và tôi đă đọc trọn bộ Thánh Kinh cả Tân lẫn Cựu tất cả là 7 lần, dù có rất nhiều chỗ tôi chẳng hiểu ǵ hết. “những lời là thần linh và là sự sống” (Jn 6:63) của Chúa chẳng những đă từ từ ngấm dần vào cuộc đời của tôi, biến đổi tâm trí tôi, làm tôi phán đoán mọi sự theo tinh thần Phúc Âm, mà c̣n, như “Nước Chảy Từ Tảng Đá”, (nhan đề cuốn sách đầu tay của tôi xuất bản vào tháng hai năm 1988), Lời Chúa từ đó tới nay, sau 13 năm, đă trở thành nguồn hứng tuôn ra thành 45 tác phẩm đạo đời lớn nhỏ, đặc biệt hai cuốn chuyên về Phụng Vụ Lời Chúa, một cuốn cho Chúa Nhật là cuốn “Thần Linh và Sự Sống” (xuất bản năm 1996), và một cuốn cho thường nhật là cuốn “Lương Thực Hằng Ngày” (xuất bản năm 1998). Nhờ vốn kiến thức về Phụng Vụ Lời Chúa mở đầu từ hai tác phẩm này, tôi đă có dịp đào sâu hơn vào Lời Chúa khi chia sẻ với anh chị em đồng đạo của ḿnh qua Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống vào mỗi sáng Chúa Nhật từ ngày 17/9 Năm Thánh 2000, cũng như qua Màn Điện Toán Toàn Cầu VietCatholic.Net từ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày 3/6/2001.

Không ngờ, oái oăm thay, sau thời gian nghiền gẫm Thánh Kinh, cuộc đời tôi bắt đầu có những biến chứng, để rồi nó được kết thúc bằng một cuộc dứt khoát sang ngang. Trong thời gian biến chứng này, tôi thấy những dấu hiệu bất thường xẩy ra nơi cả thân thể lẫn tâm hồn của tôi. Về phần xác, triệu chứng liên quan đến bộ phận sinh dục của tôi, gây ra bởi nguyên do “hỏa vượng thận suy”, theo chẩn bệnh của một thày thuốc ta cho tôi biết trước khi vào Ḍng, một triệu chứng quái đản tự nhiên tái diễn liên tục, nhiều khi làm tôi hết sức xấu hổ, t́m cách che đậy đi mỗi lần nó xẩy ra, nhất là sau khi thức dậy sáng và trưa. Về phần hồn, tôi cảm thấy càng ngày càng khô khan, song không chán nản, vẫn hăng say làm đủ mọi thứ như được bề trên chỉ định, thậm chí dù không làm được linh mục, cả đời phục vụ nhà Ḍng tôi vẫn vui ḷng chấp nhận, như tôi đă tự nguyện xung phong làm những việc không ai muốn làm. Thế nhưng, lúc ấy tôi tự nhiên hướng chiều mạnh mẽ về những h́nh ảnh dâm ô, phải chăng xẩy ra là do yếu tố bất thường nơi bộ phận sinh dục của tôi bấy giờ. Tôi đă chẳng những phạm những lỗi lầm nghịch với điều răn thứ chín mà c̣n cả lời khấn khiết tịnh nữa. Tôi đă xưng thú tội lỗi của tôi khi tới phiên xưng tội, nhưng tôi chỉ xưng tội với vị linh mục già nhất trong ḍng. Trong thời gian biến chứng ấy, tôi đă nghĩ rằng đây là dấu hiệu chứng tỏ ḿnh không thể tu và không c̣n tu được nữa. Tận thâm tâm, tôi không phủ nhận Chúa đă thực sự gọi tôi theo Ngài ngay từ ban đầu. Thế nhưng, nếu Chúa đă cho tôi thấy rơ ràng những dấu hiệu mà tôi không thể chối căi Ngài đă thực sự gọi tôi th́ biết đâu, qua những triệu chứng bất thường này, xẩy ra trên xác thân và trong tâm hồn tôi bấy giờ, Ngài cũng muốn tôi hoàn tục th́ sao? Tôi đă thành tâm cầu nguyện cùng Chúa, và cuối cùng tôi đă rơ ràng xin Ngài thế này: Nếu thực sự Chúa không muốn con tiếp tục tu nữa, tiếp tục theo Chúa nữa, th́ xin Chúa để con gặp người con gái nào Chúa chọn cho con, chứ không phải là người con chọn. Quả thực, trong thời gian làm quản lư Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ (1980-1982), nhất là trong chuyến đi vào đầu năm 1982 ở Nam California để gây quĩ cho nhóm anh em tu sĩ Đồng Công di tản năm 1975 có khả năng tài chính trong việc tậu măi một cơ sở làm trụ sở Chi Ḍng chính thức, tôi đă gặp ba người nữ, một ở San Diego và hai ở Los Angeles. Người ở San Diego đă gửi h́nh chụp đứng dựa gốc cây hết sức cô đơn của ḿnh cho tôi. Một trong hai người ở Los Angeles cũng đă gửi tặng cho tôi cuốn tiểu thuyết Hoa Vông Vang của Đỗ Tốn, kèm theo bức thư thơm phức mùi hoa ướp, với nét chữ nắn nót. Thú thật, đẹp nhất trong ba người này, cũng là người t́nh tứ nhất, người tôi bị thu hút khi vừa nh́n thấy bức ảnh của nàng treo trong pḥng khách lúc mới bước vào nhà, đó là người gửi tặng tôi cuốn tiểu thuyết này. Sở dĩ những thứ “trái cấm” trần tục này lọt được vào tay tôi qua hệ thống duyệt thư ngặt nghèo của nhà Ḍng là v́ bấy giờ tôi đang giữ chức vụ quản lư của Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, những thư từ mang tên tôi thường được cho rằng liên quan đến việc trả tiền báo hay dịch vụ báo.

Đúng như tôi đă cầu nguyện, người nữ c̣n lại, người không hề gửi cho tôi một thứ ǵ, người có một nhan sắc ở giữa hai người kia, tôi lại dính chặt. Như thế, không phải nàng chính là người Chúa gửi đến cho tôi chứ không phải là người tôi tự chọn hay sao, đúng như lời tôi cầu nguyện cùng Ngài trong thời gian biến chứng? Sau khi cho rằng đă nhận biết được dấu hiệu Chúa cho ḿnh biết như thế, tôi đă lén lút dùng điện thoại của nhà Ḍng để liên lạc với nàng nhiều lần, hầu như lần nào nàng cũng khuyên tôi nên nghĩ lại, kẻo uổng cả 18 năm tu tŕ. Tôi đă trả lời nàng rằng, cho dù không gặp nàng th́ tôi cũng sẽ hoàn tục mà thôi, v́ những triệu chứng Chúa để cho xẩy ra trong đời tu của tôi, nhất là đă đáp lời tôi cầu nguyện. Tôi đă chứng minh cho nàng thấy rằng: 18 bài thánh ca chủ đề về tu tŕ, với tựa đề T́nh Ca Đời Tận Hiến, phát hành mùa hè năm 1981, là 18 sáng tác tôi đă âm thầm gửi gấm tâm sự đời tận hiến của ḿnh trong suốt thời gian dấn thân theo Chúa vào đường hẹp tu tŕ. Cuối cùng, để biết rơ ư Chúa hay chăng, tôi đă đến tŕnh bày trường hợp của tôi với Cha Giám Đốc Chi Ḍng bấy giờ, vào chính đêm Chúa Nhật sau Ngày Thánh Mẫu 1982, nhưng tôi chỉ cho ngài biết về sự kiện liên quan đến biến chứng nơi bộ phận sinh dục của tôi tái diễn như trước khi tôi đi tu mà thôi, chứ không cho ngài biết là tôi đă âm thầm quen với một người nữ. Tuy nhiên, dù có giấu diếm như thế, tận đáy ḷng, tôi vẫn sẵn sàng tuân theo Thánh Ư Chúa, như tôi vẫn từng sống như thế trong cả cuộc đời tu của tôi, một cuộc đời tu đă được anh em mến chuộng, cả bề trên lẫn bề dưới. Nghĩa là, bấy giờ, khi tŕnh bày với bề trên, tôi hoàn toàn tùy theo quyết định của ngài, bằng không tôi đă dứt khoát xin xuất rồi, cần ǵ phải bàn hỏi nữa: nếu cha bảo tôi không nên xuất ḍng, tôi cũng sẽ không ngay. Đằng này, ngài lại bảo tôi “nếu thế th́ nên xuất”. Thế là, sau khi Tâm Phương tôi, với tư cách là thày phụ trách ca nhạc Ngày Thánh Mẫu 1982, điều khiển ca đoàn tổng hợp và cộng đồng Dân Chúa hát Thánh Ca trong Thánh Lễ đại trào Thứ Bảy, tôi đă bắt đầu cuộc hành tŕnh “vào đời” ngày 20/8/1982, trở về với tên tục nguyên thủy của ḿnh, Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh.

Như thế, nếu lần gặp gỡ thứ nhất, Chúa Kitô đă kéo tôi ra khỏi trần gian, lần thứ hai Người đă nâng tôi lên khỏi chính bản thân tôi, và lần thứ ba Người đă ban thần trí Lời Người cho tôi và đẩy tôi vào đời, th́ lần gặp gỡ thứ tư Người đă sai tôi đi...

Thật vậy, vào tối ngày 11/10/1990, sau khi đi tĩnh tâm cả ngày để mừng kỷ niệm sinh nhật và rửa tội của ḿnh theo tư lệ hằng năm, tôi đă nhận được một cú điện thoại của một vị linh mục chưa hề biết mặt tôi, cũng là vị linh mục mới về làm quản nhiệm tại cộng đoàn của tôi. Qua điện thoại, tôi đă nghe tiếng Chúa mời gọi tôi qua lời vị linh mục này: “Xin anh làm ơn ra giúp dạy giáo lư cho cộng đoàn”. Th́ ra, qua lần gặp gỡ Chúa Kitô lần thứ ba, lần lắng nghe Lời Chúa qua việc đọc Thánh Kinh, Chúa Kitô muốn tôi “loan báo giữa ban ngày những ǵ nghe thấy trong tăm tối, và rao giảng trên mái nhà những ǵ nghe được nơi kín đáo” (Mt 10:27). Thật vậy, Ư Chúa thật là nhiệm mầu. Việc dạy giáo lư cho cộng đoàn của tôi bấy giờ chỉ là bước đầu để từ đó Người dẫn tôi đến một sứ vụ chuyên biệt và lâu bền chính yếu khác, kéo dài từ đó tới nay, đó là vai tṛ làm Tông Đồ Giới Trẻ. Bởi thế, sau một năm phục vụ cộng đoàn với vai tṛ trưởng ban giáo lư chung kiêm phụ trách giáo lư tân ṭng, cha quản nhiệm trao thêm trách nhiệm coi giới trẻ của cộng đoàn cho tôi nữa. Tuy nhiên, khi tôi bắt đầu được tín nhiệm trong vai tṛ lănh đạo Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA vào Ngày Lễ Mẹ Đồng Công 15/9/1991, như tôi xin, cha quản nhiệm cộng đoàn này, đồng thời cũng là vị tuyên úy của Liên Đoàn TNF/TGP/LA, đă cho tôi nghỉ phụ trách giáo lư cộng đoàn để dồn lực vào việc hoàn chỉnh và phát triển Phong Trào Thiếu Nhi Fatima, một phong trào giới trẻ bấy giờ mới lên 7 tuổi do mấy vị lănh đạo Phong Trào Đạo Binh Xanh Việt Nam ở TGP/LA thành lập từ năm 1984. Thế là, tôi đă nghiên cứu về Fatima, và tài liệu tôi đọc đầu tiên là cuốn “Hồi Kư Lucia”, để có thể lấy ư tưởng và hứng khởi viết Nội Qui và Thủ Bản cho Phong Trào này. Thú thực, tôi đă hết sức cảm kích khi đọc truyện về ba Thiếu Nhi Fatima Giaxinta, Phanxicô và Lucia trong tập Hồi Kư Lucia ấy.

Thế nhưng, câu truyện không phải chỉ đơn giản có thế. Bởi v́, chính trong thời gian tôi đang t́m hiểu Sự Lạ Fatima qua cuốn Hồi Kư Lucia ấy th́ biến cố Nước Nga tự động giải thể xẩy ra vào cuối năm 1991, trùng với năm tôi bắt đầu phục vụ Thiếu Nhi Fatima. Bấy giờ, tự nhiên tôi có ư định viết một cuốn sách về biến cố vô cùng lạ lùng này để chứng minh lời Mẹ Maria tiên đoán ở Fatima đă hoàn toàn trở thành sự thực. Đó là lư do xuất hiện cuốn “Trái Tim Mẹ Toàn Thắng” vào cuối năm 1992. Nhờ việc nghiên cứu để viết tác phẩm thứ tám hết sức quan trọng ấy, tôi mới cảm nhận được rằng loài người đang thực sự sống trong Thời Đại của Mẹ, Đấng “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới... để nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới được ḥa b́nh”, như Mẹ Maria đă tiết lộ ở ngay đầu phần thứ hai của Bí Mật Fatima ngày 13/7/1917, một việc thiết lập bằng những biến cố lịch sử đă được tiên báo và tỏ tường ứng nghiệm. Với Cảm Nghiệm Thánh Mẫu hết sức thấm thía và sống động này, tôi càng dấn thân pbục vụ Phong Trào Thiếu Nhi Fatima hơn, chấp nhận tất cả mọi hy sinh lớn bé và bất chấp mọi thử thách trong ngoài, đến nỗi, mới nhậm chức chưa được bao lâu Tôi đă tự động gửi thông báo từ chức Liên Đoàn Trưởng Thiếu Nhi Fatima TGP/LA. Tuy nhiên, ngay sau khi gặp Cha Tuyên Úy của Liên Đoàn, tôi đă bị quật ngă và vùng lên cho tới nay.

Trong thời gian phục vụ Thiếu Nhi Fatima, càng ngày tôi càng nghiệm thấy rằng, nếu Thiên Chúa thực sự muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Mẹ trên thế giới như thế, th́ con người chỉ có thể trở về với Ngài bằng việc nhận biết và yêu mến Mẹ mà thôi. Và một trong các việc tỏ ra nhận biết và yêu mến Mẹ chính là việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, như Mẹ nhắn nhủ mỗi lần hiện ra ở Fatima năm 1917. Ư thức được như thế, từ 1 chuỗi Mân Côi 50 kinh mỗi ngày theo thói quen, tôi đă cố gắng lên đến 4 chuỗi vào năm 1994, sau khi cho xuất bản cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) do tôi chuyển dịch. Rồi tăng thêm mỗi ngày 4 chuỗi nữa là 7 vào năm 1997, năm Giáo Hội bắt đầu 3 năm chuẩn bị Mừng Năm Thánh 2000. Và cuối cùng là 10 chuỗi mỗi ngày từ Năm Thánh 2000 tới nay. Tuy nhiên, ngoài Kinh Mân Côi, tôi cũng không quên cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh sáng tối nữa. Trước t́nh h́nh thế giới càng văn minh vật chất, đức tin càng bị phá sản, đức cậy càng bị buông thả và đức mến càng trở nên nguội lạnh, bởi cuộc khủng bố chưa từng thấy của Satan, tôi cảm thấy cần phải tổ chức một lực lượng cảm tử quân, đóng vai tṛ thấp hèn của một gót chân, làm mồi cho rắn quỉ ŕnh cắn, để cái đầu tử thần của hắn bị thập giá Chúa Kitô Phục Sinh đạp nát. Đó là lư do khiến tôi mạo muội quyết tâm tiến đến việc thành lập Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ vào ngày 31/5, Lễ Mẹ Thăm Viếng cũng là Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 1998, Năm Giáo Hội dâng kính Chúa Thánh Thần để dọn Mừng Đại Năm Thánh 2000, một ư định tôi đă ôm ấp từ khi viết cuốn Trái Tim Mẹ Toàn Thắng năm 1992. Chủ trương của Nhóm Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ là cùng nhau sống Linh Đạo Nhập Thể: Tin tưởng Giáo Hội, Cậy nhờ Mẹ Maria và Mến yêu Thánh Thể, một linh đạo hoàn toàn chống lại tinh thần phản Kitô và có sức phá hoại một cách âm thầm những hoạt động của thành phần phản Kitô trong thế giới ngày nay.


NGƯỠNG VỌNG HIỆP THÔNG


Tóm lại, qua bốn lần gặp gỡ Chúa Kitô, từ lần thứ nhất đến lần thứ hai, tôi đă theo Người “là Đường”, qua việc bỏ ḿnh và vác thập giá tiến lên; từ lần thứ hai đến lần thứ ba, tôi đă nhận biết Người “là Sự Thật”, qua việc biết ḿnh và hoàn toàn tin tưởng nơi Người; và từ lần thứ ba đến lần thứ bốn, tôi đă và đang truyền đạt Người “là Sự Sống” (xem Jn 14:6), qua các hoạt động tông đồ giáo dân tôi hiện đảm trách. Không biết, sau bốn lần đổi đời trên đây, tôi c̣n được gặp Chúa Kitô lần nào nữa hay chăng? Thế nhưng, tôi vẫn linh cảm thấy rằng, nếu hoạt động tông đồ của tôi thành đạt, tôi có thể sẽ được gặp Chúa Kitô một lần nữa, v́ chính Người đă khẳng định: “cành nào trổ sinh hoa trái, Cha Thày sẽ cắt tỉa để càng sai trái hơn” (Jn 15:2). Ở chỗ, vào một lúc nào đó, những người tôi phục vụ hay những người phục vụ với tôi đâm ra hiểu lầm tôi, khinh khi tôi, thậm chí loại trừ tôi.

Về lần gặp gỡ theo tôi dự đoán này, lần gặp gỡ sẽ làm cho tôi được hiệp thông với Chúa Kitô “là sự sống” sâu xa hơn bao giờ hết, không biết sẽ xẩy ra vào lúc nào, và tôi có được diễm phúc đó hay chăng? Nhưng chắc chắn một điều là tôi sẽ được gặp Người một lần cuối cùng khi tôi nhắm mắt ĺa đời, một cái chết mà tôi bao giờ cũng sẵn sàng chờ đợi, v́ nhờ đó tôi mới vĩnh viễn được ở với Người. Đó là cuộc gặp gỡ tối hậu giữa tôi và Người. Đúng thế, những lần tôi được gặp gỡ Người trên đời này, như bốn cuộc gặp gỡ tôi vừa chia sẻ, chẳng khác ǵ “như qua một tấm gương soi” mà thôi. Chỉ có chết đi, tôi mới thực sự được gặp Người “diện đối diện” (1Cor 13:12), và sau cuộc chung thẩm, thân xác phục sinh của tôi c̣n được hiển biến nữa, đúng như lời Thánh Phaolô viết: “Người sẽ ban cho thân xác thấp hèn chúng ta một thể thức mới, và tái tạo nó theo khuôn mẫu thân thể hiển vinh của Người, bằng quyền năng Người bắt mọi sự thuận phục Người” (Phil 3:21). Amen.


(Rancho Cucamonga, Giáo Phận San Bernadino, Nam California,
11/10/2001, kỷ niệm 53 năm trở thành con Chúa qua Bí Tích Rửa Tội,


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)