Chương 12

 

  

Ánh Mắt Giêsu - Con Tim Maria

 

 

 

 

 

 Chiều Hướng của Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005

 

 

Kể từ khi Đức Phaolô VI thiết lập Ngày Thế Giới Ḥa B́nh vào Ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa cũng là Ngày Đầu Năm Dương Lịch, đến nay đă được 38 năm. Mỗi năm, tùy theo t́nh h́nh thế giới trong năm ngay trước đó, vị Lănh Đạo tối cao của thế giới Kitô giáo nói chung và của Giáo Hội Công giáo nói riêng, đều gửi cho thế giới một sứ điệp thích thời, để kêu gọi nhân loại nói chung và các vị lănh đạo chính trị cũng như tôn giáo nói riêng hăy dấn thân thực hiện công lư và ḥa b́nh. Điển h́nh là sau biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 11/9/2001 và sau đó vào ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi 7/10/2001 Hoa Kỳ trả đũa tấn công khủng bố ở A Phú Hăn, Sứ Điệp Ngày Ḥa B́nh Thế Giới lần thứ 35 1/1/2002 là “Ḥa b́nh không thể thiếu công lư, công lư không thể thiếu thứ tha”, một nguyên tắc ḥa b́nh cần phải được ư thức và tuân giữ bởi cả thành phần khủng bố tấn công lẫn thành phần tấn công khủng bố.

 

Thế rồi, từ đó tới nay, t́nh h́nh thế giới càng ngày càng trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn, đặc biệt liên quan đến các vụ khủng bố tự sát tấn công, nhất là ở Thánh Địa và ở Iraq trong năm 2004, đó là chưa kể đến những vụ xung đột kịch liệt xẩy ra ở Phi Châu, những t́nh h́nh khủng bố và xung đột đẫm máu, (như được chính ĐTC kể đến trong Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005 ở khoản số 4), mà thẩm quyền quốc tế Liên Hiệp Quốc hiện nay hầu như bất lực không thể giải quyết nổi. Phải chăng đó là lư do Sứ Điệp cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 1/1/2005 mang tựa đề: “Đừng để sự dữ chế ngự mà hăy chế ngự sự dữ bằng sự lành”.

 

Sự dữ, theo Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005 của ĐTC GPII th́ sự dữ đây, hiển nhiên nhất, trước hết là hiện tượng bạo lực được thể hiện qua nạn khủng bố và xung đột, như được ĐTC GPII xác nhận trong Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005, ở khoản số 4 như sau:

 

• “Để đạt được sự thiện ḥa b́nh, cần phải nh́n nhận một cách rơ ràng và ư thức rằng bạo lực là một sự dữ bất khả chấp và không bao giờ nó có thể giải quyết được vấn đề. ‘Bạo lực là một thứ dối trá điêu ngoa, v́ nó phản lại sự thật đức tin của chúng ta, sự thật nhân loại của chúng ta. Bạo lực hủy hoại những ǵ nó cho rằng nó bênh vực, như phẩm giá, sự sống, tự do của con người’ (John Paul II, Homily at Drogheda, Ireland - 29 September 1979, 9: AAS 71 [1979], 1081)”.

 

Tuy nhiên, theo Thánh Âu Quốc Tinh chủ trương về sự dữ nói chung, và về tự ái thái quá nói riêng trong cuốn Thiên Đô (XIV:28), th́ tự bản chất sự dữ là hiện tượng thiếu hụt sự thiện. Theo ư nghĩa về sự dữ được vị Đại Thánh Giáo Phụ Tiến Sĩ này chủ trương như thế, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005, ở khoản số 2, đă định nghĩa về sự dữ như thế này:

 

• “Ở tầm mức sâu xa nhất của ḿnh, sự dữ là việc loại bỏ một cách đáng tiếc những đ̣i hỏi của yêu thương Trái lại, sự thiện luân lư xuất phát từ yêu thương, cho thấy ḿnh là yêu thương và hướng về yêu thương”.

 

Tóm lại, theo Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005 (SĐHB 2005) của ĐTC GPII th́ sự dữ đây là tất cả những ǵ phản lại với sự thiện, với yêu thương, và cần phải được chế ngự hay thắng vượt bằng sự thiện, bằng yêu thương mà thôi:

 

• “Không một con người nam hay nữ thiện tâm nào có thể loại trừ cuộc chiến đấu chế ngự sự dữ bằng sự lành. Cuộc chiến đấu này chỉ có thể chiến đấu một cách hiệu nghiệm với vũ khí yêu thương mà thôi. Khi sự lành chế ngự sự dữ th́ t́nh yêu thắng thế và ở đâu có yêu thương là ở đấy có ḥa b́nh” (SĐHB 2005: 12).

 

Theo tự nhiên, đúng hơn, theo luật mắt đền mắt răng đền răng th́ khó ḷng mà có thể chấp nhận được nguyên tắc luân lư này, chứ chưa nói đến vấn đề áp dụng nguyên tắc ấy. Bởi v́, theo tâm lư, nhất là của thành phần nạn nhân, người ta thường nghĩ rằng, nếu nhượng bộ th́ sự dữ sẽ càng ngày càng gia tăng, càng lên mặt, càng thừa thắng xông lên. Bởi đó, cần phải ra tay sớm bao nhiêu có thể, mạnh bao nhiêu có thể, thậm chí bất chấp thủ đoạn, dù dữ dội nhất và tàn bạo nhất, hơn cả sự dữ gây sự để có thể và mới có thể ít là ngăn chặn nó, nếu chưa thể hoàn toàn tiêu diệt nó. Trong Sứ Điệp Ḥa B́nh 2002 (SĐHB 2002), ĐTC GPII đă công nhận là “Tha thứ… dầu sao… cũng là một sứ điệp nghịch thường”, thế nhưng, ngài vẫn cương quyết xác tín nguyên tắc Ḥa B́nh chân thực bất khả thiếu được ngài lấy làm đề tài cho Sứ Điệp Ḥa B́nh 35 này là “Ḥa b́nh không thể thiếu công lư, công lư không thể thiếu thứ tha”:

 

• “Thật vậy, thứ tha bao giờ cũng bao gồm một h́nh thức thua thiệt ngắn hạn để cho một lợi lộc dài hạn thật sự. Bạo lực th́ hoàn toàn ngược lại; chọn làm một việc bề ngoài có lợi ngắn hạn lại bao hàm cả một mất mát thực sự và vĩnh viễn. Thứ tha là việc xem ra có vẻ hèn yếu, song nó lại đ̣i phải có một sức mạnh về tinh thần cao cả cũng như phải có một tấm ḷng can đảm về luân lư, cả hai điều này cần phải có trong việc thực hiện thứ tha cũng như trong việc chấp nhận được tha thứ” (SĐHB 2002:10).

 

Cũng thế, trong Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005, ĐTC GPII vẫn tin tưởng kêu gọi loài người thực hiện một thái độ cao cả anh hùng hầu như bất khả thực hiện, nhưng lại hoàn toàn xứng với thân phận làm người của họ, đó là “Đừng để sự dữ chế ngự mà hăy chế ngự sự dữ bằng sự lành”, ở khoản số 11 như sau:

 

• “Đối diện với nhiều t́nh trạng thể thảm đang xẩy ra trên thế giới ấy, Kitô hữu khiêm tốn tin tưởng tuyên xưng rằng chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới có thể giúp cho cá nhân con người cũng như cho các dân tộc thắng vượt được sự dữ và chiếm hữu được sự lành. Bằng cuộc tử nạn và phục sinh của ḿnh, Chúa Kitô đă cứu chuộc chúng ta và đă chuộc lại chúng ta ‘bằng giá cao’ (1Cor 6:20, 7:23), chiếm lấy phần rỗi cho tất cả mọi người. Với sự giúp đỡ của Người, hết mọi người mới có thể thắng được sự dữ bằng sự lành…. Cho dù ‘mầu nhiệm lỗi lầm’ (2Thes 2:7) có hiện diện và năng động trên thế giới này, chúng ta cũng không được quên rằng nhân loại được cứu chuộc có khả năng chống lại mầu nhiệm tội lỗi. Mỗi một tín hữu, được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa và được Chúa Kitô cứu chuộc, ‘Đấng một cách nào đó liên kết ḿnh với mỗi một con người’ (Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 22), có thể cộng tác vào việc chiến thắng này của sự thiện”.

 

 

Áp dụng Chiều Hướng Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005

 

 

Không ai có thể chối căi được là càng ngày t́nh h́nh thế giới càng trở nên bạo loạn hơn bao giờ hết. Chẳng những về phương diện chính trị quân sự, mà c̣n cả phương diện luân lư xă hội và tôn giáo nữa. Bạo lực (violence) ở đây không phải chỉ là những ǵ trực tiếp liên quan đến vũ khí (arms), bom đạn giết người, mà c̣n liên quan đến cả tính cách dữ tợn và thái độ hung bạo nữa (aggression), những tính cách và thái độ phát xuất từ ḷng vị kỷ hẹp ḥi hơn là v́ yêu thương chân thực. Chẳng hạn như hành động phá thai (abortion) hay triệt sinh an tử (mercy killing) v.v., những hành động cũng có tính cách khủng bố tấn công. Ngoài ra, những hành động khủng bố tấn công hung bạo này, không phải chỉ xẩy ra nơi những người anh em mang danh “Hồi giáo Ả Rập”, thậm chí c̣n xẩy ra nơi cả thành phần con cái của chính Giáo Hội Công Giáo nữa, với những thứ khủng bố tấn công bằng ng̣i viết, lên án người này người kia, đả phá vị này vị nọ, cho nhiều đấng bậc đồng đạo xuống hỏa ngục, cho các vị giáo hoàng (Phaolô VI và Gioan Phaolô II) cũng như cho chung giáo hội (Công Đồng Chung Vaticanô II) là sai lạc v.v.

 

Thật ra hiện tượng khủng bố tấn công đă có ngay từ ban đầu, khi con người mới xuất hiện trên thế gian này. Cuộc khủng bố tấn công đầu tiên do ma qủi thực hiện và hậu quả là loài người đă bị tử thương (xem Khởi Nguyên đoạn 3). Cuộc khủng bố tấn công thứ hai do chính loài người gây ra cho nhau, đó là người anh mang tên Cain v́ ghen hận đă ra tay sát hại đứa em Abel của ḿnh (xem Khởi Nguyên 4:1-8). Nếu hiện tượng khủng bố tấn công ngày nay c̣n có một đặc tính tôn giáo nữa, đó là nhân danh Thiên Chúa để sát hại, th́ hiện tượng này cũng đă xẩy ra vào ngày thời của Chúa Giêsu, khi Hội Đồng Do Thái xé áo đ̣i giết Người, sau khi vị Thượng Tế Caipha nhân danh Thiên Chúa để hỏi Người quả thực có phải là Con Thiên Chúa hay chăng (xem Mathêu 26:57-68).

 

Những cuộc khủng bố tấn công có tính cách tôn giáo trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo cũng thế, thành phần tấn công cũng cho rằng họ cần phải bênh vực Giáo Hội. Thật ra, là con cái, ai cũng có phận sự, về phần tiêu cực, phải bênh vực Giáo Hội, và về phần tích cực, phải xây dựng Giáo Hội. Tuy nhiên, nếu việc bênh vực hay xây dựng Giáo Hội của ḿnh, thay v́ đạt được mục đích của nó lại quay ra làm hại chính Giáo Hội th́, đúng như ĐTC GPII đă khẳng định, như đă được trích dẫn trên đây:

 

• “Bạo lực là một sự dữ bất khả chấp và không bao giờ nó có thể giải quyết được vấn đề. ‘Bạo lực là một thứ dối trá điêu ngoa, v́ nó phản lại sự thật đức tin của chúng ta, sự thật nhân loại của chúng ta. Bạo lực hủy hoại những ǵ nó cho rằng nó bênh vực, như phẩm giá, sự sống, tự do của con người’”

 

Ở ngay khoản số 1 của Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005, ngài đă nói ngay đến cái thất sách và bất lợi cùng tác hại của thái độ bạo lực và hung bạo là những ǵ tiêu biểu và hiện thân của sự dữ như sau:

 

• “Sự dữ không bao giờ bị chế ngự bởi sự dữ; một khi thực hiện đường lối này th́ thay v́ thắng được sự dữ th́ người ta lại bị sự dữ đánh bại”.

 

Những quả quyết rất xác tín đầy thực tế này đă hoàn toàn được ứng nghiệm nơi t́nh h́nh ở Thánh Địa và Iraq. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể nói một cách chắc chắn không sợ sai lầm rằng không thể nào có ḥa b́nh ở Thánh Địa và Iraq nếu c̣n bạo lực, hay nếu không có yêu thương! Cũng thế, thực tế c̣n cho chúng ta thấy những cuộc khủng bố tấn công nhau bằng truyền thông, bằng phát thanh, bằng báo chí v.v. là những ǵ chẳng những không giải quyết được vấn đề mà c̣n làm cho vấn đề thêm trầm trọng đến nỗi không thể chữa trị được nữa.

 

Hy vọng những ai, đang vô t́nh, hay cố ư, hoặc vào hùa, thực hiện những cuộc khủng bố tấn công anh chị em đồng loại, đồng hương hay đồng đạo của ḿnh bằng bất cứ cách nào, cách riêng bằng thứ vũ khí truyền thông, có thể cảm thấu được phần nào ư nghĩa sâu xa của Sứ Điệp Ḥa B́nh 2005, một sứ điệp rất chân thực và trọn hảo để có thể giải quyết được những ǵ đụng chạm về tiêu cực và xây dựng những ǵ tích cực, đúng như ư muốn của Đấng Tối Cao, Đấng Toàn Hảo, Đấng “làm cho mặt trời mọc lên cho kẻ cả dữ người lành cũng như làm cho mưa xuống trên cả kẻ công chính lẫn người bất chính” (Mt 5:45).

 

Ngay sau cuộc khủng bố tấn công xẩy ra giữa loài người với nhau, Thiên Chúa đă tỏ cho con người biết rằng việc trả oán hay báo ứng thuộc về một ḿnh Ngài (x Rm 12:19), chứ không phải ai khác, bằng không, những ai muốn thay Ngài tự động báo oán đối với kẻ dữ, dù "kẻ dữ" ấy không phải là tác nhân gây ra sự dữ cho ḿnh, tức là  hễ thấy kẻ nào ác là ai cũng có quyền giết theo kiểu giang hồ của phim Tầu, hay theo kiểu tự động nhào vô giải phóng Iraq khỏi nhà lănh tụ độc tài Saddam Hussein đang có các thứ vũ khí đại công phá nguy hiểm trong tay. Hậu quả của những ai đụng chạm tới "kẻ dữ", điển h́nh là Cain chẳng hạn, th́ sẽ gặp quả báo gấp 7 lần: “Nếu ai sát hại Cain th́ Cain sẽ được báo thù gấp 7 lần” (Gen 4:15).

 

Căn cứ vào mạc khải thần linh được tỏ ra ở ngay đầu Đoạn 4 của Sách Khởi Nguyên này, Giáo Hội Công Giáo, qua Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đă mạnh mẽ phát động việc hủy bỏ án tử h́nh ngay sau khi tung ra cuốn Giáo Lư Của Giáo Hội Công Giáo vào cuối năm 1992. Bởi v́, theo Giáo Hội, không ai có toàn quyền trên sự sống con người, kể cả chính quyền. Nếu ai phạm tội cố sát, hay phạm tội thảm sát như trường hợp của những tay khủng bố tấn công 911, cũng không một tối cao pháp việc trần gian nào được quyền áp dụng án tử cho họ. Bằng không, tính cách và mục đích của việc trừng phạt là để cải hóa con người sẽ mất hết ư nghĩa, thay vào đó, là tính cách trả thù, hủy diệt, hoàn toàn phản lại Mầu Nhiệm Vượt Qua cứu độ của Kitô giáo.

 

Chính Đavít, dù có thể ra tay hạ thủ vua Saolê là kẻ thù của ḿnh, người muốn dùng vơ lực để thủ tiêu ḿnh nhiều lần, Đavít vẫn không tự ư ra tay trả đũa khi nắm trong tay cơ hội ngàn năm một thuở (x 1Sam 24 và 26). Thái độ Đavít không dám đụng đến vị được Thiên Chúa xức dầu (dù vị này làm điều gian ác) như thế, trái lại, vẫn giữ ḷng kính trọng như thế, mà Đavít đă "không để cho sự dữ chế ngự mà chế ngự sự dữ bằng sự lành”, và quả thực đă làm cho vua Saolê lần đầu hối lỗi (1Sam 24:18) và lần sau nhận lỗi (1Sam 26:21). Thái độ Đavít không dám tự ḿnh trở thành đao thủ phủ hành quyết kẻ thù Saolê mặc nhiên c̣n là thái độ tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa cũng như vào sự thưởng phạt công minh của Ngài khi tới giờ của Ngài. Đúng thế, ác quả ác báo, cuối cùng vua Saolê đă bị Chúa bỏ đến nỗi tuyệt vọng (x 1Sam 28) và bị tử trận mà chết (x 1Sam 31:3). Ngay trong phim kiếm hiệp của Tầu cũng thế, thường vai chính rất ư là cao thượng, (đến nỗi tôi hay nói nửa đùa nửa thật là xem phim kiếm hiệp Tầu giống như xem phim truyện các thánh vậy), ở chỗ, bị đối phương âm mưu hăm hại đến thế nào đi nữa, bao giờ cũng sẵn sàng thứ tha, và hầu như không tự động hay chủ ư trực tiếp ra tay hạ sát kẻ thù, thành phần thường bị chết bởi những nguyên do khác.

 

Những Kitô hữu nào động một tí là vạch lỗi của anh em ḿnh ra trên báo chí hay qua phát thanh cần phải thắc mắc là tại sao vị Sư Phụ duy nhất của ḿnh là Chúa Giêsu không công khai điểm mặt chỉ tên tông đồ Giuđa trước mặt các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly, mà lại chỉ nói những lời và tỏ cử chỉ xa xa để đánh động chính đương sự, hoàn toàn không để lộ cho một ai biết, dù là người môn đệ yêu dấu nhất của Người (x Jn 13:21-30). Nếu quả thực họ cảm thấy rằng Chúa sai họ, với vai tṛ là một ngôn sứ, đến để hạch tội hay hỏi tội một đương sự nào đó có những hành vị cử chỉ chướng tai gai mắt, những tác hành gây ra gương mù gương xấu, th́ một khi làm việc của Chúa và cho Chúa, tức một khi nhân danh Thiên Chúa mà làm, chắc chắn người của Chúa như họ, một con người đă suy nghĩ chín chắn và luôn gắn bó nguyện cầu với Chúa, sẽ không bao giờ có những thái độ hống hách, hậm hực, dùng những lời lẽ châm biếm, những từ ngữ khinh thường vô lễ bất lịch sự v.v. như thể họ trọn lành không bao giờ lầm lỗi, không biết ǵ về cái xà trong mắt của ḿnh cả (x Mt 7:5).

 

Trái lại, họ ư thức được rằng anh em của họ đă phạm lỗi th́ họ càng không nên v́ tội của những người anh chị em ấy mà tự ḿnh làm mất ḷng Chúa thêm. Thậm chí, sau khi đă suy nghĩ chín chắn và cầu nguyện thiết tha trước khi thực hiện những ǵ tốt đẹp nhất có thể theo nguyên tắc “chế ngự sự dữ bằng sự lành”, như thân t́nh gặp gỡ riêng, điện thoại riêng, tŕnh bày riêng, viết thư riêng, lần đầu một cách riêng tư và lần sau với một nhân chứng khác (x Mt 18:15-16), mà vẫn không thấy công hiệu, không thấy nhúc nhích, th́ một con người môn đệ đích thực của Chúa Kitô sẽ không đi đến chỗ tự động nhổ cỏ lùng cho đỡ chướng tai gai mắt, trái lại, họ sẽ nhẫn nại tin tưởng vào sự quan pḥng vô cùng khôn ngoan của Vị Chủ Ruộng toàn năng trong việc Ngài biết cách giải quyết những vấn đề không thuộc quyền của họ khi đến thời điểm của Ngài, để làm sao mang lại lợi ích nhất mà họ không biết (x Mt 13:24-30).

 

Chúng ta hăy nhớ rằng, để chế ngự sự dữ là tội lỗi và sự chết nơi loài người do ma quỉ là tên sát nhân gây ra ngay từ ban đầu (x Jn 8:44; Gen 3:4,13), một Đấng vô cùng khôn ngoan và toàn năng như Thiên Chúa đă không sử dụng một con đường nào khác ngoài thập giá, tức là Ngài đă phải trả bằng một giá cao (x 1Cor 6:20, 7:23), ở chỗ chấp nhận hy sinh chính bản thân Ngài là Chúa Giêsu Kitô khi không dung tha cho Con Một ḿnh một phú nạp Người v́ chúng ta (x Rm 8:32). Và Con Người, với tư cách Thiên Sai, nhân danh Thiên Chúa mà đến, cũng đă không đến để hủy diệt mà là để cứu vớt những ǵ đă hư trầm (x Lk 9:55,18:10), bằng cách chấp nhận trở thành tội lỗi (2Cor 5:21; Rm 8:3), đă trở thành đồ bị nguyền rủa trên cây thập tự giá v́ loài người tội nhân chúng ta (x Gal 3:13). Vậy để chế ngự sự dữ nơi anh em của chúng ta, chúng ta đă trả một giá hy sinh bản thân ḿnh như thế nào, và việc chúng ta làm có thực sự mang lại hay chắc chắn sẽ mang lại thiện hảo, mang lại cứu độ hay chăng, hoặc là lại gây thêm sự dữ, tàn hại, khổ đau, gương mù gương xấu, chia rẽ và hận thù!

 

 

Vậy th́ chẳng lẽ chúng ta đành nín thinh để cho sự dữ lộng lành hay sao?

 

Chúng ta cũng nên nhớ rằng, Chúa Kitô không phải là không thương Giáo Hội của Người. Thế nhưng, tại sao Người lại không t́m cách hay ngăn ngừa Giáo Hội của Người nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng tránh khỏi cảnh nhục nhă trước mặt thế giới, nhất là thành phần các tôn giáo khác; trái lại, Người lại phũ phàng, từ đầu Tháng 2/2002 ở Tổng Giáo Phận Boston Massachusetts, để xẩy ra vụ linh mục lạm dụng t́nh dục trẻ em đồng tính vị thành niên, một sự dữ đă chẳng những gây khủng hoảng cho thế giá của hàng giáo phẩm Hoa Kỳ mà c̣n làm khánh kiệt tài sản của một số giáo phận ở Mỹ nữa?

Thật là một sự dữ cả thể, xấu hổ cho một đoàn thể đă từng mạnh mẽ chống lại những thứ vô luân về t́nh dục, như đồng tính hôn nhân, mà nay chính các phần tử của ḿnh, dù là một thiểu số, nhưng lại là một thiểu số thuộc thành phần cộng sự viên với hàng giáo phẩm chăn dắt đoàn chiên Chúa, tác hành phản nghịch lại giáo huấn của ḿnh! Nếu chúng ta là chi thể của Người c̣n biết xấu hổ về vụ này th́ Chúa Kitô là Đầu (bao gồm cả bộ mặt) c̣n hổ ngươi và ô danh nhục nhă tới đâu. Người quả thực đă bị chính con cái ḿnh, qua bàn tay quyền lực của truyền thông xă hội, (như Dân của Người ngày xưa, qua bàn tay đế quốc dân ngoại Rôma), đóng đanh một lần nữa trước mắt thế giới văn minh hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, dù có bị truyền thông đại chúng tân tiến ngày nay châm biếm nhạo cười tấn công, Người vẫn chấp nhận cái ô nhục khủng khiếp này v́ Giáo Hội của Người, vẫn nhất định không tự động xuống khỏi thập giá, với mục đích duy nhất là "để họ được thánh hóa trong chân lư" (Jn 17:19), một chân lư có quyền lực giải thoát con người khỏi sự dữ (x Jn 8:32)!

 

Bởi thế, mỗi khi thấy một sự dữ xẩy ra nơi anh em của chúng ta, nhất là nơi thành phần chúng ta thấy rằng không nên làm thế hay không được làm thế bởi gây gương mù gương xấu, làm hại đến đoàn thể và thanh danh cộng đồng, thành phần Kitô hữu chúng ta tự nhiên (hay "v́ Chúa") cảm thấy bừng lên giận dữ, đối nội, muốn ra tay nhổ ngay cỏ lùng (x Mt 13:28), và đối ngoại, muốn sai lửa trời xuống thiêu hủy (x Lk 9:54) ngay "bọn" truyền thông có ít xít ra nhiều với những lời lẽ trắng trợn xuyên tạc bôi nhọ cũng như "bọn" luật sư lợi dụng nhào vô làm tiền. Nhưng chúng ta hăy ư tứ, dù có v́ Chúa  mà giận dữ và bênh vực Người, như trường hợp hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan trước thái độ vô lễ của một làng Samaritanô không chịu tiếp đón Đấng Thiên Sai Thày ḿnh (x Lk 9:51-56), chưa chắc thái độ của chúng ta đă hợp với Người và tinh thần Phúc Âm của Người!

 

Chính Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đă vấp phải trường hợp v́ Chúa, v́ Giáo Hội, tương tự như hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan này. Ở chỗ, vào cuộc họp bán niên thường lệ của ḿnh 13-15/6/2002 tại Dallas, với số phiếu 239/13, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đă đi đến quyết định "chế ngự sự dữ" tàn hại cả thanh danh lẫn tài sản của Giáo Hội Hoa Kỳ này bằng một Bản Qui Chuẩn. Thế nhưng, Bản Qui Chuẩn của cả một hồi đồng giám mục hùng mạnh nhất thế giới này, tiếc thay song cũng may thay, đă được điều chỉnh cho hợp với Giáo Luật hơn, bởi một hội đồng hỗn hợp 8 vị, 4 của Ṭa Thánh và 4 đại diện HĐGM Hoa Kỳ. Cuối cùng bản Qui Chuẩn điều chỉnh này đă được HĐGMHK chấp thuận trong phiên họp tháng 11 tại Washington DC ngày 13, và cũng đă được Ṭa Thánh chính thức châu phê qua bức thư đề ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2002 của ĐHY Re Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, và chính thức phổ biến bằng tiếng Latinh ngày 16/12/2002. Tuy nhiên, theo ư định của HĐGMHK, bản qui chuẩn này cần phải tái xét sau hai năm thử nghiệm, do đó, việc Ṭa Thánh châu phê đây cũng chỉ có hiệu lực trong ṿng 2 năm. Và ngày được HĐGMHK ấn định bắt đầu thi hành bản Qui Chuẩn này là 1/3/2003.

 

Đó, cả một hội đồng giám mục thượng thặng này trong vấn đề quyết định việc "chế ngự sữ dữ" mà c̣n bị sơ hở đến nỗi cần phải được hoàn chỉnh lại như thế, th́ cá nhân chúng ta hay nhóm truyền thông chúng ta có thể tự vỗ ngực cho rằng những ǵ ḿnh nghiên cứu và tung ra là lành mạnh, chính xác và sinh ích lợi thực sự cho công ích hay chăng?  

 

Vậy th́ chẳng lẽ chúng ta đành nín thinh để cho sự dữ lộng lành hay sao?

 

Thiên Chúa không cấm chúng ta chống lại sự dữ, nhưng Người không cho phép chúng ta dùng gươm để bảo vệ Người, như trường hợp tông đồ Phêrô trong Vườn Nhiệt khi thấy Người bị đám bộ hạ của Hội Đồng Do Thái sai đến bắt Người (x Mt 26:52).

 

Thiên Chúa không cấm chúng ta chống lại sự dữ, chống lại những hành động sai trái hay việc làm xấu xa, nhưng Người không muốn chúng ta phạm đến con người  gây ra sự dữ (x Mt 5:38-39).

 

Thiên Chúa thậm chí c̣n cấm chúng ta không được chiều theo sự dữ, nhất là gương mù gương xấu của thành phần dẫn dắt cộng đồng, nhưng Người vẫn muốn thành phần được dẫn dắt phải tôn trọng các vị, bằng việc tuân nghe những lời các vị giảng dạy (x Mt 23:3).

 

Thiên Chúa không cấm chúng ta chống lại sự dữ, như trường hợp Người đă chống lại các chước cám dỗ của ma quỉ trong hoang địa (x Mt 4:1-11), thế nhưng Người không muốn chúng ta dùng những lập luận vơ đoán thiển cận kèm theo những lời lẽ phát ngôn của hạng người kém giáo dục (x Mt 5:22), mà bằng những lời lẽ khôn ngoan của Lời Chúa.

 

Bởi thế, để xây dựng, để "chế ngự sự dữ bằng sự lành", người viết mạo muội xin đề nghị:

 

Khi thấy một sự dữ nơi người anh chị em của ḿnh, nhất là nơi một số vị lănh đạo nào đó, chúng ta hăy:

1.    Hạ ḿnh xuống ngay lập tức, như muốn cất đi cái xà trong con mắt của ḿnh (x Mt 7:2-5): "Lạy Chúa, không có Chúa, một con người yếu đuối đầy tội lỗi như con c̣n có thể gây ra nhiều điều xấu xa hơn thế nữa".

 

2.    Cầu nguyện liền cho người anh chị em ấy: "Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới là Đấng thấu suốt mọi sự, xin Chúa hăy cứu lấy người anh chị em của con đây 'cho khỏi sự dữ'".

 

3.    Suy nghĩ xem làm cách nào tốt nhất và hợp nhất để có thể "chế ngự sự dữ bằng sự lành " nơi người anh chị em của chúng ta.

 

4.    Nếu cần hăy áp dụng phương pháp sửa lỗi như Chúa dạy (x Mt 18:15-17): đầu tiên giao tiếp tư riêng với người anh chị em ấy (cũng là hành động để t́m hiểu cho rơ sự thật ra sao kẻo chỉ nghe ngóng rồi đi đến chỗ thiển cận lên án), sau đó, nếu cần, cùng với những nhân chứng khác (xem nhiều người có cùng nhận xét như ḿnh hay chăng, pḥng hờ những thứ vơ đoán chủ quan), và sau hết, nếu không xong, bất đắc dĩ chúng ta cũng phải tŕnh sự việc lên các vị thẩm quyền để xin can thiệp và ngăn chặn kịp thời.

 

5.    Nếu sau khi đă làm hết cách theo đúng phương pháp khôn ngoan nhất được chính Chúa dạy như thế, mà sự dữ vẫn tiếp tục xẩy ra như thường hay hơn thường, chúng ta hăy nhẫn nại, đừng tự ư lập ṭa án quân sự trên mặt báo chí hay truyền thanh hoặc truyền đơn, rồi tự động đóng vai tṛ làm thẩm phán chí công trong việc muốn dứt điễm sự dữ bằng cách hành quyết đương sự, một hành động như thể cho rằng "Ông Trời không có mắt", Chúa mà cũng chẳng làm ǵ được, nên họ phải "thế thiên hành đạo". Trong trường hợp này, chính bản thân chúng ta đă vô t́nh bị "sự dữ chế ngự", và rất cần phải được giải cứu "cho khỏi sự dữ".

 

6.    Trái lại, cái cứng ḷng của tác nhân gây ra sự dữ và t́nh trạng tai hại tràn lan của sự dữ là dấu hiệu cho chúng ta thấy cần chúng ta phải tin tưởng hy sinh nguyện cầu nhiều hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, cho người anh chị em đáng thương của chúng ta, nhờ đó chúng ta mới có thể trừ được thứ sự dữ "dữ" như thần dữ này (x Mt 17:19-20; Mk 9:28-29); chắc chắn, với ḷng chúng ta tuyệt đối tin tưởng vào quyền năng Phục Sinh vô địch của Chúa Kitô đă chiến thắng tội lỗi và sự chết, chúng ta sẽ "chế ngự sự dữ bằng sự lành".

 

Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan, Ngài muốn bắn một phát súng trúng cả trăm con chim, chứ không phải bắn con nào chết con đó. Ở chỗ, trước hết, Ngài muốn thánh hóa chính tâm hồn cảm thấy buồn khổ trước sự dữ và t́m hết cách nhổ cỏ lùng, khi bắt họ phải nhẫn nại chịu đựng trong yêu thương. Sau đó, khi thấy đă hội đủ những hy sinh đền bù của họ, cũng như của những người khác, nhất là những khổ đau nơi thành phần nạn nhân bị sự dữ này tác hại, Thiên Chúa sẽ làm cho chính tác nhân gây ra sự dữ hồi tâm nghĩ lại.

 

Ôi Ơn Cứu Độ mầu nhiệm biết bao: "Thiên Chúa đă dồn tất cả mọi người vào t́nh trạng bất tuân phục để Ngài có thể tỏ t́nh thương đối với tất cả mọi người" (Rm 11:31)!

 

Ôi Mầu Nhiệm Cứu Độ cao cả biết mấy: "Thẳm sâu biết bao tầm vóc siêu vời, khôn ngoan và thượng trí của Thiên Chúa! Các phán quyết của Ngài thật là khôn thấu, đường lối của Ngài quá ư khôn ḍ!" (Rm 11:33)

 

Tóm lại, trong vấn đề "chế ngự sự dữ" nơi anh chị em của ḿnh, nếu chúng ta thấu hiểu được ư định và t́nh thương của Thiên Chúa đối với con người như các thần trời của thành phần hèn mọn nhất hằng chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa trên trời (x Mt 18:10), chúng ta sẽ nh́n những người anh chị em gây ra sự dữ của chúng ta ấy, không phải bằng tấm ḷng cao ngạo và con mắt khinh khi của người Pharisiêu lên đền thờ cầu nguyện cùng một lúc với người thu thuế (x Lk 18:11), mà bằng ánh mắt nhân ái của Chúa Kitô như Người đă nh́n người thanh niên giầu có tiếc của (x Mk 10:21), hay nh́n Phêrô sau khi vị tông đồ này trắng trợn và phũ phàng chối bỏ Người (x Lk 22:61), cũng như bằng tấm ḷng hiệp thông của Mẹ Maria, không phê b́nh trách móc những ǵ con người sơ xuất và khiếm khuyết, trái lại, hết sức cảm thông và t́m mọi cách để bù đắp những thiếu sót của con người, như Mẹ đă làm ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:3,5), cho Danh Cha cả sáng (x Jn 2:11).

 

 

 

 

 

 

 

Chén Đắng Vườn Nhiệt

(tiếp trang 4, 27-28, 44, 56, 66, 75-76)

 

 

“Cha là Ánh Sáng và là Chân Lư. Ánh Sáng chiếu soi thế giới, mà thế giới lại khinh thường. Luật yêu thưông mà Cha ban cho các con, hỡi con cái của Cha, là luật duy nhất có thể cứu rỡi các con. 

 

“Thế giới không yêu thưông là một thế giới hư vong. Các con tin là các con có thể sống mà không yêu thưông được ư? Các con nghĩ ḿnh mạnh mẽ và sáng suốt. Các con chưa bao giờ lại vô thức như thế. Tại sao các con chú trọng quá nhiều đến cái sẽ qua đi nhỉ? Các con cần phải có tất cả những thứ vụn vặt đó trong hành lư về Trời của các con hay sao?

 

“Các con hăy suy tưởng đến sự chết là điều sẽ kết thúc tất cả những xa hoa vô loài của các con. Để rồi sẽ c̣n lại những ǵ? Các con có muốn mang hai bàn tay trắng đến trước nhan Cha chăng? Các con nghĩ có đáng liều mất hạnh phúc trường sinh để đánh đổi lấy cuộc sống mà các con đang theo đuổi không? Một ít năm sống trên mặt đất này có là bao? Một ngày kia rồi các con cũng sẽ phải rời bỏ nó. Rồi các con sẽ chẳng khóc than trong cói đời đời v́ đă ruồng bỏ Thiên Chúa của các con hay sao? Chớ ǵ ư nghĩ này đánh động ḷng các con.

 

“Các con đă từng nếm được những hoan lạc thánh hảo của t́nh yêu thần linh chưa? Các con đă từng lắng nghe và nghe thấy được Thiên Chúa của các con trong lặng lẽ của cơi ḷng ḿnh chưa?”

 

 

Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu

gửi Các Hồn Nhỏ

qua nữ sứ giả giáo dân người Bỉ biệt danh Magarita

ngày 11-9-1966