Chương 15
Khiết Tâm Maria:
Nơi Con Nương Náu –
Đường Đến Với Chúa
N |
gay từ đầu thế kỷ 20, Chúa đă tỏ ḷng thương xót Chúa qua Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima. Quả vậy, vào lần hiện ra thứ ba, ngay sau khi tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết toàn bộ Bí Mật Fatima, Mẹ Maria đă xin ba em là: “Sau mỗi chục kinh, các con hăy đọc: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội chúng con. Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên thiên đàng. Nhất là những linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn’”. Vào lần hiện ra thứ bốn sau đó, 19/8/1917, Đức Mẹ đă tiết lộ thêm cho 3 Thiếu Nhi Fatima một bí mật nữa liên quan đến ḷng thương xót Chúa thế này: “Nhiều linh hồn phải sa hỏa ngục v́ không có ai chịu hy sinh bản thân ḿnh mà cầu nguyện cho họ”. Bởi thế, ngay trước đó, Mẹ đă kêu gọi 3 em rằng: “Các con hăy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều, và hăy hy sinh cho các tội nhân”.
Thật vậy, căn cứ vào những diễn tiến được chị Lucia ghi nhận trong các Hồi Kư của chị về Fatima, cốt lơi của Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima là Chúa Giêsu Thánh Thể. Bởi thế, Sứ Điệp Fatima cũng chính là sứ điệp loan báo về Ḷng Thương Xót Chúa, và loan báo cho thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa.
Đúng thế, hơn bao giờ hết, nếu càng văn minh vật chất con người càng băng hoại về luân lư, chẳng khác nào như một tên hề đang đóng khố đi giầy tây trên khấu trường lịch sử thế giới đang chói ḷa văn minh nhân quyền, th́ quả thực con người, v́ càng ngày càng mất hết ư thức tội lỗi, thậm chí càng muốn cướp quyền Thiên Chúa trong việc định đoạt lành dữ theo chủ quan và lợi lộc của ḿnh, lại càng đáng thương hơn bao giờ hết, càng “cần đến ḷng Chúa thương xót hơn” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm sống đạo hết sức thực tế cho thấy, càng tội lỗi con người lại càng khó tự ḿnh trở về với Chúa, trái lại, càng ch́m sâu vào tội lỗi, đến nỗi, muốn trở về với Ḷng Thương Xót Chúa họ cần phải có phép lạ. Đó là lư do, cũng ngay từ đầu thế kỷ 20, Cha trên trời đă ban cho con người một phương thế cứu rỗi, đó là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
Nếu Bí Mật Fatima có 3 phần, phần nhất là thị kiến hỏa ngục, và phần ba là thị kiến tử đạo, th́ phần hai liên quan đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Thật vậy, nếu cốt lơi của chúng Sứ Điệp Fatima và riêng Bí Mật Fatima là cứu độ th́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria quả thực là phương thế Thiên Chúa muốn sử dụng để cứu độ con người trong thời điểm hết sức khẩn trương, thời điểm “trước khi Cha đến như một Quan Án chí công”, như Chúa Giêsu đă tiết lộ cho Chị Thánh Faustina biết. Đúng thế, trọng tâm của cả Bí Mật Fatima và riêng phần hai của bí mật này đó là câu: “Các con vừa trông thấy hỏa ngục. Để cứu những linh hồn tội nhân cho khỏi sa hỏa ngục, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu điều Mẹ nói với các con đây (tức là ḷng tôn sùng Trái Tim Mẹ) được thực hiện th́ nhiều linh hồn sẽ được cứu độ và thế giới sẽ có ḥa b́nh”.
Đó là lư do, vào lần hiện ra thứ hai trước đó, 13/6/1917, Mẹ Maria đă tỏ cho chung 3 Thiếu Nhi Fatima thấy Trái Tim Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ có ṿng gai quấn chung quanh lần đầu tiên, rồi nói riêng với Lucia rằng “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”. Lucia thực sự là em thiếu nhi phải ở thế gian lâu hơn (Phanxicô chết năm 1919 ở tuổi 11 và Giaxinta chết năm 1920 ở tuổi 10) với sứ mệnh được Mẹ Maria tiết lộ cho em biết cũng vào lần hiện ra thứ hai là “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, tức để truyền bá ḷng sùng kính Trái Tim Mẹ.
Phải, chị Lucia chính là Thiếu Nhi Fatima sứ giả của Mẹ Fatima và cũng là Tông Đồ Fatima Thế Giới đầu tiên trong việc làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, qua việc thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Chị Lucia đă không hết sức nỗ lực là ǵ trong việc thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria trên thế giới, khi làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến qua những trường hợp điển h́nh sau đây:
Thứ nhất là việc giữ 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng có ư đền tạ Mẹ, Đấng mang Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội hằng bị những kẻ vong ân bội nghĩa liên lỉ đâm vào bằng những gai tội lộng ngôn và vô ơn của họ, như Đức Mẹ chỉ cho chị ngày 10/12/1925, đă được chị tŕnh với giáo quyền địa phương và đă được thẩm quyền địa phương tuyên bố công nhận cho phép thực hành việc tôn sùng này ngày 13/9/1939.
Thứ hai là việc thiết lập Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cho toàn Giáo Hội hoàn vũ cùng mừng kính như một lễ chính của Giáo Hội, như chị đă đề cập đến trong thư chị viết tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940, cũng được thực hiện, như văn thư của Thánh Bộ Lễ Nghi ngày 4/5/1944 đă đề cập: Để ghi nhớ cuộc hiến dâng này (cuộc hiến dâng loài người lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện ngày 31/10/1942), Ngài (ĐTC Piô XII) đă quyết định cho Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
Thứ ba là việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ, ở Fatima ngày 13/7/1917 đă ngỏ ư yêu cầu: Mẹ sẽ trở lại để xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, và ở Tuy ngày 13/6/1929 đă chỉ cho cách hiến dâng: Đă đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hiệp cùng với tất cả các giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Và, kể từ ngày 24/10/1940, ngày chị Lucia viết thư tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII về yêu cầu này của Đức Mẹ, việc hiến dâng đă diễn tiến tất cả 5 lần mới thực sự hoàn thành và có công hiệu.
Lần thứ nhất vào ngày 31/10/1942, ngày kết thúc Ngân Khánh 25 năm (1917-1942) Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện tại giáo đô Rôma.
Lần thứ hai vào ngày 7/7/1952, ngày lễ kính hai thánh tông đồ của sắc dân Slavs, trong đó có Nga, là thánh Cyrilô và Mêthôđiô, cũng do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện tại Giáo Đô Rôma.
Lần thứ ba vào ngày 21/11/1964, dịp kết thúc kỳ họp thứ ba của Công Đồng Chung Vaticanô II và là dịp Công Đồng công bố Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium Ánh Sáng Muôn Dân, trước mặt toàn thể các vị giám mục trên thế giới, Đức Thánh Cha Phaolô VI đă công bố tước hiệu Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội và hiến dâng thế giới cho Mẹ.
Lần thứ bốn vào ngày 13/5/1982, ngày kỷ niệm đúng một năm bị ám sát hụt, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă đến tận Fatima để tạ ơn Đức Mẹ và chính thức hiến dâng Nước Nga như Mẹ muốn.
Lần thứ năm vào ngày 25/3/1984, ngày lễ Đức Mẹ Thụ Thai Ngôi Lời Nhập Thể, ngày kỷ niệm mở màn cho công cuộc cứu thế của Chúa Giêsu và Mẹ Đồng Công Maria, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, tại giáo đô Rôma, đă hợp cùng với tất cả các giám mục trên thế giới hiệp dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
Qua việc Giáo Hội, mà đại diện là chính Đức Thánh Cha và các giám mục trên thế giới, hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội này, đă là một việc làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến trên hết. Quả nhiên, sau biến cố hiến dâng được thực hiện theo đúng ư Ngài muốn và cách Ngài muốn, Thiên Chúa đă tỏ ḷng xót thương thế giới bằng việc thực hiện lời Ngài hứa là làm cho Nước Nga trở lại vào ngày 25/12/1991, khi vị lănh tụ cuối cùng của khối Liên Bang Nga Cộng là Gorbachev tự động từ chức, và sau khi xẩy ra Biến Cố Đông Âu năm 1989 là biến cố bắt đầu đột biến từ chính quê hương Balan của Vị Giáo Hoàng đă hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ v́ nhận thức thấy rằng Ngài đă được cứu sống trong vụ ám sát tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, tức vào ngay ngày kỷ niệm Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên 13/5/1917.
Thế nhưng, theo Bí Mật Fatima phần thứ hai, sau khi Nước Nga trở lại, “thế giới sẽ được hưởng một thời gian ḥa b́nh”. Phải chăng “thời gian ḥa b́nh” thế giới được hưởng đây, sau biến cố Nước Nga trở lại đă chấm dứt, chỉ kéo dài gần 10 năm trời, tức từ cuối năm 1991, thời điểm Nước Nga trở lại, đến ngày 11/9/2001, ngày Hoa Kỳ bị khủng bố tấn công, mở màn cho một thế giới càng ngày càng trở nên bạo loạn và hỗn loạn tới độ dường như bất khả chế ngự, chẳng những về phương diện chính trị quân sự (nhất là ở Thánh Địa, Iraq và Phi Châu), mà c̣n cả về phương diện văn hóa xă hội (qua tâm trạng và thái độ kỳ thị hay tẩy chay chủng tộc và tôn giáo, ở các miền quốc giáo), lẫn phương diện luân thường đạo lư (đặc biệt ở các nước Tây Phương, như ly dị phá thai, hôn nhân đồng tính, triệt sinh an tử, tạo sinh sao bản v.v.).
Nếu thực sự “thời gian ḥa b́nh” thế giới được hưởng đă qua đi th́ thế giới sẽ đi về đâu? Không ai biết được! Tuy nhiên, căn cứ vào phần Bí Mật Fatima thứ hai, chúng ta có thể đoán được những ǵ sẽ xẩy ra và phương cách để cấp cứu t́nh thế. Đúng vậy, ở đầu phần Bí Mật Fatima thứ hai, Mẹ Maria đă báo trước cho loài người biết rằng: “Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ dạy được thi hành th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh. Chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến khốc liệt hơn sẽ bùng nổ trong đời Đức Piô XI”. Căn cứ vào những lời này của Đức Mẹ, chúng ta có thể khẳng định 3 điều sau đây:
Thứ nhất, chiến tranh bạo loạn hoàn toàn là do tội lỗi con người gây ra.
Thứ hai, nếu con người không ăn năn thống hối mà trái lại cứ tiếp tục lao đầu vào những thứ “xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, th́ chắc chắn họ sẽ không thể thoát được một cuộc đại chiến thứ ba, một cuộc đại chiến chẳng những bằng vũ khí sát hại thân xác con người mà c̣n bằng thứ vũ khí kinh khủng hơn thế nữa, thứ vũ khí “văn hóa sự chết” có sức sát hại chính linh hồn con người nữa.
Thứ ba, cuộc đại chiến này, cuộc đại chiến sát hại cả thân xác lẫn hồn thiêng của con người văn minh hầu như tột đỉnh nhưng đang đi đến chỗ diệt vong đây, chỉ có thể cấp thời cứu văn cả hồn xác con người bằng một phương thế duy nhất, đó là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, đúng như Dự Án Fatima được Mẹ tiết lộ: “Nếu những điều Mẹ dạy được thi hành th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh”.
“Những điều Mẹ dạy” cần phải “được thi hành” đây là ǵ, nếu không phải là hăy đáp ứng những ǵ Thiên Chúa muốn: “Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Tại sao “ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” là những ǵ có thể cứu rỗi loài người và mang lại ḥa b́nh cho thế giới?
Trước hết, tại v́ “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” là Trái Tim đầy ơn phúc: “đầy ơn phúc” không phải chỉ ở tại được hưởng trước Ơn Cứu Chuộc ngay từ khi được hoài thai và ở tại được cưu mang cùng cho Con Chúa Trời bú cho bằng tin tưởng “xin vâng” (x Lk 1:38, 11:27-28) tất cả mọi sự theo Thánh Ư Chúa. Như thế Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là biểu hiệu cho đức tin tuân phục của con người trước Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa, đến nỗi, Đức Tin Tuân Phục của Mẹ hoàn toàn phản ảnh Mạc Khải Thần Linh, hoàn toàn phản ảnh Chúa Kitô là tất cả Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa.
Sau nữa, tại v́, “ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” là ở chỗ “nhận biết và yêu mến Mẹ”. Mẹ đă cho Lucia biết vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, rằng “phần con, con sẽ phải ở lại thế gian lâu hơn (hai em Phanxicô và Giaxinta sẽ được đưa về trời sớm), v́ Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”. Trong khi đó “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Vậy th́ việc chị “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” không phải là những ǵ chị thực hiện ư “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” hay sao?
Như thế, nếu “ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” là ở chỗ “nhận biết và yêu mến Mẹ”, mà “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” là biểu hiệu cho Đức Tin Tuân Phục của Mẹ, th́ việc “tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” là việc chúng ta thực sự muốn nhờ Mẹ đến với Chúa, v́ nhờ đức tin của Mẹ và với đức tin của Mẹ, chúng ta sẽ gặp được “Giêsu Con Ḷng Bà gồm phúc lạ”, Đấng là tất cả Mạc Khải Thần Linh, đối tượng Đức Tin Tuân Phục của Mẹ Maria. Đó là lư do Mẹ Maria đă khẳng định với riêng Lucia ngày 13/6/1917: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”.
Thế nhưng, tại sao Thiên Chúa lại hoàn toàn tỏ ḿnh ra cho Mẹ, bằng việc “Lời đă hóa thành nhục thể” nơi Mẹ và nhờ Mẹ, nếu không phải là v́ “Ngài đă thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài” (Lk 1:48), một t́nh thương cho thấy chính bản tính là Hiện Hữu (thủy chung) của Ngài, cùng với ư muốn hiệp thông với nhân loại của Ngài, được Trái Tim Mẹ nhận biết bằng tất cả tấm ḷng tri ân cảm tạ khi dâng lên Ngài những lời Magnificat “hân hoan chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc tôi” (Lk 1:46-47), v́ Ngài chẳng những tỏ t́nh thương của Ngài ra cho riêng bản thân của Mẹ (x Lk 1:49), mà c̣n cho chung nhân loại nữa, nhất là cho những tâm hồn kính sợ Ngài (x Lk 1:50), những tâm hồn hèn mọn trước nhan Ngài (x Lk 1:52), những tâm hồn đói khát Ngài (x Lk 1:53), đặc biệt là cho riêng dân Do Thái được Ngài nhưng không tuyển chọn, lập giao ước và hoàn tất tất cả những ǵ Ngài đă hứa quyết (x Lk 1:54-55).
Như thế, tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ c̣n là cùng với Mẹ muôn đời nhận biết “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16)! Và một khi T́nh Yêu của Thiên Chúa được nhận biết, một T́nh Yêu lên đến tuyệt đỉnh nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua của Chúa Kitô, một Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua vẫn c̣n được liên tục hiện thực và long trọng cử hành một cách Bí Tích nơi Thánh Thể cho đến tận thế, cũng như nơi Giáo Hội Chứng Nhân sống động và trung thực của T́nh Thương Phục Sinh (x Lk 24:47-48), th́ không phải hay sao: “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6:9-10) đang thực sự biến đổi bộ mặt trái đất này thành “trời mới đất mới” (Rev 21:1) rồi vậy!?!
Cùng Mẹ Ngợi Khen Chúa
Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1/2005
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Hiệu Triệu Cứu Độ
“Cha đặc biệt lấy làm đau ḷng khi nhận thấy rằng nôi một số con cái của Cha thiếu vắng t́nh yêu đối với Mẹ Maria. Hăy biết rằng ai yêu mến Mẹ Maria th́ cũng yêu mến Cha nữa. Cha há đă chẳng được h́nh thành trong và dưỡng nuôi bởi xác thể đồng trinh của Mẹ hay sao? Các con của Cha ôi, Trái Tim của Cha há đă không bắt đầu đập v́ các con, âm vang theo nhịp tim của Mẹ hay sao? Chính tiếng 'Vâng' của Mẹ đă khôi nguồn công cuộc Cứu Chuộc. Chính Mẹ là người đầu tiên đă yêu mến Cha. Không ǵ làm Cha hài ḷng hôn là ḷng tôn kính trái tim từ mẫu của Mẹ. Chính trái tim Mẹ đă hiến sự sống cho nhân tính của Cha...
“Hỡi đứa con gái của Cha ôi, sợ hăi là xúc phạm đến Cha đó con. Đừng ngừng van nài ôn tha thứ cho các tội lỗi không ngớt làm tổn thưông Trái Tim Cha.
“Những mưu lược của hỏa ngục th́ xảo quyệt mà một số lớn không thể nào nhận ra. Con rắn đang ŕnh chực. Kẻ này người kia cứ tưởng là ḿnh tránh khỏi mũi nhọn của nó. V́ họ không canh chừng đă bị thưông tích dữ tợn đối với Cha cũng như đối với họ. Linh hồn của họ là nôi đáng lẽ phải chất chứa Thiên Đàng lại chỉ toàn là bụi tro và chết chóc. Ai có mắt để nh́n th́ hăy nh́n. Ai có tai để nghe th́ hăy nghe.
“Để chống lại với đạo binh Satan hăy thành lập đạo binh các hồn nhỏ. Con cái Nước Trời chống lại con cái tối tăm. Lửa Nước Trời chống lại những ngọn lửa hỏa ngục. T́nh yêu là khí giới của các con”.
Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu
gửi Các Hồn Nhỏ
qua nữ sứ giả giáo dân người Bỉ biệt danh Magarita ngày 10-10-1967
“Chúa muốn ǵ nơi các hồn nhỏ của Chúa?”
“Chúng hăy ở trong t́nh trạng hoàn toàn lệ thuộc vào Cha. Chúng hăy lắng nghe Lời Cha.
“Nhiệt t́nh đối với Mẹ Thánh của Cha, tôn kính Mẹ trong mọi sự. Mẹ là Nguồn Mạch của các hồn nhỏ. Nôi Mẹ tỏ hiện Đức Ái thần linh. Mẹ là mạch chuyên các tặng ân của Cha. Tất cả phải nhận Mẹ là Mẹ và là Có Vấn. Qua Mẹ, Cha sẽ nhận lấy các lời cầu nguyện của chúng và ban cho chúng những ǵ có lợi nhất cho chúng.
“Ngoài ra, chúng phải hết sức sốt sắng buộc ḿnh lần hạt Mân Côi hằng ngày để cầu nguyện CHO HOÀ B̀NH THẾ GIỚI VÀ ĐẶC BIỆT H̉A B̀NH NƠI MỖI MỘT LINH HỒN, cũng như để đền tạ tội lỗi và xúc phạm mà Cha phải chịu mỗi ngày.
“Chúng cần trung thành thực hành đức bác ái, yêu thưông anh em ḿnh v́ mến yêu Cha, và làm lành cho anh em như chúng muốn được anh em làm lành cho chúng. Mỗi một hồn nhỏ phải biết nhậy cảm với khốn khổ của nhân loại. Hỡi các con của Cha, đừng hạn hẹp việc giúp đỡ của các con. Ngược lại, nếu cần, hăy hiến ngay cả tấm ḷng của ḿnh nữa. Hăy quên ḿnh đi trong những người khác là nôi Cha hiện diện cũng như các con là nôi hiện diện của Cha.
“Hăy hợp nhau lại thành một gia đ́nh, nên một với nhau trong lời cầu nguyện ngọt ngào nhất. Rồi các con sẽ được thiêu hóa đi trong ngọn lửa sống động của t́nh yêu Cha.
“Dù các con ở trong thế gian hay ngoài thế gian, mỗi ngày các con hăy can đảm và nồng nhiệt ôm lấy thánh giá bằng tất cả tấm ḷng của ḿnh. CÙNG NHAU CÁC CON CÓ THỂ THAY ĐỔI BỘ MẶT TRÁI ĐẤT”.
Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu
gửi Các Hồn Nhỏ
qua nữ sứ giả giáo dân người Bỉ biệt danh Magarita ngày 22-5-1967