ĐỜI CẦU NGUYỆN

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Chương Ba

 

NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN

 

 

Danh Cha là những ǵ là Cha, biểu hiệu Cha, nói về Cha, như bản tính và các ưu phẩm thần linh của Cha.

 

“Danh Cha cả sáng” là tất cả vinh quang vô cùng viên măn của bản tính cũng như ưu phẩm thần linh của Cha được tỏ ra cho tạo vật để tạo vật nhận biết Ngài như Ngài

: “Ta là Ta”, “Ta, Thiên Chúa, Chúa các ngươi”.

 

Nếu Danh Cha là như thế và Danh Cha cả sáng là như vậy, th́ Nước Chalà một

thực tại thuộc về Cha, là môi trường "cả sáng" của Danh Cha.

 

Bởi thế, khi Danh Cha cả sáng là lúc Nước Cha trị đến. Hay, nói ngược lại, lúc Nước

Cha trị đến là lúc Danh Cha cả sáng. 

 

Phải chăng, v́ thế, sau khi nhập thể, tức sau khi bắt đầu tỏ ḿnh ra nơi nhân tính, Thiên Chúa, trong Con của Ḿnh là Chúa Giêsu Kitô, c̣n nhập thế nữa để tỏ hết Ḿnh của Ngài ra cho thế gian. Do đó, lúc bắt đầu xuất thân để tỏ vinh quang của Ḿnh là Thiên Chúa ra, Chúa Giêsu đă mở đầu bằng câu: “Hăy canh tân đời sống. Nước Trời đă đến” (Mt 4:17).

 

 Và, Nước Trời, tức Nước Cha, cuối cùng đă thực sự "trị đến" khi Thiên Chúa tỏ hết vinh quang của Ngài ra qua Chúa Giêsu tử giá. Lúc ấy, được loài người đưa lên làm vua trên vương ṭa thập giá với ṿng gai như vương miện trên đầu, Người đă tuyên

bố: “Đă hoàn tất” (Gn 19:30).

 

Chính v́ lúc Chúa Giêsu tử nạn trên thập giá là lúc Nước Cha trị đến, nên Chúa Giêsu mới hứa cho người trộm lành là: “Hôm nay, ngươi sẽ ở cùng ta trên Thiên

Đàng” (Lc 23:43).

 

Cũng chính v́ thế, sau khi sống lại từ trong kẻ chết, “được toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28:18), Chúa Giêsu đă sai các tông đồ đi khắp thế gian công bố tin mừng

về Nước Trời đă "trị đến", để mời hết mọi người vào tham hưởng, trong bộ áo cưới

(x.Mt 22:10-11) “rửa tội nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28:19).

 

 

 

Vậy, Nước Cha là Thiên Đàng ở trên trời, như Chúa Giêsu đă hứa với người trộm lành, và cũng là Giáo Hội của hết mọi người được mời đến tham dự tiệc cưới khi chịu phép rửa tội, như Chúa Giêsu đă trao “ch́a khóa Nước Trời” (Mt 16:19) cho các tông đồ là

các kẻ Người “đă tuyển chọn” (Mc 3:13) và “sai đi” (Gn 15:16; Mt 28:19).

 

Thật sự, Thiên Đàng và Giáo Hội trần thế mới chính là Nước Cha, nơi “Ta là Ta” đă tỏ hết  Ḿnh ra và được nhận biết, để: “Ta sẽ ở giữa họ, họ sẽ là dân Ta và Ta sẽ là Chúa của họ, Đấng luôn ở với họ”  (KH 21:3). Tuy nhiên, không phải v́ thế mà hỏa ngục và thế gian không thuộc về Nước Cha.

 

 Trước hết, đối với thế gian, tuy Nước của Ngài không thuộc về nó (x.Gn 18:36), nhưng nó vẫn thuộc về Nước Ngài và sau cùng sẽ được Ngài “canh tân lại tất cả” (KH 21:5). Như thế, trước khi được Thiên Chúa canh tân lại tất cả, thế gian là một thực tại ở cấp độ bất toàn, nhờ Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, đang trở nên kiện toàn trong Nước Thiên Chúa mà thôi.

 

Sau nữa,đối với hỏa ngục, nơi đời đời thất sủng với Thiên Chúa, nơi mà thành phần bị

đi, gồm thần dữ và người dữ, không được hưởng, như các người lành và thần lành

trên trời, Thiên Nhan chí thánh, chí tôn, vô cùng sáng láng vinh quang và viên măn vĩnh phúc của Ngài. Tuy nhiên, chính ở trong thực tại vô cùng bất hạnh này mà họ đă nhận biết Thánh Danh Thiên Chúa, tức nhận biết “Ta là Thiên Chúa các ngươi”,

“Đấng có quyền diệt cả hồn lẫn xác các ngươi trong hỏa ngục” Mt 10:28).

 

Phải, cuối cùng ǵ rồi Nước Cha cũng sẽ trị đến, dù con người nói riêng và tạo vật

nói chung, có được hay không được Thiên Chúa, qua Con của Ngài, vào ngày chung thẩm, chính thức và trân trọng lên tiếng mời: “Hăy đến, hỡi kẻ được Cha Ta chúc phúc,

nhận lấy Vương Quốc Cha Ta đă sắm sẵn cho các ngươi từ tạo thiên lập địa” (Mt 25:34).

 

“Nước Cha (đă) trị đến” nơi nhân tính Chúa Giêsu, Đấng mà “Danh Cha đă ban cho Con” (Gn 17:11,12) và “Con đă tôn vinh Cha trên thế gian khi hoàn tất những việc Cha đă trao phó cho Con làm” (Gn 17:4), mặc dù thế, trong thời gian,”Nước Cha (phải) trị đến” trên thế gian nói chung và nơi các chi thể thuộc nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo Hội nói riêng nữa.

 

Đối với thế gian, Nước Thiên Chúa đă đến khi “Ngôi Lời hoá thành nhục thể” (Gn 1:14), Nước Thiên Chúa trị đến khi “Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa

được hiển vinh nơi Người” (Gn 13:31), và Nước Thiên Chúa đang ở giữa họ là Giáo Hội, thân thể của Chúa Kitô (x.Col 1:18; Eph 5:23). Là Nước Trời ở giữa thế

gian, như Chúa Kitô “ở giữa chúng ta” (Gn 1:14) xưa, Giáo Hội của Người

được ví như những h́nh ảnh cụ thể sau đây:

- Thứ nhất, Giáo Hội giống như Hạt Cải bé nhỏ nhất được Thiên Chúa lấy gieo vào ruộng vườn thế gian của Ngài, và, “Nước Cha trị đến” khi Giáo Hội trở thành một cây vĩ đại nhất có thể làm tổ cứu độ cho chim trời là các linh hồn trú ẩn (x.Mt 13:31-32).

 

- Thứ hai, Giáo Hội giống như Men được vùi trong ba đấu bột thế gian là không gian, thời gian và nhân gian, và, “Nước Cha trị đến” khi Giáo Hội làm cho toàn thể ba đấu bột thế gian ấy dạy lên theo bản chất Men th́ viên măn của ḿnh (x.Mt 13:33).

 

- Thứ ba, Giáo Hội giống như Lưới Bắt Cá được Thiên Chúa quăng xuống biển thế gian để bắt đủ mọi loại cá, tốt cũng như xấu, và “Nước Cha trị đến” khi phân loại và chọn lựa cá, tốt th́ lấy, c̣n xấu th́ loại bỏ (x.Mt 13:47-48).

 

Phần con người sống trong thế gian và thuộc về thế gian, “Nước Thiên Chúa ở giữa (họ)” (Lc 17:21) qua hiện thân Giáo Hội, và “Nước Cha trị đến” nơi họ và cho họ

khi nó như Kho Tàng được chôn giấu (x.Mt 13:44) giữa thế gian, hay như Hạt Ngọc quí (x.Mt 13:45) mà họ t́m kiếm, được họ tậu lấy bằng cả gia tài mà họ bán đi  qua việc

từ bỏ ḿnh và mọi sự ḿnh có, để mua  lấy cho bằng được Giáo Hội là nơi chôn giấu Kho Tàng, và để mua Hạt Ngọc vô gía là Chúa Kitô “đầy ân sủng và chân lư” (Gn 1:14).

 

Phần Thiên Chúa, Nước Trời là của Ngài và thuộc về Ngài, là môi trường để Ngài tỏ hết ḿnh ra, nên Ngài sẽ là tác nhân chính yếu làm cho Nước Ngài trị đến, với những tư cách sau đây:

 

- Thứ nhất, Thiên Chúa là Người Gieo Giống tốt trong ruộng của ḿnh là thế gian, và v́ lợi ích của hạt giống tốt là Giáo Hội đă thành mạ và trổ bông, tượng trưng cho việc h́nh thành cơ cấu tổ chức của Giáo Hội và sự thành đạt trong sứ mạng truyền giáo của Giáo

Hội, (và càng bị cấm cách, bị bắt bớ, Giáo Hội càng vững mạnh và phát triển), Ngài đă làm ngơ để các cỏ lùng là thành phần gian ác do kẻ thù của Ngài là Satan gieo rắc, mọc lên cùng với hạt giống Giáo Hội cho đến mùa gặt là ngày chung thẩm (x.Mt 13:24-30). Nước Cha trị đến theo thượng trí vô cùng khôn ngoan của Ngài.

 

- Thứ hai, Thiên Chúa là Ông Vua muốn tính sổ sách với bầy tôi của ḿnh là thành phần Kitô hữu, và v́ rộng lượng đă tha cho kẻ mắc nợ Ngài, nặng đến nỗi không thể nào đền trả cho Ngài được, ngoài việc van lạy Ngài tha thứ, nên Ngài đă vui ḷng xí xóa, cho đến khi người đó không biết quảng đại tha nợ cho kẻ mắc nợ họ chẳng bao nhiêu, mới bị ông trừng trị, không tha thứ cho nữa, trái lại, c̣n bắt phải trả đủ nợ cho Ngài (x.Mt 18:23-34). Nước Cha trị đếntheo công lư của Ngài.

 

- Thứ ba, Thiên Chúa là Chủ Vườn Nho đi thuê thợ làm vườn nho là Giáo Hội của Ngài, và đă trả công ṣng phẳng cho mọi người thợ tự nguyện nghe theo lời mời

hợp tác của Ngài, có lợi cho cả đôi bên, dù việc mặc cả và trả công của Ngài có làm cho một số người bất măn v́ thiển cận và ghen tương, hơn là v́ Ngài bất công, tệ bạc (x.Mt 20:1-15). Nước Cha trị đến theo quyền hạn của Ngài.

 

- Thứ bốn, Thiên Chúa là Ông Vua tổ chức tiệc cưới cho con trai của ḿnh là Ngôi Lời với nhân tính con người, đă mời tất cả mọi người khách, đặc biệt cũng như tầm thường, đến tham dự đầy cả pḥng tiệc là Giáo Hội của Ngài, nhưng, một khi được Ngài mời đến dự tiệc cưới Con của Ngài do Ngài tổ chức trong Giáo Hội, mọi người phải mặc áo cưới là Ơn Nghĩa của Ngài, bằng không, kẻ nào không mặc áo cưới v́ mất Ơn Nghĩa với Ngài, sẽ bị Ngài loại trừ (x.Mt 22:2-13). "Nước Cha trị đến"theo Thần Linh của Ngài.

 

Phần người Kitô hữu, Nước Thiên Chúa đă đến với họ khi họ chịu phép rửa tội tái sinh,

nhờ đó, họ đă trở thành những trinh nữ, thành phần được Chúa Giêsu yêu thương và đă tự hiến cho họ được thánh hóa trong chân lư. Thế nhưng, Nước Cha trị đến nơi họ chỉ khi họ không phải là những trinh nữ khờ dại, không biết sẵn sàng, mà là những Trinh Nữ Khôn Ngoan (x.Mt 25:4), những trinh nữ, dù bản chất yếu đuối thiếp ngủ đi giống như những trinh nữ khờ dại, song vẫn biết sẵn sàng, với đèn đức tin cháy sáng đức mến bằng dầu đức cậy, nên, dù chàng rể đến muộn và bất ngờ, họ vẫn không phải mất giờ đi mua dầu như những trinh nữ khờ dại để cuối cùng  bị loại trừ không được theo chàng

vào tiệc cưới như họ (x.Mt 25:10-12).

 

Danh Cha tự ḿnh cả sáng, và, chính v́ cả sáng mà Danh Cha đă tỏa chiếu ra ngoài:

“Sống đây là sáng cho con người” (Gn 1:4). Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng là tác động của chúng ta là chi thể thuộc về Giáo Hội mà Chúa Giêsu là đầu (x. Col 1:18; Eph 15:22) cùng nhau nhận biết “Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Gn 17:3), đúng như Danh của Ngài, “Ta là Ta”, Đấng Con Một Ngài “đă tỏ cho” (Gn 17:6) chúng

ta trong Thánh Linh (x.Gn 16:13-15).

 

Cũng thế, Nước Cha tự ḿnh trị đến, là v́, “khi nghe Danh Giêsu, mọi đầu gối phải qùi

xuống, trên trời, dưới đất, trong âm ti, và mọi miệng lưỡi chúc tụng cho vinh quang Thiên Chúa là Cha rằng: Giêsu Kitô là Chúa” (Phil 2:10-11). Và, “chúng con nguyện Nước Cha trị đến là hoạt động của chúng ta hiệp thông với toàn thể nhiệm thể Giáo Hội, sau khi nhận biết Danh Thiên Chúa, loan truyền Danh đă được ban cho con người, nhờ đó chúng ta được cứu rỗi (TĐCV 4:12), để triều đại Người sẽ vô tận (Lc 1:3).

 

Trên thực tế, chúng ta đă có Nước Trời ngay trong con người của chúng ta sau khi chịu phép rửa tội rồi. Bởi v́, Thiên Chúa ở đâu, đặc biệt Ngài ở bằng t́nh yêu của Ngài, th́ đó là Nước Trời của Ngài.

 

Khi rửa tội, chúng ta đă được ơn nghĩa với Thiên Chúa, đă được yêu thương bởi Ngài, chúng ta đă là nơi Ngài ở, tức là Nước Trời của Ngài và cho Ngài: “Ai yêu mến Ta sẽ giữ Lời Ta, và Cha Ta sẽ yêu họ; Chúng Ta sẽ đến lập cư nơi họ” (Gn 14:23). Để rồi,

chính v́ chúng ta là Nước Trời của Thiên Chúa, Thiên Chúa đă tỏ Ḿnh ra cho chúng ta, v́ Nước Trời là môi trường tỏ ḿnh ra của Thiên Chúa: “Kẻ nào tuân giữ những giới răn Ta truyền là kẻ yêu mến Ta, sẽ được Cha Ta yêu dấu. Ta cũng yêu họ và tỏ Ḿnh ra cho họ” (Gn 14:21).

 

 Thế nên, nguyện Nước Cha trị đến, đối với mỗi người Kitô hữu chúng ta, một khi đă có Nước Trời trong ḿnh rồi, phải là “tiên vàn t́m Nước Ngài và đường lối thiện hảo của Ngài” (Mt 6:33).

 

Nhưng, Nước Ngài đă có trong chúng ta rồi, cần ǵ phải t́m nữa?

 

Phải, đối với chúng ta là những kẻ đă có Nước Ngài trong ḿnh, “tiên vàn t́m Nước

Ngài và đường lối thiện hảo của Ngài” đó là “kính mến Thiên Chúa hết linh hồn” của ḿnh, bằng “tinh thần nghèo khó (và) chịu bắt bớ v́ sự thiện hảo” (Mt 5:3,10).

 

“Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần, Nước Thiên Chúa là của họ” (Mt 5:3), và

cũng “Phúc cho ai bị bắt bớ v́ sự thiện hảo, Nước Thiên Chúa là của họ” (Mt 5:10). Nước Thiên Chúa là của kẻ nghèo khó trong tinh thần cũng như của kẻ chịu bắt bớ v́ sự thiện hảo.

 

Trường hợp Nước Thiên Chúa là của kẻ nghèo khó trong tinh thần là trường hợp Nước

Cha trị đến hoàn toàn nơi mỗi cá nhân biết từ bỏ ḿnh, bằng cách sẵn sàng bán đi tất cả

những ǵ ḿnh có để mua lấy (Mt 13:46) Viên Ngọc Nước Trời, điều mà họ đă “như một thương gia (cố ư) kiếm t́m” (Mt 13:45) cho bằng được. “Nếu ngươi muốn nên trọn lành, hăy đi bán hết sở hữu của ngươi và thí cho kẻ bần cùng. Ngươi sẽ được kho tàng trên trời. Sau đó, hăy đến mà theo Ta” (Mt 19:21).

 

Đúng thế, Nước Thiên Chúa “không thuộc về thế gian” (Gn 18:36), mặc dù đă có Nước Trời trong ḿnh khi được tái sinh qua bí tích rửa tội, con người cũng chỉ giữ được Nước Trời, nghiệm được Nước Trời khi nào họ siêu thoát khỏi những ǵ ràng buộc họ vào

thế gian là tất cả những ǵ họ có mà thôi.

 

Nhờ siêu thoát trong tinh thần hay nhờ có tinh thần siêu thoát, tức tinh thần “không thuộc về thế gian” (Gn 17:14,16), tuy thân xác vẫn “c̣n ở trong thế gian” (Gn 17:11), mà con người mới có thể “nên trọn lành” và “theo Chúa”, tức mới có thể “tiên vàn t́m Nước Chúa và đường lối thiện hảo của Ngài”. Như thế, không phải hay sao, khi người Kitô hữu theo đuổi hay sống trọn lành theo đường lối thiện hảo của Thiên Chúa là

họ tỏ Nước Trời ở trong họ ra để thế gian “thấy mà tin” (Gn 20:29), cho Nước Cha trị đến!

 

C̣n trường hợp Nước Thiên Chúa là của kẻ bị bắt bớ v́ sự thiện hảo là trường hợp Nước Cha trị đến chẳng những cho cá nhân họ, nạn nhân bị bắt bớ, mà c̣n cho cả

thế gian, tác nhân ra tay bắt bớ họ. Bởi v́, qua tinh thần hiền lành và vị tha của kẻ chịu bắt bớ, như Đấng đă “xin Cha tha cho họ, v́ họ lầm không biết việc họ làm” (Lc 23:34), mà Nước Trời của “Cha là Đấng trọn lành” (Mt 5: 48) và”xót thương” (Lc 6:36), hơn bao giờ hết, được tỏ ra trước mặt thế gian một cách sáng tỏ nhất, sống động nhất và lôi cuốn nhất.

 

Nếu sống trọn lành theo đường lối thiện hảo của Thiên Chúa là tư cách của mọi người có quốc tịch Nước Trời, th́ bị bắt bớ v́ sự thiện hảo là thân phận của họ. Họ, thành phần công dân Nước Trời, có quốc tịch Nước Trời, tức có Nước Trời trong ḿnh này, mà, chỉ v́ tinh thần “không thuộc về thế gian” của ḿnh, khi “c̣n ở trong thế gian”, c̣n ở trong thân xác, họ sẽ không thể nào không bị bắt bớ: “Lư do tại sao thế gian ghét các con là v́ các con không thuộc về nó” (Gn 15:19).

 

Bởi thế, bị bắt bớ là dấu hiệu con người có Nước Trời trong ḿnh và thực sự đă nghiệm được Nước Trời nơi ḿnh, bằng đời sống trọn lành theo đường lối thiện hảo của Thiên Chúa, ngược lại với đường lối của thế gian vẫn theo.

 

Và, một dấu chứng thực và chứng tỏ rằng người Kitô hữu đă nghiệm được Nước Trời

nơi bản thân ḿnh, hay Nước Cha trị đến nơi họ và cho cả thế gian, đó là, “sự sống sung

măn” (Gn 10:10) của họ, sự sống có khả năng “sinh muôn vàn hoa trái” (Gn 15:5,16): “Chúng tôi không thể không loan truyền điều chúng tôi đă nghe và đă thấy” (TĐCV 4:20); dầu có “bị bắt bớ v́ sự thiện hảo” vô cùng chân thật mà họ làm chứng đi nữa, “phần họ ... vui mừng hớn hở được chịu xỉ nhục v́ Danh” (TĐCV 5:41) Chúa Giêsu Kitô.

 

"Cha Ta được tôn vinh khi các con sinh nhiều hoa trái và trở nên môn đệ của Ta" (Gn 15:8).

 

Đúng thế, khi “Danh Cha cả sáng" là lúc “Nước Cha trị đến" hay lúc "Nước Cha trị đến" là khi "Danh Cha cả sáng" vậy!

 

Thế nhưng, làm thế nào để cho "Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến", nếu không phải "Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời"...

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL