ĐỜI CẦU NGUYỆN

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Chương Bốn

 

Ư CHA THỂ HIỆN

 

 

Có thể nào Danh Cha cả sáng và Nước Cha trị đến mà Ư Cha thể hiện dưới đất

cũng như trên trời không xẩy ra?

 

"Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" chính là câu nguyện cuối cùng nơi phần đầu của kinh Chúa Dạy và cũng là câu nguyện cốt lơi, câu nguyên tâm điểm của cả kinh Chúa Dạy!

 

 Chẳng những phần thứ nhất của kinh Chúa dạy, đó là Danh Cha và Nước Cha chỉ có thể cả sáng và trị đến khiƯ Cha được thể hiện, mà, phần thứ hai của kinh Chúa dạy, cũng thế, hoàn toàn đặt trên nền tảng Ư Cha này.

 

“Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày" là ǵ, phải chăng xin làm trọn Ư

Ngài?

 

Xin Cha tha nợ là ǵ,  phải chăng xin Ngài tha cho những ǵ ḿnh đă làm phật Ư Ngài?

 

"Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ là ǵ, nếu không phải xin Ngài chớ để ḿnh làm trái Ư Ngài.Và,

 

Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ là ǵ, nếu không phải xin Ngài cứu ḿnh khỏi phản nghịch với Ư Ngài.

 

Nếu Danh Cha là bản tính cùng với các ưu phẩm vô cùng toàn chân, toàn thiện và toàn

mỹ của Đấng “Ta là Ta” được tỏ ra cho tạo vật biết Ngài là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Gn 17:3) của họ, và nếu Nước Cha là nơi Ngài ngự, là môi trường để Ngài tỏ ḿnh ra, là đối tượng hướng đến của Ngài trong việc tỏ ḿnh ra, th́, Ư Cha là thiên nhan chí thánh của Đấng “Ta là Ta”, là hoạt động của Đấng “Ta, Thiên Chúa, Chúa các ngươi”, là nguyên lư hiện hữu, là đường lối sống động, và là vĩnh phúc cho tất cả mọi tạo vật, nhất là cho con người là tạo vật duy nhất “đă được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa” (STK 9:6; Gia 3:9).

 

Nghe thấy danh tiếng của một con người  có tài, (như các đại văn hào, các ngôi sao điện ảnh, các tài tử thể thao, các triết gia, các khoa học gia v.v.), có quyền, (như các vị tổng thống, các vị giáo hoàng v.v.), hoặc có đức, (như các vị sáng lập tôn giáo, các

vị sáng lập các hội từ thiện bác ái đang phục vụ nhân loại trên khắp thế giới v.v.), theo tâm lư tự nhiên, ai cũng mong có dịp gặp mặt, và khi được thấy, nhất là được chứng kiến tận mắt những ǵ ḿnh đă nghe thấy về họ, chẳng những họ có tiếng mà c̣n có miếng, th́ càng cảm thấy vinh dự và cảm mến nhân vật đó hơn nữa.

 

Đó là trường hợp của nhóm dân thành kia, sau khi được chị đàn bà Samaria chạy về báo cho họ biết rằng: “'Hăy ra mà xem có một người nói với tôi về tất cả những ǵ tôi đă làm. Vị này dám là Đức Kitô lắm đó?' Nghe thấy vậy, họ đă ra khỏi thành để gặp Người... Kết quả là khi những người Samaria này đến với Người, họ đă xin Người ở lại với họ ít lâu. Nên Người đă ở lại đó hai ngày, và qua những lời Người nói, đă có thêm nhiều kẻ tin hơn. Như họ nói với người đàn bà: 'Đức tin của chúng tôi không c̣n căn cứ trên truyện kể của chị nữa đâu nhé. Chính chúng tôi đă nghe, và chúng tôi nhận biết

rằng Người này đích thực là Đấng Cứu Thế'” (Gn 4:29-30,40-42).

 

Phải,

 

Ư Muốn của Thiên Chúa chính là hiện thân của Danh Ngài, là biểu hiệu bản tính toàn hảo của Ngài, là kế hoạch để làm cho Nước Ngài trị đến, là đường lối cứu độ thế gian.

 

Do đó, Ư Thiên Chúa phải phản ảnh thần tính vô cùng toàn thiện của “Cha trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5:48), phải phản ảnh ưu phẩm vô cùng khôn ngoan và toàn năng

của Đấng “là Alpha và Omega, Đấng đang Có, đă Có và sẽ đến, Đấng Toàn Năng” (KH 1:8), Đấng mà “đường lối Ngài khôn ḍ” (Rm 11:33), Đấng mà “không ǵ là bất khả” (Lc 1:37), trái lại, “tất cả đều có thể” (Mt 19:26), Đấng mà mọi sự Ngài đă định,

đă muốn là phải thành đúng như ư nghĩ của Ngài, Đấng mà “mọi sự do Ngài, nhờ Ngài và v́ Ngài. Cho vinh quang Ngài muôn đời” (Rm 11:36).

 

Và, những ǵ Thiên Chúa muốn và tính chất của ư muốn Ngài được tỏ hiện tất cả nơi việc Ngài làm. Nói cách khác, căn cứ vào việc làm của Thiên Chúa, con người có thể biết được nội dung của ư muốn Ngài muốn ǵ cũng như tính chất của ư muốn Ngài như thế nào. V́ sự liên hệ mật thiết giữa ư muốn và việc làm, mà, khi Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài làm là lúc ư muốn của Ngài được thể hiện vậy.

 

Thế th́, (chúng con nguyện) Ư Cha thể hiện là ǵ, nếu không phải “chúng con cầu mong việc Cha làm được công thành danh toại”. Nhưng, đâu là việc làm của Thiên

Chúa? Hay, Thiên Chúa đă làm ǵ và làm như thế nào?

 

“Đây là công việc của Thiên Chúa: Hăy tin vào Đấng Ngài đă sai” (Gn 6:29). Phải, chính việc của Thiên Chúa là làm cho con người tin vào Đấng Ngài đă sai.

 

Bởi v́, một khi con người đă tin vào Đấng Ngài đă sai, tức là đă tin vào chính Ngài: Ai

thấy Ta là thấy Cha. Sao các con có thể nói: 'Hăy tỏ Cha cho chúng con'. Các con

không biết rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta ư?” (Gn 14:9-10).

 

Như thế, một khi con người đă tin vào Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai, tức là con người chấp nhận Thiên Chúa Cha, Đấng đă sai Người và đă tỏ Ḿnh ra cho con người nơi Người và qua Người. V́ việc của Thiên Chúa là làm cho con người tin vào Đấng Ngài sai như thế mà ư muốn của Ngài được tỏ ra, đối với chính Ḿnh Ngài, với Chúa

Kitô cũng như với con người.

 

Đối với chính Ḿnh Ngài, ư muốn của Thiên Chúa là: “Ngài muốn mọi người được cứu

độ và nhận biết chân ly. Và chân lư là thế này: Chỉ có một Thiên Chúa và một Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Con Người Giêsu Kitô, Đấng đă

hiến ḿnh làm gía chuộc cho tất cả” (1Tim 2:4-6).

 

Đối với Chúa Giêsu Kitô, Đấng Ngài đă sai: “Ư muốn của Đấng đă sai Ta, đó là Ta không được làm mất một sự ǵ Ngài đă ban cho Ta; mà phải làm cho chúng sống lại

trong ngày sau hết” (Gn 6: 39).

 

Đối với con người là đối tượng của Đấng Thiên Sai và là mục tiêu tỏ ḿnh ra của Thiên Chúa: “Ư muốn của Cha Ta, đó là ai thấy Con và tin vào Người sẽ được sống đời đời. Họ sẽ được Ta làm cho sống lại trong ngày sau hết” (Gn 6:40).

 

Ư của Thiên Chúa đối với chính ḿnh Ngài, theo nguyên tắc, có được thể hiện hay không hệ tại ư muốn của Ngài đối với Chúa Giêsu, Đấng Ngài đă sai, và đối với con người, thành phần được Ngài tỏ ḿnh ra cho qua Đấng Thiên Sai là Con Riêng Duy Nhất của Ngài.

 

Trước hết, "Ư Cha" đă được hoàn toàn và tuyệt hảo “thể hiện” nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng Ngài sai. Ở chỗ: “Cha Ta yêu Ta v́ điều này, đó là Ta hy sinh mạng sống ḿnh để rồi lấy nó lại. Không ai có thể lấy mạng sống Ta được; Ta tự ḿnh bỏ nó đi, và Ta cũng có quyền lấy nó lại. Đó là mệnh lệnh Ta nhận được từ Cha Ta” (Gn 10:17-18).

 

"Ư Cha thể hiện" nơi Chúa Giêsu Kitô hoàn toàn theo nội dung những ǵ Ngài muốn, và tuyệt hảo theo cách thức ư muốn của Ngài, đến nỗi, kết qủa là: “Thiên Chúa đă tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu, vượt trên mọi danh hiệu” (Phil 2:9), để rồi, “không c̣n một danh hiệu nào khác dưới gầm trời được ban cho con người nhờ đó chúng ta được cứu độ” (TĐCV 4:12).

 

Sau nữa,"Ư Cha thể hiện" cũng được hoàn toàn và tuyệt hảo nơi các chi thể của Chúa Giêsu, những kẻ “v́ họ mà Con đă tự hiến để họ được thánh hoá trong chân lư” (Gn 17:19) và “những kẻ tin Con nhờ lời họ” (Gn 17:20).

Bằng cách, “những kẻ Ngài đă biết trước, Ngài cũng tiền định ên giống h́nh ảnh Con Một Ngài, để Con làm trưởng tử của đàn em đông đúc. Những kẻ Ngài đă tiền định th́ Ngài cũng kêu gọi; những kẻ Ngài đă kêu gọi th́ Ngài làm cho họ nên công chính; những kẻ Ngài làm nên công chính, Ngài làm cho họ nên vinh quang” (Rm 8:29-30).

 

Và, việc làm cho những kẻ Ngài đă biết trước tin vào Ngài, nơi Con của Ngài, để công chính hóa họ ngỏ hầu họ được tham hưởng và chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài, đó

là, “Thiên Chúa làm cho tất cả mọi sự ḥa hợp với nhau v́ lợi ích của những kẻ được kêu gọi theo ư định của Ngài” (Rm 8:28), kể cả việc “không tha cho Con Một của

Ḿnh, nhưng đă trao nộp Người v́ tất cả chúng ta” (Rm 8:32).

 

Sau hết, "Ư Cha thể hiện" sẽ được hoàn toàn và tuyệt hảo “dưới đất cũng như trên trời”. Ở chỗ, Ngài sẽ “canh tân lại tất cả” (KH 21:5).

 

Để thực hiện việc canh tân này, Thiên Chúa đă chôn vùi trong thế gian chút men thần linh của Ngài là Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, Con của Ngài. Chính nhờ chút men mà tự bản chất có “sự sống sung măn hơn” (Gn 10:10) “như Con ở trong họ, Cha ở

trong Con, để sự hiệp nhất của họ được nên trọn, (nhờ đó), thế gian nhận biết rằng Cha đă sai Con và Cha yêu họ cũng như yêu Con” (Gn 17: 23).

 

 Thiên Chúa đă thể hiện ư của Ngài nơi thế gian khi Ngài “đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một Ngài, để ai tin Con sẽ không chết song được sống đời đời” (Gn 3:16).

 

Hơn thế nữa, Ngài c̣n “chứng tỏ t́nh yêu của Ngài đối với chúng ta, đó là, đang khi chúng ta c̣n là những tội nhân, (tức c̣n là những kẻ thù của Ngài, c̣n là con cái của ma qủi, chứ không phải là bạn thân của Ngài, được ơn nghĩa với Ngài để xứng đáng được Ngài yêu thương, đến nỗi), Chúa Kitô đă chết cho chúng ta” (Rm 5:8), “Đấng vốn không biết đến tội lại trở nên tội để trong Người chúng ta được trở nên chính sự thiện hảo của Thiên Chúa” (2Cor 5:21).

 

Thậm chí, để cứu vớt con người, để làm cho con người nhận biết Ngài, nhất là biết được ḷng yêu thương vô đối và nhưng không của Ngài đối với họ, “Thiên Chúa đă dồn tất cả vào sự cứng ḷng để có thể tỏ ḷng yêu thương cho mọi người” (Rm 11:32).

 

Tuy nhiên, ư Thiên Chúa thể hiện không phải ở tại chính việc cứu rỗi con người, cho bằng ở tại việc thỏa ḷng yêu thương của Ngài đối với con người. Như thế, có nghĩa

là, Thiên Chúa muốn yêu thương con người tùy ư của Ngài, không ai bắt Ngài phải yêu thương con người. Ngài yêu thương con người hoàn toàn là v́ Ngài, v́ Ngài là T́nh

Yêu, không thể nào không yêu theo bản tính của Ngài, thế thôi.

 

Bởi thế, một khi đă yêu, Ngài sẽ “yêu cho đến cùng” (Gn 13:1), và, nhất là, trong khi yêu, “Thiên Chúa thương ai th́ thương và làm ai cứng ḷng th́ làm” (Rm 9:18): “Ta sẽ tỏ t́nh thương của Ta cho kẻ Ta tuyển chọn và Ta sẽ thương kẻ nào tùy Ta” (Rm 9:15).

 

Thế nhưng, như vậy không phải là Thiên Chúa bất công hay xâm phạm đến tự do mà Ngài đă ban cho con người.

 

Trước hết, Thiên Chúa không bất công. Ở chỗ, “Ngài muốn mọi người (chứ không phải một số nào thôi) được cứu rỗi và nhận biết chân lư” (1Tim 2:4). V́ muốn cho mọi người được cứu rỗi, nên Ngài đă sai Con Ngài xuống thế, nhập thể, mặc lấy nhân tính, hiện thân của chung nhân loại, để giải cứu và thánh hóa nhân tính trong thần tính của Ngài nơi Con Ngài. Để rồi, nhờ Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thiên Sai là “Ánh Sáng thế gian” (Gn 8:12), và qua Giáo Hội, chứng nhân của Con Ngài, được Con Ngài sai đi, như Người đă được Ngài sai (x.Gn 17:18), đi khắp thế gian công bố tin mừng cho hết mọi tạo vật” (Mc 16:15), mà mọi người “sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”

(Lc 3:6).

 

Như thế, Thiên Chúa đă công bằng trong việc tỏ ḿnh ra cho tất cả mọi người, như trong trường hợp Ngài mở tiệc cưới cho Con Ngài, đă sai đầy tớ đi mời tất cả mọi người đến tham dự (x.Mt 22:10), hay trường hợp Ngài đích thân đi mời mọi người đi vào làm vườn nho cho Ngài, từ sáng sớm cho đến chiều muộn, với thù lao tương xứng (x.Mt 20:1-13).

 

Thứ đến, Thiên Chúa không xâm phạm đến tự do mà Ngài đă ban cho con người. Thật vậy, nhờ Chúa Giêsu Kitô và qua Giáo Hội của Người, mọi người đă, đang hay sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa, tức được thấy vinh hiển của Ngài (x.Is                                                                                 40:5), hay được nghe đến Danh Ngài.

 

Tuy nhiên, không phải ai thấy vinh hiển của Ngài hay nghe đến Danh Ngài đều “chấp

Nhận” (Gn 1:12) Ngài, tác động tự do của con người có lư trí và lương tri. Chính v́ con người có tự do như vậy mà con người có quyền chọn lựa lành hay dữ, tùy phán đoán và năng lực của họ.

 

Thế nhưng, con người là loài “tinh thần th́ linh hoạt, song bản chất lại yếu nhược” (Mc 14:38), nhất là, sau khi “v́ một người mà tội lỗi cùng với sự chết đă đột nhập thế

Gian” (Rm 5:12), con người lại càng “yêu tối tăm hơn ánh sáng” (Gn 3:19), khó ḷng có thể tự nhiên chấp nhận vinh quang Thiên Chúa sáng láng như sự thật mà họ là “kẻ làm ác vốn ghét...v́ sợ việc làm của họ bị lộ ra” (Gn 3:20).

 

 

 

Bởi đó, “nếu Cha Ta không cho phép, không ai có thể đến cùng Ta” (Gn 6:44), Đấng Ngài sai, “làø (chính) chân lư” (Gn 14:6) và “sinh ra cũng như đến trong thế gian để làm chứng cho chân lư” (Gn 18:37). Như thế nghĩa là, muốn nhận biết chân lư, chân lư được

mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô, để có thể đến cùng Cha: “Không ai có thể đến cùng Cha mà không qua Ta” (Gn 14:6), con người lại phải có ơn đặc biệt của Thiên Chúa ban riêng cho nữa mới được.

 

Vâng, chính bởi ư muốn của Thiên Chúa, ư muốn đă “tiền định cho họ nên giống h́nh ảnh Con của Ngài” (Rm 8:29) mà con người đă được cứu rỗi, con người đă nghe được

tiếng Ngài: “Lư do các ngươi không nghe được (tiếng Ngài) là v́ các ngươi không phải bởi Ngài (Gn 8:47), và con người đă tin vào Đấng Ngài sai: “Các ngươi từ chối không

tin v́ các ngươi không phải là chiên của Ta” (Gn 10:26).

 

Như thế, trong việc thể hiện ư của ḿnh dưới thế, Thiên Chúa đă chẳng làm được mọi sự theo như thượng trí và toàn năng của Ngài một cách toàn mỹ hay sao, như Ngài đă tiền định từ thuở đời đời. Ư Thiên Chúa thể hiện dưới đất như Ngài đă tiền định từ thuở đời đời chẳng qua chỉ là “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” mà thôi.

 

Thật ra, thành ngữ “dưới đất cũng như trên trời” ở đây, theo h́nh thức bố cục của câu văn nói riêng và của đoạn văn nói chung, có thể áp dụng và hiểu cho cả những ǵ đă đề

cập đến trước đó.

 

Như thành ngữ: “Chúng con nguyện” không cần phải được lập đi lập lại ở mỗi đầu câu, như ở một trong những câu trước đó: “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng”. Nếu lập lại như vậy, câu văn và đoạn văn sẽ trở thành điệp ngữ và nặng nề, như sau: “Chúng

con nguyện Danh Cha cả sáng. Chúng con nguyện Nước Cha trị đến. Chúng con nguyện Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

 

H́nh thức của câu văn là để diễn tả nội dung, diễn đạt ư tưởng được ẩn dấu. Bởi đó,

qua câu văn: “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, liên tục như vậy, bằng những dấu phẩy, (chứ không

phải bằng những dấu chấm làm dứt ư của từng câu), mà ư tưởng của toàn câu trong phần đầu của kinh Chúa dạy đây có một liên hệ mật thiết với nhau, như đă được

diễn giải. V́ ư tưởng liên hệ mật thiết của toàn câu như vậy, h́nh thức của câu văn này cũng không cần lập lại thành ngữ “dưới đất cũng như trên trời” ở cuối mỗi chi tiết trong câu, như: “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng dưới đất cũng như trên trời, Nước Cha trị đến dưới đất cũng như trên trời, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

 

“Trên trời” đây, theo cả chữ lẫn nghĩa, ngược lại với “dưới đất” phải chăng Chúa Giêsu có ư nói, có ư ám chỉ về “thần tính” của Thiên Chúa, so với “nhân tính” của nhân loại?

 

* “Danh Cha cả sáng dưới đất cũng như trên trời” tức là, Ưu Phẩm nơi thần tính vô cùng toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ, toàn ái, toàn tri, toàn năng của Ngài thế nào, Ngài cũng tỏ ra nơi nhân tính đă được dựng nên theo h́nh ảnh Ngài như vậy, nhân tính mà Con Ngài đă mặc lấy khi làm người, nhờ đó, thế gian có thể tỏ tường nh́n thấy và chiêm ngưỡng Vinh Hiển của Ngài: “Ta là Ta” “Ta, Thiên Chúa, Chúa các ngươi”.

 

* “Nước Cha trị đến  dưới đất cũng như trên trời” tức là, Sự Sống thần linh vô cùng

viên măn nơi thần tính Ngài thế nào, Ngài cũng muốn thông ban tất cả cho nhân tính, nơi ngôi vị Chúa Kitô, Con của Ngài, Ngôi Lời nhập thể và ở giữa chúng sinh, để tất

cả t́m được Ơn Cứu Độ của Ngài, (tức Ơn Nghĩa với Ngài), cũng như được hiệp nhất

và thông hưởng Sự Sống của Ngài nơi nhân tính Con Ngài, hầu làm nên một nhiệm thể duy nhất, một vương quốc đời đời mà Ngài là Chúa của họ và họ là dân của Ngài.

 

* “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” tức là, T́nh Yêu vô cùng tuyệt hảo nơi

thần tính muốn mọi người được cứu rỗi, được tham hưởng Sự Sống thần linh vô cùng viên măn của Ngài và chiêm ngưỡng Vinh Hiển vô cùng cao cả của Thánh Danh Ngài thế nào, Ngài cũng thực hiện như vậy nơi nhân tính, tức trên thế gian, hay dưới đất, nơi mà Con Ngài đă được sai đến để hiến mạng sống ḿnh làm gía chuộc muôn dân, ngỏ hầu qua Người, con người có thể đến với Thiên Chúa, Đấng đă lôi kéo họ theo ư định của Ngài.

 

Nếu “trên trời chỉ về thần tính của Thiên Chúa, th́ “Lạy Cha chúng con ở trên trời”

không phải là “Lạy Cha là Thiên Chúa của chúng con” hay sao? Bởi v́ thần tính là chính bản thể Thiên Chúa, biểu hiệu Thiên Chúa.

 

“Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới

đất cũng như trên trời” là tác động “chúng con chúc tụng, (chứ không phải "chúng con ước nguyện", v́ tự ḿnh, Thiên Chúa đă tự măn, không cần tạo vật phải cầu mong sao cho Ngài được như thế; chữ “nguyện” ở đây có ư nghĩa “nhận biết và tuyên xưng”,

tức ư nghĩa “chúc tụng"), Ưu Phẩm vô cùng toàn chân của Cha, Sự Sống vô cùng toàn thiện của Cha và T́nh Yêu vô cùng toàn mỹ của Cha “ở trên trời”, tức ở nơi thần tính Cha, cũng hoàn toàn thể hiện nơi nhân tính, thực tại “thuộc về hạ giới” (Gn 8:23) là dưới đất” của chúng con, con cái của Cha, thành phần mà nhờ Thánh Sủng đă được hiệp thông với thần tính của Cha, thực tại “thuộc về thượng giới” (Gn 8:23) là “trên

trời”.

 

Như Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ đă được công đồng chung Công-Tăng-Ti-Nô, năm 381, diễn nghĩa thành Kinh Tin Kính Phụng Vụ hiện hành được Giáo Hội dùng

để tuyên xưng trong phụng vụ thánh lễ, và cũng được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục dẫn giải thành kinh Tin Kính Dân Chúa để kết thúc Năm Đức Tin, 30-6-1968, dịp kỷ

niệm đúng 1900 năm hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô tử đạo, cũng thế, phần đầu của kinh Chúa Dạy, dựa theo những diễn nghĩa đă được bàn giải từ đầu đến đây, có thể đọc như sau:

 

“Lạy Cha là Thiên Chúa của chúng con, chúng con chúc tụng Ưu Phẩm vô cùng toàn chân, Sự Sống vô cùng toàn thiện, và T́nh Yêu vô cùng toàn mỹ của Thần Tính Chúa, như Chúa đă tỏ Ḿnh ra nơi Chúa Giêsu, Con Chúa, Chúa chúng con, Đấng đă mặc

lấy nhân tính của chúng con để ở giữa chúng con và đă hiến ḿnh làm gía chuộc chúng con, như Chúa muốn, cho vinh hiển Chúa muôn đời”.

 

“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ“.

 

Đây là phần thứ hai của kinh Chúa Dạy. Tất nhiên, phần này phải có liên hệ chặt chẽ và mạch lạc với phần trước.

 

Tác động của phần trên là “nguyện”, do con người ("chúng con") chủ động hướng về đối tượng là Thiên Chúa ("Cha"): “Chúc tụng Chúa”.

 

Tác động của phần dưới là “xin” với Đấng chủ động ban phát ("Cha") cho đối tượng là chính ḿnh: “Cầu mong ḿnh”.

 

Nội dung của phần trên là chân lư cầu nguyện, tức thực tại về Thiên Chúa, như Thần Tính của Ngài ("ở trên trời"), Ưu Phẩm của Ngài ("Danh Cha"), Sự Sống của Ngài

("Nước Cha"), và T́nh Yêu của Ngài ("Ư Cha").

 

Nội dung của phần dưới là tinh thần cầu nguyện, tức ư hướng cầu nguyện của con người. Ư hướng thứ nhất đó là Xin Vâng Ư Thiên Chúa là Cha của ḿnh ("lương thực

hằng ngày"), ư hướng này bao gồm cả ư hướng Thống Hối nếu không làm theo ư Cha, tức làm mất ḷng Ngài ("tha nợ"). Ư hướng thứ hai đó là Tín Thác cho Thánh Ư toàn

ái của Thiên Chúa là Cha của ḿnh trong mọi sự ("chớ để chúng con sa chước cám dỗ"), ư hướng này bao gồm cả ư hướng Kính Sợ làm mất ḷng Chúa khi bị Ngài thử

thách ("nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ").

 

Vâng, chỉ khi nào con người được kết hợp với Thánh Ư Thiên Chúa là Cha của ḿnh, bằng tinh thần Xin Vâng và Tín Thác cho T́nh Yêu nhưng không, vô đối và tuyệt đối của Ngài, con người mới hoàn toàn là Con Cái của Ngài, mới trọn vẹn thông hiệp với Sự Sống thần linh vô cùng viên măn của Ngài, mới xứng đáng chiêm ngưỡng các Ưu Phẩm vô cùng vinh hiển của Ngài, và mới nên trọn hảo trong Thần Tính vô cùng trọn lành của Ngài.