+
Đoạn Đường Thánh Giá
Thứ Mười Ba: Chúa Giêsu được hạ xác xuống
khỏi thập giá.
Mở Đường Thánh Giá
(hướng
dẫn nữ)
Chúa Giêsu Kitô, Vị Thiên Chúa hằng sống làm người,
thực sự đã chết trong thân xác được thụ
thai bởi Quyền Năng Đấng Tối Cao và được
sinh ra bởi một con người mà 33 năm sau còn ôm lấy
tấm thân của chính Người Con thật sự của
mình trong lòng, nhưng không phải là một thân xác sinh động
nữa, mà là một tử thi bất động vô hồn
không còn nhận ra mẹ mình, không còn rúc vào lòng mẹ để
bú no sữa mẹ, không còn nhoẻn miệng hồn nhiên cười
với mẹ, không còn bập bẽ hóng chuyện của
mẹ, không còn thiếp ngủ ngây thơ trong lòng mẹ…
Diễn Đường Thánh Giá (hướng
dẫn nam)
Luật Do Thái không cho xác chết còn treo trên
thập giá trong ngày dọn mừng Lễ Vượt Qua.
Bởi thế, để xác của các tử tội bị
treo trên thập giá có thể được hạ xuống,
quân lính phải đến đánh dập ống chân hai người
tử tội cùng bị đóng đanh với Chúa Giêsu,
song lại dùng giáo đâm vào cạnh sườn Người
xem đã hoàn toàn chết thật chưa. Như Philatô ban
phép cho ông Giuse Aramathia, một trong những người môn
đệ âm thầm của Người, thi thể của
Chúa Giêsu đã được hạ xuống khỏi thập
giá. Mạo gai của Người được gỡ
ra. Mẹ Maria đã ôm lấy Thánh Thể Người Con
Chí Ái Chí Tôn của mình, với tấm lòng tan nát đúng như
lời tiên báo của ông già Simêon: “Con trẻ này sẽ
nên cớ vấp phạm cho nhiều người trong dân
Israel… Phần bà sẽ bị một lưỡi gươm
đâm thâu”.
Nghiệm Đường Thánh Giá
(hướng
dẫn nữ)
Là một tử
thi hoàn toàn vô hồn bất động, Chúa Giêsu không còn cảm
thấy gì nữa, dù đang ở ngay trong tấm lòng ấm
cúng của người mẹ đã sinh ra mình 33 năm về
trước. Phần Mẹ Maria cũng thế, giây phút hạnh
phúc nhất của Mẹ, sau đoạn đường
khổ nạn và quãng thời gian tử giá của Chúa Kitô,
đó là lúc Mẹ được ôm lấy Người, để
an ủi, để săn sóc vỗ về. Thế nhưng,
chính lúc ấy Người không còn nghe thấy gì nữa,
không còn cảm thấy gì nữa. Bởi thế, Người
Con là hạnh phúc trên hết và hạnh phúc duy nhất của
Mẹ bấy giờ lại trở thành niềm đau nhức
nhối nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất
cho Mẹ, khi Mẹ ôm lấy tấm thân tan nát lạnh cứng
của Con mà không làm gì được. Phải chăng,
qua cảnh tượng vô cùng thảm thương của
hai Mẹ Con Chúa trên đồi tử giá trong một buổi
hoàng hôn tím mầu này, Chúa muốn cho Kitô hữu chứng
nhân chúng con hiểu rằng, để có thể trọn vẹn
kết hợp với Chúa, hoàn toàn nên giống Chúa, sẽ
có những lúc, trong cuộc đời sống đạo
của mình, chúng con phải trở nên lãnh đạm như
một xác chết trước những ủi an và thông cảm
của trần gian, nhất là lúc chúng con bước đi
trong thung lũng tối, lức chúng con như bị đầy
xuống âm phủ. Đó là những lúc, đối với
con người tự nhiên của chúng con, nhất là đối
với con người đang nhiệt thành tìm Chúa và gắn
bó với Chúa của chúng con, Chúa sẽ không phải và không
còn là một Đấng biến hình uy nghi sáng láng trên núi
cao nữa, không còn là Cứu Chúa toàn năng của chúng con
nữa, như chính Chúa đã bị Chúa Cha bỏ rơi trên
thập giá, mà là một Vị Thiên Chúa bất lực, một
Vị Thiên Chúa làm người không thể tự mình xuống
khỏi thập giá, song phải được người
ta tháo xuống khỏi thập giá để đem chôn táng
trong một ngôi mộ trống…
Hát Đường Thánh Giá
(Giờ Tử Nạn của Hoài Đức)
Nam (PK1): Hỡi không gian rủ sương mù. Ngàn mây
hỡi, hãy che khắp trời cao. Ánh kim ô vụt lu mờ,
vì thương Chúa gánh muôn nỗi khổ đau.
Nữ (PK2): Xé tung ra màn che đền. Và tan vỡ núi
cao ngất từng mây. Đá muôn năm nào vững bền.
Giờ Con Chúa tắt hơi núi sọ đây.
Chung
(ĐK): Ôi bởi con mà Chúa mang thảm hình!
Con đớn đau nhìn vũ trụ tự hối. Xin giúp
con đường thiêng liêng theo lối. Quyết từ đây
thờ Chúa hết tâm tình.
Nguyện Đường
Thánh Giá
(tất cả qùi đọc
rồi đứng lên)
Lạy Chúa Giêsu là Đường,
là Sự Thật và là Sự Sống, xin cho Kitô-hữu chúng
con là môn đệ của Chúa biết bỏ mình đi, vác
thập giá mình mà theo Chúa.