CHÚA NHẬT PHỤC SINH




BÀI ĐỌC I: Act 10:34a, 37-43

“Chúng tôi đă ăn uống với Người, sau khi Người từ cơi chết sống lại”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: “Như anh em biết điều đă xảy ra trong toàn cơi Giuđêa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nagiarét. Thiên Chúa đă dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỉ ám, bởi v́ Thiên Chúa ở cùng Người. Và chúng tôi, chúng tôi là chứng nhân tất cả những ǵ Người đă làm trong nước Do Thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đă giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đă cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đă tuyển chọn trước, chính chúng tôi đă ăn uống với Người sau khi Người từ cơi chết sống lại. Và Người đă truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đă được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết. Mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng: Tất cả những ai tin vào Người, th́ nhờ danh Người mà được tha tội.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Đây là ngày Chúa đă lập ra, chúng ta hăy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.

1.      Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa hảo tâm, v́ đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”.

2.      Tay hữu Chúa đă hành động mănh liệt, tay hữu Chúa đă cất nhắc tôi lên. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa.

3.      Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đă biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đă do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mặt chúng ta.


BÀI ĐỌC II: Col 3:1-4

“Anh em hăy t́m những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côlossê.

Anh em thân mến, nếu anh em đă sống lại với Đức Kitô, anh em hăy t́m những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hăy nghĩ đến những sự trên trời, chớ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. V́ anh em đă chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang.

Lời của Chúa.


CA TIẾP LÊN

Các Kitô hữu hăy tiến dâng lời khen ngợi hy lễ Vượt Qua.
Chiên con đă cứu chuộc đoàn chiên mẹ:
Đức Kitô vô tội, đă ḥa giải tội nhân với Chúa Cha.
Sống và chết hai bên song đấu cách diệu kỳ, tướng lănh sự sống đă chết đi, nhưng vẫn sống mà cai trị.
Hỡi Maria, hăy nói cho chúng tôi nghe bà đă thấy ǵ trên quăng đường đi?
Tôi đă thấy mồ Đức Kitô đang sống và vinh quang của Đấng phục sinh, thấy các thiên thần làm chứng, thấy khăn liệm và y phục.
Đức Kitô là hy vọng của tôi đă phục sinh, Người đi trước chư vị tới xứ Galilêa.
Chúng tôi biết Đức Kitô đă sống lại thật từ cơi chết!
Lạy Chúa, Vua chiến thắng, xin thương xót chúng tôi.

 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Lễ Vượt Qua của chúng ta là Đức Kitô đă hiến tế; vậy chúng ta hăy mừng lễ trong Chúa. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 20:1-9

“Người phải sống lại từ cơi chết”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời c̣n tối và bà thấy tảng đá đă được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về t́m Simon-Phêrô và người môn đệ khác được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đă lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đă để Thầy ở đâu”. Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi ḿnh xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn nầy không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào dù ông đă tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, v́ chưng các ông c̣n chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, th́ Người phải sống lại từ cơi chết.

Phúc Âm của Chúa.

Sống Lời Chúa Hôm Nay

Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh  

Ngôi Mộ Trống: Dấu Chứng Phục Sinh

 

  

Theo Phụng Niên của Giáo Hội chỉ có hai lễ rất trọng đáng được gọi là Đại Lễ, đó là Đại Lễ Phục Sinh và Đại Lễ Giáng Sinh. Bởi v́, về phương diện Phụng Vụ, trước và sau hai Đại Lễ này đều có một tuần bảy đặc biệt, và chính ngày lễ c̣n có nhiều lễ khác nhau nữa. Trước hết, về tuần bảy sau hai Đại Lễ này, kể cả chính Ngày Đại Lễ, được gọi là Tuần Bát Nhật, Tuần Bát Nhật Phục Sinh và Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, các lễ trọng khác, kể cả Lễ Chúa Ba Ngôi hay Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cũng không có; và tuần bảy trước hai Đại Lễ này, có Tuần Thánh trước Đại Lễ Phục Sinh và Tuần Lễ đặc biệt từ 18 tới 24 trước Đại Lễ Giáng Sinh. Chưa hết, về chính ngày lễ, Đại Lễ Giáng Sinh có tất cả 4 lễ khác nhau, Lễ Vọng, Lễ Đêm, Lễ Sáng và Lễ Ngày, c̣n Đại Lễ Phục Sinh có 3 lễ khác nhau, đó là Lễ Vọng, Lễ Sáng và Lễ Chiều. Mỗi thánh lễ khác nhau của hai Đại Lễ này đều có Bài Phúc Âm rất thích hợp cho thời điểm của Thánh Lễ được cử hành. Chẳng hạn Lễ Chiều Phục Sinh có bài Phúc Âm về việc Chúa Giêsu hiện ra với hai môn đệ đi về làng Emmau chiều hôm đó.

 

Sở dĩ chúng tôi chọn bài Phúc Âm cho Lễ Vọng Phục Sinh v́ hầu hết chúng ta thường tham dự Thánh Lễ này hơn các Thánh Lễ Ban Ngày và Ban Chiều Phục Sinh, dù Thánh Lễ Vọng có dài bởi các nghi thức, và nhất là bởi các bài đọc ôn lại lịch sử cứu độ Thiên Chúa đă thực hiện từ khi tạo thành trời đất, trong đó con người đă sa ngă, song được Ngài hứa cứu độ, cho đến khi Ngài thực sự và hoàn tất lời hứa của ḿnh, bằng cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, Đấng đă tử nạn và phục sinh, đúng như lề luật và lời tiên tri loan báo, nhất là lời của chính Chúa Kitô đă báo trước 3 lần cho các môn đệ biết. Riêng về ba bài Phúc Âm cho Thánh Lễ Vọng Phục Sinh hôm nay của cả ba chu kỳ phụng vụ A, B và C, chúng ta cũng thấy rất thích hợp với thời điểm Vọng Phục Sinh. Bởi v́, ba bài Phúc Âm cho Thánh Lễ Vọng Phục Sinh chưa nói ǵ tới việc Chúa Kitô chính thức hiện ra, mà chỉ nói đến những dấu hiệu cho thấy Người đă sống lại rồi mà thôi. Tuy trong bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu của Năm A, ở đoạn cuối có nói đến việc Người hiện ra với các phụ nữ, nhưng thực ra vẫn chưa phải là lần đầu tiên và là lần chính thức Người hiện ra với các tông đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi của Người, thành phần Người sẽ sai đi khắp thế gian.

 

Đó là lư do chúng ta thấy trong bài Phúc Âm Chúa Giêsu Phục Sinh đă thúc giục các bà đi báo tin cho các tông đồ. Bài học đầu tiên được rút ra ở đây là giáo dân hay tu sĩ dù có được hân hạnh Chúa Mẹ hiện ra mạc khải tư cho biết một điều ǵ đó, như ở Paris năm 1830, ở Lộ Đức năm 1854, hay ở Fatima năm 1917, cũng phải được Giáo Hội cứu xét và chuẩn nhận qua hàng giáo phẩm của thẩm quyền địa phương. Thế nhưng, Phúc Âm Thánh Luca của chu kỳ Năm C hôm nay lại cho chúng ta thấy kết quả của việc các bà báo tin thế này: “Nhưng những lời đó, các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên các ông không tin. Dầu vậy, Phêrô cũng đứng dậy chạy ra mồ, nhưng khi cúi xuống nh́n, ông chỉ thấy những khăn liệm nằm đó và ông trở về nhà, rất đỗi ngạc nhiên về sự đă xẩy ra”. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao, cũng như các tông đồ khác không tin lời các bà báo tin, Phêrô lại chạy ra mồ và tỏ ra ngạc nhiên khi thấy dấu lạ?

 

Thật ra, ngay lúc Chúa Kitô tử giá nằm trong mồ tự ḿnh sống lại, không ai biết được sự kiện đă diễn biến ra sao? Giây phút Lời Nhập Thể trong ḷng Trinh Nữ Maria, cũng như giây phút Người được sinh ra cũng thế, không ai trong loài người chúng ta, kể cả tạo vật diễm phúc nhất và gần Người nhất là Mẹ Maria, cũng không biết được đă xẩy ra như thế nào theo tự nhiên hay theo khoa học. Chính v́ thế, không phải hễ được thấy Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu là Mẹ không cần phải có đức tin nữa, trái lại, đức tin của Mẹ càng phải mạnh mẽ hơn ai hết, đến nỗi, đă có lúc Mẹ đă hoàn toàn bị mù tối, như có lần Phúc Âm Thánh Luca thuật lại Mẹ chẳng hiểu ǵ sau khi nghe thiếu nhi Giêsu 12 tuổi trả lời câu Mẹ trách yêu Người, khi t́m thấy Người trong đền thờ sau ba ngày lạc mất. Quả đúng như lời bà Thánh Isave nói trong Phúc Âm Thánh Luca, Mẹ có phúc v́ đă tin hơn là có phúc v́ được cưu mang và cho Con Thiên Chúa bú. Về niềm tin tưởng Chúa Kitô sẽ phục sinh, chúng ta thấy Phúc Âm Nhất Lăm không kể đến tên Mẹ trong số các phụ nữ ra thăm mồ vào sáng sớm của ngày thứ nhất trong tuần, như Sách Tông Đồ Công Vụ của Thánh Luca đă nhắc đến việc Mẹ thực sự có mặt cùng với các tông đồ trước Ngày Lễ Ngũ Tuần để chờ đón Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Nếu Mẹ có phúc v́ đă tin những lời Chúa phán cùng Mẹ sẽ được thực hiện qua thiên sứ Gabiên, những lời xác nhận Con Trẻ Mẹ sinh ra sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao, triều đại Người sẽ vô tận, th́ Mẹ đă vững tin rằng Con Mẹ chắc chắn sẽ sống lại.

 

Tuy nhiên, vấn đề Chúa Kitô phục sinh vô cùng quan trọng, đến nỗi, nếu Người không sống lại th́ Người không thực sự là Thiên Chúa, mà đă không thực sự là Thiên Chúa th́ tất cả những ǵ Người mạc khải về Chúa Ba Ngôi cũng như về quyền bính tối thượng của Giáo Hội liên quan đến phần rỗi đời đời của con người đều là giả tạo. Vậy nếu chúng ta tin tưởng vào những điều ấy và rao giảng những điều ấy th́ quả thực Kitô hữu chúng ta là những kẻ khờ dại nhất và tội nghiệp nhất, đúng như lời Thánh Phaolô nói trong Thư 1 gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 15, câu 19. Bởi đó, Kitô hữu chúng ta dầu sao cũng cần phải biết ḿnh có tin nhảm hay không, có hoang đường hay không, tức là chúng ta phải biết chắc việc chúng ta tin tưởng Chúa Kitô thực sự đă sống lại là đúng, chứ không phải chỉ là một câu chuyện bịa đặt, như nó vẫn c̣n được truyền khẩu trong dân gian Do Thái, được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi lại ở đoạn 28, từ câu 11 đến câu 15, là thi thể của Giêsu Nazarét tử giá ở trong mồ đă được các môn đệ đến lấy đi.

 

Trước hết, chúng ta cần minh định hai điều liên quan đến đức tin của Kitô hữu chúng ta như sau. Thứ nhất, đức tin vượt trên tất cả mọi quan sát giác quan và lư luận thường t́nh, bằng không, đức tin cũng chỉ là hay không hơn ǵ khoa học tự nhiên hay triết học siêu h́nh. Tuy nhiên, không phải v́ thế mà đức tin là những ǵ mê tín dị đoan, không cần hay không có chứng cớ để tin. Trái lại, theo Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 156, đức tin của Kitô hữu rất hợp với lư trí của tất cả mọi người. Đó là lư do Chúa Giêsu mới quả quyết với các tông đồ trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 14 câu 29 rằng:” Thày nói điều này cho các con biết bây giờ, trước khi sự việc xẩy ra, để khi sự việc xẩy ra th́ các con sẽ tin”. Vậy, áp dụng đường lối cần phải có dấu chứng đức tin này vào sự kiện Chúa Giêsu phục sinh từ trong kẻ chết, chúng ta thấy được những ǵ và những điều đó có đáng tin hay chăng?

 

Trước hết, theo các Phúc Âm của Thánh Lễ Vọng Phục Sinh thuật lại, th́ dấu chứng đức tin phục sinh duy nhất về việc Chúa Giêsu sống lại là ngôi mộ trống! Phúc Âm Thánh Luca Năm C hôm nay cho thấy rơ điều này qua câu “Thấy ḥn đá lăn ra khỏi mồ, nhưng bước vào, các bà không thấy xác Chúa Giêsu đâu cả”. Xác Chúa Giêsu không ở trong mồ th́ cũng chưa chắc là Người đă sống lại, hay đă được các môn đệ lấy trộm như tin đồn trong dân gian Do Thái. Tuy nhiên, theo Phúc Âm Mathêu thuật lại, mồ của Chúa đă được thuộc hạ của Hồi Đồng Do Thái canh giữ hết sức cẩn thận và nghiêm ngặt, như họ xin phép Philatô và được phép làm như thế, v́ chính họ đă nghe Chúa Kitô khi c̣n sống nói về đền thờ thân thể Người là cứ phá nó đi sau ba ngày Người sẽ dựng lại, nghĩa là sẽ sống lại. Nên họ sợ rằng, nếu không canh giữ cẩn thận ngôi mộ của Người th́ xác của Người sẽ bị lấy đi, làm dân chúng lại tưởng Người sống lại như lời Người nói mà tin Người là Con Thiên Chúa th́ nguy. Trong khi đó, thành phần môn đệ vẫn nhút nhát của Người, đến nỗi vị trưởng đoàn đă chối Thày ba lần trước câu hỏi của một cô tớ gái thuộc gia vị thượng tế, th́ làm sao có thể dám mon men đến ngôi mộ canh gác cẩn mật ấy lấy xác của Người đi được?

 

Chưa hết, dấu hiệu ngôi một trống, ngôi mộ không c̣n xác của Người trong mồ, không phải chỉ là một sự việc xẩy ra ngẫu nhiên và bất ngờ, mà là một sự việc đă được tiên báo trước, chẳng những bởi những ǵ đă được viết trong Sách Thánh của Dân Do Thái, mà c̣n bởi chính Đấng biết ḿnh sẽ sống lại, như lời thiên thần nhắc nhở các phụ nữ đến thăm mồ trong Phúc Âm Thánh Luca hôm nay: “Các bà hăy nhớ lại những ǵ Người đă nói với các bà khi Người c̣n ở Galilêa. Người đă nói: Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đanh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Như thế, ngôi mộ trống là dấu chứng đức tin duy nhất và hùng hồn nhất cho thấy việc Chúa Giêsu thực sự đă sống lại từ trong kẻ chết đúng như lời Người tiên phán vậy thưa chị và quí vị thính giả.

 

Tóm lại, đối với những ai đă thực sự tin rằng Chúa Kitô là Lời Nhập Thể, là Thiên Chúa Làm Người, như Maria Mẹ của Người đă tin, th́ việc Người sống lại là điều tất yếu phải xẩy ra. Bởi v́, theo thần học, Người là một ngôi vị có hai bản tính, và bản tính nhân loại của Người được nên một với bản tính thần linh của Người, nên dù linh hồn của Người có ĺa khỏi thân xác trên cây thập giá, th́ xác của Người vẫn không bao giờ bị tách khỏi thần tính bất diệt, do đó, thân xác của Người phải sống lại, chứ không thể nào bị hư đi, đúng như lời Thánh Vịnh 16, câu 10 đă báo trước: “Chúa sẽ không bỏ rơi linh hồn tôi trong âm phủ và sẽ không để tôi trung của Ngài bị hư nát”.

 

Những luận cứ thần học về mầu nhiệm Ngôi Hiệp của hai bản tính nơi Chúa Kitô, và chứng từ Thánh Kinh liên quan đến lịch sử có thể chứng minh cho thấy việc Chúa Kitô thực sự đă sống lại từ trong cơi chết. Luận cứ và chứng từ này, một có thể sử dụng để tŕnh bày cho người ngoài Kitô giáo, đó là chứng từ Thánh Kinh liên quan đến lịch sử, và một cho chính Kitô hữu, đó là luận cứ thần học về mầu nhiệm Ngôi Hiệp của hai bản tính nơi Người. Phần Chúa Kitô, để chứng thực cho các môn đệ của ḿnh thấy rằng Người đă thực sự sống lại từ trong cơi chết, theo các Phúc Âm thuật lại, Người chẳng những đă phải dùng đến những chứng từ tự nhiên bề ngoài, mà c̣n phải trực tiếp tác động bề trong của các vị ấy nữa, bằng một tiến tŕnh tỏ ḿnh cho mắt của các vị, rồi tới trí của các vị, sau cùng là đến ḷng của các vị.

 

Thật vậy, trước hết Chúa Kitô Phục Sinh đă tỏ ḿnh cho mắt các môn đệ của Người thấy rằng Người thực sự đă sống lại, trước hết, ở chỗ Người đă ăn uống trước mắt các vị và cho các vị thấy những dấu vết khổ nạn của Người, nghĩa là Người cho các vị thấy rằng thân xác các vị đang thấy đó không phải là ma quái mà là chính thân xác Thày của các vị; sau đó, Người c̣n nhắc cho trí các vị nhớ lại các lời Thánh Kinh Cựu Ước báo trước cuộc Vượt Qua của Người từ sự chết đến sự sống, nghĩa là Người muốn tỏ cho các vị biết rằng, việc Người phục sinh là một chuyện có thật chứ không phải hoang đường giả tạo; sau hết, Người c̣n cần phải mở ḷng của các vị ra, nhờ đó các vị mới  hiểu được các lời Thánh Kinh ấy, để các vị chẳng những có thể chấp nhận một sự thật vô cùng siêu việt nhưng lại hết sức hiển nhiên, đó là Thày của các vị đă thực sự sống lại từ trong cơi chết, mà c̣n có thể loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho mọi tạo vật như được Người sai đi, bằng việc làm chứng nhân cho Người, Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, nơi mọi dân tộc tới tận cùng trái đất.

 

Sở dĩ Kitô hữu hậu sinh chúng ta tin Chúa Kitô Phục Sinh là do chứng từ của các vị tông đồ, những chứng nhân tiên khởi, những vị đă nh́n tận mắt thân xác phục sinh của Chúa Kitô và đă thấu tận tâm can mầu nhiệm Người phục sinh, do đó, các vị đă dám hy sinh mạng sống ḿnh để minh chứng chân lư bất diệt, chân lư Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Thật vậy, v́ sống lại từ trong cơi chết, Giêsu Nazarét, nhân vật đă bị Hội Đồng Do Thái lên án tử và nhà cầm quyền Philatô của đế quốc Rôma tuyên án tử giá, chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng đă hóa thành nhục thể, đă tử nạn và phục sinh, để con người có thể hiệp thông với Thiên Chúa, được thông phần bản tính thiện hảo và sự sống thần linh của Thiên Chúa.

 

Đúng thế, tự ḿnh, Thiên Chúa không thể nào chết được, như Người phán trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 10 câu 18: “Không ai có thể lấy được mạng sống của Tôi”. Song Thiên Chúa đă mặc lấy bản tính loài người để có thể chết cho nhân loại thế nào, như Người cũng phán tiếp ngay trong cùng câu Phúc Âm trên: “Tôi tự ư bỏ sự sống của Tôi và Tôi có quyền lấy nó lại”, th́ nhân loại vốn không thể sống trường sinh vinh phúc cũng nhờ thần tính bất tử của Người mà được sống đời đời như vậy. Đó là lư do Vị Thiên Chúa Nhập Thể đă phán trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 11 câu 25: “Thày là sự sống lại và là sự sống”. Đó là tất cả ư nghĩa của Tin Mừng Phục Sinh, một Tin Mừng cho thấy nhân loại chúng ta nói chung và Kitô hữu chúng ta nói riêng, nhờ Chúa Kitô, Thiên Chúa Nhập Thể, chúng ta đă được vượt qua sự chết mà vào sự sống, bằng Thần Linh của Người ban cho nhân tính của chúng ta khi Người thở hơi trên các tông đồ, và ngự trong tâm hồn của chúng ta khi chúng ta lănh nhận Phép Rửa.

 

Phải, chính Vị Thần Linh này, theo Thánh Phaolô trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở đoạn 8 câu 11, sau cùng sẽ làm cho thân xác hèn hạ, chết chóc, hạn hẹp của loài người chúng ta được sống lại bất diệt và trở nên giống như thân xác hiển vinh của Người, xứng với thân phận của một loài “linh ư vạn vật” được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, với một bản tính diễm phúc trong muôn loài tạo vật đă được Người mặc lấy để hóa thân làm người như chúng ta và ở giữa chúng ta. Ôi thân phận con người chúng ta cao cả và có phúc là chừng nào! Alleluia, Hăy vui lên! Alleluia, hăy vui lên, chúng ta hăy vui lên, Alleluia! Alleluia! Alleluia!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

LỄ CHÚA KITÔ PHỤC SINH

 

(Bài giảng Lễ Phục Sinh của Thánh giám mục Melito of Sardis: Cap. 2-7:100-103: SC 123: 60-64, 120-122)

 

Anh em thân mến, chúng ta phải hiểu rằng mầu nhiệm vượt qua là mầu nhiệm vừa cũ lại vừa mới, vừa chuyển tiếp vừa vĩnh hằng, vừa khả diệt vừa bất diệt, vừa chết chóc vừa bất tử. Về khía cạnh Lề Luật th́ mầu nhiệm này là cũ, về khía cạnh Ngôi Lời th́ lại là mới. Theo h́nh ảnh của ḿnh th́ mầu nhiệm này đă qua rồi, về ân sủng th́ lại là vĩnh hằng. Mầu nhiệm này khả diệt nơi hy tế của con chiên, lại bất diệt nơi sự sống đời đời của Chúa Kitô. Mầu nhiệm này chết chóc nơi việc Người bị chôn táng, lại bất tử nơi việc Người phục sinh từ trong cơi chết.

 

Lề Luật thật sự là cũ, nhưng Ngôi Lời là mới. Kiểu mẫu th́ chuyển tiếp, nhưng ân sủng th́ vĩnh hằng. Con chiên th́ khả diệt, nhưng Chúa Kitô th́ bất diệt. Người bị sát hại như là một con chiên; Người đă sống lại như Thiên Chúa. Người đă như con chiên bị bị dem đi làm thịt, nhưng Người không phải là một con chiên. Người đă im lặng như một chiên con, nhưng Người không phải là một chiên con. Kiểu mẫu đă qua đi; thực tại đă xuất hiện. Chiên con hiến chỗ cho Thiên Chúa, con chiên nhường chỗ cho con người, và con người là Chúa Kitô, Đấng tràn đầy toàn thể tạo vật. Hy tế của chiên con, việc cử hành của Lễ Vượt Qua, cùng với những qui định của Lề Luật đă được nên trọn nơi Chúa Giêsu Kitô. Theo Lề Luật cũ, và c̣n hơn nữa, theo sự phân phối mới, th́ mọi sự phải qui về Người.

 

Cả Lề Luật lẫn Ngôi Lời đều từ Sion và Giêrusalem mà tới, nhưng Lề Luật đă nhường chỗ cho Ngôi Lời, cũ nhường cho mới. Giới răn đă trở thành ân sủng, kiểu mẫu thành thực tại. Chiên con trở thành Người Con, con chiên thành con người và con người thành Thiên Chúa.

 

Mặc dù là Thiên Chúa, Chúa đă làm người. Người đă chịu khổ v́ những ai chịu khổ, Người đă bị gh́ trói v́ những ai bị trói buộc, Người đă bị lên án v́ kẻ lỗi phạm, đă bị chôn táng v́ những ai nằm trong mồ mả; nhưng Người đă sống lại từ trong cơi chết và đă lớn tiếng kêu lên rằng: Ai sẽ chống lại Ta đây? Hăy để cho họ đối đầu với Ta. Ta đă giải thoát kẻ bị kết án, làm cho kẻ chết hồi sinh, làm cho con người sống lại từ trong mồ mả. Ai nói điều ǵ phản lại Ta đây? Ta, Người phán, là Đức Kitô; Ta đă hủy diệt sự chết, đă chiến thắng kẻ thù, đă chà đạp hỏa ngục, đă trói buộc kẻ dũng mănh, và đă đưa con người lên trời cao thẳm: Ta là Đức Kitô.

 

Vậy tất cả mọi dân nước các ngươi hăy đến, hăy lănh nhận ơn thứ tha về những tội lỗi đă làm các ngươi ra ô nhơ. Ta là ơn tha thứ của các ngươi. Ta là Sự Vượt Qua làm phát sinh ơn cứu độ. Ta là chiên con đă bị sát tế v́ các ngươi. Ta là giá chuộc của các ngươi, sự sống của các ngươi, sự phục sinh của các ngươi, ánh sáng của các ngươi, Ta là ơn cứu độ và là vua của các ngươi. Ta sẽ mang các ngươi lên trời cao thẳm. Ta sẽ nâng các ngươi lên bằng bàn tay phải của Ta, và Ta sẽ tỏ cho các ngươi thấy Chúa Cha hằng hữu.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 494-495)

 

 

Maria Là Chứng Nhân của Toàn Thể Mầu Nhiệm Vượt Qua



1- Sau khi Chúa Giêsu được an táng trong mồ, Mẹ Maria “một ḿnh vẫn cháy sáng ngọn lửa đức tin, sửa soạn nhận lănh lời loan báo hân hoan và ngây ngất về một cuộc Phục Sinh” (Huấn Từ cho Buổi Triều Kiến Chung, 3/4/1996: Tuần San L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 10/4/1996, trang 7). Niềm mong đợi có được trong Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, đối với Mẹ Chúa, là một trong những giây phút tuyệt vời nhất của đức tin, ở chỗ, trong bóng tối đang chập chùng bao phủ trái đất, Mẹ hoàn toàn phó ḿnh cho Thiên Chúa của sự sống, và khi nghĩ lại những lời của Con ḿnh Mẹ đặt hy vọng vào những lời hứa hẹn thần linh.

Các Phúc Âm đề cập đến một số lần Chúa Kitô phục sinh hiện ra đây đó, song không hề nói đến một cuộc gặp gỡ nào giữa Chúa Giêsu và Mẹ của Người. Không thể kết luận rằng việc các Phúc Âm không đề cập đến ấy là Chúa Kitô không hiện ra với Mẹ sau khi Phục Sinh; trái lại, sự kiện này c̣n mời gọi chúng ta t́m hiểu xem các Thánh Kư lại làm như vậy.

Về trường hợp “bỏ qua” không nhắc đến, th́ việc không nhắc đến này có thể do bởi sự kiện là những ǵ cần thiết đến kiến thức cứu độ của chúng ta đều được trao phó cho lời của những ai “được Thiên Chúa chọn làm chứng nhân” (Acts 10:41), tức cho các vị Tông Đồ, thành phần làm chứng cho biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu “bằng một quyền năng cả thể” (x Acts 4:33). Trước khi hiện ra với các vị, Đấng Phục Sinh đă hiện ra với một số phụ nữ thành tín v́ vai tṛ của các bà trong Hội Thánh: “Các bà hăy đi nói với anh em của Thày đến Galilê, ở đó họ sẽ thấy Thày” (Mt 28:10).

Nếu các vị tác giả Tân Ước không nói đến cuộc gặp gỡ của Mẹ Maria với Người Con phục sinh của ḿnh có thể do bởi sự kiện là một chứng từ như thế bị coi là quá thiên kiến bởi những ai chối bỏ việc Phục Sinh của Chúa và bởi đó chứng từ đó không đáng tin.

2- Hơn nữa, Các Phúc Âm thuật lại chỉ có một ít lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra thôi, chắc chắn những tŕnh thuật này không phải là tổng hợp tất cả những ǵ xẩy ra trong 40 ngày sau biến cố Phục Sinh. Thánh Phaolô đă nhắc đến sự kiện Người đă hiện ra “với hơn 500 anh em cùng một lúc” (1Cor 15:6). Làm sao chúng ta có thể cắt nghĩa được sự kiện ngoại lệ được rất nhiều người biết đến như thế mà các Thánh Kư lại không hề nhắc tới? Đó là dấu r ràng cho thấy c̣n những lần hiện ra khác của Đấng Phục Sinh không được ghi chép lại, mặc dù chúng là những biến cố nổi nang đă xẩy ra.

Làm sao Đức Trinh Nữ vốn hiện diện trong cộng đồng tiên khởi của thành phần môn đệ (x Acts 1:14) lại có thể bị loại trừ khỏi những ai được gặp Người Con thần linh của Mẹ sau khi Người sống lại từ trong ci chết?

3- Thật vậy, chúng ta có lư nghĩ rằng Người Mẹ này có thể đă là người đầu tiên được Chúa Giêsu phục sinh hiện ra. Việc Mẹ Maria không có mặt trong nhóm các phụ nữ ra mồ vào tảng sáng (x Mk 16:1; Mt 28:1) không cho thấy là có thể Mẹ đă gặp Chúa Giêsu rồi hay sao? Suy luận này cũng có thể được xác nhận bởi sự kiện là những chứng nhân tiên khởi cho biến cố Phục Sinh, như ư Chúa Giêsu muốn, là các phụ nữ, những bà đă trung thành đứng dưới chân thập giá nên kiên vững hơn trong đức tin.

Thật thế, Đấng Phục Sinh đă ủy thác cho một người trong họ là Maria Mai-Đệ-Liên chuyển sứ điệp cho các vị Tông Đồ (x Jn 20:17-18). Cả sự kiện này nữa cũng có thể cho phép chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu trước hết đă tỏ ḿnh ra cho Mẹ của Người, vị đă trung thành nhất và đă giữ vững đức tin của ḿnh không hề xao xuyến lung lạc trong cơn thử thách.

Sau hết, vai tṛ chuyên nhất và đặc biệt nơi việc Mẹ chứng dự ở đồi Canvê, cũng như việc Mẹ hiệp nhất với Con trong đau khổ trên Thập Giá có thể đưa đến giả thuyết là Mẹ được thông phần đặc biệt vào mầu nhiệm Phục Sinh.

Một tác giả ở thế kỷ thứ năm, Sedulius, chủ trương rằng, trong ánh quang sự sống phục sinh của ḿnh, Chúa Kitô trước hết đă tỏ ḿnh cho Mẹ của Người. Thật vậy, là đường lối để Người đi vào trần gian trong ngày Truyền Tin, Mẹ cũng đă được kêu gọi để loan truyền tin mừng huyền diệu về biến cố Phục Sinh để Mẹ trở thành tin báo cho cuộc Người vinh quang hiện đến. Thế nên, được tràn ngập vinh quang của Đấng Phục Sinh, Mẹ được hưởng trước ánh quang vinh của Giáo Hội (x Sedulius, Paschale carmen, 5, 357-364, CSEL 10, 1401).

4- Chúng ta có lư nghĩ rằng Mẹ Maria, là h́nh ảnh và là mẫu thức của Giáo Hội, một Giáo Hội đời chờ Đấng Phục Sinh và gặp gỡ Người nơi nhóm các môn đệ trong những lần Người hiện ra sau Phục Sinh, đă được gặp riêng Người Con phục sinh của Mẹ, để Mẹ cũng được hoan hỉ trong niềm vui trọn vẹn của cuộc vượt qua.

Hiện diện trên đồi Canvê vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (x Jn 19:25), cũng như có mặt nơi Căn Thượng Lầu vào Ngày Lễ Ngũ Tuần (x Acts 1:14), Đức Trinh Nữ cũng có thể là một chứng nhân diễm hạnh của cho cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô, nhờ đó Mẹ mới trọn vẹn tham phần vào tất cả các giây phút chính yếu của mầu nhiệm vượt qua. Trong việc đón nhận Chúa Giêsu phục sinh, Mẹ Maria cũng là một dấu chỉ và là một ngưỡng vọng của nhân loại trong việc nhân loại trông mong đạt tới tầm mức viên trọn của ḿnh ở việc sống lại từ trong ci chết.

Trong Mùa Phục Sinh, cộng đồng Kitô hữu dâng lên Mẹ Chúa và kêu mời Mẹ hăy hân hoan: “Regina Caeli, laetare. Alleluia!”, “Lạy Nữ Vương thiên đàng hăy vui mừng, Alleluia!”. Như thế là lời kêu mời này đă nhắc lại niềm vui của Mẹ Maria nơi biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu, một “niềm hân hoan” kéo dài trong thời gian đă được vị Thiên Thần ngỏ cùng Mẹ vào lúc Truyền Tin, để Mẹ có thể trở thành căn nguyên cho tất cả mọi dân nước “hân hoan vui sướng”.
 

(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 21/5/1997,
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ
Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 28/5/1997)