CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH


BÀI ĐỌC I: Act 8:5-8, 14-17

“Các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lănh Thánh Thần”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Philipphê đi xuống một thành thuộc xứ Samaria, rao giảng Đức Kitô cho họ. Dân chúng chú ư đến những lời Philipphê rao giảng, v́ họ cũng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm. Quỷ ô uế đă ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó cả thành được vui mừng khôn tả. Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lănh Thánh Thần: v́ chưa có ai trong họ được nhận lănh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lănh Thánh Thần.

Lời của Chúa.


Đáp Ca:
Toàn thể Đất Nước, hăy reo mừng Thiên Chúa.

1.      Toàn thể Đất Nước, hăy reo mừng Thiên Chúa, hăy ca ngợi vinh quang danh Người, hăy kính dâng Người lời khen ngợi hiển vinh. Hăy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa.

2.      Toàn thể Đất Nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hăy tới và nh́n coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Người thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta!

3.      Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đă đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hăy hân hoan trong Chúa! Với quyền năng Người thống trị tới muôn đời.

4.      Phàm ai tôn sợ Chúa, hăy đến, hăy nghe, tôi kể lại, Chúa đă làm cho linh hồn tôi những điều trọng đại biết bao. Chúc tụng Chúa là Đấng không hắt hủi lời tôi nguyện, và không rút lại ḷng nhân hậu đối với tôi.


BÀI ĐỌC II: 1 Petr 3:15-18

“Người đă chết theo thể xác, nhưng đă nhờ Thần Linh mà sống lại”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, anh em hăy tôn thờ Chúa Kitô trong ḷng anh em, hăy luôn luôn sẵn sàng trả lời thỏa măn cho mọi kẻ hỏi lư do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hăy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Đức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em. V́ nếu Thiên Chúa muốn, th́ thà làm việc thiện mà đau khổ c̣n hơn là làm điều gian ác. V́ Đức Kitô đă chết một lần cho tội lỗi chúng ta. Người là Đấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra Người đă chết theo thể xác, nhưng đă nhờ Thần Linh mà sống lại.

Lời của Chúa.


Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 14:15-21

“Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con yêu mến Thầy, th́ hăy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn măi. Người là Thần Chân Lư mà thế gian không thể đón nhận, v́ thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; c̣n các con, các con biết Ngài, v́ Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không c̣n thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy v́ Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, th́ người ấy là kẻ mến Thầy, và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ ḿnh ra cho nó”.

Phúc Âm của Chúa.

 

Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

 

Thần Chân Lư … ở với các con và ở trong các con

 

 

 

Thần Chân Lư ban Sự Sống

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh hôm nay tiếp tục chủ đề “Thày là sự sống” như hai Chúa Nhật Phục Sinh IV và V trước đây, cũng như Chúa Nhật Phục Sinh VII tới đây. Nếu chủ đề “Thày là sự sống” của Chúa Nhật IV Phục Sinh liên quan đến tác giả sự sống là “chủ chiên”, và của Chúa Nhật V Phục Sinh liên quan đến tác động sự sống là “tin”, th́ của Chúa Nhật VI tuần này liên quan đến tác nhân sự sống là Thánh Thần. Thật vậy, nếu “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống”, như Kinh Tin Kính tuyên xưng, th́ quả thực, không có Ngài là “mạch nước vọt lên sự sống đời đời” (Jn 4:14; x 7:37-39), không ai có thể “được sự sống và là một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10). Mà “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô” (Jn 17:3), nên “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống” tức Ngài là Đấng làm cho con người “tin vào Thiên Chúa và tin ở nơi Thày” (Jn 14:1), làm cho họ “tin rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày” (Jn 14:11).

 

Đó là lư do, trong bài Phúc Âm hôm nay, Lời Nhập Thể đă gọi Thánh Thần là “Thần Chân Lư”, “Đấng thấu suốt mọi sự, kể cả thâm tâm Thiên Chúa” (1Cor 2:10). Như Ngài chỉ “là Đấng ban sự sống” chứ không phải là chính “sự sống” giống Lời Nhập Thể (Jn 14:6, 11:25; x 1Jn 5:11-12) thế nào, Ngài cũng không phải là “chân lư” như Lời Nhập Thể, “hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Heb 1:3), mà chỉ là “Thần Chân Lư”, Vị Thần Linh của cả Cha lẫn Con, như Con Mắt Thần Linh nơi Nội Tâm Thiên Chúa, hay chính là Ư Thức Thần Linh nơi Thiên Chúa, khiến Cha biết Con và Con biết Cha. Tâm linh nơi con người “được dựng nên giống như và tương tự Thiên Chúa” (Gen 1:26) là ư thức của con người về bản thân ḿnh thế nào, như Adong ư thức được bản thân ḿnh nơi Evà (x Gen 2:23), th́ Thần Linh hay Thánh Linh nơi Thiên Chúa cũng là chính Ư Thức Thiên Chúa biết ḿnh như vậy.

 

Phải chăng Thần Linh hay Thánh Linh nơi Thiên Chúa cũng là chính Ư Thức Thiên Chúa biết ḿnh như vậy mà Giáo Hội Chính Thống Đông Phương chỉ chấp nhận công thức Thánh Thần duy “bởi Cha mà ra”? C̣n việc Giáo Hội Công Giáo Rôma lại thêm cả “bởi Con mà ra”, cũng không phải là hoàn toàn vô lư, sai tín lư thần học, v́ Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, khi “tỏ Cha ra” (Jn 1:18) không phải là Người đă cho thấy Ư Thức Thần Linh của Người về Cha hay sao? Bởi thế, công thức tuyên xưng Chúa Thánh Thần của Giáo Hội Công Giáo là “Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra” hoàn toàn đúng với mạc khải: “Không ai biết Con trừ ra Cha (‘Người bởi Chúa Cha’) và cũng không ai biết Cha trừ ra Con (‘và Chúa Con mà ra’)” (Lk 10:22): “Cha Tôi biết Tôi (‘Người bởi Chúa Cha’) và Tôi biết Cha Tôi (‘và Chúa Con mà ra’)” (Jn 10:15) là như thế. “Tất cả mọi sự Cha có đều là của Con” (Jn 16:15) ở đây chẳng những cho thấy Lời Nhập Thể “là hiện thân sống động của bản thể Cha” (Heb 1:3), mà c̣n cho thấy cả thực tại Cha và Con cũng chỉ có cùng một Ư Thức Thần Linh. 

 

Thần Chân Lư từ Lời Nhập Thể

 

Chính v́ Con có cùng một Ư Thức Thần Linh với Cha như thế mà khi “hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), nhân tính của Lời Nhập Thể mới “đầy ân sủng và chân lư” (Jn 1:14), và Người mới chính là Đấng “rửa trong Thánh Linh” (Jn 1:33), tức là Đấng làm cho nhân loại nói chung và Nhiệm Thể Giáo Hội nói riêng không c̣n sống “trong tối tăm và bóng sự chết” (Lk 1:79), song “được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12) là được có cùng một Ư Thức Thần Linh như Người và như Cha. Đó là ư nghĩa sâu xa của lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ trong bài Phúc Âm hôm nay: “Vào ngày ấy các con mới biết rằng Thày ở trong Cha Thày, các con ở trong Thày và Thày ở trong các con”.  Cũng bởi Ư Thức Thần Linh này, một Ư Thức cũng chính là Thực Tại Hiệp Thông Thần Linh nơi chính Nội Tâm Thiên Chúa, mà các môn đệ của Lời Nhập Thể mới có thể được ở trong một t́nh trạng liên lỉ Thần Hiệp, như Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay đă cho các vị biết ngay trước đó, là “Một ít lâu nữa thôi thế gian sẽ không c̣n thấy Thày đâu cả, nhưng các con lại thấy Thày như một Đấng có sự sống và các con cũng có sự sống”.

 

Và Lời Nhập Thể đă thông ban Ư Thức Thần Linh của Người cho chung nhân loại nơi nhân tính của Người cũng như cho riêng Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người thế nào, nếu không phải bằng Cuộc Tử Giá của Người, tức bằng việc Người “ra đi dọn chỗ cho các con”, như Người nói đến trong bài Phúc Âm tuần trước. Và kết quả của việc Người “ra đi dọn chỗ cho các con” đó là, như Người tiết lộ tiếp trong cùng bài Phúc Âm tuần trước, việc “Thày sẽ trở lại mang các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con cũng ở đó”, nghĩa là các con cũng có cùng một Ư Thức Thần Linh “với Thày”, tức được Hiệp Thông Thần Linh, “như Thày ở trong Cha, các con ở trong Thày và Thày ở trong các con”.

 

Đúng thế, Lời Nhập Thể, sau khi sống lại từ trong kẻ chết, “vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần” (Jn 20:19), đă chẳng “trở lại” hay sao, khi “đến đứng giữa các môn đệ” (Jn 20:19), và cũng đă không “mang các con đi với Thày” hay sao, ở chỗ “tỏ cho các vị thấy đôi tay và cạnh sườn của Người” (Jn 20:20), “để Thày ở đâu các con cũng ở đó” hay sao, ở chỗ “Người thở hơi trên các vị mà nói: ‘Các con hăy nhận lấy Thánh Thần’” (Jn 20:22)? “Thày không để các con mồ côi; Thày sẽ trở lại với các con” là thế, đúng như lời Người hứa trong bài Phúc Âm hôm nay. Thế nhưng, Lời Nhập Thể đă trở lại với các môn đệ của Người không phải theo h́nh thức như trước Cuộc Tử Giá nữa, không phải bằng sự hiện diện thể lư nữa, mà là bằng sự Hiện Diện Thần Linh, sự hiện diện của “một Đấng Cố Vấn khác”, Đấng Người nói đến ở bài Phúc Âm hôm nay, “đó là Thần Chân Lư”, Đấng “ở với các con và ở trong các con”.

 

Thần Chân Lư nơi các Môn Đệ

 

Phần các môn đệ, nếu không có “Thần Chân Lưở với và ở trong” là Ư Thức Thần Linh được Đấng Tử Giá Phục Sinh ban cho này, các vị không thể nào mở miệng tuyên xưng như tông đồ Tôma “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Jn 1:28), nghĩa là không thể “tin vào Thiên Chúa và tin ở nơi Thày”, như Chúa Giêsu đă kêu gọi các vị trong bài Phúc Âm tuần trước. Đó là lư do, theo Phúc Âm Thánh Luca, đoạn Phúc Âm cũng thuật lại việc Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các tông đồ vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần như ở Phúc Âm Thánh Gioan, các môn đệ chỉ thực sự nh́n nhận Thày ḿnh đă phục sinh sau khi Người ban cho các vị Ư Thức Thần Linh của Người mà thôi: “Thế rồi Người đă mở tâm trí họ ra để hiểu được những lời Sách Thánh” (Lk 24:45).

 

Như thế, phải chăng thông hiểu Thánh Kinh là dấu chứng tỏ con người thực sự có Ư Thức Thần Linh, có “Thần Chân Lư ở với và ở trong”? V́ Thánh Kinh là những ǵ liên quan đến Mạc Khải Thần Linh về Mầu Nhiệm Tỏ Ḿnh của Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, hay Con Ư Thức Cha và Cha Ư Thức Con, một Ư Thức cũng là Thánh Thần được Thiên Chúa tỏ ư muốn thông ban cho con người, để con người có thể Ư Thức Thần Linh hay Hiệp Thông Thần Linh (x 1Jn 1:3). Bằng không, Giáo Hội làm sao có thể biết được bản văn nào thực sự được Thiên Chúa linh ứng để chọn và lập thành sổ bộ Thánh Kinh như hiện nay, và làm sao Giáo Hội có thể “đi rao giảng tin mừng cứu độ cho tất cả mọi tạo vật” (x Mk 16:15)? Đúng thế, nếu thực sự con người có Ư Thức Thần Linh, có “Thần Chân Lư ở với và ở trong”, họ mới có thể hiểu thấu những ǵ Lời Nhập Thể cần phải nói hơn nữa (x Jn 16:12), hay mới có thể hiểu được chính xác những ǵ Lời Nhập Thể muốn nói, muốn con người hiểu, nhờ đó, họ được Hiệp Thông Thần Linh: “Các con ở trong Thày và Thày ở trong các con”.

 

Bởi vậy, bất cứ kiến thức đức tin hay hiểu biết thần học nào, dù có dựa vào Mạc Khải Thánh Kinh, nhưng lại đưa thành phần kinh sư này, thành phần thần học gia này, dù có lỗi lạc đến mấy đi nữa, tới chỗ bất tuân phục Giáo Hội, đến chỗ giảng dạy những ǵ phản với giáo huấn tông truyền của Giáo Hội, th́ không phải bởi “Thần Chân Lư”, mà là do bởi tinh thần “phản kitô… không tin Chúa Kitô đến trong xác thịt” (1Jn 22-23; 2Jn 7), thứ tinh thần của một “thế gian không thể chấp nhận Thần Chân Lư, v́ họ không thấy cũng chẳng nhận biết Ngài”, như Chúa Kitô nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay.

 

Satan cũng đă không thông thuộc và dựa vào những lời Thánh Kinh theo tinh thần “phản kitô” hay sao, như những đoạn Phúc Âm Nhất Lăm thuật lại ở biến cố Chúa Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa cho thấy? Bởi vậy, thành phần thực sự có Ư Thức Thần Linh phải là thành phần được Chúa Giêsu nhắc đến khi Người thân thưa cùng Cha Người như sau: “Lạy Cha là Chúa trời đất, con chúc tụng Cha, v́ những ǵ Cha đă giấu thành phần thức giả và tinh khôn th́ Cha lại tỏ cho những con trẻ bé mọn nhất biết” (Mt 11:25), tức là thành phần được Chúa Giêsu nói đến ở phần mở và kết bài Phúc Âm hôm nay: “vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền” hay “vâng giữ các lệnh truyền đă lănh nhận từ Thày”.

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Theo nguyên tắc “vô tri bất mộ”, nghĩa là trước khi nghe lời ai, tuân giữ mệnh lệnh hay lệnh truyền của ai th́ phải biết người đó, phải mộ mến người đó đă. Mà, theo Mạc Khải Phúc Âm được phân tích trên đây, con người cần phải có Ư Thức Thần Linh, có “Thần Chân Lư… ở với và ở trong” đă mới có thể nhận biết Lời Nhập Thể, nhờ đó và sau đó mới có thể “vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền” hay “vâng giữ các lệnh truyền đă lănh nhận từ Thày”. Vậy mà sao, cũng trong chính bài Phúc Âm hôm nay, “Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: ‘Nếu các con yêu mến Thày và vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền cho các con, Thày sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Cố Vấn khác để ở cùng các con luôn măi, đó là Thần Chân Lư…”; “Ai yêu mến Thày sẽ được Cha Thày yêu. Cả Thày cũng yêu họ nữa và tỏ ḿnh ra cho họ”. Như thế phải chăng việc con người tuân giữ mệnh lệnh của Chúa Giêsu Kitô chính là việc làm phát sinh ra Ư Thức Thần Linh, tức là việc làm con người có được “một Đấng Cố Vấn khác là Thần Chân Lư”?

 

Chúng ta nên nhớ một điều ở đây là, trước hết, không phải ai cũng có thể “vâng giữ” hay muốn “vâng giữ” hoặc “vâng giữ” được “các lệnh truyền” hay “các mệnh lệnh” của Chúa Giêsu Kitô. Vậy kẻ nào “vâng giữ” được các mệnh lệnh hay các lệnh truyền của Chúa Kitô, th́ người đó phải là người đă biết lấy gậy Đức Tin đập vào tảng đá Lời Chúa để từ tảng đá, từ Lời Chúa, vọt ra Mạch Nước Thần Linh (x Ex 17:6; Num 20:11). Bởi v́, tự ḿnh, Lời Nhập Thể vốn “đầy ân sủng và chân lư” nơi nhân tính của Người, một Tảng Đá đầy Nước Thần Linh, chỉ cần đến với Người, “đập” vào Người, chạm vào Người, đụng vào Người, sờ vào Người (x 1Jn 1:1), qua tác động “chấp nhận Người” (Jn 1:12), được thể hiện bằng việc cụ thể là “vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền”, như người đàn bà loạn huyết “sờ đến gấu áo Người” (Mk 5:28-30) liền được sức mạnh từ Người thoát ra chữa lành. Như thế, nếu Ư Thức Thần Linh được trực tiếp phát sinh từ Tảng Đá Lời Chúa, từ Lời Nhập Thể, từ “Tảng Đá bị thợ nề loại ra đă trở thành Tảng Đá Góc Tường” (Acts 4:11), th́ “việc vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền” chỉ là việc con người tỏ ra về phần ḿnh muốn “ở trong Thày”, nghĩa là muốn “được sự sống”, nhờ đó để được “Thày ở trong họ”, nghĩa là muốn “được sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10).

 

Tóm lại, như phần dẫn nhập đă gợi ư, Chúa Nhật Thứ VI Phục Sinh tới đây vẫn theo chủ đề Chúa Kitô là “sự sống”, như chiều hướng chung của 4 tuần cuối Mùa Phục Sinh. Và chủ đề của bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VI tới đây nói đến tác nhân sự sống là Chúa Thánh Thần, đúng như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn tuyên xưng: “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống”. Chúa Thánh Thần ban cho Kitô hữu chúng ta sự sống như thế nào, nếu không phải như thế này: Nếu Chúa Kitô là sự sống, như Ngươiø đă tự nhận ḿnh như thế, th́ Chúa Thánh Thần ban sự sống cho chúng ta tức là ban Chúa Kitô cho chúng ta, qua 6 trường hợp sau đây.

 

Thứ nhất, Thánh Thần ban sự sống là Chúa Kitô cho con người thành tâm thiện chí vào lúc Ngài làm cho họ tin vào Chúa Kitô, chấp nhận Chúa Kitô, khi để cho họ thấy được những chứng từ phát ra từ Giáo Hội, qua gương lành của một Kitô hữu thánh đức nào đó.

 

Thứ hai, Thánh Thần ban sự sống là Chúa Kitô cho thành phần dự ṭng khi họ lănh nhận Bí Tích Thánh Tẩy tái sinh.

 

Thứ ba, Thánh Thần ban sự sống cho thành phần Kitô hữu tân ṭng khi họ lănh nhận Chúa Kitô là Bánh Hằng Sống nơi Bí Tích Thánh Thể.

 

Thứ bốn, Thánh Thần ban sự sống là Chúa Kitô cho thành phần Kitô hữu hối nhân khi họ lănh nhận Bí Tích Ḥa Giải sau khi đă phạm trọng tội mất ơn nghĩa Chúa.

 

Thứ năm, Thánh Thần ban sự sống là Chúa Kitô cho Kitô hữu nào khi họ tuân giữ các lệnh truyền của Chúa Kitô, để họ trở thành những cành nho sinh hoa kết trái.

 

Thứ sáu, Thánh Thần ban sự sống là Chúa Kitô cho những cành nho Kitô hữu đă sinh hoa kết trái, ở chỗ, Ngài cho họ được diễm phúc thông phần vào cuộc khổ nạn và tử giá với Chúa Kitô, nhờ đó, họ trở thành một cành nho càng sai trái hơn, như được hiển nhiên thấy nơi lễ an táng của một Chân Phước Têrêsa Calcutta 13/9/1997 hay của một Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày Thứ Sáu 8/4/2005. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL