CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

 



BÀI ĐỌC I: Act 14:20b-26

“Các ngài thuật lại những ǵ Thiên Chúa đă làm với các ngài”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiokia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa”. Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Đấng họ tin theo. Sau đó, các ngài sang Pisiđia, đi đến Pamphylia. Sau khi rao giảng lời Chúa tại Pergê, các ngài xuống Atilia, rồi từ đó xuống tàu trở về Antiokia, nơi mà trước đây các ngài đă được trao phó cho ơn Chúa để làm công việc các ngài mới hoàn thành. Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những ǵ Thiên Chúa đă làm với các ngài và đă mở ḷng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin.

Lời của Chúa.
 

Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa, tôi sẽ chúc tụng danh Chúa đến muôn đời.

1.      Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất b́nh và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.

2.      Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hăy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hăy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hăy nói lên vinh quang nước Chúa, và hăy đề cao quyền năng của Ngài.

3.      Để con cái loài người nhận biết quyền năng, và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ.


BÀI ĐỌC II: Apoc 21:1-5a

“Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ”
Bài trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Tôi là Gioan đă thấy trời mới và đất mới. V́ trời cũ và đất cũ đă qua đi, và biển cũng không c̣n nữa. Và tôi là Gioan đă thấy thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của ḿnh. Và tôi nghe có tiếng lớn tự ngai vàng phán ra: “Đây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không c̣n nữa, cũng không c̣n than khóc, không c̣n kêu la, không c̣n đau khổ: bởi v́ các việc cũ đă qua đi. Và Đấng ngự trên ngai vàng đă phán rằng: “Này đây, Ta đổi mới mọi sự”.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hăy yêu thương nhau, như Thầy đă yêu thương các con”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 13:31-33a, 34-35

“Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hăy yêu thương nhau”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi Giuđa ra khỏi pḥng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, th́ Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính ḿnh, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển. Các con yêu quư, Thầy chỉ c̣n ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hăy yêu thương nhau. Như Thầy đă yêu thương các con, th́ các con cũng hăy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều nầy mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau”.

Phúc Âm của Chúa.

Sống Lời Chúa Hôm Nay
 

Yêu Thương Trọn Hảo là Tôn Vinh Chúa Kitô Phục Sinh

 

Bài Phúc Âm hôm nay có hai phần rơ ràng: phần đầu về vinh hiển của Chúa Kitô và phần thứ hai về giới răn mới của Người. Trước hết, về vinh hiển của Chúa Kitô, theo chiều hướng cũng như theo ư nghĩa của riêng bài Phúc Âm hôm nay th́ “vinh hiển” của Chúa Kitô được Người nói đến ở đây chính là ǵ? Và phần vinh hiển này của Người với phần về giới răn mới của Người có liên quan ǵ với nhau không mà lại được Giáo Hội cho đọc bài Phúc Âm có cả hai phần này chung với nhau như vậy?

 

Nếu căn cứ vào chiều hướng cũng như vào ư nghĩa của riêng bài Phúc Âm hôm nay th́ “vinh hiển” của Chúa Kitô được Người nói đến ở đây, theo tôi, có tất cả là ba khía cạnh, khía cạnh về việc tỏ ḿnh ra, khía cạnh về quyền thống trị và khía cạnh về được nhận biết như sau.

 

Trước hết, về khía cạnh “vinh hiển” của Chúa Kitô ở việc tỏ ḿnh ra, chúng ta thấy được ở ngay câu văn mở đầu của bài Phúc Âm hôm nay, đó là câu: “Khi Giuđa ra khỏi pḥng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: ‘Giờ đây Con Người được vinh hiển…’”. “Giuđa ra khỏi pḥng tiệc” để làm ǵ? Phúc Âm Thánh Gioan, trong cùng đoạn với bài Phúc Âm hôm nay, ở câu 26 và 27, cho biết về Giuđa ngay trước lúc đó là: “Chúa Giêsu nhúng miếng bánh vào đĩa mà trao cho Giuđa, con của Simon Ích-Ca. Ngay sau đó Satan đă nhập vào ḷng hắn”, và Phúc Âm Thánh Luca, ở đoạn 22, câu 3 và 4, đă tiết lộ cho chúng ta biết rơ về âm mưu của Giuđa “ngay sau đó” thế này: “Bấy giờ Satan chiếm lấy Giuđa gọi là Ích-Ca, một phần tử trong Nhóm 12 Vị. Hắn ra đi để bàn bạc với các trưởng tế cùng các viên chức về cách trao nộp Người cho họ”.

 

Như thế, theo chiều hướng và ư nghĩa của riêng bài Phúc Âm hôm nay th́ câu Chúa Giêsu nói: “Giờ đây Con Người được vinh hiển” nghĩa là, kể từ “khi Giuđa ra khỏi pḥng tiệc” là đă tới giờ, tới lúc Người chịu khổ nạn và tử giá, nhờ đó, Người có thể tỏ ḿnh ra, nghĩa là có thể nhờ đó “làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37), chân lư ở chỗ: Người thực sự là Đấng Thiên Sai, “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, đúng như lời tuyên xưng của tông đồ Phêrô ở đoạn 16 câu 16 Phúc Âm Thánh Mathêu. Chưa hết, sự kiện Người chứng thực Người thực sự là Đấng Thiên Sai, qua việc “Người đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2:8), c̣n cho thấy chính Cha là Đấng đă sai Người nữa. Đó là lư do Chúa Giêsu chẳng những nói: “Giờ đây Con Người được vinh hiển”, mà c̣n tiếp “và Thiên Chúa cũng được hiển vinh nơi Người”.

 

Đó là khía cạnh thứ nhất, khía cạnh “vinh hiển” của Chúa Kitô ở nơi việc Người tỏ ḿnh ra. Sau đây là khía cạnh thứ hai, khía cạnh “vinh hiển” của Chúa Kitô ở nơi việc hiển linh của Người.

 

Cũng theo chiều hướng và ư nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay, th́ khía cạnh thứ hai và thứ ba nơi “vinh hiển” của Chúa Kitô được chứa đựng trong câu Phúc Âm “nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, th́ Thiên Chúa lại làm cho Người được vinh hiển nơi chính ḿnh Ngài, và chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ làm cho Người được hiển vinh”. Khía cạnh thứ hai và thứ ba nơi “vinh hiển” của Chúa Kitô đó là khía cạnh về việc hiển linh của Người và khía cạnh về việc Người được nhận biết.

 

Đúng thế, khía cạnh “vinh hiển” của Chúa Kitô là việc hiển linh của Người là ở chỗ Người phục sinh từ trong kẻ chết v́ Người chính là Thiên Chúa, hay, như kiểu diễn tả của tông đồ Phêrô qua Bài Giảng Tiên Khởi trong Sách Tông Vụ đoạn 2 câu 24 là: “Thiên Chúa đă giải cứu Người khỏi xiềng xích sự chết và làm cho Người phục sinh”. Theo tôi, đó chính là ư nghĩa của câu “Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, th́ Thiên Chúa lại làm cho Người được vinh hiển nơi chính ḿnh Ngài”. Tức nếu Thiên Chúa thực sự là Đấng đă sai Con Ḿnh xuống thế, như được Con của Ngài chứng thực qua cuộc tử nạn và tử giá của Người, th́ thực sự “Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người”, và một khi được vinh hiển nơi Con như thế, “th́ Thiên Chúa lại làm cho Người được vinh hiển nơi chính ḿnh Ngài”, ở chỗ, Ngài làm cho Người sống lại để chứng tỏ Người thực sự “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, Đấng “đồng bản thể với Đức Chúa Cha”, như Kinh Tin Kính tuyên xưng, Đấng thực sự là Thiên Chúa, đúng như Người đă tự xưng và tuyên bố với dân Do Thái trong bài Phúc Âm Thánh Gioan tuần trước: “Tôi và Cha Tôi là một”.

 

Như thế th́ lời Chúa Giêsu nói “và chẳng bao lâu nữa Thiên Chúa sẽ làm cho Người được hiển vinh” được áp dụng vào khía cạnh thứ hai nơi “vinh hiển” của Chúa Kitô, phải chăng nghĩa là chẳng bao lâu nữa Thiên Chúa sẽ làm cho Chúa Kitô sống lại từ trong kẻ chết?

 

Nếu căn cứ vào trạng từ chỉ về thời gian “chẳng bao lâu nữa” th́ chúng ta có thể nghĩ và nói như thế. V́ lúc Chúa Kitô nói lời này là vào buổi tối Tiệc Ly, th́ khoảng thời gian “chẳng bao lâu nữa” sẽ là Ngày Thứ Nhất trong tuần, ngày Người sống lại từ trong kẻ chết. Tuy nhiên, nếu xét theo cấu trúc của toàn đoạn văn cùng với ư hướng của đoạn văn này, th́ mệnh đề độc lập cuối cùng của phần đầu bài Phúc Âm đây, mệnh đề “và chẳng bao lâu nữa Thiên Chúa sẽ làm cho Người được hiển vinh”, có được thể hiểu và áp dụng vào khía cạnh thứ ba nơi “vinh hiển” của Chúa Kitô, đó là khía cạnh Người sẽ được các chứng nhân tiên khởi nhận biết sau khi sống lại từ trong kẻ chết.

 

Thật vậy, xét về cấu trúc văn chương của phần đầu đoạn Phúc Âm này, th́ câu “Khi Giuđa ra khỏi pḥng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: ‘Giờ đây Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa cũng được hiển vinh nơi Người’” đă áp dụng cho khía cạnh “vinh hiển” thứ nhất của Chúa Kitô, khía cạnh “vinh hiển” ở chỗ Người tỏ ḿnh ra qua cuộc tử nạn của Người để chứng thực Người là Đấng Thiên Sai, và câu “Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, th́ Thiên Chúa lại làm cho Người được vinh hiển nơi chính ḿnh Ngài, và chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ làm cho Người được hiển vinh”, đă được áp dụng cho khía cạnh thứ hai của “vinh hiển” Người, khía cạnh Thiên Chúa làm cho Người sống lại hiển linh từ trong kẻ chết để chứng thực cho con người thấy Người thực sự là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, Con và Cha chỉ là một về bản tính, th́ mệnh đề độc lập cuối cùng trong câu thứ hai, cũng là mệnh đề thuộc về hay dính liền với câu thứ hai trên đây sẽ được hiểu là, sau khi đă làm cho Chúa Kitô sống lại từ trong kẻ chết, Thiên Chúa c̣n làm cho Người được các tông đồ nhận biết Thày của họ nữa, Người chẳng những là Đấng Thiên Sai mà c̣n là chính Thiên Chúa, đúng như lời tuyên tín của tông đồ Tôma vào lần Chúa Giêsu hiện ra thứ hai “tám ngày sau”: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!”.

 

Tuy nhiên, khía cạnh vinh hiển thứ ba của Chúa Kitô không phải chỉ ở chỗ Người được một số người thân cận nhận biết sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết, mà c̣n ở chỗ được họ rao giảng như một tin mừng cứu độ cho tất cả mọi tạo vật (x Mk 16:15), nhờ đó Người được cả thế giới nhận biết, và có thể phục hồi mọi sự theo ư định của Thiên Chúa, như Thánh Phaolô xác tín và viết cho Giáo Đoàn Côrintô ở đoạn 15 câu 28 thế này: “Khi mà cuối cùng tất cả thuận phục Con, th́ chính Người sẽ tự qui phục ḿnh cho Đấng bắt mọi sự suy phục Con, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự”.

 

Theo tôi, đó là lư do, ngay sau câu “con các ơi, Thày chẳng c̣n ở với các con bao lâu nữa”, câu mở đầu phần thứ hai của bài Phúc Âm hôm nay, phần liên quan đến giới răn mới của Chúa Kitô, Giáo Hội đă bỏ một câu liên quan đến cuộc tử nạn của Chúa Kitô, đó là câu: “Các con sẽ t́m Thày, nhưng bây giờ Thày nói cho các con biết những ǵ Thày đă nói với người Do Thái, đó là ‘nơi Tôi đi quí vị không thể nào tới được’”, mà vào ngay câu, “Thày ban cho các con một giới răn mới…”, một giới răn mà, nếu được thành phần môn đệ tin Người “là Chúa, là Thiên Chúa” hết ḷng thực hành đến mức “như Thày đă yêu thương các con”, họ sẽ làm cho Người được nhận biết, đúng như Người khẳng định cuối bài Phúc Âm hôm nay: “Nếu các con yêu thương nhau, người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ Thày”.

 

Vậy yêu thương trọn hảo, yêu thương như Thày yêu thương, chính là tác động tôn vinh Chúa Kitô, là tác động chứng tỏ quyền lực phục sinh toàn năng của Người chiến thắng tội lỗi và sự chết, là làm cho vương quốc của Người trị đến trên thế gian này.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL