|
Ngày 17/4: Thánh Anicetus (khoảng 100-166) Được cho rằng là một binh sĩ can đảm, một triết gia và giáo hoàng. Truyện tụng gán cho ngài việc khởi sự làm cái khoáy tṛn trên đầu như dấu hiệu từ bỏ những sự dính bén thế gian. |
“Thiên Chúa đă tôn Người
làm Chúa và làm Đấng Kitô” Trong ngày lễ Ngũ tuần, Phêrô vùng với mười một Tông đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: “Xin toàn thể nhà Israel hăy nhận biết chắc rằng: Thiên Chúa đă tôn Đức Giêsu mà anh em đă đóng đinh, lên làm Chúa và làm Đấng Kitô”. Nghe những lời nói trên, họ đau đớn trong ḷng, nói cùng Phêrô và các Tông đồ khác rằng: “Thưa các ông, chúng tôi phải làm ǵ?”. Phêrô nói với họ: “Anh em hăy ăn năn sám hối, và mỗi người trong anh em hăy chịu phép rửa, nhân danh Đức Giêsu Kitô để được tha tội: và anh em nhận lănh ơn Thánh Thần. V́ chưng, đó là lời hứa cho anh em, con cái anh em, và mọi người sống ở phương xa mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi đến”. Phêrô c̣n minh chứng bằng nhiều lời khác nữa, và khuyên bảo họ mà rằng: “Anh em hăy tự cứu ḿnh khỏi ḍng dơi gian tà nầy”. Vậy những kẻ chấp nhận lời ngài giảng, đều chịu phép rửa, và ngày hôm ấy có thêm chừng ba ngàn người gia nhập đạo. Lời của Chúa.
Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. 1. Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh ŕ, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. 2. Người dẫn tôi qua những con đường đoan chánh, sở dĩ v́ uy danh Người. Dù bước đi trong thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng tôi. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi ḷng tôi. 3. Chúa dọn ra cho tôi mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu tôi th́ Chúa xức dầu thơm, chén rượu tôi đầy tràn chan chứa. 4. Ḷng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa tôi sẽ định cư, cho tới thời gian rất ư lâu dài.
“Anh em đă trở về cùng
Đấng canh giữ linh hồn anh em” Anh em thân mến, khi làm việc lành, nếu anh em phải nhẫn nhục chịu đau khổ, đó mới là ân phúc trước mặt Thiên Chúa. Anh em được gọi làm việc đó, v́ Đức Kitô đă chịu đau khổ cho chúng ta, lưu lại cho anh em một gương mẫu để anh em theo vết chân Người. Người là Đấng không hề phạm tội, và nơi miệng Người không thấy điều gian trá. Bị phỉ báng, Người không phỉ báng lại; bị hành hạ, Người không ngăm đe; Người phó ḿnh cho Đấng xét xử công minh; chính Người đă gánh vác tội lỗi chúng ta nơi thân xác Người trên cây khổ giá, để một khi đă chết cho tội lỗi, chúng ta sống cho sự công chính; nhờ vết thương của Người, anh em đă được chữa lành. Xưa kia, anh em như những chiên lạc, nhưng giờ đây, anh em đă trở về cùng vị mục tử và Đấng canh giữ linh hồn anh em. Lời của Chúa.
“Ta là cửa chuồng chiên” Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Thật, Ta bảo thật cùng các ngươi, ai không qua cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào lối khác, th́ người ấy là kẻ trộm cướp. C̣n ai qua cửa mà vào, th́ là kẻ chăn chiên. Kẻ ấy sẽ được người giữ cửa mở cho, và chiên nghe theo tiếng kẻ ấy. Kẻ ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên ḿnh và dẫn ra. Khi đă lùa chiên ḿnh ra ngoài, kẻ ấy đi trước và chiên theo sau, v́ chúng quen tiếng kẻ ấy. Chúng sẽ không theo người lạ, trái lại, c̣n trốn tránh, v́ chúng không quen tiếng người lạ”. Chúa Giêsu phán dụ ngôn nầy, nhưng họ không hiểu Người muốn nói ǵ. Bấy giờ Chúa Giêsu nói thêm: “Thật, Ta bảo thật các Ngươi: Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đă đến trước đều là trộm cướp. Và chiên đă không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, th́ sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và t́m thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến th́ chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá hủy. C̣n Ta, Ta đến để cho chúng sống và được sống dồi dào”. Phúc Âm của Chúa. SUY NIỆM LỜI CHÚA
“Tôi đến cho chiên được sự sống và được một sự sống viên trọn / viên măn”
Vấn Đề của Bài Phúc Âm hôm nay
Như đă chia sẻ trong các tuần vừa rồi, chủ đề Phụng Vụ Lời Chúa cho chung Mùa Phục Sinh là những ǵ thể hiện câu Chúa Giêsu khẳng định trong biến cố hồi sinh Lazarô: “Thày là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25). “Thày là sự sống lại” là chủ đề cho chính Đại Lễ Phục Sinh cũng như cho Chúa Nhật II và III Mùa Phục Sinh, và “Thày là sự sống” là chủ đề cho 4 Chúa Nhật Mùa Phục Sinh c̣n lại, tức tới Chúa Nhật VII, trước Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là Chúa Nhật mở màn cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, tiếp theo Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh đă bị gián đoạn bởi Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. Chính v́ “Thày là sự sống” là chủ đề của 4 Chúa Nhật Mùa Phục Sinh c̣n lại mà trong Chúa Nhật IV Phục Sinh hôm nay Chúa Giêsu mới nói đến ở câu kết thúc bài Phúc Âm Thánh Gioan về mục đích Nhập Thể và Vượt Qua của Người: “Tôi đến cho chiên được sự sống và được sự sống viên trọn (hay) sự sống viên măn”.
Thế nhưng, về chủ đề “Thày là sự sống” cho Mùa Phục Sinh nói chung và ở bài Phúc Âm hôm nay nói riêng, chúng ta có thể đặt ra những vấn đề hết sức quan trọng sau đây:
Thứ nhất, “sự sống viên trọn (hay) sự sống viên măn” đây là ǵ? Như thế “sự sống” chưa viên trọn hay chưa viên măn đây là sự sống như thế nào?
Thứ hai, làm sao một cái chết về phần xác, một cái chết theo thể lư nơi Chúa Giêsu lại có thể mang lại sự sống thiêng liêng hay sự sống thần linh cho con người?
Thứ ba, nếu quả thực việc tử nạn về phần xác của Chúa Giêsu ban cho con người “sự sống” thần linh th́ Người ban bằng cách nào và con người làm sao để có thể lănh nhận?
1. “Sự sống viên trọn (hay) sự sống viên măn” đây là ǵ? Như thế “sự sống” chưa viên trọn hay chưa viên măn đây là sự sống như thế nào?
Căn cứ vào ư nghĩa của toàn bài Phúc Âm hôm nay, “sự sống viên trọn” Chúa Giêsu cố ư nói đến ở đây là sự sống do chính Người ban cho con người. Đúng thế, không một con người trần gian, con người thuần túy nào có thể ban cho con người “sự sống viên trọn” này được. Phải chăng, đó là lư do Chúa Giêsu đă khẳng định trong bài Phúc Âm: “Tất cả những ai đến trước Tôi đều là những kẻ trộm cắp và cướp giật… Kẻ trộm đến chỉ để ăn trộm, sát hại và hủy diệt”?
Nếu nói chung loài người th́ “những kẻ trộm cắp và cướp giật… đến để sát hại và hủy diệt” đầu tiên đây phải là chính Adong và Evà, những con người chẳng những đă không truyền lại cho con cái ḿnh sự sống thần linh của t́nh trạng công chính nguyên thủy mà c̣n truyền lại cho gịng dơi ḿnh sự chết cả hồn lẫn xác nữa!
Nếu nói riêng dân Do Thái là đối tượng nghe Chúa Giêsu nói những lời này, th́ “những kẻ trộm cắp và cướp giật… đến để sát hại và hủy diệt” đây phải kể đến những vị vua của họ, ở cả hai miền Nam và Bắc, điển h́nh nhất là Solomon, đă dẫn dắt dân Chúa đi đến chỗ bỏ “Chúa là Thiên Chúa duy nhất” (Deut 6:9; xem 1Kgs 8:23) của ḿnh mà đi ngoại t́nh với tà thần, với các thứ thần ngoại bang, với ngẫu tượng, đến nỗi, cuối cùng, đă làm cho Đất Hứa bị xâm chiếm, Thành Thánh bị tục hóa và Dân Chúa bị lưu đầy bên Babylon (xem 2Kgs 24:15, 25:11; 1 Chr 36:20). Thậm chí cả Moisen và Đavít là hai nhân vật có thể nói nổi tiếng đệ nhất trong dân Do Thái, cũng không nhiều th́ ít thuộc về thành phần của “những kẻ trộm cắp và cướp giật… đến để sát hại và hủy diệt”. Moisen, dù là vị cứu tinh dân tộc thoát khỏi làm tôi dân Ai Cập, chính ông cũng không được vào Đất Hứa, chỉ v́ một lần đă không làm cho sự thiện hảo của Thiên Chúa tỏ hiện trước mặt dân chúng (xem Num 20:12). Đavít, dù là vị vua tốt lành nhất trong các vua Do Thái, thậm chí là vương tổ của một Đấng Cứu Thế (xem Lk 1:32), chính vua cũng đă gian dâm ngoại t́nh và sát nhân cướp vợ thuộc hạ của ḿnh.
C̣n Abraham và Gioan Tẩy Giả th́ sao, hai nhân vật cũng rất quan trọng này của dân Do Thái có thuộc về thành phần “những kẻ trộm cắp và cướp giật… đến để sát hại và hủy diệt” hay chăng? Đến đây chúng ta phải để ư đến một yếu tố nữa. Đó là, Chúa Giêsu không nói đến “tất cả những ai đến trước Tôi” khi trực tiếp so sánh họ với chính ḿnh Người mà thôi, Người c̣n nói đến mối liên hệ giữa họ và chiên nữa. Ở chỗ, nếu chiên c̣n nghe tiếng họ th́ quả thực họ chính là thành phần “qua cửa mà vào”, như Chúa Giêsu cũng đă khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay, tức thành phần thực sự chính hiệu là “mục tử của chiên”, chứ không phải “những kẻ trộm cắp và cướp giật”. Vậy, nếu các dân tộc được thừa hưởng phúc lành nơi gịng dơi của Tổ Phụ Abraham (xem Gen 22:18), và nếu dân Do Thái tuốn đến cùng Gioan Tẩy Giả ở Sông Dược Đăng (xem Mt 3:5), th́ Tổ Phụ Abraham và Gioan Tẩy Giả là những nhân vật Chúa Giêsu đă nói ở đầu bài Phúc Âm hôm nay: “ai qua cửa mà vào là mục tử của đoàn chiên”.
Thế nhưng, thế nào là “qua cửa mà vào” để thực sự “là mục tử của đoàn chiên”, nếu không phải “qua” đây tức là theo Chúa Kitô, “cửa của đoàn chiên”, như Người đă tự xưng trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ta là cửa đoàn chiên”. Đó là lư do, trên bờ biển hồ Tibêria, sau khi trao cho Tông Đồ Phêrô quyền vụ thay Người chăm sóc đàn chiên của Người, cũng như sau khi tiên báo cho Phêrô biết trước thân phận hy sinh v́ chiên của ngài, Chúa Kitô Phục Sinh đă kêu gọi Vị Mục Tử Đệ Nhất này rằng: “Hăy theo Thày” (Jn 21:19). Tổ Phụ Abraham và Gioan Tẩy Giả, dù sinh ra trước Chúa Giêsu, thực sự cũng đă theo sát Người. Ở chỗ, Chúa Kitô là “vị mục tử tốt lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên” (Jn 10:11) thế nào, như Người tuyên bố ngay đầu bài Phúc Âm Thánh Gioan Năm B hôm nay, Tổ Phụ Abraham cũng đă sẵn sàng bỏ mạng sống ḿnh là chính Isaac cho Thiên Chúa (xem Gen 22:12) như vậy, và Gioan Tẩy Giả cũng đă bỏ mạng sống ḿnh để bảo vệ công lư (xem Mt 14:3,4,10) như thế.
Đến đây chúng ta có thể giải đáp được vấn đề thứ nhất của bài Phúc Âm hôm nay, vấn đề về “sự sống viên trọn (life in full), hay sự sống viên măn (abundant life) ”. “Sự sống viên trọn (hay) sự sống viên măn” đây chính là sự sống “ở trong Thày… th́ trổ sinh muôn vàn hoa trái” (Jn 15:5), nghĩa là sự sống được thực sự hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, hoàn toàn phản ảnh Người, đến nỗi, làm cho chiên của Người có thể thấy họ và qua họ mà nhận biết Người.
2. Làm sao một cái chết về phần xác, một cái chết theo thể lư nơi Chúa Giêsu lại có thể mang lại sự sống thiêng liêng hay sự sống thần linh cho con người?
Nếu “chết là hết”, và “hết” đây không phải là “hết” tồn tại mà là “hết” biết hay không c̣n biết ǵ nữa, như thực vật không c̣n biết sinh hoạt theo định luật thiên nhiên, động vật không c̣n biết phản ứng theo bản năng sinh tồn, nhân vật không c̣n biết tác hành theo cảm thức tâm linh, th́ sống thực sự là biết, biết sinh động theo bản tính của ḿnh. C̣n biết là c̣n sống. Trên b́nh diện siêu linh cũng vậy, sống chính là biết, đúng như Chúa Giêsu đă khẳng định trong đoạn mở đầu của Lời Nguyện Tiệc Ly: “Sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha Sai là Giêsu Kitô” (Jn 17:3).
Vậy, để làm cho con người đă hư đi theo nguyên tội, đă hư đi nơi hai nguyên tổ v́ không nhận biết Thiên Chúa Hóa Công của ḿnh, qua việc bất tuân phục lệnh truyền của Ngài, có thể được “sự sống đời đời”, tức có thể “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha Sai là Giêsu Kitô”, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa, Lời cần phải Nhập Thể và Vượt Qua. Như thế, đường lối cứu độ của Thiên Chúa, hay đường lối Thiên Chúa muốn dùng để có thể ban “sự sống đời đời” cho con người, đó là tỏ ḿnh ra cho họ để họ có thể “nhận biết” Ngài, như chính Ngài là Đấng hằng sống, Đấng hằng biết ḿnh, “Đấng Là” (Ex 3:14). Và Ngài đă tỏ ḿnh ra cho con người hết cỡ ở chỗ, “vào thời cuối cùng” (Heb 1:2), “lúc thời gian viên trọn” (Gal 4:4), Ngài đă ban chính Con Một ḿnh cho họ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con duy nhất của ḿnh, để ai tin Con th́ không phải chết song được sự sống đời đời” (Jn 3:16).
“Là phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Heb 1:3), “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) mục đích chính yếu là “để tỏ Cha ra” (Jn 1:18), bằng việc “làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37), một “chân lư” duy nhất lưỡng diện: “Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô”. V́ “từ trời xuống không phải để làm theo ư ḿnh mà là ư Đấng đă sai” (Jn 6:38), tất cả mọi việc Lời Nhập Thể nói và làm trên trần gian này đều là những việc Người “tỏ Cha ra”, Đấng đă sai Người, nhờ đó, thế gian cũng nhận biết Người được Cha sai, tức nhận biết vai tṛ là Đấng Thiên Sai của Người. Thế nhưng, tột đỉnh của việc Lời Nhập Thể “đến trong thế gian để làm chứng cho chân lư” này, tức “làm chứng” cho thực tại Cha ở nơi Người và Người ở nơi Cha ấy: “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Jn 17:21), chỉ có thể được tỏ hiện sáng ngời nhất qua Cuộc Vượt Qua nói chung, và nơi Cuộc Tử Giá của Người nói riêng, đúng như Người đă khẳng định với dân Do Thái: “Khi nào các người treo Con Người lên, các người mới nhận ra Là Tôi” (Jn 8:28). Phải, chính khi Chúa Giêsu bị treo trên thập giá là lúc Người làm cho chân lư sáng tỏ ngay nơi nhân tính của Người, một nhân tính bao gồm “tất cả mọi người”: “Khi nào Tôi bị treo lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi” (Jn 12:32). Nói cách khác, biến cố Lời Nhập Thể tử giá là việc Người tỏ ḿnh ra nơi nhân tính của Người thực tại “Người là hiện thân đích thực của bản thể Cha”. Tử Giá chính là “đường lối” vô cùng khôn ngoan Lời Nhập Thể đă dùng để tỏ ḿnh ra Người quả “là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6).
Lời Nhập Thể “là sự thật” ở chỗ “Người là hiện thân đích thực của bản thể Cha”. Bởi thế, Người đồng thời cũng “là sự sống” nơi Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa tự hữu, hằng hữu, hiện hữu là Thiên Chúa tự biết ḿnh, hằng biết ḿnh và hiện biết ḿnh, và “ḿnh” nơi Thiên Chúa đây không phải là chính “Lời ở nơi Thiên Chúa” (Jn 1:1), là “sự sống ở nơi Cha đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta” (1Jn 1:2) hay sao? Đó là lư do Tông Đồ Gioan đă khẳng định cảm nghiệm thần linh của ḿnh như sau: “Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự sống đời đời này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con là có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa th́ không có sự sống” (1Jn 5:11-12).
3. Nếu quả thực việc tử nạn về phần xác của Chúa Giêsu ban cho con người “sự sống” thần linh th́ Người ban bằng cách nào và con người làm sao để có thể lănh nhận?
Đúng thế, nếu “Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự sống đời đời này ở nơi Con của Ngài”, th́ quả thực “Ai có Con là có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa th́ không có sự sống” (1Jn 5:11-12). “Có” ở đây theo Thánh Kư Gioan, là “nhận biết” (Jn 1:10), là “chấp nhận” (Jn 1:11) Lời Nhập Thể: “Ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa” (Jn 1:12). Và để loài người có thể “nhận biết”, có thể “chấp nhận” Lời Nhập Thể để được “quyền làm con Thiên Chúa”, Chúa Kitô Phục Sinh đă phải sai thành phần chứng minh tiên khởi của ḿnh “đi khắp thế gian loan báo tin mừng cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin vào tin mừng và lănh nhận phép rửa th́ được cứu rỗi, c̣n ai không tin th́ bị luận phạt” (Mk 16:15-16). Đến đây chúng ta thấy lư do hiện hữu và vai tṛ thực sự của thành phần chứng nhân tiên khởi là Nhóm Tông Đồ Đoàn là ở chỗ, như Tông Đồ Gioan xác nhận: “Những ǵ chúng tôi đă thấy và đă nghe, chúng tôi loan báo cho anh em, để anh em cũng được chia sẻ sự sống với chúng tôi…” (1Jn 1:3).
Như thế, để có thể “có sự sống”, loài người nói chung, kể cả Tông Đồ Đoàn, đều phải “nhận biết”, phải “chấp nhận” Lời Nhập Thể. Thậm chí thành phần chứng nhân tiên khởi có được sai đi rao giảng và làm phép rửa khắp thế gian đi nữa, ngay bản thân các vị cũng đă phải lănh nhận phép rửa bởi chính Chúa Kitô Phục Sinh bằng “phép rửa trong Thánh Thần” (Jn 1:33), khi “Người thổi hơi trên các vị mà nói: ‘Các con hăy lănh nhận Thánh Thần’” (Jn 20:22). Bởi v́, như Chúa Giêsu đă khẳng định với Nicôđimô: “Tôi bảo thật cho ông biết, không ai có thể thấy vương quốc của Thiên Chúa, nếu không được tái sinh từ trên cao… tái sinh bởi nước và Thần Linh” (Jn 3:3,5). Tuy nhiên, hai vấn đề được đặt ra ở đây là: Thứ nhất, nếu con người cần phải “chấp nhận” để được “ban quyền làm con Thiên Chúa”, mà muốn “chấp nhận” con người cần phải có ư thức, th́ một khi con người lănh nhận bí tích rửa tội lúc mới sinh hay c̣n nhỏ, chưa có hay chẳng có ư thức ǵ, th́ phép rửa có thành hay chăng - tại sao lại phải lănh nhận phép rửa ngay từ khi mới sinh? Thứ hai, nếu “chấp nhận” là tác động của ḷng muốn tự nó đă đủ để được “sự sống”, như trường hợp những kẻ được rửa tội bằng ḷng mến không kịp lănh nhận phép rửa, th́ tại sao c̣n cần phải lănh nhận phép rửa nữa – phép rửa được Chúa Giêsu lập ra để làm ǵ?
Về vấn đề thứ nhất, vấn đề lănh nhận phép rửa khi mới sinh chưa biết ư thức “chấp nhận”, đây là vấn đề điều kiện thực tế thuộc về phía loài người. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, loài người không sinh ra con cái khi chúng có ư thức rồi, khi chúng biết những vị sinh ra chúng là ai, mà là chính lúc chúng chưa có ư thức ǵ cả. Cũng thế, về phương diện siêu nhiên, dù ở tuổi tác nào, thậm chí dù c̣n trong ḷng mẹ, miễn là giống nhau ở chỗ chưa nhận biết Thiên Chúa, chưa ư thức Ngài là ai, con người cũng có thể hay hội đủ điều kiện để trở thành con cái Thiên Chúa. Đó là lư do việc sinh sản là việc của cha mẹ hơn là của con cái. Không phải con cái hội đủ điều kiện làm người, ở chỗ có ư thức, rồi cha mẹ mới sinh nó ra, mà v́ nó chưa có ǵ. Có thể nói, chính v́ chưa có ư thức, chưa biết ǵ mới cần được sinh ra, mới cần có khả năng bẩm sinh để ư thức. Về phương diện siêu nhiên cũng vậy, tự ḿnh, con người không thể nào có Ư Thức Thần Linh, tức có thể nhận biết Thiên Chúa như Ngài Là, nếu không có chính Thần Linh của Ngài, “Vị Thần Linh thấu suốt mọi sự, kể cả thâm tâm của Thiên Chúa” (1Cor 2:10). Bởi thế, con người mới cần được Thiên Chúa sinh ra, và cũng bởi thế Thiên Chúa mới sinh ra con người, mới ban Thần Linh của Ngài cho họ, để nhờ đó họ có thể “được sự sống” là nhận biết Ngài. Có thể nói, khi “Thiên Chúa ban Thần Linh của Con Ngài cho ḷng chúng ta” (Gal 4:6) là Ngài đă tái sinh chúng ta, là chúng ta “được tái sinh từ trên cao” (Jn 3:3), được rửa trong Thánh Thần rồi vậy, như trường hợp điển h́nh của gia đ́nh Cornêliô đă lănh nhận Thánh Thần trong đang khi nghe Tông Đồ Phêrô giảng dạy, trước khi chính thức được Vị Tông Đồ này làm phép rửa cho (xem Acts 10:44,46). Thật ra, theo đường lối b́nh thường, như Thánh Phêrô đề cập đến trong Bài Giảng Tiên Khởi được Sách Tông Vụ ghi lại ở bài đọc một hôm nay, phải “lănh nhận phép rửa” đă rồi mới “được tặng ân Thánh Thần”. Ở đây, trong trường hợp gia đ́nh Cornêliô đang lắng nghe Lời Chúa, “tặng ân Thánh Thần” lại được ban cho con người trước khi họ “lănh nhận phép rửa”, cho thấy hai điều hết sức quan trọng: thứ nhất, Thánh Thần được xuất phát từ chính cửa miệng của Chúa Kitô Phục Sinh (xem Jn 20:22), tức từ mô thể Lời Chúa vốn có quyền năng thanh tẩy (xem Jn 15:3), chứ không phải từ nguyên bởi chất thể nước rửa tội; và thứ hai, Thánh Thần là chính mạch nước vọt lên sự sống đời đời nơi ḷng của những ai tin vào Chúa Kitô, Lời Nhập Thể (xem Jn 7:38-39; 4:14), hơn là do nguyên điều kiện cần phải có là tác động “chấp nhận” của con người.
Ngoài ra, theo b́nh thường, v́ Thiên Chúa tỏ ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể, nghĩa là qua Nhân Tính của Lời, mà Nhân Tính của Lời đă trở thành phương tiện, nhất là sau biến cố Phục Sinh, “đă trở thành một thần linh ban sự sống” (1Cor 15:45), thành Bí Tích để thông ban Thánh Thần (xem Jn 20:22), và con người chúng ta muốn đến với Chúa Kitô phải đến với Bí Tích, đến qua Bí Tích, một tác động chứng tỏ chúng ta “chấp nhận” Lời Nhập Thể. Mà đến với Bí Tích là con người đồng thời cũng đến với Giáo Hội là chính Bí Tích Hiệp Thông lại vừa là Thừa Tác Viên ban “sự sống”, và qua việc này con người c̣n tỏ ra “chấp nhận” Lời Nhập Thể nơi Chứng Từ Thần Linh của Người là Giáo Hội nữa. Có thể nói, nếu Thiên Chúa sinh ra con người từ trên cao bằng việc tự động ban Thần Linh của Ngài cho họ, thường bằng Chứng Từ Giáo Hội, th́ việc con người lănh nhận phép rửa là việc họ được Thần Linh Thiên Chúa, với tư cách là “quyền năng Đấng Tối Cao” (Lk 1:35) này tác động, để họ có thể tỏ ư muốn “chấp nhận” Lời Nhập Thể, qua Giáo Hội Thừa Tác, nhờ đó, họ được Lời Nhập Thể “ban cho quyền làm con Thiên Chúa” (Jn 1:12). Ở chỗ, họ được hiệp thông với Lời Nhập Thể, tức được có cùng một Thần Linh của Lời Nhập Thể, để họ có thể “được sự sống và được một sự sống viên măn” của một người con Thiên Chúa như chính Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô: “đẹp ḷng Cha mọi đàng” (Mt 3:17, 17:5).
Tóm lại, một khi lănh nhận Thần Linh của Con, con người sẽ đi đến chỗ hiệp nhất nên một với Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người, chẳng khác ǵ “như cành nho dính liền với thân nho” (Jn 15:5). Và cũng chỉ khi nào con người “ở trong Thày như Thày ở trong các con” (Jn 15:4), theo khuôn mẫu “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Jn 17:21), con người “mới sinh nhiều hoa trái”. Nghĩa là con người mới chẳng những “được sự sống mà được sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10), một Sự Sống Thần Linh Thiên Chúa đă ban cho con người nơi Lời Nhập Thể và Vượt Qua.
Vấn đề thực hành sống đạo:
Khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội là Kitô hữu đă “được sự sống và được sự sống viên măn”, v́ Bí Tích này làm cho họ được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô trong Giáo Hội và được trở nên con cái Thiên Chúa. Nếu “sự sống viên măn hơn” là sự sống hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, là sự sống ở trong Thày, th́ chỉ bao lâu sống trong Lời Nhập Thể là Chúa Kitô, Kitô hữu mới thật sống “sự sống viên măn”, mới có thể “trổ sinh muôn vàn hoa trái”. Mà muốn sống “sự sống viên măn”, tức muốn hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, Kitô hữu cần phải tuân giữ lời của Chúa Kitô, giới răn yêu thương của Chúa Kitô: “Như Cha đă yêu Thày thế nào, Thày cũng yêu các con như vậy. Các con hăy sống trong t́nh yêu của Thày, nếu các con tuân giữ các giới răn của Thày, như Thày đă giữ các mệnh lệnh của Cha và đă sống trong t́nh yêu của Ngài. Thày nói với các con tất cả những điều này là để niềm vui của Thày trở thành của các con, cũng như để cho niềm vui của các con được nên trọn” (Jn 15:9-11). Như thế, “sự sống viên măn hơn” nơi Kitô hữu c̣n là “sự sống” đầy niềm vui của Chúa Kitô và với Chúa Kitô. Mà “niềm vui” đây là hoa trái của hay biểu hiệu cho Thánh Thần (x Gal 5:22; Lk 10:21), là dấu chứng tỏ “đầy Thánh Thần” (Lk 1:41-42), bởi đó, “sự sống viên măn hơn” nơi Kitô hữu sống trong Chúa Kitô c̣n là sự sống tràn đầy Thánh Thần, sinh hoa trái Thánh Thần, Vị Thánh Thần của Tối Phục Sinh (x Jn 20:22) tỏ hiện quyền lực nơi Ngày Ngũ Tuần (x Acts 2:1-4)!
VÀ CHIÊN NGHE TIẾNG KẺ ẤYTrần Mỹ Duyệt
“Và chiên nghe theo tiếng kẻ ấy. V́ chúng quen tiếng kẻ ấy Kẻ ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên ḿnh” (Gio 10: 2-4).
Chỉ ba câu ngắn gọn trích ra từ trong bài tường thuật của Thánh Gioan về vai tṛ và sứ mạng mục tử của Chúa Giêsu cũng đủ để mọi Kitô hữu ấm ḷng và tràn trề niềm tin nơi Chúa Giêsu, Đấng là Mục Tử Nhân Hậu.
Chúa Giêsu dùng h́nh ảnh một đàn chiên và người chăn chiên để diễn tả mối tương quan giữa người Kitô hữu và Ngài, Chúa không nhằm miệt thị hay coi thường con người, nhưng qua đó, ta c̣n thấy được t́nh yêu thương vô cùng mà Thiên Chúa dành cho con người. Do t́nh yêu thương ấy, Chúa Giêsu – Ngôi Hai Thiên Chúa – đă hạ ḿnh xuống bằng với con người để nâng con người lên vai tṛ con cái Chúa.
Cũng qua so sánh ấy, Chúa Giêsu cũng muốn nói với mọi người về mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa. Ngài dùng h́nh ảnh con chiên để ám chỉ về những ai theo Ngài. Phần Ngài, Ngài đă tự nhận là một người chủ hết ḷng sống chết với chiên ḿnh. Ngài không chỉ săn sóc một cách tổng quát, mà hơn thế nữa, Ngài biết rơ từng người một trong ta, và Ngài biết cả tên gọi của mỗi người: “Kẻ ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên ḿnh” (Gio 10:3). Đến đây h́nh ảnh về t́nh yêu Thiên Chúa bỗng khơi dậy trong tâm trí lời Thánh Kinh: “Từ khi chưa có đất trời. Ta đă biết con và ta đă gọi tên con”.
Như vậy, không phải đợi đến hôm nay mỗi người chúng ta mới hiện hữu và có một tên goi. Nhưng chúng ta đă hiện hữu từ muôn thuở trong thượng trí của Thượng Đế và chính Ngài đă biết, đă gọi tên chúng ta từng người một.
Trở lại với ư nghĩa của trích đoạn Tin Mừng hôm nay, sau khi đă ghi lại vai tṛ và sự yêu thương săn sóc mà Mục Tử Nhân Hậu dành cho các chiên và từng mỗi chiên trong đàn. Thánh Sử Gioan đă chép lại lời Chúa Giêsu nói về sự cần thiết của từng con chiên là phải lắng nghe và đi theo tiếng gọi của người Mục Tử: “và chiên nghe theo tiếng kẻ ấy” (Gio 10: 3) . Lư do là “v́ chúng quen tiếng kẻ ấy” (Gio 10:4). Đây là một điểm tâm lư rất hay mà Chúa Giêsu có ư lồng vào khi đề cập đến tương quan giữa Thiên Chúa và con người, cũng như h́nh ảnh so sánh giữa những con chiên và người chăn chiên.
Trong thực tế, người con khi vừa lọt ḷng mẹ ra là đă có bản năng nghe và hiểu được tiếng mẹ ḿnh. Cũng chính v́ thế, em bé quấn quit, và sờ soạng t́m cho được hơi mẹ, nghe cho được tiếng mẹ, mặc dù lúc ấy em vẫn chưa hiểu và biết mẹ em là ai và như thế nào. Tâm lư phát triển cũng cho biết khoảng 3 tháng tuổi trẻ đi, em bé bắt đầu phân biệt rơ hơn về mẹ ḿnh không những bằng tiếng nói, hơi của mẹ, mà c̣n nh́n được mặt mẹ, v́ thế em không muốn để cho kẻ lạ mặt đến gần bằng phản ứng khóc thét lên, hoặc vùng vằng khi có ai không phải là mẹ em đ̣i bế em.
Nghe và biết được tiếng chủ, chiên sẽ đi theo chủ. Nghe và biết được giọng nói quen thuộc của mẹ, em bé sẽ an ḷng và hạnh phúc. Nhưng em sẽ khóc, sẽ cự nự, sẽ vùng vằng khi biết người nào đó không phải là mẹ đang ẵm ḿnh. So người mục tử tốt và kẻ cướp, Chúa Giêsu không có ư nào hơn là so sánh tiếng mời gọi của Ngài với tiếng mời gọi của Satan. Chúa biết rơ con người là ai, và trong cuộc sống này, con người phải có những lựa chọn nào, v́ thế Ngài căn nhặn thêm: “Chiên ta th́ nghe tiếng ta” (Gio 10:27).
Nhận xét trên cũng là một nhận xét hết sức b́nh thường và dễ hiểu, v́ không thể nào có ai đó lạ mặt lại có được một tiếng nói quen thân cùng cung điệu với người thân của ḿnh. Và đối với những con chiên trong một đàn, th́ tiếng quen thuộc ấy là tiếng người mục tử.
Trong cuộc sống tâm linh, con người trong thế giới hôm nay đang phải phân tâm về quá nhiều tiếng mời gọi. Nhiều khi không phải tiếng đó là của bạn hay thù, của mục tử nhân lành hay của kẻ cướp trá h́nh, của Thiên Chúa hay của Satan. Nhưng biết chắc một điều là những tiếng ấy đang làm nhiều người rất phân vân và rất khó lựa chọn. Trong những chọn lựa ấy, cái khiến cho con nguời phân vân nhất vẫn là “tại sao có nhiều người xấu lại gặp may mắn và thành đạt, nguợc lại, có nhiều người tốt lại gặp xui xẻo và thất bại”? Có Thiên Chúa th́ tại sao lại có quỉ dữ? Phải chăng tiếng kêu cứu của kẻ lành không lấn át được những tiếng cười ngạo mạn của những kẻ tạm thời chiến thắng và đang cười nhạo trên sự đau khổ của anh chị em ḿnh?!
Thêm vào đó, tiếng của mời gọi của dục vọng, của sắc đẹp, của tiền bạc, của giầu sang phú quí, của danh vọng, và của quyền bính là những tiếng mời gọi thường ngày vẫn âm ỷ nói với ta trong cuộc sống. Thực tế là những tiếng ấy rất hấp dẫn và khó ḷng từ chối. Đôi khi những tiếng này c̣n nhại lại, luồn lách vào cả với tiếng mời gọi của lương tâm, khiến con người rất khó phân biệt. Và trong những trường hợp ấy, th́ phải quen lắm ta mới có thể nhận ra tiếng của chủ hay tiếng của kẻ lạ. Tiếng của Thiên Chúa hay tiếng của Satan. V́ thế, Chúa Giêsu đă nói với chúng ta hôm nay rằng hễ là chiên của Ngài, chúng ta phải nhận ra tiếng Ngài. Và một khi nhận ra tiếng Ngài, th́ chúng ta không c̣n chọn lưa nào khác hơn là đáp lại tiếng Ngài. V́ chính tiếng ấy sẽ dẫn chúng ta đến đồng cỏ non và suối mát trong.
CỬA CHUỒNG CHIÊN
Trần Mỹ Duyệt
“Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đă đến trước đều là trộm cướp. Và chiên đă không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào th́ sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và t́m thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến th́ chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá hủy. C̣n Ta, Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào” (Gio 10:9-10).
Thánh kư Gioan đă ghi lại một nhận xét hết sức thực tế về dụ ngôn này, Ngài viết: “Chúa Giêsu nói dụ ngôn này, nhưng họ không hiểu Ngài muốn nói ǵ” (Gio 10:6). Điều này làm cho chúng ta cũng cảm thấy khó hiểu, v́ Pharisiêu, Luật Sỹ, Kỳ Mục, Thượng Tế thời bấy giờ vốn được tiếng là những người thông thái, hiểu Thánh Kinh và nắm vững lề luật. Hay là họ cố t́nh không muốn hiểu, v́ đó là những lời va chạm và là những so sánh mà họ không muốn nhắc tới. V́ nếu Chúa là đấng chăn chiên hiền lành th́ họ là hạng người chăn chiên như thế nào? Nhất nữa là Ngài lại ám chỉ về bọn họ rằng: “Kẻ trộm có đến th́ chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá hủy” (Gio 10:10).
Nhưng không phải chỉ là những người Pharisiêu, Luật Sỹ, Kỳ Lăo, Thượng Tế thời của Ngài, ngày nay và ngay trong thành phần dân Chúa cũng vẫn có những người cảm thấy khó hiểu hoặc không muốn hiểu những lời và dụ ngôn này. Lư do, v́ họ không muốn nh́n nhận ḷng thương và sự ân cần, săn sóc của Chúa. Họ không muốn thừa nhận rằng họ là những người được Chúa yêu thương đặc biệt. Họ làm thế, v́ sợ rằng khi thừa nhận những sự thật ấy, họ phải có bổn phận đáp trả t́nh yêu Ngài, và phải sống với sự biết ơn ấy.
“Ta là cửa chuồng chiên”. Thật vậy, Chúa Giêsu khi dùng dụ ngôn này và tự gọi ḿnh là cửa chuồng chiên, Ngài muốn chúng ta hiểu rằng cánh cửa ấy luôn luôn mở rộng và sẵn sàng đón tiếp mọi người. Đó là cánh cửa của Giáo Hội, của Hội Thánh. Không qua cửa ấy để vào sống trong Hội Thánh, chúng ta sẽ cảm thấy thiếu thốn, sợ hăi và rất dễ trở thành mồi ngon của Satan, cũng như những con chiên không sống ở trong đàn và không được bao bọc bên trong chuồng sẽ rất dễ làm mồi ngon cho thú dữ.
“Ta là cửa chuồng chiên”. Nhưng hơn thế nữa, Chúa Giêsu c̣n muốn chúng ta hiểu thêm rằng, Ngài chính là chuồng chiên, và là người chăn chiên nữa. V́ hai cánh cửa của chuồng chiên ấy cũng chính là h́nh ảnh đôi tay Ngài giang ra, vươn ra để đón chờ mỗi người chúng ta đến và sống trong Ngài, v́ Ngài là Đấng Chăn Chiên Lành.
Tất cả mọi người, một khi đă vào Giáo Hội, gia nhập đoàn chiên Ngài đều hiểu điều này, là chúng ta được chăn nuôi và bổ dưỡng trong cánh đồng cỏ xanh non, và ḍng suối mát trong là Thánh Thể và Lời Ngài. Và Chúa Giêsu trong trường hợp này chính là đồng cỏ non và suối mát trong của linh hồn. Ngài ban cho chúng ta sự sống đời đời của chính Ngài, vi Lời Ngài là lời ban sự sống, và Thánh Thể Ngài là bánh trường sinh nuôi sống chúng ta trên hành tŕnh đức tin. Ngài nói: “Ta là cửa, ai qua Ta mà vào th́ sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và t́m thấy của nuôi thân”. Chỉ có Ngài và qua Ngài chúng ta mới t́m được sự cứu rỗi và của nuôi thân, tức là sự tăng bổ đời sống tâm linh và sự sống đời đời.
“Ta là cửa chuồng chiên”. Dù muốn hay không muốn nh́n nhận sự thật này, chúng ta cũng phải xác tín điều này là tất cả những ai không có đời sống tâm linh và không được nuôi dưỡng bằng tinh thần đạo đức, họ rất dễ trở thành đối tượng của đam mê, nhục dục và của những hào nhoáng thế tục. Cuộc đời họ luôn luôn là một sự khao khát khôn nguôi cho những thỏa măn tự nhiên. Họ sống những ngày thật buồn tẻ, vô ư nghĩa cho dù họ có quyền thế, giầu có và thành đạt. Đây chính là h́nh ảnh của những con chiên đi ngoài đàn, và không được ngủ trong chuồng. Họ cũng chính là h́nh ảnh của những người thường ngày chỉ uống nước của giếng Giacóp, thứ nước mà uống vào vẫn c̣n khát. Đến và sống trong Giáo Hội Chúa. Đón nhận Lời Hằng Sống từ nguồn mạch Thánh Kinh và sức sống tâm linh qua Thánh Thể, đó là những ǵ mà con người cần làm để được sự sống đời đời.
“Ta là cửa chuồng chiên”. Khi đón nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Khi gia nhập Giáo Hội, và mỗi khi được nuôi dưỡng bằng bàn tiệc Thánh Thể và Lời Chúa, người Kitô hữu chúng ta phải lấy làm hănh diện, và cám đội ơn Chúa. Thật vậy, nếu không do ḷng Ngài xót thương, chúng ta sẽ không xứng đáng để vào với Giáo Hội Ngài, và không hiểu được Lời Ngài cũng như đón nhận Thánh Thể Ngài. Tất cả chỉ v́ ḷng Ngài thương yêu ta như người mục tử nhân lành thương yêu và vác trên vai con chiên nhỏ bé của ḿnh.
“Ta là cửa chuồng chiên”. Như vậy, thái độ của người Kitô hữu chúng ta, chính là cảm tạ hồng ân Ngài, và ngoan ngoăn đi theo tiếng mời gọi của Ngài. Một sự ngoan ngoăn của những tâm hồn trưởng thành và nội tâm dám chấp nhận từ bỏ, và thực thi giới luật của Ngài với ḷng yêu mến. Mặt khác, chúng ta cũng cần tỏ ra hănh diện về ơn gọi Kitô hữu của ḿnh, và sốt sắng làm chứng nhân cho ơn gọi ấy. Đó chính là chia sẻ đồng cỏ non, suối mát trong với những chiên khác; đặc biệt, những chiên chưa biết và chưa gia nhập đàn.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Một Mẫu Gương Mục Tử chăn dắt đàn chiên
Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với ĐTGM Milwaukee Timothy Dolan theo những ǵ vị TGM này nhận định về ĐTC liên quan đến vai tṛ giám mục. Theo vị TGM này th́ các vị giám mục khó có thể chu toàn được ba sứ vụ (quản trị, thánh hóa và ngôn sứ) của ḿnh, ngoại trừ nơi ĐTC GPII. Vị TGM này cho biết tác phẩm của ĐTC “Đứng lên, nào chúng ta đi” về kinh nghiệm làm giám mục của ĐTC, và tông huấn “Mục Tử chăn dắt Đàn Chiên - Pastores Gregis” hậu thượng hội giám mục thế giới về chủ đề giám mục, đă là những ǵ giúp cho các vị giám mục xét lại lương tâm của ḿnh nói chung, và cho bản thân của vị TGM này nói riêng.
Vấn: Điều ǵ làm ĐTGM lạ lùng nhất về những câu truyện cá nhân của Đức Thánh Cha trong cuốn sách này?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 6-7/12/2004 |