|
Ngày 1/5: Thánh Peregrine (295-373) Được chữa lành khỏi một cục bướu ở chân khi đang cầu nguyện trước một cây thập giá. Đó là lư do người ta thường cầu xin thánh nhân Khi bị bệnh ung thư. |
“Các ngài đặt tay trên
họ, và họ nhận lănh Thánh Thần” Trong những ngày ấy, Philipphê đi xuống một thành thuộc xứ Samaria, rao giảng Đức Kitô cho họ. Dân chúng chú ư đến những lời Philipphê rao giảng, v́ họ cũng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm. Quỷ ô uế đă ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó cả thành được vui mừng khôn tả. Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lănh Thánh Thần: v́ chưa có ai trong họ được nhận lănh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lănh Thánh Thần. Lời của Chúa.
Toàn thể Đất Nước, hăy reo mừng Thiên Chúa. 1. Toàn thể Đất Nước, hăy reo mừng Thiên Chúa, hăy ca ngợi vinh quang danh Người, hăy kính dâng Người lời khen ngợi hiển vinh. Hăy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa. 2. Toàn thể Đất Nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hăy tới và nh́n coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Người thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta! 3. Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đă đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hăy hân hoan trong Chúa! Với quyền năng Người thống trị tới muôn đời. 4. Phàm ai tôn sợ Chúa, hăy đến, hăy nghe, tôi kể lại, Chúa đă làm cho linh hồn tôi những điều trọng đại biết bao. Chúc tụng Chúa là Đấng không hắt hủi lời tôi nguyện, và không rút lại ḷng nhân hậu đối với tôi.
“Người đă chết theo thể
xác, nhưng đă nhờ Thần Linh mà sống lại” Anh em thân mến, anh em hăy tôn thờ Chúa Kitô trong ḷng anh em, hăy luôn luôn sẵn sàng trả lời thỏa măn cho mọi kẻ hỏi lư do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hăy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Đức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em. V́ nếu Thiên Chúa muốn, th́ thà làm việc thiện mà đau khổ c̣n hơn là làm điều gian ác. V́ Đức Kitô đă chết một lần cho tội lỗi chúng ta. Người là Đấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra Người đă chết theo thể xác, nhưng đă nhờ Thần Linh mà sống lại. Lời của Chúa.
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. — Alleluia.
“Thầy sẽ xin Cha và
Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác” Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con yêu mến Thầy, th́ hăy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn măi. Người là Thần Chân Lư mà thế gian không thể đón nhận, v́ thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; c̣n các con, các con biết Ngài, v́ Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không c̣n thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy v́ Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, th́ người ấy là kẻ mến Thầy, và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ ḿnh ra cho nó”. Phúc Âm của Chúa.
“Thần Chân Lư … ở với các con và ở trong các con”
Thần Chân Lư ban Sự Sống
Bài Phúc Âm Chúa Nhật VI Mùa Phục Sinh hôm nay tiếp tục chủ đề “Thày là sự sống” như hai Chúa Nhật Phục Sinh IV và V trước đây, cũng như Chúa Nhật Phục Sinh VII tới đây. Nếu chủ đề “Thày là sự sống” của Chúa Nhật IV Phục Sinh liên quan đến tác giả sự sống là “chủ chiên”, và của Chúa Nhật V Phục Sinh liên quan đến tác động sự sống là “tin”, th́ của Chúa Nhật VI tuần này liên quan đến tác nhân sự sống là Thánh Thần. Thật vậy, nếu “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống”, như Kinh Tin Kính tuyên xưng, th́ quả thực, không có Ngài là “mạch nước vọt lên sự sống đời đời” (Jn 4:14; x 7:37-39), không ai có thể “được sự sống và là một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10). Mà “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô” (Jn 17:3), nên “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống” tức Ngài là Đấng làm cho con người “tin vào Thiên Chúa và tin ở nơi Thày” (Jn 14:1), làm cho họ “tin rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày” (Jn 14:11).
Đó là lư do, trong bài Phúc Âm hôm nay, Lời Nhập Thể đă gọi Thánh Thần là “Thần Chân Lư”, “Đấng thấu suốt mọi sự, kể cả thâm tâm Thiên Chúa” (1Cor 2:10). Như Ngài chỉ “là Đấng ban sự sống” chứ không phải là chính “sự sống” giống Lời Nhập Thể (Jn 14:6, 11:25; x 1Jn 5:11-12) thế nào, Ngài cũng không phải là “chân lư” như Lời Nhập Thể, “hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Heb 1:3), mà chỉ là “Thần Chân Lư”, Vị Thần Linh của cả Cha lẫn Con, như Con Mắt Thần Linh nơi Nội Tâm Thiên Chúa, hay chính là Ư Thức Thần Linh nơi Thiên Chúa, khiến Cha biết Con và Con biết Cha. Tâm linh nơi con người “được dựng nên giống như và tương tự Thiên Chúa” (Gen 1:26) là ư thức của con người về bản thân ḿnh thế nào, như Adong ư thức được bản thân ḿnh nơi Evà (x Gen 2:23), th́ Thần Linh hay Thánh Linh nơi Thiên Chúa cũng là chính Ư Thức Thiên Chúa biết ḿnh như vậy.
Phải chăng Thần Linh hay Thánh Linh nơi Thiên Chúa cũng là chính Ư Thức Thiên Chúa biết ḿnh như vậy mà Giáo Hội Chính Thống Đông Phương chỉ chấp nhận công thức Thánh Thần duy “bởi Cha mà ra”? C̣n việc Giáo Hội Công Giáo Rôma lại thêm cả “bởi Con mà ra”, cũng không phải là hoàn toàn vô lư, sai tín lư thần học, v́ Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, khi “tỏ Cha ra” (Jn 1:18) không phải là Người đă cho thấy Ư Thức Thần Linh của Người về Cha hay sao? Bởi thế, công thức tuyên xưng Chúa Thánh Thần của Giáo Hội Công Giáo là “Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra” hoàn toàn đúng với mạc khải: “Không ai biết Con trừ ra Cha (‘Người bởi Chúa Cha’) và cũng không ai biết Cha trừ ra Con (‘và Chúa Con mà ra’)” (Lk 10:22): “Cha Tôi biết Tôi (‘Người bởi Chúa Cha’) và Tôi biết Cha Tôi (‘và Chúa Con mà ra’)” (Jn 10:15) là như thế. “Tất cả mọi sự Cha có đều là của Con” (Jn 16:15) ở đây chẳng những cho thấy Lời Nhập Thể “là hiện thân sống động của bản thể Cha” (Heb 1:3), mà c̣n cho thấy cả thực tại Cha và Con cũng chỉ có cùng một Ư Thức Thần Linh.
Thần Chân Lư từ Lời Nhập Thể
Chính v́ Con có cùng một Ư Thức Thần Linh với Cha như thế mà khi “hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), nhân tính của Lời Nhập Thể mới “đầy ân sủng và chân lư” (Jn 1:14), và Người mới chính là Đấng “rửa trong Thánh Linh” (Jn 1:33), tức là Đấng làm cho nhân loại nói chung và Nhiệm Thể Giáo Hội nói riêng không c̣n sống “trong tối tăm và bóng sự chết” (Lk 1:79), song “được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12) là được có cùng một Ư Thức Thần Linh như Người và như Cha. Đó là ư nghĩa sâu xa của lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ trong bài Phúc Âm hôm nay: “Vào ngày ấy các con mới biết rằng Thày ở trong Cha Thày, các con ở trong Thày và Thày ở trong các con”. Cũng bởi Ư Thức Thần Linh này, một Ư Thức cũng chính là Thực Tại Hiệp Thông Thần Linh nơi chính Nội Tâm Thiên Chúa, mà các môn đệ của Lời Nhập Thể mới có thể được ở trong một t́nh trạng liên lỉ Thần Hiệp, như Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay đă cho các vị biết ngay trước đó, là “Một ít lâu nữa thôi thế gian sẽ không c̣n thấy Thày đâu cả, nhưng các con lại thấy Thày như một Đấng có sự sống và các con cũng có sự sống”.
Và Lời Nhập Thể đă thông ban Ư Thức Thần Linh của Người cho chung nhân loại nơi nhân tính của Người cũng như cho riêng Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người thế nào, nếu không phải bằng Cuộc Tử Giá của Người, tức bằng việc Người “ra đi dọn chỗ cho các con”, như Người nói đến trong bài Phúc Âm tuần trước. Và kết quả của việc Người “ra đi dọn chỗ cho các con” đó là, như Người tiết lộ tiếp trong cùng bài Phúc Âm tuần trước, việc “Thày sẽ trở lại mang các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con cũng ở đó”, nghĩa là các con cũng có cùng một Ư Thức Thần Linh “với Thày”, tức được Hiệp Thông Thần Linh, “như Thày ở trong Cha, các con ở trong Thày và Thày ở trong các con”. Đúng thế, Lời Nhập Thể, sau khi sống lại từ trong kẻ chết, “vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần” (Jn 20:19), đă chẳng “trở lại” hay sao, khi “đến đứng giữa các môn đệ” (Jn 20:19), và cũng đă không “mang các con đi với Thày” hay sao, ở chỗ “tỏ cho các vị thấy đôi tay và cạnh sườn của Người” (Jn 20:20), “để Thày ở đâu các con cũng ở đó” hay sao, ở chỗ “Người thở hơi trên các vị mà nói: ‘Các con hăy nhận lấy Thánh Thần’” (Jn 20:22)? “Thày không để các con mồ côi; Thày sẽ trở lại với các con” là thế, đúng như lời Người hứa trong bài Phúc Âm hôm nay. Thế nhưng, Lời Nhập Thể đă trở lại với các môn đệ của Người không phải theo h́nh thức như trước Cuộc Tử Giá nữa, không phải bằng sự hiện diện thể lư nữa, mà là bằng sự Hiện Diện Thần Linh, sự hiện diện của “một Đấng Cố Vấn khác”, Đấng Người nói đến ở bài Phúc Âm hôm nay, “đó là Thần Chân Lư”, Đấng “ở với các con và ở trong các con”.
Thần Chân Lư nơi các Môn Đệ
Phần các môn đệ, nếu không có “Thần Chân Lư … ở với và ở trong” là Ư Thức Thần Linh được Đấng Tử Giá Phục Sinh ban cho này, các vị không thể nào mở miệng tuyên xưng như tông đồ Tôma “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Jn 1:28), nghĩa là không thể “tin vào Thiên Chúa và tin ở nơi Thày”, như Chúa Giêsu đă kêu gọi các vị trong bài Phúc Âm tuần trước. Đó là lư do, theo Phúc Âm Thánh Luca, đoạn Phúc Âm cũng thuật lại việc Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các tông đồ vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần như ở Phúc Âm Thánh Gioan, các môn đệ chỉ thực sự nh́n nhận Thày ḿnh đă phục sinh sau khi Người ban cho các vị Ư Thức Thần Linh của Người mà thôi: “Thế rồi Người đă mở tâm trí họ ra để hiểu được những lời Sách Thánh” (Lk 24:45). Như thế, phải chăng thông hiểu Thánh Kinh là dấu chứng tỏ con người thực sự có Ư Thức Thần Linh, có “Thần Chân Lư ở với và ở trong”? V́ Thánh Kinh là những ǵ liên quan đến Mạc Khải Thần Linh về Mầu Nhiệm Tỏ Ḿnh của Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, hay Con Ư Thức Cha và Cha Ư Thức Con, một Ư Thức cũng là Thánh Thần được Thiên Chúa tỏ ư muốn thông ban cho con người, để con người có thể Ư Thức Thần Linh hay Hiệp Thông Thần Linh (x 1Jn 1:3). Bằng không, Giáo Hội làm sao có thể biết được bản văn nào thực sự được Thiên Chúa linh ứng để chọn và lập thành sổ bộ Thánh Kinh như hiện nay, và làm sao Giáo Hội có thể “đi rao giảng tin mừng cứu độ cho tất cả mọi tạo vật” (x Mk 16:15)? Đúng thế, nếu thực sự con người có Ư Thức Thần Linh, có “Thần Chân Lư ở với và ở trong”, họ mới có thể hiểu thấu những ǵ Lời Nhập Thể cần phải nói hơn nữa (x Jn 16:12), hay mới có thể hiểu được chính xác những ǵ Lời Nhập Thể muốn nói, muốn con người hiểu, nhờ đó, họ được Hiệp Thông Thần Linh: “Các con ở trong Thày và Thày ở trong các con”.
Bởi vậy, bất cứ kiến thức đức tin hay hiểu biết thần học nào, dù có dựa vào Mạc Khải Thánh Kinh, nhưng lại đưa thành phần kinh sư này, thành phần thần học gia này, dù có lỗi lạc đến mấy đi nữa, tới chỗ bất tuân phục Giáo Hội, đến chỗ giảng dạy những ǵ phản với giáo huấn tông truyền của Giáo Hội, th́ không phải bởi “Thần Chân Lư”, mà là do bởi tinh thần “phản kitô… không tin Chúa Kitô đến trong xác thịt” (1Jn 22-23; 2Jn 7), thứ tinh thần của một “thế gian không thể chấp nhận Thần Chân Lư, v́ họ không thấy cũng chẳng nhận biết Ngài”, như Chúa Kitô nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay. Satan cũng đă không thông thuộc và dựa vào những lời Thánh Kinh theo tinh thần “phản kitô” hay sao, như những đoạn Phúc Âm Nhất Lăm thuật lại ở biến cố Chúa Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa cho thấy? Bởi vậy, thành phần thực sự có Ư Thức Thần Linh phải là thành phần được Chúa Giêsu nhắc đến khi Người thân thưa cùng Cha Người như sau: “Lạy Cha là Chúa trời đất, con chúc tụng Cha, v́ những ǵ Cha đă giấu thành phần thức giả và tinh khôn th́ Cha lại tỏ cho những con trẻ bé mọn nhất biết” (Mt 11:25), tức là thành phần được Chúa Giêsu nói đến ở phần mở và kết bài Phúc Âm hôm nay: “vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền” hay “vâng giữ các lệnh truyền đă lănh nhận từ Thày”.
Vấn đề thực hành sống đạo:
Theo nguyên tắc “vô tri bất mộ”, nghĩa là trước khi nghe lời ai, tuân giữ mệnh lệnh hay lệnh truyền của ai th́ phải biết người đó, phải mộ mến người đó đă. Mà, theo Mạc Khải Phúc Âm được phân tích trên đây, con người cần phải có Ư Thức Thần Linh, có “Thần Chân Lư… ở với và ở trong” đă mới có thể nhận biết Lời Nhập Thể, nhờ đó và sau đó mới có thể “vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền” hay “vâng giữ các lệnh truyền đă lănh nhận từ Thày”. Vậy mà sao, cũng trong chính bài Phúc Âm hôm nay, “Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: ‘Nếu các con yêu mến Thày và vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền cho các con, Thày sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Cố Vấn khác để ở cùng các con luôn măi, đó là Thần Chân Lư…”; “Ai yêu mến Thày sẽ được Cha Thày yêu. Cả Thày cũng yêu họ nữa và tỏ ḿnh ra cho họ”. Như thế phải chăng việc con người tuân giữ mệnh lệnh của Chúa Giêsu Kitô chính là việc làm phát sinh ra Ư Thức Thần Linh, tức là việc làm con người có được “một Đấng Cố Vấn khác là Thần Chân Lư”?
Chúng ta nên nhớ một điều ở đây là, trước hết, không phải ai cũng có thể “vâng giữ” hay muốn “vâng giữ” hoặc “vâng giữ” được “các lệnh truyền” hay “các mệnh lệnh” của Chúa Giêsu Kitô. Vậy kẻ nào “vâng giữ” được các mệnh lệnh hay các lệnh truyền của Chúa Kitô, th́ người đó phải là người đă biết lấy gậy Đức Tin đập vào tảng đá Lời Chúa để từ tảng đá, từ Lời Chúa, vọt ra Mạch Nước Thần Linh (x Ex 17:6; Num 20:11). Bởi v́, tự ḿnh, Lời Nhập Thể vốn “đầy ân sủng và chân lư” nơi nhân tính của Người, một Tảng Đá đầy Nước Thần Linh, chỉ cần đến với Người, “đập” vào Người, chạm vào Người, đụng vào Người, sờ vào Người (x 1Jn 1:1), qua tác động “chấp nhận Người” (Jn 1:12), được thể hiện bằng việc cụ thể là “vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền”, như người đàn bà loạn huyết “sờ đến gấu áo Người” (Mk 5:28-30) liền được sức mạnh từ Người thoát ra chữa lành. Như thế, nếu Ư Thức Thần Linh được trực tiếp phát sinh từ Tảng Đá Lời Chúa, từ Lời Nhập Thể, từ “Tảng Đá bị thợ nề loại ra đă trở thành Tảng Đá Góc Tường” (Acts 4:11), th́ “việc vâng giữ các mệnh lệnh Thày truyền” chỉ là việc con người tỏ ra về phần ḿnh muốn “ở trong Thày”, nghĩa là muốn “được sự sống”, nhờ đó để được “Thày ở trong họ”, nghĩa là muốn “được sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10).
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
“Thày được toàn quyền trên trời dưới đất” (Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên Năm A, nếu cử hành vào Thứ Năm tuần VI Phục Sinh)
Sự Kiện Chúa Giêsu Thăng Thiên
Bài Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên hôm nay có liên quan trực tiếp đến bài Phúc Âm Lễ Vọng Phục Sinh Chu Kỳ Năm A, bài Phúc Âm ghi lại cả lời thiên thần cũng như lời của Chúa Kitô Phục Sinh bảo các phụ nữ đến thăm mồ vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần. Vị thiên thần ngồi trên tảng đá được chính vị này lăn ra khỏi mồ đă nói với các bà rằng: “Hăy tới mà coi nơi Người được an táng. Rồi hăy mau đi nói với các môn đệ của Người là: ‘Người đă sống lại từ trong cơi chết và giờ đây Người đă đi trước các vị đến Galilêa, nơi các vị sẽ được gặp Người’”. Chúa Giêsu hiện ra với các bà trên đường các bà chạy về loan báo cho các môn đệ và xác nhận lời của vị thiên sứ của Người: “Đừng sợ! Hăy đi báo tin cho anh em Thày rằng họ phải đến Galilêa là nơi họ sẽ được gặp Thày”. Đó là lư do mở đầu bài Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên cho Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A hôm nay, Thánh Kư Mathêu đă viết: “Mười một môn đệ đă lên đường đi Galilêa, tới núi Chúa Giêsu triệu tập các vị”.
So sánh bài Phúc Âm Thánh Mathêu cho Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên Năm A hôm nay, với hai bài Phúc Âm Năm B theo Thánh Marcô và bài Năm C theo Thánh Luca, th́ hai bài Phúc Âm sau có nói rơ việc Chúa Giêsu Thăng Thiên, c̣n bài Phúc Âm của Thánh Mathêu hôm nay th́ không. Phúc Âm Thánh Marcô Năm B viết: “Sau khi nói với các vị xong, Chúa Giêsu được nhắc lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa” (Mk 16:19). Phúc Âm Thánh Luca Năm C cũng vậy: “Thế rồi Người dẫn họ đến gần Bêthania và giơ tay lên ban phép lành cho các vị. Khi Người đang ban phép lành cho các vị th́ Người rời các vị mà lên trời” (Lk 24:50-51). Trong ba Phúc Âm Nhất Lăm cho Chu Kỳ Phụng Vụ A, B, C, chỉ có Phúc Âm Thánh Luca là nói rơ địa điểm Chúa Giêsu Thăng Thiên, đó là “gần Bêthania”, tức ở xứ Giuđêa và sát với Thành Giêrusalem, một địa điểm vẫn c̣n di tích ở Thánh Địa cho đến ngày nay. Như thế, về khung cảnh hiện ra lần này với các môn đệ ở Galilêa được Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại ở đây, không phải là lần Chúa Giêsu hiện ra cuối cùng trước khi Người Thăng Thiên.
Tuy nhiên, căn cứ vào câu cuối cùng của riêng bài Phúc Âm hôm nay, cũng như chung cả Phúc Âm Thánh Mathêu, chúng ta cũng thấy được h́nh ảnh của một Chúa Giêsu Thăng Thiên: “Hăy biết rằng Thày hằng ở cùng các con cho đến tận thế”. Qua lời hứa cuối cùng này của Chúa Kitô Phục Sinh và Thăng Thiên trong Phúc Âm Thánh Mathêu, chúng ta thấy lại được ít là hai điều Người đă mạc khải trước kia: Thứ nhất là mạc khải Giáo Hội của Người thành lập trên tảng đá Phêrô sẽ không bao giờ bị bất cứ một quyền lực nào có thể hủy diệt (x Mt 16:18); và thứ hai là mạc khải về ngày tận thế chắc chắn phải xẩy đến (x Mt 24:14). Ngoài câu cuối cùng của Chúa Giêsu đây là câu có thể cho thấy việc Người Thăng Thiên, chúng ta c̣n thấy một dấu hiệu khác nữa về việc Chúa Giêsu Thăng Thiên qua bài Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay, đó là sự liên hệ của bài Phúc Âm Thánh Mathêu này với bài Phúc Âm Thánh Marcô cũng cho Ngày Lễ Thánh Thiên hôm nay. Bởi v́, ở bài Phúc Âm Thánh Marcô, sau khi Chúa Giêsu nói đến Phép Rửa xong th́ Người Thăng Thiên, và bài Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay cũng đề cập đến lời Chúa Giêsu nói về Phép Rửa song không nói ǵ đến việc Người Thăng Thiên. Bởi thế, chúng ta có thể suy ra về bài Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay ở đây là lời Chúa Giêsu hứa ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế có thể là lời hứa trước khi Người Thăng Thiên, (lời đáng lẽ được thuật lại ở Phúc Âm Thánh Luca), nhưng Người không Thăng Thiên ở Galilêa.
Về sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh Thăng Thiên, Sách Tông Vụ trong bài đọc thứ nhất hôm nay cho cả ba Chu Kỳ Phụng Vụ A, B, C, ghi nhận là: “Người vừa nói xong th́ được nâng lên trước mắt các vị trong một đám mây khiến họ không thấy Người nữa”. Thật ra, linh hồn của Chúa Kitô đă về cùng Cha ngay sau khi Người tắt thở trên thập gaí, và thân xác của Người cũng về cùng Cha ngay sau khi phục sinh từ trong cơi chết. (Bằng không thân xác thiêng liêng của Người ở đâu trong những lúc không hiện ra với các tông đồ?). Thế nhưng, v́ sứ vụ trần gian của Người chưa hoàn tất, do đó, Người c̣n cần phải hiện ra với các môn đệ, với khoảng thời gian và mục đích được bài đọc một hôm nay cho biết là “trong khoảng thời gian 40 ngày mà nói với họ về triều đại của Thiên Chúa”. Bởi v́, khi c̣n sống, Chúa Giêsu mới chỉ dùng dụ ngôn mà tiết lộ cho các môn đệ biết về Mầu Nhiệm Nước Thiên Chúa thôi, chẳng hạn như h́nh ảnh Nước Thiên Chúa được Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại một loạt ở đoạn 12, từ câu 1 đến 53. Giờ đây, sau khi Người Sống Lại, h́nh ảnh một Vương Quốc Thiên Chúa do Người khai quốc đă trở thành hiện thực và sống động, nhưng vẫn không phải là một thứ vương quốc chính trị trần gian như các môn đệ của Người vẫn c̣n mơ tưởng, ngay trước khi Người Thăng Thiên, như bài đọc một hôm nay cho biết. Vương Quốc này như thế nào, những lời Chúa Kitô Phục Sinh nói với các môn đệ trong bài Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay đă trả lời một cách rơ ràng, một Vương Quốc Người sẽ tiếp tục tỏ hiện cho đến khi Người lại đến, chẳng những bằng tác động của Người nơi Giáo Hội, mà c̣n bằng quyền năng Người ở bên hữu Thiên Chúa nữa.
Như thế, Chúa Kitô Phục Sinh Thăng Thiên tức là Người không c̣n đích thân tỏ ḿnh cho trần gian nơi nhân tính của Người để thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa nữa, mà là việc Người bắt đầu tỏ ḿnh ra qua Giáo Hội của Người để hiện thực Vương Quốc của Thiên Chúa, một Vương Quốc mà chính Giáo Hội chẳng những là mầm mống và khởi nguyên (x Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 5), mà c̣n là sự hiện diện mầu nhiệm của Vương Quốc này trên trần gian nữa (cùng nguồn, đoạn 3). Vậy Biến Cố Thăng Thiên là biến cố Giáo Hội “giống như một hạt cải” (Mt 13:31) sửa soạn nẩy mầm để trở thành một cây vĩ đại nhất, vươn các chi nhánh của ḿnh ra khắp nơi trên thế giới. Chính đám mây đă che khuất Chúa Kitô Phục Sinh Thăng Thiên trước mắt các môn đệ, cũng là đám mây “quyền năng từ trên cao” (Lk 24:49) mà các vị “sẽ mặc lấy” (Lk 24:49), như Mẹ Maria đă được “quyền năng Đấng Tối Cao bao phủ” (Lk 1:35), để như Mẹ Maria đă thụ thai và hạ sinh Lời Nhập Thể thế nào, Giáo Hội cũng có thể thụ thai và hạ sinh Chúa Kitô Sự Sống cho trần gian như vậy. Nếu đám mây này biểu hiệu cho Chúa Thánh Thần, th́ quả thực lời Chúa Kitô nói không sai trong bài Phúc Âm Chúa Nhật VI Phục Sinh vừa rồi: “Một ít lâu nữa thôi thế gian sẽ không c̣n được thấy Thày; nhưng các con th́ thấy Thày”: “thế gian không c̣n được thấy Thày” đây biểu hiệu cho con mắt xác thịt của các môn đệ, “nhưng các con th́ thấy Thày” đây là thấy Thày trong một đám mây, tức thấy Thày trong “một Đấng Cố Vấn khác là Thần Chân Lư” (Jn 14:16-17).
Địa Điểm Xuất Phát Truyền Giáo
Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Chúa Giêsu lại hẹn gặp các môn đệ của ḿnh ở Galilêa tại “núi Người đă triệu tập các vị”, mà không phải ở một nơi nào khác, như Núi Tử Giá hay Núi Biến H́nh? Về địa điểm “núi Người đă triệu tập các vị” đây, v́ Phúc Âm không nói rơ, chúng ta có thể suy ra hai địa điểm: một là Núi Phúc Đức ở Galilêa (Mt 5:1) và hai là ở địa điểm Người “triệu tập” các vị trước khi sai các vị đi truyền giáo (x Mt 10:1). Về địa điểm Núi Phúc Đức, Phúc Âm Thánh Mathêu ghi lại rằng: “Khi Người trông thấy đám đông th́ lên một sườn núi. Sau khi Người ngồi xuống th́ các môn đệ qui tụ chung quanh Người, và Người bắt đầu giảng dạy các vị” (Mt 5:1-2). Về địa điểm “triệu tập” truyền giáo, cũng Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại rằng: “Bấy giờ Người triệu tập 12 môn đệ lại mà ban cho các vị quyền khu trừ các thần ô uế và chữa lành đủ mọi thứ bệnh hoạn tật nguyền. Tên của 12 tông đồ là… Chúa Giêsu sai những người này đi truyền giáo như một Nhóm 12, sau khi đă dặn ḍ các vị những điều sau đây…” (Mt 10:1-2,5). Căn cứ vào nội dung của bài Phúc Âm Thánh Mathêu cho Lễ Chúa Kitô Phục Sinh Thăng Thiên hôm nay liên quan đến Lệnh Truyền Giáo của Người, chúng ta có thể suy đoán là Người đă hẹn các vị đến địa điểm Người “triệu tập” các vị trước kia, nơi Người đă sai các vị đi truyền giáo, chứ không phải ở Núi Phúc Đức là nơi các vị đến để được Người giảng huấn để có đủ Tinh Thần Phúc Âm trước khi đi Truyền Bá Phúc Âm.
Và sở dĩ Chúa Kitô Phục Sinh hẹn gặp các môn đệ của Người ở địa điểm truyền giáo tiên khởi này là v́, Người muốn cho các vị thấy rằng, giờ đây, sau khi Người đă sống lại rồi, tức sau khi “Thày được toàn quyền trên trời dưới đất”, như Người khẳng định ở ngay câu mở của bài Phúc Âm hôm nay, hay sau khi nhân tính của Người đă hiển sinh, đă mang lại “sự sống” cho tất cả mọi người trên trần gian này, th́ địa điểm truyền giáo của các vị không c̣n chỉ giới hạn ở “thành phần chiên lạc nhà Israel” nữa (Mt 10:5), không c̣n bị cấm “đừng đến thăm địa hạt dân ngoại và đừng vào phố xá của người Samaritan” (Mt 10:6), mà là bao gồm “tất cả mọi dân nước” (Mt 28:19). Sau Cuộc Vượt Qua, Vương Quốc của Thiên Chúa được Người thiết lập ở Thánh Địa nói chung và tại Giêrusalem nói riêng, không phải là một thứ vương quốc như các môn đệ dù cho tới khi Thày của các vị Thăng Thiên vẫn c̣n mơ tưởng nữa, một mơ tưởng về chính trị bản quốc Do Thái được Sách Tông Vụ trong bài đọc hôm nay cho thấy, mà là một Vương Quốc Toàn Cầu, cần phải được bao trùm khắp thế giới, bao gồm tất cả loài người. Vương Quốc Toàn Cầu này, theo những lời dặn ḍ của Chúa Kitô Phục Sinh trong bài Phúc Âm hôm nay, là một Vương Quốc Ân Sủng, một Vương Quốc Sự Sống, một Vương Quốc Hiệp Thông Thần Linh: “Các con hăy đi tuyển mộ môn đồ ở tất cả mọi dân nước. Hăy rửa tội cho họ ‘nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’. Hăy dạy họ thi hành hết mọi điều Thày đă truyền dạy các con”.
Căn cứ vào thứ tự của Lệnh Truyền Phục Sinh trong Phúc Âm Mathêu đoạn 28 câu 19 này, Giáo Hội của Người vẫn trung thành thực hiện đủ ba phần hành ấy cho tới nay: Phần hành thứ nhất đó là vai tṛ ngôn sứ về truyền giáo: “tuyển mộ môn đồ”, phần hành thứ hai là vai tṛ tư tế về phụng vụ: “rửa tội cho họ”, và phần hành thứ ba là vai tṛ vương giả về cai trị: “dạy họ tuân giữ những ǵ Thày đă truyền dạy”. Ba phần hành này được thực hiện cụ thể nhất ở tại các giáo xứ. Thứ nhất là việc “tuyển mộ môn đồ”, ở tại việc tín hữu Công Giáo sống thánh chứng nhân của ḿnh, đặc biệt qua các công việc từ thiện bác ái, làm cho người khác nhận thấy họ là môn đệ Chúa Kitô (x Jn 13:35), để họ cũng cảm thấy muốn theo làm môn đệ của Người. Thứ hai là việc “rửa tội cho họ”, thành phần dự ṭng học đạo trước khi trở thành tân ṭng theo đạo, sau khi được lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, thường vào Lễ Vọng Phục Sinh hằng năm. Thứ ba là việc “dạy họ tuân giữ những ǵ Thày đă truyền dạy”, qua những lớp giáo lư xưng tội rước lễ lần đầu, các lớp giáo lư dự bị hôn nhân, các bài giảng Phụng Vụ, nhất là các Giáo Huấn của Giám Mục Địa Phương và Hội Đồng Giám Mục Quốc Gia, các Giáo Huấn của Giáo Hội Hoàn Vũ, từ các Thánh Bộ, Giáo Hoàng và Công Đồng Chung v.v.
Vấn đề thực hành sống đạo:
Chúa Kitô Phục Sinh Thăng Thiên nhưng vẫn “hằng ở cùng các con cho đến tận thế”. Kitô hữu chúng ta có thực sự cảm nghiệm được Thực Tại Hiện Diện Thần Linh hay chăng? Nếu chưa, phải chăng chúng ta vẫn c̣n hồ nghi hay chưa hoàn toàn tin rằng Người Đă Sống Lại. Ở chỗ, chúng ta tuy đă chấp nhận sự thật là Người đă sống lại, bằng việc lănh nhận Phép Rửa nhân danh Người, song ḷng chúng ta c̣n xu hướng về một Nước Trời theo trần gian, như trường hợp của một số môn đệ trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Đó là lư do, trong Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô ở bài đọc thứ hai hôm nay, Vị Tông Đồ Dân Ngoại đă nguyện cầu cho họ như sau: “Xin Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, Cha vinh hiển, ban cho anh em một tinh thần khôn ngoan và minh thức để anh em nhận biết Ngài một cách tường tận”. Nếu chúng ta thực sự tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, nghĩa là chúng ta thực sự cảm nghiệm được trong chúng ta có một “sự sống và là một sự sống viên măn” (Jn 10:10) của Người, chúng ta không thể nào ngồi yên không làm chứng nhân cho Người, không loan truyền Tin Mừng Cứu Độ xứng hợp với ơn gọi của ḿnh. Đời Sống Thánh Chứng Nhân của chúng ta là dấu chứng sống động và hùng hồn nhất cho thấy Chúa Kitô Phục Sinh “hằng ở cùng các con cho đến tận thế”, một Chúa Kitô Thăng Thiên, một Chúa Kitô Ngự Bên Hữu Thiên Chúa, Đấng bài đọc hai hôm nay cho biết, “Ngài đă đặt tất cả mọi sự dưới chân Chúa Kitô và bởi thế đă nâng Người lên làm thủ lănh của Giáo Hội là thân thể của Người, là tầm vóc viên măn của Đấng làm trọn vẹn tất cả mọi sự trong vũ trụ” (như đoạn kết của bài đọc hai hôm nay).
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)
YÊU TH̀ GIỮ LỜI THẦY
Trần Mỹ Duyệt
Yêu ai th́ giữ lời người ấy. Đây là một định luật tự nhiên và đơn giản, nhưng cũng là một cái thước đo mối giây thân t́nh giữa một người với một người. Ngay cả trong t́nh trường, sự mật thiết giữa hai người yêu nhau cũng được thẩm định bằng những việc cụ thể làm vui ḷng người ḿnh yêu. Thánh Tomas A’quinas trong những điều kiện của t́nh yêu đă cho rằng, yêu nhau th́ làm đẹp ḷng nhau.
Tâm lư sống thường ngày cũng nói lên rằng, khi người ta yêu ai th́ thường không muốn làm người ấy phật ḷng. Ngược lại, luôn luôn muốn làm đẹp ḷng người ḿnh yêu dù có phải hy sinh, hoặc cố gắng. Chúa Giêsu khi nói với các Tông Đồ – và mỗi Kitô hữu chúng ta – rằng nếu yêu Ngài, th́ không có ǵ minh chứng t́nh yêu ấy bằng cách tuân giữ những lời Ngài truyền dậy.
Cũng như Chúa Giêsu đă có lần nói với các môn đệ Ngài: “Người ta sẽ cứ dấu này mà nhận ra các con là môn đệ Thầy, là các con thương yêu nhau” (Gioan 13:35). Hôm nay, Chúa lại chỉ cho các môn đệ biết rơ hơn về sự liên kết mật thiết với Ngài như thế nào, khi Ngài bảo họ: “Nếu các con yêu mến Thầy, th́ hăy giữ lời Thầy” (Gioan 14:15). Yêu nhau được coi là dấu chỉ của người môn đệ. Giữ lời Chúa dậy được coi là dấu chỉ của người môn đệ chân chính. V́ nếu không tuân giữ lời Thầy, làm sao gọi là yêu mến Thầy. Và một khi đă yêu mến Thầy, tuân giữ lời Thầy, tất nhiên phải thương yêu lẫn nhau, v́ Thầy đă dậy là phải thương yêu nhau.
T́nh yêu, dù là t́nh yêu tha nhân hay t́nh yêu Thiên Chúa là một huyền nhiệm khó diễn tả, không thể định nghĩa, và v́ thế không có lối giải thích thích hợp bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ của t́nh yêu là ngôn ngữ của hành động. Là việc làm cụ thể. Là những dẫn chứng mà qua đó, người khác có thể cảm, có thể rờ, có thể thấy, và có thể nghe được. Khi người luật sĩ trẻ chất vấn Chúa Giêsu về lề luật, Ngài đă giải thích cho người ấy rất rơ ràng: Kính mến Chúa hết ḷng, hết sức, hết linh hồn, và hết trí khôn là luật trọng nhất và quan trọng nhất. Và rất ngạc nhiên, điều mà có lẽ các Pharisêu và luật sĩ thời đó không hiểu là: Thương yêu cận thân như chính ḿnh cũng là một lề luật trọng đại. Điều sau bổ túc cho điều trước, và cả hai làm thành một bộ luật sống cho những ai muốn làm môn đệ, muốn trở thành thân thiết với Ngài.
Giữ lời Thầy. Chúng ta thường tự cho ḿnh là biết nhiều, hiểu nhiều, và đọc nhiều về Chúa Kitô. Chúng ta hănh diện về những kiến thức ấy. Ở một khía cạnh khác, chúng ta cũng hănh diện cho ḿnh là sốt sắng, yêu mến, và nhiệt thành với Chúa qua việc siêng năng tham dự thánh lễ, đọc kinh. Nhưng ngoài những việc ấy ra, chúng ta lại lơ là, lại lạnh lùng và tính toán đối với những người chung quanh chúng ta, những anh chị em nghèo đói, những người làm mất ḷng chúng ta, những kẻ thấp cổ bé miệng, những bệnh nhân, và những tội nhân là những đối tượng của ḷng yêu mến, của sự hiểu biết, của những công việc rước sách, kinh kệ. Một cách khác, chúng ta yêu Chúa th́ có yêu, thích yêu, nhưng thực hành điều kiện t́nh yêu Thiên Chúa đ̣i hỏi là vâng giữ lời Chúa, th́ chúng ta không muốn, hoặc không làm.
Giữ lời Thầy. Dụ ngôn người Samaritanô cứu chữa kẻ bị cướp chấn lột dọc đường. Thật t́nh, thiết thực và cảm thông. Dụ ngôn bà góa dâng cúng chỉ một xu, là tất cả sức sống và sự sống của bà cho ḷng yêu mến Thiên Chúa. Dụ ngôn Giakêu đă sẵn sàng hối lỗi, đền trả, và mở rộng cơi ḷng với người nghèo túng. Đấy là những thí dụ thực tế cho những ai muốn “giữ lời Thầy”, và những ai muốn chứng minh rằng ḿnh “yêu Thầy”.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong bài giảng Thánh Lễ Đăng Quang, 24 tháng 4 năm 2005, tại quảng trường Thánh Phêrô đă nói: “Người mục tử phải được khởi hứng do ḷng sốt mến thánh thiện của Đức Kitô: ngài không thể thờ ơ trước quá nhiều người đang sống trong sa mạc. Và có nhiều loại sa mạc. Đó là sa mạc nghèo túng, sa mạc đói khát, sa mạc của bỏ rơi, của cô đơn, của thiếu vắng t́nh thương. Đó là sa mạc mù ḷa Thiên Chúa, sự trống vắng của các linh hồn không c̣n nhận ra phẩm chức của ḿnh hoặc mục đích cuộc sống con người. Những sa mạc bề ngoài trên thế giới gia tăng, bởi v́ những sa mạc bên trong con người quá mênh mông.”
Giữ lời Thầy. Đem ứng dụng những ǵ Đức Thánh Cha nói trên vào đ̣i hỏi của Chúa Giêsu là giữ lời Ngài, người Kitô hữu chúng ta tự nhiên hiểu rằng, ḿnh không thể sống măi với lối giữ đạo kinh kệ, h́nh thức, và rước sách, nhưng phải dấn thân, phải thực hiện lời Chúa bằng những hành động cụ thể.
Giữ lời Thầy không chỉ lệ thuộc vào những việc làm có tích cách h́nh thức, hoặc lư thuyết viễn vông, nhưng cụ thể bằng việc làm. Tôi phải làm ǵ để đem những anh chị em tôi ra khỏi những sa mạc nghèo túng, đói khát, bỏ rơi, cô đơn, và thiếu vắng t́nh thương. Sa mạc mù ḷa Thiên Chúa, sự trống vắng của các linh hồn không c̣n nhận ra phẩm chức của ḿnh hoặc mục đích cuộc sống con người.
Chúa Giêsu muốn tôi phải đi vào những thực hành rất thực tế ấy. Hăy giảm bớt những nghi thức rườm rà, ngắn gọn những buổi hội họp, đơn giản những buổi buổi tĩnh tâm, rước sách mà để giờ đi đến với những người bệnh tật, nghèo túng, cô đơn và tù tội. Họ chính là những đối tượng của ḷng thương xót, của ḷng yêu mến, và những lễ lạc linh đ́nh. Họ đang cần tôi dành nhiều giờ với họ hơn Chúa Giêsu. Họ cần nghe tôi nói với họ hơn Chúa Giêsu, v́ Chúa Giêsu th́ họ không thấy và không nghe được. Và bởi v́ Chúa Giêsu trong những trường hợp túng quẫn, nghèo đói, cô đơn và tù tội như thế chỉ là một h́nh ảnh viễn vông, một thách đố lớn lao mà trí khôn con người không giải thích hay chứng minh được. Bởi đó, những người nghèo, những người bệnh tật, những người tù tội, những người cô đơn, những người bị xă hội bỏ rơi, quên lăng cần những “Chúa Giêsu” có thể nói với họ, có đụng chạm đến họ, có thể nghe họ. Những Chúa Giêsu có thể cho họ một đồng bánh, một trái cam, ít chục bạc, một viên thuốc, hay một lời an ủi.
Yêu mến Chúa, giữ lời Chúa. Người Kitô hữu để thực hiện lời này, cũng cần “phải được khởi hứng do ḷng sốt mến thánh thiện của Đức Kitô”. Phải dấn thân vào những góc cạnh của đời sống để minh chứng t́nh yêu bằng những hành động thiết thực. Ngoài những việc làm cụ thể ấy, chúng ta rất khó để chứng minh với Chúa Giêsu rằng, chúng ta thật sự yêu mến Ngài và yêu mến lời Ngài.
|