Chúa Nhật

Ngày 13/2: Á Thánh Pier Giorgio Frassati (1901-1925)

Được ĐTC Gioan Phaolô gọi là “con người của Bát Phúc”.

Phục vụ bệnh nhân.

Thâu đêm cầu nguyện và dự lễ hằng ngày.

Trẻ trung đẹp trai.

Thích trượt tuyết, leo núi, kịch ảnh và hút thuốc lá rẻ tiền.

Chết v́ bị polio năm 24 tuổi.

 


CHÚA NHẬT I MÙA CHAY



BÀI ĐỌC I: Gen 2:7-9; 3:1-7

“Nguyên tổ được tạo thành, và phạm tội”
Bài trích sách Sáng Thế.

Thiên Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở thành một vật sống. Thiên Chúa lập một vườn tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đă dựng nên. Thiên Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống ở giữa vườn, và cây biết thiện ác. Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi dă thú mà Thiên Chúa tạo thành. Nó nói với người nữ rằng: Có phải Thiên Chúa đă bảo: “Các ngươi không được ăn mọi thứ cây trong vườn”? Người nữ nói với con rắn: “Chúng tôi được ăn trái cây trong vườn; nhưng trái cây ở giữa vườn th́ Thiên Chúa bảo: “Các ngươi đừng ăn, đừng động tới nó, nếu không sẽ phải chết”. Rắn bảo người nữ: “Không, các ngươi không chết đâu! Nhưng Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”. Người nữ thấy trái cây đẹp mắt, ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng, người chồng cũng ăn. Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết ḿnh trần truồng, nên kết lá vả che thân.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, nguyện thương tôi theo ḷng nhân hậu Chúa.

1.      Lạy Chúa, nguyện thương tôi theo ḷng nhân hậu Chúa, xóa tội tôi theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa tôi tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy tôi sạch lâng tội ác.

2.      V́ sự lỗi tôi, chính tôi đă biết, và tội tôi ở trước mặt tôi luôn. Tôi phạm tội phản nghịch cùng một Chúa.

3.      Ôi lạy Chúa, xin tạo cho tôi quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người tôi. Xin đừng loại tôi khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi tôi.

4.      Xin ban lại cho tôi niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng tôi. Lạy chúa, xin mở môi tôi, để miệng tôi sẽ loan truyền lời caXin ban lại


BÀI ĐỌC II: Rom 5:12, 17-19

“Chỗ mà tội lỗi đă đầy tràn, th́ ân sủng đă đầy dàn dụa”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đă nhập vào thế gian, và do tội lỗi có sự chết, và thế là sự chết đă truyền đến mọi người, v́ lẽ rằng mọi người đă phạm tội. V́ nếu bởi tội của một người mà sự chết đă thống trị do một người đó, th́ những người lănh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn nữa trong sự sống do một người là Đức Giêsu Kitô. Do đó, tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, th́ đức công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống cũng như thế. V́ như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở thành những tội nhân thế nào, th́ do đức vâng lời của một người mà muôn người trở thành kẻ công chính cũng như thế.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.


PHÚC ÂM: Mt 4:1-11

“Chúa Giêsu nhịn ăn bốn mươi ngày đêm, và chịu cám dỗ”.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Khi Người đă nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Người cảm thấy đói. Và tên cám dỗ đến gần, nói với Người rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hăy khiến những ḥn đá nầy biến thành bánh”. Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Bấy giờ ma quỷ đưa người lên Thành Thánh, và đặt Người trên góc tường Đền Thờ, rồi nói với Người rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hăy gieo ḿnh xuống đi, v́ có lời chép rằng: Ngài đă ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp chân vào đá”. Chúa Giêsu đáp: “Cũng có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa, là Thiên Chúa ngươi”. Quỷ lại đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp ḿnh xuống thờ lạy tôi”. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó rằng: “Hăy lui đi, hỡi Sa Tan! V́ có lời đă chép: “Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một ḿnh Ngài”. Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các thiên thần tiến lại, hầu hạ người.

Phúc Âm của Chúa.

______________________________________________________

 

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM A 

 

Người ta sống không nguyên bởi bánh…”

 

 

Mùa Chay: Chiều Hướng Phụng Vụ Lời Chúa

 

Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta chính thức bước vào Mùa Chay, (vẫn biết Mùa Chay được bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro). Để có thể nắm được trọn vẹn ư nghĩa của Mùa Chay theo Phụng Vụ của Giáo Hội, chúng ta hăy nh́n tổng quan  về phụng niên của Giáo Hội. Căn cứ vào Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa, Phụng Niên có thể được chia làm 3 phần tiêu biểu cho 3 Mùa Phụng Vụ chính: Phụng Niên Phần Nhất cử hành phụng vụ mầu nhiệm "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", gồm có thời điểm Mùa Vọng, Đại Lễ Giáng Sinh, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh; Phụng Niên Phần Hai cử hành phụng vụ mầu nhiệm "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban"', gồm có thời điểm Mùa Chay, Tuần Thánh (nhất là Tam Nhật Thánh), Đại Lễ Phục Sinh và Mùa Phục Sinh; và Phụng Niên Phần Ba cử hành phụng vụ mầu nhiệm "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh", bao gồm Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, Lễ Thánh Tâm Chúa, Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, và Lễ Chúa Kitô Vua. Vậy Mùa Chay rơi vào giai đoạn Phụng Niên Phần Hai, phần Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô “Sự Sống Thông Ban”. Tuy nhiên, tột đỉnh của Mầu Nhiệm Chúa Kitô “Sự Sống Thông Ban” chỉ hiện thực khi Chúa Kitô từ trong kẻ chết sống lại mà thôi. Bởi đó, nếu Mùa Vọng là thời điểm hướng về và dọn đường cho Chúa Kitô “Sự Sống Tỏ Hiện” thế nào, th́ Mùa Chay cũng là thời điểm hướng về và dọn đường cho Chúa Kitô “Sự Sống Thông Ban” như vậy.

 

Theo sự sắp xếp của Giáo Hội, Mùa Chay, giai đoạn 40 ngày, (kể từ Thứ Tư Lễ Tro đến Chúa Nhật Lễ Lá), giai đoạn tưởng niệm 40 năm trường dân Do Thái đi qua sa mạc trước khi vào Đất Hứa, hay 40 đêm ngày tiên tri Eâlia đi đến Núi Horeb để gặp Chúa, nhất là 40 đêm ngày chay tịnh của Chúa Kitô trong hoang địa trước khi Người chính thức tỏ ḿnh ra cho chung dân Do Thái. Trong 6 tuần lễ 40 ngày của Mùa Chay này, Phụng Vụ Lời Chúa của ba Chu Kỳ A, B, C giống nhau ở Chúa Nhật Thứ Nhất, về biến cố Chúa Kitô chay tịnh, Chúa Nhật Thứ Hai, về biến cố Chúa Kitô biến h́nh, và Thứ Sáu, về biến cố Chúa Kitô vinh hiển vào thành Giêrusalem cùng với việc Người tử nạn. Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A, B và C chỉ khác nhau ở ba tuần c̣n lại. Phúc Âm cho Chu Kỳ Năm A và B hoàn toàn theo Thánh Gioan trong cả ba tuần này, trong khi đó Chu Kỳ Năm C chỉ theo Phúc Âm Thánh Gioan ở tuần thứ năm. Về ba tuần 3, 4 và 5 này của Mùa Chay, nếu Năm A thiên về yếu tố nhân sinh và Năm B thiên về yếu tố Thần Linh (như được chia sẻ dưới đây), th́ Năm C bao gồm cả hai yếu tố này, qua những bài Phúc Âm nói về việc ăn năn hối cải để được cứu độ ở Chúa Nhật Thứ Ba, về đứa con hoang đàng và ḷng cha thương xót ở Chúa Nhật Thứ Tư, cũng như về người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại t́nh trước một Chúa Kitô thứ tha nhân hậu ở Chúa Nhật Thứ Năm.

 

Riêng về chu kỳ Năm B, v́ lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu ở Phúc Âm Thánh Marcô đặt yếu tố mạc khải thần linh trước yếu tố đức tin nhân sinh (xem Mk 1:15), nên ba tuần lễ giữa của Mùa Chay theo Phúc Âm Thánh Gioan cho chu kỳ này đă nhấn mạnh đến thân phận của Chúa Kitô, mạc khải của Thiên Chúa: Người sẽ tử nạn như một đền thờ bị phá hủy (Chúa Nhật Thứ 3); Người sẽ tử nạn như con rắn đồng được treo lên trong sa mạc (Chúa Nhật Thứ 4); và Người sẽ tử nạn như hạt lúa miến cần phải bị mục nát đi (Chúa Nhật Thứ 5). Ngược với Phúc Âm theo Thánh Marcô, lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu theo Phúc Âm Thánh Mathêu, như đă nhận định ở bài chia sẻ cho Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, lại đặt yếu tố đức tin nhân sinh trước yếu tố mạc khải thần linh (xem Mt 4:17). Đó là lư do chúng ta thấy Giáo Hội đă cố ư chọn ba bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho chu kỳ Năm A là chu kỳ vốn theo Phúc Âm Thánh Mathêu này theo chiều hướng đức tin nhân sinh, hơn là yếu tố mạc khải thần linh như trong chu kỳ Năm B. Không phải hay sao, Phúc Âm theo Thánh Gioan cho ba tuần giữa của chu kỳ Năm A đă hoàn toàn thiên về yếu tố đức tin nhân sinh, thứ tự như sau: Chúa Nhật Thứ Ba về người phụ nữ Samaritanô, Chúa Nhật Thứ Bốn về người mù từ lúc mới sinh, và Chúa Nhật Thứ Năm về Lazarô chết đă đến lúc xông mùi trong mồ?

 

Mùa Chay: Ư Nghiă và Mục Tiêù

 

Yếu tố nhân sinh trước yếu tố thần linh nơi Phúc Âm Thánh Mathêu cho chu kỳ Phụng Vụ Năm A càng sáng tỏ hơn nữa nơi Chúa Nhật Thứ Nhất và Thứ Hai Mùa Chay, chẳng những sáng tỏ ở riêng chu kỳ Năm A, mà c̣n ở cả chu kỳ Năm B và C nữa. Thật vậy, nơi cả ba chu kỳ A, B và C, yếu tố nhân sinh (chay tịnh) của Chúa Nhật Thứ Nhất, theo thứ tự, thực sự đă xẩy ra trước yếu tố thần linh (biến h́nh) của Chúa Nhật Thứ Hai. Việc Giáo Hội cố ư sắp xếp hai bài Phúc Âm ở cả ba chu kỳ A, B, C cho hai Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay như thế, nghĩa là sắp xếp cho việc Chúa Giêsu chay tịnh ở Chúa Nhật Thứ Nhất ngay trước việc Chúa Giêsu biến h́nh ở Chúa Nhật Thứ Hai, đă cho chúng ta thấy chẳng những ư nghĩa lẫn mục tiêu của Mùa Chay đối với việc chay tịnh Kitô giáo, mà c̣n cho thấy cả bí ẩn nơi Dự Án Cứu Độ lẫn Công Cuộc Cứu Độ của Thiên Chúa nữa.

 

Trước hết, về ư nghĩa và mục tiêu của Mùa Chay, chay tịnh, một hành động tiêu biểu cho việc bỏ ḿnh nói chung, không phải là hành động tự hủy diệt ḿnh đi, mà là để thăng tiến hơn, để làm chủ ḿnh hơn, để sinh nhiều hoa trái hơn, tức là để, theo ngôn từ của chính Chúa Kitô, “vượt qua sự chết mà vào sự sống” (Jn 5:24), đúng như thân phận của chính bản thân Người, như Người đă ba lần khẳng định với các môn đệ biết về tương lai khổ nạn và tử giá của Người, đó là: “Người sẽ sống lại vào ngày thứ ba” (Mt 16:21, 17:23, 20:19). Thật vậy, nếu Chúa Giêsu thực sự là Đấng Thiên Sai, Người phải là Đấng Vượt Qua, tức là Đấng phải chịu khổ nạn, tử giá rồi mới phục sinh, bằng không, nếu chỉ có vinh quang và quyền uy thế lực, Người chỉ là một Kitô giả. Đấng Thiên Sai là Đấng Vượt Qua, đó là tất cả ư nghĩa và cốt lơi của mầu nhiệm Nhập Thể. Đó cũng là tất cả Dự Án Cứu Độ và Công Cuộc Cứu Độ của Thiên Chúa được hiện thực và thực hiện nơi Lịch Sử Cứu Độ. Chính v́ biết ḿnh là Đấng Thiên Sai, cũng như biết ḿnh phải Vượt Qua để hoàn tất sứ vụ Thiên Sai của Người, nên khi vừa nghe vị trưởng tông đồ đoàn Phêrô, dù vị này chỉ hoàn toàn theo ḷng ngay và hết sức mộ mến Người, lên tiếng muốn can ngăn Người trong việc thực hiện Công Cuộc Cứu Độ, hoàn toàn phản nghịch lại với Dự Aùn Cứu Độ của Thiên Chúa, Đấng đă sai Người, Chúa Giêsu liền nghiêm thẳng khiển trách nặng lời: “Đồ Satan, hăy xéo đi cho khuất mắt Ta! Ngươi chẳng biết phán đoán theo chuẩn mực của Thiên Chúa ǵ cả, mà chỉ toàn là theo kiểu cách của loài người thôi” (Mt 16:23).

 

Theo Phúc Âm, có hai dấu chứng tỏ ai thực sự là Đấng Thiên Sai, một là Thần Linh, như chiều hướng của các Phúc Âm Nhất Lăm, và hai là Chân Lư, như chiều hướng của Phúc Âm Thánh Gioan. Thật vậy, theo Phúc Âm Thánh Gioan tŕnh thuật, Chúa Giêsu đă thực hiện trong suốt cuộc đời trần gian của Người những ǵ “làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37), “chân lư” cho thấy Người thực sự là Đấng Thiên Sai, bằng cách, như Người chứng tỏ cho dân Do Thái thấy “Tôi từ trời xuống không phải để làm theo ư ḿnh mà là ư Đấng sai” (Jn 6:38; x.4:34), “cho đến chết trên thập giá” (Phil 2:8). Chính v́ Người thực sự là Đấng Thiên Sai và lúc nào cũng chỉ biết “chu toàn mọi sự theo lệnh truyền của Thiên Chúa” (Mt 3:15), như lời Người thú nhận để khắc phục Gioan Tẩy Giả phải làm phép rửa cho Người, mà, theo các Phúc Âm Nhất Lăm, Người đă được Thiên Chúa chứng nhận và xức dầu Thần Linh khi Người vừa bước lên khỏi nước. Và việc đầu tiên Chúa Giêsu làm ngay sau khi lănh nhận phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả, đó là, như Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay cho biết, “được đưa vào sa mạc để chịu ma quỉ cám dỗ”, một việc được cả ba Phúc Âm Nhất Lăm đều cho biết là do “Thần Linh” thúc đẩy (Mt 4:1;  x. Mk 1:12; Lk 4:1). Nếu việc nào được thực hiện do “Thần Linh” thúc đẩy, dù chưa chính thức là việc tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái, như việc Người rao giảng đầy uy quyền hay việc làm đủ thứ các phép lạ, cũng đều chứng tỏ Người thực sự là Đấng Thiên Sai thế nào, th́ việc Người “vào sa mạc” nói riêng, và tất cả mọi việc âm thầm Người làm nói chung trong thời gian 30 năm ẩn dật của Người ở Ai Cập và Nazarét, cũng đều là những việc chứng tỏ Người thực sự là Đấng Thiên Sai, chẳng hạn như việc Người tự ư “ở trong nhà của Cha” (Lk 2:49) năm lên 12 tuổi.

 

Cám Dỗ: Chủ Đích và Đường Lối

 

Vậy tại sao Thần Linh lại thúc đẩy Chúa Giêsu vào sa mạc để “ăn chay bốn mươi đêm ngày”, nếu bản thân của Chúa Giêsu không có tội lỗi ǵ cả, kể cả mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục là những ǵ cần phải chế ngự và bỏ đi? Thật ra, theo chiều hướng của bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu hôm nay, “Chúa Giêsu được Thần Linh đưa vào sa mạc” không phải là để “ăn chay bốn mươi đêm ngày” mà là “để chịu ma quỉ cám dỗ”. Tức là, nếu hiểu theo bài Phúc Âm này, th́ việc “ăn chay bốn mươi đêm ngày” chỉ là cách thức hay phương tiện đưa đến mục tiêu là “để chịu ma quỉ cám dỗ” mà thôi. Nếu ma qủi không làm ǵ được  Chúa Giêsu, nghĩa là không thể nào cám dỗ được Người, th́ Người quả thực là Đấng Thiên Sai. Vậy việc Chúa Giêsu “ăn chay bốn mươi đêm ngày” tự nó không phải là việc đền tội hay hăm ḿnh phạt xác cho khỏi sa ngă phạm tội, trái lại, là việc để Người có thể chứng tỏ Người thực sự là Đấng Thiên Sai, nhờ đó, nhân loại tội lỗi bắt chước làm theo những ǵ Người đă làm cũng sẽ được thánh hóa bởi giá trị của việc đă được Thần Linh hóa bởi Người. Việc chay tịnh và hăm ḿnh của Kitô hữu thực sự đă được Chúa Giêsu thánh hóa bằng việc “ăn chay bốn mươi đêm ngày” của Người, ở chỗ, nhờ việc này, nhờ việc bắt chước Chúa Kitô chay tịnh hăm ḿnh, đúng hơn nhờ việc kết hợp với Chúa Kitô khi bắt chước Người trong việc hăm ḿnh chay tịnh, Kitô hữu sẽ làm chủ được bản thân ḿnh, tức sẽ không bị “sa chước cám dỗ”, trái lại, họ sẽ được “cứu cho khỏi sự dữ” (Mt 6:13), như chính Chúa Giêsu đă chiến thắng Satan sau cuộc cám dỗ đủ kiểu của hắn.

 

Nếu mục tiêu của việc Chúa Giêsu “vào sa mạc” không phải là để “ăn chay bốn mươi đêm ngày”, mà là “để chịu ma quỉ cám dỗ” thế nào, th́ việc ma quỉ cám dỗ Chúa Giêsu cũng không phải chỉ là việc hắn làm theo bản chất vốn gian trá của hắn (x Jn 8:44), như hắn từng làm với tất cả mọi người tội lỗi ở dưới quyền thống trị của hắn, mà là hắn muốn biết rơ chân tướng của nhân vật kỳ lạ này thực sự là ai, có phải “là Con Thiên Chúa” nhập thể làm người hay chăng? Nếu một khi biết được nhân vật Giêsu Nazarét này thực sự “là Con Thiên Chúa” nhập thể làm người, hắn sẽ không dám động đến Người nữa, v́ hắn thừa biết hắn sẽ không thể nào trực tiếp đương đầu với Người nổi, tuy nhiên, hắn cũng sẽ hết sức cố gắng để gián tiếp ngăn trở Công Cuộc Cứu Độ của Người theo Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa, chẳng hạn, bằng việc không cám dỗ và thúc đẩy dân Do Thái hận thù Người và đ̣i giết Người. Rất tiếc, cho dù hắn có khám phá ra nhân vật Giêsu Nazarét trong sa mạc bấy giờ quả thực “là Con Thiên Chúa” nhập thể làm người đi nữa, “với những ư nghĩ kiêu căng của chúng” (Lk 1:51), Satan và bọn ngụy thần của hắn (x Rev 12:9) cũng không thể nào ngờ được rằng Đấng Thiên Sai lại phải Vượt Qua, hay cũng là Đấng Vượt Qua quá sức tưởng tượng của một loài tạo vật như chúng.

 

Qua việc ma quỉ cám dỗ Chúa Giêsu như được Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại hôm nay đây, chúng ta có thể suy đoán được rằng, từ ngày Satan bắt đầu tung hoành “quyền lực tối tăm” (Col 1:13) của hắn trên trái đất, trên loài người, hắn đă không bao giờ được yên ổn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ vương quốc của hắn một ngày kia sẽ bị “Con Thiên Chúa” nhập thể làm người xuất hiện phá hủy (x 1Jn 3:8). Hắn cai trị loài người mà lại sợ loài người, sợ bị “gịng dơi người nữ đạp dập đầu” (Gen 3:15) của ḿnh. Bởi thế, lúc nào hắn cũng “ŕnh chực” (Rev 12:4) xem trong số thần dân loài người của hắn có nhân vật nào đáng chú ư chăng. Nếu có th́ ăn tươi “nuốt” (Rev 12:4) sống ngay tại chỗ. Bởi thế đâu có lạ ǵ, khi vừa xuất đầu lộ diện, Hài Nhi Giêsu đă bị Hêrôđê truy lùng sát hại rồi vậy (x Mt 2:13). Như thế, trong việc truy lùng sát hại “Con Thiên Chúa” làm người này, có thể hắn cũng đă đến cám dỗ Gioan Tẩy Giả trong hoang địa để xem thánh nhân có phải “là Con Thiên Chúa” chăng, v́ thấy “thánh nhân dị chúng nhân”. Như thế, công cuộc “cám dỗ” của Satan trước hết và trên hết là nhắm vào việc truy lùng và sát hại “Con Thiên Chúa” nhập thể làm người, hơn là dùng để tác hại đám thường nhân, thành phần vốn ở dưới quyền thống trị và sai khiến của hắn, ở chỗ, hắn đă hoàn toàn chi phối và điều khiển họ bằng chính đam mê nhục dục của họ (x Jas 1:14). Vậy để thi hành đường lối cám dỗ hiểm độc này đối với những nhân vật không đội trời chung như Chúa Giêsu, hắn đă thực hiện như thế nào, nếu không phải chính hắn đích thân ra tay và dồn dập tấn công Người cả ba yếu điểm một lúc nơi là nhục dục, tham lam và hoang đường (x. 1Jn 2:16).

 

Trong cuộc cám dỗ Chúa Giêsu, Phúc Âm Thánh Mathêu và Luca đều thuật lại việc hắn tấn công ba yếu điểm này nơi Chúa Giêsu để xem Người có phải “là Con Thiên Chúa” nhập thể làm người hay chăng? Tuy nhiên, trong khi Phúc Âm Thánh Luca thuật lại cuộc cám dỗ này theo thứ tự nhục dục (ham mê ăn uống), tham lam (giầu sang phú quí) và hoang đường (thử thách Thiên Chúa, tôn thờ ngẫu tượng), th́ Thánh Mathêu thuật lại thứ tự cuộc cám dỗ này ngược lại ở hai yếu điểm cuối: nhục dục, hoang đường và tham lam. Riêng về yếu điểm thứ nhất là nhục dục, một yếu điểm đều được cả hai Phúc Âm thánh Mathêu và Luca thuật lại là Chúa Giêsu đă bị Satan tấn công trước hết, một yếu điểm mà bị bại th́ kể như cửa thành đă bị bật mở, địch quân sẽ ùa vào chiếm cứ lập tức, chúng ta có thể đặt vấn đề ở đây là, nếu chỉ v́ đói mà ăn th́ có tội hay chăng, có xấu hay chăng, v́ lúc ấy, theo Phúc Âm thuật lại: “sau khi đă ăn chay 40 đêm ngày Người cảm thấy đói”? Đúng thế, vấn đề là ở chỗ này. Ở chỗ, ngay chưởng đầu tiên Satan tung ra để tấn công ḿnh, chưởng về ăn uống, Chúa Giêsu đă chứng thực Người quả thực là Đấng Thiên Sai, Đấng được Thần Linh điều khiển và đến chỉ để làm theo ư Đấng đă sai chứ không phải ư riêng của ḿnh, khi Người từ chối không tự động biến đá thành bánh mà ăn theo lời xui giục của Satan, nghĩa là Người không ăn chỉ v́ đói tự nhiên, nhất là không ăn theo chước cám dỗ của Satan. “Người ta sống không nguyên bởi bánh, song bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”, như lời Chúa Giêsu trích dẫn Thánh Kinh để chống lại chước cám dỗ của Satan là thế đó. Tới đây, chúng ta thấy chay tịnh là để chúng ta có thể dễ dàng “nghe và giữ Lời Chúa” như Mẹ Maria (Lk 11:28).

 

Vấn đề thực hành sống đạo: Tại sao Thánh Gioan Tẩy Giả nhận ra Chúa Giêsu (x Mt 3:14) ngay khi Người đến xin thánh nhân làm phép rửa cho, Đấng thánh nhân thú là đă không hề biết Người (x Jn 1:33), trong khi Satan khôn lanh lại không nhận ra? Phải chăng, trước hết, v́ thánh nhân có một tinh thần khiêm nhượng, luôn sống trong sự thật, c̣n Satan kiêu ngạo, “không có sự thật nơi ḿnh” (Jn 8:44)? Sau nữa, v́ thánh nhân được Thiên Chúa đă soi động cho biết (x Jn 1:33). Và sau hết v́ thánh nhân đă sống hết sức thanh thoát trong hoang địa như “Đấng đến sau”, Đấng cũng đă sống ẩn dật 30 năm và bắt đầu xuất đầu lộ diện bằng chay tịnh 40 đêm ngày trong hoang địa. Đúng thế, chỉ khi nào con người chúng ta sống thanh thoát, sống sa mạc, ở chỗ xa lánh tất cả những ǵ thuộc về thế gian là nhục dục, tham lam và hoang đường, chúng ta mới có thể ở với Chúa Kitô và nhận ra Người (x Jn 1:39), mới có thể vào Đất Hứa, mới có thể cùng Người lên Núi Biến H́nh như bài Phúc Âm Chúa Nhật Hai Mùa Chay thuật lại, và Đồi Tử Giá

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

______________________________________________________

 

THỐNG HỐI
 

Trần Mỹ Duyệt

 

Giáo Hội Công Giáo trên khắp thế giới thực sự đă bước vào Mùa Chay. Về ư nghĩa của Mùa Chay th́ ai cũng đă biết, đó là thời gian để thống hối, để về lại với con người thực tế của ḿnh, và để sửa sai lại những thiếu sót của ḿnh với mục đích là chuẩn bị đón mừng và sống với mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô.  

Trong thứ Tư Lễ Tro mở màn cho Mùa Chay, khi chịu tro linh mục đă nói với mỗi người rằng: “Hăy thống hối và tin vào Phúc Aâm”. Hoặc: “Hăy nhớ ḿnh là tro bụi và sẽ trở về bụi tro”, Nhưng có lẽ câu: “Hăy thống hối”, mang nhiều ư nghĩa theo tâm lư khi lột tả về thân phận con người và thực tế của kiếp người hơn. V́ sự thống hối mang hai ư nghĩa: Nhận ra thân phận của ḿnh và thái độ quyết tâm sửa sai.  

Thật vậy, đối với nhiều người việc nhớ ḿnh là tro bụi không gần gũi và lột tả con người tự nhiên cho bằng hành vi thống hối. Trong thực tế hằng ngày con người va chạm với những khuyết điểm và v́ thế nên cần phải thống hối. Lịch sử Cứu Độ cho biết v́ Adong và Evà không chuẩn bị với những va chạm của cuộc sống, viễn mơ về thân phận của ḿnh nên đă không thấy có nhu cầu thống hối. Ngay cả với Lucife, Tổng Thần Sáng Láng, cũng đă trở thành Satan tối tăm v́ hắn đă cố t́nh quên mất bản chất thụ tạo của ḿnh và muốn bằng Thượng Đế. Do đó, nhu cầu thống hối và ư nghĩa thống hối gần gũi hơn với con người trong khi đi t́m ư nghĩa của chay tịnh.  

Trong lănh vực tâm bệnh, có một loại tâm bệnh mà ảnh hưởng của nó khống chế cả những suy tư và chi phối lề lối sống của nhiều người một cách hết sức tồi tệ và nguy hiểm, đó là tâm lư tự tôn và tự đại. Điều này khiến cho người trong cuộc không bao giờ chấp nhận ḿnh có yếu điểm, có khuyết điểm, và có nhu cầu cần phải sửa sai, cần phải thống hối. Ngược lại, luôn luôn nghĩ ḿnh là đúng, là nhất. Tệ hại hơn nữa là muốn mọi người phải quỵ lụy, phải suy phục, và làm như ư muốn của ḿnhï. Đối với những ai bị chi phối bởi ảnh hưởng tâm lư bệnh hoạn này th́ tha nhân không có quyền đuợc xót thương, được cảm thông và được chia sẻ. Ngược lại, dưới con mắt của họ chỉ có quyền lực và cái tôi vỹ đại. Hơn thế nữa, tâm lư này c̣n ảnh hưởng cả vào đời sống tinh thần và tâm linh của nhiều người nữa. Thống hối, do đó, là một việc làm khó khăn v́ nó đi ngược lại với những đ̣i hỏi của đam mệ, những thôi thúc của dục vọng, nhu cầu quyền lực và những khuynh hướng phóng khoáng. Không những thế, nó c̣n là một hành động khó khăn v́ bắt buộc ta phải uốn nắn và hướng tâm lên vượt khỏi những ràng buộc của vật chất, của thế giới hữu h́nh này.  

Tóm lại, nhận ḿnh có lỗi để sửa lỗi là điều khó làm. Chính v́ khó làm như vậy, nên Chúa Cứu Thế đă làm gương và đă chia sẻ tận cùng những cảm nhận về điều này của thân phận con người. Thánh Kinh đă ghi rơ Chúa vào sa mạc, ăn chay 40 mươi đêm ngày. Thánh Mátthêu cho thấy cảm nhận sâu xa của Chúa Cứu Thế qua cái đói. Phải hiểu là Chúa đói lắm sau 40 đêm ngày chay tịnh. Đói đến nỗi mà ma qủi cũng nhận ra rằng Ngài cần phải ăn, phải uống trở lại. Và cũng v́ muốn nắm bắt yếu điểm tâm lư này, nên Satan đă đến gần Chúa và cám dỗ Ngài (x. Mt 4:1-11).  

Để ư kỹ chúng ta sẽ thấy Satan đi từ những cám dỗ căn bản trước, rồi mới tấn công đến những suy tư tâm linh và ư chí của Chúa Giêsu. Đó là những nhu cầu thuộc bản năng sinh tồn như đói, khát, lạnh, nóng…v́ đói là một biểu tượng cho nhu cầu. Tiếp đến mới là những nhu cầu tâm lư và tâm linh như kiêu căng, tự phụ, và muốn ḿnh thực sự trở thành tâm điểm của vũ trụ, của quyền uy, và danh giá. Nói một cách dễ hiểu là muốn tự ḿnh phong ḿnh làm vua, làm chủ thế giới này. Vậy điểm thực hành ở đây là ta phải như thế nào trong cái nh́n thống hối.  

Như vậy nếu ta không chấp nhận cái giới hạn của con người ḿnh, cũng có nghĩa là ta không thấy nhu cầu thống hối, và không cần phải thống hối. Nhưng đó chỉ là một sự hoang tưởng và không thực tế trong cuộc đời. Ngay trong lănh vực luân lư và đạo đức, những ư nghĩ này cũng chỉ là điều xem ra có phần viển vông và thiếu thực tế, v́ con người sẽ không đi vào tâm t́nh hoán cải và sửa đổi một cách nghiêm chỉnh được khi họ vẫn c̣n mang trong ḿnh tư tưởng cho rằng ḿnh là nhất, là không cần phải sửa sai. Do đó, việc suy nghĩ và chấp nhận giới hạn của ḿnh là việc phải làm của lư trí, trước khi bắt nó chấp nhận sửa sai. Nhận thức khiêm tốn và trưởng thành này sẽ giúp thăng hoa tinh thần thống hối. Và đây cũng chính là điều mà mọi Kitô hữu cần để sống và thực hành ư nghĩa của chay tinh vậy.

 

 

 CHÚNG TA ĐĂ CHỊU CÁM DỖ VÀ CHẾ NGỰ SỰ DỮ NƠI CHÚA KITÔ

 (Thánh Âu Quốc Tinh, dẫn giải Thánh Vịnh: Ps. 60:2-3: CCL 39:766

Ôi Thiên Chúa, xin hăy nhậm lời tôi thỉnh cầu, xin hăy lắng nghe lời tôi cầu xin. Ai đang nói đây? Có lẽ là một cá nhân nào đó. Hăy xem có phải là một cá nhân nào đó không nhé: Tôi kêu lên cùng Chúa từ khắp cùng bờ cơi trái đất với một tấm ḷng sầu khổ. Vậy không c̣n là một con người nữa; mà là một, theo nghĩa Chúa Kitô duy nhất cùng với tất cả chúng ta là phần thể của Người. Một cá nhân đơn độc nào lại có thể kêu lên từ khắp cùng bờ cơi trái đất được? Vị kêu lên từ khắp cùng bờ cơi trái đất đây không ai khác hơn là gia nghiệp của Người Con. Có lời chép về Người là: Hăy xin Ta, Ta sẽ ban cho con các dân nước làm gia nghiệp, cũng như khắp cùng bờ cơi trái đất làm sở hữu. Sở hữu vật của Chúa Kitô đây, gia nghiệp của Chúa Kitô đây, thân thể của Chúa Kitô đây, Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô đây, sự hiệp nhất là chúng ta đây, kêu lên từ khắp cùng bờ cơi trái đất. Tiếng kêu đó ra sao? Đó là những ǵ Tôi đă nói: Ôi Thiên Chúa, xin hăy nhậm lời tôi thỉnh cầu, xin hăy lắng nghe lời tôi cầu xin. Tức là Tôi vang tiếng kêu này lên Thiên Chúa từ khắp cùng bờ cơi trái đất; tức là, từ tất cả mọi phía.

 Tại sao Tôi vang lên tiếng kêu này? Với một tấm ḷng sầu khổ. Vị vang lên tiếng kêu này cho thấy rằng Ngài hiện diện giữa tất cả mọi dân nước trên thế giới trong một thân phận không phải được hiển vinh quang sáng mà là bị thử thách nặng nề.

 Cuộc hành tŕnh của chúng ta trên trái đất này không thể nào tránh được thử thách. Chúng ta tiến bộ là nhờ thử thách. Không ai biết được bản thân ḿnh ngoại trừ nhờ chịu thử thách, cũng không ai lănh nhận hào quang ngoại trừ sau khi đă chiến thắng, hay tỏ ra cố gắng ngoại trừ việc chống lại thù địch hay các chước cám dỗ.

 Vị kêu lên từ khắp cùng bờ cơi trái đất đang sầu khổ, thế nhưng không phải chỉ có một ḿnh vị ấy chịu. Chúa Kitô đă muốn bao gồm cả chúng ta là thân thể của Người nữa, một thân thể nhớ đó Người tử nạn, phục sinh và thăng thiên, để các chi thể thuộc thân thể của Người có thể hy vọng theo thủ lănh của ḿnh đi đến những nơi Người đă đến.

Người làm cho chúng ta nên một với Người khi Người chấp nhận để cho Satan cám dỗ. Chúng ta đă nghe trong Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô đă bị ma qủi cám dỗ như thế nào trong hoang địa. Chúa Kitô thực sự đă bị ma quỉ cám dỗ. Nơi Chúa Kitô, anh em cũng đă bị cám dỗ, v́ Chúa Kitô đă mặc lấy xác thịt từ bản tính của anh em, thế nhưng, bằng quyền năng của ḿnh, Người đă chiếm được ơn cứu độ cho anh em; Người đă chịu tử nạn nơi bản tính của anh em, thế nhưng Người đă chiếm được sự sống cho anh em bằng quyền năng của Người; Người đă chịu xỉ nhục nơi bản tính của anh em, thế nhưng, Người đă dùng quyền năng của ḿnh để chiếm lấy vinh hiển cho anh em; bởi thế, Người đă chịu cám dỗ nơi bản tính của anh em, nhưng bằng quyền năng của ḿnh, Người đă chiếm lấy vinh thắng cho anh em.

 Nếu nơi Chúa Kitô chúng ta đă bị cám dỗ, th́ chúng ta cũng chế ngự ma qủi nơi Người nữa. Anh em có chỉ nghĩ đến những chước cám dỗ Chúa Kitô phải chịu mà lại không nghĩ đến chiến thắng Người chiếm được hay chăng? Anh em hăy cho rằng ḿnh bị cám dỗ nơi Người và cũng thấy rằng ḿnh chiến thắng nơi Người nữa. Người có thể không để cho ma quỉ đến gần ḿnh; nhưng một khi Người không chịu cám dỗ th́ làm sao Người có thể dạy cho anh em cách chiến thắng chước cám dỗ được đây.

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 353-354)

 

 

TÊN CÁM DỖ

Trần Mỹ Duyệt


Thánh kư ghi cơn cám dỗ sau khi Chúa Giêsu chay tịnh 40 đêm ngày là một việc làm thử thách Thiên Chúa: “Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi (Mt 4:7), và tên cám dỗ là ma quỉ: “Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỉ cám dỗ” (Mt 4:1) hay Satan: “Satan hăy cút khỏi mặt ta” (Mt 4:10). Qua tŕnh thuật của Mathêu, có ít nhất 3 điểm khiến ta phải suy nghĩ về trường hợp Chúa Giêsu phải chịu cám dỗ:

- Chúa Thánh Thần đă hướng dẫn Chúa Giêsu vào hoang địa để chịu cám dỗ.
- Cám dỗ là một sự thử thách đối với Thiên Chúa.
- Tên cám dỗ là Satan hay đồ đệ của chúng.

1. Chúa Thánh Thần đă hướng dẫn Chúa Giêsu
vào hoang địa để chịu cám dỗ:

B́nh thường, từ ngữ sa ngă, làm điều xấu xa, tội lỗi, được coi là những hệ qủa của yếu đuối, của khuyết điểm tâm lư, tâm linh hoặc thể lư. Thiên Chúa nhân lành, thông minh, thánh thiện không can dự ǵ vào những cám dỗ hay yếu đuối ấy. Nhưng theo Mathêu đă ghi, th́ cám dỗ không hẳn chỉ là từ phía ma quỉ, hoặc chỉ thuần túy do những ước muốn của đam mê, dục vọng con người. Trong cơn cám dỗ, con người vẫn thấy có sự hiện diện và cho phép của Thiên Chúa. Một cách nhân loại hơn, Thiên Chúa muốn nh́n thấy thiện chí, t́nh yêu và sự trung thành của con người qua những cám dỗ và thử thách. Cám dỗ, do đó, vừa là dịp thử luyện, vừa là cơ hội cho những vấp ngă của con người.


2. Cám dỗ là một sự thử thách đối với Thiên Chúa:

Chính do sự có mặt và cho phép của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đă nói với tên cám dỗ Ngài: “Đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi” (Mt 4:7), và điều này có thể hiểu thêm rằng, khi một cơn cám dỗ xẩy tới, nó không chỉ thuần túy mang lại chiến thắng hay sa phạm của phía con người, mà c̣n trực tiếp ảnh hưởng và liên quan đến cả Thiên Chúa nữa. Thiên Chúa không thể bị cám dỗ hay sa phạm. Tuy nhiên do việc Ngài ban phép hoặc làm ngơ cho cám dỗ xẩy đến với con người, nên một cách nào đó, Ngài cũng như tham dự vào chiến thắng hay sa phạm của chúng ta trong những thử thách hay cám dỗ. Như vậy, khi chúng ta chiến thắng cám dỗ, tức là Thiên Chúa đă chiến thắng Satan. Hoặc ngược lại, khi chúng ta sa phạm, th́ không chỉ chúng ta sa phạm, thua trận, mà nó c̣n là cớ để Satan cười nhạo Thiên Chúa, v́ Ngài đă tạo dựng nên con người, và đă đặt con người trước những thử thách. Có lẽ v́ thế nhiều người và nhiều Kitô hữu đă từ chối hoặc không muốn trực diện với cám dỗ. Đối với họ, cám dỗ là một hành động xui xẻo, một yếu đuối, một vụng về, hay một khuyết điểm của trí tuệ, hay thể xác. Nó cũng có thể hiểu là một thúc đẩy có tính cách tâm lư. Những điều này khi xẩy ra sẽ không có sự tham dự của Thiên Chúa hay quỉ thần. Và v́ suy nghĩ như vậy, họ không quan tâm đến việc chiến thắng cám dỗ, v́ họ đă sống và hành động như những ǵ mà cơn cám dỗ có thể xẩy ra. Qua cái nh́n tu đức, họ là những người sống trong đam mê và tội lỗi.


3. Tên cám dỗ là Satan hay đồ đệ của chúng:

Và tên cám dỗ kia chính là ma quỉ hoặc Satan. Trong trường hợp của Chúa Giêsu, th́ chính Satan đă cám dỗ Ngài, chứ không phải do các đồ đệ của hắn. Có lẽ v́ trước con mắt của hắn, một người như Chúa Giêsu th́ đồ đệ của hắn không phải là đối thủ.

Thật vậy, những cám dỗ của hắn đưa ra đối với Chúa Giêsu th́ phải là một tay thượng hạng như hắn mới có thể nghĩ ra và ứng dụng được. Hắn không dùng những chiêu thức có tính cách tầm thường để cám dỗ Ngài, nhưng dùng chính lời của Đức Chúa Trời, lời của Thánh Kinh là những ǵ mà Chúa Giêsu vẫn suy niệm, sống, và rồi ra, Ngài sẽ rao giảng để thách đố Ngài. Những từ ngữ như: “nếu ông là Con Thiên Chúa”, “có lời chép rằng”, và “nếu ông cúi ḿnh thờ lậy tôi”. Những thử thách này hoàn toàn phát xuất từ niềm tin sâu xa và đi vào thâm cung của việc tôn thờ và phục tùng Thiên Chúa. Nếu Chúa Giêsu tự ư dùng quyền riêng của ḿnh để châm chước, hoặc qua mặt Thiên Chúa, hay ít nhất áp đảo Satan trong những thách thức ấy, lập tức Ngài không c̣n phải là đối thủ của hắn nữa.

Nhưng liệu con người ngày nay có tin rằng Satan vẫn hiện hữu và đang hoành hành trên trái đất không? Qua văn chương, nghệ thuật, hoặc sự tin tưởng chung, con người vẫn nói đến ma quỉ, thế giới ma quỉ, thế giới siêu h́nh. Nhiều người vẫn tin vào tà ma, bói thuật, cầu cơ, xin xâm...như một h́nh thức mặc nhiên tin nhận có đời sau, có thế giới siêu h́nh. Nhưng trong thực hành đă quên sự hiện diện và những hoạt động của ma quỉ và Satan. Điều này chúng ta có thể nh́n thấy qua quan niệm và lối sống của con người trong xă hội hiện nay. Trong đó, với những quan niệm và lối sống chấp nhận và ủng hộ phá thai. Chủ trương ly dị, đồng tính và và hôn nhân đồng tính. Tôn thờ dục vọng, và thân xác. Một nền văn hóa và văn minh mà theo Đức Gioan Phaolô II, là thứ văn hoá “sự chết”.

Người ta chỉ tưởng tượng Satan hay ma quỉ với những h́nh thù xấu xa, kỳ quái với hai cái sừng trên đầu, với những cái răng nanh dài, và với cái đuôi nơi một thân thể lông lá. Nhưng ít ai cho một chàng trai hào hoa, một cô gái nơn nà, duyên dáng, hoặc một thức giả với những kiến thức uyên bác là những Satan trá h́nh, khi những người này dùng sắc đẹp, vẻ quyến rũ, và những hiểu biết để dẫn ta vào con đường đam mê, trụy lạc, và bất chính. Là những người cha, người mẹ, người t́nh đang thúc dục và cưỡng ép ta phá thai sau khi đă lỡ lần qua chính sự thúc đẩy và dụ dỗ của họ. Là những đồng nghiệp đang thách thức hoặc chỉ vẽ cho ta những mánh khoé gian lận và lường gạt người khác. Satan hay người làm công việc của Satan cám dỗ ta trong những trường hợp như thế cũng chỉ là một. Cái chủ đích sau cùng là ta sa phạm, và làm điều Thiên Chúa không muốn chúng ta làm. Nô lệ cho cái bụng là một điều xấu xa. Nhưng cách thức ăn uống, chạy chọt, và mánh mung để có tiền làm nô lệ cho cái bụng c̣n là một điều tồi tệ hơn.

Tên cám dỗ. Ma Quỉ. Satan. Dù chúng ta thấy hay không thấy, tin hay không tin, nhưng những ǵ đang xẩy ra trong thế giới chung quanh ta đang nói với chúng ta về một sự thật này, chúng ta thật sự đang được đặt vào một cơn cám dỗ mà trong suốt cuộc đời này với hai thế lực: lương thiệt và bất lương, tốt lành và thấp hèn, thần trí hay xác thịt, Chúa hay Satan. Và trong trận chiến ấy, Satan và đồ đệ chúng vẫn đang có mặt trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Và như Chúa Giêsu đă dậy: “Hăy tỉnh thức kẻo sa chước cám dỗ”.

Lậy Chúa xin ở bên chúng con và giúp chúng con giao chiến với một địch thủ mà với khả năng riêng của con người của chúng con, chúng con sẽ không thể nào chiến thắng nổi là Satan hay đồ đệ của chúng.