Chuùa Nhaät

 

CHUÙA NHAÄT V QUANH NAÊM

 

 

Chúa Nhật

 

CHÚA NHẬT V QUANH NĂM

 

 

 

BÀI ĐỌC I: Is 58:7-10

“Sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông”

 

Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Nầy đây Chúa phán: “Hăy chia bán của ngươi cho kẻ đói, hăy tiếp nhận vào nhà ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hăy cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi. Như thế, sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương của ngươi sẽ lành mạnh nhanh chóng; công lư của ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang của Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi. Như thế, ngươi gọi, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ phán: “Nầy Ta đây”. Nếu ngươi loại bỏ khỏi ngươi xiềng xích, cở chỉ hăm dọa lời nói xấu xa, khi ngươi hy sinh cho người đói rách, và làm cho những người đau khổ được vui thích, th́ ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày.”

Lời của Chúa.

 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ ḷng ngay.

1.       Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ ḷng ngay, người nhân hậu, từ bi và công chính. Phước đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lư tài sản ḿnh theo đức công b́nh.

2.       Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời. Người không kinh hăi v́ nghe tin buồn thảm, ḷng người vững vàng, cậy trông vào Chúa.

3.       Ḷng người kiên nghị, người không kinh hăi, người ban phát và bố thí cho những kẻ nghèo, ḷng quảng đại của người muôn đời c̣n măi, sừng người được ngẩng lên trong vinh quang.

 

BÀI ĐỌC II: 1 Cor 2:1-5

“Tôi đă công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinhư

 

Bài trích thơ th nht ca Thánh Phaolô Tông đồ gi tín hu Côrintô.

Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan, tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều ǵ khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hăi và run rẩy mà tôi đă đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giăi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

Lời của Chúa.

 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Ta là ánh sáng thế gian; ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống.” --- Alleluia.

 

PHÚC ÂM: Mt 5:13-16

 “Các con là sự sáng thế gian”

 

Tin Mng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con là muối đất. Nếu muối đă lạt, người ta biết lấy ǵ mà ướp cho mặn lại? Muối đó không c̣n xử dụng vào việc chi nữa, chỉ c̣n ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để duới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giăi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời.”

Phúc Âm của Chúa.

 

 

CHÚA NHẬT V MÙA THƯỜNG NIÊN HẬU GIÁNG SINH NĂM A

 

“Các con là muối đất… Các con là ánh sáng thế gian”

 

 

Môn Đệ Chúa Kitô: Bản Chất và Ơn Gọi

 

Bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu hôm nay tiếp theo bài Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Bốn Thường Niên Năm A tuần trước. Chẳng những bài Phúc Âm tuần này tiếp theo bài Phúc Âm tuần trước về bố cục và mạch văn mà c̣n cả về mối liên hệ của nội dung và ư nghĩa nữa. Thật vậy, những ǵ Chúa Giêsu nói với các môn đệ về bản chất và ơn gọi của các vị trong bài Phúc Âm hôm nay đều hoàn toàn phản ảnh những ǵ Người dạy về Cửu Phúc Trọn Lành trong Linh Đạo Nước Trời của Người tuần trước. Không phải hay sao, trong bài Phúc Âm tuần này, Chúa Giêsu đă không xác định với các môn đệ về bản chất của một người môn đệ theo Người là ǵ, khi phán bảo các vị: “Các con là muối đất”, cũng như về ơn gọi của các vị: “Các con là ánh sáng thế gian”. Tuy nhiên, sau khi xác định bản chất và ơn gọi của thành phần môn đệ được Người tuyển chọn và muốn theo Người như thế rồi, Người không cắt nghĩa thêm ǵ nữa. Chẳng hạn như Người có thể giải thích thêm cho các vị biết “các con là muối đất” nghĩa là ǵ, hay “các con là ánh sáng thế gian” như thế nào và tại sao? v.v.

 

Theo tôi, câu Chúa Giêsu nói về bản chất và ơn gọi của các môn đệ Người trong bài Phúc Âm hôm nay đây c̣n có thể hiểu là Người nói về cuộc sống nội tâm của họ, ở chỗ: “các con là muối đất”, cũng như về hoạt động tông đồ của họ: “các con là ánh sáng thế gian”. Nếu chuyển dịch lời Chúa Giêsu nói về bản chất và ơn gọi của các môn đệ thành cuộc sống nội tâm và hoạt động tông đồ của các vị, chúng ta sẽ thấy những điều này đă được chất chứa ngay trong lời mở đầu của bài giảng tiên khởi ở bài Phúc Âm tuần trước rồi. Tức là, những ǵ Người nói về bản chất và ơn gọi của các môn đệ, cũng là nói về đời sống nội tâm và hoạt động tông đồ của thành phần được Người kêu gọi theo Người trong bài Phúc Âm tuần này đều đă được tóm gọn trong Cửu Phúc Trọn Lành của Linh Đạo Nước Trời của bài Phúc Âm tuần trước.

 

Đúng thế, nếu phân tách lại Cửu Phúc Trọn Lành trong Linh Đạo Nước Trời ở bài Phúc Âm tuần trước, chúng ta thấy ngay sáu phúc đầu tiên có liên quan đến bản chất hay đời sống nội tâm của thành phần môn đệ Chúa Kitô, và ba phúc cuối cùng có liên quan đến ơn gọi hay hoạt động tông đồ của thành phần này. Chúng ta hăy thử nh́n lại bản phân tích sau đây:

 

Môn đệ Chúa Kitô:

Bản chất hay đời sống nội tâm

Môn đệ Chúa Kitô:

Ơn gọi hay hoạt động tông đồ

Phúc cho kẻ tinh thần nghéo khó

 

Phúc cho kẻ hiền lành

 

Phúc cho kẻ sầu đau

 

Phúc cho kẻ đói khát thánh đức

 

Phúc cho kẻ tỏ ḷng xót thương

 

Phúc cho kẻ tâm hồn thanh khiết

 

 

Phúc cho kẻ kiến tạo ḥa b́nh

 

Phúc cho kẻ bị bắt bớ v́ sự công chính

 

Phúc cho các con bị họ xỉ nhục và bắt bớ v́ Thày

 

Môn Đệ Chúa Kitô: Sống Linh Đạo Nước Trời

 

Như thế, “là muối đất”, thành phần môn đệ Chúa Kitô cần phải có một “tinh thần khó nghèo”, ở chỗ, t́m Nước Chúa trước, đồng thời cũng “hiền lành” sử dụng tất cả mọi sự Chúa ban cho ḿnh, lợi dụng “sầu thương” để chứng tỏ ḿnh thực sự “đói khát thánh đức”, một thánh đức làm cho ḿnh biết “tỏ ḷng xót thương” hơn là khinh người, một ḷng xót thương chứng tỏ ḿnh cũng đă được Thiên Chúa xót thương, đă được Thiên Chúa thanh tẩy để cho ḿnh có một “tâm hồn thanh khiết”, một tâm hồn có thể nh́n tất cả mọi sự trong Chúa hay bằng ánh mắt từ ái của Ngài, thấy Ngài trong tất cả mọi sự.

 

Cũng vậy, căn cứ ba phúc cuối cùng của Cửu Phúc Trọn Lành trong Linh Đạo Nước Trời, “là ánh sáng thế gian”, thành phần môn đệ Chúa Kitô, nhờ một đời sống nội tâm sâu xa mặn mà “như muối đất”, bằng việc thực hành sáu phúc trọn lành đầu tiên, phải trở thành những “kẻ kiến tạo ḥa b́nh”; cho dù có “bị bắt bớ v́ sự công chính”, họ cũng hiên ngang và hân hoan cho thấy “phần thưởng lớn nhất trên trới” của họ là “bị xỉ nhục và bắt bớ v́ Thày”, là được nên giống Thày: “Ánh sáng đă chiếu trong tăm tối, một thứ tối tăm không át được ánh sáng” (Jn 1:5).

 

Tóm lại, Linh Đạo Nước Trời là linh đạo của thành phần môn đệ được Chúa Kitô kêu gọi theo Người, Đấng “đă đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28), Đấng ví ḿnh như “hạt lúa miến… gieo xuống đất… mục nát đi… sinh hoa trái” (Jn 12:24). Hay nói cách khác, sống “Cửu Phúc Trọn Lành” là những ai được Chúa Kitô tuyển chọn theo Người, thành phần môn đệ của Chúa Kitô mới thực sự “là muối đất… là ánh sáng thế gian” vậy.

 

Tuy nhiên, để thực tế hóa hơn trong vấn đề thế nào là sống Cửu Phúc Trọn Lành theo Linh Đạo Nước Trời, linh đạo dẫn con người vào Nước Trời hay làm cho linh hồn nên một với Vị Thiên Chúa Làm Người là Đức Giêsu Kitô, sau khi xác định bản chất và ơn gọi, đời sống nội tâm và hoạt động tông đồ đối với thành phần môn đệ của ḿnh, Chúa Kitô đă từ từ dẫn giải những ǵ Người tóm gọn trong lời mở đầu bài giảng tiên khởi của Người. Có thể nói, toàn thân của bài giảng tiên khởi hay bài giảng trên núi này của Chúa Kitô, (phần bài giảng sẽ được khai triển ở những bài Phúc Âm cho các Chúa Nhật Mùa Thường Niên sau này, nhưng lại là những Chúa Nhật bị mất trong Mùa Phục Sinh chu kỳ Năm A 2002 này), là phần quảng diễn đoạn mở đầu về Cửu Phúc Trọn Lành của bài giảng tiên khởi vậy.

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Chúng ta lại trở về với bản Linh Đạo Nước Trời

 

Bài Giảng Tiên Khởi: Cửu Phúc Trọn Lành

Bài Giảng Tiên Khởi: Quảng Diễn Cửu Phúc

Phúc cho kẻ tinh thần nghéo khó

Đừng tích lũy cho ḿnh kho báu trần gian…(6:1-34)

Phúc cho kẻ hiền lành

Nếu mắt phải… tay phải nên dịp tội… (5:27-30)

Phúc cho kẻ sầu đau

Hăy vào qua cửa hẹp… (7:13-23)

Phúc cho kẻ đói khát thánh đức

Hăy xin sẽ được, t́m sẽ thấy, gơ sẽ mở cho (7:7-23)

Phúc cho kẻ tỏ ḷng xót thương

Nếu bị anh em làm phiền hăy về làm ḥa (5:21-26)

Phúc cho kẻ tâm hồn thanh khiết

Đừng làm việc đạo đức cho người ta thấy... (6:1-18)

Phúc cho kẻ kiến tạo ḥa b́nh

Đừng cự lại khi bị tổn thương… (5:38-42)

Phúc cho kẻ bị bắt bớ v́ sự công chính

Hăy cầu nguyện cho kẻ bách hại ḿnh… (5:43-48)

Phúc cho các con bị họ xỉ nhục và bắt bớ v́ Thày

Nhà xây trên đá không thể sụp đổ… (7:24-27)

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

                                               

Trần Mỹ Duyệt 

 

 

MEN VÀ MUỐI

 

 

Đọc kỹ trích đoạn Phúc Aâm theo Mátthêu mà Giáo Hội trích dẫn trong Chúa Nhật hôm nay (10 tháng 2 năm 2002), ta thấy hiện lên h́nh ảnh con người đích thực của Kitô hữu chúng ta. H́nh ảnh của những Kitô hữu sống giữa ḍng đời, mang hoài băo trở thành ánh sáng, men muối, và phản chiếu Chúa Giêsu đến với tất cả những ai gần gũi ḿnh. H́nh ảnh của một Kitô hữu với sứ mạng vào đời, nhập thế, tích cực và năng động. Một người Kitô hữu sống giữa ḍng đời với sứ mạng Phúc âm hóa môi trường và Phúc âm hóa thế giới. Vậy họ là ai, và tại sao phải làm như vậy?

 

Trước khi đề cập đến h́nh ảnh con người Kitô hữu truyền giáo này, tôi muốn gợi lại một chút về Bản Hiến Chương Nước Trời mà Chúa Giêsu đă công bố trong trích đoạn Phúc Aâm của Chúa nhật tuần trước, trong đó khi đề cập đến những đức tính của những ai muốn theo Chúa, muốn tham dự vào cuộc chơi t́m kiếm nước trời là nghèo khó, hiền lành, tha thứ, khiêm nhu, trong sạch, bác ái, xây dựng ḥa b́nh, và chịu đựng. Một loạt những đức tính ấy, hôm nay Ngài bảo chúng ta phải ứng dụng nó vào cuộc đời và cuộc sống hằng ngày của ḿnh. Và nếu nói theo từ ngữ và tư tưởng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân là chúng ta phải thực hành tinh thần Phúc âm hóa môi trường và phúc âm hóa thế giới. Đây chính là sứ mạng vào đời của mỗi người mang danh hiệu Kitô hữu. Đức Thánh Cha viết: “Khi mà cánh đồng truyền giáo c̣n mênh mông, bận rộn th́ không ai được lười”. Điều đó có nghĩa là không một Kitô hữu nào v́ bất cứ lư do ǵ lại quên đi nhiệm vụ truyền giáo của ḿnh.

 

Nhưng tại sao ḿnh lại phải trở thành một thành viên năng động và nhiệt thành như thế  trong cánh đồng lúa các linh hồn và giữa ḍng đời? Đó là v́ chính Chúa Giêsu đă trao ban sứ mạng ấy khi Ngài gọi chúng ta là “ánh sáng, là muối đất, là thành xây trên núi” (Xem Mt 5: 13-16). Aùnh sáng phản chiếu của Chúa Kitô mà chúng ta lĩnh nhận ngày chịu phép rửa tội. Muối đất là tinh thần truyền giáo, được sai đi của Chúa Kitô khi vào đời và chịu chết chuộc tội nhân loại, thành xây trên núi là h́nh ảnh những tâm hồn sống giữa đời, sống giữa những tục lụy mà vẫn kiên cường, vẫn hiên ngang công bố bằng hành động, bằng cuộc sống của ḿnh rằng ḿnh là người Kitô hữu, là môn đệ, và là người mang Chúa Giêsu.

 

Trong thực tế, ta vẫn thường nghe nhiều người lư luận rằng là người tín hữu miễn sao giữ đạo đủ điểm lên Thiên đàng là mừng rồi, chuyện truyền giáo, chuyện rao giảng để cho mấy ông cha, ông thầy hay bà phước làm. Những người này độc thân, rỗi răi có giờ làm những việc ấy hơn. Lại nữa giáo dân nói ít ai nghe.

 

Tư tưởng trên là một tư tưởng bi quan và là tư tưởng của những Kitô hữu “lười”. Chúng ta đều biết rằng không ai sống đạo nửa vời lại có đủ tiêu chuẩn để vào Thiên Đàng được. Theo Augustine, Thiên đàng là một phần thưởng chứ đâu phải một rạp hát, một bảo tàng viện mà chúng ta có thể vào với giá vé tiêu chuẩn. C̣n việc truyền giáo th́ ai cũng phải làm. Truyền giáo hay trở thành một h́nh ảnh mô phạm, một h́nh ảnh sống động của Chúa Giêsu trong cuộc đời th́ bất cứ ai đă chịu phép rửa tội hoặc những ai có tinh thần muốn t́m gặp và yêu mến Thiên Chúa trong ư niệm ngay lành đều phải làm. Các người tận hiến như các giáo sĩ, tu sĩ cũng là những Kitô hữu được trao cho ơn gọi và sứ mạng riêng trong cánh đồng truyền giáo mà thôi, các vị này không ai được độc quyền để truyền giáo, và cũng không ai lại vỗ ngực tự hào nói rằng việc truyền giáo, việc Phúc âm hóa môi trường và Phúc âm hóa thế giới là của tôi, mấy người giáo dân, mấy người khác ở ngoài chơi, không được nhập cuộc, không được tham dự. Nhưng trái lại, truyền giáo là một sứ mạng, một điều kiện cho tất cả những ai muốn chứng tỏ ḿnh là Kitô hữu, là người có Chúa Giêsu trong cuộc đời ḿnh. Tại sao?

 

V́ chính Chúa Giêsu đă nói với chúng ta như thế, v́ Giáo Hội đă nói với chúng ta như thế. Nhưng nhất là v́ ḷng yêu mến của mỗi ngựi chúng ta đối với Chúa Giêsu, đối với Giáo Hội buộc chúng ta phải giới thiệu Chúa, giới thiệu Giáo Hội với những ai mà ḿnh hằng ngày giao tiếp tùy vào hoàn cảnh và ơn gọi mà hành động, nhưng cách hành động tốt nhất vẫn là sống làm sao để người khác “nh́n thấy những việc lành của các  con mà ngợi khen Cha các con trên trời” (Mt 5:16). C̣n những người khác ấy là ai? Là chồng, là vợ, là con, là cháu, là người bạn cùng sở, là người hành khất gặp ở trên đường, là những bệnh nhân đang đau khổ về tinh thần hay vật chất, là những tội nhân, những trẻ em bụi đời, những người đang chống đối Chúa, chống đối Giáo Hội. Tất cả là đối tượng của đời sống truyền giáo của chúng ta.