Thứ 6

Ngày 14/4: Thánh Valerian

Chồng của Thánh Cêcilia.

Thánh nhân bị tống giam cùng với vợ v́ đă chôn táng người Kitô hữu.

Được tử đạo cùng với người anh em của vợ là Tiburtius,

và với Maximus là người được giao cho trách nhiệm canh giữ họ nhưng quay ra trở lại Kitô Giáo.

 

 

Thứ Sáu Tuần Thánh
 

 

R.I.P.

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Ngày c̣n nhỏ giúp lễ, mỗi lần có “lễ mồ” – lễ an táng, quan tài người mới qua đời được phủ bằng một tấm vải đen với h́nh thánh giá nổi bật và 3 chữ RIP. Hôm đó, mọi người được nghe hát tiếng Latinh và gọi là hát Requiem. Sau này khi có dịp t́m hiểu thêm mới biết chữ RIP là 3 chữa đầu của câu “Requiem In Pace” – Hăy nghỉ yên trong b́nh an. Và hát Requiem là hát lễ an táng hay c̣n gọi là “lễ mồ”.

 

Trong thánh lễ an táng, trước khi cử hành bao giờ cũng có phần đọc tiểu sử của người quá cố. Nếu người đó là những nhân vật tên tuổi và có địa vị th́ tiểu sử dài hơn bao gồm các bằng cấp, chức vị, huy chương, và bằng tưởng lục. Sẽ có nhiều bà điếu văn của những bạn bè, quen thân phân ưu, và đề cao công đức. Đối với những người chết trẻ hoặc chưa có sự nghiệp, công danh ǵ th́ tiểu sử thường được kết bằng câu tương tự như: “Ông, bà, anh, chị, hoặc em đó ra đi một cách tốt lành và nhẹ nhàng” mặc dù đó là cái chết do nhậu say rồi lái xe đâm vào cột đèn, hoặc bị đâm, chém, hay bắn chết trong một vụ ân oán giang hồ.

 

Hôm nay Giáo Hội Công Giáo và tất cả hầu hết những người tin theo Đức Kitô cũng tham dự một “lễ mồ”, lễ an táng của một người, đó là một thanh niên mới tṛn 33 tuổi đời. Tiểu sử thanh niên này không có ǵ là vẻ vang lắm, và nếu đem tóm gọn lại th́ chỉ vỏn vẹn gồm mấy ḍng như sau:

 

            Tên gọi: Giêsu.

            Ngày và năm sinh: 01.

            Nơi sinh: Chồng ḅ tại Belem.

Cha: Giuse.

Me: Maria.

Nghề nghiệp: Rao giảng.

 
Đi sâu vào nguyên nhân cái chết, th́ thanh niên ấy bị xử tử và bị đóng đanh trên thập giá v́ các trưởng lăo, kinh sư, kư lục, và thượng tế thời đó đă gán cho tội danh “phạm thượng”, và “khuấy động dân chúng”. Một tội danh mà nếu dùng bằng từ ngữ hiện nay có nghĩa là phản loạn, chống lại chính quyền, hoặc giáo quyền. Tóm lại, tiểu sử của thanh niên Giêsu chỉ có thế. Không có học vị đại học. Không bằng cấp. Không nghề nghiệp rơ ràng. Không địa vị xă hội. Không huân chương hay bằng tưởng lục. Chết như một tử tội v́ phản loạn.

 

Tuy nhiên, theo tường thuật, sau khi đă gục đầu tắt thở, người tử tội trẻ tuổi này cũng được ḷng xót thương của vài người mộ mến, và đă được an táng tươm tất nhờ vào ḷng hảo tâm của mấy vị này: “Giuse tháo xác người xuống, bọc trong khăn liệm và đặt người trong ngôi mộ đă được khoét vào đá. Sau đó, ông lăn tảng đá chắn lối ra vào mộ” (Mac 15:46). Nếu được an táng như ngày nay, chắc chắn tử tội Giêsu cũng được một vài người, hoặc một số đoàn thể, hội đoàn bác ái họp nhau xin lễ cầu nguyện cho. Nhiều người, nhất là các bà mẹ sẽ khóc v́ cảm thương thân phận và tuổi đời quá ngắn ngủi. Nhất là phải chết một cách rùng rợn và dă man. Và trong niềm xót thương đó, nhiều người sẽ thầm thĩ: “Requiem in Pace” – Giêsu hăy nghỉ trong b́nh an.

 

R.I.P – Requiem in pace! Bài hát này mà mấy thượng tế, Pharisiêu, mà Luật sỹ thời đó nếu có được th́ chắc là họ sẽ hát to và hát rất hùng hồn. Không phải v́ cảm t́nh chia sẻ với cái chết tức tưởi và tuổi đời quá trẻ, mà là họ muốn chù ẻo người đă chết “đă chết cho chết luôn”. Ngủ đi. Ngủ yên đi. Đừng dậy nữa. V́ khi c̣n sống quậy quá! Phá quá làm nhiều người mất ăn, mất ngủ.

 

Đối với nhiều người chúng ta hôm nay có lẽ cũng có cùng một ư tưởng như mấy luật sỹ, Pharisiêu, trưởng lăo, và thượng tế thời đó. Chúng ta cũng muốn cho người chết ấy đừng dậy nữa, và tốt hơn là “hăy ngủ yên”. Hăy an nghỉ đừng thức dậy nữa.

 

Nhưng nếu Giêsu ngủ yên, th́ liệu mấy thượng tế, trưởng lăo, luật sỹ, và Pharisiêu có ngủ yên không? Thưa không. V́ tất cả đều biết rằng linh hồn người chết đó sẽ không vui v́ đă bị chết oan, bị cưỡng bức, và bị xử vô tội. Chính những người đă lên tiếng cáo gian, và đ̣i xử tử lúc này mới thấy ḿnh áy náy và sợ hăi: “Hôm sau, sau ngày chuẩn bị mừng lễ, những thượng tế và Pharisiêu đă đến dinh Philatô. Họ nói với ông rằng: “Thưa ngài, lúc c̣n sống tên lưu manh ấy đă tuyên bố, ‘Sau ba ngày ta sẽ sống lại’. Xin ngài ra lệnh canh mộ cho đến ngày thứ ba. Nếu không đồ đệ hắn có thể ăn trộm xác hắn rồi phao đồn hắn đă sống lại từ cơi chết” (Mt 27: 62-64).

 

Cùng với Giáo Hội và toàn thể những tâm hồn thiện tâm đang xúc cảm và thành tâm cúi đầu trước cái chết tức tưởi và bi thương của Giêsu – Đấng Cứu Độ nhân trần – hôm nay, chúng ta có muốn Ngài nghỉ yên trong b́nh an như lối nh́n và ước muốn của mấy ông Pharisiêu, mấy thượng tế, mấy trưởng lăo, và kư lục thời Ngài không? Chúng ta có thật sự mong Ngài được nghỉ yên trong b́nh an, hay mong Ngài đừng chỗi dậy như Ngài đă nói. Và nếu thực sự niềm cảm xúc và nỗi thương đau hôm nay của chúng ta phản ảnh những tâm tư thành kính trước cuộc khổ nạn của Ngài, bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau:

 

- Chúa chết v́ ai?

- Tại sao Ngài lại phải chết?

- Tôi có can dự ǵ vào cái chết của Ngài không?

 

Chúa chết v́ ai? Câu trả lời này th́ ai cũng đă rơ. Chúa chết cho mọi người, và trong đó có cả tôi. Chúa chết cho phần rỗi của chúng ta.

 

Nhưng tại sao Ngài lại phải chết? Bởi v́ Ngài đă nói, đă làm, và đă hết ḿnh với chúng ta, mà chúng ta vẫn không đón nhận Ngài. Chúng ta vẫn nghi ngờ và xa lánh Ngài. Ngài đến v́ phần rỗi chúng ta, v́ hạnh phúc nước trời của chúng ta, nhưng chúng ta v́ đam mê và chôn bám vào thế giới vật chất này, nên đă không chấp nhận Ngài. Chúng ta vẫn coi Satan và thế gian hơn Ngài, nên Ngài chỉ c̣n có cách “chết đi” để chúng ta thấy mà tin.

 

Tôi có can dự ǵ vào cái chết của Ngài không? Dĩ nhiên là có. Không thể như Philatô rửa tay trước bản án bất công mà ông đă ra cho Chúa. Chúng ta không thể chối rằng chính tôi, tôi cũng có phần trong cái chết của Ngài. Do tội lỗi và dục vọng xui khiến, tôi đă có mặt trong đám đông hôm đó và cũng đă hô to “Đóng đinh nó đi. Đóng đinh nó vào thập giá”.

 

V́ những tội tôi đă phạm. V́ tôi đă để cho những đam mê và trần gian chiếm ngự và chi phối ḷng trí và cuộc sống của ḿnh. Tôi đă bỏ Chúa, đă không thực hành bác ái như Chúa dậy, đă không kính mến Thiên Chúa như Ngài đáng kính mến. Chính tôi đă giơ tay đả đảo Ngài, và kêu án cho Ngài.

 

R.I.P – Requiem in pace! Lậy Chúa Giêsu rất đáng yêu mến. Con hết ḷng thống hối v́ những lỗi lầm và tội lỗi con đă gây nên cái chết của Chúa. Chính con là người đă có mặt trong đám đông hôm kêu án cho Chúa, và muốn cho Chúa chết. Bởi v́ con đă phạm tội, và bởi v́ con sợ rằng bao lâu Chúa c̣n sống và c̣n nh́n thấy con th́ bấy lâu con phải áy náy, cắn rứt, và không phạm tội được.

 

Vâng, lạy Chúa xin hăy nghỉ yên. Con nay đă thống hối và quyết tâm quay về với Chúa.  Xin sự b́nh an của Chúa thống trị tâm trí và cuộc sống của con, để con không bao giờ xúc phạm đến Chúa, xua đuổi Chúa, và làm cho Chúa phải chết nữa.