Chúa Nhật

Ngày 14/5: Thánh Mathêu

Là một trong 12 tông đồ.

Viết cuốn Phúc Âm thứ nhất.

 


CHÚA NHẬT V PHỤC SINH


 

BÀI ĐỌC I: Act 9:26-31

“Ngài thuật lại cho các ông biết trên đường đă thấy Chúa thế nào”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, khi tới Giêrusalem, Saolô t́m cách tiếp xúc với các môn đệ; nhưng mọi người đều sợ ngài, không tin rằng ngài đă trở thành môn đệ. Barnaba dẫn ngài đến gặp các Tông đồ và ngài thuật lại cho các ông biết trên đường ngài đă thấy Chúa thế nào, đă được Chúa phán dạy, và tại Đamas ngài dạn dĩ xưng danh Đức Giêsu thế nào. Và từ đó, ngài ra vào Giêrusalem với các ông, và dạn dĩ xưng danh Chúa. Ngài cũng giảng dạy cho dân ngoại, và tranh luận với những người Hy Lạp; nên họ t́m cách giết ngài. Các anh em biết việc đó, nên đem ngài xuống Xêsarêa, rồi tiễn đưa ngài về Tarxê. Hội thánh được b́nh an trong miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được xây dựng và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.

Lời của Chúa.


Đáp
Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, bởi Chúa mà lời tôi ca ngợi vang lên trong đại hội.

1.      Bởi Chúa mà tôi ca ngợi vang lên trong đại hội, tôi sẽ làm trọn những lời khấn hứa của tôi, trước mặt những người tôn sợ Chúa. Bạn cơ bần sẽ ăn và được no nê, những kẻ t́m kiếm Chúa sẽ ca khen Chúa: “Tâm hồn các bạn hăy vui sống tới muôn đời”.

2.      Thiên hạ sẽ ghi ḷng và trở về với Chúa, khắp cùng bờ cơi địa cầu; và toàn thể bá tánh chư dân sẽ phủ phục trước thiên nhan Chúa. Bao người ngủ trong ḷng đất sẽ tôn thờ duy một Chúa, bao kẻ nằm xuống bụi tro sẽ sấp ḿnh trước thiên nhan. Và linh hồn tôi sẽ sống cho chính Chúa.

3.      Miêu duệ tôi sẽ phục vụ Ngài, sẽ tường thuật về Chúa cho thế hệ tương lai, và chúng kể cho dân hậu sinh biết đức công minh Chúa, rằng: “Điều đó Chúa đă làm”.


BÀI ĐỌC II: 1 Joan 3:18-25

“Đây là giới răn của Người; là chúng ta phải yêu thương nhau”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Do đó, chúng ta biết ḿnh thuộc về sự thật, và sẽ được vững ḷng trước mặt Chúa. V́ nếu ḷng chúng ta c̣n khiển trách chúng ta, th́ Thiên Chúa c̣n lớn hơn ḷng chúng ta và Người thông biết mọi sự. Các con thân mến, nếu ḷng chúng ta không khiển trách, th́ chúng ta tin tưởng nơi Thiên Chúa, và bất cứ điều ǵ chúng ta xin, th́ chúng ta cũng được Người ban cho, v́ chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp ḷng Người. Và đây là giới răn của người: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đă ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, th́ ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều nầy mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đă ban cho chúng ta.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Các con hăy ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con; ai ở trong Thầy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 15:1-8

“Ai ở trong Thầy, và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái th́ Người chặt đi, c̣n nhành nào sinh trái th́ Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đă được tỉa sạch nhờ lời Thầy đă nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho, các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy. Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, v́ không có Thầy, các con không thể làm được ǵ. Ai không ở trong Thầy, th́ bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, th́ các con muốn ǵ, cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy”

Phúc Âm của Chúa.

_____________________

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH NĂM B

 

  

Thần linh sinh sản thần linh hay quái thai kitô giả…

 

 

V́ vẫn c̣n trong Mùa Phục Sinh, bài Phúc Âm của tuần thứ năm Phục Sinh năm B tiếp tục chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” từ tuần trước. Nếu tuần thứ tư Phục Sinh Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” được diễn tả qua h́nh ảnh “vị mục tử nhân lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên”, vị mục tử nhân lành biết chiên của ḿnh và được chiên của ḿnh biết đến, th́ tuần thứ năm Phục Sinh này Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” được tiêu biểu qua h́nh ảnh “cây nho đích thực”, một cây nho tràn đầy Nhựa Sống Thần Linh trổ sinh muôn vàn hoa trái nơi các cành của ḿnh.

 

Tuy nhiên, ư nghĩa Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh là “Sự Sống” giữa tuần trước và tuần này khác nhau về đối tượng nhận lănh. Tuần trước, Lời Chúa trong bài Phúc Âm ngỏ với dân Do Thái, Chúa Kitô Phục Sinh, qua vai tṛ Chủ Chiên Nhân Lành, là “Sự Sống” đối với chung đàn chiên của Người, một đàn chiên có thể hiểu là cộng đồng Kitô hữu nói riêng và cộng đồng xă hội loài người nói chung, v́ Người nói đến cả những chiên chưa thuộc về đàn. Tuần này, Lời Chúa trong bài Phúc Âm ngỏ với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Kitô Phục Sinh, qua h́nh ảnh Cây Nho Đích Thực, là “Sự Sống” đối với chung Giáo Hội và đối với riêng thành phần giáo sĩ (kể cả tu sĩ) nhất là giáo phẩm, thành phần được Người tuyển chọn để làm bạn hữu với Người (x Jn 15:14-15), nhờ đó có thể cảm nghiệm Người (“ai sống trong Thày”), hầu làm chứng nhân cho Người (“Thày sống trong họ”), và chăn dắt đàn chiên của Người như Người chăn dắt chúng với tinh thần của một vị Mục Tử Nhân Lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên (“trổ sinh hoa trái”).

 

Nếu Chúa Kitô là Cây Nho Đích Thực, và chung Giáo Hội cũng như riêng đời tận hiến tu sĩ, đặc biệt hàng giáo sĩ, nhất là hàng giáo phẩm, là cành nho, th́ nhựa sống của Cây Nho Đích Thực thông sang cho các cành nho này là ǵ? Hoa trái nhờ nhựa sống này được trổ sinh ở các cành nho đây là chi? Tại sao những cành đă sinh trái lại c̣n bị cắt tỉa cho càng sinh nhiều hoa trái hơn?

 

Về vấn đề thứ nhất, vấn đề nhựa sống của cây nho, vấn đề liên quan đến bài Phúc Âm tuần tới, Chúa Nhật VI Phục Sinh, nên chúng ta để đến bài chia sẻ tuần tới hăy bàn tới. Bài Phúc Âm Chúa Nhật V Phục Sinh tuần này chỉ nói đến vấn đề tác dụng của “Sự Sống” nơi các cành nho, tức nhấn mạnh đến vai tṛ sinh hoa kết trái của cành nho mà thôi. Đối với khía cạnh cành nho sinh hoa kết trái cho Cây Nho Đích Thực là Chúa Kitô này, chúng ta thấy Giáo Hội Chúa Kitô thực sự là hiền thê của Người, một người nữ tự ḿnh không thể sinh sản con cái nếu không hiến thân cho chồng, kết hiệp với chồng và nhận được sinh lực từ chồng, như cành nho được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm không dính liền với thân nho chẳng những sẽ không sinh hoa trái c̣n bị khô héo, trở thành củi bị lửa thiêu rụi đi mất. Tuy nhiên, v́ là việc sinh sản thiêng liêng chứ không phải thể chất, sinh sản thần linh chứ không phải phàm nhân, mà Vị Hiền Thê Mẹ Giáo Hội này phải là một Trinh Nữ, Trinh Nữ Sinh Con, như mô phạm của ḿnh là Trinh Nữ Maria, Mẹ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Đó là lư do ở phần đầu của bài Phúc Âm, Chúa Giêsu đă nói đến việc thanh sạch của thành phần sẽ sinh sản muôn vàn hoa trái cho Người: “Các con đă được thanh sạch nhờ lời Thày nói với các con”.

 

Nếu muốn sinh sản muôn vàn hoa trái thần linh, Giáo Hội cần phải thanh sạch, phải là một Trinh Nữ, mà yếu tố làm cho và giữ cho Giáo Hội luôn là một Trinh Nữ, tức luôn sinh hoa kết trái, đó là Lời Chúa. Như thế, dù chưa hoàn toàn cho thấy, như bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh tuần tới, tất cả bản chất của nhựa sống của Cây Nho Đích Thực, nhựa sống có tác dụng làm cho các cành nho sinh muôn vàn hoa trái, bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh tuần này cũng cho thấy trước nhựa sống của Cây Nho Đích Thực đây trước hết là Lời Chúa. Bởi đó, cành nho dính liền với cây nho, ở chỗ, như Chúa Giêsu  kêu gọi trong bài Phúc Âm, “hăy sống trong Thày như Thày sống trong các con”, để trổ sinh muôn vàn hoa trái đây không là ǵ khác ngoài việc tuân giữ Lời Chúa, như Chúa khẳng định trong bài Phúc Âm “nếu các con sống trong Thày và những lời của Thày ở với các con th́ các con xin bất cứ sự ǵ cũng được”, đến độ Lời Chúa hoàn toàn làm chủ con người tự nhiên của họ và chi phối cuộc đời sống đạo của họ, thành phần nhờ đó trở thành phản ảnh sáng ngời Lời Chúa, trở thành những chứng nhân trung thực cho Tin Mừng Sự Sống, cho Đấng “là Sự Sống Lại và là Sự Sống” (Jn 11:25). Cho tới khi được nên một với Chúa Kitô, được Chúa Kitô chiếm đoạt như thế, một t́nh trạng linh đạo được tu đức học gọi là Thần Hiệp, thành phần môn đệ đích thực của Người nói chung, nhất là thành phần đă được thụ phong để trở thành “alter Christus” nói riêng, mới có thể làm cho thế gian thấy được một Chúa Kitô sống động nơi Giáo Hội mà trở về với Người, hầu được thông phần vào sự sống thần linh với Giáo Hội (x 1Jn 1:1-3).

 

Vậy hoa trái thần linh được trổ sinh từ cành nho Giáo Hội đây là ǵ – Chúa Kitô được tái sinh trên thế gian nơi các linh hồn, hay là các linh hồn được tái sinh trong Chúa Kitô bởi nước và Thần Linh (x Jn 3:5)? Nếu hài nhi được sinh ra là tầm vóc h́nh thành sống động của mầm sống 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ thế nào, th́ hoa trái thần linh được Giáo Hội sinh ra cũng thế, cũng chính là Lời Chúa, song là Lời Chúa ở tầm vóc h́nh thành sống động như vậy, nghĩa là một Chúa Kitô h́nh thành nơi các linh hồn nhận biết Người (x Eph 4:13, 15; Col 1:28; Gal 4:19), tới độ thành phần nhận biết Chúa Kitô đă được hoàn toàn đồng hóa với Người, một cuộc đồng hóa đến nỗi ai xúc phạm đến họ là xúc phạm đến chính bản thân Người, như chính Người đă xác định với một Saolê ngă ngựa trên con đường đang hung hăng điên cuồng lùng bắt các Kitô hữu tiên khởi: “Saolê, Saolê, sao ngươi bách hại Ta?... Ta là Giêsu, người mà ngươi đang bách hại” (Acts 9:5-6). Như thế, hoa trái thần linh được cành nho Giáo Hội hay Kitô hữu trổ sinh đây chính là Chúa Kitô. Đó là lư do Chúa Kitô khẳng định với những ai báo cho Người biết về việc Mẹ Người và anh em Người đang chờ gặp Người (Lk 8:21) rằng Người có thể trở thành con cái của thành phần lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa như Mẹ Maria, Người Mẹ đă được một phụ nữ khen tặng là có phúc v́ được diễm phúc cưu mang và cho Người bú về thể lư (x Lk 11:27-28).

 

Thế nhưng, cuộc sinh thể lư nào cũng quằn quại đớn đau ra sao, cuộc sinh sản thiêng liêng cũng thế. Đớn đau bao giờ cũng gắn liền với việc sinh sản, dù là sinh sản thể lư hay thiêng liêng. Đớn đau là dấu hiệu đi liền với việc sinh nở, đến nỗi không đau đớn cũng không có vấn đề sinh con. Đớn đau bởi thế c̣n là dấu hiệu cho thấy một nguồn sinh lực dồi dào phong phú, như dấu tích tử giá là dấu hiệu chứng thực Chúa Kitô Phục Sinh vậy. Nếu một Trinh Nữ Sinh Con Maria Vô Nhiễm Tội mà c̣n phải bị lưỡi đ̣ng đâm thâu qua dưới chân cây thập giá của Con ḿnh mới làm cho tư tưởng nhiều người tỏ lộ ra (x Jn 19:25; Lk 23:44-48), th́ Giáo Hội, cũng là một Trinh Nữ Sinh Con, làm sao có thể nào thoát được thân phận đớn đau này. Đó là lư do, ngay ở đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật V Phục Sinh Năm B tuần này Chúa Giêsu đă xác quyết và tiên báo cho các tông đồ biết về t́nh trạng cần phải đớn đau mới có thể sinh muôn vàn hoa trái rằng: “Cha sẽ chặt đi các cành không sinh hoa kết trái, c̣n cành nào sai trái th́ Ngài cắt tỉa để càng sinh hoa kết trái hơn nữa”. Kinh nghiệm tu đức cho thấy không một vị thánh nào mà không có đau khổ. Không khổ không thánh. Càng khổ càng thánh. Thiên Chúa cũng sử dụng đau khổ để chẳng những thánh hóa linh hồn mà c̣n làm cho linh hồn có khả năng sinh sản thiêng liêng nữa. “Cành nho nào sai trái” sẽ được Vị Trồng Nho là Chúa Cha cắt tỉa đây phải chăng là cành nho đă được Lời Chúa thanh tẩy, cành nho thánh thiện, cành nho được thần hiệp với Chúa Kitô Tiệc Ly (x Jn 17:21), và cành nho sai trái này sẽ “càng sai trái hơn” c̣n cần phải trải qua đêm tối tăm với Chúa Kitô ở Vườn Cây Dầu (x Mt 26:38; Lk 22:44) cũng như trên Cây Thập Giá nữa (x Mt 27:46; Mk 15:34). Điển h́nh nhất là Đức Gioan Phaolô II, vị đă là cành nho sinh trái qua 104 chuyến tông du, qua việc làm cho Cộng Sản Đông Âu sụp đổ v.v. nhưng vẫn cần phải được cắt tỉa đi, qua cuộc khổ nạn cuối đời, nhờ đó đă trở thành cành nho sai trái hơn, với một đại lễ an táng có thể nói vô tiền khoáng hậu. 

 

Tuy nhiên, theo nguyên tắc Lời Chúa trong bài Phúc Âm hôm nay, nếu phải dính liền với Cây Nho mới có thể sinh muôn vàn hoa trái, th́ một khi cần phải bị Vị Trồng Nho cắt tỉa như ĺa khỏi Cây Nho th́ làm sao lại có thể sinh nhiều hoa trái hơn được? Thế nhưng, đó lại là định luật sinh sản. Nếu thai nhi phải ĺa bỏ ḷng mẹ, ở chỗ cái nhau làm cho mẹ con dính liền với nhau cần phải cắt đứt khi thai nhi lọt ḷng mẹ thế nào th́ quả thực, chỉ có những ai liều mất mạng sống ḿnh mới giữ được nó cho sự sống đời đời mà thôi (x Jn 12:25). Nếu Chúa Kitô trước khi tắt thở trên Thập Giá đă phải kêu lên năo nuột “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ rơi Con” (Mt 27:46; Mk 15:34), một tiếng kêu nói lên t́nh trạng và tâm trạng cho thấy cái cảm giác Người hoàn toàn bị cắt ĺa khỏi Cha thế nào, th́ thành phần môn đệ là “cành nho sai trái” cũng sẽ cảm thấy ḿnh bị tách ĺa khỏi Chúa Kitô như vậy, như trường hợp các tông đồ sau Bữa Tiệc Ly được Chúa Kitô tiên báo, nhưng lại là một t́nh trạng tách ĺa thiết yếu và quan trọng để thành phần cành nho bạn hữu của Cây Nho Chúa Kitô “càng sai trái hơn”: “Thày đi th́ có lợi cho các con… Các con sẽ khóc lóc than van… nhưng nỗi phiền muộn của các con sẽ trở thành niềm vui cho các con” (Jn 16:7,20).

 

Về vấn đề sống nội tâm thân mật với Chúa Kitô như cành nho với thân nho để có thể sinh nhiều hoa trái được bài Phúc Âm Chúa Nhật V Phục Sinh năm B nhắc đến, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhận định về t́nh trạng sống đạo hiện nay trong Giáo Hội và khuyên giục giới trẻ Tây Ban Nha trong chuyến tông du 99 (3-4/5/2003) của Ngài như sau:

“Thảm kịch của nền văn hóa hiện nay đó là thiếu đời sống nội tâm, thiếu việc chiêm niệm. Không có đời sống nội tâm th́ văn hóa chỉ là những ǵ rỗng ruột, nó như một cái xác nhưng chưa có hồn sống. Các bạn đừng bao giờ tách biệt hoạt động với chiêm niệm; nhờ đó các bạn mới có thể góp phần vào việc biến đổi giấc mơ cao cả trở thành thực tại; trở thành một cuộc hạ sinh cho một tân Âu Châu trong tinh thần. Một thứ Âu Châu trung thành với những cội nguồn Kitô Giáo của ḿnh, chứ không gắn bó với chính nó, song hướng tới việc trao đổi và hợp tác với các dân tộc khác trên thế giới… Các bạn cần đến sự trợ giúp của việc nguyện cầu cũng như cần đến sự an ủi phát xuất từ mối thân t́nh mật thiết với Chúa Kitô. Chỉ có thế, chỉ khi nào sống cái cảm nghiệm t́nh yêu Thiên Chúa và chiếu sáng t́nh huynh đệ Phúc Âm, các bạn mới có thể trở thành những tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, mới có thể trở thành những con người nam nữ chân chính của ḥa b́nh và là những con người đi xây dựng ḥa b́nh… Hăy tham dự vào ‘học đường của Trinh Nữ Maria’. Người là một mô phạm chiêm niệm siêu việt và là một mẫu gương tuyệt vời của đời sống nội tâm sinh hoa trái, hân hoan và phong phú”.

Tuy nhiên, vấn đề sống nội tâm đây không phải chỉ là vấn đề thi hành những việc đạo đức, nhất là cử hành những tác động phụng vụ, như thường xuyên xưng tội rước lễ, mà c̣n ở vấn đề sống tinh thần Chúa Kitô nữa. Đó là lư do kinh nghiệm sống đạo cho chúng ta thấy, có nhiều người rất đạo đức, xưng tội hằng tháng, rước lễ hằng tuần, đọc kinh hằng ngày, thế mà vẫn làm gương mù gương xấu, vẫn sống như người con cả ở gần cha mà chẳng hiểu cha ḿnh ǵ hết (x Lk 15:29,31), chẳng khác ǵ như những cây vả xum xuê hoa lá mà chẳng có trái, đáng bị rủa chết (x Mk 11:13-14). Nói như thế không có nghĩa là phụng vụ là đồ bỏ, trái lại, có đến với Chúa Kitô nơi các bí tích, Kitô hữu chúng ta mới được dồi dào Chúa Kitô, nhờ đó mới có thể thông Người ra qua đời sống chứng nhân cho tinh thần đức ái trọn hảo của Người: “Các bạn đừng bao giờ tách biệt hoạt động với chiêm niệm”. Vấn đề quan trọng ở đây là chúng ta phải làm sao để tâm hồn chúng ta trở thành mảnh đất tốt cho mầm mống thần linh là Lời Chúa lớn lên trổ sinh gấp trăm (x Mt13:23), th́ chúng ta sẽ không bị xẩy thai, thậm chí không cưu mang và sinh ra những quái thai, những kitô giả…

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

CÀNH NHO SAI TRÁI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

“Đây là điều làm Cha thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và trở nên môn đệ của Thầy” (Gioan 15:8).

 

1. Chúa Cha được vinh hiển: Ngài sung sướng khi nh́n thấy Kitô hữu chúng ta trổ sinh nhiều hoa trái tốt, đồng thời trở nên môn đệ của Đức Kitô.

 

Là người cha nhân lành, Chúa Cha trên trời chắc chắn sẽ vui và sung mừng khi thấy con cái ḿnh sinh được hoa trái thiêng liêng, và làm rạng danh Ngài qua những hoa trái ấy.

 

Như các bậc làm cha mẹ vui mừng và hănh diện khi thấy con ḿnh sau những tháng ngày vất vả học hành nay thành đạt vẻ vang. Như các bậc phụ huynh vui mừng và hănh diện khi thấy con cái ḿnh đạt được những địa vị cao trong Giáo Hội cũng như ngoài xă hội?

 

Nếu có những mẩu tin vui loan báo ngày thành hôn của con, ngày ra trường của con, th́ cũng có những mẩu tin vui và trang trọng loan báo ngày chịu chức linh mục, giám mục, hay hồng y của con. Rồi mỗi khi con leo được thêm trên nấc thang danh vọng hoặc quyền lực là một lần cha mẹ được hănh diện và sung sướng. 

 

Hành động cha mẹ cảm thấy vui mừng, hănh diện và sung sướng khi thấy con ḿnh thành đạt, bước những bước cao trên bậc thang danh vọng, quyền lực được xem như một hành động tự nhiên, và là một việc làm hữu lư. V́ đó là kết quả của bao suy tư, lo lắng, và vất vả mà người làm cha mẹ đă trải qua, đă đầu tư cho tương lai con cái ḿnh. Họ có quyền được hưởng những hoa trái do sự cố gắng và hy sinh của ḿnh nơi con cái.  

 

Ngược lại, khi con cái lỗi đạo không vâng lời cha mẹ làm những điều tội lỗi, xấu xa, th́ không những người con ấy bị xă hội chê bai, ruồng bỏ, và xa tránh, mà cả cha mẹ cũng bị mang tiếng xấu lây. Theo Nho Giáo những người con như thế mang tội bất hiếu, v́ do ḿnh mà cha mẹ phải chịu xấu hổ, bị người đời khinh khi, nhạo báng. Đạo hiếu này phù hợp với giới luật của Thiên Chúa, khi Ngài phán: “Hăy thảo hiếu cha mẹ”.

 

Trong Thánh Kinh, khi Chúa Giêsu gọi Cha trên trời là Cha, và dậy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha bằng câu: “Lậy Cha chúng con ngự trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến”, Ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Cha trên trời cũng sẽ vui mừng và hănh diện lắm khi chúng ta đem lại vinh quang cho Ngài. Và khi Kitô hữu chúng ta vâng giữ lời Ngài truyền dậy, sống đời thánh thiện, đạo đức th́ đó không những chúng ta chu toàn được giới luật 4 về thảo kính cha mẹ đối với Ngài; mà con hơn thế, Ngài cũng được vinh danh, và hănh diện v́ chúng ta.  

 

2. Là môn đệ Đức Kitô:  Có thể nói, Chúa Cha trên trời sung sướng và hănh diện khi nh́n thấy các Kitô hữu đem lại cho Ngài nhiều hoa trái thiêng liêng. Nhưng nhất là Ngài nh́n thấy chúng ta mật thiết và kết hợp với Đức Kitô, là đầu và là hồn sống của cả nhân loại.

 

Chúa Kitô đă tự ví ḿnh là thân nho, và mỗi Kitô hữu là một cành nho. Sự liên hệ giữa thân và cành một cây hoa, cây cảnh, thí dụ cây nho – h́nh ảnh mà Chúa Giêsu dùng để ám chỉ về sự liên kết giữa các linh hồn và chính Ngài - là một sự liên hệ mật thiết đem lại sự sống. Một nghĩa nào đó, cành nho cũng là thân nho kéo dài. Và đôi lúc cành nho lại cần thiết hơn cả chính thân nho, mặc dù từ nơi thân nho mà cành nho được nuôi dưỡng những nhựa sống.

 

Những lúc mà cành trở thành sinh động và hấp dẫn hơn thân là những lúc cành nở rộ hoa lá, đẹp đẽ và xinh tươi. Và nhất là những bông hoa xinh xắn, mầu sắc ấy lại đem đến những quả ngọt. Những lúc ấy, cái vinh dự, và thành quả của sức sống chuyển lưu bên trong của thân chịu khuất dạng và âm thầm dành cho niềm vui của những trái chín thơm nặng trĩu cành.

 

Chủ vườn không những thích và yêu những gốc cây mà mỗi mùa trái mang lại nhiều quả ngọt và đem lại phong phú cho vụ mùa. Ông cũng cưng chiều nâng nưu những cành đă mang lại nhiều hoa và trái. Trong mối tương quan giữa Chúa Giêsu và các Kitô hữu, th́ đây là kết quả tốt của một cây nho mà Chúa Cha – chủ vườn – đă vun trồng. Và đó là điều mà Ngài cảm thấy sung sướng. Chúa Giêsu sánh ví sự kết hợp này và mối liên kết này với sứ mạng hiểu biết và: “Trở nên môn đệ của thầy” (Gioan 15:8).

 

Chúa Cha được vinh dự v́ Kitô hữu chúng ta trở nên môn đệ của Chúa Giêsu liên quan đến việc chúng ta mang lại hoa trái cho Ngài. V́ Chúa Giêsu là cây nho. Cây nho mà không có cành th́ là cây nho cằn cỗ. Cây nho không có cành th́ cũng là cây nho không sinh hoa trái. Như vậy sự hiện diện của Đức Kitô sẽ là một sự hiện diện thừa thăi và không cần thiết. Nói theo tư tưởng của chính Ngài, là “bị chặt và quảng vào lửa”. Chính v́ thế, mà Chúa Giêsu cũng cần đến mỗi chúng ta để mang hoa trái đến cho nhân loại. Và đó là ư nghĩa của hành động tông đồ, của hành động chứng nhân, và chính chúng ta là những môn đệ của Chúa Giêsu.

 

“Tông Đồ phải là chén thánh chứa đầy Chúa Giêsu và tràn phần dư cho các linh hồn” (Cha Mathêô). Người môn đệ của Chúa Giêsu đây là những Kitô hữu mật thiết với Chúa như cành dính liền với thân, mang sứ mệnh t́nh thương của Ngài đến với nhân loại. Những hoa trái thiêng liêng kia chính là điều làm Thiên Chúa được vinh dự. Đến đây th́ Kitô hữu chúng ta lại phải để ư đến tinh thần và lối sống tông đồ của ḿnh, đến bổn phận chứng nhân cho Chúa trong đời sống của ḿnh.

 

Như Chúa Giêsu đă nói, thật ra Ngài rất cần những tông đồ, những môn đệ như chúng ta, v́ như thế sẽ chứng minh Ngài là thân nho, là cây nho tốt. Ngoài ra, qua chúng ta, kết quả tốt ấy được thực sự nh́n thấy qua những chùm nho chín, nặng trĩu trái ngon là những hành động đạo đức, tốt lành qua đời sống chứng nhân của mỗi người.

 

Chúa Giêsu vui thích và Chúa Cha được vinh hiển, khi có nhiều người nhận biết và đem lại hoa trái. Điều này chứng minh sự hy sinh của Ngài trên thập giá càng được đền đáp. V́ càng nhiều người trở nên môn đệ Chúa Giêsu th́ việc ca tụng và tôn vinh họ mang về cho Chúa Cha càng nhiều như những chùm nho nặng trĩu của cây nho sau mỗi vụ mùa, khiến chủ vườn được vui.

 

 

 

“CÂY NHO VÀ CÀNH NHO”

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ    

   

             Trước năm 1975 ở Việt Nam người ta khó mà biết cây nho hay giàn nho là thế nào, dù rằng trái nho, nhất là nho Mỹ th́ được bày bán tại các chợ. Do hoàn cảnh khó khăn của những năm 75-80 mà vùng Phan-Rí, Phan-Rang đă trở thành những cánh đồng nho thẳng tắp và h́nh ảnh của cây nho trong Phúc Âm không c̣n xa lạ với nhiều người giáo dân Việt Nam nữa.

 

             Thật vậy, trong Phúc âm, ngoài h́nh ảnh của người chăn chiên và đàn chiên, Chúa Giê-su c̣n ưa thích sử dụng một h́nh ảnh khác để diễn tả và giảng dạy về mối tương quan cá vị, mật thiết giữa con người và Thiên Chúa: đó là h́nh ảnh của thân nho và cành nho. Giữa thân và cành nho chỉ có một ḍng nhựa duy nhất luân chuyền và dưỡng nuôi toàn cây. Cành nho chỉ có thể sống và sinh hoa kết trái khi gắn chặt vào thân nho và nhận ḍng nhựa có sức sống mănh liệt ấy.

 

             Điều Chúa Giê-su muốn nói với các Ki-tô hữu chúng ta là: Có một sự sống  thần linh luân chuyển từ Người sang chúng ta (như ḍng nhựa luân chuyển từ thân nho sang cành nho) và làm cho chúng ta sinh hoa kết quả ngọt ngào là có một đời sống đạo đức, thánh thiện, đẹp ḷng Thiên Chúa và hữu ích cho trần thế.

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: Cv 9, 26-31:  Ông Ba-na-ba bảo lănh ông Sao-lô với các môn đệ.

 

     (26) Hồi ấy khi tới Giê-ru-sa-lem, ông Sao-lô t́m cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn c̣n sợ ông, v́ họ không tin ông là một môn đệ. (27) Ông Ba-na-ba liền đứng ra bảo lănh đưa ông Sao-lô đến gặp các Tông Đồ, và tường thuật cho các ông nghe chuyện ông ấy được thấy Chúa hiện ra trên đường và phán dạy làm sao, cũng như việc ông ấy đă mạnh dạn rao giảng nhân danh Đức Giê-su tại Đa-mát thế nào. (28) Từ đó ông Sao-lô cùng với các Tông Đồ đi lại hoạt động tại Giê-ru-sa-lem. Ông mạnh dạn rao giảng nhân danh Chúa. (29) Ông thường đàm đạo và tranh luận với những người Do Thái theo văn hóa Hy Lạp. Nhưng họ t́m cách giết ông.  (30) Các anh em biết thế, liền dẫn ông xuống Xê-da-rê và tiễn ông lên đường về Tác-xô.

 

      (31) Hồi ấy, trong khắp miền Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri, Hội Thánh được b́nh an, được xây dựng vững chắc và sống trong niềm kính sợ Chúa, và ngày một thêm đông, nhờ Thánh Thần nâng đỡ.

 

(2) Bài đọc 2: 1 Ga 3,18-24:  Yêu thương chân thật và bằng việc làm.

 

      (18) Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. (19) Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an ḷng trước mặt Thiên Chúa. (20) V́ nếu ḷng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa c̣n cao cả hơn ḷng chúng ta, và Người biết hết mọi sự. (21) Anh em thân mến, nếu ḷng chúng ta không cáo tội chúng ta, chúng ta được mạnh dạn đến cùng Thiên Chúa. (22) Và bất cứ điều ǵ chúng ta xin, chúng ta được Người ban cho, bởi v́ chúng ta tuân giữ các điều răn của Người và làm những ǵ đẹp ư Người. (23) Đây là điều răn của Người: chúng ta phải tin vào danh Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người, và phải yêu thương nhau, theo điều răn Người đă ban cho chúng ta. (24) Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa th́ ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, đó là nhờ Thần Khí, Thần Khí Người đă ban cho chúng ta.

 

(3) Bài Tin Mừng: Ga 15,1-8 : Cây nho thật.

      

(1) "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. (2) Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, th́ Người chặt đi ; c̣n cành nào sinh hoa trái, th́ Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. (3) Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đă nói với anh em. (4) Hăy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự ḿnh sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.

    

(5) Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, th́ người ấy sinh nhiều hoa trái, v́ không có Thầy, anh em chẳng làm ǵ được. (6) Ai không ở lại trong Thầy, th́ bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. (7) Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, th́ muốn ǵ, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ư. (8) Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

 

1. Trong Bài đọc 1 (Cv 9,26-31) chúng ta được nghe kể khi Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem để t́m cách nhập đoàn với các môn đệ Chúa Giê-su th́ Phao-lô gặp phải nỗi e ngại nơi các ông, v́ họ c̣n sợ ông và chưa tin ông là một môn đệ. Rơ ràng là các môn đệ Chúa Giê-su và Phaolô đều rao giảng một Chúa, đều làm chứng về một Đấng, đều xây dựng một Hội Thánh. Nhưng hai bên chưa có dịp hiểu nhau, chưa có điều kiện để tin nhau. Bar-na-ba đă làm một việc cần thiết và tuyệt vời để chẳng những không c̣n nghi ngờ, e ngại  mà lại có sự hiệp thông sâu sắc giữa Phaolô và các Tông Đồ.

 

         Qua sự kiện trên chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng hiệp nhất mọi con người trong một mục tiêu chung và tốt lành. Chúng ta cũng khám phá ra Thiên Chúa là  Đấng dùng nhiều hạng người khác nhau, dùng mỗi người một cách khác nhau, để Tin Mừng được loan báo cho các dân, các nước.

 

2. Trong Bài đọc 2 (1 Ga 3,18-24) chúng ta được nghe Thánh Gio-an khuyên nhủ con cái ḿnh hăy yêu thương cách chân thật và bằng việc làm chứ đừng yêu thương đầu môi chót lưỡi. Sống chân thật th́ sẽ không bị lương tâm chê trách tức không bị ḷng chúng ta cáo tội. Mà lương tâm không chê trách th́ Thiên Chúa cũng không chê trách. Khi đó chúng ta có quyền mạnh dạn xin Chúa bất cứ điều ǵ và chúng tasẻ được Người ban cho.

 

       Qua cách diễn tả tư tưởng và nội dung lời khuyên của Gio-an, chúng ta tiếp cận một Đấng Thiên Chúa chỉ mong muốn con người yêu thương nhau cách chân thực và cụ thể để được hạnh phúc trường sinh.

 

3. Trong Bài Tin Mừng (Ga 15,1-8) chúng ta được nghe những lời hết sức ngọt ngào của chính Chúa Giê-su Ki-tô về mối tương quan giữa Người và chúng ta,  giữa Thiên Chúa là Cha của Người và chúng ta: một sự kết hiệp chặt chẽ, một sự sống siêu linh, một mối hiệp thông sâu sắc và một kết quả ngọt ngào.

 

Chúa Giê-su cũng mạc khải cho chúng ta biết điều thật sự tôn vinh Thiên Chúa Cha là “Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi s điệp ǵ cho chúng ta?    

          

    Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay có hai phần:   

 

Phần thứ nhất là Chúa Giê-su muốn thiết lập với mỗi Ki-tô hữu một mối tương quan cá vị, mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử. V́ thế mỗi người chúng ta phải biết vun vén, xây đắp cho mối tương quan ấy mỗi ngày, mỗi giờ thêm sâu đậm hơn.

Có nhiều cách vun vén, xây đắp mối tương quan ấy:

(a)   Trước hết là siêng năng “đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện”,

(b) Kế đến là tham dự các cử hành phụng vụ và bí tích một cách ư thức,

(c) Sau cùng là thực thi công bằng, bác ái  Ki-tô giáo và thực hiện những điều Thánh Thần khơi dậy trong ḷng khi chúng ta tiếp cận Thánh Kinh hay tiếp xúc với tha nhân, nhất là với người nghèo và bị thiệt tḥi trong xă hội.

 

Phần thứ hai là mỗi Ki-tô hữu được Chúa Giê-su mời sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Người:

(a) Sinh nhiều hoa trái là có đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công b́nh, bác ái  và phục vụ.

          (b) Trở thành môn đệ Chúa Giê-su là tuân giữ các giới răn của Người, là sống mật thiết với Người và để Người sai đi (x. Mc 3,14) tức nên giống Chúa Giê-su và tham dự vào sứ mạng cứu thế của Người.

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

        Để việc thi hành sứ điệp Lời Chúa được dễ dàng và cụ thể, xin mỗi người/cộng đoàn hăy dùng mấy câu hỏi gợi ư sau đây để kiểm điểm đời sống:

 

(a)  Tôi và cộng đoàn tôi vun vén xây đắp mối tương quan mật thiết, gắn bó, có tính sinh tử với Chúa Giê-su, với Thiên Chúa như thế nào? và bằng cách nào?

 

(b) Tôi và cộng đoàn tôi có sinh nhiều hoa trái là đời sống đạo đức, thánh thiện, khiêm nhu, trong sạch, công b́nh, bác ái  và  phục vụ không? Cách kiểm chứng: Nh́n vào tôi và cộng đoàn tôi, anh chị em lương dân và những người vô thần sống xung quanh, có nhận ra tôi là môn đệ, cộng đoàn tôi là cộng đoàn môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô không?

                            

IV. CẦU NGUYỆN  

 

               Lạy Thiên Chúa Cha là Nhà Trồng Nho Vĩ Đại, chúng con cảnm tạ ngợi khen Cha v́ chúng con được diễm phúc là cành nho được Cha yêu thương, chăm sóc. Xin Cha hăy cắt tỉa, vun bón cho chúng con để chúng con sinh nhiều hoa trái thơm ngon cho Vườn Nho của Cha là bản thân, gia đ́nh, xă hội chúng con và thế giới hôm nay!

 

               Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh là Thân Nho mà chúng con là cành,  chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa v́ Chúa đă cho chúng con được diễm phúc trở thành cành nho của thân nho là chính Chúa. Chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa v́ Chúa đă ban Sự Sống thần linh của Chúa cho chúng con, để chúng con sống bằng chính Sự Sống thần linh của Chúa.

 

               Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa v́ Chúa muốn chúng con sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Chúa để tôn vinh Chúa Cha. Xin Chúa làm cho Sự Sống thần linh trong chúng con đơm hoa kết trái bằng đời sống thánh thiện và biến chúng con nên giống Chúa.

 

                 Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh, chúng con chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Chúa v́ Chúa là Sức Sống mà Chúa Giê-su đă ban cho chúng con. Xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng con sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Chúa Giê-su để tôn vinh Chúa Cha. Amen.

                

 

           Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

 Sàig̣n ngày 07.05.2006