CHÚA NHẬT XIII QUANH NĂM

 

BÀI ĐỌC I: Sap 19:1, 13-15; 2:23-25

“Bởi ác quỷ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian”
Bài trích sách Khôn Ngoan.

Thiên Chúa không tạo dựng sự chết, chẳng vui mừng khi người sống phải chết. Người tạo thành mọi sự cho có. Người tạo dựng mọi người trên mặt đất đều lành mạnh, chúng không có nọc độc sự chết, và không có địa ngục ở trần gian. V́ chưng, công chính th́ vĩnh cửu và bất tử. Thiên Chúa đă tạo dựng con người giống h́nh ảnh Chúa, để sống vĩnh viễn. Nhưng bởi ác quyœ ghen tương, nên tử thần đột nhập vào thế gian: kẻ nào thuộc về nó th́ bắt chước nó.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, tôi ca tụng Chúa v́ đă giải thoát tôi.

1.      Lạy Chúa, tôi ca tụng Chúa v́ đă giải thoát tôi, và không để quân thù hoan hỉ về tôi. Lạy Chúa, Chúa đă đưa linh hồn tôi thoát xa âm phủ, Ngài đă cứu tôi khỏi số người đang bước xuống mồ.

2.      Các tín đồ của Chúa, hăy đàn ca mừng Ngài, và hăy cảm tạ thánh danh Ngài. V́ cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng ḷng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời.

3.      Lạy chúa, xin nhậm lời, và xót thương tôi, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp tôi. Chúa đă biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho tôi; Lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi, tôi sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời.


BÀI ĐỌC II: 2 Cor 8:7, 9, 13, 15

“Sự dư thừa của anh em bù đắp lại sự thiếu thốn của những anh em nghèo khó”
Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, cũng như anh em vượt trổi về mọi mặt: về ḷng tin, về hùng biện, về sự hiểu biết, về mọi h́nh thức nhiệt thành, cũng như về ḷng bác ái của anh em, th́ anh em cũng phải vượt trổi trong việc phúc đức nầy. V́ anh em biết ḷng quảng đại của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc dù giàu sang, Người đă nên thân phận nghèo khó, để nhờ việc nghèo khó của Người, anh em nên giàu có. Nhưng không lẽ để cho kẻ khác được thư thái, mà anh em phải túng thiếu, nhưng phải làm sao cho đồng đều. Trong hoàn cảnh hiện tại, sự dư giả của anh em bù đắp lại chỗ thiếu thốn của anh em, hầu có sự đồng đều như lời đă chép rằng: “Kẻ được nhiều, th́ cũng không dư, mà kẻ có ít, cũng không thiếu”.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 5:21-42

“Hỡi em bé, Ta bảo em hăy chỗi dậy”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu đă xuống thuyền trở về bờ bên kia, có đám đông dân chúng tụ họp quanh Người, và lúc đó Người đang ở bờ biển. Bỗng có một ông trưởng hội đường tên là Giairô đến. Trông thấy Người, ông sụp lạy và van xin rằng: “Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được khỏi và được sống”. Chúa Giêsu ra đi với ông ấy, và đám đông dân chúng cũng theo chen lấn Người tứ phía. Vậy có một người đàn bà bị bệnh xuất huyết đă mười hai năm. Bà đă chịu cực khổ, t́m thầy thuốc, tiêu hết tiền của mà không thuyên giảm, trái lại bệnh càng tệ hơn. Khi bà nghe nói về Chúa Giêsu, bà đi lẫn trong đám đông đến phía sau Người, chạm đến áo Người, v́ bà tự nhủ: “Miễn sao tôi chạm tới áo Người th́ tôi sẽ được lành”. Lập tức, huyết cầm lại và bà cảm thấy trong ḿnh đă được khỏi bệnh. Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh đă xuất phát tự ḿnh, Người liền quay lại đám đông mà hỏi: “Ai đă chạm đến áo Ta?” Các môn đệ thưa Ngài rằng: “Thầy coi đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vậy mà Thầy c̣n hỏi: “Ai chạm đến Ta?” Nhưng Người cứ nh́n quanh để t́m xem kẻ đă làm điều đó. Bấy giờ người đàn bà run sợ, v́ biết rơ sự thể đă xẩy ra nơi ḿnh, liền đến sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Người bảo bà: “Hỡi con, đức tin con đă chữa con, hăy về b́nh an và được khỏi bệnh”. Người c̣n đang nói, th́ người nhà đến nói với ông trưởng hội đường rằng: “Con gái ông chết rồi, c̣n phiền Thầy làm chi nữa? Nhưng Chúa Giêsu đă thoáng nghe lời họ vừa nói, nên Người bảo ông trưởng hội đường rằng: “Ông đừng sợ, hăy cứ tin”. Và Người không cho ai đi theo, trừ Phêrô, Giacôbê và Gioan, em Giacôbê. Các ngài đến nhà ông trưởng hội đường và Chúa Giêsu thấy người ta khóc lóc kêu la ồn ào, Người bước vào và bảo họ: “Sao ồn ào và khóc lóc thế? Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó”. Họ liền chế diễu Người. Nhưng Người đuổi họ ra ngoài hết, chỉ đem theo cha mẹ đứa bé và những môn đệ đă theo Người vào chỗ đứa bé nằm. Và Người cầm tay đứa nhỏ nói rằng: “Talitha, Koumi”, nghĩa là: “Hỡi em bé, Ta truyền cho em hăy chỗi dậy”. Tức th́ em bé đứng dậy và đi được ngay, v́ em đă được mười hai tuổi. Họ sửng sốt kinh ngạc. Nhưng Người cấm ngặt họ đừng cho ai biết việc ấy và bảo họ cho em bé ăn.

Phúc Âm của Chúa.

_______________________________________

SUY NIỆM

 

Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh

 

 

Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh được bắt đầu từ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Tuy nhiên, ba Chúa Nhật đầu tiên của giai đoạn Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh này lại được Giáo Hội cử hành thứ tự ba Mầu Nhiệm cao cả và hết sức quan trọng đối với đức tin Kitô giáo, đó là Mầu Nhiệm Thánh Thần, Mầu Nhiệm Ba Ngôi và Mầu Nhiệm Thánh Thể, những mầu nhiệm liên quan đến Sự Sống Thần Linh, v́ chủ đề của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh là chủ đề về Mầu Nhiệm Chúa Kitô - Sự Sống Tái Sinh, tiếp theo chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tỏ Hiện của Mùa Vọng, Giáng Sinh và Thường Niên Hậu Giáng Sinh, và chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Thông Ban của Mùa Chay và Phục Sinh.

 

Chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh theo chu kỳ phụng vụ năm B cho thấy rơ ràng qua các bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XIII Thường Niên. Trước hết, ở bài đọc một, Sách Khôn Ngoan cho biết sự sống phát xuất từ Thiên Chúa, “Đấng không tạo nên sự chết, cũng không mừng ở t́nh trạng bị hủy hoại của sinh linh… V́ Thiên Chúa h́nh thành con người để được bất tử”, c̣n sự chết phát xuất từ ma quỉ là tên “ghen tương” đă làm cho “sự chết lọt vào thế gian”. Ở bài đáp ca, Thánh Vịnh 30 đă cảm nhận: “Ôi Chúa, Ngài đă đưa tôi lên từ âm phủ, Ngài đă bảo tŕ tôi khỏi thành phần lao xuống hố thẳm… Ngài đă biến nỗi than khóc của tôi thành niềm hoan hỉ….”. Ở bài đọc thứ hai, bức Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô đă cho thấy sự sống thực sự của người Kitô hữu là ở chỗ hiệp thông và chia sẻ: “Chính v́ anh em được phong phú về mọi phương diện, về đức tin và tài diễn giải, về kiến thức, về tất cả mọi quan tâm cũng như về ḷng ưu ái của chúng tôi đối với anh em, mà anh em cũng phải rộng lượng về công việc bác ái nữa… T́nh trạng dồi dào của anh em lúc này đây phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết của những người khác, để t́nh trạng dư dật của họ một ngày nào đó lại bù đắp cho cảnh thiếu thốn của anh em…”. C̣n ở bài đọc chính là bài Phúc Âm th́ sao?

 

Bài Phúc Âm Thánh Marcô thuật lại hai phép lạ một lúc. Phép lạ chữa cho một người đàn bà bị loạn huyết 12 năm và phép lạ hồi sinh cho đứa con gái của một viên chức hội đường. Tuy nhiên, phần thuật về phép lạ chữa lành bệnh loạn huyết của người đàn bà được Giáo Hội để trong ngoặc đơn, không cần đọc. Nghĩa là Giáo Hội muốn nhấn mạnh đến phép lạ hồi sinh mà thôi, một phép lạ trực tiếp liên hệ tới chủ đề Mầu Nhiệm Chúa Kitô – Sự Sống Tái Sinh của Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh. Dĩ nhiên Chúa Kitô đến, trước hết và trên hết, không phải là để hồi sinh phần xác con người, mà là phần hồn của họ. Vẫn biết khi cứu độ con người là Chúa Kitô cứu toàn thể con người của họ, tức cứu cả hồn lẫn xác, một thân xác sẽ được phục sinh vào ngày tận thế. Tuy nhiên, nếu cái làm cho con người ra dơ bẩn phát xuất từ bên trong con người mà ra, chứ không phải từ bên ngoài, từ thân xác (x Mt 15:18-20), th́ linh hồn con người mới cần cứu trước nhất và trên hết; để rồi, là nguyên lư sống tự nhiên của thân xác, linh hồn chẳng những sẽ là nguyên tố làm cho thân xác sống lại trong ngày sau hết, mà c̣n là tác nhân sống siêu nhiên cho thân xác nữa, một sự sống thần linh của linh hồn và với linh hồn ngay khi con người con sống trong thời gian và không gian, đến nỗi, như được thấy nơi các vị thánh, thân xác của họ, của các ngài, nhờ được thông phần quyền lực phục sinh của Chúa Kitô, có thể làm được cả những việc phi thường về đức bác ái, (chưa kể đến những đặc sủng làm phép lạ, nói tiên tri v.v.), những việc con người phàm tục và tự nhiên không thể nào tự ḿnh làm được, trái lại, nếu thành tâm, sẽ phải hết ḷng cảm phục và nhận ra chân lư.

Thế nhưng, sự sống của linh hồn đây là ǵ, nếu không phải là “nhận biết” Thiên Chúa (x Jn 17:3). Ngay từ ban đầu sự chết đă lọt vào thế gian vào chính lúc con người phủ nhận Thiên Chúa của ḿnh, tự động tách khỏi nguồn sống linh thiêng của ḿnh, bằng việc làm theo ư riêng, phản ngược lại với ư muốn tối cao vô cùng chân thiện của Thiên Chúa. Đó là lư do, để hồi sinh sự sống thiêng liêng cho con người, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) đă tỏ ḿnh ra cho họ, để họ có thể thực sự nhận biết Ngài mà được sự sống, mà được tái sinh (x Jn 3:3,5). Chúa Kitô, Lời Nhập Thể, là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ cho loài người biết về bản thân toàn thiện Ngài cũng như về ư định toàn mỹ của Ngài, là tuyệt đỉnh Mạc Khải Thần Linh trong Lịch Sử Cứu Độ của dân Cựu Ước. Người đến “để tỏ Cha ra” (Jn 1:18), để làm cho chung con người và riêng Giáo Hội, qua thành phần chứng nhân tiên khởi, “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô” (Jn 17:3), nghĩa là để làm cho con người được sự sống, ở chỗ “nhận biết” Thiên Chúa qua Người và nơi Người. Và để làm cho con người, nhất là thành phần môn đệ làm nền tảng cho Giáo Hội của Người sau này, có thể nhận biết Người thực sự là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, Chúa Kitô đă tỏ ḿnh ra cho họ, qua lời người nói và việc Người làm, lời vô cùng khôn ngoan và việc vô cùng quyền phép, những chứng từ được thành phần thiện tâm, dù bị mù từ lúc mới sinh cũng có thể nhận biết chân lư, nhận biết Người (x Jn 9:33,38).

 

Trong bài Phúc Âm theo Thánh Kư Marcô cho Chúa Nhật XIII Thường Niên năm B, Chúa Kitô đă tỏ ḿnh ra cho riêng viên chức hội đường đến van xin Người chữa bệnh cho đứa con gái 12 tuổi của ông, cũng như cho chung dân chúng nhạo cười Người khi nghe thấy Người nói “con bé có chết đâu, nó chỉ ngủ thôi”, bằng cách hồi sinh đứa con gái vừa bị chết. Việc hồi sinh về phần xác của bé gái này chỉ là phương tiện để Người hồi sinh, đúng hơn, tái sinh sự sống thần linh nơi đám người Do Thái có mặt ở đó bấy giờ, nghĩa là làm cho họ tin Người hơn, chấp nhận Người thực sự là Đấng Thiên Sai, và qua Người, nhận biết Đấng đă sai Người. Đó là lư do, khi ông bố của em gái này được báo tin là em chết rồi đừng phiền đến Người nữa, Người đă trấn an ông bố: “Đừng sợ. Hăy vững tin”. Kết quả là, như bài Phúc Âm tŕnh thuật, “thấy vậy, họ bàng hoàng sửng sốt”.

 

Thế nhưng, cho dù con người có tin tưởng nơi Người qua những phép lạ Người làm như thế, đức tin của con người vẫn có thể bị lung lay và thử thách, như thành phần môn đệ ở sát bên Thày, nghe thấy Thày, nh́n thấy Thày, đụng chạm Thày (x. 1Jn 1:2), nhưng vẫn bỏ rơi Thày như tất cả mọi môn đệ, nhất là đă cả gan dại dột phản bội Thày như Giuda, và trắng trợn phũ phàng chối bỏ Thày như Phêrô. Đó là lư do Chúa Kitô Phục Sinh, sau khi tái sinh con người bằng nước, tức tái sinh họ bằng những chứng từ Người thực hiện qua nhân tính của Người, Người c̣n cần phải tái sinh họ trong Thần Linh nữa (x Jn 3:5), sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết (x Jn 20:22; 7:37-39). Có thế, có được rửa trong Thần Linh, họ mới có thể trở thành nhân chứng của Người (x Lk 24:48), Vị Thần Linh sẽ làm chủ tác động họ như một Quyền Lực từ trên cao (x. Acts 1:8), khi Ngài hiện xuống vào ngày Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem (x Acts 2:1-4). Bởi thế, đức tin trọn vẹn nhất và nguyên chính nhất là đức tin của thành phần nhân chứng tông đồ, một đức tin tông truyền qua hàng giáo phẩm, thành phần thừa kế Thánh Phêrô và tông đồ đoàn. Cũng là một đức tin đă đực rao giảng khắp thế giới cũng qua các vị thừa sai tông đồ, tiêu biểu nhất là Thánh Phaolô.

 

Chúa Nhật XIII Thường Niên năm 2003 theo chu kỳ phụng vụ năm B là ngày 29/6, tức trùng vào chính ngày Lễ Trọng kính hai Vị Đại Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô không phải là Lễ Buộc Obligation, (tức nếu bỏ không dự mà thiếu lư do chính đáng th́ mắc tội trọng), như 1 lễ về Các Thánh 1/11, 2 lễ về Chúa là Lễ Giáng Sinh 25/12 và Lễ Thăng Thiên Thứ Năm sau Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh, và 3 lễ về Mẹ là Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12, Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1 và Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8. Tuy nhiên, trong bốn bậc lễ của Giáo Hội, lễ tùy - optional, lễ nhớ -memorial, lễ kính – feast, lễ có kinh vinh danh như lễ kính từng vị tông đồ, và lễ trọng - solemnity, lễ có cả vinh danh và tin kính, như Lễ Thánh Giuse 19/3, Lễ Truyền Tin 25/3, Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả 24/6, và Lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ 29/6. Những vị được Giáo Hội cử hành ở bậc Lễ Trọng, dù không buộc, có một vai tṛ quan trọng trong nhiệm cuộc cứu độ, tức liên quan đến đức tin. Thánh Phêrô tiêu biểu cho quyền bính Chúa Kitô trong việc chăn dắt đàn chiên Giáo Hội (x Mt 16:16-18), c̣n Thánh Phaolô tiêu biểu cho ánh sáng Chúa Kitô chiếu tỏa trước muôn dân (x Acts 13:47).

 

Thật vậy, những mầu nhiệm của Kitô giáo không phải chỉ là những thực tại liên quan đến “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), như Mầu Nhiệm Ba Ngôi, Mầu Nhiệm Nhập Thể, Mầu Nhiệm Phục Sinh, Mầu Nhiệm Thánh Thể, Mầu Nhiệm Tiền Định, mà c̣n bao gồm cả những mầu nhiệm khác nữa, như Mầu Nhiệm Thánh Mẫu, Mầu Nhiệm Đau Khổ, Mầu Nhiệm Đức Tin, Mầu Nhiệm Giáo Hội v.v. Giáo Hội quả thực là một mầu nhiệm, ở chỗ, chẳng những Giáo Hội giống như một hạt cải đức tin nhỏ bé nhất, nhỏ bé đến nỗi giác quan không cảm thấy ǵ, nhỏ bé nhất trong các hạt giống tôn giáo, nhưng lại là một đức tin mọc lên thành một cây vĩ đại nhất, một tôn giáo vươn khắp nơi trên thế giới, mà c̣n là một tảng đá đầy những hèn yếu xác thịt, nhưng lại bất khuất trước bất cứ một quyền lực thế gian nào, đến nỗi càng bị bắt bớ sát hại từ đầu tới nay lại càng phát triển. Chính Mầu Nhiệm Giáo Hội bền vững là một bằng cớ hiển nhiên và sống động nhất chứng thực Chúa Kitô quả thực vẫn luôn ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

ĐỨC TIN SỐNG ĐỘNG

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Sống trong thế giới hôm nay, bất cứ ai được các bác sĩ dám cho tấm bảng hiệu “ung thư” – cancer trên phần thân thể nào là kể như “tiêu tùng” phần thân thể đó, và cơ nguy tiêu mạng cũng gần kề. Chính v́ thế mà nhiều người đă khóc thét lên, ngất xỉu đi, hoặc mất ăn mất ngủ luôn v́ hai chữ ung thư quái ác.

   

Ung thư, phong cùi, tai biến mạch máu năo, đau tim, và AIDS, những chứng bệnh bên trong cũng như bên ngoài cơ thể đă khiến cho con người dù văn minh, tiến bộ đến đâu cũng đành phải bó tay. Nói một cách môn na, những bác sĩ, những nhà khoa học khi đứng trước những triệu chứng vừa kể cũng tựa như những anh mù đi xem voi trong câu truyện được kể trong giáo khoa thư. Mỗi bác sĩ một chẩn đoán, và mỗi bác sĩ đều kê toa na ná giống nhau, hoặc khác nhau chút đỉnh. Và khi đến lượt ḿnh, những bác sĩ ấy cũng đành bó tay trước huyền nhiệm của Thượng Đế.

 

Nhưng những chứng bệnh về tấm lư và tâm linh nếu đem so sánh với những chứng bệnh về thể lư th́ c̣n ghê gớm hơn nhiều. Điên loạn, ảo tưởng, ảo giác, ảo ảnh, tự kỷ, lú lẫn, và mất trí nhớ là những căn bệnh mà cho đến nay khoa học vẫn chưa t́m được thuốc chữa. Khủng khiếp nhất là người đánh mất niềm tin. V́ khi con người đánh mất niềm tin là mất tất cả. Mất b́nh an trong tâm hồn. Mất mối liên hệ với Thiên Chúa là nguồn mạch hạnh phúc. Và nếu không hồi tâm thống hối, họ sẽ đánh mất luôn cơ hội để được vào Nước Trời.

 

Tuy nhiên, những ǵ mà con người không làm được th́ Thiên Chúa lại làm được, miễn là con người tin vào Ngài. Câu truyện người đàn bà loạn huyết mà Thánh Kư Máccô kể lại trong Tin Mừng hôm nay đă cho thấy sức mạnh của đức tin và quyền lực của Thiên Chúa. Thánh Kư ghi nhận, một  người đàn bà bị bệnh hoạn huyết mười hai năm. Tốn tiền chữa chạy và đau đớn. Bà đă cố gắng len lỏi giữa đám đông đang vây quanh Chúa Giêsu. Với ḷng tin tưởng và khiêm tốn, bà chỉ mong được chạm đến áo Ngài, v́ bà cho rằng chừng ấy đă đủ để bà được khỏi bệnh. Ngay khi bà vừa chạm vào áo Chúa Giêsu bà liền biết ḿnh đă khỏi bệnh (x. Mac 5:25-34).

 

Chúng ta tất cả bằng cách này, hay cách khác đều mang trong ḿnh những mầm mống hay những căn bệnh khác nhau; bệnh thể lư, bệnh tâm lư, và bệnh tâm linh. Và tất cả đều mong được chữa lành, được khỏi bệnh. Tâm trạng của chúng ta cũng giống như tâm trạng của người đàn bà mắc chứng loạn huyết, là mong ḿnh được chữa lành. Mong được Chúa thi ân ban cho một phép lạ. Nhưng kết quả lại rất khác biệt. Người đàn bà trong Tin Mừng được chữa lành, c̣n lại phần đông chúng ta th́ không. Vậy đâu là sự khác nhau đó. Có phải Chúa thương người này mà không thương người khác? Và đâu là điều mà chúng ta có thể học hỏi qua câu truyện chữa lành của thiếu phụ loạn huyết đó.

 

- Chúa yêu thương tất cả: Đây là một chân lư rất thực tế và hết sức quan trọng. Bởi v́ chúng ta không thể nào tồn tại cho đến hôm nay mà không có sự quan pḥng, thương yêu và săn sóc của Thiên Chúa. Muốn t́m một chứng minh về chân lư này, nhiều người trong chúng ta cứ nghĩ lại những ngày lênh đênh trên biển cả t́m tự do, gặp gió to, sóng lớn cũng đủ h́nh dung ra bàn tay quan pḥng của Thiên Chúa ở với chúng ta như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta phần đông cũng vẫn nghĩ rằng Thiên Chúa không yêu thương tôi; hoặc có th́ không bằng người này, người khác, bởi một lẽ đơn giản là chúng ta không được những ǵ mà chúng ta xin, hoặc chúng ta muốn.

 

Quan niệm này là một cám dỗ có thể đem chúng ta đến chỗ phủ nhận t́nh thương Thiên Chúa, hoặc ít nhất cũng làm cho chúng ta mất đi sự b́nh an là món quà cực quí báu mà Chúa Giêsu đă mang từ trời xuống cho nhân loại và cho mỗi người chúng ta: “B́nh an dưới thế cho người Chúa thương” (Luca 2:14)). V́ ai mà chả được Chúa thương.

 

- Đức tin sống động: Trở lại trường hợp người đàn bà trong Tin Mừng, Thánh kư diễn tả như một người có đức tin mạnh, đức tin sống động đến nỗi làm ngạc nhiên Chúa Giêsu: “Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh đă xuất phát tự ḿnh, Người liền quay lại đám đông mà hỏi: “Ai đă chạm đến áo của Ta?” (Mc 5: 30).

 

Giữa đám đông đang chen lấn mong được gặp Chúa, được xem mặt Ngài, nói với Ngài; nhất là mong Ngài thi ân, giáng phúc. Phần bà, bà không mong được trực tiếp bắt tay, hoặc nói với Chúa. Bà cũng không xin Ngài chữa cho ḿnh khỏi bệnh. Bà chỉ ao ước, thầm nghĩ ḿnh có thể được chạm đến áo Chúa là đủ. Và trong cái chen lấn, giữa đám đông bao quanh Chúa hôm ấy, bà đă cố đến gần và chạm vào áo Ngài. Đây là một h́nh thức thực hành đức tin, một đức tin hành động và sống động. Nhờ đức tin ấy bà đă được khỏi bệnh: “Đức tin con đă chữa con. Hăy đi b́nh an và được khỏi bệnh” (Mc 5: 34).

 

Giữa ḍng đời và trong cuộc sống thường ngày chúng ta đă bao nhiều lần vây quanh Chúa. Đôi lần tưởng cũng đă đến gần Chúa, động vào áo Chúa với ước mong được Ngài chữa lành. Đó là những lúc chúng ta buồn khổ, chán chường, gặp gian nan và thử thách. Trước những thử thách và đau khổ, chúng ta chợt nghĩ ḿnh cần phải chạy đến với Chúa. Rồi chúng ta cầu xin tha thiết, hoặc khóc lóc thảm thiết. Nhiều người c̣n ăn chay, dâng cúng chỗn này chỗ kia, bố thí người này người khác. Và trong những xúc động nhất thời ấy, chúng ta tưởng như ḿnh đă gặp và chạm vào được Chúa. Nhưng rồi Chúa đă không chữa lành chúng ta như đă chữa lành người đàn bà trong Tin Mừng.

 

Thật vậy, nếu nh́n lại những lần chúng ta tưởng như đă gặp Chúa, đă động chạm được đến Chúa ấy, chưa bao giờ thật sự có được một cái động chạm khiến Chúa phải ngạc nhiên, khiến sức mạnh của Ngài phát ra và Ngài phải quay lưng lại để t́m xem ai đă làm việc ấy. Mà v́ Chúa không cảm được sự đụng chạm của chúng ta, nên sức mạnh của Ngài đă không phát ra để đem lại cho chúng ta sự chữa lành. Một cách đơn giản là v́ chúng ta chưa hoặc rất ít khi đến với Chúa bằng một đức tin sống động, đức tin mạnh, và đức tin thực hành.

 

Đi vào thực hành, chúng ta đă không để tùy Chúa định đoạt, nhưng là chen lấn và giành giật, xin xỏ cốt mong làm Chúa phải ngạc nhiên, và để Ngài buộc ḷng phải thi ân cho chúng ta.  Chúng ta đă không đến với Chúa v́ yêu mến, tin tưởng, và hoàn toàn phó thác cho quyền năng và t́nh yêu thương Ngài.

 

- Đức tin hành động: Người đàn bà trong Tin Mừng đă làm tất cả những ǵ bà cần làm dưới ánh mắt tâm linh và bằng một đức tin sống động.

 

-          Bà đă vất vả, cố gắng, và chen lấn để được đến bên Chúa. Trong ánh mắt tâm linh, chúng ta cũng phải chen chúc, phải xô lấn và phải chiến đấu với những ảo tưởng, ảo giác, ảo mộng, với tiền tài, lạc thú, và vinh quang, phú quư để đến gần được với Chúa là nguồn chân, thiện, mỹ. Là đời sống công bằng, bác ái, và khiêm tốn. Là chấp nhận những khó khăn, thử thách của cuộc đời với ư hướng cứu độ và thánh hóa.

 

-          Bà đă chạm vào áo Chúa. Như bà, sau khi đă vượt được qua những thử thách, những cám dỗ, chúng ta phải có can đảm chạm vào áo Chúa, tức là phải có can đảm dứt khoát với tội lỗi, với những bất chính, và những cám dỗ vẫn hằng đưa chúng ta đến sự sa ngă, và cái chết tâm linh. Sự động chạm này phải mănh liệt, phải làm cho Chúa cảm thấy có sự va chạm, tức là có sự hiểu biết, thông cảm và thân t́nh giữa ta và Chúa.

-          Bà đă nghĩ thầm trong ḷng miễn sao ḿnh chạm vào áo Chúa. Tức là bà hoàn toàn khiêm tốn, và phó mặc cho quyền năng Thiên Chúa. Điều này dạy chúng ta mỗi khi cầu nguyện và mỗi khi mong muốn một điều ǵ nơi Chúa là chúng ta phải tin tưởng mănh liệt rằng, Chúa thấu hiểu chúng ta và Ngài luôn ở đó để yêu thương, và nâng đỡ chúng ta. Như vậy, chúng ta đến với Ngài và chạm vào trái tim t́nh thương Ngài thay v́ chạm vào áo Ngài.

 

Đức tin sống động. Đức tin thực hành. Đức tin đem chúng ta lại gần và dụng chạm vào được Thiên Chúa, khiến Ngài nhận ra chúng ta, và sửng sốt nh́n chúng ta. Đây là cốt lơi và ư nghĩa thực hành của đời sống tâm linh. Không suy ngắm, và không t́m hiểu điều này chúng ta cũng như đám đông chen lấn, vây quanh Chúa, đám đông chỉ gây huyên náo, ồn ào nhưng không gây được sự chú ư của Chúa, mặc dù quyền năng Ngài và t́nh thương Ngài vẫn luôn sẵn sàng để thi ân, giáng phúc. Bởi v́ họ đă không đụng chạm vào áo Ngài. Mà nếu có đụng chạm th́ những đụng chạm ấy lại không phát xuất từ một đức tin mạnh mẽ, đức tin sống động, đức tin khiến Chúa phải ngạc nhiên và không thể từ chối chúng ta mặc dù chúng ta rất bất xứng.