CHÚA NHẬT XXIX QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I
: Is 53:10-11

“Nếu ngươi hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một ḍng dơi trường tồn”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Chúa đă muốn hành hạ người trong đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một ḍng dơi trường tồn, và nhờ người, ư định Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi khổ tâm của người, người sẽ thấy và sẽ được thỏa măn. Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hóa nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, xin đổ ḷng từ bi xuống trên chúng tôi, theo như chúng tôi tin cậy ở nơi Ngài.

1.      V́ lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng của Chúa.

2.      Ḱa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nh́n xem những ai cậy trong ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

3.      Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Ngài là Đấng phù trợ và che chở chúng tôi. Lạy Chúa, xin đổ ḷng từ bi xuống trên chúng tôi, theo như chúng tôi tin cậy ở nơi Ngài.


BÀI ĐỌC II: Hebr 4:14-16

“Chúng ta hăy cậy trông vững vàng mà tiến đến trước ṭa ân sủng”
Bài trích thơ gởi tín hữu Do Thái.

Anh em thân mến, chúng ta có một thượng tế cao cả đă đi qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hăy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. V́ chưng, không phải chúng ta có vị thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại Người đă từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Vậy chúng ta hăy cậy trông vững vàng mà tiến đến trước ṭa ân sủng, ngơ hầu lănh nhận ḷng từ bi và t́m kiếm ân sủng để gặp được ơn phù trợ kịp thời.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 10:35-45

“Con Người đến để ban mạng sống ḿnh làm giá cứu chuộc cho nhiều người”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy”. Người đáp: “Các con muốn Thầy làm ǵ cho các con?” Các ông thưa: “Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy”. Chúa Giêsu bảo: “Các con không biết các con xin ǵ. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: “Thưa được”. Chúa Giêsu bảo: “Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. C̣n việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, th́ không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đă được chỉ định”. Mười môn đệ khác nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: “Các con biết rằng những người được coi là lănh tụ các nước, th́ sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn th́ lấy uy quyền mà trị dân. C̣n các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, th́ hăy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, th́ hăy tự làm nô lệ cho mọi người. V́ chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống ḿnh làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.

Phúc Âm của Chúa.

----------------------------------
Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

Chúa Nhật XXIX Thường Niên

  

Ngông cuồng liều lĩnh…!

  

Đọc bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, h́nh như ai cũng đều thông cảm với phản ứng tự nhiên của các vị tông đồ về thái độ có vẻ vừa ham danh vừa ngông cuồng liều lĩnh của hai anh em Gioan và Giacôbê, khi cặp anh em tông đồ này công khai xin Chúa Giêsu cho một người ngồi bên phải và một người ngồi bên trái của Người khi Người được vinh quang. Như thế, qua mối cảm thông này, độc giả đọc bài Phúc Âm đây c̣n cho thấy họ cũng có cùng ư nghĩ như các tông đồ, nghĩa là họ cũng cho rằng hai anh em tông đồ này ham danh và ngông cuồng liều lĩnh. Tuy nhiên, thực tế có đúng như vậy hay chăng, hay các tông đồ bấy giờ và chúng ta hiện nay đă hiểu lầm cặp anh em tông đồ vốn được Chúa Giêsu dẫn theo cùng với tông đồ Phêrô đến một số nơi đặc biệt, điển h́nh nhất là cuộc biến h́nh trên núi cao của Người (x Mk 9:2), hay trường hợp Người hồi sinh đứa con gái của ông Giairô (x Mk 5:37)?

 

Nếu để ư kỹ chúng ta thấy Chúa Giêsu chỉ lên tiếng dạy các tông đồ làm đầu là phục vụ sau khi 10 vị tông đồ cảm thấy ghen tức với hai anh em tông đồ Gioan và Giacôbê mà thôi. Chứ trước đó, Người không hề nói ǵ, mà c̣n tỏ ra vui vẻ (dù nghiêm nghị) đối đáp với lời yêu cầu có vẻ điên cuồng của anh em họ. H́nh như Người đă thấy được ḷng thành của cặp anh em này trong việc họ muốn cương quyết theo Người cho đến cùng, dù có phải uống chén đắng đau thương với Người, v́ khi được vinh dự chịu đau khổ với Người là hưởng vinh quang với Người rồi vậy. Lịch sử đă cho thấy, quả thực, sau đó, hai anh em tông đồ này, một người đă được ngồi bên hữu của Chúa Kitô, đó là tông đồ Gioan, người tông đồ duy nhất đă cùng với Mẹ Maria đứng bên thập giá của Người để chứng kiến và cảm thông (uống) với cảnh vô cùng đau thương của Thày ḿnh, và một người bên tả, đó là tông đồ Giacôbê, vị đă là giám mục đầu tiên ở Giêrusalem cũng là vị tông đồ tử đạo (x. Acts 12:2) trước hết trong các tông đồ, vị tông đồ bởi thế là vị đầu tiên được Chúa Kitô cho uống chén tử nạn với Người và như Người.

 

Sau đây chúng ta hăy đọc lại chương 9: “Tham lam Liều Lĩnh như Trẻ Nhỏ” của người viết trong cuốn “Trở Nên Như Trẻ Nhỏ” (Cao-Bùi 1994, trang 133-148)

 

Trong câu chuyện xin được ngồi hai bên Chúa Giêsu trong vương quốc của Người (xem Mathêu 20:20-28), không biết ai là người đă nghĩ đến tư tưởng nay đầu tiên.

 

Một là chính từ ba mẹ của hai anh em Giacôbê và Gioan, v́ bà đă lên tiếng xin điều hết sức quan trọng này một cách trịnh trọng và thẳng thắn. Trịnh trọng ở chỗ, thứ nhất, bà đến xin Chúa "cùng với hai con của bà" (Mathêu 20:20),  thứ hai, bà "phục lạy Người mà xin" (Mathêu 20:20), thứ ba, chỉ sau khi Chúa Giêsu lên tiếng hỏi "Bà muốn điều ǵ đây?" (Mathêu 20:21), bà mới dám nói (xem Mathêu 20-21). Thẳng thắn ở chỗ, sau khi đă làm đủ các lễ nghi tương xứng theo như bà nghĩ, và sau khi được Chúa Giêsu ban phép, bà đă không úp mở ǵ cả:

 

“Xin hứa với tôi là hai đứa con của tôi đây, một đứa sẽ được ngồi bên phải và một đứa sẽ được ngồi bên trái của Thày trong vương quốc của Thày" (Mathêu 20:21).

 

Phần Chúa Giêsu, có ít nhất hai điều chắc chắn ở đây là, thứ nhất, trước khi ba mẹ của hai anh em Giacôbê va Gioan mở miệng xin Người điều này, th́ Chúa Giêsu đă biết bà muốn ǵ rồi; thứ hai, Người cũng thừa biết trước phản ứng "bất măn khó chịu của mười người kia đối với hai anh em này" (Mathêu 20:24). Thế mà Người vẫn gợi ư để cho bà ấy phát biểu ra trước mặt tất cả các tông đồ.

 

Hành sử như thế, có thể Chúa Giêsu muốn lợi dụng dịp này để dạy cho các thánh tông đồ biết về tinh thần va đường lối làm đầu là làm tôi như gương sống động của Người. Bởi thế, sau khi thấy phản ứng của mười tông đồ đối với hai anh em Giacôbê và Gioan, phản ứng có tính cách người lớn, tỏ ra tranh giành, ghen tương đố kị theo kiểu trần tục, Chúa Giêsu mới "gọi họ lại mà nói:

 

“Cac con biết những kẻ cầm quyền trong dân ngoại th́ làm chúa cai trị nhau, tỏ ra ta đây. Nhưng các con không được như vậy. Ai trong cac con muốn làm lớn th́ phải phục vụ những người c̣n lại. Ai muốn lănh đạo trong các con th́ phải phục vụ nhu cầu của tất cả mọi người. Đó là cách thức mà Con Người đă đến không phải để được người khác phục dịch, nhưng là để phục vụ, để hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:25-28).

 

Ngoài ra, Chúa Giêsu cố ư lên tiếng hỏi trước để cho ba mẹ của hai anh em Giacôbê và Gioan dễ dàng mở lời xin một điều ngoại lệ như thế, chứng tỏ điều yêu cầu có vẻ tham quyền cố vị phàm tục này của ba chẳng những không làm phật ḷng Người là Đấng "hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng" (Mathêu 11:29), mà c̣n làm cho Người có vẻ hài ḷng nữa là đàng khác, bằng không, Người đă không mất giờ mặc cả với hai người con của bà làm ǵ! 

 

Phần Giacôbê và Gioan, cũng có thể một trong hai người đă nghĩ đến điều yêu cầu này, song không dám trực tiếp xin cùng Thày ḿnh, nên đă khôn khéo xúi mẹ ḿnh đứng mũi chịu sào. Có thể kinh nghiệm sống với Thày đă gợi lên cho Giacôbê và Gioan chính điều yêu cầu này cũng như cho hai anh em cách chiếm được điều ḿnh muốn xin với Thày.

 

Về chính điều yêu cầu được ngồi hai bên Chúa Giêsu trong vương quốc của Người có thể đă nẩy sinh từ kinh nghiệm nhiều lần hai anh em là bộ ba, (cùng với tông đồ trưởng Phêrô), dẫn đi sát với Người hơn các vị tông đồ khác nói riêng và các môn đệ của Người nói chung. Chẳng hạn như lần đến hồi sinh cho bé gái (xem Marcô 5:37) và lần được chứng kiến Chúa biến h́nh trên núi cao (xem Mathêu 17:1).

 

Theo tự nhiên, có thể v́ thấy rằng hai anh em ḿnh được Chúa Giêsu thương đặc biệt như thế, qua một số lần được Người ưu đăi cách riêng, (chưa kể c̣n một lần sau này cả hai c̣n được vao vườn cầu nguyện với Người trước khi Người nộp ḿnh), mà cả hai đă nghĩ ḿnh có giá, cần được Chúa Giêsu xác nhận vị thế của ḿnh chăng?

 

Về cách thức nhờ đến bà mẹ để xin Chúa Giêsu điều yêu cầu của ḿnh, chứ không dám đứng ra xin lấy, kinh nghiệm cũng dạy cho hai anh em Giacôbê và Gioan biết phán đoán của hai đấng cho dù tốt lành mấy cũng chưa chắc đă hợp với  với ư của Thày Chí Thanh. Chẳng hạn lần hai vị bị Người "quở trách" (Luca 9:55) v́ các vị tỏ ra ḿnh là người lớn, bực tức khi thấy Thày Chí Thánh của ḿnh bị dân Samaria không chịu tiếp rước, đă trở nên nóng nảy đến nỗi: "Thưa Thày, Thày có muốn chúng con gọi lửa trời xuống hủy diệt họ đi không?" (Luca 9:54).

 

Phải chăng v́ bản chất trực tính nóng nẩy sốt sắng này của hai anh em Giacôbê và Gioan mà Chúa Giêsu, qua Phúc Âm thánh Marcô đă viết, "Người đặt cho hai anh em này cái tên là "những đứa con của sấm sét'" (Marcô 3:17).  

 

Thật ra, Phúc Âm thánh Marcô lại tiết lộ cho chúng ta biết rằng chính hai anh em Giacôbê và Gioan trực tiếp đứng ra xin Thày điều này, chứ không phải là bà mẹ của hai vị. Cách thức của "những đứa con của sấm sét" này tuy thẳng thắn nhưng không tế nhị như của bà mẹ. Hai anh em đă chẳng những không tế nhị về chính lời lẽ yêu cầu mà c̣n về cả cách thức yêu cầu, khi bất kể Chúa Giêsu có cho phép hay không hai vị cũng cứ "như con trẻ" nhắm mắt nhào vô: "Thưa Thày, chúng con muốn Thày ban cho chúng con điều chúng con xin?" (Marcô 10:35)

 

Kết quả chúng ta thấy xem ra Chúa Giêsu đă chịu thua hai anh em "như trẻ nhỏ" này. Với những lư do có thể suy diễn sau đây.

 

Lư do thứ nhất, là v́ Chúa Giêsu biết được hai anh em Giacôbê và Gioan hết ḷng yêu mến Người. Bởi đó, ngay sau lần cuối cùng Người tiết lộ cho các tông đồ biết về cuộc tử nạn của Người, th́ chỉ có hai anh em Giacôbê và Gioan đă có phản ứng qua lời yêu cầu của họ.

 

Lời yêu cầu này chứng tỏ hai vị đă hiểu và thông cảm được với Chúa Giêsu hơn ai hết. Chẳng lẽ hai vị ngớ ngẩn đến nỗi rơ ràng nghe thấy Chúa Giêsu nói về thân phận vô cùng bất hạnh và đen tối của Người như thế mà c̣n xin ngồi hai bên tả hữu của Người?

 

Chính v́ thế mà khi Chúa Giêsu vừa hạch lại hai vị, (làm như Người muốn các vị tông đồ khác đang tức bực với hai vị biết rơ hơn chủ ư của hai vị), vừa tỏ ra thách thức hai vị: "Các con có biết được điều các con xin không. Các con có uống được chén mà Ta sẽ uống hay chịu được phép rửa trong cùng một cuộc khổ đau như Ta không?" (Marcô 10:38), "Họ thưa Người: 'Vâng, được'" (Marcô 10:39). 

 

Lư do thứ hai Chúa Giêsu tỏ ra chịu thua hai anh em Giacôbê và Gioan là ở chỗ nay, ở chỗ, cả hai nhất định theo Người cho đến cùng, dù hai vị biết Người đi đâu và con đường Người đi như thế nào, chứ không phải như tông đồ Tôma cho đến giây phút Thày tṛ gần biệt ly mà c̣n đặt vấn đề: "Thưa Thày, chúng con không biết Thày sẽ đi đâu th́ làm sao chúng con biết được đường lối" (Gioan 14:5).

 

Cuối cùng, Chúa Giêsu đă tỏ ra như chịu thua trước ḷng trung kiên theo Người bất chấp mọi sự của hai anh em Giacôbê và Gioan, bằng câu nói hứa hẹn là "Thày ở đâu các con cũng sẽ được ở đó với Thày" (Gioan 14:3), bao gồm ở cả trong đau thương cũng như vinh hiển, như thế này: "Các con sẽ uống chén Ta uống' các con sẽ thông phần phép rửa Ta chịu. Nhưng về việc ngồi bên hữu hay bên tả của Ta, th́ không phải do Ta, mà là cho những ai đă được chỉ  định trước" (Marcô 10:39-40).

 

Thực tế cho thấy, trong bữa tiệc ly, Gioan chẳng những được ngồi bên cạnh Chúa Giêsu mà c̣n được dịp ngả đầu vào ngực Người để nghe tâm sự thầm kín của Người (xem Gioan 13:23). Nhất là trên đỉnh núi sọ, dưới chân thập giá Chúa Giêsu, chỉ một ḿnh Gioan đứng để nhận lời trăn trối cuối cùng của Người: "Này là Mẹ con" (Gioan 19:27), và cũng để "từ giờ ấy, vị môn đệ nhận Người làm mẹ của ḿnh" (Gioan 19:27).

 

Theo Thày cho đến khi đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu như Mẹ Maria, thánh Gioan đă chúng tỏ ḷng ngài yêu mến Chúa Giêsu là dường nào. Cũng chính v́ t́nh yêu mănh liệt này của ngài, (có thể v́ thế mà sau này ở bờ biển Tibêria, ngài không cần phải trả lời với Thày ba lần như thánh Phêrô là "Thày biết con yêu Thày" - Gioan 21:15-17), mà phải nói là ngài đă cùng với Mẹ Maria chịu tử nạn với Chúa Giêsu.

 

(Phải chăng thánh Gioan bấy giờ đă "cùng chịu một phép rửa với Thày", chịu đóng đanh với Thày, mà ngài đă là vị tử đạo đầu tiên, tử đạo bằng lửa, tử đạo trong tinh thần, thay v́ tử đạo bằng máu, tử đạo ở ngoài thân xác như các tông đồ khác sau này. Thật ra, theo hạnh tích của ngài, có lần ngài đă bị bắt bỏ vào vạc dầu sôi, nhưng ngài đă được thiên thần cứu sống, rồi cuối cùng ngài đă chết già tại g̣ Patmô).

 

Thánh Gioan, bởi thế, đă không phải là "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" (Gioan 20:2'21:7,20) hay sao, tức người môn đệ được gần Chúa Giêsu nhất, thương Chúa Giêsu nhất và hiểu Chúa Giêsu nhất. Do đó, không lạ ǵ, với mối thâm t́nh với Chúa Giêsu như thế, ngài la môn đệ đầu tiên, (sau thanh nữ Mađalena là người được Chúa dùng để đem Tin Mừng Phục Sinh cho chính các môn đệ), tin rằng Chúa Giêsu đă sống lại (xem  Gioan 20:8), và cũng là người môn đệ đầu tiên nhận ra Thày ḿnh trên biển hồ Tibêria (xem Gioan 21:7).

 

Bằng chứng hiển nhiên hơn nữa về mối thân t́nh sâu nhiệm Thày tṛ này là cuốn Khải Huyền, nhất là cuốn Phúc Âm của "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu". Cuốn Phúc Âm như "phượng hoàng bay bổng" (Khải Huyền 4:7) này, (so với bộ Phúc Âm Nhất Lăm đặt trọng tâm ở nhân tính của Chúa Kitô), là nguồn tài liệu Thanh Kinh duy nhất mạc khải trọn vẹn Thiên Tính của Chúa Kitô:

 

"Lời ở nơi Thiên Chúa ngay từ ban đầu"(Gioan 1:1),

"nhờ Người mà mọi sự được thành nên" (Gioan 1:3),

"trong Người chúng được sự sống, sự sống soi sáng cho con người" (Gioan 1:4).

"Ánh Sáng chiếu trong tăm tối (Gioan 1:5),

"Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta... đầy ân sủng và chân lư" (Gioan 1:14).

 

Tóm lại, qua câu chuyện hai anh em Giacôbê và Gioan xin ngồi bên phải và bên trái Chúa Giêsu, "Trở nên như trẻ nhỏ" là trở nên đồng lao cộng khổ với Chúa Giêsu, bằng cách chấp nhận tất cả mọi đau khổ mà kiên trung theo Người cho đến cùng. Chúng ta hăy nghe Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu Chúa Giêsu

 

“Linh hồn phải chịu hủy diệt dưới những đ̣n vọt của Cha. Bấy giờ Cha mới đưa nó vào con đường thánh thiện và Cha kết hợp mọi năng lực của nó vào quyền năng của Cha”. (Một trong những lời khai mở của Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu Chúa Giêsu trước tháng 8/1965).

 

“Những ai hiến thân cho t́nh yêu th́ nhận chịu những đ̣i hỏi của t́nh yêu. Họ ôm lấy thánh giá Cha với ḷng sùng mộ. Âu yếm chấp nhận sự đau khổ, hỡi con, ấy là con đường vương giả mau chóng dẫn đến đỉnh trọn lành. Chịu đau khổ là con giống Cha. Con đang đau khổ đó, hỡi con nhỏ đáng thương của Cha. Nhưng Cha, Cha c̣n đau khổ hơn con. Con chỉ c̣n sống cho t́nh yêu. Những ǵ không phải là t́nh yêu th́ chỉ là đau khổ cho con”. (21/6/1966)

 

“Tất cả những ǵ làm nên giá trị một vị thánh, đó là tuân theo thánh ư của Cha. Đó là t́nh yêu đem ra đón nhận thánh gia. Đó c̣n  là khát vọng đón nhận thánh giá. Muốn t́m b́nh an cho linh hồn phải vào trường học "t́nh yêu", chứ không phải ở hưởng thụ t́nh yêu đâu con... Cha không thể miễn cho con v́ yêu Cha mà khỏi chịu đau khổ. (19/4/1973)

 

“Người mạnh th́ có thánh giá nặng, người yếu lại có thánh giá nhẹ hơn. Nhưng nếu được đón nhận với t́nh yêu, th́ thánh giá nào cũng có giá trị như nhau để cứu rỗi các linh hồn. Ơn cứu chuộc đă được thực hiện bằng thánh giá. Thế giới sẽ được cứu rỗi bằng thánh giá. Cha d́u dắt các linh hồn đă được tuyển chọn, qua những con đường bí nhiệm mà tất cả đều gặp nhau ở chóp đỉnh. Nhiều linh hồn ẩn dật mà tạo được những kỳ công ân sủng và khoan hậu cho tha nhân”.(31/5/1967)

 

“Hỡi con nhỏ, con hăy hiểu cho kỹ t́nh yêu của Cha th́ điên dại, Thiên Chúa là sức sống của hồn con v́ t́nh yêu được đổ đầy tràn trong nó. T́nh yêu hoạt động không ngừng: kích thích hồn nhỏ, làm nó khổ đau, nâng nó lên, xoa dịu nó, làm nó vui cười cũng như sa lệ... Con đừng sợ chi, Cha là sức mạnh của con, và cũng là sự yếu đuối của con. Là sức mạnh để chiến thắng, là sự yếu đuối để yêu thương” (28/10/1974)

 

Chúa Nhật tuần này, 19/10/2003, cũng là Ngày Chúa Nhật Truyền Giáo của Giáo Hội, bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này dù không phải là bài Phúc Âm về việc truyền giáo, nhưng v́ chính Lời Chúa tự bản chất là truyền thông, là Tin Mừng Sự Sống mà ở bất cứ câu nào hay đoạn nào của Phúc Âm chúng ta vẫn có thể áp dụng vào việc truyền giáo hoặc có tính cách truyền giáo. Chẳng hạn bài Phúc Âm Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm B tuần này có tính cách hay ư nghĩa truyền giáo ở chỗ ai gieo trong đau thương sẽ gặt trong vui sướng, tức là muốn được ngồi bên tả bên hữu Thày là Đấng đến để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh, th́ thành phần môn đệ chứng nhân đích thực của Người cũng phải cùng Người uống cạn chén khổ nạn, và cũng chỉ có ai dám uống chén khổ nạn với Người mới được.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


Các anh không biết ḿnh xin ǵ!

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Khi Chúa Giêsu nói với Giacôbê và Gioan: “Các anh không biết ḿnh xin ǵ” (Mc 10:38), không phải là Ngài không biết các ông đang muốn ǵ. Nhưng lời Chúa nói với các ông mang một ư nghĩa khác trong lănh vực tâm linh. Điều này phải hiểu là các ông không biết điều ḿnh xin ấy có lợi ǵ và như thế nào cho số phận đời đời, và sự sống tâm linh của ḿnh. Chính v́ thế, trước khi trả lời các ông, Chúa Giêsu đă hỏi lại: “Các anh có uống nổi chén ta sẽ uống hoặc được rửa bằng một cuộc tắm đau khổ như ta không?” (Mc 10:38). Và điều mà như Chúa Giêsu đă nói là các ông không hiểu chính là câu trả lời: “Chúng tôi có thể” (Mc 10:39).

 

Chưa biết những điều chúng ta xin sẽ làm ǵ cho chúng ta và sẽ đưa chúng ta đến đâu mà vẫn van xin. Chưa hiểu được điều kiện Chúa đưa ra nặng nhẹ như thế nào mà vẫn chấp nhận, th́ đúng là “không biết ǵ” và “không hiểu ǵ”. Trong đời sống tâm linh và thường ngày của chúng ta, có lẽ lời Chúa Giêsu nói với Giacôbê và Gioan cũng là lời mà Ngài muốn chúng ta phải suy nghĩ mỗi khi cầu nguyện, mỗi khi thưa truyện với Ngài.  

 

“Các ngươi không hiểu ḿnh xin ǵ”. Điều này chúng ta có thể nghe được qua những ư lễ và ư cầu nguyện vẫn thường được rao trong các thánh lễ, trong đó có những ư lễ và lời cầu xin mà không cần phải Chúa, nhưng chính chúng ta những người ngồi nghe cũng thấy rằng người xin không hiểu điều ḿnh đang xin ǵ. Thí dụ, Ông A xin 2 lễ, một lễ mừng kính thánh Phêrô, và một lễ xin cho con cái biết vâng lời cha mẹ và siêng năng học hành. Thử hỏi trên thiên đàng thánh Phêrô làm ǵ với thánh lễ mừng kính ngài? C̣n việc con cái biết vâng lời và siêng năng học hành là việc của cha mẹ và những người có trách nhiệm dậy dỗ, giáo dục tại sao lại mang khoán cho Chúa?

 

Thánh lễ là Mầu Nhiệm Vượt Qua, trong đó Chúa Giêsu hy hiến ḿnh cho Chúa Cha để đền bù tội lỗi nhân loại và đem lại ơn cứu độ cho mọi người. Trong thánh lễ Thiên Chúa hướng dẫn và nuôi sống dân Ngài bằng Lời Hằng Sống là Thánh Kinh và Ḿnh Máu Thánh Ngài là Thánh Thể. Chúa muốn chúng ta đến với thánh lễ bằng tâm t́nh yêu mến, thờ lậy, ngợi khen, và cầu xin những ơn ấy. Thánh lễ đâu có dùng để mua việc con cái biết vâng lời và siêng năng học hành.

 

Cái nguy hiểm ở chỗ là nếu bỏ tiền xin 1, 2, hoặc 3 lễ mà con cái vẫn không vâng lời, vẫn không siêng năng học hành th́ lúc ấy thánh lễ sẽ hết thiêng, và Chúa cũng hết thiêng.

 

Cái không hiểu và khó hiểu nữa là các linh mục tuy đă biết ḿnh không “làm” ra được lễ, nhưng vẫn “bán” lễ. Vẫn lặng thinh và không giáo dục các tín hữu. C̣n các tín hữu v́ không được hướng dẫn nên vẫn coi việc ḿnh bỏ ra 20 hoặc 50 chục là để mua lễ, mua sự vâng lời và siêng năng học hành cho con cái. Nghĩ vậy rồi cứ việc ăn nhậu, cứ việc bài bạc, cứ việc gian lận, không cần làm gương sáng cho con cái, v́ đă bỏ tiền xin lễ rồi.

 

“Các ngươi không hiểu ḿnh xin ǵ”. Điều này cũng nhắc nhở chúng ta về thái độ khi đến với Chúa, và nhất là khi chúng ta cầu nguyện. Giacôbê và Gioan xin với Chúa cho ḿnh được ngồi hai bên tả hữu Ngài trong nước của Ngài. Khi cầu nguyện, dĩ nhiên, cũng phải nói lên ư muốn của ḿnh, nói lên điều ḿnh mong mỏi, nhưng không phải là những điều mà ḿnh không biết và không hiểu rơ. Để chúng ta ư thức được thái độ cần phải có mỗi khi cầu nguyện, và cách thức cầu nguyện như thế nào, Chúa Giêsu đă dậy chúng ta cầu như sau:

 

“Lậy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hằng ngày dùng đủ, xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi sự dữ”. (Mt 6:9-13).

 

Đơn giản chỉ có thế. Trước hết hăy dâng lời cảm tạ ngợi khen Thiên Chúa. Tiếp đến hăy tŕnh bày với Chúa – Cha ta ở trên trời – những nhu cầu cần thiết của ḿnh. Và để minh chứng được ḷng thành của ḿnh, đến lượt chúng ta cũng hăy mở rộng cơi ḷng tha thứ cho những xúc phạm anh chị em đă làm cho ḿnh. Và sau cùng khiêm tốn xin Ngài che chở, ǵn giữ cho khỏi mọi sự dữ, mà sự dữ nhất là tội lỗi.

 

“Các ngươi không hiểu ḿnh nói ǵ”. Không hiểu ḿnh xin ǵ. Nhiều lần chúng ta cũng không hiểu ḿnh nói ǵ trước nhan Thiên Chúa. Rất nhiều lần chúng ta đă được nghe những lời tạ ơn như sau:  

 

“Lậy Thầy Chí Thánh, con xin cảm ơn Thầy. Ngàn đời con xin cảm ơn Thầy. Xin anh chị em cũng hăy cùng với em cảm tạ ơn Thầy v́ đứa con cả của em là bác sĩ mới lập gia đ́nh với một người vợ cũng là bác sĩ. C̣n đứa con trai thứ của em cuối năm nay cũng ra bác sĩ. Và sau cùng là đứa gái út của em mới được nhận vào trường luật để làm luật sư”.

 

Không biết Chúa nghĩ thế nào. Không biết những người nghe lời cảm tạ này nghĩ sao? Làm sao bây giờ, khi 5 đứa con tôi không đứa nào có mảnh bằng kỹ sư. Chúa ở đâu, mà tôi cầu xin măi cho đứa con bỏ x́ ke mà vẫn chưa được. Và làm sao đây, 2 đứa con tôi chỉ làm assembler và lao công. Như vậy, chúng tôi có cần lên để cảm tạ Chúa không?

 

Lời tạ ơn và tâm t́nh này có khác ǵ với tâm t́nh và lời tạ ơn của người Pharisiêu mà Chúa Giêsu đă đề cập đến khi ông ta đứng giữa đền thờ, ưỡn ngực ra kể cho Chúa nghe một tuần ông ăn chay mấy ngày, và bố thi bao nhiêu cho kẻ khó; nhưng may mắn và hănh diện nhất là không giống như tên thu thế kia.

 

“Các ngươi không hiểu ḿnh xin ǵ”.  Tóm lại, khi xin với Chúa điều ǵ và khi cầu nguyện với Ngài, việc đầu tiên là phải cám tạ hồng ân Ngài. Nh́n nhận những ơn huệ Ngài ban do ḷng rộng răi của Ngài. Đồng thời tŕnh bày nhu cầu hiện ḿnh đang thiếu thốn và để Ngài định liệu. Và nhất là dâng lên Ngài của lễ hy sinh là ḷng bác ái, tha thứ và thương yêu đồng loại.

 

Lời cầu xin tốt nhất vẫn là lời cầu xin để t́m hiểu được Thánh Ư Ngài và thực hành Thánh Ư ấy trong mọi cảnh ngộ mà chúng ta đang gặp phải dù tốt hay xấu. Không phải “ư con mà là ư Cha”. Và chỉ khi nào chúng ta cầu xin, cảm tạ, ngợi khen theo tinh thần này, lúc đó Chúa mới thực sự hiểu được điều ta muốn xin, muốn nói.  Phần ta, chúng ta cũng hiểu được là ḿnh đang muốn ǵ.

 

 

----------------------------------------------