CHÚA NHẬT XXV QUANH NĂM

BÀI ĐỌC I: Sap 2:12, 17-20

“Chúng ta hăy kết án cho nó chết cách nhục nhă”
Bài trích sách Khôn Ngoan.

Những kẻ gian ác nói rằng: “Chúng ta hăy vây bắt kẻ công chính, v́ nó không làm ích ǵ cho chúng ta, mà c̣n chống đối việc chúng ta làm, khiển trách chúng ta lỗi luật và tố cáo chúng ta vô kỷ luật. Vậy chúng ta hăy xem coi điều nó nói có thật hay không, hăy nghiệm xét coi những ǵ sẽ xảy đến cho nó, và hăy chờ xem chung cuộc đời nó sẽ ra sao. V́ nếu nó thật là con Thiên Chúa, Chúa sẽ bênh vực nó, sẽ giải thoát nó khỏi tay những kẻ chống đối nó. Chúng ta hăy nhục mạ và làm khổ nó, để thử xem nó có hiền lành và nhẫn nại không. Chúng ta hăy kết án cho nó chết cách nhục nhă, v́ theo lời nó nói, th́ người ta sẽ cứu nó!”. Chúng nghĩ như vậy, nhưng chúng lầm, v́ tội ác của chúng đă làm cho chúng mù quáng. Và chúng không biết ư định mầu nhiệm của Thiên Chúa, nên cũng chẳng hy vọng phần thưởng công chính, và cũng không ưa thích vinh dự của những tâm hồn thánh thiện.

Lời của Chúa.
 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Chúa đang nâng đỡ tâm hồn tôi.

1.      Ôi Thiên Chúa, xin cứu sống tôi nhân danh Ngài, và xin xử dụng uy quyền phán quyết cho tôi! Ôi Thiên Chúa, xin nghe tiếng tôi cầu, xin lắng tai nghe lời miệng tôi xin.

2.      V́ những kẻ kiêu căng nổi lên chống đối và bọn người hung hăi t́m sát hại tôi, bọn chúng không nhớ Thiên Chúa ở trước mặt ḿnh.

3.      Ḱa, Thiên Chúa phù trợ tôi, Chúa đang nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi sẽ tự nguyện hiến dâng lễ vật lên Chúa, lạy Chúa, tôi sẽ ca tụng danh Ngài, v́ danh Ngài thiện hảo.


BÀI ĐỌC II: Jac 3:16 — 4:3

“Hoa quả của công chính được gieo văi trong b́nh an cho những người xây đắp an b́nh”
Bài trích thơ của Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em thân mến, ở đâu có ganh tị và căi vă, ở đó có hỗn độn và đủ thứ tệ đoan. Nhưng sự khôn ngoan từ trời xuống, th́ trước tiên là trong trắng, rồi ôn ḥa, bao dung, nhu ḿ, hướng thiện, đầy ḷng nhân từ và hoa quả tốt lành, không xét đoán thiên vị, không giả dối. Hoa quả của công chính được gieo văi trong b́nh an cho những người xây đắp an b́nh. Bởi đâu anh em cạnh tranh và căi cọ nhau? Nào không phải tại điều nầy: tức tại các đam mê đang giao chiến trong chi thể anh em đó sao? Anh em ham muốn mà không được hưởng, nên anh em giết nhau. Anh em ganh tị mà không được măn nguyện, nên anh em cạnh tranh và căi cọ. Anh em không có, là tại anh em không xin. Anh em xin mà không nhận được, là v́ anh em xin không đúng, cứ mơ tưởng thỏa măn các đam mê của anh em.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Aleluia, alleluia. — Chúa phán: “Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 9:29-36

“Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm lớn nhất, th́ hăy tự làm người rốt hết”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ từ trên núi xuống, rồi đi ngang qua xứ Galilêa và Người không muốn cho ai biết. V́ Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đă bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại”. Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người. Các ngài tới Capharnaum. Khi đă vào nhà, Người hỏi các ông: “Dọc đàng các con tranh luận ǵ thế?” Các ông làm thinh, v́ dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất. Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: “Ai muốn làm lớn nhất, th́ hăy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Rồi Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, ôm nó mà nói với các ông rằng: “Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế nầy v́ danh Thầy, tức là đón tiếp chính ḿnh Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đă sai Thầy”.

Phúc Âm của Chúa.

----------------------------------
Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

 

Tăm Tối Tử Giá bừng lên Ánh Sáng Sự Sống Phục Sinh!

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm B tuần này, tương tự như trường hợp của bài Phúc Âm tuần trước, cũng không phải là bài Phúc Âm tiếp ngay sau bài Phúc Âm được Thánh Kư Marcô tŕnh thuật, nhưng ư nghĩa lại gắn liền với bài Phúc Âm tuần trước. Đúng thế, cách bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước và bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này là những đoạn Phúc Âm Giáo Hội bỏ qua không sử dụng, thứ tự là đoạn về biến cố Chúa Giêsu biến h́nh trên núi rồi đến đoạn Người trừ quỉ ám câm điếc ra khỏi đứa con trai. Giáo Hội đă lấy đoạn Phúc Âm về lời Chúa Giêsu tiên báo lần thứ hai liên quan đến cuộc Vượt Qua của Người cũng như về lời Người dạy các tông đồ cách tiếp nhận Người là Đức Kitô. Đó là lư do, như trên đă nhận định, bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước và bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này tuy cách nhau hai đoạn Phúc Âm kể trên, song vẫn ăn khớp với nhau về ư nghĩa. Và như bài chia sẻ tuần trước đă nhận định, bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này sẽ cho thấy lư do tại sao các tông đồ dù đă tuyên nhận “Thày là Đức Kitô” song vẫn vấp phạm trước sự thật này.

 

Như Thánh Kư Marcô ghi nhận trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này về thái độ của các tông đồ sau khi nghe Chúa Giêsu mạc khải cho biết lần thứ hai về cuộc Vượt Qua của Người như sau: “Mặc dù không hiểu được lời lẽ của Người, song các vị sợ không dám hỏi Người”. Không biết có phải “các vị sợ không dám hỏi Người” là v́ không muốn bị Người quở cho như trường hợp tông đồ Phêrô trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước hay chăng, nhưng chắc chắn một điều là các vị chưa hoàn toàn theo Đức Kitô của Thiên Chúa, một Đức Kitô “đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28), mà là theo một Đức Kitô chính trị, một Đức Kitô đầy quyền lực, chẳng những trên thần ô uế, trên thiên nhiên tạo vật, trên tật nguyền bệnh hoạn, mà c̣n trên cả đế quốc Rôma nữa. Bởi thế, thậm chí cho đến ngay trước khi Chúa Giêsu về trời, các vị c̣n tỏ ra ngớ ngẩn hỏi Người “phải chăng Thày sắp khôi phục lại nước Do Thái?” (Acts 1:6). Đó là lư do, với tâm trạng trần tục như thế, làm sao các tông đồ hiểu được và chấp nhận được sự thật hoàn toàn thua bại của Thày ḿnh, và làm sao các vị lại không tranh giành ngôi thứ, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho thấy. Bởi vậy, Chúa Giêsu phải dạy cho các vị biết đường lối của Người, đường lối của một Đức Kitô Vượt Qua chư không phải một Đức Kitô chính trị, đường lối phải bỏ ḿnh đi và vác thập giá ḿnh mà theo Người, như Người đă khuyên giục ở cuối bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, đường lối làm đầu là làm cuối, làm đầy tớ mọi người.

 

Tuy nhiên, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, ở phần cuối có một chi tiết rất lạ và khó hiểu, h́nh như chẳng có liên quan ǵ đến những lời Chúa Giêsu đang nói và đến những tác động Người đang làm bấy giờ, đó là, sau khi khuyên bảo các tông đồ về đường lối ngược đời của ḿnh, làm đầu là làm cuối, lănh đạo là làm tôi, Chúa Giêsu liền đưa một em bé vào ở giữa các vị, rồi ṿng tay ôm lấy em mà nói cùng các vị rằng: “Ai v́ Thày đón nhận một con trẻ nào như em nhỏ này là đón nhận Thày. Và ai đón nhận Thày th́ không phải là đón nhận Thày mà là đón nhận Đấng đă sai Thày”. Như thế nghĩa là ǵ? Phúc Âm không thuật lại cho chúng ta biết bấy giờ Chúa Giêsu chỉ nói riêng với các tông đồ thôi hay có cả dân chúng ở đấy nữa. Theo mạch văn th́ Người chỉ nói riêng với các tông đồ thôi, v́ Thánh Kư Marcô viết: “Các vị trở về Caphanaum và khi đă vào nhà rồi, Chúa Giêsu bắt đầu hỏi các vị ‘dọc đường các con đă bàn căi với nhau điều ǵ vậy?’ Mà nếu chỉ có các tông đồ thôi th́ đứa bé ở đâu ra? Phải chăng là đứa con của chủ nhà? Hay đứa nhỏ Chúa dẫn theo Người? Chỉ biết rằng, Người rất yêu thích em, đến nỗi, như Thánh Kư Marcô tỉ mỉ thuật lại cử chỉ Người “ṿng tay ôm lấy em”. Và sở dĩ em được Chúa Giêsu cho xuất hiện ở đây, ngay giữa người lớn, giữa các vị tông đồ là thành phần sau này là nền tảng của Giáo Hội (x Eph 2:20), v́ em là ch́a khóa được Chúa Kitô sử dụng để mở cửa mầu nhiệm Chúa Kitô Vượt Qua cho các vị có thể tiến vào.

 

Đúng thế, “ai v́ Thày đón nhận một con trẻ nào như em nhỏ này là đón nhận Thày” nghĩa là ǵ, nếu không phải ai hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ mới được vào Nước Thiên Chúa (x. Mt 18:3), tức mới thấu triệt được mầu nhiệm Nước Trời (x Mt 11:25,27; Lk 10:21-22), thấu hiểu được sự thật về Con Người Giêsu Nazarét là Đức Kitô Vượt Qua. Bằng không, không hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, trái lại, chỉ thích làm đầu cho oai, như trường hợp các tông đồ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, sẽ chẳng bao giờ hiểu được Mầu Nhiệm Nước Trời, chẳng bao giờ có thể chấp nhận được một Đức Kitô Vượt Qua. Và, như bài chia sẻ tuần trước đă nhận định, khi Chúa Giêsu chứng thực ḿnh là Đức Kitô đồng thời Người cũng tỏ Cha của Người ra, chính lúc Người chứng tỏ Người là Đấng Thiên Sai là Người đồng thời cũng chứng thực Cha Người là Đấng đă sai Người. Bởi thế, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, ngay sau khi khẳng định “ai v́ Thày đón nhận một con trẻ nào như em nhỏ này là đón nhận Thày”, Người liền thêm: “Và ai đón nhận Thày th́ không phải là đón nhận Thày mà là đón nhận Đấng đă sai Thày”. Và chỉ khi nào biết đón nhận Thày, đón nhận Chúa Kitô Vượt Qua, như một trẻ nhỏ, đơn sơ khiêm hạ như thế, con người mới không ham thích làm đầu, mà nếu cần phải làm đầu theo ư Chúa, họ sẽ chỉ làm theo ư Ngài, chứ không làm theo ư ḿnh, chỉ t́m lợi ích cho chủ nhân ông của ḿnh là Thiên Chúa, với tư cách là một tôi tớ hay quản lư, phục vụ những người trong nhà của chủ.

 

Tinh thần phục vụ của Kitô giáo hoàn toàn ngược lại với đường hướng của Khổng giáo. Nếu Khổng giáo chủ trương quân, sư, phụ, đến nỗi người dưới phải hết ḿnh hy sinh cho người trên, cho dù có phải bỏ mạng sống ḿnh, th́ tinh thần của Kitô giáo, tinh thần của một Đức Kitô Vượt Qua, tinh thần của một Vị Mục Tử Nhân lành đến hiến mạng sống ḿnh v́ chiên (x Jn 10:10), là người trên phải hy sinh cho người dưới, phải phục vụ người dưới, phải qú xuống rửa chân và lau chân cho người dưới (x Jn 13:4-5). Nếu không có dân sẽ không c̣n xă hội th́ quả thực người làm đầu phải hy sinh cho dân mới đúng, thiểu số hy sinh cho đa số để bảo tồn đa số, chứ đa số không thể hy sinh cho thiểu số, để thiểu số tồn tại. Vua không dân, thày không tṛ, cha không con, đâu c̣n là nước, là trường, là nhà nữa. Nếu các chính trị gia và thể chế xă hội loài người theo tinh thần phục vụ này th́ thế gian đâu có chiến tranh liên lỉ từ khi lịch sử loài người bắt đầu cho tới nay. Tại sao Giáo Hội Chúa Kitô theo chế độ quân chủ mà vẫn tồn tại bền vững hơn các chế độ quân chủ dân sự, một thứ chế độ quân chủ đă bị lỗi thời từ Cách mạng Pháp 1789? Và tại sao chế độ dân chủ dân sự hiện đại trên thế giới vẫn không mang lại cho xă hội loài người phúc hạnh chân thật và vĩnh viễn, trái lại, càng văn minh, cáng nhân bản càng lộn xộn và hỗn loạn, đến nỗi ư dân là ư trời, ly dị là ư trời, phá thai là ư trời, đồng tính hôn nhân là ư trời, tạo sinh ngoại nhiên là ư trời? Phải chăng v́ tinh thần của chế độ quân chủ trước đây cũng như của chế độ dân chủ hiện nay đều là những ǵ tương phản xung khắc với tinh thần phục vụ của Chúa Kitô? Mầu nhiệm Đức Kitô Vượt Qua chẳng những liên quan đến tinh thần phục vụ mà c̣n đến cả đau khổ nữa. Vấn đề cứu độ nơi Kitô giáo không phải chỉ là việc cứu con người cho khỏi đau khổ, như chủ trương “đời là bể khổ” của Phật giáo, mà là việc không sợ đau khổ, trái lại, chấp nhận đau khổ, đối đầu với đau khổ, biến đau khổ thành phương tiện cứu độ, thành đường lối chứng tỏ t́nh yêu tuyệt hảo. Kitô giáo cứu độ không phải chỉ là việc “ánh sáng (Nhập Thể) chiếu trong tăm tối” (Jn 1:5), mà c̣n là việc tăm tối Tử Giá bừng lên ánh sáng sự sống Phục Sinh! 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TRANH LUẬN DỌC ĐƯỜNG

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Tại sao Chúa hỏi các tông đồ về việc các ông tranh luận đang lúc đi đường: “Dọc đường các con tranh luận ǵ thế?” (Mc 9:33). Dĩ nhiên là Chúa phải biết, v́ trong cuộc hành tŕnh hôm đó Chúa cũng cùng đi với các ông.  Nhưng rồi Chúa vẫn gạn hỏi: “Dọc đường các con tranh luận ǵ thế?”

 

Khi nêu lên câu hỏi, Chúa chỉ muốn cho các ông nhận thức được điều các ông đang mong mỏi và suy nghĩ trong ḷng. Các ông t́m chỗ đứng của danh vọng, của quyền bính. Phần Chúa, ngài muốn t́m kiếm những địa vị cao hơn trên nước trời cho các ông. Và có lẽ đây là cái mà Chúa không mấy quan tâm, và cũng không muốn làm các ông phải khó chịu trong lúc đi đường. Ngài muốn để chính các ông ư thức được điều các ông đang t́m kiếm.

 

Thật vậy, trong khi Chúa không muốn cho ai biết ngài đang đi ngang qua Galilêa. Không muốn ai phiền hà và chi phối điều mà ngài chỉ muốn nói riêng với các ông. Ngược lại, các ông lại không quan tâm mà chỉ t́m cách tranh luận, t́m kiếm những chỗ đứng cho riêng ḿnh. Vậy Chúa đă nói với các ông điều chi, và phản ứng các ông như thế nào? Ngài đă nói với các ông: “Con người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết người. Khi đă bị giết, ngày thứ ba, người sẽ sống lại” (Mc 9:31). Thánh kư c̣n ghi tiếp: “Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi lại” (Mc 9:32). Lư do đă khiến các ông không hiểu và sợ không muốn hỏi lại, chính là: “V́ trên đường, các ông tranh luận với nhau xem ai là người quan trọng nhất” (Mc 9:34).

 

Thế mới biết, cho đến lúc đó mà các Tông Đồ vẫn chưa hiểu Chúa Giêsu, chưa biết về ngài. Việc các ông theo ngài, ngoài cảm t́nh và sự quí mến, c̣n có một chủ đích là t́m ngôi thứ. Điều này đă được nhắc đến qua việc bà mẹ của anh em Giacôbê và Gioan đă tư túi gặp gỡ Chúa Giêsu và gửi gấm hai anh em ông: “Xin cho hai con tôi đây, một đứa ngồi bên phải và một đứa ngồi bên trái thầy trong nước của thầy” (Mt 20:21). Bà sợ rằng Chúa Giêsu sẽ dành những chỗ đặc biệt ấy cho những người khác.

 

Tuy không hứa riêng với Giacôbê, Gioan hay bất cứ tông đồ nào, nhưng ngài cũng đă nói chung về địa vị của các ông: “Các ngươi là những kẻ theo ta, th́ đến giờ tái sanh, khi con người ngự trên ngai vinh hiển ngài, cả các ngươi nữa cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai, mà xét xử mười hai chi tộc Israel” (Mt 19:28). Có lẽ nhớ lại những lời hứa trang trọng ấy nên nhân dịp ngài đề cập đến cái chết và sự phục sinh của ngài, có lẽ các ông nghĩ là đă đến lúc nước Thiên Chúa đến, và như vậy cần phải đặt lại vai vế của ḿnh. Do đó, khi ngài hỏi các ông, các ông đă làm thinh. 

 

Chúa hỏi th́ các ông làm thinh. C̣n các ông nói th́ Chúa lại không nghe. Như vậy rơ ràng là giữa ngài và các tông đồ mỗi bên đang mang trong đầu ḿnh những tư tưởng và ư nghĩ riêng tư không ḥa hợp nên đă không t́m được điểm tương đồng trong đối thoại. Nhưng nếu các ông không có câu trả lời trong trường này, kể cả Phêrô là người thường hay xuất hiện trong những trường hợp bí tắc để đại diện cho anh em trả lời Chúa, th́ ngài đă có câu trả lời của riêng ngài cho các ông. Thánh kư ghi lại, ngài đặt một trẻ em giữa các ông. Và câu trả lời là: “Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ này v́ danh thầy, tức là đón tiếp chính ḿnh thầy. Và ai đón tiếp thầy, thực ra không phải đón tiếp thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đă sai thầy”. (Mc  9:37).

 

Nghĩa là làm sao? Tại sao chỉ trước đó ít phút trên đường đi ngài đă dậy các ông về cuộc khổ nạn, về sự sống lại của ḿnh; phần các ông th́ lại nói về chuyện địa vị, ngôi thứ mà bỗng chốc ngài lại đổi đề tài bằng cách đem một trẻ nhỏ đặt giữa các ông. Các tông đồ hẳn là đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ thắc mắc này đến thắc mắc khác. Từ khó hiểu này đến khó hiểu khác. 

 

Thật vậy, trước mắt Đức Kitô th́ những lợi danh, những vinh quang, và những địa vị trần thế không có nghĩa lư ǵ. Ngài đă nói: “Được lời lăi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích ǵ? Lấy ǵ mà đổi được linh hồn” (Mt 16:26). Chính v́ thế, ngài muốn cho các ông chú ư đến những giá trị đời đời. Lănh nhận được ơn cứu độ và được phần thưởng đời đời mới là điều quan trọng. Đó mới là phúc lộc dư thừa. Tóm lại, chiếm hữu được nước trời, có được một chỗ đứng trên nước trời mới là điều quan trọng mà Chúa Giêsu muốn các môn đệ ngài, và cả chúng ta nữa phải lưu tâm. Nhưng rồi cũng như Thánh Kư đă ghi nhận, Chúa nói thế mà “các ông chả hiểu ǵ”. Bởi v́ ḷng c̣n lưu luyến và t́m cầu những lợi lộc trần gian, muốn làm to, làm lớn.

 

Nhưng để vào được nước trời, để chiếm hữu được nước trời, và nhất là để làm to trên nước trời, Kitô hữu chúng ta phải biết, phải đón tiếp, và phải được Chúa ở cùng. Và làm sao đón nhận ngài đây? Làm sao hiểu và dành chỗ đứng cho ngài trong cuộc đời mỗi người? Ngài dậy ta phải đón nhận ngài bằng một tâm hồn, và một nếp sống khiêm tốn, thanh sạch, và đơn sơ như một trẻ nhỏ.

 

Ngoài ra, ngài sánh ví ngài như một trẻ nhỏ: “Ai tiếp đón một con trẻ như em nhỏ đây nhân danh thầy, là tiếp rước thầy”. Đi xa hơn nữa, ngài c̣n nói: “Và ai tiếp rước thầy, không phải là tiếp rước thầy, mà là tiếp rước Đấng đă sai thầy” (Mc 9:37). Điều này cho thấy là không một ai có thể nại cớ này, cớ khác mà xa tránh hoặc không tiếp đón Thiên Chúa. Bởi v́ có ǵ khó khăn và cầu kỳ khi đón tiếp một em nhỏ đâu. Người ta có thể cho là khó khăn, vất vả, và tốn kém khi đón tiếp một thủ tướng, bộ trưởng, tổng thống, giáo hoàng, nhưng một em nhỏ th́ không cần ǵ mà phải tốn kém, miễn là có ḷng thương mến, và quí trọng là đủ.

 

Ḷng thương mến, quí trọng hay c̣n gọi là đức tin và ḷng mến chính là tinh thần và cách thức mà chúng ta đón tiếp Chúa. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn cần phải có những tư tưởng và lối sống như thế. Đơn sơ, b́nh dân, khiêm tốn để chúng ta ḥa nhập, và nh́n ra Chúa trong cuộc sống ḿnh, trong những biến cố quanh ḿnh. Như vậy là chúng ta đón nhận Chúa. Và khi có Chúa ở trong cuộc đời ḿnh th́ chúng ta sẽ nh́n ra giá trị của ơn cứu chuộc, giá trị của đời đời trong mọi nơi, mọi lúc cũng như mọi biến cố to nhỏ, quan trọng hay tầm thường xẩy đến cho ḿnh để cảm tạ, yêu mến ngài. Rồi khi không c̣n bận tâm về những cái thuộc về thế gian, những cái làm chúng ta không hiểu được lời Chúa muốn nói với ḿnh; lúc đó, Chúa muốn hỏi ǵ chúng ta cũng có thể trả lời ngài được hết. Hệt như một trẻ thơ khi bố mẹ em hỏi em cái ǵ th́ em đơn sơ và thành thật nói ngay.

 

----------------------------------------------