CHÚA NHẬT XXVIII QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I:
Sap 7:7-11

“Đem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không”
Bài trích sách Khôn Ngoan.

Tôi đă ước ao được ban sự hiểu biết, tôi cầu khẩn được thần trí khôn ngoan đến cùng tôi. Tôi lấy sự khôn ngoan làm hơn vương quốc và ngai vàng: Đem so sánh sự giàu sang với sự khôn ngoan, tôi kể sự giàu sang như không. Tôi cũng không so sánh nó với kim cương, v́ mọi thứ vàng đem so sánh với nó th́ kể như hạt cát nhỏ bé, và bạc đem để trước nó, th́ kể như đất bùn. Tôi yêu quí sự khôn ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp, tôi lấy nó làm hơn được sự sáng, v́ sự sáng của nó không hề tắt. Tất cả mọi sự tốt lành đều đến cùng tôi làm một với nó, và nhờ tay của nó, tôi được đoan chính không kể xiết.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Xin cho chúng tôi sớm được no phỉ ân t́nh của Chúa, để chúng tôi mừng rỡ hân hoan.

1.      Xin dạy chúng tôi biết đếm ngày giờ, để chúng tôi luyện được ḷng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại, chớ c̣n để tới bao giờ? Xin tỏ ḷng xót thương tôi tớ của Ngài.

2.      Xin cho chúng tôi sớm được no phỉ ân t́nh của Chúa, để chúng tôi mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng tôi. Xin ban niềm vui thế cho những ngày Chúa hạ nhục chúng tôi, thế cho những năm chúng tôi mục kích nạn tai.

3.      Xin cho các bầy tôi nh́n thấy sự nghiệp của Chúa, và cho con cháu họ được thấy vinh quang Ngài. Xin cho chúng tôi được hưởng ân sủng Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, sự nghiệp tay chúng tôi làm ra, xin Ngài cũng cố, xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng tôi làm ra.


BÀI ĐỌC II: Hebr 4:12-13

“Lời của Chúa phân tách t́nh cảm với ư nghĩ của tâm hồn”
Bài trích thơ gởi tín hữu Do Thái.

Anh em thấn mến, lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tủy năo, phân tách t́nh cảm với ư nghĩ của tâm hồn. Không một tạo vật nào ẩn khuất được trước mặt Chúa; tất cả mọi sự đều phơi trần và tỏ ra trước mắt của Đấng mà chúng ta phải trả lẽ.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến, b́nh an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 10:17-30

“Ngươi hăy đi bán tất cả gia tài rồi đến theo Ta”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu vừa lên đường, th́ một người chạy lại, qú gối trước Người và hỏi: “Lạy Thầy nhân lành, tôi phải làm ǵ để được sống đời đời?” Chúa Giêsu trả lời: “Sao ngươi gọi Ta là nhân lành? Chẳng có ai là nhân lành, trừ một ḿnh Thiên Chúa. Ngươi đă biết các giới răn: đừng ngoại t́nh, đừng giết người, đừng trộm cắp, đừng làm chứng gian, đừng lường gạt, hăy thảo kính cha mẹ”. Người ấy thưa: “Lạy Thầy, những điều đó tôi đă giữ từ thuở nhỏ”. Bấy giờ Chúa Giêsu chăm chú nh́n người ấy và đem ḷng thương mà bảo rằng: “Ngươi chỉ c̣n thiếu một điều là ngươi hăy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta”. Nhưng người ấy nghe những lời đó, th́ sụ nét mặt và buồn rầu bỏ đi, v́ anh ta có nhiều của cải. Lúc đó Chúa Giêsu nh́n chung quanh và bảo các môn đệ rằng: “Những người giàu có vào nước Thiên Chúa khó biết bao”. Các môn đệ kinh ngạc v́ những lời đó. Nhưng Chúa Giêsu lại nói tiếp và bảo các ông rằng: “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà vào nước Thiên Chúa biết bao. Con lạc đà chui qua lỗ kim c̣n dễ hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa”. Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Như vậy th́ ai có thể được cứu độ?” Chúa Giêsu chăm chú nh́n các ông, và nói: “Đối với loài người th́ không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa làm được mọi sự”. Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Đây chúng con đă bỏ mọi sự mà theo Thầy?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng v́ Thầy và v́ Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời nầy về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương, cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất”.

Phúc Âm của Chúa.

----------------------------------
Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

 

Không trọn lành không được rỗi… !

 

 

Trong loạt bài Phúc Âm gần đây, kể từ sau bài Phúc Âm Chúa Nhật 24 về Mầu Nhiệm Vượt Qua bắt đầu được Chúa Giêsu tỏ cho các tông đồ biết sau khi các ngài tuyên xưng niềm tin của ḿnh vào Người: “Thày là Đức Kitô”, chúng ta thấy hiện lên một loạt những gương mù gương xấu. Trước hết là gương mù gương xấu của các môn đệ tỏ ra tranh giành địa vị, ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 25; tiếp đến là gương mù gương xấu của các vị về việc tranh chấp quyền năng phe nhóm, ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 26; sau đó là gương mù gương xấu của việc vợ chồng ly dị nhau, ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 27; và đến nay là gương mù gương xấu về ḷng tham lam của cải ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 28 tuần này. Đối với gương mù gương xấu về tinh thần tranh ngôi giành chức của nội bộ tông đồ đoàn, Chúa Giêsu đă dạy các vị tinh thần phục vụ hơn hưởng thụ. Đối với gương mù gương xấu về tinh thần tranh chấp quyền năng phe nhóm đối ngoại của các tông đồ, Chúa Giêsu dạy các vị hăy có tinh thần đoàn kết và hợp tác với tất cả mọi người v́ Người. Đối với gương mù gương xấu về tinh thần chia rẽ hôn nhân, Chúa Giêsu đă dạy con người thành hôn nói chung và thành phần thông luật nói riêng phải trở về nguồn, trở về với dự án nguyên thủy của Thiên Chúa đối với cơ cấu hôn nhân được chính Ngài thiết lập. Đối với gương mù gương xấu về ḷng tham lam của cải sản vật trần gian, Chúa Giêsu dạy con người nói chung và thành phần giầu có nói riêng phải có một tinh thần nghèo khó.

 

Thật vậy, không có tinh thần nghèo khó, con người sẽ không được vào Nước Trời, tức không được rỗi, được sự sống đời đời. Đó là lư do Chúa Giêsu đă khẳng định ngay trong mối Phúc Đức thứ nhất ở Bài Giảng Trên Núi của Người: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, v́ Nước Trời thuộc về họ” (Mt 5:3). Đó cũng là lư do, người thanh niên giầu có, giầu tiền lắm của này đă hỏi Chúa Giêsu về vấn đề sự sống đời đời: “Lạy Thày thiện hảo, tôi phải làm ǵ để được hưởng sự sống trường sinh?” Vấn nạn của người thanh niên giầu có trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này dầu sao cũng cho chúng ta thấy của cải sản vật không thể nào làm cho con người được hoàn toàn và vĩnh viễn thỏa măn. Chính v́ Thiên Chúa đă dựng nên ḷng con người hướng về, khao khát và t́m kiếm sự thiện vô cùng, một tâm trạng đă được một Âu Quốc Tinh sau cuộc đời trác táng về nhục thể và lạc loài về tâm linh đạo lư đă phải “Tự Thú” là ḷng ḿnh khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa, mà người thanh niên sống trong nhung lụa trong bài Phúc Âm vẫn cảm thấy không yên tâm về phần rỗi của ḿnh, cho dù anh đă giữ trọn các giới răn cản bản nhất của Chúa. Theo bài Phúc Âm Thánh Kư Mathêu (19:16-22) cũng thuật về câu truyện này th́ chàng thanh niên giầu có ấy c̣n hỏi thêm Chúa Giêsu một câu nữa, một câu chứng tỏ cái bất an và áy náy về phần rỗi của anh ta dù đă giữ trọn các giới răn: “Tôi đă giữ tất cả những điều ấy rồi. Tôi c̣n phải làm ǵ hơn nữa chăng?”

 

Qua câu này, người ta cũng có thể hiểu là anh chàng thanh niên giầu có ấy muốn khoe ḷng đạo đức của ḿnh nữa. Anh ta cứ tưởng anh ta đă giữ tất cả những giới luật căn bản ấy rồi là đủ, không cần phải làm ǵ hơn nữa, không c̣n ǵ đối với anh ta nữa. Nhưng qua thái độ của anh ta được Phúc Âm Thánh Marcô thuật lại: “một người nam chạy đến chặn đường Người qú xuống mà hỏi”, th́ anh chàng thanh niên giầu có này rất chân thành, muốn đi t́m chân lư, ḷng đầy khắc khoải băn khoan về đời sau trước tất cả những phú túc ở đời này. Nếu anh chàng này không chân thành, mà chỉ giả h́nh như thành phần Pharisiêu bị Người quở trách nặng lời, th́ Chúa Giêsu, qua ng̣i bút tỉ mỉ đặc thù của Thánh Kư Marcô, đă không “tŕu mến nh́n anh ta mà nói”. Chúa Giêsu “tŕu mến” nh́n người thanh niên giầu có thành tâm thiện chí này là v́ Người thấy anh ta giầu có mà vẫn giữ đạo hẳn hoi. Chúa Giêsu “tŕu mến” nh́n người thanh niên giầu có đầy thành tâm thiện chí này là v́ Người muốn anh ta nên hoàn thiện hơn. Đó là lư do trong bài Phúc Âm của Thánh Mathêu, Chúa Giêsu nói với anh ta: “Nếu anh muốn nên trọn lành…”.

 

Như thế, qua trường hợp của người thanh niên giầu có này, theo Phúc Âm Thánh Mathêu, có hai vấn đề rơ ràng, vấn đề được rỗi và vấn đề nên trọn lành. Vấn đề được rỗi chỉ cần giữ trọn các giới răn, c̣n vấn đề nên trọn lành cao hơn cần phải trước hết có tinh thần nghèo khó. Tuy nhiên, theo Phúc Âm Thánh Marcô th́ nếu không có tinh thần nghèo khó cũng không thể được cứu độ, được sự sống đời đời. Thật vậy, theo Phúc Âm Thánh Marcô, người thanh niên chỉ hỏi một câu, đó là làm sao để được sự sống đời đời, nhưng Chúa Giêsu đă trả lời làm hai phần, phần đầu là giữ các giới răn, và phần sau, sau khi nghe thấy anh ta đă giữ các giới răn, Người nói thêm “anh c̣n cần phải làm một điều nữa…”. Nghĩa là, căn cứ vào mạch truyện và câu Chúa Giêsu nói ở đây th́ người thanh niên giầu có này chẳng những cần phải giữ trọn các giới răn mà c̣n cần phải có tinh thần nghèo khó nữa, bằng không, như Chúa Giêsu khẳng định sau khi thấy người thanh niên giầu có buồn bă bỏ đi, là “kẻ giầu có khó vào nước Thiên Chúa là dường nào!... Lạc đà chui qua lỗ kim c̣n dễ hơn một con người giầu có vào nước Thiên Chúa”. Nếu vào nước trời chỉ cần giữ các giới răn th́ có vẻ dễ đối với người thanh niên giầu có này, con người như thế được cả hai đời, đời này đă được giầu có sung sướng, đời sau lại c̣n được hưởng vinh phúc trường sinh. Bởi thế, vào nước trời bao gồm cả tinh thần nghèo khó nữa mới được, cả ḷng khao khát nên trọn lành nữa mới đáng gọi là khó hơn lạc đà chui qua lỗi kim.

 

Đúng thế, thực tế cho thấy, nếu không trọn lành, hay ít là “có ḷng khao khát nhân đức trọn lành” (Mt 5:6), con người theo tự nhiên thường có khuynh hướng hưởng thụ hơn phục vụ, vơ vét hơn cho đi v.v. Sở dĩ họ giữ được các giới răn cản bản, như người thanh niên giầu có trong bài Phúc Âm, là v́ họ sợ mất linh hồn, chỉ v́ họ lo cho bản thân của họ hơn là hoàn toàn thuần túy v́ ḷng mến Chúa, họ giữ luật v́ luật hơn là v́ Đấng ban lề luật, và họ cho rằng chính việc giữ luật của họ làm cho họ nên công chính chứ không phải bởi quyền năng của lề luật, bởi tinh thần của lề luật, hay bởi Đấng ban lề luật. Bởi vậy, nếu không có hỏa ngục, chưa chắc họ đă giữ các giới luật căn bản ấy. Trường hợp của người thanh niên giầu có này là trường hợp cụ thể đă được Chúa Giêsu sánh ví như người phú hộ trong dụ ngôn với Lazarô (Lk 16:19-31; 18:15-30). Người phú hộ không hề xúc phạm đến Lazarô, như xua đuổi, chửi rủa, khinh bỉ Lazarô, (có thể suy đoán ông ta là người biết tự trọng, không hề phạm những thứ tội bị Chúa Giêsu liệt kê trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: sát nhân, ngoại t́nh, trộm cắp, làm chứng dối, lường gạt gian lận; trái lại, ông c̣n tỏ ra biết tôn kính mẹ cha nữa), thế mà, cuộc đời của ông cuối cùng đă kết thúc vĩnh viễn trong vực thẳm tử vong, chỉ v́ ông không biết chia sẻ những ǵ ông có cho Lazarô, một người anh em vô cùng khốn nạn của ông, ở ngay cổng ra vào nhà ông, tức ở ngay trước mắt ông.

 

Như thế, tinh thần nghèo khó trọn lành ở đây, trước hết, không phải là ḷng khinh bỉ của cải trần gian nói riêng hay tất cả những ǵ tốt lành được Chúa dựng nên nói chung, trong đó có cả vấn đề sinh dục, trái lại, trên hết, chính là nhận thức và thực hiện đúng vị thế và trách vụ của ḿnh đối với những ǵ Chúa ban cho ḿnh, đúng hơn những ǵ Chúa kư thác cho ḿnh, những nén bạc được Ngài trao ban không phải chỉ để canh giữ (đem chôn sợ mất) như người đầy tớ kia (x Mt 25:24-25), mà c̣n để phân phát như người quản lư khôn ngoan coi sóc nhà cửa cho chủ (x Lk 12:43). Tuy nhiên, tinh thần nghèo khó không phải chỉ được tỏ hiện qua việc biết sử dụng tất cả những ǵ ḿnh có theo vị chủ nhân ông Thiên Chúa Tạo Hóa của ḿnh, mà c̣n được cụ thể hóa một cách trọn lành hơn nữa qua việc, như trường hợp các tông đồ trong bài Phúc Âm, “bỏ mọi sự mà theo Thày”, Đấng vô cùng viên măn trọn lành đă trở thành đầy tớ phục vụ đến hiến mạng sống ḿnh cho nhân thế (x Mt 20:28).   

 

Sau đây là hai câu chuyện về người nghèo (xem dongcong.net) được chính vị sáng lập hội ḍng phục vụ thành phần nghèo nhất trong các người nghèo là Mẹ Têrêsa Calcutta, vị tân chân phước của Giáo Hội vào Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 19/10/2003, kể lại rất cảm động như sau:                           

 

Tại bên Úc, Mẹ Têrêsa có mở một nhà nội trú dành cho các thanh thiếu niên nghèo. Một lần kia, Mẹ gặp thấy một thanh niên đang bị đánh đập tàn nhẫn, ḿnh mẩy anh ta bầm tím hết. Mẹ thấy cần phải gọi cảnh sát đến điều tra và khi cảnh sát đến hỏi anh:" Ai đă đánh anh ?" th́ anh thanh niên này nhất định không trả lời các câu hỏi. Cuối cùng, cảnh sát phải chịu thua anh ta và bỏ ra về. Lúc đó, Mẹ Têrêsa mới ôn tồn hỏi anh:

 

- Sao con không khai người đă đánh đập con với cảnh sát?

 

- Thưa Mẹ, nếu con khai ra, người đó sẽ bị trừng phạt và rồi những đau khổ của người đó cũng không thể làm giảm đi nỗi khổ đau của chính con!

 

Người nghèo giầu t́nh thương biết bao! Chúng ta bảo họ nghèo, nhưng thực sự, chính họ lại giầu có. Họ giầu t́nh thương và giầu ḷng nhân ái. Chúng ta cần phải có một t́nh thương và đôi mắt nhân hậu để có thể khám phá ra những hạt giống tốt đă được gieo rắc trong tâm hồn họ và giúp cho những hạt giống ấy phát triển thêm nhờ vào cách đối xử nhân từ của chúng ta đối với họ.

 

Một lần, có một người đàn bà giầu có người Hindou đến thăm Mẹ. Bà ta nói với Mẹ:

 

- Thưa Mẹ, con ước ao được chia sẻ với Mẹ và cộng tác với Mẹ trong các hoạt động từ thiện.

 

- Tốt lắm ! Mẹ đáp lại một cách vui vẻ.

 

Rồi bà ta thú thực với Mẹ là bà ta có một điều rất khó bỏ, đó là tính khoe khoang, ưa làm dáng. Bà thích mặc những chiếc áo xari, những bộ đồ Ấn Độ lộng lẫy và đắt tiền. Hôm ấy, bà mặc bộ áo xari trị giá 65 đôla, trong khi chiếc áo xari của Mẹ Têrêsa đang mặc chỉ đáng giá 65 xu, chưa đầy một đôla. Như được ơn trên soi sáng, Mẹ Têrêsa bỗng nảy ra một tư tưởng hay. Mẹ đề nghị với bà ấy bắt đầu cộng tác với Mẹ về những bộ áo xari đó. Mẹ khiêm tốn đề nghị:

 

- Từ nay trở đi, thay v́ mua sắm những bộ aó xari trị giá 65 hoặc 100 đôla, th́ bà chỉ nên mua những bộ rẻ tiền hơn, chừng 45 hoặc 50 đôla thôi. Số tiền c̣n lại, bà hăy mua những bộ áo xari đơn sơ khác dành cho người nghèo.

 

Bà ấy vui vẻ hưởng ứng lời đề nghị của Mẹ, rồi dần dần bà đă biết dùng những bộ áo xari rẻ tiền hơn. Sau này, chính bà ấy đă thú nhận với Mẹ Têrêsa rằng:

 

- Thưa Mẹ, từ ngày con bắt đầu từ bỏ những vẻ hào nhoáng vô ích bên ngoài đó, tâm hồn con cảm thấy được tự do hơn, nhẹ nhàng hơn. Con đă học biết và hiểu rơ hơn thế nào là cho đi, thế nào là chia sẻ. Và trong cách chia sẻ như thế, con phải thú nhận rằng chính con đă được lănh nhận nhiều hơn những ǵ con đă cho đi và chia sẻ với những anh chị em nghèo khó !

 

Trong chuyến hành tŕnh Việt Nam từ bắc vô nam đầu hè 2006 vừa rồi với cả gia đ́nh ḿnh, ngoài những cảnh nghèo khổ hết sức đáng thương về vật chất nơi đất nước sau 31 năm được giải phóng của ḿnh, tôi cũng thấy được mầm mống hy vọng đă vươn lên nơi dân tộc tôi, rơ nét nhất, đối với tôi, nơi hai trường hợp liên quan tới hai con người trẻ sau đây.

 

Trước hết là một em hướng dẫn viên du lịch (tour guide), khoảng hai mươi mấy tuổi, tuổi ra trường đại học ngành du lịch Việt Nam, trẻ như ba người hướng dẫn viên du lịch của tôi ở 3 miền bắc, trung, nam. Em dẫn một nhóm thanh niên nam nữ sinh viên ngoại kiều tham quan Vịnh Hạ Long. Họ là nhóm ngủ trên chiếc du thuyền nhóm chúng tôi đi ké vào ngày hôm sau, từ Cát Bà về Hạ Long. Tuy nhiên, chiếc du thuyền này đă ngừng lại ở ngoài khơi, nhất định không chịu vào bờ. V́ một chiếc ch́a khóa bị gẫy, theo nhân viên của chiếc du thuyền, gây ra bởi một nam sinh viên của em hướng dẫn viên du lịch. Tuy người sinh viên này nói rằng chiếc ch́a khóa ấy bị gẫy trước rồi, song anh ta vẫn sử dụng để đóng mở được cửa pḥng như thường, như anh chứng minh cho nhân viên du thuyền thấy rơ điều ấy.

 

Nhưng chủ thuyền, khi được nhân viên lái thuyền gọi điện thoại di động về văn pḥng trung ương xin giải quyết vấn đề, đă bắt người sinh viên này phải bồi thường 100.000 đồng Việt Nam (tương đương với 6 Mỹ kim). Bằng không, thuyền sẽ không vào bến. Bất kể các du khách khác có muốn lên bờ tiếp tục cuộc du hành. Nhưng anh chàng sinh viên ấy nhất định không trả, v́ cảm thấy ḿnh không có lỗi. Biết được đầu đuôi câu truyện, tôi đă nói với người lái thuyền rằng, tôi sẽ bồi thường cho chiếc ch́a khóa. Nhưng ngay sau đó, tôi đă thấy chính em hướng dẫn viên du lịch đưa tiền cho người lái thuyền. Chiếc thuyền bắt đầu tiến vào bờ, khi người lái thuyền cho biết, số tiền bồi thường của em hướng dẫn viên du lịch ấy c̣n lớn hơn cả số tiền em làm một ngày nữa. Gia đ́nh tôi và một gia đ́nh Việt kiều khác, thấy vậy, đă góp nhau bù lại cho em trọn số tiền em đă hy sinh bỏ ra v́ quyền lợi của tha nhân.

 

Nếu Chúa Giêsu đă âu yếm nh́n người thanh niên giầu có trong Phúc Âm và muốn kêu gọi anh ta nên trọn lành thế nào, th́ chắc chắn Người đă âu yếm nh́n người thanh niên tour guide này c̣n hơn thế nữa.

 

Ngoài ra, tôi c̣n thấy ‘hy vọng đă vươn lên’ cho một quê hương Việt Nam tôi, nơi một người trẻ Việt kiều trong nhóm du lịch xuyên Việt hè 2006 của tôi nữa. Đúng vậy, em này vừa ra trường ở đại học tiểu bang California ở Irvine UCI, với cấp bằng lưỡng cử nhân tâm lư và xă hội, hôm Thứ Bảy 17/6/2006, khi em mới 21 tuổi rưỡi. Cùng với hai em (1 trai 20 và 1 gái 15), cả ba đều sinh ở Mỹ, các em đă theo bố mẹ về thăm nguyên quán quê hương gốc Việt của các em. Hôm Thứ Năm ngày 6/7, phái đoàn Việt kiều  chúng tôi, trên đường từ Đà Lạt về Vũng Tầu, có chương tŕnh đến thăm trại cùi Di Linh Lâm Đồng. Khi vừa gặp sơ điều hành trại cùi này ở pḥng tiếp tân, người đại diện phái đoàn đă trao cho sơ 1.000 Mỹ kim (góp lại từ ba nơi, gia đ́nh của em, 1 người chồng vừa góa vợ đang ở Orange County, và 1 em gái vừa lập gia đ́nh ở Tổng Giáo Phận Los Angeles), một số tiền được sơ nói ngay là ‘lớn quá’. Không ngờ, sau khi viếng thăm các nơi, được thấy tận mắt những con người đáng thương, cả già lẫn trẻ, cả nam lẫn nữ v.v. mà em chưa từng gặp, trước khi từ giả lên đường, em đă tự động âm thầm đến gặp riêng sơ điều hành, đưa cho sơ thêm 500.000 đồng Việt Nam (khoảng 33 Mỹ kim), số tiền được em cho biết là từ quà tặng ra trường của em. Sơ điều hành hết sức ngỡ ngàng cảm động trước đồng tiền bà góa so với số tiền 1.000 Mỹ kim của người lớn lúc đầu!

 

Chưa hết, mấy hôm sau, khi phái đoàn Việt Nam xuyên Việt hè 2006 chúng tôi đến thăm Vương Cung Chính Ṭa Sài G̣n, chiêm ngưỡng pho tượng Đức Mẹ Ḥa B́nh, (với dung nhan không c̣n thấy những giọt nước mắt như phim ảnh quay chụp được hôm xẩy ra biến cố Thánh Mẫu Châu Lệ Sài G̣n ngày Thứ Bảy 29/10/2005), có ghé sang thăm khu nhà xứ ở ngay bên kia đường. V́ hôm ấy là Thứ Hai, 10/7/2006, nhà sách khá lớn ở trong khu này đóng cửa, chỉ có lớp dạy các em câm điếc là mở thôi. Bấy giờ, cũng đă hết giờ học. Có một số em nam nữ, trong thời gian đợi ở cổng, chờ người nhà đến đón về, đang chơi đùa với nhau một cách vui tươi hồn nhiên, như không hề cảm thấy cái bất hạnh của thứ tật nguyền câm điếc nơi các em. Người đàn ông đứng ở đấy bấy giờ, được hỏi chuyện, đă cho biết lớp học câm điếc này là do một nữ tu xuất khởi xướng và đảm trách, nhận được trợ cấp ít nhiều từ các nơi để phục vụ thành phần trẻ em xấu số này.

 

Con người trẻ mới ra trường về ngành tâm lư xă hội này đến làm quen với các em, bằng những cử điệu cố gắng diễn tả mối thân t́nh với các em. Khi phái đoàn sửa soạn sang Vương Cung Thánh Đường dự lễ hằng ngày vào buổi chiều, lúc 5 giờ 30, để tạ ơn cho chuyến đi, trước khi lên đường về lại Hoa Kỳ vào ngày hôm sau. Kiểm điểm người th́ thấy thiếu con người trẻ này. T́m măi mới thấy em đang ở trên lầu hai, trong pḥng khách của bà giám đốc sáng lập viên, người cho biết là em vừa tặng cho trường lớp câm điếc của bà một số tiền là 180.000 đồng Việt Nam, tương đương với 12 Mỹ kim. Tuy số tiền chẳng là bao nhiêu so với những nguồn trợ cấp bà nhận được từ trước tới nay, nhưng cũng không khỏi làm bà, như những lời bà bày tỏ bấy giờ, hết sức cảm kích trước cử chỉ cao đẹp rộng lượng của một em thanh niên Việt kiều đầy t́nh người này. Cái lớn lao ở đây không phải là tiền bạc mà là tinh thần quảng đại hy sinh bản thân cho người khác!

 

Về lại Mỹ quốc, người thanh niên Việt kiều này được cha mẹ tổ chức một bữa tiệc ra trường, v́ khi em vừa ra trường th́ phải lên đường về Việt Nam ngay, chưa kịp thực hiện. Bạn bè thân thiết cùng họ hàng thân quyến của em được mời đến tham dự. Chúng tôi cũng có mặt trong buổi mừng với con số trên 50 người này. Đối với tôi, cảm động nhất là lúc em mở quà. Em đă bóc một số bao thư có tiền ra, sau đó tuyên bố rằng em sẽ mở một saving account. Mẹ em nói rằng em đă có một trương mục tiết kiệm rồi mà. Em đáp cái saving account mới này là để giành “cho Việt Nam”.

 

Nếu quả thực giới trẻ là tương lai của Giáo Hội và xă hội, th́, qua hành vi cử chỉ hiệp thông đầy t́nh người của hai người trẻ tôi được hân hạnh gặp gỡ trên đây, hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa độc đảng ở Việt Nam và cá nhân chủ nghĩa ở Hoa Kỳ hiện nay, th́ nơi mảnh đất quê hương đầy huyết lệ suốt gịng lịch sử của nó đang âm thầm nẩy lên những mầm sống chân thiện bất diệt, và tôi cảm thấy như b́nh minh đang le lói ở Chân Trời Việt Nam!

 

Nếu Chúa Giêsu đă âu yếm nh́n người thanh niên giầu có trong Phúc Âm và muốn kêu gọi anh ta nên trọn lành thế nào, th́ chắc chắn Người đă âu yếm nh́n người trẻ Việt Nam hải ngoại này hơn thế nữa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

SAO ANH GỌI TA NHÂN LÀNH

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

“Sao anh gọi ta nhân lành?” (Mc 10:18). Câu hỏi này Chúa Giêsu cũng đang muốn hỏi mỗi người chúng ta. Ngài muốn biết chúng ta nghĩ ǵ, nói ǵ, và coi Ngài như thế nào? Tại sao chúng tin Ngài, mến Ngài, và theo Ngài?

 

Cũng như chàng trai mà thánh kư Marcô đă ghi lại, anh ta làm ra vẻ biết Chúa nhiều, nắm giữ các giới luật của Ngài, và cũng muốn đi theo làm môn đệ của Ngài.  Ở một phương diện nào đó, có lẽ anh ta cũng đă nhận ra được nơi Ngài một cái ǵ đó khiến anh ta có thể tin được và yêu mến được. Hay ít nhất anh ta cũng đang băn khoăn về số mệnh đời đời của ḿnh và muốn Ngài cho một lời chỉ dẫn: “Lậy thầy nhân lành, tôi phải làm ǵ để được sống đời đời?” (Mc 10:17). Nhưng trước khi chỉ cho anh con đường đi tới sự sống đời đời, Ngài đă hỏi anh là tại sao anh lại biết Ngài nhân lành: “Sao anh gọi ta nhân lành?” (Mc 10:17).

 

“Sao anh gọi ta nhân lành?” Hỏi anh câu đó, v́ Chúa Giêsu đă biết rơ anh không quan tâm mấy đến sự nhân lành của Ngài, hơn là nhờ một người tốt (nhân từ, nhân lành) như Ngài chỉ cho anh con đường về vĩnh hằng. Tuy nhiên, Ngài vẫn thỏa măn ư nguyện của anh. Ngài bảo anh “theo Ngài”. Và kết quả là người thanh niên ấy đă không làm như Ngài đề nghị: “Nghe vậy, anh buồn rầu và bỏ đi” (Mc 10:22). Mà v́ không làm theo đề nghị của một người mà anh cho là nhân lành cũng có nghĩa là anh bắt đầu nghi ngờ tính chất nhân lành của người ấy. Anh biết Chúa qua luật lệ, qua những ràng buộc của đạo giáo, nhưng thật ra anh không hề biết Chúa bằng cảm nghiệm cuộc sống.

 

“Sao anh gọi ta nhân lành?” H́nh ảnh người thanh niên mà Marcô đă ghi lại hôm nay cũng chính là h́nh ảnh mỗi người chúng ta. Trước những khát vọng kiếm t́m sự sống đời đời, trước những thôi thúc của đời sống nội tâm, Chúa Giêsu cũng muốn hỏi chúng ta: “Sao ngươi gọi ta nhân lành?”.

 

Thường ngày chúng ta vẫn đọc kinh rang rang, rước sách và ca hát tưng bừng, hội họp và hồi tâm liên miên, nhưng thử hỏi trong những kinh nguyện ấy, trong những rước sách ấy, và trong những hội họp ấy chúng ta có thật sự cảm nhận, yêu mến và tin thật Ngài là Thiên Chúa nhân lành không? Và chúng ta có sẵn ḷng làm chứng nhân cho sự nhân lành ấy hay không? Một đời sống chứng nhân được thẩm định bằng cả gia tài mạng sống ḿnh, như Chúa Giêsu đă nói với người thanh niên rằng nếu muốn thật sự làm môn đệ Ngài, muốn Ngài chỉ đường cho lên cơi hằng sống, th́ phải bán hết gia tài của anh đi.

 

Trong đời sống tâm linh và giữa muôn vàn thử thách của cuộc sống hiện nay, dám tin nhận, dám đi theo, và dám làm chứng cho một Thiên Chúa nhân lành không phải là chuyện dễ dàng và ai cũng có thể làm được. Chính các tông đồ khi nghe Chúa Giêsu nói với chàng thanh niên những điều kiện để theo Ngài, các ông đă phải thốt lên: “Vậy th́ ai có thể được cứu rỗi?” (Mc 10:26). Có lẽ đấy cũng là tâm trạng hoang mang của chính các ông. Bởi v́ lúc đó các ông vẫn chưa hoàn toàn theo Ngài v́ mến và tin nhận Ngài.

 

Thật vậy, chúng ta có dám tin rằng Chúa rất nhân lành giữa những thử thách về đời sống thường nhật như nghèo khổ, thất bại trong công ăn việc làm, gia cảnh gặp khó khăn, vợ chồng bất ḥa, và con cái hư hỏng không?

 

Chúng ta có thật sự tin rằng Thiên Chúa tốt lành giữa những thử thách gây ra do bệnh tật, hoặc con cái chúng ta gặp tai nạn, người nhà chúng ta bị đau ốm liên miên không? 

 

Chúng ta có nh́n ra và tin nhận thật sự Thiên Chúa tốt lành khi chúng ta gặp phải tai bay, vạ gió, bị người đời hất hủi và ức hiếp không?

 

Trong tất cả mọi rủi ro, khó khăn, trăn trở của cuộc đời, chúng ta có dám nói như Thánh Gióp trong những đau thương và thử thách rằng: “Của Chúa ban, Chúa cất lấy, xin chúc tụng Chúa” (Job 1:21) không?

 

Nh́n ra xă hội bên ngoài, chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, băo lụt, ôn dịch, động đất, mất mùa, khủng bố. Trong tất cả những biến cố ấy, chúng ta có khám phá ra được bộ mặt nhân từ của Thiên Chúa không? Và chúng ta có dám hiên ngang tin nhận Ngài mặc dù bị người đời chê bai, đàm tiếu không? Đôi khi bị bắt bớ, và bị bỏ mạng v́ sự tin nhận ấy hay không?

 

Nếu chúng ta chỉ nh́n ra Thiên Chúa tốt lành trong những lúc thanh b́nh, an vui, và gặp may mắn, th́ việc nh́n nhận ấy cũng giống như chàng trai kia. Anh ta cũng đă giữ tất cả các lề luật một cách đầy đủ ngay từ tấm bé. Những điều đó chỉ minh chứng điều này là anh biết Chúa nhân lành qua lề luật, qua những việc làm mà mọi người đă làm. Một cách nào đó, anh biết Chúa nhân lành v́ chưa gặp thử thách. Và sự thử thách đến là khi Chúa đề nghị anh bán hết gia tài của anh để theo Ngài, th́ anh đă rút lui.

 

Kitô hữu chúng ta nếu theo Chúa để đọc kinh, để rước sách, để hội hè, thảo luận th́ đó là một h́nh thức biết Ngài qua kinh bổn, rước sách, hội hè. Cái biết ấy không thay thế được sự hiểu biết cần thiết khi đối diện với những thử thách và đau khổ.

 

Tóm lại, qua người thanh niên trong Thánh Kinh, Chúa Giêsu cũng muốn hỏi tôi, hỏi anh, hỏi chị, hỏi em, hỏi chúng ta một câu tương tự: “Sao con gọi ta nhân lành?” Và nếu trong mọi cảnh ngộ của cuộc sống chúng ta trả lời được câu hỏi ấy, tức là chúng ta thật sự biết Chúa và xứng đáng là môn đệ của Ngài.

----------------------------------------------