|
LỄ
HIỆN XUỐNG
BÀI ĐỌC I: Act 2:1-11
“Các vị được tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói”
Bài trích sách Tông đồ
Công vụ.
Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề
tựu một nơi bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào
đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải
rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần,
và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói. Khi ấy, cư
ngụ tại Giêrusalem, có những người Do Thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm
trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra th́ đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, v́ mỗi
người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của ḿnh. Mọi người đều sửng sốt và
bỡ ngỡ nói rằng: “Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê
ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi:
Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pontô,
Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai Cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở
đây, là Do Thái và ṭng giáo, là người Crêta và Árập, chúng tôi đều nghe họ nói
tiếng của chúng tôi, mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!” Mọi người đều
sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: “Thế này nghĩa là ǵ?” Nhưng lại có người
khác nhạo báng rằng: “Họ đầy rượu rồi.”
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng
đoàn thưa)
Lạy Chúa, xin sai Thánh
Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất.
1.
Linh hồn
tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa , lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi, Ngài quá ư vĩ đại!
Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Địa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của
Ngài.
2.
Ngài rút
hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của ḿnh. Nếu Ngài
gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất.
3.
Nguyện
vinh quang Chúa c̣n tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan v́ công cuộc của Chúa.
Ước chi tiếng nói của tôi làm cho Chúa được vui, phần tôi, tôi sẽ hân hoan trong
Chúa.
BÀI ĐỌC II: 1 Cor
12:8b-7, 12-13
“Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”
Bài trích thơ thứ nhất
của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, không ai có thể nói: “Đức Giêsu
là Chúa” mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một
Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc,
nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng làm mọi sự mọi trong người. Sự xuất hiện của
Thánh Thần được ban cho từng người, tùy theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân
thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một nhân thể,
th́ Chúa Kitô cũng vậy. V́ chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được
thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do Thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự
do: tất cả chúng ta đă uống trong một Thánh Thần.
Lời của Chúa.
CA TIẾP LÊN
Lạy Chúa Thánh Thần, xin
Ngài ngự đến, và tự trời tỏa ánh quang minh của Ngài ra! Lạy Cha kẻ cơ bần, xin
Ngài ngự đến, Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến. Lạy Đấng an
ủi tuyệt vời, là khách trọ hiền lương của tâm hồn, là Đấng ủy lạo dịu dàng. Chúa
là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than, là niềm an ủi trong lúc lệ rơi. Ôi sự sáng
chứa chan hồng phúc, xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài. Nếu không
có Chúa trợ phù, trong con người c̣n chi thanh khiết, không c̣n chi vô tội. Xin
Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương
tích. Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật
đường. Xin Chúa ban cho các tín hữu, là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy
nguồn. Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức, được hạnh phúc cứu độ và được
hoan hỉ đời đời.
(Xin
mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. —
Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm
lửa t́nh yêu Chúa trong ḷng họ. — Alleluia.
PHÚC ÂM: Joan
20:19-23
“Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hăy nhận lấy Thánh Thần”
Bài trích Phúc Âm theo
Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa
nhà các môn đệ họp đều đóng kín, v́ sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng
giữa các ông và nói rằng: “B́nh an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các
ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ xem thấy Chúa.
Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thầy,
Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: Các con
hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, th́ tội người ấy được tha. Các
con cầm tội ai, th́ tội người ấy bị cầm lại.”
Phúc Âm của Chúa.
Suy Niệm
HĂY NHẬN LẤY THÁNH THẦN
Trần Mỹ Duyệt
Những ǵ Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ về t́nh yêu Thiên Chúa, và về sứ mạng
của người môn đệ trước khi Ngài về trời, đă được nên trọn khi Ngài sai Thánh
Thần xuống với các ông. Trước đó, bằng một hành động trao ban, Ngài cũng đă thổi
hơi – Thần Khí – Ngài trên các ông và nóiỉ: “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần” (Gio
20:22). Nhưng Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa, Thiên Chúa T́nh Yêu, T́nh Yêu
Thiên Chúa, lại là một Thiên Chúa bị lăng quên và ít được nhắc tới nhất. Lư do,
v́ Ngài rất tiềm ẩn, và vai tṛ Ngài càng trở thành khó hiểu hơn khi chúng ta
biết rằng Ngài là T́nh Yêu nối kết giữa Chúa Cha và Chúa Con.
T́nh yêu. Nhất là t́nh yêu Thiên Chúa th́ con người ai mà có thể hiểu thấu. T́nh
yêu con người, t́nh yêu cha mẹ và con cái. T́nh yêu lứa đôi cũng đă là một điều
khó cắt nghĩa và ngoài khả năng định nghĩa, nói chi đến T́nh Yêu Thiên Chúa, tức
là Thánh Thần. Và có lẽ v́ thế, Thánh Thần đă trở nên một Ngôi Thiên Chúa được
ít người biết tới.
Nhưng nếu con người sống và sinh động được là nhờ t́nh yêu, th́ trong cuộc sống
tâm linh, con người lại càng không thể thiếu vắng T́nh Yêu Thiên Chúa, tức Thánh
Thần. V́ thế mà việc làm đầu tiên sau khi Chúa Giêsu về trời, là cấp tốc gửi
Thánh Thần xuống với các môn đệ ḿnh. Ngài làm thế v́ biết rằng sẽ không có một
môn đệ nào có thể chu toàn sứ mạng mà Ngài đă trao, nếu họ không có Thánh Thần:
“Khi Đấng Phù Trợ đến, Đấng Thầy sẽ sai đến với các con, Ngài là Thần Chân Lư
bởi Cha mà ra. Ngài sẽ làm chứng về Thầy, và các con cũng sẽ làm chứng về Thầy”
(Gio 15:26-27).
H́nh ảnh về lưỡi lửa, sức mạnh của gió, và nhất là h́nh ảnh về sự đổi mới nơi
các Tông Đồ sau khi Thánh Thần ngự xuống, đă lôi kéo sự chú ư của chúng ta khi
nghĩ về biến cố Hiện Xuống. Hiện tượng nói tiếng lạ của các Tông Đồ. Sự đổi mới
hoàn toàn nơi những con người quê mùa, dốt nát, và nhút nhát trước đó nay biến
thành những con người thông thái, hiểu biết, mạnh dạn, và có khả năng thuyết
phục mọi người sau khi Thánh Thần hiện xuống, là những ǵ thu hút sự chú ư của
nhiều người mỗi khi nghĩ tới lễ Hiện Xuống. Những cái đó đă làm họ quên đi yếu
tố hết sức quan trọng trong biến cố này, chính Thánh Thần - T́nh Yêu Thiên Chúa.
Gioan đă định nghĩa về Thiên Chúa: “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Gio 4:8), và cũng
Gioan trước đó đă viết: “T́nh yêu bởi Thiên Chúa mà đến” (1 Gio 4:7), nên tất cả
những hiện tượng lạ lùng đă xẩy ra trong ngày Thánh Thần hiện xuống, chẳng qua
cũng chỉ là những kết quả của T́nh Yêu Thiên Chúa thực hiện nơi tâm trí và cơi
ḷng những ai đă đón nhận Ngài: “Hăy nhận lấy Thánh Thần”. Cũng do Thánh Thần,
các môn đệ đă thực hiện được ước nguyện của Chúa Giêsu trước khi Ngài về trời,
đó là liên kết với Ngài trong t́nh yêu: “Hăy ở trong t́nh yêu Thầy” (Gio 15:9).
Nếu Chúa Giêsu yêu các môn đệ mà lại để họ lang thang và lạc lơng giữa ḍng đời,
trong khi Ngài về với Cha Ngài, điều này sẽ làm các ông không khỏi hoài nghi về
t́nh yêu ấy. Và nếu Chúa Giêsu đ̣i hỏi các môn đệ Ngài liên kết với Ngài, trong
khi các ông không có cơ hội gần gũi với Ngài th́ làm sao các ông có thể gắn bó
được với Thầy ḿnh, v́ t́nh yêu luôn luôn đ̣i hỏi sự có mặt của người ḿnh yêu.
Và như vậy, việc Chúa Giêsu khao khát t́nh yêu nơi các môn đệ Ngài, và việc Ngài
đ̣i họ phải yêu Ngài sẽ chỉ là một ước vọng và đ̣i hỏi vô bằng cớ. Nhưng tất cả
đă được trọn vẹn khi Thánh Thần ngự xuống. T́nh Yêu Thiên Chúa đă tuôn đổ và nối
kết các ông lại với nhau, cũng như các ông lại với Thầy ḿnh. Cũng chính t́nh
yêu ấy đă làm nẩy sinh sứ mạng vào đời của những môn đệ Chúa Giêsu: “Như Cha đă
sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Gio 20:21). Tóm lại, nếu không có T́nh Yêu Ngài
thôi thúc, và không có sức mạnh Ngài đỡ nâng, th́ cũng không có các nhà truyền
giáo, không có các thánh nhân cao cả, và cũng không có những vị tử đạo can
trường.
Việc các Tông Đồ hay các Kitô hữu ra đi, và đến với môi trường xă hội để làm
chứng về Tin Mừng Cứu Độ, làm chứng về Chúa Giêsu. Việc thự hiện những phép lạ
hoặc nói tiếng lạ sẽ không thể xẩy ra nếu thiếu ḷng mến, thiếu sức mạnh của
t́nh yêu. Người môn đệ sẽ không cảm thấy hạnh phúc, lợi khẩu khi nói về Chúa
Giêsu, nếu họ không thiết tha yêu mến Ngài. Người môn đệ chỉ hăng say với công
việc truyền giáo, và sẵn sàng chấp nhận tử đạo nếu họ bị chinh phục và thôi thúc
bởi ngọn lửa t́nh yêu Thiên Chúa. Cuộc đời người Kitô hữu dù trong bất cứ ơn gọi
nào, bất cứ hoàn cảnh nào cũng sẽ không t́m được ư nghĩa của đời ḿnh và ơn gọi
ḿnh, nếu họ thiếu t́nh yêu. Và t́nh yêu ấy đă đến với họ, và đă ngự xuống trên
họ qua biến cố Hiện Xuống. Trong Ca Tiếp Liên ngày lễ Hiện Xuống, Giáo Hội đă ca
lên: “Nếu không có Chúa trợ phù, trong con người c̣n chi thanh khiết, không c̣n
chi vô tội. Oâi sự sáng chứa chan hồng phúc, xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín
hữu của Ngài”.
“Hăy nhận lấy Thánh Thần”. Chúng ta cần phải đón nhận Chúa Thánh Thần, và đi
trong ánh sáng của Ngài, để không những chúng ta bước đi trong sự sáng của Thiên
Chúa, mà c̣n có đủ nghị lực để làm chứng cho Tin Mừng Sự Sống bằng chính cuộc
sống và ơn gọi của mỗi người: “Hăy nhận lấy Thánh Thần. Thánh Thần mà Cha sẽ sai
đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dậy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở các con
tất cả những ǵ Thầy đă nói với các con” (Gio 20: 23, 14:26).
“Hăy nhận lấy Thánh Thần”, hay cũng có thể nói “hăy nhận lấy T́nh Yêu Thiên Chúa”.
Chính sức mạnh của T́nh Yêu ấy sẽ làm bừng sáng tâm hồn, ban thêm nghị lực, và
sẽ giúp con người hiểu biết về Ngài. Và khi đă cảm được t́nh Ngài, con người sẽ
đi vào mọi môi trường của đời sống, rao truyền và nói với anh chị em ḿnh về
Ngài. Các chứng từ của các vị tự đạo, đời sống thánh đức của các tâm hồn tận
hiến, và sự dấn thân giữa ḍng đời của ơn gọi hôn nhân gia đ́nh, tất cả đều là
kết quả do Thánh Thần - t́nh yêu đến từ Thiên Chúa. V́ thế, Chúa Giêsu đă nói
với các môn đệ Ngài: “Hăy nhận lấy Thánh Thần” (Gio 20:22).
Mẹ Maria ở đâu, Chúa Thánh Thần ở Đó
Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa mở màn cho Mùa Thường
Niên hậu Giáng Sinh thế nào th́ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống mở màn cho Mùa
Thường Niên hậu Phục Sinh như vậy. Cho dù Mùa Thường Niên, một thời điểm bị gián
đoạn bởi Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, có được chia ra làm hai giai đoạn khác nhau
như thế nhưng vẫn có một chủ đề duy nhất. Thật vậy, như trọng tâm của Mùa Vọng
và Mùa Giáng Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể, cũng như trọng tâm của Mùa
Chay và Mùa Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Vượt Qua thế nào, th́ trọng tâm của
Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh và hậu Phục Sinh là Mầu Nhiệm Chúa Kitô Chứng Tá.
Đúng thế, trong Mùa Thường Niện hậu Giáng Sinh, phụng vụ của Giáo Hội cho thấy
Mầu Nhiệm Chúa Kitô Chứng Tá, ở chỗ, chính Người làm chứng về Người là Đấng
Thiên Sai nơi dân Do Thái, bằng những lời Người giảng dạy liên quan đến chính
mạc khải thần linh siêu việt cùng với việc Người trừ quỉ và chữa lành. Cũng vậy,
trong Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh, phụng vụ Giáo Hội lại tiếp tục cho thấy Mầu
Nhiệm Chúa Kitô Chứng Tá nơi Giáo Hội của Người, một Giáo Hội tự bản chất là
truyền giáo (xem Sắc Lệnh Ad Gentes đoạn 2.1 và 6.6), một Giáo Hội bởi thế đă
được Người trước khi về trời sai đi khắp thế giới rao giảng và làm chứng về
Người (như được các đoạn cuối cùng của bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm cho Lễ Thăng Thiên
đề cập tới), và là một Giáo Hội đă được Người từ Cha sai Thánh Thần đến để Giáo
Hội có thể thực sự trở thành chứng nhân sống động cho Người tới tận cùng trái
đất (x Acts 1:8), sửa soạn cho việc Người tái giáng trong vinh quang (x Rev
21:2).
Đúng thế, Giáo Hội Chúa Kitô sẽ không thể nào trở thành chứng từ của Người và
cho Người, nếu không có Thánh Thần. Bởi v́, muốn làm chứng cho Chúa Kitô, Giáo
Hội phải thấu hiểu Chúa Kitô, phải cảm nghiệm được Chúa Kitô, phải hiệp nhất nên
một với Chúa Kitô, phải sống Chúa Kitô, một trạng thái và là một tŕnh độ thần
linh chỉ có thể xẩy ra với sự hiện diện của Thần Chân Lư, Đấng mà “khi đến Ngài
sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật” (Jn 16:13), tức dẫn Giáo Hội đến với Chúa
Kitô và gặp được Chúa Kitô “là sự thật” (Jn 14:6), nói cách khác, Ngài sẽ làm
cho Giáo Hội thấu triệt sự thật là Chúa Kitô, sống trong sự thật là Chúa Kitô và
làm chứng cho sự thật là Chúa Kitô. Ngoài ra, muốn làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng
Tử Giá, Đấng bị thế gian ghét bỏ (x Jn 15:19-20), Giáo Hội c̣n cần phải có một
sức mạnh siêu nhiên phi thường nữa. Chúa Thánh Thần chính là “quyền lực từ trên
cao” (Lk 24:49), một quyền lực Giáo Hội cần phải được lănh nhận khi Chúa Thánh
Thần hiện xuống rồi sau đó Giáo Hội mới có thể làm chứng cho Người (x Acts 1:8).
Đó là lư do, dù đă được lănh nhận Thánh Thần do Chúa Kitô phục sinh ban cho để
có thể thấu triệt Thánh Kinh và chấp nhận chứng từ cho thấy Người là Đấng Tử Giá
đă thực sự sống lại, các vị tông đồ vẫn cần phải chờ cho tới khi Chúa Thánh Thần
Hiện Xuống nữa mới có thể bắt đầu chính thức công khai ra mặt làm chứng cho Đấng
đă bị các vị trốn bỏ (x Mk 14:50) và chối bỏ (x Mt 26:69-75): “Các con sẽ lănh
nhận quyền năng khi Thánh Thần xuống trên các con; thế rồi các con sẽ là những
chứng nhân của Thày ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria, thậm chí cho đến tận
cùng trái đất” (Acts 1:8). Phải chăng đó là lư do khi hiện xuống trên từng vị
tông đồ, Chúa Thánh Thần đă thần hiển qua hiện tượng “đột nhiên từ bầu trời có
tiếng động mạnh như luồng gió thổi mạnh lùa vào đầy nhà” (ám chỉ tác dụng thúc
đẩy thần linh nơi tâm hồn con người bất cứ lúc nào – x Jn 3:8), với “những lưỡi
như lửa xuất hiện” (ám chỉ sứ vụ truyền đạt sự sống làm nung nấu tâm hồn người
nghe, như đă xẩy ra nơi trường hợp hai môn đệ trên đường đi Emmau – x Lk 24:32),
“tản ra và đậu trên đầu từng vị” (“trên đầu” chứ không phải ở những chỗ khác nơi
thân thể các vị, và “từng vị” chứ không phải chung các vị, v́ Thánh Thần như
linh hồn thấm nhập vào từng chi thể và chi phối mọi hoạt động của toàn thân).
Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là biến cố Ngôi Ba Thiên Chúa chính thức xuất
hiện trên thế gian, tỏ ḿnh cho thế gian. Thế nhưng, biến cố này chỉ xẩy ra sau
biến cố Nhập Thể (bao gồm cả biến cố Giáng Sinh, Vượt Qua và Thăng Thiên) của
Ngôi Lời. Nếu so sánh về thời gian th́ thời điểm tỏ ḿnh ra của Ba Ngôi Thiên
Chúa th́ Ngôi Lời có vẻ ngắn nhất. Ngôi Cha tỏ ḿnh ra qua việc Tạo Thành loài
người, nhất là qua những việc làm trực tiếp liên quan đến con người, được thực
hiện trong suốt Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái, một lịch sử kéo dài từ khi Ngài
bắt đầu kêu gọi tổ phụ Abraham của dân tuyển chọn này cho tới khi Chúa Kitô
Giáng Sinh theo gịng dơi của họ th́ kéo dài khoảng 2000 năm. Ngôi Lời tỏ ḿnh
ra sống động nơi một Con Người lịch sử trong ṿng vỏn vẹn 33 năm tại mảnh Đất
Hứa. Ngôi Thánh Thần chính thức tỏ ḿnh ra từ thời điểm Lễ Ngũ Tuần của dân Do
Thái ở Giêrusalem và hiện diện nơi Đền Thờ Giáo Hội, cùng hoạt động trên thế
gian qua Giáo Hội và với Giáo Hội Chúa Kitô, chẳng những tới nay đă gần 2000 năm
mà c̣n cho tới khi Chúa Kitô tái giáng. Tuy nhiên, nếu thời gian hoạt động của
Ngôi Thánh Thần từ sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên cho tới khi Chúa Kitô Tái Giáng
th́ có nghĩa là: thứ nhất, Ngôi Lời vẫn c̣n hiện diện và tỏ ḿnh ra một cách bí
tích trong ḷng Giáo Hội và một cách sống động nơi công cuộc truyền giáo ngoại
tại của Giáo Hội; thứ hai, vai tṛ của Ngôi Lời và Ngôi Thánh Thần gắn liền với
nhau, ở chỗ, nếu Ngôi Lời Nhập Thể là để “tỏ Cha ra” (Jn 1:18) th́ Ngôi Thánh
Thần đến là để làm chứng Chúa Kitô, để tỏ Chúa Kitô ra; thứ ba, chính v́ sứ vụ
của ḿnh đến để tỏ Chúa Kitô mà Ngôi Thánh Thần chỉ thực sự và chính thức tỏ
hiện sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên và được chính Chúa Kitô Thăng Thiên từ Cha
sai đến (x Jn 15:26).
Sáng ngày 5 tháng 9 năm 2000, tại Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh, Thánh Bộ Tín Lư
Đức Tin đă cho phổ biến một Bản Tuyên Ngôn mang tựa đề “Chúa Giêsu - Dominus
Jesus”, liên quan đến Duy Nhất Tính của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội cùng Phổ
Quát Tính Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội. Trong bản tuyên ngôn này,
Giáo Hội đă minh định mối liên hệ mật thiết giữa sứ vụ của Chúa Kitô và vai tṛ
của Thánh Thần như sau:
“Cũng có những người nêu lên giả thiết cho rằng công cuộc của Chúa Thánh Thần
th́ bao rộng phổ quát hơn công cuộc của Lời Nhập Thể, Đấng tử giá và phục sinh.
Chủ trương này cũng trái với đức tin Công Giáo, một đức tin chủ trương ngược lại,
ở chỗ, coi việc nhập thể cứu độ của Lời như là một biến cố của cả Ba Ngôi Thiên
Chúa vậy. Theo Tân Ước, mầu nhiệm về Chúa Giêsu, Lời Nhập Thể, làm nên nơi cho
Chúa Thánh Thần hiện diện cũng như trở thành nguyên lư cho việc tuôn tràn Thần
Linh xuống trên nhân loại, chẳng những vào thời kỳ cứu độ (x Acts 2:32-36; Jn
7:39, 20-22; 1Cor 15:45), mà c̣n vào cả trước thời gian Người đi vào lịch sử nữa
(x 1Cor 10:4; 1Pet 1:10-12)... Chúa Kitô hiện đang hoạt động nơi tâm can nhân
loại bằng quyền lực của Thần Linh Người... Chính Thần Linh là Đấng gieo ‘hạt
giống lời Chúa’ hiện diện nơi các tập tục và văn hóa khác nhau, làm cho những
lănh vực này hoàn toàn nên trọn trong Chúa Kitô’ (Đức Gioan Phaolô II, Thông
Điệp Redemptoris Missio, 28; về ‘hạt giống Lời Chúa’ cũng xem cả Thánh Justine
tử đạo, Hộ Giáo Thứ Hai 8, 1-2; 10, 1-3; 13, 3-6; ed. E.J. Goodspeed, 84; 85;
88-89). Khi công nhận sứ vụ cứu độ trong lịch sử của Thần Linh nơi toàn thể vũ
trụ cũng như trong toàn bộ lịch sử nhân loại (cùng nguồn của ĐTC/GPII vừa dẫn,
28-29), Huấn Quyền c̣n xác nhận: ‘Đây là chính Vị Thần Linh đă hoạt động trong
việc nhập thể, trong đời sống, trong cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu,
cũng là Đấng hoạt động trong cả Giáo Hội nữa. Bởi thế, Ngài không phải là một
thứ hoán vị thay cho Chúa Kitô, và Ngài cũng không phải là một thứ khỏa lấp, đôi
khi theo người ta nghĩ, giữa Đức Kitô và Ngôi Lời. Bất cứ những ǵ Thần Linh làm
phát sinh nơi tâm trí con người cũng như nơi lịch sử của các dân tộc, nơi văn
hóa và tôn giáo, đều giúp vào việc sửa soạn cho Phúc Âm, và chỉ có thể hiểu được
trong mối tương quan với Chúa Kitô là Lời, Đấng đă mặc lấy xác thịt bởi quyền
phép Thần Linh, và, v́ là một con người toàn vẹn, Người đă cứu độ toàn thể nhân
loại và thâu tóm tất cả mọi sự’ (cùng nguồn của ĐTC/GPII vừa dẫn, 29). Tóm lại,
hoạt động của Thần Linh không ở ngoài hay song song với hoạt động của Chúa Kitô.
Chỉ có một công cuộc cứu độ duy nhất của một Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi,
được thể hiện nơi mầu nhiệm nhập thể, nơi cuộc tử nạn và phục sinh của Con Thiên
Chúa, được hiện thực nhờ việc hợp tác của Thánh Linh, và được vươn tới toàn thể
nhân loại cùng toàn thể vũ trụ ở giá trị cứu độ của công cuộc này: ‘Thế nên,
không ai có thể được hiệp thông với Thiên Chúa ngoại trừ qua Chúa Kitô và nhờ
hoạt động của Chúa Thánh Thần’ (cùng nguồn của ĐTC/GPII vừa dẫn, 5)”. (Tuyên
Ngôn, đoạn 12.1, 12..5 và 12.6).
Thật ra, theo Dự Án Cứu Độ, như Lịch Sử Cứu Độ chứng thực, những chứng tích đă
được ghi nhận trong Thánh Kinh Cựu Ước, th́ để cứu độ cả dân Do Thái lẫn nhân
loại, Thiên Chúa chẳng những sai Con Ngài đến trần gian theo huyết tộc Do Thái
mà c̣n tuôn đổ cả Thánh Thần của Ngài xuống trên toàn thể nhân loại nữa. Giáo Lư
Giáo Hội Công Giáo đă xác nhận sự kiện hay mạc khải thần linh này như sau: “’Này
đây Ta đang thực hiện một điều mới mẻ’ (Is 43:19). Có hai chiều hướng được phát
triển, một dẫn đến việc trông đợi Đấng Thiên Sai, và một hướng đến việc loan báo
về Thần Trí mới. Cả hai chiều hướng này được đồng qui nơi thành phần Sống Sót
nhỏ bé, thành phần bần cùng, những người hy vọng đợi trông ‘niềm an ủi của dân
Do Thái’ cùng ‘việc cứu chuộc Giêrusalem’ (x Zeph 2:3; Lk 2:25,38)” (số 711);
“Những đặc tính của một Đấng Thiên Sai được đợi trông bắt đầu xuất hiện nơi cuốn
‘Sách Emmanuel’, nhất làở hai câu đầu tiên của đoạn 11 Sách Isaia: ‘Từ gốc Jesse
sẽ nẩy ra một chồi… Thần Linh Chúa sẽ ngự trên Người, thần linh khôn ngoan và
thông hiểu…’” (số 712); “Những bản văn tiên tri trực tiếp liên quan đến việc sai
Thánh Linh đến là những lời Thiên Chúa nói với cơi ḷng của dân Ngài bằng một
thứ ngôn ngữ hứa hẹn, nhấn mạnh đến vấn đề ‘yêu thương và thủy chung’ (x Ezek
11:19, 36:25-28, 37:1-14; Jer 31:31-34; Joel 3:1-5). Thánh Phêrô tuyên bố những
lời tiên tri này đă được nên trọn vào buổi sáng của Ngày Lễ Ngũ Tuần (x Acts
2:17-21). Theo những lời hứa hẹn này th́ vào lúc ‘cuối thời’, Thần Linh Chúa sẽ
canh tân ḷng trí con người, bằng cách ghi khắc lề luật mới nơi họ. Ngài sẽ tập
hợp và ḥa giải các dân nước bị phân tán và phân rẽ; Ngài sẽ canh tân biến đổi
cuộc tạo dựng đầu tiên, và Thiên Chúa sẽ ngự ở đó với con người trong an b́nh” (số
714).
Tuy nhiên, Thiên Chúa Ngôi Cha sẽ không bao giờ và không thể nào tuôn đổ Thánh
Thần của Ngài xuống trên nhân loại nếu trước hết Ngài không sai Con Ngài đến
trần gian. Bởi v́, không một tạo vật thuần túy nào, kể cả đệ nhất phẩm thiên
thần, hay không một con người thuần túy nào, kể cả Nhân Vật Đệ Nhất Ân Sủng là
Trinh Nữ Sinh Con Đầy Ân Phúc Maria, có thể chứa đựng nổi Thánh Thần vô cùng
viên măn của Ngài. Chỉ một ḿnh Con Người Lịch Sử Giêsu Nazarét là Con Thiên
Chúa mới có đủ tư cách sở hữu (đúng hơn thừa hưởng) và khả năng dung chứa tất cả
Thánh Thần Thiên Chúa mà thôi. Có thể nói Mầu Nhiệm Nhập Thể vừa là đường lối
vừa là mục tiêu để Thiên Chúa tuôn đổ Thánh Linh của Ngài xuống trên nhân loại.
Đúng thế, ngay từ khi Ngôi Lời Nhập Thể, Ngôi Cha đă tuôn đổ tất cả Thánh Thần
của Ngài xuống trên loài người, và Ngôi Thánh Thần, qua chính bản thân Con Người
Giêsu Kitô, cụ thể là qua Lời Chúa Kitô nói và việc Chúa Kitô làm, nhất là qua
cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, cũng đă bắt đầu tỏ ḿnh ra cho tới tột đỉnh của
Ngài vào Ngày Lễ Ngũ Tuần. Phần Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô trong khi tỏ Cha
ra Người đồng thời cũng bắt đầu thông ban Thánh Thần nơi Người và của Người ra
cho nhân loại nói chung, một tân nhân loại có mầm mống của ḿnh nơi thành phần
chứng nhân tiên khởi là các vị tông đồ, thành phần đầu tiên đă được Chúa Kitô
thông ban Thánh Thần của Người cho sau khi Người từ trong cơi chết sống lại, để
các vị thông đạt cho nhân loại sau đó qua chứng từ, lời rao giảng và phép bí
tích (x Jn 20:22-23; Lk 24:45,47). Phải, Chúa Kitô Phục Sinh đă công khai thông
ban Thánh Thần tràn đầy nơi thân xác vinh hiển của Người cho những ai tin vào
Người (x Jn 7:37-39), để họ chẳng những thấu triệt Đấng Thiên Sai mà c̣n có thể
sống động và trung thực làm chứng cho Người trên thế gian.
Nếu Thánh Thần
được Chúa Kitô từ Cha sai đến là để làm chứng cho Người th́ ai không có Thánh
Thần của Người sẽ không thể nào nhận biết Người và tuyên xưng “Chúa Giêsu là
Chúa” (1Cor 12:3). Và trong việc làm chứng cho Chúa Kitô, Thánh Thần làm sáng tỏ
ba vấn đề, đó là vấn đề tội lỗi, vấn đề công chính và vấn đề luận phạt (x Jn
16:8).
Trước hết, Thánh Linh sẽ làm sáng tỏ vấn đề tội lỗi liên quan đến thế gian, ở
chỗ, Ngài chiếu tỏa Chúa Kitô “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) ra qua đời sống
chứng nhân của các phần tử Giáo Hội Chúa Kitô, cho thế gian thấy rằng những việc
họ “yêu tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19) đă làm không hợp với ư muốn trọn hảo của
Thiên Chúa (x Acts 17:30), theo tinh thần Phúc Âm Chúa Kitô, bởi thế họ cần phải
ăn năn hối cải trở về với sự thật giải phóng (x Jn 8:32) là Chúa Kitô Cứu Thế.
Chính v́ thế, thành phần môn đệ của Đấng Phục Sinh mới được Người truyền phải
rao giảng sự ăn năn thống hối để được ơn tha thứ (x Lk 24:47), cũng như cần phải
ban bí tích ḥa giải (x Jn 20:23) cho riêng thành phần Kitô hữu lỗi phạm, v́ mỗi
lần Kitô hữu lỗi phạm là họ, minh nhiên hay mặc nhiên, trực tiếp hay gián tiếp,
vô t́nh hay cố t́nh, chối bỏ Thày ḿnh như tông đồ Phêrô lầm lạc yếu đuối.
Sau nữa, Thánh Linh c̣n làm sáng tỏ vấn đề công chính liên quan đến riêng thành
phần Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô, ở chỗ, Ngài làm cho họ lớn lên trong Chúa
Kitô, làm cho họ cắm rễ sâu trong Chúa Kitô bằng đức tin (x Col 2:7), làm cho họ
thấu triệt Chúa Kitô bằng đức tin thuần túy chứ không phải bằng t́nh cảm hay lư
trí, giúp họ sống trọn giáo huấn của Người, để họ đạt đến tầm vóc thành toàn của
Người (x Eph 4:13,15).
Sau hết Thánh Linh c̣n làm sáng tỏ vấn đề luận phạt liên quan đến tên vương chủ
thế gian, ở chỗ, Ngài làm cho vương quốc của Chúa Kitô Vượt Qua đă thiết lập
trên thế gian phát triển cho tới tầm vóc diễm lệ như tân nương nghênh đón phu
quân (x Rev 21:2), một vương quốc được hiện thân nơi Giáo Hội của Người, một
Giáo Hội dù được chăn dắt bởi những con người hèn yếu đại diện Người trên trần
gian, như giáo sử hiển nhiên cho thấy, song quyền lực hỏa ngục vẫn không thể nào
hủy hoại (x Mt 16:18).
Tóm lại, Thánh Thần được sai đến để canh tân bộ mặt trái đất ở chỗ làm cho dung
nhan của Con Thiên Chúa Làm Người được ngời sáng trên gương mặt của Giáo Hội là
Ánh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium, là Vui Mừng và Hy Vọng - Gaudium et Spes cho
thế giới.
Theo Thánh Kư Luca thuât lại là bà Isave được đầy Chúa Thánh Thần đă lên tiếng
chúc khen Mẹ Maria diễm phúc. Thế nhưng, bà chỉ được đầy Chúa Thánh Thần, như
Phúc Âm thuật lại, sau khi thai nhi Gioan Tẩy Giả nhẩy mừng trong ḷng bà mà
thôi. Tuy nhiên, sở dĩ thai nhi Gioan Tẩy Giả có thể nhẩy mừng trong ḷng mẹ
ḿnh vào lúc được sáu tháng ấy, một biến cố được các thánh cho là ngài được khỏi
tội tổ tông ngay lúc bấy giờ, là v́ người đang cưu mang thánh nhân nghe thấy lời
chào của Mẹ Maria. Như thế không phải là Mẹ Maria ở đâu th́ Thánh Thần tràn đầy
ở đó hay sao? Và sở dĩ Mẹ tràn đầy Thánh Thần là v́ Mẹ đang cưu mang Con Thiên
Chúa, tức đang cưu mang chính Đấng đến làm phép rửa Thánh Thần.
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5/2003
|
|