Chúa Nhaät

20/7: Thánh Elijah

Là một trong những tiên tri thời Cựu Ước.

Kẻ thù không đội trời chung của đức tin ngoại giáo.

Được tôn kính ở những nơi ngài đă sống như Núi Carmêlô và Sinai.

 


CHÚA NHẬT XVI QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Jer 23:1-6

“Ta sẽ quy tụ phần c̣n lại của đoàn Chiên Ta, và cho chúng có những chủ chăn”

Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Chúa phán: “Khốn cho các mục tử làm tản mác và xâu xé đoàn chiên Ta. V́ thế, Chúa là Thiên Chúa Israel phán cùng các mục tử chăn dắt dân Ta rằng: “Các ngươi đă phân tán xua đuổi và không trông nom đoàn chiên Ta”. Chúa lại phán: “Vậy ta sẽ xét xử hành động gian ác của các ngươi. Ta sẽ quy tụ phần c̣n lại của đoàn chiên Ta từ khắp các xứ mà Ta đă phân tán chúng, Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ, để chúng lớn lên và tăng số. Ta sẽ cho chúng có những chủ chăn để họ chăn dắt chúng. Chúng sẽ không c̣n sợ hăi và kinh hoàng, và chúng không c̣n thiếu thốn ǵ nữa”. Chúa c̣n phán rằng: “Nầy đây, đă tới những ngày Ta gây cho Đavít một mầm giống công chính, mầm giống nầy sẽ làm vua thống trị, sẽ là người khôn ngoan, thực hiện công lư và đức công b́nh trên dất nước. Những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Israel sẽ được an cư, và chúng sẽ gọi tên người là “Chúa công b́nh của chúng ta”.

Lời của Chúa.
 

Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.

1.      Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi, trên đồng cỏ xanh ŕ, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng.

2.      Người dẫn tôi qua những con đường đoan chánh, sỡ dĩ v́ uy danh Người. Dù bước đi trong thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng tôi. Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi ḷng tôi.

3.      Chúa dọn ra cho tôi mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu tôi th́ Chúa xức dầu thơm, chén rượu tôi đầy tràn chan chứa.

4.      Ḷng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa tôi sẽ định cư, cho tới thời gian rất ư lâu dài.
 

BÀI ĐỌC II: Eph 2:13-18

“Chính Người là sự b́nh an của chúng ta, Người đă làm cho đôi bên nên một”

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.

Anh em thân mến, xưa kia anh em là những kẻ ở xa, th́ nay trong Đức Giêsu Kitô, anh em đă nên gần nhờ bửu huyết của Người. Chính Người là sự b́nh an của chúng ta, Người đă làm cho đôi bên nên một, đă phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người, tức là băi bỏ lề luật cũ với những thể lệ để kiến tạo cả hai nên một người mới, đem lại b́nh an, dùng thập giá giải ḥa hai dân tộc trong một thân thể với Thiên Chúa. Nơi Người, mối thù nghịch đă bị tiêu diệt, và Người đă đến loan báo Tin Mừng b́nh an cho anh em là những kẻ ở xa, và b́nh an cho những kẻ ở gần. Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần trí.

Lời của Chúa.
 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 6:30-34

“Họ như đàn chiên không người chăn”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đă làm và đă giảng dạy, Người liền bảo các ông: “Các con hăy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút”. V́ lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập đến nỗi các tông đồ không có th́ giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ư, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài. Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, th́ động ḷng thương, v́ họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

T R ầ M C Ả M T Â M L I N H

Trần Mỹ Duyệt

 


Những tá điền ngủ mê sau một ngày dài vất vả (x Mt 13:24-25). Mátta trở nên cau có v́ quá lo lắng chuẩn bị đón tiếp Thầy (x Lc 10:40-41). Các môn đệ bị dân chúng bao vây đến không c̣n thời giờ để ăn uống, nghỉ ngơi (x Mc 6:31). Toàn bộ trích đoạn Tin Mừng của Phúc Aâm Nhất Lăm cho thấy nhu cầu thư dăn, hoặc nghỉ ngơi là một nhu cầu rất quan trọng và cần thiết. Cần thiết đến độ, chính Chúa Giêsu đă phải ra lệnh cho các môn đệ: “Các con hăy vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút” (Mc 6:31).

Một trong những triệu chứng tâm lư đang làm nhiều người hoảng sợ, và là một mối nguy cơ cho cuộc sống con người ngày nay, nhất là tại những quốc gia tân tiến, đó là hội chứng trầm cảm (depression). Nguyên do của triệu chứng này là những suy nghĩ, lo lắng, băn khoăn, và căng thẳng quá độ trong những sinh hoạt hằng ngày, những tháo thứ về mặt tâm lư, t́nh cảm, và thác loạn trong cuộc sống. Một điều khó trị liệu nhất cho những người mang chứng trầm cảm, là phần lớn đều phủ nhận và cho rằng ḿnh không hề bị trầm cảm.

Hậu quả của chứng trầm cảm xét về mặt thể lư, là làm cho người ta ra uể oải, mệt mă, chóng mặt, khó tiêu, biếng ăn, mất ngủ. Ngoài ra, nó c̣n là một cơ hội tốt cho những biến chứng như cao máu, tim mạch, lở loét dạ dầy, nhức đầu kinh niên, tai biến mạch máu năo, và ung thư. Về mặt tâm lư, nó biến bệnh nhân thành cau có, bực tức, bẳn gắt, chán nản, buồn phiền, thất vọng, buông xuôi, và đôi lúc mang cảm nghĩ chán đời, muốn tự tử. Về mặt tâm thần, ảnh hưởng của trầm cảm c̣n lan rộng đến tâm trí con người, khiến con người có thể trở thành tâm bệnh với những biến chứng ảo tưởng, ảo giác, ảo ảnh, và mất đi khả năng phán đoán. Nhưng nếu có triệu chứng trầm cảm về tâm lư th́ cũng có triệu chứng trầm cảm về tâm linh. Và theo cái nh́n của khoa tâm lư trị liệu ngày nay, th́ Chúa Giêsu đă dậy cho môn đệ Ngài về hội chứng trầm cảm thiêng liêng khi Ngài nói với các ông: “Các con hăy vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút”. Bởi v́ lúc ấy “dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các ông không có thời giờ ăn uống” (Mc 6: 31).

Hăng say hoạt động tông đồ. Rất tốt. Nhưng nếu hăng say quá đến trở thành nô lệ cho những ham muốn quá độ, đến quên ăn, quên ngủ, th́ lúc ấy phải coi chừng. Hăng say với ư tưởng cho rằng ḿnh là tất cả, và là trung tâm điểm của mọi hoạt động, của mọi sự thay đổi nơi tâm linh con người, th́ e rằng đă quên mất ḿnh là ai, và không c̣n tin tưởng, đặt mục tiêu hành động vào Chúa nữa. Lúc ấy sự trầm cảm tâm linh là những ư nghĩ tự kiêu, tự đại, tự tôn, và tự đắc sẽ choán ngợp tâm hồn, và sẽ làm cho người môn đệ sống trong ảo ảnh, ảo giác, và ảo tưởng về những nỗ lực và thành quả của chính ḿnh.

Trạng thái bất ổn tâm linh này thường sẽ kéo dài một thời gian cho đến khi mà sức chịu đựng của con người không c̣n nữa. Cho đến khi tất cả hào quang thánh thiện, và thành quả đạt đến tột bực như một trái bóng đầy hơi và nổ tung. Đó cũng là lúc người môn đệ sẽ đi vào căn bệnh trầm cảm tâm linh. Như Mátta, họ cũng thưa với Chúa:“Lạy Thầy em tôi để tôi hầu hạ một ḿnh mà Thầy không quan tâm sao?” (Lc 10:40). Mátta đă chẳng để lộ ra sự tự tin, tự măn, và tự đắc về hành động đón tiếp, và săn sóc Chúa sao? Mátta đă không c̣n coi việc phục vụ Thầy là một vinh dự nữa, nhưng ngược lại, là một gánh nặng đó sao? Và Mátta đă chẳng phiền trách Chúa một cách gián tiếp đó sao? Hoặc như những tá điền nọ v́ quá mệt nhọc với công việc đến nỗi ngủ say và quên luôn về thửa ruộng của chủ, để rồi chính trong lúc ấy “th́ kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào giữa lúa rồi đi mất” (Mt 13:25).

Nhiều người đă cảm nghiệm, đă chứng kiến, và đă là nạn nhân của chứng trầm cảm tâm linh nơi một số linh mục, tu sĩ, và giáo dân vẫn được tiếng là đạo đức, hấp dẫn và có tài, nhưng thực chất chỉ là những kẻ lăng xăng nhiều chuyện. Những người này có lẽ nghĩ rằng nếu không có họ, th́ thế giới này, xă hội này, và cả Giáo Hội này sẽ không thể tồn tại một cách tốt đẹp được, và v́ thế, họ đă cố gắng bằng mọi cách thay đổi thế giới, cải tiến xă hội, và sửa sai Giáo Hội theo ư của họ. Kết quả họ đă bị trầm cảm, đă kiệt sức và ngủ mê. Và như Mátta, họ đâm ra phiền trách Chúa, nghi kỵ, ghen tương, và gây khó chịu cho anh, chị, em ḿnh.

Trong tâm lư trị liệu, để chữa trị một bệnh nhân bị hội chứng trầm cảm, các bác sĩ tâm lư thường khuyên họ: 1) Phải đi ra khỏi môi trường thường ngày trong một thời gian. Điều này đúng như Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ của Ngài là “t́m nơi thanh vắng”. 2). Phải dành thời gian cho việc thư dăn tâm hồn. Có thể là một giờ hay nửa giờ mỗi ngày. Trong thời gian ấy, mọi giao tiếp với bên ngoài, mọi quan tâm và lo lắng phải để lại phía sau. Người bệnh phải tập chú tâm vào chính ḿnh, vào hiện tại trước mặt. Hít thở, thư dăn, và để chỉ ḿnh đối diện với chính ḿnh, với thinh không, với thiên nhiên, với vũ trụ trong xanh. Và điều này cũng là những ǵ mà Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ: “Nghỉ ngơi một chút”.

Theo tu đức học, th́ những giây phút ấy là những giây phút mà các nhà tu đức gọi là “nguyện ngắm”, hay suy ngắm, hoặc cầu nguyện. Trong thời gian này, người tông đồ để ḷng ḿnh gần gũi với Thiên Chúa, hít thở, và sống với tinh thần Ngài. T́m nơi Ngài nguồn sinh lực cho những nỗ lực mà ḿnh cần vượt thắng. Những giây phút như thế xem ra phí phạm, và không cần thiết đối với một người tông đồ thiếu nội tâm, v́ theo họ, cần phải có nhiều thời giờ để lăn xả vào hoạt động và làm cho nổi nang mọi chuyện. Ngược lại, đối với một người tông đồ có nội tâm th́ làm theo đúng khả năng ḿnh, phần c̣n lại tín thác nơi Chúa qua việc cầu nguyện: “Làm tất cả những ǵ ḿnh có thể. Phần c̣n lại, để Chúa lo”. Sự khác biệt chỉ có một chút thôi, nhưng là một sự khác biệt hết sức quan trọng: “Mátta. Mátta, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi. Maria đă chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Lc 10:42). Á Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII trước những công việc bề bộn của Giáo Hội tưởng có thể làm cho ḿnh bị trầm cảm đă t́m đến nguồn mạch mọi thinh lặng và nghỉ ngơi, bằng cách vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, Gioan XXIII đă đến trước Thánh Thể và thưa với Chúa: “Này Giêsu. Giáo Hội này là của Chúa, đừng khoán trắng cho Gioan. Gioan đă làm việc của Gioan rồi, bây giờ đi ngủ, và Giêsu tiếp tục điều khiển Giáo Hội của ḿnh đi”.

Như đă nhận định ở trên, cái khó nhất để trị liệu căn bệnh trầm cảm của một người là làm cho người ấy hiểu rằng họ đang bị trầm cảm. V́ những người mang chứng trầm cảm, phần lớn đều phủ nhận và cho rằng ḿnh không hề bị trầm cảm. Trong lănh vực tâm linh, hội chứng trầm cảm thiêng liêng càng trở thành khó nhận diện, và v́ thế, càng khó khăn đối với việc trị liệu. Nhưng nếu Chúa Giêsu đă phải sửa sai Mátta, và cảnh cáo các môn đệ về hội chứng này, th́ lời Ngài nói và việc Ngài làm phải được tôi phải lưu ư và đề pḥng. Và chỉ khi nào tôi để Ngài làm chủ mọi hành vi, tư tưởng, và cuộc sống của ḿnh, biết lui vào thanh vắng, và biết t́m giời “ngồi bên Chúa mà nghe lời Người” (Lc 10:39), lúc đó tôi mới hy vọng thoát khỏi căn bệnh trầm kha này.

 

Có thực mới vực được đạo hay có đạo mới có gạo

 


Chúa Nhật XV Thường Niên Năm B tuần trước, Thánh Kư Marcô tŕnh thuật biến cố Chúa Giêsu sớm sai các tông đồ đi rao giảng từng cặp một. Bài Phúc Âm của thánh kư cho Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm B tuần này tiếp tục thuật lại cho thấy “các tông đồ trở về với Chúa Giêsu và thuật lại cho Người nghe tất cả những ǵ ḿnh đă làm và đă dạy dỗ”. Ở đây, Thánh Kư Marcô, cũng như Thánh Kư Luca cùng thuật lại biến cố này (9:1-6), không cho biết thái độ của các tông đồ ra sao và thành qủa của chuyến truyền giáo tiên khởi này thế nào, như trường hợp của 72 môn đệ được Người sai đi sau đó và đă trở về hân hoan khoe với Đấng đă sai các vị đi rằng: “Thưa Thày, v́ danh Thày ngay cả ma quỉ cũng phải nghe lời chúng con truyền” (Lk 10:17). Tuy nhiên, chỉ có Thánh Kư Marcô cho biết là sau khi nghe các tông đồ tường thuật như thế về chuyến truyền giáo tiên khởi của các vị, Chúa Giêsu đă khuyên các vị rằng “Các con hăy đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi một chút”. Căn cứ vào lời này th́ dường như các tông đồ cảm thấy mệt mă và chuyến truyền giáo tiên khởi của các vị không có ǵ là hào hứng mấy. Thế nhưng, nếu căn cứ vào câu cuối cùng của bài Phúc Âm tuần trước th́ chuyến truyền giáo này của các vị tông đồ thành công, ở chỗ: “Các vị đă khu trừ nhiều ma quỉ, xức dầu bệnh nhân và chữa lành cho nhiều người”.

Ngoài ra, ngay sau câu Chúa Giêsu thúc giục các tông đồ như vậy th́ Phúc Âm liền cho biết tiếp: “dân chúng kéo đến đông đảo làm cho các vị không c̣n th́ giờ ăn uống. Bởi thế Chúa Giêsu và các tông đồ xuống thuyền đi đến một nơi thanh vắng. Dân chúng thấy các vị bỏ đi và nhiều người biết được việc này. Dân chúng từ tất cả các tỉnh vội vàng đi bộ đến nơi trước các vị. Xuống thuyền Chúa Giêsu thấy cả một đám đông dân chúng…”. Như thế, phải chăng hiện tượng dân chúng kéo đến với Chúa Giêsu nói riêng và Thày tṛ của Người nói chung đă cho thấy thành quả rực rỡ của chuyến truyền giáo tiên khởi của các tông đồ? Bởi v́, trước đó, Phúc Âm chu kỳ Năm B không hề thuật lại một hiện tượng nào như vậy, trái lại, Thánh Kư Marcô c̣n cho thấy cảnh thảm hại khi Chúa Giêsu trở về Nazarét trong bài Phúc Âm mới cách đây 2 tuần, bài Phúc Âm ngay trước khi Người sai các tông đồ đi truyền giáo. Theo diễn tiến của ba bài Phúc Âm, bài Chúa Nhật XIV hai tuần trước, bài Chúa Nhật XV tuần vừa rồi và bài Chúa Nhật XVI tuần này, người ta có cảm giác là sau khi thất bại ở quê quán của ḿnh, nhờ việc Chúa Giêsu chẳng những đích thân đi rao giảng ở các vùng lân cận mà c̣n sai cả các tông đồ đi rao giảng nữa, mà dân chúng đă bắt đầu biết đến Người nên thấy Người ở đâu là tuốn đến đó, đông đảo đến nỗi làm cho Chúa Giêsu cảm thấy động ḷng, như Thánh Kư Marcô cho biết ở cuối bài Phúc Âm tuần này: “Người động ḷng thương họ, v́ họ như chiên không người chăn; nên Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”.

Có hai vấn đề được đặt ra ở đây là, thứ nhất, tại sao Chúa Giêsu chỉ “động ḷng thương họ” sau khi Người từ thuyền lên bờ, chứ không “động ḷng thương họ” khi họ tuốn đến với Người lúc đầu, lúc họ làm cho Người cũng như làm cho các tông đồ mới đi rao giảng về không có giờ ăn uống nghỉ ngơi, trái lại, thấy vậy Người và các tông đồ c̣n xuống thuyền bỏ đi nữa? Và thứ hai, “Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” đây là những điều ǵ, và tại sao Người không cho họ ăn trước rồi mới nghe Người nói sau, v́ (lúc ấy chính Người và các môn đệ cũng đă cảm thấy đói) mà Người lại có ư dạy họ nhiều điều dài ḍng có thể làm cho họ nản chí bởi mệt mỏi, bởi đói khát, một t́nh trạng làm cho họ khó tiếp thu lời Người nói, đến nỗi có thể bỏ đi theo bản năng tự nhiên “có thực mới vực được đạo”?

Vấn đề tại sao Chúa Giêsu chỉ “động ḷng thương họ” sau khi Người từ thuyền lên bờ, chứ không “động ḷng thương họ” khi họ tuốn đến với Người lúc đầu, lúc họ làm cho Người cũng như làm cho các tông đồ mới đi rao giảng về không có giờ ăn uống nghỉ ngơi, trái lại, thấy vậy Người và các tông đồ c̣n xuống thuyền bỏ đi nữa, là v́ Người trước hết lo cho thành phần môn đệ của ḿnh và sau nữa Người muốn thử thách dân chúng. Thật vậy, Chúa Giêsu thấy dân chúng tuôn đến với ḿnh th́ xuống thuyền với các tông đồ đi chỗ khác, như không quan tâm ǵ đến ḷng khao khát và ngưỡng mộ của dân chúng, những ǵ quan yếu để Người có thể tỏ ḿnh ra, những ǵ hoàn toàn phản lại với thái độ ở quê quán của Người cách đó ít lâu, những ǵ Người muốn thấy nơi dân chúng. Lư do trước hết là v́ Người lo cho các môn đệ của Người, muốn cho họ có giờ nghỉ ngơi để lấy lại sức sống về cả tinh thần lẫn thể xác. Có thể suy đoán là trên đoạn đường thuyền trôi, các môn đệ đă có giờ ăn uống và tâm sự chia sẻ với nhau về chuyến truyền giáo tiên khởi hết sức hào hứng ấy. Lư do thứ hai có thể luận đoán về việc Chúa Giêsu bỏ đi khi thấy dân chúng tuốn đến với Người ngay lúc đầu là v́ Người muốn thử ḷng của họ, xem họ có thực sự khao khát muốn nghe Người nói và muốn thấy việc Người làm hay chăng. Bởi thế, khi thấy đoàn lũ dân chúng tuốn đến với ḿnh lúc đầu, Người đă động ḷng thương họ rồi, nhưng sau khi thấy họ quả thực chẳng những khao khát mà c̣n nhất định t́m kiếm hết sức vất vả cho đến cùng những ǵ họ khao khát th́ Người tỏ ḿnh ra cho họ hơn nữa, hơn những lần họ thấy Người trước đó, bằng cách “bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều”.

Về vấn đề nội dung của bài giảng dài ḍng này, Thánh Kư Marcô không ghi rơ là ǵ và như thế nào. Tuy nhiên, theo thời điểm và địa điểm, cũng như căn cứ vào bộ Phúc Âm Nhất Lăm nói chung và Phúc Âm Thánh Mathêu nói riêng th́ bài giảng lần này của Người không phải là Bài Giảng Phúc Đức Trên Núi như ở Phúc Âm Thánh Mathêu (đoạn 5-7), v́ sau bài giảng này Chúa Giêsu mới gọi Thánh Mathêu (9:9-13), trong khi theo Thánh Kư Marcô, Chúa Giêsu đă sai 12 tông đồ đi rao giảng từng cặp một rồi. Bài giảng lần này của Người cũng không phải là bài giảng về một loạt những dụ ngôn Nước Trời như trong Phúc Âm Thánh Kư Mathêu (đoạn 13), v́ sau đó Thánh Kư Mathêu cho biết sự kiện Chúa Giêsu trở về Nazarét (13:54-58), một sự kiện đă xẩy ra ở Phúc Âm Thánh Marcô trước khi Người sai 12 tông đồ đi rao giảng, và loạt bài dụ ngôn Nước Trời cũng đă được chính Thánh Kư Marcô thuật lại ở đoạn trước rồi (4:1-34). Bài giảng lần này của Người cũng không phải là bài giảng về Bánh Hằng Sống như được thuật lại trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 6, v́ Người chỉ giảng về Bánh Hằng Sống sau khi đă cho dân chúng ăn no nê mà thôi. Đó là lư do, sau bài Phúc Âm theo Thánh Marcô tuần này về việc Chúa Giêsu động ḷng thương dân chúng và giảng dạy họ nhiều điều dài ḍng, từ Chúa Nhật 17 tuần tới đến hết Chúa Nhật 21 Mùa Thường Niên Năm B, tức suốt trong 5 Chúa Nhật liền, chúng ta sẽ nghe Giáo Hội cho đọc các bài Phúc Âm về Bánh Hằng Sống theo Phúc Âm Thánh Kư Gioan.

Vậy th́ Chúa Giêsu đă giảng dạy đám đông dân chúng hết sức khao khát tuốn đến nghe Người đây những ǵ? Phải chăng Người giảng dạy họ về vai tṛ của một vị mục tử, v́ Thánh Kư Marcô cho biết lư do thực sự làm cho Chúa Giêsu động ḷng thương dân chúng là “v́ họ giống như chiên không chủ chăn”? Tuy nhiên, bài giảng về vai tṛ chủ chiên nhân lành đă được Thánh Kư Gioan thuật lại ở đoạn 10, sau đoạn 6 về Bánh Hằng Sống, đoạn trực tiếp liên quan đến bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này. Căn cứ vào Phúc Âm Thánh Kư Luca, th́ bài Phúc Âm của Thánh Marcô Chúa Nhật XVI Thường Niên tuần này xẩy ra trước biến cố Thánh Phêrô tuyên xưng Thày là Đức Kitô (9:18-29) và biến cố Chúa Giêsu biến h́nh trên núi cao (9:28-36), cũng như trước biến cố Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi rao giảng cho đợt truyền giáo thứ hai (10:1-20), v́ trước ba biến cố này, Thánh Kư Luca thuật lại biến cố bánh hóa ra nhiều lần thứ nhất, lần hóa bánh nuôi 5 ngàn người cũng được Thánh Kư Marcô thuật lại ngay sau bài Phúc Âm hôm nay. Thật ra, chúng ta không thể nào biết được đích xác những ǵ Chúa Giêsu nói dài ḍng với dân chúng trước lần hóa bánh ra nhiều đầu tiên này. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng thính giả và trường hợp, Chúa Giêsu cũng có thể lập lại một số điều Người đă nói ở các bài giảng trước đó, như bài về các mối phúc đức, hay sau đó, như bài về vai tṛ mục tử. Vấn đề ở đây, trong bài Phúc Âm tuần này, theo Thánh Kư Marcô, không phải là vấn đề Chúa Giêsu nói những ǵ, cho bằng vấn đề Người giảng dạy nuôi dân về phần hồn trước rồi mới nuôi dân về phần xác sau, một chi tiết không hề được nhắc đến ở Phúc Âm Thánh Mathêu và Luca ngay trước biến cố bánh hóa nhiều lần thứ nhất này.

Đúng thế, bài Phúc Âm Thánh Marcô tuần này cho thấy rằng Lời Chúa đă thu hút dân chúng và làm cho dân chúng say mê là chừng nào, nghe đến quên ăn, đến không biết đói là ǵ. Họ đâu ngờ rằng sau đó họ sẽ được Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều nuôi họ, thế mà họ vẫn cứ nghe. Giá biết trước sẽ xẩy ra phép lạ hóa bánh ra nhiều th́ c̣n bảo là dân chúng nghe Lời Chúa v́ chờ được ăn bánh no nê. Vả lại, không biết có ai trong họ đă đề pḥng mang theo lương thực hay chăng, v́ họ đă vội vàng đi chặn đầu Chúa Giêsu khi thấy Người xuống thuyến bỏ đi chỗ khác (x Mk 6:33)? Chắc hẳn là không, v́ khi cần làm phép lạ hóa bánh ra nhiều th́ trong dân chúng chỉ vỏn vẹn có 5 chiếc bánh và hai con cá của một cậu bé mà thôi (6:38). Bởi vậy sự kiện dân chúng nghe Lời Chúa mà không biết mệt, biết đói, hay dù mệt, dù đói, họ vẫn nghe được Lời Chúa, không bỏ về, không t́m ăn, đă thực sự làm sáng tỏ những ǵ Chúa Giêsu phán với tên cám dỗ Người trong hoang địa khi hắn xúi giục Người hăy biến đá thành bánh mà ăn cho đỡ đói sau 40 ngày chay tịnh: “Người ta không nguyên sống bởi bánh mà c̣n bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4; Deut 8:3). Kinh nghiệm sống đạo thực tế cũng cho thấy rơ chân lư này, ở chỗ, một khi ăn no nê về phần xác, con người khó có thể cầu nguyện mà không buồn ngủ. Bài Phúc Âm hôm nay c̣n cho thấy một chân lư nữa, một chân lư đă được Chúa Giêsu khẳng định trong Bài Giảng Phúc Đức Trên Núi: “Các con trước hết hăy t́m nước Chúa và sự công chính của Người, rồi mọi sự khác sẽ được ban cho các con sau” (Mt 6:33). Dân chúng quả thực đă khao khát t́m nghe Lời Chúa là những ǵ chính yếu trước, nên họ đă được Người sau đó ban cho họ những sự khác là của ăn phần xác vậy.

Nếu tiền bạc và kinh tế không thể nào giải phóng con người, như phong trào thần học giải phóng và chủ nghĩa cộng sản cũng như duy tư bản chủ trương, trái lại, càng dồi dào về vật chất, càng văn minh về khoa học và kỹ thuật, như hiện trạng thế giới ngày nay cho thấy, con người càng bị phá sản về văn hóa và khủng hoảng đức tin thế nào, tức một khi con người càng “có thực” chẳng những không “vực được đạo” mà c̣n càng bỏ đạo hơn nữa, th́ quả thực con người cần phải có đạo th́ mới có gạo. Bằng không, nếu không có “đạo”, tức chỉ biết sống theo quyền làm người, theo đuổi tiện nghi vật chất, đua đ̣i thời trang v.v. th́ kho “gạo” văn minh vật chất tiện nghi đầy đủ ngày nay, một lúc nào đó, chắc chắn, như thực tế đang cho thấy, bị chính bàn tay con người bao đời gặt hái thu lượm tự hủy hoại vô cùng phũ phàng thảm thương. Các Nghị Phụ Công Hội Giám Mục Âu Châu đă nhận định rất đúng về t́nh trạng con người văn minh hiện đại đầy đủ vật chất mà vẫn bần cùng thiếu thốn về tinh thần, một nhận định đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ghi lại trong Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu ở đoạn 8 và 9 như sau:

• “Trong lúc các tổ chức bác ái tiếp tục thi hành hoạt động đáng ca ngợi th́ người ta vẫn nhận thấy xẩy ra t́nh trạng suy yếu nơi cảm thức đoàn kết, đưa đến chỗ nhiều người không thiếu ǵ những nhu cầu vật chất mà lại càng cảm thấy cô đơn, khiến họ thấy ḿnh không nơi nương tựa về cảm t́nh và nâng đỡ”.

• “Nền văn hóa Âu Châu gây nên cái ấn tượng về việc ‘âm thầm bỏ đạo’ nơi thành phần có được tất cả mọi sự họ cần lại là thành phần sống như thể không có Thiên Chúa”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL