Chúa Nhaät

17/8     Thánh Hyacinth (1200-1257)

Sinh ở Cracow.

Có cấp bằng thần học và luật ở đại học Bologne.

Gặp Thánh Đaminh và là một trong ba tu sĩ ḍng Đaminh đầu tiên ở Balan.

 


CHÚA NHẬT XX QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Prov 9:1-6
“Các con hăy ăn bánh của ta, và hăy uống rượu ta đă pha cho các ngươi”

Bài trích sách Phương Ngôn.

Sự khôn ngoan đă xây nhà ḿnh và dựng bảy cột trụ, đă giết các sinh vật, pha rượu, dọn bàn tiệc, và sai những nữ t́ lên các nơi cao trong thành mà công bố rằng: “Ai ngây thơ, hăy đến cùng ta”. Và bảo những kẻ mê muội rằng: “Các ngươi hăy đến ăn bánh của ta, và uống rượu ta đă pha cho các ngươi. Các ngươi hăy bỏ sự ngây dại đi, th́ sẽ được sống, và hăy bước theo đường lối khôn ngoan”

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Các bạn hăy nếm thử và hăy nh́n coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao.

1.      Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hănh diện, bạn nghèo hăy nghe và hăy mừng vui.

2.      Các thánh nhân của Chúa hăy tôn sợ Chúa, v́ người tôn sợ Chúa chẳng thiếu thốn chi. Bọn sang giàu đă sa cơ nghèo đói, nhưng người t́m Chúa chẳng thiếu chi thiện hảo.

3.      Các đệ tử ơi, hăy lại đây, hăy nghe ta, ta sẽ dạy cho các con biết tôn sợ Chúa. Ai là người yêu quư cuộc đời, mong sống lâu để hưởng nhiều phúc lộc.

4.      Hăy giữ lưỡi đừng nói ra điều ác, và ngậm môi cho khỏi thốt ra lời gian ngoa. Hăy lo tránh ác và hành thiện, hăy t́m kiếm và theo đuổi b́nh an.


BÀI ĐỌC II: Eph 5:15-20
“Anh em hăy ăn ở khôn ngoan theo thánh ư Chúa”

Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Êphêsô.

Anh em thân mến, anh em hăy xét coi phải ăn ở thế nào cho thận trọng, đừng như những kẻ dại dột, song như những người khôn ngoan: biết lợi dụng thời giờ, v́ thời buổi này đen tối. V́ thế anh em chớ ăn ở bất cẩn, nhưng hăy hiểu biết thế nào là thánh ư Thiên Chúa. Anh em chớ say sưa rượu chè, v́ rượu sinh ra dâm dục, nhưng hăy tiếp nhận dồi dào Chúa Thánh thần, cùng nhau hát lên những thánh vịnh, những ca văn và những bài ca đạo đức và hết ḷng ca tụng Chúa. Hăy luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa là Cha trong mọi nơi mọi sự, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 6:51-59

“Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do Thái rằng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh nầy th́ sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”. Vậy người Do Thái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông nầy có thể lấy thịt ḿnh cho chúng ta ăn được?” Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta th́ có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. V́ thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, th́ ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha, là Đấng hằng sống đă sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, th́ kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đă ăn manna và đă chết. Ai ăn bánh nầy th́ sẽ sống đời đời”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

HĂY ĐẾN VỚI T̀NH YÊU

Trần Mỹ Duyệt
 

Bạn thân,

Qua mấy tuần liên tiếp, Thánh kư Gioan đă tiếp tục tŕnh bày về Bí Tích Thánh Thể, và điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ và thắc mắc. Vậy nhưng, có bao giờ bạn và tôi tự hỏi ḷng ḿnh là tôi đă cảm và đă thực sự rung động như thế nào trước t́nh yêu bao la của Thiên Chúa chưa? Nếu chưa, chắc chắn là chúng ta vẫn c̣n lơ là, thờ ơ, và không hiểu ǵ về t́nh yêu ấy, t́nh yêu đă khiến Chúa thiết lập nên Bí Tích Thánh Thể.

T́nh yêu đ̣i sự đóng góp của tri thức. Yếu tố hiểu biết chiếm chỗ quan trọng trong t́nh yêu, v́ chính nhờ sự hiểu biết mà ta có thể thấu triệt và đoán được ư của người ḿnh yêu. Thiếu hiểu biết, người ta không thể nào yêu nhau một cách say đắm, thiết tha, và bền bỉ. Điều này không loại bỏ sư hy sinh vẫn là căn bản của t́nh yêu. Dầu sao, hiểu biết cũng giúp ta chịu đựng, và chấp nhận người ḿnh yêu một cách quảng đại và dễ dàng hơn.

T́nh yêu, dù là t́nh yêu lứa đôi, t́nh yêu anh chị em, t́nh yêu giữa cha mẹ và con cái cũng vẫn cần sự hiểu biết. Nếu ta không hiểu cha mẹ ta cần ǵ, và như thế nào lúc này, th́ làm sao ta có thể làm đẹp ḷng các ngài. Làm sao ta có thể đi vào những rung động của từng nhịp đập của con tim người ta yêu, nếu ta không hiểu được người ấy như thế nào, và đang nghĩ ǵ, làm ǵ cho ta lúc này. Trong thực tế, nếu con người khám phá ra được đầy đủ niềm vui, cảm xúc, và tâm trạng của người ḿnh yêu, chắc chắn ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều, và yêu nhau tha thiết hơn nhiều. Và chắc chắn ta không thể bỏ qua hoặc từ chối những cảm t́nh ấy nơi người ḿnh yêu. Trong tâm t́nh ấy, th́ một tặng vật dù nhỏ bé đến đâu cũng đầy ắp yêu thương và đáng quí.

T́nh yêu Thiên Chúa dành cho con người cũng thế. Nếu không hiểu, ta không thể cảm nhận. Và nếu ta không cảm nhận, ta không yêu mến Đấng đă dành cho ta tất cả những ân t́nh ấy. Cũng như người t́nh, nếu ta không hiểu Thiên Chúa đang làm ǵ cho ta, đang cần ǵ nơi ta, ta không thể đáp lại t́nh Ngài. Tóm lại, ta không thể làm đẹp ḷng Ngài.

Thánh Gioan ghi lại những điều khiến chúng ta thật thổn thức và xúc động. Qua ng̣i bút của Gioan, chúng ta cảm nhận được nỗi xúc động và bồi hồi của Thiên Chúa khi tỏ ra lo lắng cho con người, và cho riêng mỗi người chúng ta. Ngài thật sự quan tâm về của ăn cần thiết cho cuộc sống tâm linh chúng ta. Ngài cảm thấy không hài ḷng về bất cứ thực phẩm nào mà Ngài đă tạo dựng, ngoài trừ khi Ngài phải lấy chính “thịt” và “máu” của ḿnh làm của ăn cho chúng ta: “Ai ăn thịt và uống máu Con Người th́ có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. V́ thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, th́ ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Gio 6: 54-56). Có điều là ngay cả chính chúng ta cũng đă không hiểu được hành động này, và đă không mấy vui vẻ đón nhận của ăn tinh thần ấy: “Làm sao ông này có thể lấy thịt ḿnh cho chúng ta ăn được” (Gio 6: 52). Điều này có làm cho Thiên Chúa buồn không? Chắc chắn là buồn rồi.

Để hiểu được t́nh Ngài thương ta, th́ ngoài sự hiểu biết như một yếu tố nền tảng, chúng ta cũng c̣n phải có thời giờ cho Ngài nữa. Và để có thời giờ với Ngài, chúng ta phải có thời gian thinh lặng, lắng đọng, và không gian riêng tư cho một ḿnh Ngài. Nhưng đă có bao giờ ta dành cho Chúa ít phút mỗi ngày, ít giờ mỗi tuần để một ḿnh thinh lặng, và lắng đọng tâm hồn để nghe tâm sự của Ngài, và để tâm sự với Ngài chưa. Nếu chưa một ḿnh thinh lặng dưới chân Chúa như Maria đă một ḿnh ngồi nghe tâm sự của Ngài, chưa một ḿnh gối qú trước Thánh Thể ít phút mỗi ngày, ít giờ mỗi tuần, chúng ta chưa thể nói được là đă hiểu và đă cảm được t́nh yêu Thiên Chúa qua Bí Tích Thánh Thể.

Thật là lạ lùng. Có vị chúa tể nào đă gần gũi, đă thân mật và đă ḥa tan đến trở thành của nuôi con người như Thiên Chúa của chúng ta không?! Dứt khoát là không ngoài trừ Thiên Chúa. Chỉ có Ngài mới làm được điều ấy và Ngài đă thật sự ḥa tan, biến tan trong ta qua của ăn mà Ngài đă dọn sẵn là Thánh Thể.

C̣n ǵ thuộc về ta hơn cho bằng của ăn của chúng ta. Khi ta đă cắn miếng ăn vào miệng, hoặc khi ta đă nhai miếng ăn trong miệng, th́ ít có ai dùng lại của ăn mà chúng ta đă cắn, đă ngậm, và đă nhai trong miệng. Tất cả miếng ăn ấy, nước uống ấy hoàn toàn thuộc về chúng ta. Không những thế, thức ăn ấy c̣n là một nguồn năng lực cung cấp sức sống cho ta. Thuộc về ta trong lănh vực này, là Chúa lệ thuộc hoàn toàn đến tan biến trong ta, và là của ta. Người ngoài không c̣n nh́n thấy thức ăn, nước uống nữa, nhưng có thể nh́n ta lớn lên, khỏe mạnh, và năng động.

Cuộc đời ta, toàn thân ta, sự sống thể xác ta lệ thuộc vào của ăn mà chúng ta lănh nhận mọi ngày. Đời nội tâm cũng thế, Thánh Thể Chúa là của ăn nuôi dưỡng linh hồn ta. Oâi nhiệm mầu t́nh Chúa yêu ta. Yêu thương đến quên ḿnh. Chúa không c̣n cách nào khác để minh chứng t́nh yêu ḿnh sao? Và bạn có thấy bồi hồi, thổn thức khi nhớ lại lời Thánh Tôma Tiến Sĩ đă suy về t́nh yêu Thiên Chúa trong Thánh Thể: “Thiên Chúa dù quyền phép, và khôn ngoan rất mực cũng không thể làm ǵ khác hơn để bày tỏ t́nh yêu Ngài đối với con cái loài người cho bằng Phép Thánh Thể”. Hăy cố gắng dành dụm ít phút mỗi ngày để đến với T́nh Yêu đang bị lăng quên v́ chúng ta nghe bạn.

 

 

Tác Động ăn uống thịt máu Con Người

phải chăng là tác động tuyên xưng Người là Đức Kitô?

 

Mở đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật XX Thường Niên năm B hôm nay, Giáo Hội cho lập lại nguyên văn đoạn kết của bài Phúc Âm tuần trước, đoạn mạc khải hết sức quan trọng, đoạn có thể nói là cốt lơi của toàn thể Bài Giảng về Bánh Hằng Sống, đó là đoạn: “Chính Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời; bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi cho thế gian được sự sống”. Đoạn kết của bài Phúc Âm tuần trước cũng là đoạn mở đầu cho bài Phúc Âm tuần này trên đây chẳng những có tầm vóc quan trọng về nội dung mạc khải của nó mà c̣n có tính cách chuyển tiếp về mạch văn nữa. V́ ngay sau đó, bài Phúc Âm tuần này cho biết: “Nghe thế, những người Do Thái tranh luận với nhau rằng ‘làm sao ngài lại có thể ban thịt của ngài cho chúng ta ăn chứ?’”. Lợi dụng những thắc mắc theo lập luận và cảm nhận tự nhiên của người Do Thái, Chúa Giêsu đă tiếp tục mạc khải sâu xa hơn nữa về thành quả siêu linh của việc thưởng thức “bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi cho thế gian được sự sống” như thế này: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi th́ ở trong Tôi và Tôi ở trong họ. Như Cha là Đấng có sự sống đă sai Tôi và Tôi có sự sống bởi Cha thế nào th́ ai ăn Tôi sẽ có sự sống bởi Tôi như vậy”.

Như thế, qua lời mạc khải của Chúa Giêsu vừa được trích dẫn trên đây trong bài Phúc Âm hôm nay, “sự sống” phát xuất từ “Bánh hằng sống bởi trời xuống”, tức từ Chúa Giêsu Kitô, từ Lời Nhập Thể đây chính là “sự sống” phát xuất từ Cha, một “sự sống” hằng làm cho Cha Con luôn ở trong nhau (x Jn 17:21-22), một “sự sống” làm cho những ai “ăn thịt và uống máu” Lời Nhập Thể cũng được “ở trong” Người, cũng được “sự sống” bởi Người như Người “có sự sống bởi Cha”. Thật vậy, nếu “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3) th́ kẻ “ăn thịt và uống máu” Lời Nhập Thể quả thực là kẻ chẳng những nhận biết Thiên Chúa, Đấng ban bánh bởi trời (như lời Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm hai tuần trước), mà c̣n nhận biết Đấng Cha Sai là Chúa Giêsu Kitô, Bánh bởi trời xuống ban sự sống cho thế gian, Đấng đă đến trong xác thịt nữa (như bài chia sẻ Phúc Âm tuần trước nhận định).

Đúng thế, nếu Cha muốn ban cho con người sự sống đời đời qua việc sai Con Một Ngài đến trần gian (x Jn 3:16) th́ Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô cũng đến để “tỏ Cha ra” (Jn 1:18), tức để con người có thể nhận biết Cha mà được sự sống, như Người luôn tỏ ra nhận biết Cha bằng những việc Người làm trên thế gian, nghĩa là Người muốn thông ban cho con người “sự sống” Người “có bởi Cha”, thông ban cho con người tất cả kiến thức của Người về Cha. Tuy nhiên, tự bản chất, kiến thức về Cha là một kiến thức thần linh vô cùng siêu việt, con người hữu h́nh và hữu hạn không thể nào có thể chấp chứa, ngoại trừ Ngôi Vị thần nhân duy nhất là Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật. Chính v́ kiến thức thần linh cũng chính là sự sống thần linh này được thông ban cho con người hữu h́nh và hữu hạn nơi Lời Nhập Thể và qua Lời Nhập Thể mà Chúa Giêsu Kitô đă tuyên bố trong bài Phúc Âm hôm nay “chính Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” và “bánh Tôi sẽ ban chính là thịt Tôi cho thế gian được sự sống”. Đó là lư do Chúa Giêsu c̣n khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay: “Thịt Tôi thật là của ăn và máu Tôi thật là của uống”. Bởi v́ máu thịt của Người là yếu tố, là chất liệu ban “sự sống” thần linh, ban kiến thức thần linh.

Ở đây chúng ta nên lưu ư hai điều: thứ nhất, Chúa Giêsu không nói “Ḿnh Tôi hay thân thể (body) Tôi thật là của ăn”, mà là “thịt (flesh) Tôi thật là của ăn”, một từ ngữ được Thánh Kư Gioan sử dụng khi nói đến mầu nhiệm nhập thể: “Lời đă hóa thành nhục thể (flesh)” (1:14); thứ hai, Chúa Giêsu không chỉ kêu gọi con người ăn thịt Người mà c̣n uống máu Người nữa. Tại sao? Nếu không phải “thịt” của Người là biểu hiệu cho Mầu Nhiệm Nhập Thể và là thực tại của Mầu Nhiệm Nhập Thể, và “máu” của Người là biểu hiệu cho Mầu Nhiệm Tử Giá và là thực tại của Mầu Nhiệm Tử Giá, những mầu nhiệm ban sự sống, tức những mầu nhiệm làm cho con người nhờ đó được “sự sống đời đời là nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Thiên Sai là Chúa Giêsu Kitô” (Jn 17:3). Nếu Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho muôn dân (x Mt 20:28), tức để ban sự sống cho thế gian, th́ quả thực, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay: “Nếu quí vị không ăn thịt Con Người và uống máu Người, quí vị không có sự sống nơi ḿnh”. Như thế, tác động ăn uống máu thịt Con Người đây là tác động đức tin, là tác động chấp nhận Lời Nhập Thể Tử Giá, là tác động chẳng những tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), mà c̣n chấp nhận một Đấng Thiên Sai Vượt Qua nữa (x Mt 16:21).

Chính v́ máu thịt Chúa Kitô liên quan đến Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua, và tác động ăn uống thịt máu của Người là tác động tuyên nhận Người là Đức Kitô Thiên Sai mà những ai không bao giờ thực sự “ăn thịt và uống máu Con Người” một cách cụ thể nơi Bí Tích Thánh Thể, như thành phần trước Chúa Kitô giáng sinh, hay thành phần không hề nghe rao giảng về Người, mới có thể được cứu rỗi, mới có thể được sự sống đời đời, khi họ thành tâm t́m kiếm Đấng Tối Cao và nỗ lực sống theo đường lối của Ngài, được thể hiện qua lề luật tự nhiên và tiếng lương tâm chân chính, một đường lối đă được Ngài hoàn toàn mạc khải một cách thiện hảo nơi Lời Nhập Thể là Đấng họ không hay chưa bao giờ biết tới một cách nào đó. Tuy nhiên, đối với Giáo Hội Nhiệm Thể của Chúa Kitô, th́ việc tin tưởng Người là Đức Kitô Thiên Sai được liên tục thể hiện qua việc cử hành Mầu Nhiệm Tử Giá nói riêng và Mầu Nhiệm Vượt Qua nói chung, một việc Người muốn Giáo Hội làm để nhớ đến Người (x Lk 22:19). Đó là lư do, ngay sau phần vị linh mục chủ tế truyền phép bánh và rượu để trở nên Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô, cộng đồng Dân Chúa đă phải tuyên xưng “mầu nhiệm đức tin”: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”.

Việc Giáo Hội cử hành “mầu nhiệm đức tin” “mà nhớ đến Thày” trong Hy Tế Thánh Thể không phải Giáo Hội chỉ lập lại một biến cố lịch sử đă qua đi, song hiện thực hóa Mầu Nhiệm Tử Giá, Mầu Nhiệm Cứu Chuộc nơi chính bản thân Giáo Hội cũng như nơi từng chi thể Giáo Hội là Kitô hữu. Chính v́ biến cố Tử Giá không phải là một biến cố lịch sử thuần túy, song c̣n là một hiện thực Phụng Vụ của Giáo Hội, mà Giáo Hội đă cảm nhận được chẳng những sự hiện diện liên tục của Đấng đă hứa “Thày sẽ măi ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28:20), mà c̣n cả sinh lực thần linh vô cùng viên măn của Thày, như cành nho được nuôi dưỡng bởi nhựa sống của thân nho (x Jn 15:5), để Giáo Hội có thể sinh muôn vàn hoa trái qua việc tông đồ truyền giáo. Như thế, Lời Nhập Thể Vượt Qua chẳng những hiện thực trên bàn thờ qua việc Giáo Hội cử hành Phụng Vụ Thánh Thể mà c̣n sống động qua các chứng nhân tông đồ truyền giáo trung thực của Giáo Hội nữa. Bởi thế, mỗi lần lănh nhận Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô, Kitô hữu Công Giáo chúng ta, qua lời thưa “amen”, chẳng những tuyên nhận Người là Đức Kitô Thiên Sai Vượt Qua, mà c̣n phải tận tuyệt hiến thân cho Người, phải ư thức ḿnh đă thực sự và hoàn toàn thuộc về Người qua Bí Tích Rửa Tội Tái Sinh, và nhất là phải quyết tâm Sống Thánh Chứng Nhân, nhờ đó, qua con người huyết nhục yếu đuối của chúng ta, sự sống Chúa Kitô mỗi ngày được tỏ hiện (x 2Cor 4:10).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL