|
CHÚA NHẬT XIX QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I: Sap 18:6-9
“Như Chúa đă làm hại đối thủ thế nào, Chúa cũng làm cho chúng tôi được vẻ
vang như vậy”
Bài trích sách Khôn
Ngoan.
Chính đêm đó, cha ông chúng ta đă biết trước, để
biết chắc ḿnh đă tin tưởng vào những lời thề nào mà được can đảm... Dân Chúa đă
mong đợi sự giải thoát những người công chính và sự tiêu diệt kẻ thù. V́ như
Chúa đă hại đối thủ thế nào, Chúa cũng kêu gọi để làm cho chúng tôi được vẻ vang
như vậy. V́ những con cái thánh thiện của các tổ phụ tốt lành đă lén lút tế lễ,
và đồng tâm thiết lập luật thánh thiện; ấn định rằng những người công chính sẽ
đồng hưởng vinh nhục, may rủi đều nhau; như vậy là họ đă xướng lên trước bài ca
tụng của các tổ phụ.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng
ḿnh.
1.
Người hiền đức hăy hân hoan trong Chúa, ca ngợi là việc của những kẻ ḷng ngay.
Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng
ḿnh.
2.
Ḱa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nh́n xem những ai cậy trông ân sủng
của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.
3.
Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Ngài là Đấng phù trợ và che chở chúng
tôi. Lạy Chúa, xin đổ ḷng từ bi xuống trên chúng tôi, theo như chúng tôi tin
cậy ở nơi Ngài.
BÀI ĐỌC II: Hebr 11:1-2, 8-19
“Ông mong đợi thành tŕ có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Đấng
sáng lập”
Bài trích thơ gởi tín
hữu Do Thái.
Anh em thân mến, đức tin là cốt yếu những thực tại
người ta mong đợi, là bằng chứng điều bí ẩn. V́ nhờ đức tin mà các tiền nhân đă
nhận được bằng chứng tốt. Nhờ đức tin, Abraham đáp lại tiếng Chúa gọi, để ra đi
đến xứ ông sẽ được lănh làm gia nghiệp, và ông ra đi mà không biết ḿnh đi đâu.
Nhờ đức tin, ông đến cư ngụ trong đất Chúa hứa, như trong đất khách quê người,
sống trong lều trại, cũng như Isaac và Giacób, những kẻ đồng thừa tự cùng một
lời hứa. V́ chưng, ông mong đợi thành tŕ có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc
sư và là Đấng sáng lập. Nhờ đức tin mà ngay cả bà Sara son sẽ được sức mang thai,
mặc dầu bà đă già, bởi v́ bà tin rằng Đấng đă hứa sẽ trung tín giữ lời. V́ thế,
do tự một người, mặc dầu người đó như chết rồi, mà có một ḍng dơi đông đúc vô
số như sao trên trời và như cát đáy băi biển. Chính trong đức tin mà tất cả
những kẻ ấy đă chết trước khi nhận lănh điều đă hứa, nhưng được nh́n thấy và đón
chào từ đàng xa, đồng thời thú nhận rằng ḿnh là lữ khách trên mặt đất. Những ai
nói những lời như thế, chứng tỏ rằng ḿnh đang đi t́m quê hương. Giá như họ c̣n
nhớ đến quê hương dưới đất mà họ đă ĺa bỏ, chắc họ có đủ thời giờ trở về. Nhưng
hiện giờ họ ước mong một quê hương hoàn hảo hơn, tức là quê trời. V́ thế, Thiên
Chúa không ngại để họ gọi ḿnh là Thiên Chúa của họ, v́ Người đă dọn sẵn cho họ
một thành tŕ. Nhờ đức tin, khi bị thử ḷng, Abraham đă dâng Isaac. Ông hiến
dâng con một ḿnh, ông là người nhận lănh lời hứa, là người đă được phán bảo lời
nầy: “Chính nơi Isaac mà có một ḍng mang tên ngươi”. V́ ông nghĩ rằng Thiên
Chúa có quyền làm cho kẻ chết sống lại, do đó, ông đă đón nhận con ông như một
h́nh ảnh.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy là đường, là
sự thật và là sự sống: không ai đến được với Cha mà không qua thầy”. — Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 12:32-48
“Các con hăy sẵn sàng”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Hỡi
đoàn bé nhỏ, các con đừng sợ, v́ Cha các con đă vui ḷng ban nước trời cho các
con. Các con hăy bán những của các con có mà bố thí. Hăy sắm cho các con những
túi không hư nát, và kho tàng không hao ṃn trên trời, là nơi trộm cướp không
lai văng và mối mọt không làm hư nát. V́ kho tàng các con ở đâu, th́ ḷng các
con cũng ở đó. Các con hăy thắt lưng, hăy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hăy
làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gơ cửa, th́ mở ngay cho chủ.
Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về c̣n thấy tỉnh thức: Thầy bảo thật các con,
chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai
hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, th́ phúc cho các đầy tớ ấy. Các
con hăy hiểu biết điều này là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh
thức, không để nó đào ngạch nhà ḿnh. Cho nên các con hăy sẵn sàng: v́ giờ nào
các con không ngờ, th́ Con Người sẽ đến”. Phêrô thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy
nói dụ ngôn đó chỉ về chúng con hay về mọi người?” Chúa phán: “Vậy con nghĩ ai
là người quản lư trung tín khôn ngoan mà chủ đă đặt coi sóc gia nhân ḿnh, để
đến giờ phân phát phần lúa thóc cho họ? Phúc cho đầy tớ đó, khi chủ về, thấy nó
đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người đó trông coi tất cả
gia sản ḿnh. Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ trong ḷng rằng: “Chủ tôi về muộn”, nên
đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó
không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận
với những kẻ bất trung. Nhưng đầy tớ nào đă biết ư chủ ḿnh mà không chuẩn bị
sẵn sàng, và không làm theo ư chủ, th́ sẽ bị đ̣n nhiều. C̣n đầy tớ nào không
biết ư chủ ḿnh mà làm những sự đáng trừng phạt, th́ sẽ bị đ̣n ít hơn. V́ người
ta đă ban cho ai nhiều, th́ sẽ đ̣i lại kẻ ấy nhiều, và đă giao phó cho ai nhiều,
th́ sẽ đ̣i kẻ ấy nhiều hơn”.
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
Chủ mà không có ch́a khóa… cần phải gơ cửa…
mới được vô… mới vô được…
Bài Phúc Âm Thánh Luca đoạn 12 cho Chúa Nhật XIX Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh
tuần này chính thức chỉ có 5 câu, từ 35 đến 40. Tuy nhiên, nếu muốn, Giáo Hội
cũng cho phép đọc bài Phúc Âm dài hơn, gồm 16 câu, từ câu 32 đến 48. Tất nhiên,
ư tưởng chính của bài Phúc Âm sẽ nằm ở trong 5 câu buộc phải đọc cho Chúa Nhật
tuần này. Như tuần trước đă đề cập đến, ư nghĩa phụng vụ của bài Phúc Âm Chúa
Nhật XIX Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh tuần này chính là lời Chúa Kitô khuyên
dạy nằm ở ngay đầu bài Phúc Âm: “Hăy thắt lưng và thắp đèn lên sẵn sàng”. Thế
nhưng, “thắt lưng” và “thắp đèn lên sẵn sàng” đây nghĩa là ǵ? Tại sao cần phải
“thắt lưng” và “thắp đèn lên sẵn sàng”? Thành phần nào cần phải “thắt lưng” và
“thắp đèn lên sẵn sàng”? “Thắt lưng” và “thắp đèn lên sẵn sàng” để làm ǵ?
Thật ra Chúa Giêsu không khuyên dạy chỉ “thắt lưng” hay chỉ “thắp đèn lên”, mà
là cả hai, “thắt lưng” trước và “thắp đèn lên” sau. Vậy ư nghĩa của lời Chúa
Giêsu khuyên này có liên quan đến cả thứ tự của lời khuyên nhất cử lưỡng động
này không?
Một trong những ư nghĩa của lời Chúa Giêsu khuyên dạy “Hăy thắt lưng và thắp đèn
lên sẵn sàng” đây là “hăy tỉnh thức và cầu nguyện”, như Người đă nói thẳng ra
cho các môn đệ biết trong vườn Cây Dầu ngay trước giây phút Người tự trao nộp
cho giáo quyền Do Thái, một lời nói đă được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi lại ở đoạn
26 câu 41. Theo thứ tự “tỉnh thức” trước và “cầu nguyện” sau, “tỉnh thức” là
điều kiện tiên quyết và tối cần để có thể “cầu nguyện”, hay ngược lại, muốn “cầu
nguyện” cần phải hoàn toàn “tỉnh thức”, bằng không, không thể nào cầu nguyện
được. Điển h́nh nhất là trường hợp của ba vị tông đồ thân cận của Chúa Giêsu,
theo đoạn Phúc Âm Thánh Mathêu trên đây thuật lại, buồn ngủ đến nỗi Vị Thày đang
“buồn sầu đến nỗi chết được” của các vị đă phải lắc đầu than lên: “Các con không
thể thức nổi với Thày dù chỉ một giờ đồng hồ hay sao?”.
Thật thế, về phương diện thể lư, một khi con người ăn no thường dễ buồn ngủ và
khó tỉnh táo thế nào, th́ về phương diện tâm linh cũng vậy, một khi con người
không “giữ ḿnh khỏi mọi thứ tham lam” theo lời Chúa Kitô khuyên dạy ở bài Phúc
Âm Chúa Nhật tuần trước, nghĩa là nếu chỉ biết sống hưởng thụ, họ cũng rất dễ bị
mù tối như vậy, nhất là mù tối trước những cùng quẫn của anh em ḿnh, như trường
hợp Chúa Giêsu nêu lên ở dụ ngôn về người phú hộ và Lazarô trong Phúc Âm Thánh
Luca đoạn 16, câu 19-20, một t́nh trạng mù tối về phương diện tâm linh đến nỗi,
theo lời Chúa Giêsu diễn tả, “có một người ăn xin tên Lazarô ḿnh đầy ghẻ lở nằm
ngay trước cổng nhà ḿnh” mà “nhà phú hộ ăn mặc lụa là và yến tiệc linh đ́nh
hằng ngày” cũng không hay biết ǵ cho đến khi cả hai qua đi. Giá người phú hộ
này biết “thắt lưng” buộc bụng, nghĩa là biết “giữ ḿnh khỏi mọi thứ tham lam”,
th́ cây đèn đức tin đầy dầu đức cậy của ông đă sáng lên đức mến rồi vậy, nhờ
việc ông biết “thắp đèn lên”, một tác động biểu hiệu cho đời sống liên lỉ “cầu
nguyện” của ông.
Về lư do tại sao Chúa Giêsu khuyên dạy “hăy thắt lưng và thắp đèn lên sẵn sàng”,
theo bài Phúc Âm, đó là v́ sự vắng mặt của chủ, ở chỗ, như lời Chúa Giêsu trong
bài Phúc Âm cho biết là “chủ đi ăn cưới”. Nếu vậy th́ khi chủ có mặt chẳng lẽ
những người trong nhà không phải “thắt lưng” và “thắp đèn lên” hay sao? Đúng thế,
v́, trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 9 câu 15, khi trả lời cho các môn đệ của
Thánh Gioan Tiền Hô trước lời họ hạch Người về vấn đề chay tịnh của môn đệ Người,
chính Chúa Giêsu đă đích thân xác quyết rằng: “Làm sao các khách dự tiệc cưới
lại ưu buồn trong khi chàng rể c̣n ở với họ chứ. Đến ngày nào chàng rể bị mang
đi khỏi họ bấy giờ họ mới chay tịnh”. Chàng rễ đây là ai, nếu không phải là
chính Chúa Giêsu, “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14). T́nh
trạng không cần phải “thắt lưng” và “thắp đèn lên” chẳng những ở vào thời gian
Chúa Giêsu c̣n tại thế, mà cả vào thời điểm cánh chung nữa, như Sách Khải Huyền
diễn tả ở đoạn 21 câu 23: “Thành không cần mặt trời hay mặt trăng, v́ vinh quang
của Thiên Chúa chiếu soi nó, và đèn của nó là Con Chiên”.
Như thế, sau thời gian Chúa Giêsu không c̣n trên thế gian như “Lời đă hóa thành
nhục thể và ở giữa chúng ta” cho đến khi Người lại đến trong vinh quang, thời
điểm Người ở cùng Giáo Hội, “một Tân Đô Giêrusalem là Thành Thánh từ trời nơi
Thiên Chúa mà xuống”, như Thánh Gioan thị kiến thấy trong Sách Khải Huyền ở đoạn
21 câu 2, th́ chính là thời gian vắng mặt chủ hay thời gian chủ đi vắng, do đó,
cũng là thời gian Giáo Hội nói chung và Kitô hữu nói riêng cần phải “thắt lưng
và thắp đèn lên sẵn sàng”. Đó là lư do, để trả lời cho câu tông đồ Phêrô hỏi
trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, ở phần không buộc đọc: “Lạy Chúa, Chúa ám
chỉ dụ ngôn này vào chúng con hay Thày có ư nói cho cả thế giới nữa”, Chúa Giêsu
đă gợi ư để vị trưởng tông đồ tự nghĩ về bản thân của ḿnh và chức phận của ḿnh
như sau: “Theo ư con th́ ai là người quản lư trung thành khôn ngoan được chủ đặt
lên trông coi gia nhân của ḿnh để phân phát phần lúa thóc cho họ”. Qua câu trả
lời này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được thêm một ư nghĩa nữa về hành động
“thắt lưng” và “thắp đèn lên” nơi thành phần môn đệ của Chúa Kitô, đó là hai tác
động biểu hiệu cho thái độ của họ cần phải “trung thành” và “khôn ngoan”, một
nhất cử lưỡng động liên quan đến chức phận “quản lư” là để phục vụ nhau, như
những ǵ đă được chia sẻ ở cuối vấn đề thứ hai trên đây về dụ ngôn người phú hộ
và Lazarô.
Nếu lư do cần phải “thắt lưng” và “thắp đèn lên sẵn sàng” là v́ chủ vắng nhà,
th́ mục đích của thái độ nhất cử lưỡng động này là, như Chúa Giêsu đă rơ ràng
nói đến trong bài Phúc Âm: “Để khi chủ về gơ cửa th́ mở ngay cho chủ”.
Phải, làm ǵ th́ làm, lúc nào cũng thế, thành phần “quản lư trung thành khôn
ngoan được chủ đặt lên trông coi gia nhân của ḿnh” đều làm với mục đích để sửa
soạn mọi sự cho chủ, để trông mong chủ về. Ở đây chúng ta thấy có hai điều rất
lạ như sau: thứ nhất là việc chủ mà không có ch́a khóa để tự động mở cửa vô nhà
của ḿnh, đến nỗi cần phải gơ cửa để viên quản lư của ḿnh mở cửa cho mới vô
được; và thứ hai là việc làm chủ mà lại “thắt lưng, đặt họ vào bàn mà hầu hạ họ”,
bởi v́ “chủ về thấy họ c̣n tỉnh thức”.
Trước hết, cái lạ đầu tiên là việc chủ mà không có ch́a khóa để có thể tự động
vô nhà trong dụ ngôn này không phải là v́ ông bỏ quên ch́a khóa ở nhà, mà là v́
ông đă hoàn toàn tin tưởng và tuyệt đối tín nhiệm thành phần “quản lư” của ḿnh,
đến nỗi, như Chúa Giêsu phán cùng tông đồ Phêrô trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn
16 câu 19 như sau: “Thày sẽ trao cho con ch́a khóa nước trời. Những ǵ con tuyên
bố cầm buộc dưới thế cũng bị cầm buộc trên trời; những ǵ con tuyên bố tháo cởi
dưới đất cũng được tháo cởi trên trời”. Nếu dưới đất cầm buộc hay tháo cởi th́
trên trời cũng cầm buộc hay tháo cởi như thế, th́ không phải là chỉ có một quyền
bính tối thượng, một ch́a khóa duy nhất đă được trao vào tay vị đại diện của
Người trên thế gian này sao? Và chiếc ch́a khóa quyền linh này c̣n được các vị
thừa tác viên thánh chức của Người dùng để mở cửa chuồng chiên là Chúa Kitô ra
mà nuôi dưỡng chiên của Người (xem Jn 10:7, 9), bằng các phép bí tích Người lập.
Sau nữa, cái lạỉ thứ hai là việc chủ trở thành đầy tớ để hầu hạ thành phần gia
nhân đă cố gắng tỉnh thức chờ ông về, không phải là v́ ông cảm thấy nợ nần họ, ở
chỗ, trong khi ông đi ăn cưới vui vẻ th́ họ phải vất vả thay ông coi nhà, hay
ông cần phải nịnh bợ họ, để lần sau họ tiếp tục giữ nhà cho ông một cách “trung
thành” và “khôn ngoan”, kẻo ông bị thiệt hại cách nào. Trái lại, ông “thắt lưng”
phục vụ họ hoàn toàn là v́ yêu thương trọng kính họ và muốn họ cũng được dự phần
làm chủ với ông, như Chúa Giêsu đă làm cho các môn đệ của Người trước Bữa Tiệc
Ly trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 13, từ câu 3 đến câu 5: “Biết rằng ḿnh đă
từ Thiên Chúa mà đến và phải trở về cùng Thiên Chúa là Cha, Đấng đă trao ban mọi
sự cho ḿnh, Chúa Giêsu chỗi dậy khỏi bàn ăn và cởi áo choàng của ḿnh ra. Người
lấy tấm khăn quấn quanh ḿnh. Đoạn đổ nước vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các
môn đệ và lấy khăn quấn bên ḿnh mà lau chân cho họ”.
Như thế, mục đích của thái độ nhất cử lưỡng động “thắt lưng” và “thắp đèn lên”
của thành phần môn đệ Chúa Kitô nói chung và của các vị thừa tác viên thay mặt
Người nói riêng c̣n là để nhờ đó họ được Người làm cho họ xứng đáng hiệp thông
với Người, như Người dứt khoát với riêng tông đồ Phêrô trước khi rửa chân cho
ngài: “Nếu Thày không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thày”.
Tóm lại, ư nghĩa câu “thắt lưng và thắp đèn lên sẵn sàng”, như Chúa Giêsu khuyên
dạy trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XIX Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh Năm C tuần này
có thể được hiểu theo hai ư nghĩa: thứ nhất, đó là hăy tỉnh thức và cầu nguyện,
và thứ hai, đó là hăy trung thành và khôn ngoan, tuy nhiên, dầu sao hai ư nghĩa
thực hành này cũng mới chỉ là nguyên tắc hướng dẫn mà thôi. Tức là Kitô hữu
chúng ta phải làm sao biết áp dụng hai ư nghĩa của nguyên tắc hướng dẫn này vào
đời sống hằng của chúng ta nữa mới được. Chẳng hạn, là một người chồng và cha,
hay một người vợ và mẹ, hoặc một người con và cháu, hay một tu sĩ và giáo sĩ,
hoặc là một sinh viên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, cán sự xă hội, chuyên viên tâm lư
v.v., chúng ta cần phải “thắt lưng và thắp đèn lên sẵn sàng” như thế nào….?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
HỠI ĐOÀN CON NHỎ
“Hỡi đoàn con nhỏ”. Đây phải là câu nói khiến chúng ta thật sự xúc động. Nó
không những nhắc nhở bạn và tôi cái yếu đuối, mỏng ḍn và nghèo nàn của chính
ḿnh, mà c̣n chỉ cho chúng ta biết ḿnh là ai, và đang được săn sóc, lo lắng,
nâng nưu bởi ai.
Về cái yếu đuối, mỏng ḍn và nghèo hèn của tôi, của bạn, nó gắn liền với thân
phận và kiếp người của chúng ta. Chúng ta là những tạo vật nghèo hèn. Phần đông
chúng ta sinh ra trong nghèo khó, lớn lên trong nghèo khó, và khi chết cũng trở
về với cát bụi trong cái nghèo khó của ḿnh. Bởi một lẽ duy nhất, chúng ta là hư
vô, không có ǵ, và cũng không thể tự ḿnh làm được ǵ. Những cái chúng ta có,
đang sở hữu, tất cả đến từ bàn tay nhân lành của Thiên Chúa, Cha chúng ta ở trên
trời.
C̣n việc chúng ta được săn sóc, lo lắng, cưng chiều bởi ai, th́ tất cả cũng đă
biết. Thiên Chúa, Cha nhân lành, người Cha đầy ḷng thương yêu của chúng ta ở
trên trời. Bởi v́ nhờ Ngài, cũng chính do Ngài, chúng ta được hiện hữu, được
sinh ra vào đời, được lớn lên, và được như ngày hôm nay. Ngài đă cho chúng ta
hơi thở, sự sống, trí khôn, tài năng, và sức lực. Ngài là người đă dẫn dắt chúng
ta qua mọi nẻo đường đời, từ khi chúng ta c̣n thơ trẻ cho đến ngày hôm nay, và
Ngài cũng sẽ tiếp tục dẫn chúng ta tới mục đích của cuộc đời: hạnh phúc Thiên
Đàng, quê hương vĩnh cửu.
Tâm t́nh mà Chúa Giêsu đă trải ra cho các môn đệ khi nói với các ông về những
băn khoăn, lo lắng, và những thử thách cuộc đời, và cho biết trước rằng cuộc đời
đích thực, gia tài đích thực, và sự giầu có đích thực là những ǵ thuộc về nước
trời. Ngài như bảo các ông rằng đừng có lo chi những cái thuộc về thế trần. Và
trong con mắt Ngài, những môn đệ và cả chúng ta nữa, thật quá đơn sơ, quá bé nhỏ,
và quá yếu đuối đến nỗi Ngài không c̣n từ ǵ thích hợp để gọi cho bằng gọi tất
cả là “con nhỏ”.
Cũng qua tâm t́nh ấy, chúng ta biết chắc chắn điều này, nếu chúng ta là những
con nhỏ của Ngài, chúng ta sẽ không lo thiếu thốn, không sợ nguy hiểm, và không
ǵ có thể làm hại được chúng ta. Bởi v́ Ngài là Thiên Chúa toàn năng, và cũng là
Cha của chúng ta. Trong khi so sánh ḿnh với những cha mẹ trần gian, Ngài đă nói:
“Nếu các ngươi là những kẻ tội lỗi mà c̣n biết cho con cái ḿnh những của tốt
lành, Cha trên trời c̣n ban Thánh Thần Ngài cho những kẻ kêu xin người hơn thế
nữa” (Lc 11:13).
Thật vậy, Ngài luôn muốn chúng ta hạnh phúc, sung sướng, yêu đời, và hài ḷng
với những ǵ Ngài ban tặng. Và một trong những ân huệ đặc biệt ấy chính là sự
bằng an của tâm hồn. V́ thế, Ngài nhắc nhở chúng ta “đừng sợ”, và bằng một cử
chỉ âu yếm, Ngài đă gọi chúng ta là những con nhỏ. Bởi v́ đối với các trẻ nhỏ
th́ không có ǵ làm chúng hoảng sợ khi chúng đang ngồi trên gối mẹ, hoặc dựa đầu
vào vai cha chúng. Đây là h́nh ảnh và triết lư sống vừa tâm lư, vừa tâm linh,
vừa nhẹ nhàng, nhưng cũng vừa thực tế. Chúa muốn ta không chỉ sống bằng t́nh cảm
bông lung, bằng những hoài băo xa vời, hoặc nh́n Ngài bằng những suy luận tŕu
tượng, viễn vông. Ngài muốn chúng ta đụng chạm đến Ngài, cảm nhận được Ngài, và
thực tế hơn, ḥa nhập vào cuộc sống Ngài bằng t́nh yêu nồng nàn, và đơn thuần
tín thác của một trẻ thơ để Ngài săn sóc, lo lắng, và che chở cho chúng ta. Ngài
cũng muốn chúng ta bằng an, tin tưởng nơi Ngài, v́ Ngài “đă sẵn ḷng ban nước
trời” cho chúng ta: “Hỡi đoàn con nhỏ đừng sợ, v́ Cha các con đă vui ḷng ban
nước trời cho các con” (Lc 12:32).
Nước trời là ǵ? Đó không phải là chính Ngài, người Cha nhân từ, Thiên Chúa t́nh
thương.
Nước trời là ǵ? Đó không phải là một trạng thái sống bằng an, thanh tịnh và
trong sáng. Nó vượt trên mọi lo toan trần thế, mọi mưu tính của con người, và
mọi của cải vật chất, những thứ phù du, mau qua và chóng tàn.
Và nước trời là ǵ? Đó không phải là sự ḥa hợp trong t́nh yêu cha con với Ngài.
Được làm con Ngài, và được Ngài thương yêu, săn sóc, cũng như cảm nhận được t́nh
thương ấy trong chính cuộc sống của ḿnh.
Nhiều người ngược xuôi, vất vả, đôi lúc nguy hiểm đến tính mạng để t́m kiếm
những của cải trần thế. Nhưng như nhà phú hộ ngu ngốc kia, chỉ trong đêm nay khi
sự chết ập tới, tất cả chỉ là phù du. Hơn nữa, v́ ngu ngốc nên đành để mất linh
hồn ḿnh. Vất vả ngược xuôi để rồi tay trắng, đó là trạng thái sống của những
người thuộc về thế gian. Ngược lại, nước trời được ban cho những con nhỏ của
Chúa là trạng thái sống bằng an, tin tưởng, và tín thác.
“Cha các con đă sẵn ḷng ban nước trời cho các con” (Lc 12:32). Chúa Giêsu thật
sự đă khiến chúng ta hết sức xúc động. Ngài đă làm cho tim chúng ta thổn thức và
xao xuyến khi gọi chúng ta là những con nhỏ. Nhất là khi nghe Ngài tuyên bố rằng
Chúa Cha đă sẵn ḷng ban nước trời cho chúng ta. Cả một đời người, cả một trần
gian dài dù vất vả đến đâu, dù hy sinh đến thế nào mà chiếm được nước trời th́
cũng là quá đủ. Nhưng ở đây, Chúa đă hứa ban nước trời cho chúng ta ngay hôm nay
và ngay trong lúc này. Đó chẳng phải là Ngài đă thổi vào tâm trí chúng ta ḷng
yêu mến, để chúng ta yêu Ngài, và để Ngài hoàn toàn tự do đối xử với chúng ta
như người Cha nhân lành, giầu t́nh thương đối xử với con ḿnh. Nếu vậy chúng ta
c̣n phải băn khoăn, lo lắng, phiền muộn ǵ đối với những của cải vật chất, phù
du, mà không để ḷng yêu mến và tín thác nơi Cha trên trời.
Trần Mỹ Duyệt
|