Chúa Nhật

 


CHÚA NHẬT XXXII QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I: 2 Mach 7:1-2, 9-14
“Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi được sống lại trong cuộc sống đời đời”

Bài trích sách Macabêô quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, có bảy anh em bị bắt làm một với mẹ ḿnh, và bị vua cho đánh bằng roi da và roi gân ḅ, bắt ép ăn thịt heo mà lề luật đă cấm. Nhưng người anh cả của chúng tâu vua rằng: “Bệ hạ c̣n hỏi han, và muốn ḍ xét chúng tôi làm chi? Chúng tôi sẵn sàng chịu chết hơn là phạm đến lề luật Thiên Chúa đă truyền cho tổ phụ chúng tôi. Khi sắp thở hơi cuối cùng, người con thứ hai tâu vua rằng: “Hỡi vua độc ác kia, vua chỉ cất mất mạng sống chúng tôi ở đời nầy, nhưng Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi, là những kẻ đă chết v́ lề luật của Người, được sống lại trong cuộc sống đời đời. Sau khi người con thứ hai chết, th́ đến người con thứ ba chịu cực h́nh, tên lư h́nh bảo cậu le lưỡi, cậu liền le lưỡi, dơng dạc giang hai tay ra và nói một cách tin tưởng rằng: “Tôi được Trời ban cho các phần thân thể nầy, nhưng giờ đây v́ lề luật của Thiên Chúa, tôi khinh chê chúng, bởi tôi trông cậy rằng Người sẽ ban lại cho tôi các phần thân thể ấy”. Nhà vua và những kẻ tùy tùng của ông lấy làm bở ngỡ thấy ḷng mạnh bạo của cậu trẻ coi các cực h́nh như không. Người con thứ ba chết rồi, th́ người ta bắt người con thứ tư chịu chết cùng một cực h́nh. Lúc sắp chết, cậu nói rằng: “Thà chịu chết do tay người đời mà trông cậy Thiên Chúa sẽ cho sống lại th́ hơn: Phần vua, vua sẽ không được sống lại để sống đời đời đâu”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, khi thức giấc, tôi no thỏa nh́n chân dung Chúa.

1.      Lạy Chúa, xin nghe điều chính nghĩa của tôi, xin để ư đến lời tôi kêu cứu, lắng tai nghe tiếng tôi thốt ra tự cặp môi chân thành!

2.      Bước tôi đi bám chặt đường lối của Ngài, chân tôi đă không hề xiêu té. Tôi kêu van Ngài, bởi Ngài nhậm lời tôi, lạy Chúa, xin lắng tai về bên tôi, xin nghe rơ tiếng tôi.

3.      Xin che chở tôi trong bóng cách của Ngài. Phần tôi, nhờ công chính, sẽ được thấy thiên nhan, khi thức giấc, tôi no thỏa nh́n chân dung Chúa.


BÀI ĐỌC II: 2 Thess 2:15 — 3:5
“Chúa làm cho ḷng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành”

Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Thessalônica.

Anh em thân mến, nguyện xin Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng đă yêu thương chúng ta và dùng ân sủng của Người mà ban cho chúng ta sự an ủi đời đời và ḷng cậy trông tốt lành, xin Người khuyên bảo và làm cho ḷng anh em bền vững trong mọi việc làm và lời nói tốt lành. Anh em thân mến, ngoài ra, xin anh em hăy cầu nguyện cho chúng tôi, để lời Thiên Chúa chóng lan tràn và được vinh hiển như việc đă thể hiện nơi anh em, và để chúng tôi thoát khỏi tay những kẻ lầm lạc và xấu xa: v́ không phải hết mọi người đều có ḷng tin. Nhưng Thiên Chúa Đấng trung thành, Người sẽ làm cho anh em được kiên vững và ǵn giữ anh em khỏi sự dữ. Chúng tôi tin tưởng anh em trong Chúa: những điều chúng tôi truyền dạy, anh em hiện đang thi hành và sẽ c̣n thi hành. Nguyện xin Chúa hướng ḷng anh em đến t́nh yêu Thiên Chúa và ḷng kiên nhẫn của Đức Kitô.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia.Các con hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 20:27-38
“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađđucêô, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, Môisen đă viết cho chúng tôi: nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, th́ người em phải cưới người vợ góa đó, để cho anh ḿnh có kẻ nối ḍng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ góa đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ góa đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào, sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy?” V́ tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ”. Chúa Giêsu trả lời họ rằng: “Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cơi chết, th́ sẽ không cưới vợ lấy chồng; họ sẽ không thể chết nữa; v́ họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa: v́ họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, th́ Môisen đă cho biết điều ấy trong đoạn nói về Bụi Gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac và Thiên Chúa Giacób. Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống. V́ mọi người đều sống cho Chúa.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

Với đức tin và ḷng mến,
Kitô hữu chúng ta có thể biến thời gian thành vĩnh cửu,
có thể sống đời đời ngay trong thời gian...


 

Như bài chia sẻ Chúa Nhật tuần trước đă nhận định, theo tiến tŕnh Phụng Niên, chúng ta đang cùng với Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô liên quan đến Mầu Nhiệm Cánh Chung. Theo Phụng Vụ Lời Chúa đă, đang và sẽ được công bố trong bốn tuần cuối cùng này, tuần trước chúng ta đă cảm nghiệm Mầu Nhiệm Cánh Chung về khía cạnh Ơn Cứu Độ, tuần này chúng ta tiến đến Mầu Nhiệm Cánh Chung về khía cạnh Xác Phục Sinh, tuần tới chúng ta sẽ sang đến Mầu Nhiệm Cánh Chung về khía cạnh Ngày Thế Mạt, và tuần sau đó, tuần cuối cùng của Phụng Niên, Lễ Chúa Kitô Vua, Mầu Nhiệm Cánh Chung được kết thúc ở việc Chúa Hiển Trị.

Đúng thế, bài Phúc Âm theo Thánh Luca của Chúa Nhật 32 Mùa Thường Niên Năm C tuần này cho chúng ta thấy Mầu Nhiệm Cánh Chung về khía cạnh Xác Phục Sinh, khi thuật lại những ǵ Chúa Giêsu trả lời cho những người thuộc phái Sađucê, thành phần được Phúc Âm mở ngoặc đơn chú thích là “những người không tin có vấn đề sống lại”. Ở đây chúng ta nên lưu ư là phái Pharisiêu vốn là thành phần bị Chúa Giêsu thậm tệ quở trách là đồ giả h́nh về quan niệm và thái độ tự công chính hóa của họ (xem Phúc Âm Thánh Mathêu trọn đoạn 23) lại là phái tin có sự sống lại, như được Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại cho thấy trong lần ngài biện hộ trước công nghị về vụ án của ngài (xem Sách Tông Vụ 23:1-10, nhất là câu 8). Thật ra niềm tin phục sinh đă đưoọc bắt nguồn từ trong Cựu Ước, như được thấy trong Sách Macabê cuốn thứ II, đoạn 12:43-44, chỗ thuật lại việc nhà cách mạng Giuđa xin gửi vàng bạc về đền thờ Giêrusalem xin lễ tế đền tội của thành phần chiến sĩ trận vong v́ tham lam tài vật bất chính, một nghĩa cử tỏ ra tin tưởng vào việc phục sinh của con người.

Phúc Âm không cho chúng ta biết lư do tại sao những người Sađucê này không tin có vấn đề phục sinh, mà chỉ thuật lại khúc mắc họ đặt ra liên quan đến xác thịt, đó là vấn đề một người phụ nữ làm vợ của cả bảy anh em một nhà, đoạn Phúc Âm Giáo Hội để trong ngoặc đơn không buộc đọc. Thật vậy, nếu vấn đề phục sinh liên quan trực tiếp đến xác thể hơn là đến linh hồn con người, th́ ở đây những người Sađucê có lư để không tin rằng xác thịt con người có thể phục sinh. Bằng không, như vấn nạn họ đặt ra để biện minh cho niềm tin của họ về vấn đề xác thể con người không sống lại là: “Vậy khi phục sinh th́ người đàn bà này sẽ là vợ của ai?” Không phải chỉ có những người Sađucê trong dân Do Thái, dân tôn thờ Thiên Chúa chân thật duy nhất, mới không tin xác loài người sống lại. Trái lại, như lịch sử cho thấy, thế gian đă không thể tin được những ǵ Kitô hữu chúng ta tin, nhất là niềm tin Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người và niềm tin Xác Loài Người Ngày Sau Sống Lại.

Về niềm tin Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận định trong Sứ Điệp Chủ Đề Gửi Cho Giới Trẻ để sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV tại Rôma trong Năm Thánh 2000 ở số 2: “Cái làm cho đức tin Kitô giáo khác biệt với tất cả mọi tôn giáo khác là ở niềm tin vào con người Giêsu quê Nazarét là Con Thiên Chúa, Lời Nhập Thể, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa đă đến trong thế gian”.

Về niềm tin Xác Loài Người Ngày Sau Sống Lại, Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo số 996 cũng đă công nhận và đặt vấn đề như sau: “Từ ban đầu, niềm tin vào sự phục sinh của Kitô giáo đă gặp phải những hiểu lầm và chống đối (x. Acts 17:32; 1Cor 15:12-13). ‘Kitô giáo bị chống đối hơn hết ở niềm tin xác thể phục sinh’ (Th. Âu Quốc Tinh En. In Ps. 88, 5: PL 37, 1134). Vấn đề sự sống con người tiếp tục ở một h́nh thái thiêng liêng sau khi chết nói chung rất dễ được chấp nhận. Thế nhưng, làm sao chúng ta có thể tin rằng thân xác đầy những chết chóc rành rành như thế lại có thể phục sinh để được sống muôn đời?”.

Bởi thế, để chẳng những giải đáp cho riêng những người Sađucê đă đặt vấn nạn hợp t́nh hợp lư này, mà c̣n để mạc khải cho chung con người biết về h́nh thái phục sinh của thân xác con người sau này, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này thuật lại, Chúa Giêsu đă xác quyết thế này: “Con cái đời này xe duyên kết nghĩa vợ chồng, chứ những ai được xét thấy xứng hợp với đời sau và với cuộc phục sinh từ trong kẻ chết th́ lại không có như vậy. Họ trở nên giống như các thần trời và không c̣n phải chết nữa”.

Như thế, qua những lời minh xác này, Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta biết rằng, một khi thân thể của loài người phục sinh th́ không c̣n ở trong thể thức hữu h́nh và không c̣n sinh hoạt theo xác thịt nữa, song được trở thành thiêng liêng vô h́nh “giống như các thần trời”, và v́ thiêng liêng vô h́nh “giống như các thần trời” như thế mà thân xác của họ sẽ “không c̣n phải chết nữa”. Tuy nhiên, việc sống lại của thân xác con người này chỉ xẩy ra cho riêng thành phần chiên được rỗi, chứ không thể nào xẩy ra cả cho thành phần dê bị hư đi đời đời. Bởi v́, theo bài đọc Thứ Nhất của Chúa Nhật tuần này được trích từ Sách Macabê quyển thứ hai, có tŕnh thuật lời của người con trai thứ tư trong 7 anh em tử đạo tuyên bố trước khi bị tử quyết như sau: “Tôi tự chọn lấy cho ḿnh cái chết nơi tay con người ta, với niềm hy vọng nơi Thiên Chúa là sẽ được Ngài cho phục sinh; c̣n quí vị sẽ không có vấn đề phục sinh để được sống đâu”.

Thật ra, về vấn đề xác thể phục sinh này, theo niềm tin Kitô giáo, như Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo xác tín ở số 998, th́: “Tất cả mọi kẻ chết sẽ sống lại, ‘những ai làm lành th́ phục sinh để được sống, c̣n ai hành ác th́ phục sinh để chịu luận phán’ (Jn 5:29; x Dan 12:2)”. Ở số 999, Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo c̣n xác tín rơ hơn như thế này: “Chúa Kitô đă sống lại với thân xác của Người… Thế nên, trong Người, ‘tất cả mọi kẻ chết sẽ sống lại nơi thân thể như họ đang có hiện nay’, song Chúa Kitô ‘sẽ biến đổi thân xác thấp hèn của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Người’, nên một ‘thân xác thiêng liêng’ (Công Đồng Chung Latêranô IV năm 1215: DS 801; Phil 3:21; 1Cor 15:44)”.

Thế nhưng, nếu tất cả mọi người, dù họ là người lành hay kẻ dữ, thân xác của họ đều được sống lại như thế, th́ có phải thân xác của cả người lành lẫn người dữ đều được “Chúa Kitô sẽ biến đổi thân xác thấp hèn của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Người” hay chăng?

Để giải đáp phần nào vấn nạn này, chúng ta cần phải lưu ư đến vấn đề liên quan tới chính sự sống hay đến thực tại sống. Vấn đề thứ nhất, sống không phải chỉ là t́nh trạng tồn tại suông, như trường hợp của đất đá và tinh tú trên trời, dù có tồn tại cho đến thiên niên vạn đại, loài khoáng chất hay khoáng vật, khoáng thể này cũng không thể nào và không bao giờ có sự sống, một sự sống như nơi loài thực vật, động vật và nhân vật. Vấn đề thứ hai, ở lănh vực tự nhiên, sống là biết tùy theo cấp độ bản tính của ḿnh. Chẳng hạn, sống ở loài thực vật là biết nẩy nở và phát triển tầm vóc của nó; sống ở loài động vật là chẳng những biết nẩy nở và phát triển tầm vóc như loài thực vật mà c̣n biết phản ứng và sinh tồn nữa; và sống ở loài “nhân linh ư vạn vật” là chẳng những biết nẩy nở và phát triển tầm vóc như loài thực vật, cũng như biết phản ứng và sinh tồn như loài động vật, mà c̣n biết cả chính bản thân ḿnh lẫn ngoại tại của ḿnh, tức là biết cả đến nguồn gốc và cùng đích của ḿnh nữa, để loài “nhân linh ư vạn vật” này có thể sống trọn ơn gọi làm người của ḿnh về phương diện luân lư. Và yếu tố làm cho các loài sinh vật có thể biết nẩy nở và phát triển tầm vóc, biết phản ứng và sinh tồn, biết nguồn gốc và cùng đích của ḿnh đây là ǵ, nếu không phải là cái hồn chuyên biệt ở nơi mỗi loài, chẳng hạn, sinh hồn nơi loại thực vật, giác hồn nơi loài động vật và linh hồn nơi loài “linh ư vạn vật”. Chính v́ hồn là yếu tố làm cho các sinh vật biết như thế mà một khi hồn ra khỏi xác, không c̣n nơi một sinh vật nào đó, th́ sinh vật ấy sẽ chết đi, sẽ hoàn toàn không c̣n biết ǵ nữa, tức sẽ hết sống.

Căn cứ vào những ǵ vừa được phân tách liên quan đến sự sống như thế, và đem áp dụng những phân tích này vào t́nh trạng sống lại nơi loài người th́ dù tất cả mọi người, cả người lành lẫn kẻ ác, có được sống lại về phần xác đi nữa, song chỉ có thân xác người lành mới được “biến đổi nên giống như thân xác hiển vinh” của Chúa Kitô mà thôi; c̣n thân xác của kẻ dữ có sống lại th́ chỉ ở trong t́nh trạng tồn tại chứ không có sự sống, không có Sự Sống Thần Linh.

Đúng thế, nếu sống là biết và biết là do hồn nơi sinh vật, th́ chỉ có thành phần được cứu rỗi, được sống đời đời mới có Hồn Sống này thôi, đó là có Thần Linh Thiên Chúa, “Đấng ban sự sống” (Kinh Tin Kính), một Trạng Thái Hiệp Thông được Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan diễn tả ở đoạn 4 từ câu 12 đến câu 15 thế này: “Nếu chúng ta yêu thương nhau th́ Thiên Chúa ở trong chúng ta, và t́nh yêu của Ngài nên trọn hảo nơi chúng ta. Chúng ta biết chúng ta ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta là ở chỗ Ngài đă ban Thần Linh của Ngài cho chúng ta. Chính chúng ta đă nhận biết và có thể chứng thực là Cha đă sai Con đến cứu thế. Ai nhận biết Giêsu là Con Thiên Chúa th́ Thiên Chúa ở trong họ và họ ở trong Thiên Chúa”.

Vâng, nói đến phục sinh phải nói đến sự sống chứ không phải sự chết, cũng như nói đến Thiên Chúa không phải chỉ nói đến một Hữu Thể Tối Cao, một Nguyên Lư Đệ Nhất theo triết lư thần học, mà là nói đến Đấng Hằng Sống theo mạc khải đức tin, tức nói đến Vị “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết mà là của người sống”, như lời Chúa Giêsu xác định trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này. C̣n về số phận của thành phần hư đi, trong đó có cả Satan cùng ngụy thần của hắn và kẻ dữ, dù ở trong t́nh trạng tồn tại, t́nh trạng của “cái chết lần hai” (Rev 20:14), họ vẫn nhận biết “Thiên Chúa chân thật duy nhất và Giêsu Kitô Thiên Sai” (Jn 17:3), nhưng việc nhận biết này, bấy giờ, trong cơi đời đời, chỉ phát xuất từ “Thiên Chúa là ánh sáng” (1Jn 1:5), là Chân Lư Tối Thượng như mặt trời chiếu trên loài tạo vật tự do không c̣n có thể phủ nhận và chối căi được nữa, chứ việc nhận biết này không phát xuất từ Hồn Sống là Thần Linh hay T́nh Yêu Thiên Chúa ở trong họ, từ chính Sự Thật ở trong họ.

Đó là lư do chính v́ không có T́nh Yêu Thiên Chúa ở trong ḿnh mà thành phần dê, theo Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 25 câu 41, sau cuộc chung thẩm đă bị đời đời trầm luân! Trường hợp Satan và ngụy thần của hắn cũng thế, cũng ở trong t́nh trạng đời đời bị hư đi, chỉ v́ “nơi hắn không có sự thật”, như Chúa Giêsu cho biết trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 8 câu 44.

Thật vậy, v́ là “kẻ sống”, tức là thành phần có Hồn Sống Thần Linh, mà vinh hiển phát ra từ thân xác phục sinh của thành phần chiên đời đời, một thân xác được biến đổi nên giống như thân xác Phục Sinh hiển vinh của Chúa Kitô, chính là phản ánh của Sự Thật tỏa ra nơi họ, là hoa trái của Thần Linh, Đấng ở trong họ đă làm cho thân xác của họ sống lại (xem Rm 8:11; 1Cor 15:20). Đến đây, chúng ta mới thấy lời của đứa con trai thứ tư nói trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật tuần này về số phận của thành phần kẻ dữ đời đời bị hư đi là chí lư: “c̣n quí vị sẽ không có vấn đề phục sinh để được sống đâu”. Và đến đây chúng ta cũng mới thấy lời Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm Chúa Nhật tuần này là một thực tại, đó là: “Con cái của sự phục sinh họ là con cái của Thiên Chúa”.

Tóm lại, vấn đề phục sinh đây là vấn đề xác loài người sống lại, và t́nh trạng phục sinh về xác thể đây được áp dụng và xẩy ra cho hết tất cả mọi người, lư do là v́ Thiên Chúa “đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), đă trở thành một con người có xác thể như mọi người. Tuy nhiên, Thực Tại Phục Sinh là thực tại của Sự Sống Thần Linh, của thành phần được rỗi, của thành phần khi c̣n sống nhờ Thần Linh Chúa “đă nhận biết và có thể chứng thực là Cha sai Con đến cứu thế”, bởi v́, thân xác tử giá nơi nhân tính của Chúa Kitô, Lời Nhập Thể, đă thực sự phục sinh từ trong cơi chết, tức chẳng những đă chiến thắng tội lỗi và sự chết, mà c̣n trở thành “thần linh ban sự sống” (1Cor 15:45) “cho những ai thiết tha trông đợi Người” (Heb 9:28).

Đề tài của bài Phúc Âm Chúa Nhật XXXII Năm C tuần này là sự thật về việc sống lại của con người ta, một sự thật khó có thể chấp nhận trước trí óc của những con người không tin có sự sống lại như nhóm người Sađucê trong bài Phúc Âm. Vấn đề được thành phần không tin có sự sống lại này đặt ra, hay có thể nói c̣n thắc mắc chưa thể tự ḿnh giải quyết được để có thể chấp nhận sự thật về sự sống lại, đó là vấn đề vợ chồng theo huyết nhục, vấn đề 1 người nữ lấy 7 anh em làm chồng sẽ thuộc về ai sau khi sống lại?

Ở đây thành phần chất vấn Chúa Giêsu hiểu sự sống lại hoàn toàn về thể lư, về xác thịt; c̣n Chúa Giêsu lại nhấn mạnh đến sự phục sinh theo ư hướng trường sinh, ư hướng thần linh. Bởi v́, thân xác sống lại là để được sống đời đời, để được sống vinh hiển với linh hồn của nó là yếu tố để nó nhờ đó cũng được hưởng kiến Thiên Nhan Thiên Chúa như các thần trời.

Bấy giờ, thành phần sống lại thật sự đây sẽ sống sự sống con cái Thiên Chúa cách trọn vẹn, trong khi thành phần sống lại về phần xác với một linh hồn hư đi sẽ vĩnh viễn sống trong sự chết, tức không được hưởng kiến “Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống”, không đạt được cùng đích của ḿnh là Thiên Chúa Hằng Sống.

Đó là lư do, ở cuối bài Phúc Âm Chúa Giêsu đă kết luận: “Thiên Chúa không phaœi là Thiên Chúa cuœa keœ chết, mà là cuœa keœ sống. V́ mọi người đều sống cho Chúa”, và Người đă cho thấy kẻ sống đây là thành phần “sống cho Chúa”, như trường hợp điển h́nh là Abraham, Isaac và Giacóp, ba vị nguyên phụ dân Do Thái, những vị đă “sống cho Chúa” ở chỗ đă hết ḷng tin tưởng vào Vị Thần Linh chân thật duy nhất, vị Thần Linh đă tỏ ḿnh ra cho các vị, bằng việc tự động lập giao ước với các vị, và thực hiện cho đến cùng lời hứa với các vị nơi miêu duệ của các vị.

Như thế, việc “sống cho Chúa” hay nhận biết Thiên Chúa bằng t́nh yêu ngay ở đời này là con người bắt đầu sống trường sinh rồi vậy. Thế gian này rồi cũng qua đi, kể cả chính thời gian. Tuy nhiên, với đức tin và ḷng mến, Kitô hữu chúng ta có thể biến thời gian thành vĩnh cửu, có thể sống đời đời ngay trong thời gian. Ở chỗ, họ luôn sống trong Sự Thật (liên quan đến Chúa Kitô), sống trong Thánh Ư (liên quan đến Chúa Cha), sống trong Yêu Thương (liên quan đến Thánh Thần), là những ǵ không bao giờ qua đi, là thực tại bất biến, là những ǵ vĩnh tại trường sinh, như chính Vị Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống vậy.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 

Thân Xác của chúng ta

sẽ được thông phần vào Cuộc Phục Sinh

 ĐTC GPII Bài Giáo Lư 38 Năm Thánh 2000 (Thứ Tư ngày 4-11-1998)  

 

“T

hánh Tông Đồ Phaolô dạy rằng: “Quê hương của chúng ta ở trên trời, nơi chúng ta trông đợi một vị Cứu Tinh là Chúa Giêsu Kitô, Đấng sẽ biến đổi thân xác thấp hèn của chúng ta nên như thân xác vinh hiển của Người, bằng quyền năng khiến Người bắt tất cả mọi sự phải lụy thuộc Người” (Phil.3:20-21).

 

          Như Chúa Thánh Thần đă biến đổi thân xác của Chúa Giêsu Kitô thế nào khi Chúa Cha phục sinh Người từ trong kẻ chết, th́ cũng vị Thần Linh này sẽ mặc cho thân xác chúng ta vinh quang của Chúa Kitô như vậy. Thánh Phaolô viết: “Nếu Thần Linh của Đấng phục sinh Chúa Giêsu từ trong kẻ chết ở trong anh em th́ Đấng đă phục sinh Chúa Giêsu Kitô từ trong kẻ chết, nhờ Thần Linh là Đấng ngự trong anh em cũng sẽ ban sự sống cho thân xác tử vong của anh em” (Rm.8:11).

 

2-       Ngay từ đầu, đức tin Kitô giáo nơi việc phục sinh của xác thịt đă gặp phải những hiểu lầm và chống đối. Thánh Tông Đồ đă cảm nhận được điều này ngay khi ngài loan báo Phúc Aâm ở giữa Thượng Công Hội thành Nhă Điển: “Khi họ nghe đến kẻ chết sống lại”, theo Sách Tông Vụ thuật lại, “th́ có một số cười nhạo; c̣n một số khác nói ‘Chúng tôi sẽ nghe ngài thêm về vấn đề này sau’” (Acts 17:32).

 

          Mối trở ngại này cũng xẩy ra vào cả ở thời đại của chúng ta nữa. Ngoài ra, ngay cả những ai tin tưởng có một thể thức tồn tại nào đó sau khi chết cũng tỏ ra ngờ vực trước sự thật đức tin, một sự thật làm sáng tỏ vấn đề hiện hữu của con người trong ư nghĩa Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Thêm vào đó, nhiều người c̣n nhận thấy cái hấp dẫn của một niềm tin nơi thuyết luân hồi, một triết thuyết đă ăn rễ sâu vào mảnh đất tôn giáo của một số văn hóa Đông phương (x.Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 9).

 

          Mạc khải Kitô giáo, mặc dù cảm nhận được cái thâm sâu về tính chất bất tử nơi giáo huấn của một số vĩ nhân t́m kiếm Thiên Chúa truyền dạy, song vẫn không thỏa măn với một cảm nhận mơ hồ về sự sống c̣n. Dầu sao chúng ta cũng thấy rằng tư tưởng về luân hồi đă được phát xuất từ một ước muốn bất tử thiết tha từ việc nhận thấy sự sống con người là một “thử thách” liên quan đến cùng đích của con người, và từ nhu cầu cần phải hoàn toàn được thanh tẩy để đạt tới t́nh trạng hiệp thông với Thiên Chúa. Tuy nhiên, luân hồi thuyết không bảo đảm được cái căn tính đặc thù cá biệt của mỗi một con người tạo vật là đối tượng của mối t́nh Thiên Chúa yêu thương riêng tư, cũng như tính chất chuyên chính của việc con người hiện hữu như là một “thần linh nhập thể”.

 

3-       Chứng cớ Tân Ước, trước hết, đă nhấn mạnh đến thực tại của Việc Phục Sinh, cả về thể chất, của Chúa Giêsu Kitô. Các vị Tông Đồ đă minh nhiên làm chứng cho sự kiện này, khi nói đến cảm nghiệm của ḿnh về những lần hiện ra của Chúa: “Thiên Chúa đă làm cho Người sống lại vào ngày thứ ba và tỏ ḿnh ra… cho chúng tôi là thành phần Thiên Chúa chọn làm các nhân chứng, thành phần đă ăn uống với Người sau khi Người sống lại từ cơi chết” (Acts 10:40-41). Phúc Aâm thứ bốn cũng chú trọng đến thực tại phục sinh này, chẳng hạn, khi tŕnh thuật đoạn Tông Đồ Tôma được Chúa Giêsu mời chọc ngón tay của thánh nhân vào dấu đinh tay Người, cũng như chọc bàn tay thánh nhân vào cạnh sườn Người (x.Jn.20:24-29). Rồi vào lần hiện ra ở bờ Biển Hồ Tibêria, Chúa Giêsu phục sinh “đă cầm lấy bánh và trao cho các vị, cả cá nữa” (Jn.21:13).

 

          Thực tại của những lần hiện ra này chứng tỏ là Chúa Giêsu đă sống lại với thân xác của Người và đang sống động bằng thân xác ấy bên Chúa Cha. Tuy nhiên, thân xác ấy là một thân xác hiển vinh, không c̣n lệ thuộc vào sự chi phối của không gian và thời gian nữa, một thân xác đă được biến đổi trong vinh quang của Chúa Cha. Nơi Chúa Kitô phục sinh, chúng ta thấy mạc khải về t́nh trạng cánh chung mà tất cả những ai lănh nhận ơn cứu chuộc của Người đều được kêu gọi đạt đến vào một ngày kia, một t́nh trạng Đức Trinh Nữ đă đạt đến trước chúng ta, Đấng mà “khi cuộc sống trần gian của Người chấm dứt, cả hồn lẫn xác của Người đă được mang lên hưởng vinh quang thiên quốc” (Đức Piô XII, Tông Hiến Munificentissimus Deus, 1/11/1950, DS 3903; x. Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 59).

 

4-       Bởi thế, khi nói đến tŕnh thuật về việc tạo dựng trong Sách Sáng Thế Kư và giải thích việc Phục Sinh của Chúa Giêsu như là một “việc tân tạo”, Thánh Tông Đồ Phaolô mới viết: “Con người Adong đầu tiên đă trở thành một hữu thể sống động; Adong sau đă trở nên thần linh ban sự sống” (1Cor.15:45). Bằng một đường lối nhiệm mầu song thực sự, tất cả mọi người tin vào Chúa Kitô đều được thông phần vào thực tại vinh hiển của Người, nhờ việc trào đổ Thánh Linh xuống.

 

          Như thế, trong Chúa Kitô, “tất cả mọi người sẽ sống lại với thân xác hiện có” (Công Đồng Chung Lataranô IV, DS 801), thế nhưng, thân xác của chúng ta ấy sẽ được biến đổi thành một thân xác hiển vinh (x.Phil.3:21), thành một “thân xác linh thiêng” (1Cor.15:44). Khi có người hỏi Thánh Phaolô: “Kẻ chết sống lại ra sao? Họ sẽ sống lại bằng thân xác nào?”, ngài đă trả lời họ trong Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Côrintô, khi ngài sử dụng đến h́nh ảnh của một hạt giống mục nát đi để một sự sống mới vươn lên: “Cái anh em gieo xuống sẽ không mọc lên nếu nó không chết đi. Và cái anh em gieo lại không phải là cái sau này sẽ là, song chỉ là một mầm mống mà thôi, như mầm mống của một hạt lúa miến hay của một hạt giống nào đó… Việc phục sinh của kẻ chết cũng thế. Cái gieo xuống th́ khả vong, c̣n cái sống lại th́ bất hoại. Nó được gieo xuống trong bất hạnh song được sống lại trong vinh quang. Nó được gieo xuống trong hèn yếu song được sống lại trong quyền năng. Nó được gieo xuống bằng một thể xác thể lư song được sống lại bằng một thể xác linh thiêng… V́ bản chất khả vong này phải được mặc lấy bản chất bất hoại, và bản chất hư vong này phải được mặc lấy bản chất bất tử” (1Cor. 15:36-37, 42-44, 53).

 

          Đúng thế, như Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cắt nghĩa, “cách thức” việc sống lại này xẩy ra “quá trí tưởng và trí hiểu của chúng ta; chỉ có đức tin mới đạt thấu. Tuy nhiên, việc chúng ta tham dự vào Thánh Thể đă cho chúng ta tiên hưởng được việc Chúa Kitô biến h́nh thân xác của chúng ta” (số 1000).

 

          Nhờ Thánh Thể Chúa Giêsu ban cho chúng ta, dưới h́nh bánh rượu, xác thịt của Người được Thánh Linh làm cho dậy lên để ban sự sống cho xác thịt của chúng ta, nhờ đó, chúng ta có thể thông phần vào cuộc Phục Sinh của Người và vào t́nh trạng vinh hiển với cả hữu thể của chúng ta, tâm thần cũng như xác thể. Về vấn đề này, Thánh Irênê Lyon dạy rằng: “Như bánh từ đất mà có, sau lời kêu cầu Thiên Chúa chúc lành cho nó, không c̣n là một thứ bánh thường nữa, mà là chính Thánh Thể, được h́nh thành bởi hai thứ, một bởi đất và một bởi trời: th́ thân xác của chúng ta cũng vậy, một xác thân thông phần bí tích Thánh Thể, sẽ không c̣n bị hư hoại nữa, mà được hưởng một niềm hy vọng phục sinh” (Adversus Haereses, IV, 18, 4-5).

 

5-       Những ǵ chúng ta đă nói cho tới đây, qua việc tổng hợp giáo huấn của Thánh Kinh và Thánh Truyền của Giáo Hội, đă nói lên lư do tại sao “Kinh Tin Kính Kitô Giáo… đặt cao điểm vào việc công bố sự phục sinh của thân xác vào ngày sau hết, cũng như vào sự sống trường sinh đời đời” (Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, số 988). Bằng việc Nhập Thể, Lời Thiên Chúa đă mặc lấy xác thịt loài người (x.Jn.1:14), khiến cho nó, qua cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người, thông dự vào vinh quang của Người như Người Con Duy Nhất của Chúa Cha. Nhờ các tặng ân của Thần Linh, Chúa Cha đă gieo vào tất cả mọi con người, và bằng một cách nào đó, vào cả vũ trụ nữa, một khát mong đạt đến định mệnh này. Như Thánh Phaolô nói: “Tạo thành ngong ngóng đợi chờ việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa… v́ tạo thành cũng sẽ được giải cứu khỏi cảnh nô lệ sự hư hoại để được hưởng niềm tự do vinh quang của con cái Thiên Chúa” (Rm.8:19-21).

 

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 11/11/1998)

 

 

V Ĩ N H   H Ằ N G
 

Một thiếu phụ trải qua bẩy đời chồng, và mỗi người đều có cưới hỏi đàng hoàng. Nói một cách thực tế theo từ ngữ hiện thời, nàng đă lên xe hoa bẩy lần. Như vậy, trên nơi vĩnh hằng nàng sẽ là vợ ai? Ai sẽ là chồng của nàng? Nhóm Sađốc đă đưa ra câu hỏi này nhằm thách thức Chúa Giêsu, và ngụ ư chối bỏ sự sống lại, sự sống vĩnh hằng. V́ không lẽ ở trên Thiên Đàng, và ở đời sau người ta cũng cưới vợ, gả chồng, sinh con, đẻ cái; hoặc tranh dành vợ chồng với nhau sao?

Chối bỏ đời sau, không tin nhận giá trị của sống lại, cũng có nghĩa là chôn bám và chấp nhận giá trị của vật chất, của thế giới hữu h́nh. Đây có lẽ cũng là quan niệm và lối sống của nhiều người không riêng ǵ mấy người theo nhóm Sađốc. Tuy nhiên, một mặt nói là không tin có đời sau, nhưng dường như họ vẫn không chối bỏ sự hoài nghi về đời sau, nên họ đă muốn dùng h́nh ảnh người thiếu phụ với bảy đời chồng ấy, để ḍ hỏi, và để xem Chúa giải quyết cách nào nếu như thật sự có đời sau. Hiểu được tâm lư hụt hẫng, hoang mang, và nghi ngờ ấy, Chúa Giêsu đă nói với họ và cho tất cả những ai đang có cùng một thắc mắc về vĩnh hằng, rằng: “Con cái đời này lấy vợ, gả chồng, nhưng những ai được tuyển chọn và sống lại từ cơi chết không lấy vợ, gả chồng. Họ cũng không chết, mà là giống như các thiên thần. Là con cái của sự sống lại, họ cũng là con cái Thiên Chúa” (Lc 20:34-36). V́ theo Chúa Giêsu th́: “Thiên Chúa không phải là Chúa kẻ chết nhưng là Chúa của kẻ sống v́ tất cả đều sống cho Ngài” (Lc 20:38). Câu trả lời của Chúa Giêsu đă đem lại một cái nh́n đầy xác tín về đời sau, về vĩnh hằng.

Trước hết, nó mở ra một nhăn quan về vĩnh hằng, và cho thấy rằng sự sống đời sau, Thiên Đàng và hỏa ngục là có thật., khi Ngài gọi những người được lên nơi cao xanh ấy là “những người được tuyển chọn và sống lại từ cơi chết”. Điều này cho thấy rằng là mọi người đều sống lại, tuy nhiên, chỉ có những ai được tuyển chọn mới sống lại để sống với Ngài mà thôi. Và lư do để ta có thể xác tín được điều này, chính là v́: “Thiên Chúa không phải là Chúa của kẻ chết nhưng là Chúa của kẻ sống”.

Nhưng sống lại rồi người ta sẽ làm ǵ trên chốn vĩnh hằng. Liệu rồi có diễn lại cảnh lấy vợ, gả chồng, sinh con, đẻ cái nữa không? Để trả lời câu hỏi này, Chúa Giêsu đă hé mở cho ta biết về sinh hoạt của con người trên nơi cao xanh ấy bằng một lối diễn tả cũng rất “cao xanh”, khi so sánh đời sống, và sinh hoạt của họ với các thần trời: “Người ta sống với nhau như các thiên thần”. Như vậy, trên nơi vĩnh hằng, con người vẫn là con người, vẫn có t́nh cảm, t́nh thương. Họ vẫn có trách nhiệm, vẫn có những ràng buộc liên đới với nhau, và vẫn trao đổi, thông cảm với nhau. Tuy nhiên, sinh hoạt của họ, t́nh cảm của họ, và cách thức trao đổi của họ không giống như con người tự nhiên qua lối diễn tả của xác thịt, của cái nh́n vật chất, đầy tính thế tục. Những hành động trực tiếp liên quan đến thân xác, hay việc làm vật chất như con người vẫn thường đối xử với nhau trong thế giới hữu h́nh không thể mang áp dụng nơi thế giới siêu h́nh. Tóm lại, Chúa Giêsu qua câu trả lời cho nhóm người Sađốc, đă vẽ cho chúng ta một bức tranh về hoạt động và sinh hoạt của con người ở thế giới siêu h́nh. Các thiên thần giao tiếp, thông cảm, chia sẻ, trao đổi với nhau như thế nào, con người sau khi đă lên nơi cao xanh ấy, cũng giao tiếp, trao đổi, và thương yêu nhau như vậy.

Quan niệm về đời sau, về cuộc sống vĩnh hằng nếu đem áp dụng vào sinh hoạt tâm linh của người Việt Nam, chúng ta cũng thấy rất gần gũi. Tuy không đồng nhất về quan niệm tín lư và thần học, nhưng phần đông mỗi người Việt Nam đều có một ư niệm về đời sau. Tại mỗi gia đ́nh đều có bàn thờ tổ tiên. Họ cúng quả hàng ngày, đặc biệt vào những dịp giỗ lạt. Họ tảo mộ, họ dâng hương, đốt tiền mă, đồ dùng giả ngụ ư giử về bên kia thế giới cho người thân ḿnh tiêu dùng. Hành động như vậy, v́ họ tin rằng ông bà, cha mẹ, anh chị em họ đang sống bên kia thế giới, và đang cần những thứ ấy. Bằng con mắt tâm linh, họ luôn nhắc về người quá cố, cầu xin với người quá cố. Như vậy, là chúng ta đă tin nhận có đời sau, có cuộc sống bên kia thế giới. Và nếu đem tâm t́nh sống ấy lồng vào niềm tin Kitô Giáo, và cho tâm t́nh ấy một cái nh́n đời đời qua sự tin nhận Chúa Kitô, chúng ta sẽ không thấy khó khăn ǵ khi chấp nhận sự sống lại, và đời sống vĩnh hằng.

Nhưng một khi đă tin nhận đời sau, đă tin vào Chúa Kitô th́ niềm tin ấy phải đi tới chỗ thực hành: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Giacôbê 2:17). Và một khi áp dụng thực hành niềm tin của ḿnh, người Kitô hữu phải làm sao để phản ảnh đầy đủ khuôn mặt của Chúa Cứu Thế trong mọi khía cạnh của cuộc đời ḿnh cách thành thật, đơn sơ, nhưng đầy xác tín.

Con cái đời này cưới vợ, gả chồng, nhưng con cái đời sau th́ lại đối xử với nhau như các thiên thần. Đó là hai mặt của một đồng tiền, hai mặt của một bàn tay, hai cách nh́n và lối sống của người Kitô hữu trong khi c̣n ở trần thế và sau khi đă về Thiên Đàng. Trong lúc c̣n sống trên thế gian này, họ phải hoàn tất vai tṛ và trách nhiệm của ḿnh như một phần tử của gia đ́nh, của cộng đoàn, và của xă hội. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho sự sống đời sau, th́ họ phải làm sao để những việc làm ấy mang lại những giá trị đời đời, bằng cách như Đúc Thánh Cha Gioan Phaolô II đă diễn tả khi nói về sự thánh thiện, là phô diễn gương mặt Chúa Cứu Thế qua những biến cố của đời ḿnh khi vui cũng như khi buồn, khi gặp gian nan thử thách, cũng như khi được may mắn, và an ủi. Và đó cũng là đời sống của một Kitô hữu biết tin tưởng, và xác tín về đời sau và về vĩnh hằng.

 

Trần Mỹ Duyệt