CHÚA NHẬT
LỄ CHÚA KITÔ VUA

BÀI ĐỌC I: 2 Sam 5:1-3

“Họ được xức dầu phong Đavít làm vua Israel”
Bài trích sách Samuel quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, toàn thể chi tộc Israel đến cùng Đavít tại Hebron mà nói rằng: “Đây chúng tôi là cốt nhục của ngài. Nhưng từ trước tới giờ, khi Saolê đang làm vua chúng tôi, th́ chính Ngài đă dẫn dắt Israel. Và Chúa đă nói với ngài rằng: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel dân Ta, và sẽ trở nên thủ lănh Israel”. Vậy tất cả các vị kỳ lăo Israel đều đến t́m nhà vua tại Hebron và tại đó, vua Đavít kư kết với họ một giao ước trước mặt Chúa. Họ liền xức dầu phong Đavít làm vua Israel.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Tôi vui mừng, khi người ta nói với tôi: “Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa”.

1.      Tôi vui mừng, khi người ta nói với tôi: “Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa”. Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi.

2.      Giêrusalem được kiến thiết như thành tŕ, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên.

3.      Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đă đặt ngai ṭa thẩm phán, ngai ṭa của nhà Đavít.


BÀI ĐỌC II: Col 1:12-20

“Người đă đem chúng ta về Nước Con yêu dấu của Người”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côlôssê.

Anh em thân mến, chúng ta hăy cảm tạ Chúa Cha, Đấng đă làm cho anh em xứng đáng lănh phần gia nghiệp các thánh trong ánh sáng. Chúa đă cứu chúng ta thoát khỏi quyền lực u tối, đem chúng ta về nước Con yêu dấu của Chúa, trong Người chúng ta được ơn cứu rỗi nhờ máu Người, và được ơn tha tội. Người là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh, là trưởng tử mọi tạo vật; v́ trong Người, muôn loài trên trời dưới đất đă được tác thành, mọi vật hữu h́nh và vô h́nh, dù là các Bệ thần hay là Quản thần, dù là Chủ thần hay là Quyền thần: Mọi vật đă được tạo thành nhờ Người và trong Người. Và Người có trước mọi loài và mọi loài tồn tại trong Người. Người là đầu thân thể tức là Hội Thánh, là nguyên thủy và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài. V́ chưng Thiên Chúa đă muốn đặt tất cả viên măn nơi Người, và Thiên Chúa đă giao ḥa vạn vật nhờ Người và v́ Ngươi; nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban ḥa b́nh trên trời dưới đất.

Lời của Chúa.
 

Alleluia, alleluia. — Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến: chúc tụng nước Đavít tổ phụ chúng ta đă đến. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 23:35-43

“Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”
Tin Mừng Chúa Giêsu theo Thánh Luca.

Khi ấy, các thủ lănh cùng với dân chúng cười nhạo Chúa Giêsu mà rằng: “Nó đă cứu được kẻ khác th́ hăy tự cứu ḿnh đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn”. Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do Thái, ông hăy tự cứu ḿnh đi”. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy Lạp, La Tinh và Do Thái như sau: “Người nầy là vua dân Do Thái”. Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hăy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa”. Đối lại, tên kia mắng nó rằng: “Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, v́ chúng ta chịu xứng đáng với việc chúng ta đă làm, c̣n ông nầy, ông có làm ǵ xấu đâu?” Và anh ta thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. Chúa Giêsu đáp: “Ta bảo thật ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

CHÚA KHÔNG XUỐNG KHỎI THẬP GIÁ


Trần Mỹ Duyệt


“Nó đă cứu được kẻ khác th́ hăy tự cứu ḿnh đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn” (Lc 23: 35).
“ Nếu ông là vua dân Do Thái, ông hăy tự cứu lấy ḿnh đi” (Lc 23: 37).
“ Nếu ông là Đấng Kitô, ông hăy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa” (Lc 25: 39).

Một lần nọ trong khi suy niệm Thánh Kinh về biến cố Tử Nạn, và việc Chúa bị đóng đinh trên Núi Sọ, một anh bạn tôi đă lên tiếng với quan điểm của riêng anh: “Phải là ḿnh, ḿnh sẽ xuống khỏi thập giá và đến thẳng mấy tên trưởng tế, kỳ mục đang to mồm chế nhạo tát cho mỗi đứa một cái, rồi lại lên nằm trên thập giá cho bọn nó thấy mà kinh hồn”.

Thật ra không phải chỉ anh bạn kia mới nghĩ như vậy, mà có lẽ nhiều người, và kể cả chúng ta đôi khi cũng nghĩ như thế. Phải mà là chúng ta, chúng ta chắc chắn không để bọn tư tế, kinh sư, đầu mục, và đám quan quân hỗn độn ấy coi thường như vậy. Điều này có thể t́m thấy ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Ai mà nói ǵ ḿnh không làm hoặc không có th́ bằng mọi giá phải cải chính, phải làm thế nào cho người nói ra câu nói ấy bẽ mặt. Nói cho ra nhẽ, nói để mà chừa lần sau đừng đụng chạm, xúc phạm đến ta nữa. Hoặc nếu ḿnh có lỗi, có khuyết điểm th́ lại t́m cách cắt nghĩa sao để người khác không nghĩ rằng ḿnh tệ, ḿnh dở, hoặc tầm thường như vậy. Và đó là tâm lư, là lối sống, và lối suy nghĩ thường t́nh của con người.

Chúa không xuống khỏi thập giá. Chúa Giêsu th́ khác, Ngài không thể suy nghĩ và hành động theo lối thường t́nh. Ngài cũng không áp dụng lối sống thường t́nh được trong trường hợp này, v́ đây là một việc làm đem lại sự giải thoát cho toàn thể nhân loại. Một việc làm liên quan đến vận mạng đời đời của nhân loại. Và v́ thế, Ngài vẫn nhẫn nại ở trên thập giá để nghe những tiếng nhạo cười, thách thức. Để chứng kiến thái độ cao ngạo, tự măn của những người ở dưới. Nhất là để câm nín và chết đớn đau trên thập giá.

Chúa không xuống khỏi thập giá. Mặc dù Ngài có thừa quyền năng như Ngài đă chứng tỏ trước đó: cho người mù được thấy, què được đi, khu trừ ma qủi ra khỏi nhiều người, chữa lành những kẻ phong cùi, khiến gió biển phải yên lặng, và nhất là cho kẻ chết sống lại. Những việc ấy Ngài đă làm được, th́ việc xuống khỏi thập giá chắc chắn không phải là việc làm khó khăn đối với Ngài. Nhưng Ngài đă không xuống khỏi thập giá. Ngài đă chết thảm, chết trần truồng trên đó giữa tiếng chửi rủa, những cái nh́n khinh bỉ của ngay cả tên cướp cùng chịu hành h́nh bên cánh trái của ḿnh.

Chúa không xuống khỏi thập giá. Chúng ta có lư để nghĩ rằng trước khi tắt thở, Chúa cũng nên cho bọn tư tế, kỳ mục, và quan quân kia một bài học về uy quyền của ḿnh, biết đâu chúng thấy vậy mà ăn năn, xám hối?! Nhưng Chúa vẫn không xuống khỏi thập giá.

Ở một khía cạnh khác, một góc độ khác, và nhất là ở cái nh́n của ơn cứu chuộc, th́ chúng ta phải suy nghĩ về hành động không xuống khỏi thập giá kia của Ngài. Mặc dù Ngài có quyền và có khả năng làm việc ấy, nhưng Ngài đă không làm, v́ đối với những kẻ yêu mến Ngài, th́ đây không phải là một hành động thách thức, mà là một lời mời gọi dấn thân. Do bởi t́nh mến, và v́ yêu mến Con Thiên Chúa mặc xác phàm, đă chấp nhận chết đớn đau cho phần rỗi của nhân loại và của chính ḿnh. Đó cũng là cuộc sống và cái chết mà Ngài đă tự nguyện. Một cái chết chứng tỏ t́nh yêu lớn lao mà Ngài dành cho mỗi người: “Không ai có t́nh yêu lớn lao hơn kẻ thí mạng sống v́ người ḿnh yêu” Gio 15:13). Ngài đă nói và đă thực hành điều ấy. Ngài muốn là một vị vua nhân ái. Ngài muốn xét xử thần dân ḿnh trên ngai ṭa thập giá, v́ ở đó, Ngài đă chia sẻ đến tận cùng những đớn đau, yếu đuối, và mỏng ḍn của thân phận con người.

Chúa không xuống khỏi thập giá. V́ Ngài muốn cho tất cả nhũng ai sẽ theo Ngài phải hiểu rằng, sẽ không có con đường nào, và không có phương pháp nào để chiếm hữu nước trời, để được vào vĩnh hằng, vào được vương quốc t́nh yêu, ngoại trừ con đường thập giá. Đối với những thử thách, đau đớn của cuộc đời, điều mà Đức Gioan Phaolô II gọi là “mầu nhiệm” của đau khổ hay mầu nhiệm thập giá. Con người không thể nào phân tích, hoặc cắt nghĩa được thập giá, ngoại trừ họ khiêm nhường ôm vác nó. Và như Chúa Giêsu, sẵn sàng chịu đóng đinh trên đó. Điều này cũng giải thích tại sao Chúa đă không xuống khỏi thập giá. Nó cũng nói lên một điều huyền bí này là tất cả các thánh nhân, những người thân thiết với Chúa Kitô đều là những người “mê” thập giá, và đă bị đóng đánh trên đó v́ Ngài.

Khi Giáo Hội đề cao vương quyền của Chúa Giêsu mà lại dùng biểu tượng thập giá, cái chết nhục nhă của Ngài trên đó, hẳn là Giáo Hội có ư muốn nhấn mạnh đến một vương quốc t́nh yêu, một vương quyền t́nh yêu, một dân tộc t́nh yêu mà Chúa Giêsu đă lấy chính cái chết của ḿnh để giải thoát, để qui tụ, và để đem về lại cho Thiên Chúa Cha. Việc Ngài chấp nhận nhực nhă, và chết đớn đau trên thập giá chính là bước đầu để dẫn tới vinh quang phục sinh, và mở màn cho một vương quốc t́nh yêu vĩnh viễn.

Chúa đă không xuống khỏi thập giá. Xin cho chúng con cũng được vững vàng, can trường và bền bỉ với thập giá của cuộc đời chúng con.

 

Chúa Kitô Tử Giá là Vua T́nh Yêu…

Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của riêng Mùa Thường Niên cũng như của chung Phụng Niên. Giáo Hội luôn cử hành Lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật kết thúc cho cả một năm phụng vụ này. Bởi v́, việc Chúa Hiển Trị là thực trạng cho thấy cuối cùng “Nước Cha trị đến” trong lịch sử, cho thấy dự án cứu độ của Thiên Chúa, Đấng, “là nguyên ủy và là cùng đích, là Alpha và Omega” (Rev 21:6), đă hoàn toàn hiện thực, như “ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6:10). Ở chỗ, như Thánh Phaolô xác tín và ngưỡng vọng trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô của ngài ở đoạn 15 câu 28 thế này: “Sau hết, khi mà tất cả qui phục Con, bấy giờ Người sẽ qui phục chính ḿnh cho Đấng đă bắt mọi sự phải qui phục Người, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự”.

Thế nhưng, căn cứ vào các bài Phúc Âm Nhất Lăm, việc Chúa Hiển Trị hay Chúa Kitô Làm Vua h́nh như khác nhau nơi các chu kỳ phụng vụ A, B và C.

Thật vậy, b́nh thường, Giáo Hội hay chọn các tŕnh thuật Phúc Âm Nhất Lăm giống nhau về một biến cố hay một sự kiện liên quan đến Chúa Giêsu cho cùng một Thánh Lễ, chẳng hạn như các bài Phúc Âm Nhất Lăm giống nhau cho Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa hay Lễ Chúa Giêsu Biến H́nh Trên Núi v.v. Thế nhưng, đối với Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu, Giáo Hội chọn ba bài Phúc Âm khác nhau, hai Nhất Lăm và một Gioan: Năm A, Phúc Âm theo Thánh Gioan, thay cho Phúc Âm theo Thánh Mathêu, về Bánh Hằng Sống từ trời xuống, đoạn Phúc Âm chỉ có ở Phúc Âm Thánh Gioan; Năm B, Phúc Âm theo Thánh Marcô, về việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, đoạn Phúc Âm cũng có cả trong Phúc Âm Thánh Mathêu và Luca; và Năm C, Phúc Âm theo Thánh Luca, về việc Chúa Giêsu làm phép lạ bánh hóa ra nhiều để nuôi dân chúng đi theo nghe lời Người, đoạn Phúc Âm cũng có cả trong Phúc Âm Thánh Mathêu và Marcô.

Cũng thế, trong Lễ Chúa Kitô Vua hôm nay, Giáo Hội cũng muốn dùng ba bài Phúc Âm khác nhau, hai thuộc Nhất Lăm và một thuộc Gioan, để tỏ cho con cái của ḿnh thấy được các khía cạnh khác nhau về Chúa Kitô Vua, về thực tại Chúa Hiển Trị. Vẫn biết Phúc Âm Thánh Marcô Năm B và Phúc Âm Thánh Luca Năm C không có đoạn tŕnh thuật về việc Chúa Kitô Vua phán xét thế gian như Phúc Âm Thánh Mathêu, tuy nhiên, cả hai Phúc Âm này đều nhắc đến sự kiện “Con Người đầy quyền năng và vinh hiển đến trên mây trời” (Lk 21:27; Mk 13:26). Thế mà Giáo Hội không chọn ba bài Phúc Âm có đoạn tương tự nhau về việc Chúa Kitô đến lần hai này. Trái lại, Năm A, Giáo Hội chọn Phúc Âm theo Thánh Mathêu về việc Chúa Kitô Vua phán xét chung; Năm B, Giáo Hội chọn Phúc Âm theo Thánh Gioan, thay Phúc Âm theo Thánh Marcô, về việc Chúa Kitô Vua trước tổng trấn Philatô, trong khi đó, chính Phúc Âm theo Thánh Marcô cũng có đoạn này, tuy ngắn hơn; và Năm C, Giáo Hội chọn Phúc Âm theo Thánh Luca về Chúa Kitô Vua hiển trị trên Thập Giá, đoạn Phúc Âm cũng có trong Phúc Âm theo Thánh Marcô.

Thế nhưng, sở dĩ Phúc Âm Thánh Marcô cũng thuật lại sự kiện Chúa Kitô Vua trước tổng trấn Philatô như Phúc Âm theo Thánh Gioan, cũng như sự kiện Chúa Kitô Vua hiển trị trên thập giá như Phúc Âm theo Thánh Luca, nhưng Phúc Âm này h́nh như chỉ nhắc lại rất vắn tắt chứ không đầy đủ và sáng tỏ bằng hai Phúc Âm kia.

Vâng, đúng thế, chẳng hạn, về sự kiện Chúa Kitô Vua trước tổng trấn Philatô, Phúc Âm Thánh Marcô chỉ ghi nhận: “Họ trói Đức Giêsu, dẫn Người đi mà nộp cho Philatô. Philatô chất vấn Người: ‘Ngươi có phải là vua dân Do Thái chăng?’ Đức Giêsu đáp: ‘Quan chính là người nói điều này’” (Mk 15:1-2). Trong khi đó, Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại chi tiết về sự kiện Chúa Kitô Vua trước tổng trấn Philatô như sau: “Philatô nói cùng Đức Kitô rằng: ‘Ông có phải là vua dân Do Thái chăng?’ Đức Giêsu trả lời: ‘Quan tự ḿnh nói thế hay có kẻ khác nói với quan về Tôi?… Nước Tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước Tôi thuộc về thế gian này th́ thuộc hạ của Tôi sẽ chiến đấu để Tôi khỏi bị rơi vào tay người Do Thái rồi. Nước Tôi thực sự không thuộc về chốn này’. Nghe thế Philatô nói với Người: ‘Thế th́ ông là vua chứ ǵ?’ Đức Giêsu đáp: ‘Ông là người nói Tôi là vua. Lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đến thế gian là để làm chứng cho chân lư. Ai t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng Tôi’”.

Cũng vậy, về sự kiện Chúa Kitô Vua hiển trị trên thập giá, Phúc Âm Thánh Marcô chỉ thuật lại vỏn vẹn thế này: “họ đóng đanh Người vào thập giá vào khoảng chín giờ sáng. Tấm bảng ghi lỗi phạm của Người đề là ‘Vua người Do Thái’” (Mk 15:25-26). Trong khi đó, Phúc Âm Thánh Luca tŕnh thuật về sự kiện Chúa Kitô hiển trị trên thập giá như sau: “Dân chúng đứng đó nh́n xem Người, thành phần lănh đạo không ngớt cười nhạo Đức Giêsu mà rằng: ‘Hắn đă cứu được những kẻ khác; hắn hăy tự cứu lấy ḿnh đi, nếu hắn là Đức Kitô của Thiên Chúa, Đấng được tuyển chọn’. Bọn lính cũng trêu chọc Người, tiến đến đưa cho Người dấm chua mà nói: ‘Nếu ngươi là vua dân Do Thái th́ hăy cứu lấy ḿnh đi’. Một tấm bảng phía trên đầu Người ghi rằng: ‘Đây là Vua dân Do Thái’…”.

Căn cứ vào những ǵ vừa được phân tích, th́, căn cứ vào tính cách chuyên biệt của ba bài Phúc Âm của cả ba chu kỳ A, B và C được Giáo Hội chọn cho Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua kết thúc Phụng Niên Chúa Nhật tuần này, trước hết, bài Phúc Âm Năm A cho thấy Chúa Kitô Vua là vua toàn quyền năng trên trời dưới đất, sau đó, bài Phúc Âm Năm B cho thấy Chúa Kitô Vua là vua tự bẩm sinh, và sau hết, bài Phúc Âm Năm C cho thấy Chúa Kitô Vua là Vua T́nh Yêu, Vua Ḷng Người, Vua ngay trên dương thế này.

Đúng thế, nếu Phúc Âm theo Thánh Gioan là Phúc Âm về Lời Nhập Thể, tức về “ánh sáng chiếu trong tăm tối” (Jn 1:5), một Phúc Âm cho thấy Lời tỏ ḿnh ra nơi Con Người Đức Giêsu, qua những chân lư cao siêu Người mạc khải cho biết, cũng như qua các phép lạ Ngài làm cho con người nhờ đó họ có thể tin vào Người, (chứ không cần phải có đức tin trước rồi mới được phép lạ sau, như xẩy ra nơi các Phúc Âm Nhất Lăm), th́ Chúa Kitô Vua, theo Phúc Âm Thánh Gioan, qua tŕnh thuật về Người trước Philatô trên đây, là một Chúa Kitô Vua tự bẩm sinh (xem Mt 2:2), đúng như ư nghĩa của câu Người khẳng định: “Nước Tôi thực sự không thuộc về chốn này. Lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đến thế gian là để làm chứng cho chân lư”.

C̣n về hai bài Phúc Âm Nhất Lăm cho Năm A và C của Lễ Chúa Kitô Vua Chúa Nhật tuần này, căn cứ vào nhận định ở bài chia sẻ cho Chúa Nhật 30 cách đây 4 tuần, nhận định là “nếu so sánh với đa số dụ ngôn của Chúa Giêsu, được Phúc Âm Thánh Mathêu là Phúc Âm nhắm đến đối tượng dân Do Thái, th́ dụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Mathêu thiên về Nước Trời, tức liên quan đến mạc khải thần linh, hay đến ‘những ǵ trên cao’ (Jn 3:12), c̣n dụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Luca là Phúc Âm nhắm đến Dân Ngoại, lại thiên về ‘những ǵ trần thế’ (Jn 3:12), tức về nhân bản, về con người, đúng hơn, về đức tin cứu rỗi con người cần có”, th́ trong khi Phúc Âm Thánh Mathêu Năm A cho thấy một Chúa Kitô Vua đầy uy quyền của Nước Trời, được tỏ ra qua việc phán xét và thưởng phạt công minh, Phúc Âm Thánh Luca Năm C lại cho thấy một Chúa Kitô Vua đầy ḷng xót thương trên ngai ṭa thập giá đối với thần dân của ḿnh, như trường hợp của tên tử tội bị đóng đanh bên tay hữu Người: “Hỡi Đức Giêsu, xin Ngài hăy nhớ đến tôi khi Ngài trị v́ triều đại của Ngài”. Người tử tội thống hối này không ngờ đă chớp nhoáng cướp đoạt được Thiên Đàng vào chính giây phút cuối cùng của cuộc đời tội lỗi của ḿnh, và đă là nhân vật đầu tiên được diễm hạnh hộ tống Đức Vua của ḿnh vào Thiên Đàng: “Tôi bảo đảm với anh là hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên thiên đàng”.

Tóm lại, theo những ǵ vừa được tŕnh bày, ba bài Phúc Âm cho chu kỳ phụng vụ năm A, B và C trong Lễ Chúa Kitô Vua Chúa Nhật kết phụng niên tuần này chẳng những cho chúng ta thấy một Chúa Kitô Vua toàn quyền trên trời dưới đất, theo bài Phúc Âm Thánh Mathêu Năm A, một Chúa Kitô Vua tự bẩm sinh, theo bài Phúc Âm Thánh Gioan Năm B, và một Chúa Kitô Vua của t́nh yêu cai trị ḷng người, theo bài Phúc Âm Thánh Luca Năm C, mà c̣n cho chúng ta thấy, một Nước Thiên Chúa trị đến vào Ngày Cánh Chung, như ư nghĩa của bài Phúc Âm Năm A, một Nước Thiên Chúa không thuộc về thế gian, như ư nghĩa của bài Phúc Âm Năm B, và một Nước Thiên Chúa ở ngay trên đời này, như ư nghĩa của bài Phúc Âm Năm C hôm nay, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định cũng trong Phúc Âm Thánh Luca của chu kỳ phụng vụ năm C: “Nước Thiên Chúa ở giữa các người” (Lk 17:21).

Mầu Nhiệm Cánh Chung liên quan đến khía cạnh thứ tư, khía cạnh Chúa Hiển Trị theo bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này. Tuy nhiên, để có một cái nh́n tổng quát song đầy đủ về toàn diện Mầu Nhiệm Cánh Chung, như bốn tuần cuối cùng của Phụng Niên Năm C cho thấy, cả về vấn đề Ơn Cứu Độ, Xác Phục Sinh, Ngày Thế Mạt và Chúa Hiển Trị, chúng ta hăy cùng nhau ôn lại các khoản Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo các số 1042, 1043, 1045, 1046 và 1047 về 4 vấn đề này như sau:

• “Vào lúc tận cùng thời gian Vương Quốc của Thiên Chúa sẽ hoàn toàn trị đến. Sau cuộc phán xét chung, kẻ lành sẽ cùng với Chúa Kitô muôn đời cai trị, được vinh quang cả xác lẫn hồn. Chính vũ trụ cũng sẽ được canh tân đổi mới” (số 1042).

• “Thánh Kinh gọi cuộc canh tân mầu nhiệm này, một cuộc biến đổi cả nhân loại và thế giới, là ‘trời mới đất mới’ (2Pet 3:13; x Rev 21:1). Dự án của Thiên Chúa trong việc đem ‘tất cả mọi sự, những sự trên trời cũng như những sự dưới đất’ (Eph 1:10) qui tụ lại dưới một thủ lănh sẽ hoàn toàn được hiện thực” (số 1043).

• “Đối với con người, cuộc hoàn thành này sẽ là t́nh trạng hiện thực cuối cùng của mối hiệp nhất loài người lại với nhau, mối hiệp nhất Thiên Chúa đă dự định từ khi tạo thành và là một mối hiệp nhất Giáo Hội lữ hành đóng vai ‘bản chất là một bí tích’ (x Hiến Chế Lumen Gentium, 1). Những ai hiệp nhất với Chúa Kitô sẽ làm nên một cộng đồng của thành phần được cứu độ, ‘thánh đô của Thiên Chúa’, ‘Hôn Thê, bạn đời của Con Chiên’ (Rev 21:2, 9)…... Phúc Kiến sẽ trở thành một suối nguồn tràn lan hạnh phúc, an b́nh và hiệp thông với nhau”. (số 1045)

• “Đối với vũ trụ, Mạc Khải xác định số mệnh chung sâu xa giữa thế giới vật chất và con người: ‘V́ tạo vật ngong ngóng mong đợi việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa... trong hy vọng, v́ chính tạo vật sẽ được giải thoát khỏi số phận hư hoại...’ (Rm 8:19-23)” (số 1046).
• “Bấy giờ cả vũ trụ hữu h́nh được ấn định biến đổi, ‘để chính thế giới, lấy lại t́nh trạng nguyên thủy của ḿnh, không c̣n gặp những trục trặc, phải góp phần vào việc phụng sự kẻ lành’, thông dự vinh quang với Chúa Giêsu Kitô phục sinh (Thánh Irênêô, Adv. Haeres. 5, 32, 1: PG 7 / 2, 210)” (số 1047).

Tóm lại, bài Phúc Âm hôm nay thuật lại việc Chúa Kitô trên thập giá bị thách thức bởi cả dân Do Thái, quân Rôma, và kẻ tội lỗi là tên trộm dữ, về quyền năng của Người. V́ họ tất cả đều nghi ngờ Người thực sự không là Đấng Thiên Sai, mà chỉ là một con người tầm thường như họ, bởi Người, dù cứu được kẻ khác, không thể cứu được ḿnh, không thể tự xuống khỏi thập giá.

Thế nhưng, Chúa Giêsu, cho dù có thể xuống khỏi thập giá, vẫn không làm điều này, để có thể chu toàn Thánh Ư Cha của Người, nhờ đó, Người mới chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Sai, Đấng không đến thế gian để làm theo ư ḿnh, mà là ư Đấng sai Người (x Jn 5:30).

Thật vậy, chính chân lư mới là những ǵ giải phóng con người (xem John 8:32), v́ chân lư là Thực Tại Thần Linh không thể chối căi, là thực tại làm con người nên viên trọn, là sự sống trường tồn của con người, một sự sống mạnh hơn cả sự chết ở nơi thành phần chứng nhân tông đồ tử đạo dám bỏ mạng sống ḿnh v́ chân lư, một chân lư mạnh hơn tất cả mọi quyền lực, nếu không muốn nói chân lư là quyền lực trên hết, là quyền lực vượt trên tất cả mọi quyền lực, là quyền lực vô địch, quyền lực đă từng làm cho thần dữ phải lẩn tránh trốn chạy và làm cho kẻ dữ chói mắt không dám đối diện.

Chúa Giêsu chẳng những “là chân lư” mà c̣n “là sự sống” (John 14:6), “là ánh sáng thế gian, để ai tin vào (Người) th́ không đi trong tăm tối, song sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12). Đó là lư do tất cả những ǵ phát tỏa từ Chúa Giêsu là Chân Lư này, đều là chính sự sống và ban phát sự sống cho con người. Thật vậy, nếu chính chân lư mới là những ǵ giải phóng con người, th́ chính thái độ “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” là những ǵ chân thật phát tỏa từ một nhân vật quyền năng vốn cứu được kẻ khác ấy đă giải thoát người trộm lành là một con người thành tâm t́m kiếm chân lư nên nhận ra tiếng của Thiên Chúa ấy, chẳng những ở chỗ chân nhận tội lỗi đáng tử h́nh của ḿnh, mà c̣n, một cách mạnh mẽ công khai trước thành phần đang vào hùa với nhau cười nhạo châm biếm Người bấy giờ, đơn phương lên tiếng bênh vực và tôn vinh Chúa Kitô vô tội là vua của ḿnh: “Bao giờ về nước của ḿnh xin Ngài nhớ đến tôi”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL