Chúa Nhật

Ngày 15/2: Thánh Faustinus và Jovita

Bị nhốt chung hai anh em vào thời Trajan.

Được truyền tụng rằng khi đang ở trong tù,

Được thiên thần mang từ Milan đến Brescia để

rửa tội cho Thánh Secondus bằng nước của một đám mây.

Bị mất đầu năm 120.

 


CHÚA NHẬT VI
MTN-C

 


BÀI ĐỌC I: Jer 17:5-8
“Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời; phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa”

Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Đây Chúa phán: “Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, c̣n tâm hồn họ th́ sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc, họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ ǵ, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi không lo ngại ǵ khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa.

1.      Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thỏa trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày.

2.      Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa sinh trái đúng mùa; là cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.

3.      Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, v́ Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vọng.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 15:12, 16-20
“Nếu Đức Kitô đă không sống lại, th́ ḷng tin của anh em cũng là hảo huyền”

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, nếu Đức Kitô được rao giảng rằng: Người đă từ cơi chết sống lại, th́ làm sao có người trong anh em cho rằng không có sự sống lại từ cơi chết. V́ nếu kẻ chết không sống lại, th́ Đức Kitô cũng đă không sống lại. Nếu Đức Kitô đă không sống lại, th́ ḷng tin của anh em cũng là hăo huyền và hiện anh em vẫn c̣n ở trong tội lỗi của anh em. Như thế ai đă chết trong Đức Kitô, cũng bị tiêu hủy cả. Nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Đức Kitô trong cuộc đời nầy mà thôi, th́ chúng ta là những người vô phúc nhất trong thiên hạ. Nhưng không, Đức Kitô đă từ cơi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những người đă yên giấc.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 6:17, 20-26
“Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với mười hai tông đồ, và dừng lại trên một khoảng đất bằng; ở đó có đông môn đệ và một đám đông dân chúng từ Giuđêa, Giêrusalem, miền duyên hải Tyrô và Siđon kéo đến để nghe Người giảng và xin Người chữa bệnh tật. Bấy giờ Người đưa mắt nh́n các môn đệ và nói: “Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, v́ nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, v́ các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, v́ các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu v́ Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương. Ngày ấy, các ngươi hăy hân hoan và reo mừng, v́ như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đă đối xử với các tiên tri y như thế. Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, v́ các ngươi hiện đă được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đă được no nê đầy đủ, v́ các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, v́ các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, v́ chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

HẠNH PHÚC NGHÈO

 


Nghèo là một cái ǵ mà hầu như ai cũng khiếp, cũng sợ, cũng ngán ngẩm và xa tránh. Tĩnh từ nghèo, do đó, thường là tĩnh từ kép được theo sau bằng một h́nh dung từ để diễn tả cách đầy đủ hơn về t́nh trạng, và cách thức nghèo như thế nào. Thí dụ: nghèo túng, nghèo khó, nghèo khổ, và nghèo hèn.

Hầu như ai nghèo cũng rơi vào cảnh túng thiếu, chật vật. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhiều khi đau ốm cũng không đủ thuốc thang. Ngoài ra, đă nghèo th́ bao giờ cũng gặp khó khăn. Khó khăn khi phải mua sắm, chi tiêu, hoặc ngay trong những xă giao thường ngày: “Phú quí đa nhân hội. Bần cùng thân thích ly” là vậy. Rồi từ cái túng đưa đến cái khó, và làm ta phải khổ. Khổ thân xác, khổ tâm hồn, đến nỗi có thể làm ảnh hưởng đến cả tâm lư sống của một người: “Cái khó nó bó cái khôn”, hoặc: “Bần cùng sinh đạo tặc”. Sau cùng, người nghèo th́ v́ nghèo nên sống cảnh hèn mọn, thấp cổ, bé miệng. Người ta thường nói: “Miệng nhà sang có gang, có thép”. Cũng một câu nói ấy, tư tưởng ấy mà được nêu lên bởi một kẻ giầu có, quyền thế sẽ có kết quả đôi khi trái ngược với những người nghèo.

Nhưng đối với Chúa Giêsu, và dưới con mắt của Ngài, nghèo không hẳn mang ư nghĩa túng, khó, khổ, và hèn. Ngược lại, nó c̣n là một mối lợi, một hồng phúc, và là một điều đáng cho con người hăm hở t́m kiếm. Ngài nói: “Phúc cho các ngươi là những người nghèo, v́ nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, v́ các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, v́ các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu v́ Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng, và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương. Ngày ấy, các ngươi hăy hân hoan và reo mừng, v́ phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời” (Luc 6: 20-23). Vậy, ai là người nghèo. Và phải nghèo đến đâu mới được hưởng lời chúc phúc đó.

- Ai là những người nghèo? Thưa, đó là tất cả mọi người chúng ta. Chúng ta đều là những người nghèo trước mặt Thiên Chúa. Thân xác, khả năng, tinh thần, và sự sống, tất cả đều được Thiên Chúa ban cho. Không một ai tự ḿnh mà có, và có thể tồn tại mà không cần đến bàn tay quan pḥng của Ngài. Khí trời, hơi ấm, gió mát, cơm gạo, nước uống, thức ăn.... Chính bản thân ta, ta cũng không tự tạo ra được. Chính sự sống ta, ta cũng không giữ nó được, nói ǵ đến những chuyện như tài năng, giầu sang, sắc đẹp, thành công, danh vọng, hay quyền lực. Tóm lại, dù trong cơi tự nhiên hay siêu nhiên, dù vật chất hay tinh thần, trong bất cứ môi trường nào, cảnh sống nào, chúng ta đều là những con nợ của Thiên Chúa. Những người nghèo trước mặt Ngài.

- Nghèo đến đâu th́ được chúc phúc? Như vậy, khi Chúa Giêsu đề cập đến cái nghèo, Ngài không nhắm đến những thiếu thốn vật chất, hoặc những khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Những thứ ấy có thể là do chính con người tạo nên cho ḿnh và cho nhau. Thí dụ, một người nghiện ngập, cờ bạc, hoặc ươn lười không chịu khó. Cũng có những trường hợp mặc dù đă chịu khó, những do ḷng ích kỷ, hoặc tham lam của chính ḿnh hay của những người chung quanh ḿnh, nên đă khiến cho nếp sống b́nh thường hạnh phúc lại trở nên một cái nghèo làm ta thấy khổ sở. Trường hợp của những người có ḷng tham lam và ham muốn tiền bạc. Hoặc trường hợp của những người là nạn nhân của tính tham lam và ích kỷ của người khác.

Từ ngữ “nước trời”, hoặc “phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời”, là những lời mang ư nghĩa siêu nhiên và tinh thần. Nghèo tâm linh, nghèo tinh thần, do đó, là sự nhận thức rơ về cội nguồn, và xuất xứ của ḿnh và bằng ḷng đón nhận cuộc sống này trong sự tín thác, tin tưởng ở Thiên Chúa. Nghèo như vậy là một phúc lộc tuyệt vời, không chỉ đối với những ai đang sống trong những điều kiện khó khăn bên ngoài đang chi phối hoặc trói buộc ḿnh về khả năng tài chánh hay cuộc sống; mà c̣n đối với những ai có tấm ḷng đơn sơ, khiêm tốn. Và niềm vui, hạnh phúc nhất đối với họ là tâm hồn bằng an.

Tâm lư học cũng coi sự bằng an và hạnh phúc tâm linh quư hơn và cao trọng hơn những hạnh phúc do vật chất bề ngoài mang lại. Có những người dư tiền, nhiều của nhưng không bao giờ có được một giây, phút thoải mái, và hạnh phúc thật sự. Nh́n vào thế giới của những người giầu có vật chất chúng ta thấy ǵ? Thuốc an thần, thuốc ngủ, rượu, nha phiến, bảo hiểm, hệ thống an toàn. Tất cả những thứ đó luôn luôn gắn liền với cuộc sống của họ, và làm cho họ không bao giờ có cảm giác rằng ḿnh hạnh phúc và bằng an. Nhưng ngược lại, một người nghèo vật chất nhưng tâm hồn thành thật, đơn sơ, khiêm tốn, họ tuy vất vả, cực nhọc, nhưng rồi giấc ngủ họ an b́nh. Họ luôn mở lời cám ơn Thiên Chúa thay v́ phàn nàn, kêu ca, và trách móc. Mỗi giây, mỗi phút, và mỗi ngày sống đối với họ là một hồng ân. Họ không có tiền nhưng có sự b́nh an của tâm hồn. Như vậy, họ không phải là những người hưởng ngay hạnh phúc nước trời giữa cái nghèo của ḿnh như Chúa đă nói sao.

Tóm lại, ai sống với tinh thần nghèo Phúc Âm, mới là những người giầu thật sự. Không những trong cơi đời đời, mà c̣n ngay hiện tại trước mắt. Điều này chính Chúa Giêsu đă khẳng định: “Ngày ấy, các ngươi hăy hân hoan và reo mừng, v́ phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời” (Luc 6: 23). Có nghĩa là nếu thật sự ta khiêm tốn, thành thật, và tín thác trong cuộc sống ḿnh mà có bị người đời chê bai, khinh bỉ, hoặc thua thiệt phần nào về vật chất, th́ “ngày ấy”, ngay hôm nay ta đă được chúc phúc rồi. Và phúc lộc đó chính là sự bằng an, và ḷng cậy trông nơi Thiên Chúa.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Chúc Phúc Nguyền Rủa

 

Chúc Phúc: Bốn Phúc Đức của Bài Giảng Trên Núi

Để tiếp tục cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện trong Phụng Vụ Mùa Thường Niên năm C sau Mùa Giáng Sinh, vào Chúa Nhật Thứ Sáu tuần này, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm của Thánh Kư Luca tŕnh thuật về Bài Giảng Trên Núi Chúa dạy liên quan đến bốn phúc đức và bốn hoạn nạn.

Thật vậy, bài Phúc Âm Chúa Nhật VI Thường Niên Năm C tuần này cho thấy những ǵ được Chúa Giêsu chúc phúc và nguyền rủa được gọi là 4 phúc đức và 4 ác đức. Phúc Âm Thánh Mathêu ghi lại có 8 phúc đức và không nói ǵ đến 4 ác đức. Ở đây Phúc Âm Thánh Luca chỉ nói đến 4 trong 8 phúc đức này mà thôi, và c̣n thêm 4 ác đức ngược lại với 4 phúc đức nữa. 4 phúc đức được Thánh Luca ghi lại ở đây là nghèo khổ, đói khát, khóc lóc và nhục nhă, và 4 ác đức hoàn toàn ngược lại là giầu sang, no đầy, vui cười và vinh quang. Tức là phúc đức của người này là ác đức của người kia, hay ngược lại ác đức của người kia là phúc đức của người này. Chẳng hạn, nghèo khổ là phúc đức của người sống đức tin, lại là ác đức của người chỉ t́m giầu sang phú quí ở đời này; hay được vinh quang chúc tụng là những ǵ vô phúc cho những tâm hồn chỉ biết t́m vinh quang Thiên Chúa th́ lại là những ǵ diễm phúc cho thành phần tham quyền cố vị, ham danh trọng tiếng v.v.

Thật vậy, theo Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu không nói đến Tám Mối Phúc Thật mà chỉ nói đến 4 này 4 kia thôi. Về bốn Phúc Đức Chúa Giêsu dạy trong Phúc Âm Thánh Luca, phúc thứ nhất cho người nghèo khó thứ tự giống như trong Kinh Tám Mối Phúc Thật, phúc thứ hai cho người đói khát lại là phúc thứ bốn trong Kinh Tám Mối Phúc Thật, phúc thứ ba cho người khóc lóc cũng là phúc thứ ba trong Kinh Tám Mối Phúc Thật, và phúc thứ bốn cho người bị bách hại là phúc thứ tám trong Kinh Tám Mối Phúc Thật. Nếu để ư so sánh chúng ta c̣n thấy, phúc thứ nhất ở đây Chúa Giêsu không nói rơ về người có tinh thần nghèo khó hay người có ḷng nghèo khó, mà chỉ nói trống về người nghèo khó th́ sẽ được nước Thiên Chúa; phúc thứ hai ở đây Chúa Giêsu cũng không nói rơ là khao khát nhân đức trọn lành, mà chỉ nói trống là đói khát vậy thôi th́ sẽ được phúc no đầy. Thêm vào đó, theo Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu chẳng những nói trống mà c̣n nói mạnh nữa, ở chỗ Người lật ngược vấn đề, tức nói đến cả bốn cái khốn nạn của thành phần sống ngược lại với bốn mối phúc này.

Tuy có những điểm khác nhau như thế giữa Phúc Âm Thánh Luca hôm nay với Kinh Tám Mối Phúc Thật theo đoạn 5 của Phúc Âm Thánh Mathêu, nhưng cả hai Phúc Âm đều giống nhau về sự kiện cả hai đă tŕnh thuật để dẫn vào Bài Giảng Trên Núi. Ở đây tôi muốn nói đến môi trường và đối tượng của Bài Giảng Trên Núi.

Về môi trường của bài Giảng Trên Núi là ở trên núi, (bởi thế mới gọi là Bài Giảng Trên Núi), Phúc Âm Thánh Luca thuật lại rằng: “Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với 12 tông đồ và dừng lại trên một khoảng đất bằng”, và Phúc Âm Thánh Mathêu diễn tả là: “Khi thấy đoàn lũ dân chúng kéo đến th́ Người lên núi, và sau khi ngồi xuống… Người giảng dạy họ”. Chúng ta biết là địa điểm Chúa chọn để giảng cũng có ư nghĩa của nó, chẳng hạn Bài Giảng Trong Sa Mạc ở đoạn 6 của Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa đă nói về Bánh Hằng Sống, được tiên báo qua h́nh ảnh Manna là lương thực duy nhất Thiên Chúa đă ban cho dân Do Thái hưởng dùng trên đường họ băng qua sa mạc vào Đất Hứa, và Bài Giảng Trên Núi theo Phúc Âm Thánh Luca và Mathêu cũng vậy, Chúa cố ư nói về những ǵ trọn lành siêu vượt, trên tầm mức tầm thường thế gian.

Bởi vậy, cũng dễ hiểu thôi, đối tượng chính của Bài Giảng Trên Núi này trước hết là thành phần môn đệ thân cận với Người. Đó là lư do, chúng ta thấy Phúc Âm Thánh Luca ghi nhận: “Bấy giờ, người đưa mắt nh́n các môn đệ mà nói”, và Phúc Âm Thánh Mathêu cũng cho thấy: “Sau khi Người đă ngồi xuống, các môn đệ đến cùng Người. Người bắt đầu giảng dạy họ”. Phải chăng đó là ư nghĩa của câu Chúa trực tiếp nói với các tông đồ ngay sau khi liệt kê Tám Mối Phúc Đức và trước khi dẫn giải chi tiết Tám Mối Phúc Đức này, đó là câu 14 trong đoạn thứ 5 của Phúc Âm Thánh Mathêu: “Các con là ánh sáng thế gian. Một thành xây trên núi không thể nào khuất được nữa”. Chúng ta c̣n thấy một điểm nữa ở đây liên quan đến tiến tŕnh của phụng vụ, đó là tuần trước, bài Phúc Âm về việc Chúa Giêsu chinh phục các môn đệ đầu tiên làm nghê đánh cá, khiến các vị dứt khoát từ bỏ mọi sự để được Người huấn luyện cho thành những tay chài lưới người, thành phần chinh phục nhân tâm con người. Tuần này, Giáo Hội đă cố ư bỏ đi những phần c̣n lại của đoạn 5 sau đó của Phúc Âm Thánh Kư Luca, như đoạn về phép lạ chữa một người tật phong, rồi tới phép lạ chữa một người bại liệt, kể cả đoạn kêu gọi người thu thuế Lêvi tức Thánh Mathêu, và bỏ cả đoạn giải quyết vấn đề chay tịnh, mà sang ngay đầu đoạn 6, đoạn về Bài Giảng Trên Núi, bài giảng phúc đức trọn lành nhắm vào thành phần môn đệ của Người, thành phần Người sẽ sai đi chinh phục thế giới sau này, như ánh sáng chiếu trong tăm tối.

Ngoài ra, ngoài chi tiết về địa điểm và đối tượng của Bài Giảng Trên Núi, chúng ta cần lưu ư tới thứ tự của bốn Mối Phúc Đức nữa, một thứ tự rất ăn khớp với nhau theo tâm lư tự nhiên: chẳng hạn, v́ nghèo khó, t́nh trạng liên quan đến phúc thứ nhất, nên mới đói, cảm giác liên quan đến phúc thứ hai; và v́ đói nên mới khổ, gọi là đói khổ, được tỏ ra bằng tiếng khóc, thái độ liên quan đến phúc thứ ba; song nỗi khổ nhất của thành phần nghèo đói là ở chỗ chẳng những họ không được người đời thông cảm mà thường c̣n bị xă hội khinh thường, đàn áp và bóc lột nữa, hậu quả liên quan đến phúc thứ bốn. Áp dụng tâm lư của bốn mối phúc đức có liên hệ khít khao và chặt chẽ với nhau này vào lănh vực tu đức sống đạo, chúng ta cũng có thể cảm nghiệm được tất cả sự thật và ư nghĩa của lời Chúa phán dạy không bao giờ sai lầm như sau.

Về phúc đức thứ nhất, những tâm hồn nghèo khó tức là những tâm hồn không dính bén với bất cứ một sự ǵ trên trần gian này, nên họ đă thực sự chiếm được Nước Trời, như trường hợp các tông đồ đă bỏ mọi sự sau khi được Chúa Giêsu kêu gọi như đoạn kết của bài Phúc Âm tuần trước cho thấy (x Lk 5:11), nên các vị đă được ở với Người là chính Nước Trời sống giữa các vị (x Lk 17:21).

Về phúc đức thứ hai, một khi sống nghèo khó thiêng liêng như thế, linh hồn chỉ biết trông đợi hoàn toàn nơi Thiên Chúa và chỉ có một nỗi đói khát duy nhất là Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối có thể làm cho ḷng mong đợi của họ được thỏa măn, và thực sự họ đă được no thỏa, được gấp trăm ngay ở đời này như trường hợp các thánh tông đồ xưa (x Mt 19:29), hay như trường hợp viên thu thuế lùn tên Giakêu (x Lk 19:4-6).

Về phúc đức thứ ba, mặc dù tên của họ có được ghi trên trời đi nữa, nghĩa là chắc chắn sẽ được rỗi đi nữa, không phải v́ thế mà họ không c̣n cần phải sống đức tin, tức không c̣n phải chịu thử thách, đau khổ nữa, trái lại, càng trung thành theo Chúa cho đến cùng, họ càng đau khổ, càng khóc lóc, như chính Đấng họ theo đă phải thốt lên: “Lạy Cha, sao Cha bỏ rơi Con” (Mt 25:46); thế nhưng, chính đau khổ ấy lại biến thành niềm vui cho họ, như trường hợp của người mẹ lúc lâm bồn sinh con th́ quằn quại đớn đau, song khi thấy con ra đời th́ vui mừng quên hết mọi sự (x Jn 16:20-21).

Về phúc đức thứ bốn cũng là phúc đức đệ nhất, phúc đức tuyệt đỉnh của những người môn đệ thực sự theo Chúa và theo Chúa cho đến cùng, đó là phúc được chịu mọi sự khốn khó v́ Chúa, nhất là phúc được chịu tử v́ đạo để chứng minh cho Đấng đă chết và sống lại v́ họ, như chính Người cũng đă chết để làm chứng cho chân lư là Người thực sự là Đấng Thiên Sai, Đấng đến cho chiên được sống và sống viên măn hơn. Điển h́nh của phúc này là trường hợp các tông đồ cảm thấy vui mừng v́ được chịu khốn khó v́ Chúa trong thời Giáo Hội vừa mới được khai sinh ở Giêrusalem (x. Acts 5:41).

Nguyền Rủa: Phải chăng Thiên Chúa là Đấng Ác Ôn?

Song song và tương phản với bốn phúc đức được Chúa Giêsu chúc phúc trên đây là bốn ác đức bị Người nguyền rủa và trở thành hoạn nạn cho những ai t́m kiếm và chiếm đoạt chúng. Về ư nghĩa những ác đức này cũng liên hệ với nhau một cách khít khao theo thứ tự như các phúc đức trên đây. Thật thế, kinh nghiệm sống nhân sinh cũng chứng thực những ǵ Chúa Giêsu tuyên phán về bốn ác đức đáng nguyền rủa này không hề sai lầm.

Trước hết, về mối hoạn nạn thứ nhất, “khốn cho các ngươi là kẻ giầu có, v́ các ngươi hiện đă được phần an ủi rồi”. Đúng thế, lư do tại sao người giầu có bị khốn đốn chính là v́ họ đă được an ủi, nghĩa là đă được sung sướng trong việc được ăn ngon, mặc đẹp, ở sang, một thứ sung sướng thường làm cho con người dễ bị mê tham đến coi của hơn người, coi đời hơn Chúa, như trường hợp của người phú hộ trước thân phận cùng cực của Lazarô trước cổng nhà của ông, một con người được tổ phụ Anbraham nói rằng đă được an ủi trên đời này rồi (x Lk 16:19-21,25). Cái khốn khi được an ủi chính là ở chỗ con người vốn có ḷng tham vô đáy dễ dàng mù quáng trong việc đảo lộn giá trị của cuộc sống vậy, như trường hợp Dân Do Thái hễ b́nh yên th́ lại bỏ Chúa đi tôn thờ ngẫu tượng cho đến khi quay về với Ngài để được Ngài cứu cho khỏi ngoại bang thống trị. Như vậy, thà chịu khổ cực và bần cùng ở đời này mà, về phần tiêu cực, tránh được t́nh trạng tham lam vô đáy đến coi của hơn người và coi đời hơn Chúa đây, nhờ đó, về phần tích cực, con người dễ hướng về đời sau, về hạnh phúc thật và cuối cùng được đời đời cứu độ th́ không phải là có phúc hay sao?

Tiếp mối hoạn nạn thứ nhất là mối hoạn nạn thứ hai, “khốn cho các ngươi là kẻ đă được no nê đầy đủ, v́ các ngươi sẽ phải đói khát”. Tại sao? Nếu không phải v́ càng giầu có người ta lại càng trở nên nghèo khó, chẳng những bởi ḷng tham vô đáy, làm họ luôn bất an và thấy ḿnh luôn thiếu thốn, mà nhất là bởi thiếu thốn của ăn tinh thần, càng làm cho họ dù sống giữa mọi thứ tiện nghi vật chất song vẫn không bao giờ hoàn toàn thực sự thỏa nguyện, như trường hợp người thanh niên giầu có đến hỏi Chúa Giêsu anh phải làm ǵ để được sống đời đời, để rồi đă buồn bă bỏ đi sau khi nghe cách Người khuyên nên trọn lành (x Mk 10:17-23). Tân Chân Phước Têrêsa Calcutta đă nhận thấy hiện tượng rất điển h́nh này nơi một nhà chăm sóc những người già ở Âu Châu như sau: “Tôi đă thấy họ có hết mọi sự, có những thứ đẹp đẽ, nhưng hết mọi người đều ngồi hướng về phía cửa. Tôi không hề thấy một nụ cười nào nở ra trên môi miệng của họ. Tôi quay sang chị nữ tu hỏi: ‘Như thế nghĩa là làm sao? Những người có hết mọi sự ở đây mà làm sao tất cả mọi người lại cứ hướng mắt về phía cửa ra vào? Tại sao họ lại chẳng tươi cười ǵ cả?’ Người nữ tu trả lời: ‘Điều này hầu như xẩy ra hằng ngày như thế. Họ đang mong chờ, đang hy vọng là có người con trai hay con gái nào tới thăm viếng họ. Họ cảm thấy tủi đau v́ bị lăng quên” (Kathryn Spink, Mother Teresa, Harper San Francisco, 1997, page 169).

Từ mối hoạn nạn thứ hai sang mối hoạn nạn thứ ba, “khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, v́ các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc”. Thật vậy, kẻ giầu có dù có no nê, song vẫn đói khát v́ ḷng tham vô đáy của họ và nhất là v́ họ đói khát bởi thiếu lương thực thiêng liêng, nên cho dù họ có đang vui cười sung sướng về những thành đạt tạm bợ trên đời, họ vẫn cảm thấy chẳng những con người luôn bất an mà c̣n bị chính những thứ họ ham thích và tích trữ ấy làm họ phải ưu sầu khóc lóc nữa, như trường hợp Giuda Ích Ca bán Thày lấy của đă chết vô cùng thảm thương vậy (x Mt 27:3-5). Ngày nay, ở Âu Châu, nơi sặc mùi văn hóa sự chết, người ta thấy xuất hiện một trào lưu dường như muốn t́m về với đời sống tâm linh, dù qua phương pháp Thiền hay Yoga của các đạo giáo Đông Phương, nơi một số nhỏ tâm hồn cảm thấy văn minh không thể đáp ứng cái khát vọng sâu xa vô tận bẩm sinh của họ, cái khát vọng đă được Đại Tiến Sĩ Giáo Phụ Âu-Cơ-Tinh, sau cuộc đời hoang đường của ḿnh về cả nhục dục lẫn tri thức, đă giác ngộ và nói lên cảm nhận của ḿnh ngay ở chương đầu tiên cuốn Tự Thú của ḿnh: “Chúa đă dựng nên trái tim con cho Chúa, nên ḷng con khắn khoải cho tới khi được nghỉ yên trong Chúa”.

Sau cùng là mối hoạn nạn thứ bốn, “khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, v́ chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả”. Thường giầu sang đi với phú quí, và phú quí sinh lễ nghĩa, đó là lư do người giầu có thường được người đời trọng vọng và chúc tụng v.v. Thế nhưng, vinh quang trần thế không phải là một thứ phúc cho bằng là một thứ họa, v́ ḷng người nông cạn, chủ quan, vị kỷ luôn luôn thay đổi theo bộ diện bề ngoài của đối tượng, bởi thế, một khi thần tượng không được như ư nghĩ và ư thích của họ nữa, th́ họ đả đảo, truất phế, hạ bệ, như trường hợp tiên tri giả trong Cựu Ước chỉ được dân Do Thái ủng hộ và tôn sùng khi c̣n nói tiên tri có lợi cho họ, nói theo ư họ mà thôi. Thực tế của cái ác đức thứ tư này có thể thấy nơi các thần tượng như Michael Jackson, một thần tượng lừng danh về nhạc mang danh “Vua Nhạc Pop” chẳng những ở Mỹ mà c̣n trên khắp thế giới trong thập niên 1990, một thần tượng hốt bạc về cả đĩa nhạc lẫn những buổi lưu diễn thu hút vô số người lớn nhỏ, thế mà, từ đầu thiên niên kỷ thứ ba, chẳng những đă biến dạng mà c̣n (vào chính thời điểm phụng vụ Chúa Nhật VI Thươnụng Niên 15/2/2004) đang trở thành một tṛ cười cho thiên hạ về vụ liên quan đến tính dục nữa.

Hôm Thứ Bảy Đầu Tháng 7/2/2004, trong buổi đền tạ và học hỏi hằng tháng theo thường lệ của Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima Tổng Giáo Phận Los Angeles, tổ chức ở North Hollywood, trong hội trường của Giáo Xứ Saint Charles Borromeo, để trả lời cho thắc mắc được giới trẻ Thiếu Nhi Fatima nêu lên rằng tại sao Thiên Chúa vô cùng nhân ái và toàn năng mà lại để cho con người nói chung và nhiều người nói riêng phải cùng cực nghèo khổ hay chịu đủ mọi thứ khổ đau trên đời này, tôi đă chia sẻ như thế này. V́ Thiên Chúa dựng nên con người là để cho họ được sống đời đời chứ không phải chỉ để họ chết là hết như con vật. Do đó, Ngài đă dùng hết cách, theo thượng trí vô cùng khôn ngoan của Ngài để cứu độ con người. Một trong những cách Ngài thường dùng nhất đó là đau khổ, một sự dữ Ngài không tạo dựng nên ngay từ ban đầu mà là do nguyên tội mà có, song Ngài đă lợi dụng nó để làm lợi cho con người mang bản tính đă hư đi theo nguyên tội. Nếu bây giờ cho con người được chọn trên thế gian này chịu khổ suốt đời mà được rỗi hay được sung sướng tột độ mà nguy hiểm đến phần rỗi th́ chúng ta chọn đằng nào? Đó là lư do Chúa Giêsu đă khẳng định rằng “được lợi lăi cả thế gian mà mất linh hồn cũng chẳng được ích ǵ” (Mt 16:26). Như thế, ch́a khóa để giải quyết vấn đề ở đây là Thập Giá Chúa Kitô. Đó là lư do tại sao Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng lại không sử dụng đường lối nào khác để cứu độ con người mà lại phải sử dụng đến một biểu hiệu tượng trưng cho sự dữ, tiêu biểu cho tội lỗi và sự chết! Tôi chưa kịp kết thúc những ǵ tôi dẫn giải cho các em th́ một em đoàn trưởng ở San Gabriel đă vỗ tay và tiến lên bắt tay và ôm lấy tôi tỏ vẻ cảm nhận được những ǵ tôi chia sẻ.

Quả thế, trong Sứ Điệp Mùa Chay 2004, nhất là trong Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2004, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đă đề cập đến và giải quyết vấn nạn được giới trẻ Thiếu Nhi Fatima nói riêng cũng như được nhiều người thắc mắc nói chung, theo chiều hướng của bài Phúc Âm chúc phúc nguyền rủa đang được chúng ta chia sẻ đây:

“Những trẻ em này (những em bị người lớn hành khổ trong nền văn hóa sự chết hiện nay trên khắp thế giới) đă làm sự xấu nào mà lại phải gánh chịu khổ đau như thế? Theo quan điểm nhân loại th́ không dễ ǵ, thật sự là không thể, giải đáp vấn nạn nhức nhối này. Chỉ có đức tin mới khiến chúng ta bắt đầu hiểu được vực thẳm rất sâu xa của khổ đau mà thôi. Bằng việc “vâng lời cho đến chết cho dù chết trên thập giá” (Phil 2:8), Chúa Giêsu đă gánh chịu khổ đau nơi bản thân ḿnh và đă chiếu tỏ nó bằng ánh sáng rạng ngời của việc Người phục sinh. Người đă hoàn toàn chiến thắng tử thần bằng cái chết của Người. Trong Mùa Chay, chúng ta sửa soạn để sống lại Mầu Nhiệm Vượt Qua, một mầu nhiệm chiếu tỏa ánh sáng hy vọng trên tất cả cuộc sống của chúng ta, thậm chí cả những khía cạnh phức tạp nhất và đau thương nhất. Tuần Thánh lại diễn ra trước mắt chúng ta mầu nhiệm cứu độ này nơi những nghi thức sống động của Tam Nhật Thánh” (đoạn 4).

“Từ cái mâu thuẫn của Thập Giá đă phát xuất ra câu giải đáp cho những vấn đề rắc rối nhất của chúng ta. Chúa Kitô đă chịu khổ v́ chúng ta. Người đă mang lấy nơi bản thân Người các thứ khổ đau của hết mọi người và cứu chuộc chúng. Chúa Kitô chịu khổ với chúng ta, cho chúng ta được thông phần đau khổ của chúng ta với đau khổ của Người. Liên kết với đau khổ của Chúa Kitô, đau khổ của nhân loại trở thành phương tiện cứu độ; đó là lư do tại sao tín hữu có thể cùng với Thánh Phaolô nói rằng “Giờ đây tôi v́ anh em vui mừng chịu đựng đau khổ của ḿnh, và tôi hoàn tất nơi xác thịt của ḿnh những ǵ c̣n thiếu nơi những đau thương của Chúa Kitô phải chịu v́ thân thể của Người là Giáo Hội” (Col 1:24). Được chấp nhận bằng đức tin, đau đớn trở thành cửa ngơ tiến vào mầu nhiệm khổ đau cứu chuộc của Chúa Kitô; một khổ đau không c̣n làm mất đi sự b́nh an và hạnh phúc v́ nó được chiếu tỏa bởi ánh quang của Cuộc Phục Sinh (đoạn 4). Xin Mẹ giúp cho hết mọi Kitô hữu biết làm chứng rằng chỉ có một giải đáp duy nhất cho đớn đau, khổ đau và chết chóc đó là Chúa Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đă chết và sống lại v́ chúng ta. (đoạn 6).

Lạy Lời Nhập Thể là ánh sáng thật đă chiếu soi hết mọi người trong tăm tối. Chỉ có Chúa mới là Đấng định đoạt lành dữ và chỉ cho nhân loại biết lành biết dữ. Xin Thần Linh Chúa đă ban cho chúng con qua các bí tích làm chủ con người và điều khiển cuộc đời Kitô hữu chúng con, để như Mẹ Maria đầy ơn phúc khôn ngoan như rắn và chân thật như bồ câu, chúng con luôn t́m kiếm những ǵ chân thiện nhất theo tinh thần Phúc Âm của Chúa, cho Danh Cha muôn đời cả sáng. Amen.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL