Chúa Nhật

Ngày 30/5: Thánh Joan of Arc (1412-1431)

Nghe được tiếng lệnh khi đang chăn chiên

Bảo phải hướng dẫn quân Pháp chống lại quân Anh.

Bị ṭa án giáo hội kết án thiêu sống v́ tội lạc đạo.

Quan thày của Nước Pháp.

 


CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG
 


BÀI ĐỌC I: Act 2:1-11
“Các vị được tràn đầy Chúa Thánh Thần và bắt đầu lên tiếng nói”

Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói. Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do Thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra th́ đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, v́ mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của ḿnh. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: “Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pontô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai Cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do Thái và ṭng giáo, là người Crêta và Árập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi, mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!” Mọi người đều sửng sốt bỡ ngỡ nói với nhau rằng: “Thế này nghĩa là ǵ?” Nhưng lại có người khác nhạo báng rằng: “Họ đầy rượu rồi.”

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất.

1.      Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa , lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi, Ngài quá ư vĩ đại! Lạy Chúa, thực nhiều thay công cuộc của Ngài! Địa cầu đầy dẫy loài thụ tạo của Ngài.

2.      Ngài rút hơi thở chúng đi, chúng chết ngay và chúng trở về chỗ tro bụi của ḿnh. Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất.

3.      Nguyện vinh quang Chúa c̣n tới muôn đời, nguyện cho Chúa hân hoan v́ công cuộc của Chúa. Ước chi tiếng nói của tôi làm cho Chúa được vui, phần tôi, tôi sẽ hân hoan trong Chúa.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 12:3b-7, 12-13
“Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, không ai có thể nói: “Đức Giêsu là Chúa” mà lại không do Thánh Thần. Vậy có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa là Đấng làm mọi sự trong mọi người. Sự xuất hiện của Thánh Thần được ban cho từng người, tùy theo lợi ích. Cũng như chỉ có một thân thể, nhưng có nhiều chi thể, mà các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một nhân thể, th́ Chúa Kitô cũng vậy. V́ chưng trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể, cho dù là Do Thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do: tất cả chúng ta đă uống trong một Thánh Thần.

Lời của Chúa.


CA TIẾP LIÊN

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, và tự trời tỏa ánh quang minh của Ngài ra! Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến, Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến. Lạy Đấng an ủi tuyệt vời, là khách trọ hiền lương của tâm hồn, là Đấng ủy lạo dịu dàng. Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than, là niềm an ủi trong lúc lệ rơi. Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc, xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài. Nếu không có Chúa trợ phù, trong con người c̣n chi thanh khiết, không c̣n chi vô tội. Xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường. Xin Chúa ban cho các tín hữu, là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn. Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức, được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời.

 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu Chúa, và xin nhóm lửa t́nh yêu Chúa trong ḷng họ. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 20:19-23
“Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con: Các con hăy nhận lấy Thánh Thần”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, v́ sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “B́nh an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: Các con hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, th́ tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, th́ tội người ấy bị cầm lại.”

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

VINH QUANG BA NGÔI NƠI VIỆC THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

(Bài Giáo Lư của ĐTC GPII về Năm Thánh 2000 Thứ 12 , Ngày Thứ Tư 31/5/2000)

 

1-         Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống của Kitô Giáo, một cử hành việc tuôn đổ Thánh Linh xuống, cho thấy một số phương diện khác nhau nơi các bản văn Tân Ước. Chúng ta sẽ bắt đầu với phương diện chúng ta vừa nghe được diễn tả trong đoạn Sách Tông Vụ. Phương diện này rơ ràng nhất nơi tâm trí của mọi người, trong lịch sử nghệ thuật cũng như trong chính phụng vụ.

Trong tác phẩm thứ hai của ḿnh, Thánh Luca đặt tặng ân Thần Linh vào trong một cuộc thần hiển, tức là, trong một cuộc mạc khải thần linh long trọng, với những biểu hiệu liên quan đến cảm nghiệm của dân Yến Duyên ở núi Sinai (xem Ex 19). Tiếng động mạnh, luồng gió thổi và ngọn lửa sáng làm nổi bật siêu việt tính thần linh. Thực tại ở chỗ, chính Chúa Cha là Đấng đă ban Thần Linh qua việc can thiệp của Chúa Kitô vinh hiển. Thánh Phêrô đă nói như thế trong bài diễn từ của ngài: Chúa Giêsu, “được đem lên ngự bên hữu Chúa Cha, và lănh nhận lời Chúa Cha hứa sai Thánh Linh, đă tuôn đổ lời hứa này mà anh em được chứng kiến thấy và nghe thấy đây” (Acts 2:33). Như Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo dạy, vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần “được tỏ hiện, ban phát và thông đạt như là một Ngôi Vị thần linh... Vào ngày đó, Ba Ngôi Thiên Chúa hoàn toàn được mạc khải” (các số 731-732).

2-         Thật vậy, cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều liên quan đến việc tỏ hiện của Thần Linh, Đấng được tuôn đổ xuống trên cộng đồng Kitô hữu tiên khởi cũng như trên Giáo Hội ở mọi thời như là một ấn tín của Tân Ước theo lời báo trước của các vị tiên tri (xem Jer 31:31-34; Ez 36:24-27), để nâng đỡ việc làm chứng của Giáo Hội và để trở thành nguồn hiệp nhất trong đa điện. Bằng quyền lực của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ loan báo Đấng Phục Sinh, và tất cả mọi tín hữu, với các thứ ngôn ngữ khác nhau và bởi đó với các nền văn hóa và biến cố lịch sử khác nhau, đều tuyên xưng cùng một đức tin vào Chúa Kitô, “nói lên... các công việc quyền năng của Thiên Chúa” (Acts 2:11).

Cần phải chú ư là có một bản dẫn giải của Do Thái về Cuộc Xuất Hành, khi nhắc lại đoạn 10 trong Sách Khởi Nguyên, đoạn phác tả bản đồ của 70 dân tộc bấy giờ được cho là bao gồm toàn thể loài người, đă dẫn họ trở về lại với núi Sinai để nghe lời Thiên Chúa: “Tại Sinai, tiếng của Chúa đă được chia thành 70 ngôn ngữ, để tất cả mọi dân tộc có thể hiểu được” (Exodus Rabba’ 5, 9). Lễ Hiện Xuống theo Thánh Luca cũng thế, Lời của Thiên Chúa nói với loài người, qua các Tông Đồ, để loan báo “các công việc quyền năng của Thiên Chúa” (Acts 2:11) cho tất cả mọi dân nước khác biệt nhau.

3-         Tuy nhiên, trong Tân Ước, c̣n có một tŕnh thuật khác mà chúng ta có thể gọi là Lễ Hiện Xuống theo Thánh Gioan. Theo Phúc Âm thứ bốn, việc tuôn đổ Thánh Linh thực sự xẩy ra vào ngay tối Phục Sinh và liên hệ chặt chẽ với việc Phục Sinh. Nơi Thánh Gioan chúng ta đọc thấy rằng: “Vào buổi tối ngày hôm đó, ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà nơi các môn đệ đều đóng kín v́ sợ người Do Thái, Chúa Giêsu đến đứng giữa họ mà nói ‘B́nh an cho các con!’. Khi nói điều này Người tỏ cho họ thấy hai bàn tay và cạnh sườn của Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ được thấy Chúa. Chúa Giêsu lại nói với các vị: ‘B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thày thế nào Thày cũng sai các con như vậy. Khi nói như thế, Người thở hơi trên họ mà phán: ‘Các con hăy lănh nhận Thánh Linh. Nếu các con tha tội cho ai th́ họ được tha; bằng các con cầm tội ai th́ họ bị cầm lại’” (Jn 20:19-23).

Vinh quang của Ba Ngôi cũng chiếu tỏa nơi tŕnh thuật của Thánh Gioan nữa: vinh quang của Chúa Kitô phục sinh, Đấng hiện ra bằng thân xác vinh hiển của ḿnh, do bởi Chúa Cha, Đấng là nguồn mạch sứ vụ tông đồ, và do bởi Thần Linh được tuôn đổ như tặng ân b́nh an. Điều này làm trọn lời Chúa Kitô đă hứa cũng trong những bức tường này ở bài Người từ biệt các môn đệ: “Thế nhưng, Đấng Dẫn Dụ là Thánh Linh, Đấng Chúa Cha sẽ nhân danh Thày sai đến, Ngài sẽ dạy các con mọi sự và gợi cho các con nhớ lại tất cả những ǵ Thày đă nói với các con” (Jn 14:26). Việc Thần Linh hiện diện trong Giáo Hội có mục đích là để tha thứ tội lỗi, để gợi nhớ và thực thi Phúc Âm trong đời sống, để đạt tới mức độ sâu xa hơn trong việc hiệp nhất yêu thương. Tác động tiêu biểu thở hơi là để gợi lại tác động của Đấng Tạo Hóa, Đấng mà sau khi làm nên thân xác của con người từ bụi đất, “đă thở hơi vào lỗ mũi con người” để ban cho con người “hơi thở sự sống” (Gn 2:7). Chúa Kitô phục sinh thông truyền một hơi thở sự sống khác là “Chúa Thánh Thần”. Cứu chuộc là một công việc tân tạo, là một việc thần linh mà Giáo Hội được kêu gọi cộng tác bằng thừa tác vụ ḥa giải của ḿnh.

4-         Thánh Tông Đồ Phaolô không hiến cho chúng ta một tŕnh thuật trực tiếp về việc tuôn đổ Thần Linh nhưng lại diễn tả các hoa trái của việc tuôn đổ này rơ ràng đến nỗi người ta có thể nói về một Lễ Hiện Xuống mới theo Thánh Phaolô. Thực vậy, theo lưỡng đoạn ở các Thư gửi Giáo Đoàn Galata và Rôma, Thần Linh là tặng ân của Chúa Cha, Đấng làm cho chúng ta nên những dưỡng tử của Ngài, khi Ngài ban cho chúng ta được thông phần vào chính sự sống của gia đ́nh thần linh. Bởi thế, Thánh Phaolô viết: “V́ anh em không lănh nhận thần trí nô lệ khiến phải sợ hăi, mà là lănh nhận thần trí làm con cái. Khi chúng ta kêu lên ‘Abba! Lạy Cha!’ th́ chính là Thần Linh chứng tỏ cho tâm trí chúng ta thấy rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa, mà nếu là con, tức là những người thừa kế, thừa kế của Thiên Chúa cũng là những người thừa kế cùng với Chúa Kitô” (Rm 8:15-17; xem Gal 4:6-7).

Được Thánh Thần ngự trong ḷng, chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa bằng một danh xưng cha ơi quen thuộc, danh xưng được chính Chúa Giêsu thường thân thưa với Cha trên trời của ḿnh (xem Mk 14:36). Như Người, chúng ta phải đi theo Thần Linh bằng một niềm tự do nội tâm sâu xa: “Hoa trái của Thần Linh là yêu thương, hoan lạc, b́nh an, nhẫn nại, nhân từ, lành thánh, trung thành, hiền ḥa, tự chủ” (Gal 5:22). Chúng ta hăy kết thúc việc chúng ta chiêm ngưỡng Ba Ngôi Thiên Chúa nơi việc Hiện Xuống bằng lời nguyện cầu phụng vụ của Lễ Phục Sinh: “Hăy đến, hỡi các dân nước, chúng ta hăy tôn thờ Thiên Chúa trong Ba Ngôi là Chúa Cha nơi Chúa Con cùng với Chúa Thánh Thần. V́ Chúa Cha từ đời đời sinh ra Người Con đồng hằng hữu, Đấng hiện hữu và hiển trị với Ngài, cùng với Thánh Thần ở trong Chúa Cha, được tôn vinh với Chúa Con, là một quyền năng duy nhất, một bản thể duy nhất, một thần tính duy nhất ... Tôn vinh Chúa, lạy Chúa Ba Ngôi!” (Kinh Tối Áp Lễ Hiện Xuống).

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 7/6/2000)

 

THÁNH THẦN XIN NGỰ ĐẾN
 

Câu truyện mà có lẽ nhiều người đă có dịp nghe qua dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác liên quan đến Chúa Thánh Thần, đó là:

Vào mùa lễ Hiện Xuống tại một xứ đạo thuộc niềm Bắc Việt Nam, v́ để làm cho tín hữu cảm nhận được về một h́nh ảnh sống động của Chúa Thánh Thần, cũng như thấy Chúa Thánh Thần hiện xuống như thế nào, linh mục chính xứ đă bảo ông từ nhốt một con chim bồ câu trắng vào lồng và tối hôm trước ngày lễ để trên trần nhà thờ. Sáng ngày lễ, ông từ phải chui lên và nằm sẵn trên trần nhà thờ, chờ đến khi nghe linh mục chính xứ hô to: “Lậy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự xuống”, th́ thả con chim bồ câu cho no bay qua một chiếc lỗ nhỏ đục sẵn.

Nhưng trước giờ lễ, ông từ đă cẩn thận leo lên trần nhà, và thật lạ lùng “Chúa Thánh Thần” đă biến đâu mất, có lẽ là bị mèo ăn thịt rồi. V́ thế, khi nghe linh mục chính xứ hô: “Lậy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự xuống”, ông đă lính quưnh từ trần nhà thờ nói vọng xuống: “Thưa cha, Chúa Thánh Thần bị mèo ăn thịt mất rồi ạ!”.

Câu truyện tuy đơn sơ nhưng mang một ư nghĩa rất đặc biệt về Chúa Thánh Thần, và về vai tṛ của Ngài trong sinh hoạt và đời sống nội tâm của người Kitô hữu.

Nếu mỗi người chúng ta là đền thờ Chúa Thánh Thần, và Ngài chính là con chim bồ câu - một h́nh ảnh bồ câu đậu trên Chúa Giêsu khi Người lănh phép rửa tại sông Giođan – Một Thánh Thần như thế được giữ trong thánh đường, và trên trần đền thờ tâm hồn mỗi người, th́ có lẽ rất nhiều đă bị mèo ăn thịt. Bởi v́, theo Đức Piô XII, con người ngày nay đang mất dần đi ư thức tội lỗi, làm cho lương tri trở thành chai cứng trước tiếng nói của sự thật, và không c̣n bén nhậy trước những điều thiện và điều ác. Và theo Đức Gioan Phaolô II, đó là v́ nhân loại ngày nay đang phải hít thở một bầu khí của văn hóa sự chết. Văn hóa của ly dị, phá thai, đồng tính, hôn nhân đồng tính, loạn luân. Văn hóa của thù hận, bạo loạn, và trả thù.

Sống giữa thế giới ấy, người Kitô hữu lại càng cần phải có Chúa Thánh Thần: “Ngài là Thần Chân Lư mà thế gian không thể đón nhận, v́ thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài” (Gioan 14: 16-17). V́ đối với những Kitô hữu đón nhận Ngài, th́ như Chúa Giêsu đă nói: “Chính Ngài sẽ dậy các con mọi điều, và Ngài sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những ǵ Thầy đă nói với các con” (Gioan 14: 26). Ngài là Đấng Thánh Hóa, Ngài sẽ thánh hóa chúng ta trong chân lư và sự thật. Ngài sẽ làm làm sinh động và phát huy sự sống thần linh trong mỗi người chúng ta.

Thật vậy, thế giới hôm nay là thế giới của những người có quyền, có tiền, và có sắc đẹp. Người ta ly dị, ly thân để có nhiều bồ, nhiều kép. Để được thoải mái với những đ̣i hỏi của dục vọng, của tự ái, và để cảm t́nh ḿnh được vuốt ve, mơn trớn. Người ta phá thai v́ không muốn chịu trách nhiệm, v́ muốn giữ thân h́nh thon thả, trẻ đẹp, hấp dẫn, khiêu gợi. Người ta lỗi công bằng để làm giầu và để chứng tỏ ḿnh khôn ngoan, khéo lượn lẹo và mưu mánh. Nhưng nếu ta làm ngược lại với những ǵ phần đông nhân loại đang suy nghĩ, đang sống ấy, tức là ta chấp nhận lội ngược ḍng.

Suy tư như vậy đă đủ để ta thấy hoang mang, sợ hăi, và mệt mỏi chứ chưa nói ǵ đến sống và hành động với tinh thần Phúc Âm. Những việc làm này không thể thiếu vắng Chúa Thánh Thần. Trong Ca Tiếp Liên, Giáo Hội đă cầu xin với Ngài: “Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc, xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài. Nếu không có Chúa trợ phù, trong con người c̣n chi thanh khiết, không c̣n chi vô tội”.

Nhưng Chúa Thánh Thần đă đến. Trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, chính ta đă cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Đă sốt sắng, đă khóc lóc, và đă vui mừng v́ được Ngài an ủi. Tiếc một điều là Ngài đă không ở trong ta được lâu.

Bạn tôi, một lần sau khi tham dự một khóa Thánh Linh Đặc Sủng trở về, sốt sắng và trào dâng một niềm hy vọng. Gặp lại trong sở làm ai cũng nhận ra sự thay đổi khác thường này. Bạn tôi cho biết là đă nói được tiếng lạ, và tâm sự với tôi rằng bây giờ mới thấy đời thật sự ư nghĩa. Cái ư nghĩa của cho đi chứ không nhận lại, của hy sinh mà không đ̣i đáp trả, và của việc coi mọi người là bạn hữu. Thế nhưng chỉ được vài hôm sau đó, con người ấy đă trở lại với tính t́nh cố hữu của ḿnh: Cau có, giận hờn, và nóng nẩy. Thấy vậy, tôi đă kéo bạn tôi ra một chỗ và nói nhỏ: “Lần sau, nếu Chúa Thánh Thần có đến, th́ mời Ngài ở lại lâu lâu hơn một chút nữa nhá”.

Đó là tất cả ư nghĩa của cuộc đời, của thân phận con người. Con người cần Chúa Thánh Thần, nhưng khi Chúa Thánh Thần đến, con người lại để mất Ngài. Nhưng cũng chính v́ vậy, mà chúng ta lại càng cần phải có Ngài. Cũng như phải giữ sao để Ngài không bị “mèo” – mèo ly dị, mèo phá thai, mèo đồng tính, mèo loạn luân, mèo dục vọng, mèo tham lam, mèo lỗi công bằng, mèo hận thù, mèo chia rẽ, mèo kiêu căng, hoặc những thứ mèo khác - ăn thịt, trong đền thờ thân xác chúng ta. Tức là làm chết đi tiếng nói của Ngài trong tâm hồn.

“Lậy Chúa Thánh Thần, xin hăy đến và xin canh tân đời sống và tâm hồn con. Cũng như xin Ngài canh tân bộ mặt Giáo Hội và thế giới”. Và chúng ta hăy cầu xin điều này với Mẹ Maria, v́ Mẹ là Bạn Chí Aùi của Chúa Thánh Thần.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

“Cho đến khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao”


 

Theo Phụng Niên của Giáo Hội th́ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay đây là thời điểm mở màn cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, cũng như Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa mở màn cho Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh vậy. Về Phụng Vụ Lời Chúa cho Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay có một một chi tiết hết sức kỳ lạ, giữa bài đọc thứ nhất theo Sách Tông Vụ của Thánh Luca và bài Phúc Âm theo Thánh Gioan. Đó là sự kiện các tông đồ được lănh nhận Thánh Thần hai lần, lần đầu qua hơi thở từ thân xác sống lại của Chúa Kitô Phục Sinh trong bài Phúc Âm, và lần hai từ Cha qua việc Thánh Thần Hiện Xuống trên các vị trong Ngày Lễ Ngũ Tuần theo Sách Tông Vụ. Vậy hai lần này có khác nhau chăng? Nếu khác th́ khác ở chỗ nào? Nếu chỉ là một Thánh Thần th́ tại sao các tông đồ lại nhận được hai lần khác nhau?

Theo tôi, lư do của sự kiện này có thể được căn cứ vào thời điểm các vị lănh nhận cũng như vào cứ điểm xuất phát của Đấng các vị lănh nhận. Thật vậy, các tông đồ lănh nhận cùng một Thánh Thần hai lần, lần thứ nhất vào thời điểm các vị đang sợ hăi ẩn nấp v́ Thày của các vị đă chết, và lần thứ hai vào thời điểm các vị đang hân hoan thao thức chờ đợi Ngài đến; đó là về thời điểm các tông đồ lănh nhận Thánh Thần, c̣n về cứ điểm xuất phát của Đấng các vị lănh nhận, th́ lần thứ nhất các vị đă lănh nhận Thánh Thần qua thân xác phục sinh của Chúa Kitô, và lần thứ hai các vị đă lănh nhận Thánh Thần từ trời hay từ Cha. Căn cứ vào hai yếu tố thời điểm các vị tông đồ lănh nhận Thánh Thần và cứ điểm xuất phát của Đấng các vị lănh nhận, như vừa nhận định và phân tách, theo tôi, các vị tông đồ lănh nhận Thánh Thần lần thứ nhất là để Chúa Kitô Phục Sinh có thể sống trong các vị, và lần thứ hai là để các vị có thể làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh.

Đúng thế, các vị tông đồ đă lănh nhận Thánh Thần lần thứ nhất “vào buổi tối Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi “cửa nhà của các vị c̣n đang đóng kín v́ sợ người Do Thái” (Jn 20:19), qua hơi thở từ thân xác của Chúa Kitô Phục Sinh, là để Chúa Kitô Phục Sinh có thể sống trong các vị, đúng như lời Người tiên báo cho các vị trong Bữa Tiệc Ly, ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 14 câu 18 và 19: “Thày sẽ không để các con mồ côi đâu; Thày sẽ trở lại với các con. Chỉ c̣n một ít lâu nữa thôi thế gian không c̣n trông thấy Thày nữa, nhưng các con th́ thấy, v́ Thày sống và các con cũng sẽ sống. Vào ngày ấy các con sẽ biết rằng Thày ở trong Cha Thày, và các con ở trong Thày cũng như Thày ở trong các con”.

Các tông đồ c̣n lănh nhận Thánh Thần lần thứ hai nữa, là để các vị có thể làm chứng về Chúa Kitô Phục Sinh, như lời Người cũng đă nói cho các vị biết, sau khi các vị đă nhận lănh Thánh Thần qua hơi thở từ thân xác của Người, tức sau khi các vị nhờ Thánh Thần lănh nhận lần thứ nhất này để nhận ra Thày ḿnh đă thực sự sống lại. Lời Chúa Kitô Phục Sinh tiên báo cho các tông đồ biết về việc các vị sẽ lănh nhận Thánh Thần lần thứ hai này đă được ghi nhận trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 24 câu 45-49 như sau: “Bấy giờ Người mở tâm trí họ ra để họ hiểu các lời Thánh Kinh. Người nói cùng các vị: ‘Như đă ghi chép, Đấng Thiên Sai phải chịu khổ nạn và sống lại từ trong cơi chết vào ngày thứ ba. Phải nhân danh Người mà rao giảng cho tất cả mọi dân nước về ḷng thông hối để họ được ơn tha tội, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là những nhân chứng về điều này. Thày sai đến với các con lời Cha hứa ban. Các con hăy ở đây trong thành này cho đến khi các con được mặc lấy quyền lực từ trên cao’”.

Thánh Kư Luca c̣n lập lại lời Chúa Kitô Phục Sinh này một lần nữa trong Sách Tông Vụ đoạn 1 câu 8 như sau: “Các con sẽ nhận được quyền năng khi Thánh Thần xuống trên các con; đoạn các con phải là những nhân chứng của Thày, chẳng những ở Giêrusalem, khắp Giuđêa và Samaria, mà cho đến tận cùng thế giới nữa”.

Nếu vậy, căn cứ vào những ǵ vừa nhận định, phân tách và minh chứng về hai lần các vị tông đồ lănh nhận cùng một Thánh Thần, th́ h́nh như có một tiến tŕnh phát triển Thánh Thần nơi các vị tông đồ giữa hai lần các vị lănh nhận Ngài, như thể Chúa Kitô Phục Sinh dần dần lớn lên trong các vị, từ lúc các vị nhận biết Thày đă sống lại, cho tới khi Thánh Thần Hiện Xuống trên các vị, nghĩa là cho tới khi các vị thực sự trưởng thành và có đầy đủ sức mạnh để làm chứng cho Chúa Kitô?

Đến đây, vấn đề được chuyển hướng từ khía cạnh thần học sang khía cạnh tu đức. Đúng thế, một trong những dấu chứng tỏ tường cho thấy các tông đồ đang trưởng thành và thực sự trưởng thành cho tới tầm mức trọn vẹn giữa hai lần các vị lănh nhận cùng một Thánh Thần, điển h́nh nhất là nỗi ḷng của các vị tỏ ra sau khi Vị Tôn Sư vô cùng dấu ái của các vị hoàn toàn bỏ các vị mà về cùng Cha. Thánh Kư Luca đă ghi nhận rơ dấu hiệu trưởng thành này ở 4 câu kết Phúc Âm của ḿnh trong đoạn 24, từ câu 50 đến câu 54, như sau: “Bấy giờ Người dẫn các vị đi đến gần Bêtania, rồi giơ tay lên chúc phúc cho các vị. Đang khi ban phép lành, Người rời các vị mà lên trời. Các vị phục xuống tôn kính Người, đoạn vui mừng hớn hở trở về Giêrusalem. Ở đó người ta thấy các vị liên lỉ ở trong đền thờ chúc tụng Thiên Chúa”.

Sở dĩ các tông đồ không c̣n buồn thương và chán chường như thời gian Chúa Kitô bỏ các vị mà đi tử nạn nữa, trái lại, các vị c̣n “vui mừng hớn hở” và “chúc tụng Thiên Chúa” sau khi vĩnh viễn không c̣n được thấy Vị Thày vô cùng khả kính khả ái của ḿnh trên trần gian này nữa, là nhờ có Thánh Thần các vị đă lănh nhận lần nhất qua hơi thở của thân xác phục sinh của Thày. Ở vào thời điểm Chúa Kitô Phục Sinh Thăng Thiên về trời này, đời sống của các vị tông đồ ở trong Thánh Thần là Đấng các vị lănh nhận lần thứ nhất, có thể nói, đă đạt tới chỗ các vị trở thành “những kẻ thực sự tôn thờ Thiên Chúa”, thành phần, như Chúa Kitô nói cho người đàn bà Samaritanô biết ở bờ giếng Giacóp, được Phúc Âm Thánh Gioan ghi lại nơi đoạn 4 câu 23, đó là: “Những ai thực ḷng tôn thờ Thiên Chúa sẽ tôn thờ Cha trong Thần Linh và chân lư. Thật vậy, Cha t́m kiếm những người tôn thờ chân chính này”.

Đúng thế, các tông đồ sẽ không thể nào làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, nếu trước hết các vị không trở thành “những kẻ thực sự tôn thờ Thiên Chúa”. Bởi v́, thành phần “tôn thờ chân chính mà Cha t́m kiếm này” là thành phần “tôn thờ Cha trong Thần Linh và chân lư”, tức là những người thực sự tin vào Thiên Chúa, Đấng thực sự hiện thân nơi Đấng Thiên Sai của Ngài, hay nói cách khác, họ là những người “tin rằng chính Cha là Đấng đă sai Con” (Jn 17:8, 25), và những người “tin rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày” (Jn 14:11, 20) như thế chính là những người có “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3).

Thế nhưng, để nhận biết Thiên Chúa nơi Đấng Thiên Sai của Ngài là Đức Giêsu Kitô, tự ḿnh các tông đồ không thể làm được, mà phải có Thánh Thần. Đó là lư do Thánh Phaolô khẳng định trong bài đọc hai hôm nay: “Không ai có thể nói: ‘Đức Giêsu là Chúa’ nếu không có Thánh Thần”. Đó cũng là lư do Satan và thành phần hư đi đời đời, dù cuối cùng cũng nhận biết Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất và Đấng Ngài sai là Đức Giêsu Kitô, họ vẫn không có sự sống đời đời, v́ việc nhận biết này của họ không phát xuất từ Thánh Linh, “Đấng ban sự sống”, mà chỉ v́ họ không thể chối bỏ Sự Thật Tuyệt Đối này được nữa. Nghĩa là, không có Thánh Linh, không tạo vật nào có Sự Sống Thần Linh cả.

Vị Thánh Thần các tông đồ lănh nhận lần thứ nhất qua hơi thở của thân xác Chúa Kitô Phục Sinh là để các vị nhận biết Thiên Chúa và Đấng Ngài sai, nghĩa là được Sự Sống, để các vị sửa soạn “được rửa trong Thánh Thần”, như bài đọc 1 hôm nay nói tới, tức lănh nhận Thánh Thần lần hai, “Vị Thánh Thần”, như Thánh Phêrô khẳng định trước Hội Đồng Do Thái trong Sách Tông Vụ đoạn 5 câu 32: ”Thiên Chúa ban cho những ai thuận phục Ngài“.

Thật vậy, nếu Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, con người duy nhất được đầy Thánh Thần từ giây phút đầu thai trong ḷng mẹ, sau khi thưa lời “xin vâng” với sứ thần Gabiên, đă được “Thánh Thần ngự xuống và quyền phép Đấng Tối Cao bao phủ” (Lk 1:35), để Mẹ có thể “thụ thai và hạ sinh… Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:31, 32) thế nào, các tông đồ cũng vậy, v́ đă “tin vào Thiên Chúa và tin vào Thày” (Jn 14:1), được thể hiện bằng việc “ở lại trong thành” như Thày dặn ḍ, mà các vị đă thực sự “mặc lấy quyền lực từ trên cao”, để có thể thụ thai và hạ sinh Chúa Kitô Phục Sinh trong ḷng của 3 ngàn người lắng nghe chứng từ của các vị, qua bài giảng tiên khởi của vị trưởng tông đồ Phêrô sau biến cố được Sách Tông Vụ tŕnh thuật trong bài đọc thứ nhất hôm nay cho thấy: “Bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió thổi mạnh, lùa vào đầy nơi các vị đang tụ họp nhau. Cũng có lưỡi như lửa xuất hiện đậu trên từng vị. Hết thẩy mọi người đều được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần khiến họ nói”.

Những ǵ vừa tŕnh bày liên quan đến khía cạnh tu đức lại c̣n dính dáng cả đến khía cạnh về phụng vụ nữa. Thật vậy, nếu các tông đồ lănh nhận cùng một Thánh Thần hai lần, lần đầu là để các vị nhận biết Chúa Kitô Phục Sinh và lần hai là để các vị có khả năng làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, th́ thành phần Kitô hữu tân ṭng cũng thế, sở dĩ họ trở lại với Chúa Kitô là nhờ Thánh Thần soi động họ vào một lúc nào đó trong đời họ, để rồi, khi họ tuyên xưng đức tin qua việc lănh nhận phép rửa, họ lại được lănh nhận Thánh Thần nơi Bí Tích Thêm Sức để có thể làm chứng cho Chúa Kitô. Thế nhưng, vấn đề ở đây là, đă được lănh nhận Thánh Thần qua Phép Rửa, Kitô hữu chúng ta đă tin Chúa Kitô ra sao, và được lănh nhận Thánh Thần nơi Phép Thêm Sức rồi, chúng ta đă hiên ngang làm chứng cho Chúa Kitô chưa?

Nhờ Phép Rửa, phép rửa tái sinh trong Thánh Thần, Kitô hữu chúng ta đă được thông phần Thần Tính của Thiên Chúa và sống Sự Sống Thần Linh như Ngài. Con người tạo vật Kitô hữu trở thành con cái của Cha Trên Trời, là chi thể của Lời Nhập Thể và là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần. Bao giờ nói đến Chúa Cha là nói đến một vị Thiên Chúa ở trên trời, và bao giờ nói đến Chúa Con là nói đến một vị Thiên Chúa nhập thể ở cùng tất cả loài người chúng ta, c̣n nói đến Thánh Thần là nói đến một vị Thiên Chúa ở trong mỗi một người chúng ta. Nếu “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) ở trong Kitô hữu chúng ta th́ chính là Thánh Thần ở trong chúng ta (x 1Jn 3:24). Mà Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất là Thần Linh này bao giờ cũng là Vị Thiên Chúa Ba Ngôi, th́ Thánh Thần ngự trong Kitô hữu chúng ta chính là Thiên Chúa Ba Ngôi ở trong chúng ta. Ở trong chúng ta, Thánh Thần chẳng những làm cho Kitô hữu chúng ta được nên một với Chúa Kitô trong ơn thánh mà c̣n làm cho họ nên giống Chúa Kitô về sự sống siêu nhiên trọn hảo nữa, một Chúa Kitô là con Cha yêu dấu, đẹp ḷng Cha mọi đàng (x Mt 3:17, 17:5). Một khi con người Kitô hữu được Thánh Thần biến đổi trở thành một Chúa Kitô sống động như thế, hay một chứng nhân đích thực hoàn toàn phản ảnh Chúa Kitô như vậy, ở chỗ đạt đến tầm vóc viên măn của Chúa Kitô là đầu (x Eph 4:13,15), là họ tiến đến mức độ được tràn đầy Thánh Thần, tràn đầy Ư Thức Thần Linh, tràn đầy Sự Sống Thần Linh, tức họ đă đạt đến mức độ hoàn toàn nhận biết Thiên Chúa bằng một đức mến sâu xa đức tin.

Thế nhưng, Thánh Thần đă sống trong Kitô hữu chúng ta như thế nào, nếu không phải bằng 7 ơn của Ngài? Vậy 7 ơn này là những ơn nào và tác dụng của 7 ơn ấy ra sao trong đời sống Kitô hữu chúng ta? Sau đây là những chia sẻ tôi đă tŕnh bày trong cuốn Canh Tân Sống Đạo do Cao-Bùi xuất bản năm 1997, ở chương ba: Động Lực Sống Đạo: Thánh Thần và Linh Ân

Đúng thế, Thiên Chúa sống động nơi Kitô hữu là thành phần sinh bởi Thần Linh bằng Luồng Gió Thần Linh muốn thổi đâu th́ thổi (x.Jn.3:8). Để thực hiện điều này, trước hết, Thiên Chúa đă phú bẩm nơi những ai lănh nhận Bí Tích Rửa Tội một cơ cấu thần linh, gồm có Thánh Sủng giống như một bộ máy siêu nhiên, cùng với các bộ phận của nó là ba Thần Đức Tin, Cậy, Mến, để qua việc làm của các bộ phận này, bộ máy có thể phát ra những tác động thần linh nơi con người Kitô hữu.

Thế nhưng, một bộ máy cùng với các bộ phận của nó không thể nào tự động làm việc theo mục đích của ḿnh, nếu chúng không được điều khiển khéo léo thích thuận bởi một tác nhân lành nghề thế nào, Thánh Sủng và 3 Thần Đức nơi Kitô hữu cũng chỉ là một bộ máy siêu nhiên bất động, không thể sản xuất ǵ được, nếu không được chính tác nhân Thánh Linh của ḿnh là Luồng Gió Thần Linh tác động bằng 7 Linh Ân của Ngài.

Thật vậy, ngay cả nơi Thiên Chúa, mọi tác động thần linh của Ngài cũng đều bởi Thánh Linh. Như trong tác động tạo thành trời đất, Thánh Linh cũng hiện diện như "một luồng gió mạnh bay là là trên mặt nước" (Gn.1:2). Hay như trong việc "Lời hoá thành nhục thể" (Jn.1:14), Thánh Linh cũng hiện diện bằng cách "bao phủ" Trinh Nữ Đầy Ân Phúc Maria như "quyền năng của Đấng Tối Cao" (Lk.1:35). Nhất là trong việc Thiên Chúa "canh tân bộ mặt trái đất" (Ps.104:30), Thánh Thần đă hiện xuống như "một luồng gió thổi mạnh" (Acts 2:2) lùa vào nhà, nơi các Thánh Tông Đồ đang chờ "quyền lực từ trên cao" (Lk.24:49; Acts 1:8) được ban cho các vị dưới "h́nh lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi vị" (Acts 2:3).

Nơi Đức Giêsu Kitô cũng thế, Thánh Thần cũng là tác nhân điều khiển các hành động của Người, Đấng đă được tiên báo và đă công nhận rằng: "Thần Linh Chúa ở trên tôi" (Is.61:1; Lk.4:18), như Gioan Tiền Hô đă thực sự chứng kiến và làm chứng sau khi Người lănh nhận phép rửa ở sông Dược Đăng (x.Mt.3:16; Jn.1:32-34). Thần Linh Chúa ở trên Người tác động Người trong việc vào sa mạc để ăn chay và chịu cám dỗ (Mk.1:12; Lk.4:1) ngay sau khi Người được Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho. Thần Linh Chúa ở trên Người tác động Người trong việc khu trừ ma qủi để thiết lập vương quốc của Thiên Chúa (x.Mt.12:28). Thần Linh Chúa ở trên Người tác động Người trong việc chúc tụng Cha Người về việc Cha mạc khải những điều sâu nhiệm cho những kẻ bé mọn hay (x.Lk.10:21).

Nơi Kitô hữu, Thần Linh Chúa, với tư cách là “quyền lực từ trên cao”, một quyền lực được Chúa Kitô Phục Sinh nói tới trong bài Phúc Âm Thánh Luca là “quyền năng Đấng Tối Cao” (Lk 24:49), Đấng được thiên sứ nói tới khi truyền tin Lời Nhập Thể cho Mẹ Maria (x Lk 1:35) sẽ tác động sinh hoạt thiêng liêng và đời sống siêu nhiên của họ bằng 7 Linh Ân của Ngài như sau.

Thứ nhất, với Linh Ân Hiếu Thảo, Thần Linh Chúa sẽ làm cho Kitô hữu nhận thức được họ là con cái của Thiên Chúa để có thể thân thưa với Thiên Chúa là Cha của ḿnh, mong ước cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, và xin cho ḿnh được sống xứng đáng là con cái của Ngài đúng như phần nguyện kết của kinh Lạy Cha: "Anh em không lănh nhận một tinh thần nô lệ làm cho anh em lại sống trong sợ hăi, mà là một tinh thần của việc được thừa nhận để chúng ta nhờ đó kêu lên 'Abba' (nghĩa là 'Lạy Cha'). Chính Thần Linh chứng thực với tâm linh của chúng ta rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa" (Rm.8:15-16; x.Gal.4:6). Kinh Lạy Cha, mà lời mở đầu bằng việc "kêu lên 'Abba'" chính là "những lời than khôn tả" (Rm.8:26) vang lên từ tấm ḷng Hiếu Thảo của con cái hướng về "Thiên Chúa là Cha", dưới tác động của Thần Linh, Đấng "chuyển cầu cho các thánh đúng như Thiên Chúa muốn" (Rm.8:27).

Thứ hai, với Linh Ân Minh Luận, Thần Linh Chúa sẽ làm cho Kitô hữu, mang sẵn trong ḿnh một tâm t́nh Hiếu Thảo hướng về Cha trên trời, dễ dàng và tinh tế nhận ra Thiên Chúa nơi các tạo vật của Ngài, nơi các biến cố của cuộc đời cũng như nơi "những dấu chỉ thời đại" (Mt.16:3) để có thể kịp thời đáp ứng những ǵ Thiên Chúa muốn thực hiện vào "thời điểm ấn định" (Gal.4:4) của Ngài. Một số trường hợp được Linh Ân Minh Luận có thể kể đến là trường hợp của hai môn đệ đi về làng Emmau nhận ra Chúa Giêsu khi Người bẻ bánh (x.Lk.24:30-31), hay trường hợp của Thánh Phanxicô Khó Khăn gọi mặt trời là anh, mặt trăng là chị trong bài cả tạo vật của ngài, hoặc trường hợp chị Thánh Tiến Sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu khóc khi thấy cảnh một con gà mẹ ủ đàn con dưới cánh gợi cho chị về ḷng yêu thương của Cha trên trời.

Thứ ba, với Linh Ân Kính Sợ, Thần Linh Chúa sẽ làm cho Kitô hữu, sau khi đă Minh Luận nhận ra Thiên Chúa nơi các tạo vật hay trong các biến cố của cuộc đời ńnh, biết tỏ ra những thái độ hay cử chỉ tôn kính Ngài một cách cân xứng. Điển h́nh là trường hợp của thánh Phêrô khi mới theo Chúa Giêsu, thấy phép lạ Người làm cho ḿnh bắt được một mẻ cá lạ mà thâu đêm cũng không bắt được một con nào với tài năng chuyên nghiệp tự nhiên của ḿnh, liền sấp ḿnh xuống trước mặt Người mà thưa: "Lạy Chúa, xin tránh xa tôi, v́ tôi là kẻ tội lỗi" (Lk.5:8); hay một trường hợp khác, đó là sau khi Chúa Giêsu đă sống lại, trong khi đi đánh cá ở biển hồ Tibêria với sáu tông đồ khác, vừa nghe thấy tông đồ Gioan được ơn Minh Luận nhận ra Thày và hô lên "Chúa đó" (Jn.21:7), vị trưởng tông đồ đoàn "Simon Phêrô liền giật vội lấy mớ quần áo, v́ đang ḿnh trần, mà nhào xuống nước" (Jn.21:7).

Thứ bốn, với Linh Ân Thâm Hiểu, Thần Linh Chúa sẽ làm cho Kitô hữu, nhờ ḷng Hiếu Thảo và tỏ ra Kính Sợ Thiên Chúa, thấu triệt được mạc khải của Thiên Chúa như được lưu truyền trong Thánh Kinh, cũng như hiểu rơ tinh thần của Chúa Kitô, Đấng chính là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người: "Thày c̣n phải nói nhiều với các con, song hiện nay các con không thể nào thấu triệt được. Thế nhưng, khi Ngài đến, là Thần Chân Lư, Ngài sẽ hướng dẫn các con vào tất cả sự thật. Ngài sẽ không tự ḿnh nói mà là sẽ chỉ nói những ǵ Ngài nghe và sẽ loan truyền cho các con những ǵ phải đến. Làm như thế, Ngài sẽ tôn vinh Thày, v́ Ngài sẽ lănh nhận từ Thày những ǵ Ngài sẽ loan truyền cho các con" (Jn.16:12-14).

Thứ năm, với Linh Ân Huấn Dụ, Thần Linh Chúa sẽ làm cho Kitô hữu, sau khi đă Thâm Hiểu mạc khải và tinh thần của Chúa Kitô, có một nhận định chính xác và phán đoán sâu sắc về t́nh trạng thế gian cũng như các linh hồn, để có thể thông cảm và theo ơn Chúa xử trí với họ một cách thích đáng trong mỗi trường hợp: "Nếu Thày đi, Thày sẽ sai Đấng An Ủi đến với các con. Khi Ngài đến, Ngài sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc luận phạt. Về tội lỗi, ở chỗ họ không chịu tin Thày; về sự công chính, ở chỗ Thày về cùng Cha và các con không c̣n thấy Thày nữa; về việc luận phạt, v́ lănh chúa của thế gian này đă bị lên án" (Jn.16:7-11). Đấng An Ủi là Thần Chân Lư đă chẳng "chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc luận phạt" qua những bài Huấn Dụ thu hút của Thánh Phêrô sau khi Ngài hiện xuống (x.Acts 2:14-39; 3:11-26), hay qua những lời Huấn Dụ hùng hồn của vị tử đạo tiên khởi là thánh Stephanô hay sao (x.Acts 6:8-15; 9:1-54)?

Thứ sáu, với Linh Ân Khôn Ngoan, Thần Linh Chúa sẽ làm cho Kitô hữu, với tâm t́nh Hiếu Thảo chỉ muốn làm đẹp ḷng Cha của ḿnh, với thái độ Kính Sợ không dám làm ǵ bất xứng với Ngài, và với kiến thức Thâm Hiểu mạc khải của Cha ḿnh, biết chọn Thánh Ư Cha trên hết mọi sự và chỉ làm theo ư của Ngài mà thôi, như trường hợp hai tông đồ Phêrô và Gioan đối đáp trước Hội Đồng Do Thái về việc cấm cản các vị rao giảng Đức Kitô: "Trước nhan Thiên Chúa các ngài thử xét xem có đúng hay chăng nếu chúng tôi vâng lệnh các ngài hơn là vâng phục Thiên Chúa" (Acts 4:19). Quả đúng như lời Chúa Giêsu trấn an các môn đệ khi Người sai các vị đi như chiên giữa sói rừng: "Khi họ bắt nộp các con, đừng lo ḿnh sẽ phải nói ǵ hay nói ra sao. Bấy giờ các con sẽ biết những ǵ ḿnh phải nói. Không phải là các con nói mà là Thần Linh của Cha các con nói trong các con" (Mt.10:19-20).

Thứ bảy, với Linh Ân Dũng Cảm, Thần Linh Chúa sẽ làm cho Kitô hữu, sau khi Khôn Ngoan nhận biết Thánh Ư Chúa và chọn làm theo Thánh Ư của Ngài mà thôi, đạt đến tŕnh độ trung thực phản ảnh Chúa Kitô trong việc làm chứng nhân cho Người: "Khi Đấng An Ủi đến, là Thần Chân Lư từ Cha mà đến cũng là Đấng chính Thày sai đến từ Cha, Ngài sẽ làm chứng cho Thày. Các con cũng phải làm chứng cho Thày nữa, v́ các con đă ở với Thày ngay từ ban đầu" (Jn.15:26-27); "Các sẽ nhận được quyền lực khi Thánh Thần xuống trên các con; rồi các con phải là những chứng nhân của Thày ở Gialiêm... cho đến tận cùng trái đất" (Acts 1:8).

Chúa Thánh Thần đă dùng 7 Linh Ân của Ngài để làm cho bộ máy siêu nhiên là Thánh Sủng cùng với các bộ phận Tin, Cậy, Mến hoạt động hữu hiệu là như thế. Chẳng hạn, nếu không có Linh Ân Dũng Cảm của Ngài, Kitô hữu cũng không thể nào làm chứng cho Đức Tin với một niềm Trông Cậy vững vàng để tỏ ra ḷng Yêu Mến trọn hảo của ḿnh. Do đó, "tất cả những ai được Thần Linh Thiên Chúa dẫn dắt đều là con cái của Thiên Chúa" (Rm.8:14).
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL