CHÚA NHẬT XII QUANH NĂM
MỪNG SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ



BÀI ĐỌC I
: Zach 12:10-11

“Họ sẽ nh́n thấy Đấng họ đă đâm thâu qua”
Bài trích sách Tiên tri Giacaria.

Đây Chúa phán: “Ta sẽ gieo rắc tinh thần an phúc và cầu nguyện trên nhà Đavít và trên dân cư Giêrusalem. Họ sẽ ngước mắt nh́n Ta, Đấng họ đă đâm thâu qua: họ sẽ khóc than người, như khóc than con một, họ sẽ thương tiếc người như quen thương tiếc đứa con đầu ḷng đă chết. Trong ngày đó, tại Giêrusalem sẽ có tiếng khóc than to lớn, như khóc than Ađadremmon trong cánh đồng Magêđon”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi, linh hồn tôi khát khao Chúa.

1.      Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của tôi, tôi thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn tôi khát khao, thể xác tôi mong đợi Chúa tôi, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước!.

2.      Tôi cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nh́n thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. V́ ân t́nh của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng tôi sẽ xướng ca ngợi khen Ngài.

3.      Tôi sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời tôi, tôi sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn tôi được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng tôi ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ.

4.      V́ Chúa đă ra tay trợ phù tôi, để tôi được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. Linh hồn tôi bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người tôi.


BÀI ĐỌC II: Gal 3:26-29

“Anh em đă chịu phép rửa tội, nên anh em đă mặc lấy Đức Kitô”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô. V́ chưng tất cả anh em đă chịu phép rửa tội trong Đức Kitô, nên anh em đă mặc lấy Đức Kitô. Nay không c̣n phân biệt người Do Thái và Hy Lạp, người nô lệ và tự do, người nam và người nữ: v́ tất cả anh em trong Đức Kitô. Nhưng nếu anh em thuộc về Đức Kitô, th́ anh em là ḍng dơi Abraham, những kẻ thừa tự như lời đă hứa.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 9:18-24

“Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa. Con Người phải chịu nhiều đau khổ”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Việc xảy ra là khi Chúa Giêsu cầu nguyện riêng một nơi, và có các môn đệ ở với Người, th́ Người hỏi các ông rằng: “Những đám dân chúng bảo Thầy là ai?”. Các ông thưa rằng: “Người th́ bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác lại cho là Êlia, c̣n người khác th́ cho là một trong các tiên tri thời xưa, đă sống lại”. Người lại hỏi các ông rằng: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Và Người ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai mà rằng: “Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lăo, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”. Người lại phán cùng mọi người rằng: “Ai muốn theo Ta, hăy từ bỏ ḿnh, vác thập giá ḿnh hằng ngày mà theo Ta. V́ kẻ nào muốn cứu mạng sống ḿnh th́ sẽ mất nó. C̣n kẻ nào mất mạng sống ḿnh v́ Ta, th́ sẽ cứu được mạng sống ḿnh”.

Phúc Âm của Chúa.


Sống Lời Chúa Hôm Nay


 

 

 

Chúa Nhật Thường Niên XII  

Tin Tưởng Chúa Kitô tức là Làm Chứng cho Người

 

 

 

Theo phụng niên chu kỳ Năm C của Giáo Hội, như đă từng xẩy ra cho những năm 1995 (ngày 25/6), 1998 (ngày 21/6) và 2001 (ngày 24/6), Chúa Nhật (ngày 13/6/2004) tuần này chúng ta ở vào tuần XII của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, sau một loạt những Lễ Trọng liên quan đến Sự Sống là Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi và Lễ Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô. Chúng ta cũng biết Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là thời điểm bắt đầu Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, thời điểm tiếp tục Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh đă bị cắt quăng bởi Mùa Chay, Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh. Tuy nhiên ba Chúa Nhật đầu của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh được Giáo Hội sắp xếp để cử hành các Mầu Nhiệm Sự Sống, đó là Mầu Nhiệm Thánh Thần Hiện Xuống, Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi và Mầu Nhiệm Ḿnh Máu Thánh Chúa. Tuy bị ba Lễ Trọng trên đây cắt quăng giữa Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh với Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh như thế, mà ư nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Thường Niên tuần này vẫn ăn khớp với bài Phúc Âm Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa tuần trước, không hề bị cắt quăng tí nào cả, từ việc Chúa Kitô làm phép lạ hóa bánh ra nhiều trong bài Phúc Âm tuần trước, theo Thánh Luca, ở đoạn 9 từ câu 11 đến 17, tới việc Người hỏi các tông đồ về căn tính của Người, cũng trong Phúc Âm Thánh Luca ở cùng đoạn 9, từ câu 18 đến 24, cho Chúa Nhật XII Thường Niên tuần này.

 

Sở dĩ chúng ta cần phải để ư đến diễn tiến về phụng niên như thế, là v́ chúng ta muốn hiểu xác đáng ư nghĩa của chung Phụng Vụ Lời Chúa và của riêng bài Phúc Âm trong việc cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô theo phụng vụ. Bởi thế, cũng cùng một bài Phúc Âm, song ư nghĩa của bài này có thể được hiểu khác nhau tùy theo phụng vụ. Chẳng hạn, cùng bài Phúc Âm về việc Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Isave, nhưng ư nghĩa của bài Phúc Âm của chính Ngày Lễ Thăm Viếng 31/5 hằng năm sẽ không hoàn toàn giống với ư nghĩa của ngày 21/12 hằng năm trong tuần bát nhật trước Lễ Giáng Sinh. Cũng vậy, bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Mùa Thường Niên Năm C tuần này, và bài Phúc Âm Lễ Thánh Phêrô Phaolô ngày 29/6 cuối tháng 6 hằng năm, nội dung hoàn toàn giống nhau, cũng về cùng một vấn đề căn tính của Chúa Kitô “Thày là ai?”, mhưng ư nghĩa của cùng bài Phúc Âm cho hai Lễ khác nhau này cần phải được hiểu theo ư nghĩa phụng vụ của mỗi lễ… Vậy th́ ư nghĩa về căn tính của Chúa Kitô trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Mùa Thường Niên tuần này với bài Phúc Âm Lễ Thánh Phêrô và Phaolô 29/6 tới đây khác nhau thế nào?

 

Để hiểu được ư nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Thường Niên Năm C tuần này về phuong diện phụng vụ, chúng ta nên để ư đến ư nghĩa khác nhau giữa Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh. Đúng thế, nếu Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh được bắt đầu từ Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, th́ Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh là thời đoạn Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô đích thân tỏ ḿnh ra cho chung dân Do Thái, nhất là cho riêng các môn đệ, cho tới khi Ngụi tử giá trên đồi Canvê, một biến cố được tưởng niệm trong Tuần Thánh, cũng như cho tới khi Người sống lại từ trong cơi chết, một biến cố được cử hành trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Và nếu Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh được bắt đầu từ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, th́ Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là thời đoạn Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô tỏ ḿnh ra cho toàn thể nhân loại, qua Giáo Hội Nhiệm Thể của Người, và bởi Thánh Thần Người đă thông cho các tông đồ khi Người sống lại từ trong cơi chết, cũng là Vị Thánh Thần Người đă từ Cha sai đến với Giáo Hội trong Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem, Vị Thánh Thần dùng Giáo Hội để làm chứng về Chúa Kitô cho tới khi Người lại đến trong vinh quang, một biến cố được Giáo Hội ngưỡng vọng khi cử hành Lễ Chúa Kitô Vua để kết thúc phụng niên hằng năm, trước khi bước vào Mùa Vọng là mùa mở màn cho một phụng niên mới. Vậy, áp dụng ư nghĩa của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, như vừa được phân tích trên đây, chúng ta có thể hiểu được ư nghĩa của bài Phúc Âm về căn tính của Chúa Kitô theo phụng vụ của Chúa Nhật XII Mùa Thường Niên Năm C thế này. Nếu trong Lễ Trọng Kính Thánh Phêrô và Phaolô 29/6 hằng năm, căn tính Thiên Sai của Chúa Kitô liên quan đến đức tin của tông đồ Phêrô trong vai tṛ thánh nhân đuọc Người trao quyền tối thuọng để lănh đạo Giáo Hội do Người lập, th́ trong Chúa Nhật XII Mùa Thường Niên Năm C tuần này, căn tính Thiên Sai của Chúa Kitô ấy liên quan đến chứng từ của chung các tông đồ cũng như của riêng vị lănh đạo Phêrô, con người đại diện anh em tuyên xưng: “Thày là Đức Kitô của Thiên Chúa”.

 

Thế nhưng, ư nghĩa của căn tính Chúa Kitô trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Mùa Thụng Niên Hậu Phục Sinh Năm C tuần này liên quan đến chứng từ của các tông đồ, th́ tại sao bài Phúc Âm lại ghi nhận là “Người ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai”, vậy th́ việc làm chứng của các vị theo ư nghĩa phụng vụ của bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Năm C Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh có nghịch với lời Chúa Giêsu ngăn cấm các vị không được nói về Người và tỏ Người ra chăng?

 

Chúa Giêsu quả có cấm các tông đồ không được tỏ căn tính Thiên Sai của Người ra cho bất cứ một ai, nhưng Người chỉ cấm điều này vào thời điểm chưa thích hợp mà thôi, thời điểm mà chung dân chúng và riêng thành phần lănh đạo Do Thái chưa thể chấp nhận được chân lư Người là Đấng Thiên Sai, là Đấng được Thiên Chúa sai đến như lời hứa. Chính v́ thế, như lời Ngụi khẳng định với dân Do Thái trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 8 câu 21 là: “Quí vị t́m Tôi song quí vị sẽ chết trong tội lỗi của quí vị. Nơi Tôi đi, quí vị không thể nào tới được”. Vậy thời điểm nào mới thích hợp để các môn đệ có thể làm chứng về Người, có thể minh chứng Người thực sự là Đấng Thiên Sai đây? Phúc Âm Thánh Luca Năm C không đề cập đến chi tiết về thời điểm chứng từ này của các vị tông đồ cho măi đến lúc Chúa Kitô phục sinh tuyên phán cùng các vị rằng: “Vậy đúng như lời đă viết Đấng Thiên Sai phải chịu khổ nạn và sống lại từ trong cơi chết vào ngày thứ ba.  Phải nhân danh Người rao giảng cho tất cả mọi dân nước về ḷng thống hối để đuọc ơn tha tội, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là những chứng nhân về điều này”. Đến đây chúng ta mới thấy được bản chất và cốt lơi của việc làm chứng cho Chúa Kitô. Bản chất của việc làm chứng cho Chúa Kitô là ǵ, nếu không phải là làm chứng rằng Ngụi đă chết song đă phục sinh, hay nói cách khác, làm chứng rằng Chúa Kitô thực sự đă phục sinh từ trong cơi chết. Và cốt lơi của việc làm chứng cho Chúa Kitô đây là ǵ, nếu không phải là Chúa Kitô Phục Sinh thực sự là “Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa”, như lời tuyên xưng của vị tông đồ Phêrô trong bài Phúc Âm hôm nay.

 

Thế nhưng, để làm chứng cho Chúa Kitô, không phải thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ chỉ cần thấy Người và nghe Người là đủ, mà c̣n phải nhờ thấy và nghe mà tin tưởng trong ḷng nữa. Bằng không, chính họ cũng là thành phần phản bội Người, như trường hợp tông đồ Giuđa (xem Mt 26:48-50), hay trường hợp “tất cả bỏ Người mà tẩu thoát”, như Phúc Âm Thánh Marcô thuật lại khi Người bị bắt (Mk 14:50), dù có dám mon men theo Người rồi cũng trắng trợn chối bỏ Người như tông đồ Phêrô (xem Lc 22:57-58, 60), đúng như lời Người đă báo truóc cho chung các vị biết trong Bữa Tiệc Ly ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 13 câu 33: “Các con ơi, Thày không c̣n ở với các con bao lâu nữa. Các con sẽ t́m Thày, nhưng giờ đây Thày cũng nói với các con những ǵ Thày đă nói với người Do Thái, đó là ‘nơi Thày đi các con không thể nào tới được’”. Vậy, để làm cho các tông đồ tin tưởng, nhờ đó các vị có thể làm chứng cho ḿnh, Chúa Kitô thường nói truóc những ǵ xẩy ra, như việc Người tiên báo về cuộc tử nạn và phục sinh của Người trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này.

 

Đó là lư do Người đă khẳng định mục đích những lần tiên báo này của Người liên quan mật thiết đến đức tin của các tông đồ trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn câu 14 câu 29 như sau: “Giờ đây Thày nói cho các con biết trước những ǵ sẽ xẩy ra để các con tin khi chúng xẩy ra”. Và để chứng thực ḿnh đă sống lại từ trong cơi chết, Người cũng dùng đ̣n báo trước này để quật ngă ḷng cứng tin của các tông đồ, như Phúc Âm Thánh Luca ghi nhận ở đoạn 24 câu 44 như sau: “Các con hăy nhớ lại những lời Thày đă nói với các con khi Thày c̣n ở cùng các con”.

 

Vậy vấn đề thực hành sống đạo ở đây là, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XII Mùa Thụng Niên Hậu Phục Sinh Năm C tuần này, Chúa Giêsu chẳng những cho các tông đồ biết trước việc Người sẽ tử nạn và phục sinh, một lời tiên báo liên quan đến sứ vụ chứng nhân của các tông đồ, mà c̣n, ngay sau đó Người kêu gọi các vị là hăy bỏ ḿnh đi  và vác thập giá, nếu các vị muốn theo Người. Như thế có nghĩa là, không bỏ ḿnh và vác thập giá không thể làm môn đệ của Chúa Kitô, như lời Người khẳng định với quần chúng Do Thái trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 14 câu 27, chúng ta có thực sự thâm tín và cảm nghiệm được điều này chăng? Tức là, chúng ta có chân nhận rằng, nếu không thực sự làm môn đệ của Chúa Kitô chúng ta không thể nào làm chứng cho Người! Như thế, muốn làm chứng cho Chúa Kitô, thành phần chứng nhân của Người phải là thành phần bỏ ḿnh đi, vác thập giá mà theo Người, thành phần được Sách Khải Huyền diễn tả ở đoạn 14 câu 4 là “theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới”, như gương mẫu tuyệt vời của Mẹ Maria, người môn đệ tiên khởi và lư tuỏng của Chúa Kitô, vị đă theo Người cho tới khi được Phúc Âm Thánh Gioan ghi nhận ở đoạn 19 câu 25: “đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu”.

 

Qua bài Phúc Âm hôm nay chúng ta thấy một điều rất đặc biệt này, đó là không phải hễ sống gần với Chúa Giêsu th́ không cần phải có đức tin nữa, v́ đă được trông thấy Người rồi. Trái lại, càng sống gần Người, càng phải có đức tin. Bằng không, sẽ càng v́ Người mà vấp phạm. Không phải hay sao, ngoại trừ Mẹ Maria, c̣n ai sống gần Chúa Giêsu bằng các vị tông đồ, nhất là tông đồ Phêrô, một trong ba vị thân cận với Người, những vị trong một số trường hợp đă được Người chọn đi riêng với Người? Thế mà chính vị trưởng tông đồ này lại là vị tông đồ trắng trợn và phũ phàng chối bỏ Người! Vậy cốt lơi của đức tin đây là ǵ, nếu không phải là tin rằng nhân vật lịch sử mang tên Giêsu ở Nazarét ấy chính là Kitô, là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa đă hóa thành nhục thể, là Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Chúa Kitô đă đến thế gian để làm chứng cho chân lư cũng là ở chỗ này, ở chỗ làm cho chung dân Do Thái và riêng thành phần môn đệ của Người tin rằng Người đă được Cha sai, và Cha quả thực là Thiên Chúa chân thật duy nhất, đúng như Ngài đă tỏ ḿnh ra suốt lịch sử cứu độ của dân Do Thái, v́ Ngài đă sai Người đến cứu chuộc đúng như Lời Hứa từ ban đầu với hai nguyên tổ (x Gen 3:15). Mà “sự sống đời đời” là ǵ, nếu không phải như Chúa Kitô đă định nghĩa trong Lời Nguyện Hiến Tế ở cuối Bữa Tiệc Ly, “là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3). Như thế, phần rỗi đời đời chính là ở đức tin ấy, tức ở việc nhận biết cả Cha lẫn Con này, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định ở đoạn kết Phúc Âm Thánh Marcô: “Ai tin và chịu phép rửa th́ được cứu rỗi” (Mk 16:16). Thế nhưng, nếu “đức tin không việc làm là đức tin chết” (James 2:26) th́ quả thực Chúa Giêsu cũng đă chí lư khi khẳng định ở phần cuối bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này là “ai muốn theo Thày phải bỏ ḿnh đi và vác thập giá mà theo Thày”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Chúa Nhật 24/6/2007 Lễ Trọng Sinh Nhật Thánh Gioan Tiền Hô Tẩy Giả

 

Tiền Hô Gioan Tẩy Giả - Giao điểm giữa Cựu Ước và Tân Ước

Vị Tiên Tri của Cựu Ước và Tông Đồ của Tân Ước

  

Theo qui luật phụng vụ nói chung th́ Chúa Nhật là ngày trọng nhất, không một lễ trọng nào không phải về Chúa có thể át đi được, dù Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12 trong Mùa Vọng là lễ trọng buộc cũng phải dời sang ngày khác, và Lễ Mẹ Thai Lời hoặc Lễ Truyền Tin Lời Nhập Thể 25/3 trong Mùa Chay là lễ trọng không buộc cũng thế. Tuy nhiên, những lễ trọng nào khác, rơi vào các Chúa Nhật Thường Niên, như Lễ Trọng Buộc kính Đức Mẹ Mông Triệu 15/8, Lễ Trọng Thánh Phêrô Phaolô 29/6 hay Lễ Trọng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả 24/6, đều được thay thế Chúa Nhật. Lễ Trọng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả cho chu kỳ Năm C 2007 rơi vào Chúa Nhật XII Thường Niên, bởi vậy Giáo Hội cử hành Lễ Trọng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả thay Chúa Nhật XII Thường Niên.

 

Phải công nhận là, ngoại trừ Chúa Giêsu và Mẹ Maria là 2 Đấng được Giáo Hội hằng năm mừng sinh nhật bằng một Thánh Lễ, Lễ Giáng Sinh 25/12 và Lễ Sinh Nhật Mẹ Maria ngày 8/9, thời điểm sau Lễ Mẹ Vô Nhiễm đúng 9 tháng, tượng trưng cho 9 tháng được cưu mang của Mẹ, trong tất cả các thánh, chỉ có Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là được Giáo Hội mừng lễ sinh nhật trần gian của ngài mà thôi, ngày 24/6, trước Lễ Giáng Sinh Chúa 25/12 đúng 6 tháng, v́ ngài được cưu mang trước Người 6 tháng. Đó là chưa kể Tiền Hô Gioan Tẩy Giả c̣n được Giáo Hội cử hành lễ vào ngày qua đời 29/8 của ngài như các vị thánh khác nữa. Chưa hết, trong khi Giáo Hội cử hành lễ sinh nhật Mẹ Maria ở bậc lễ kính (feast), Giáo Hội lại cử hành lễ sinh nhật của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở bậc lễ trọng (solemnity), có ba bài đọc, có Kinh Vinh Danh và Kinh Tin Kính, chưa kể c̣n bao gồm cả lễ vọng chiều tối hôm trước nữa.

 

Tất nhiên Thánh Gioan Tẩy Giả cũng chỉ có 2 lễ trong cả năm phụng vụ, trong khi đó Đức Mẹ có tới 16 lễ. Sự kiện Giáo Hội cử hành sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả ở bậc lễ cao hơn Mẹ Maria phải chăng v́ lời Chúa Giêsu khẳng định về vị thánh này rằng không một con người nào được sinh ra bởi người nữ cao trọng hơn ngài (x Mt 11:11)? Vấn đề được đặt ra ở đây là Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là con người cao trọng nhất loài người ở chỗ nào và v́ sao?

 

Trước hết – Ở chỗ nào? Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là con người cao trọng nhất loài người về phương diện ơn gọi. Đó là lư do, ngay sau khi khẳng định về thân phận cao trọng nhất loài người của vị Tiền Hô Tẩy Giả này, Chúa Giêsu đă minh định thêm rằng: “Tuy nhiên, kẻ bé mọn nhất trong vương quốc của Thiên Chúa c̣n cao trọng hơn ông” (Mt 11:11). Mà c̣n ai bé mọn nhất (tức thánh thiện nhất – xem Mt 18:4) trong vương quốc Thiên Chúa bằng Mẹ Maria. Do đó, về phương diện ân sủng, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả vẫn thua kém Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Đấng ngài được sai tới trước để dọn đường dọn đường cho “Đấng đến sau tôi song cao trọng hơn tôi” (Jn 1:30). Đúng thế, nếu bảo rằng chính lúc thai nhi Gioan Tẩy Giả nhẩy mừng trong ḷng mẹ (x Lk 1:44) là lúc em được khỏi nguyên tội khi mới lên 6 tháng tuổi, th́ Mẹ Maria đă được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai trong ḷng mẹ.

 

Nếu cho rằng Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là con người cao trọng nhất loài người về phương diện ơn gọi th́ phải chăng ơn gọi của ngài cao trọng hơn ơn gọi làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ Maria? Có thể nói thế. Bởi v́, dầu sao thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Mẹ Maria cũng liên quan tới lănh vực tự nhiên về bản tính. Trong khi đó, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được kêu gọi làm cha thiêng liêng của Chúa Giêsu, qua việc ngài làm phép rửa thống hối cho Lời Nhập Thể. Nếu nhờ được tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa mà Mẹ Maria đă được Thiên Chúa ban kèm theo những đặc ân khác tương xứng với thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa, như đặc ân hồn vô nhiễm, xác trinh nguyên và cả hồn xác mông triệu, thế nào, th́ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng vậy, với 3 đặc ân sau đây, 3 đặc ân nói lên cho thấy v́ sao ngài là con người cao trọng nhất.

 

Thứ nhất, nhờ ơn gọi làm cha thiêng liêng của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, ngài đă được báo trước trong Cựu Ước, như chính Chúa Giêsu đă minh nhiên khẳng định: “Chính về con người này mà Thánh Kinh đă viết: ‘Ta sai sứ giả của Ta đi trước con để dọn đường cho con’” (Mt 11:10).

 

Thứ hai, v́ mối liên hệ thiêng liêng siêu việt này giữa vị tiền hô với Lời Nhập Thể mà ngài đă được thông hưởng Thánh Linh tràn đầy của Lời Nhập Thể ngay trong ḷng mẹ, khi được Lời Nhập Thể đang ngự trong cung ḷng Mẹ Maria đến thăm vào lúc 6 tháng tuổi.

 

Thứ ba, v́ được tràn đầy Thánh Linh của Lời Nhập Thể ngay từ khi c̣n là thai nhi như thế, dù chưa hề gặp Lời Nhập Thể bao giờ, ngài chẳng những đă nhận ra Người ngay khi Người đến với ngài trong đám đông dân chúng để lănh nhận phép rửa từ ngài, mà c̣n biết được sứ vụ đích thực của Người để giới thiệu cho chung dân Yến Duyên cũng như cho riêng thành phần môn đệ của ngài (x Jn 1:29-36), thành phần sau này trở thành tông đồ của Người, được Người sử dụng làm nền tảng cho Giáo Hội được Người thiết lập.

 

Ở đây chúng ta thấy vai tṛ chính yếu của Thánh Gioan Tẩy Giả là làm “sứ giả” đi trước, đến trước như một vị tiền hô để dọn đường cho Đấng đến sau. Tuy chưa được diện kiến với chính Đấng ḿnh được sai đến để dọn đường, nhưng v́ được thông hưởng cùng một Thần Linh của Đấng đến sau ḿnh ngay từ khi c̣n là thai nhi, mà Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă trở thành giao điểm giữa Cựu Ước và Tân Ước, qua việc ngài làm phép rửa cho chính Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể, qua việc ngài chứng nhận Người với dân Yến Duyên đang trông chờ Đấng Thiên Sai “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Jn 1:34), cũng như qua việc ngài cung cấp cho Người những mầm mống Giáo Hội, dân Tân Ước.

 

Vai tṛ “sứ giả” của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở đây chẳng những có tính cách tiên tri của Cựu Ước mà c̣n cả tính cách tông đồ của Tân Ước nữa. Ở chỗ, ngài loan báo Đấng đến sau ngài, như các vị tiên tri trong Cựu Ước đă làm. Đồng thời và nhất là, ngài đă làm chứng về Đấng đến với ngài trước dân Yến Duyên nói chung và thành phần môn đệ của ngài nói riêng (x Jn 1:15,34;5:33,36).

 

Các vị tông đồ thuộc Nhóm 12 đă được diễm hạnh sống với chính Lời Nhập Thể 3 năm mà c̣n phản bội, c̣n chối bỏ Người khi cuộc khổ nạn và tử giá của Người bắt đầu, thậm chí măi cho tới khi các vị được lănh nhận quyền lực từ trên cao mới có thể làm chứng cho Người (x Acts 1:8; Lk 24:49). Thế mà, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă nhận ra ngay Đấng đến với ḿnh, dù chưa bao giờ thấy, và đă làm chứng về Người, cho dù có phải chết v́ chân lư (x Mk 6:14-29), một cái chết làm cho ngài hoàn toàn nên giống Đấng đă tuyên bố với thẩm quyền trần gian rằng “lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đến thế gian là để làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37).

 

Nếu Chúa Kitô cần phải tử nạn để làm chứng cho sứ vụ của ḿnh, cho căn tính gốc gác Thiên Sai của ḿnh thế nào, th́ vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả của Người cũng thế. Cái chết của vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đây không phải chỉ là cái chết của một vị tiên tri Cựu Ước bị bách hại v́ nói những ǵ trái với ḷng mong ước của con người và chạm tới tội lỗi của họ, mà c̣n là cái chết của một chứng nhân Tân Ước, v́ ngài đă thấy Đấng Cứu Thế, “Đấng gánh tội trần gian” (Jn 1:29), Đấng tỏ ḿnh ra cho ngài ở Sông Dược Đăng! 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL