CHÚA NHẬT
LỄ
M̀NH và MÁU CHÚA KITÔ

 

BÀI ĐỌC I: Ex 24:3-8

“Đây là máu giao ước Thiên Chúa đă cam kết với các ngươi”
Bài trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Môisen đến thuật lại cho dân chúng nghe tất cả những lời và lề luật của Chúa, và toàn dân đồng thanh thưa rằng: “Chúng tôi xin thi hành mọi lời Chúa đă phán”. Vậy Môisen ghi lại tất cả những lời của Chúa. Và sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con ḅ tơ làm hy lễ giao ḥa. Môisen lấy phân nửa máu đổ vào các chậu và rưới phân nửa kia lên bàn thờ. Ông mở quyển giao ước ra đọc cho dân nghe và họ thưa: “Chúng tôi xin thi hành và tuân theo tất cả những điều Chúa đă phán”. Vậy ông lấy máu rảy lên dân chúng và nói: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đă cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Tôi sẽ lănh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.

1.      Tôi lấy ǵ dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? Tôi sẽ lănh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.

2.      Trước mắt Chúa thật là quư hóa, cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Tôi là tôi tớ Ngài, con trai của nữ t́ Ngài, Ngài bẻ băy xiềng xích cho tôi.

3.      Tôi sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài.


BÀI ĐỌC II: Hebr 9:11-15

“Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta”
Bài trích thơ gởi tính hữu Do Thái.

Anh em thân mến, Chúa Kitô xuất hiện như vị Thượng tế cầu bàu mọi phúc lành tương lai. Người đi qua nhà tạm rộng răi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian nầy, cũng không nhờ máu dê ḅ, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời. V́ nếu máu dê và tro ḅ mà người ta rẩy trên kẻ ô uế, c̣n thánh hóa được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Đức Kitô, Đấng để nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính ḿnh làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống. V́ vậy Chúa Kitô là trung gian của Tân ước, v́ nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời Cựu ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lănh lấy gia nghiệp đời đời đă hứa cho họ.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh nầy, th́ sẽ sống đời đời”. — Alleluia.


PHÚC ÂM
: Mc 14:12-16, 22-26

“Nầy là Ḿnh Ta. Nầy là Máu Ta”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?” Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: “Các con hăy vào thành, nếu gặp một người mang ṿ nước th́ hăy đi theo người đó. Hễ người đó vào nhà nào th́ các con hăy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: Căn pḥng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu? Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn pḥng rộng răi dọn sẵn sàng và các con hăy sửa soạn cho chúng ta ở đó”. Hai môn đệ ra đi vào thành và thấy mọi sự như Người đă bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua. Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hăy cầm lấy, này là Ḿnh Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Nầy là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng c̣n uống rượu nho nầy nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa”. Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy tṛ lên núi Cây Dầu.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

 

 

ÔI BA TIC CAO QUÍ VÀ TUYT VI

 

(Thánh Tiến Sĩ Tôma Aquinas: Opusculum 57, in festo Corporis Christi, lect. 1-4)

 

 

Chính v́ ư muốn của Con duy nhất Thiên Chúa mà con người được thông phần với thần tính của Người, Đấng đă mặc lấy bản tính của chúng ta để nhờ trở nên con người Người có thể làm cho con người trở thành những vị thần linh. Hơn thế nữa, khi Người mặc lấy xác thịt của chúng ta, Người đă hiến tất cả bản chất của nó cho phần rỗi của chúng ta. Người đă hiến dâng thân xác của Người cho Thiên Chúa Cha trên bàn thờ thập giá làm của lễ hy sinh ḥa giải chúng ta. Người đă đổ máu Người ra để cứu chuộc và thanh tẩy chúng ta, để chúng ta được cứu khỏi t́nh trạng nô lệ hèn yếu và được thanh tẩy khỏi tất cả mọi tội lỗi. Thế nhưng, để có thể bảo đảm được rằng việc tưởng niệm về một tặng ân quá cao trọng này măi măi ở với chúng ta, Người đă để lại ḿnh Người làm của ăn và máu Người làm của uống cho tín hữu lănh nhận dưới h́nh bánh và rượu.

 

Ôi bữa tiệc cao quí và tuyệt vời, bữa tiệc mang cho chúng ta ơn cứu độ và là một bữa tiệc chứa đựng tất cả mọi sự ngọt ngào! C̣n ǵ tự bản chất có giá trị hơn thế nữa? Theo luật cũ chỉ có xác thịt của ḅ bê dê cừu được hiến dâng lên, nhưng đây lại là chính Chúa Kitô, là Thiên Chúa thật, được dọn ra trước mắt chúng ta như của ăn cho chúng ta. C̣n ǵ tuyệt vời hơn thế nữa? Không có bí tích nào có quyền năng chữa lành hơn nữa; nhờ đó, tội lỗi được tẩy sạch, nhân đức được tăng thêm, và linh hồn được dồi dào mọi ơn ích thiêng liêng. Thần lương này được Giáo Hội hiến dâng cho người sống và kẻ chết, để những ǵ được thiết lập cho phần rỗi của tất cả mọi người cũng mang lại thiện ích cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, dầu sao cũng không ai có thể hoàn toàn diễn tả được sự ngọt ngào của bí tích này, một bí tích mà chúng ta được hoan hưởng tận nguồn, và chúng ta lập lại việc tưởng niệm về một t́nh yêu tràn đầy tỏ ra cho chúng ta nơi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

 

Chính v́ muốn làm cho tâm hồn tín hữu cảm nhận sâu xa hơn nữa t́nh yêu bao la ấy mà Chúa Kitô đă thiết lập bí tích này trong Bữa Tiệc Ly. Vào lúc Người sắp sửa bỏ thế gian mà về cùng Cha, sau khi cử hành Lễ Vượt Qua với các môn đệ, Người đă để lại bí tích này như một cuộc tưởng niệm vĩnh viễn cuộc khổ nạn của Người. Bí tích này là sự viên trọn của tất cả những h́nh ảnh xa xưa và là phép lạ cả thể nhất của Người, c̣n đối với những ai cảm nghiệm được nỗi sầu đau về cuộc ra đi của Người, th́ bí tích này trở thành một niềm an ủi vĩnh tại có một không hai.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 658-659)

 

 

Cốt Lơi của Bí Tích Thánh Thể

 

Trong Mùa Phục Sinh 7 tuần lễ Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô “là sự sống lại (3 tuần đầu) và là sự sống (4 tuần sau)”, th́ trong Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh được mở màn bằng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cách đây hai tuần, Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô thông ban Sự Sống Thần Linh trong Thánh Thần và nhờ Giáo Hội là Bí Tích Cứu Độ của Người. Sự Sống Thần Linh Chúa Kitô muốn thông ban cho Kitô hữu chúng ta đây là Sự Sống Thiên Chúa Ba Ngôi, một Mầu Nhiệm chúng ta đă cùng với Giáo Hội cử hành tuần vừa rồi, cũng là chính Sự Sống Người ban cho chúng ta qua Thánh Thể của Người, một Mầu Nhiệm chúng ta cùng với Giáo Hội cử hành Chúa Nhật tuần này.

 

Nơi Bí Tích Thánh Thể chúng ta thấy được ít là ba ư nghĩa chính yếu sau đây. Ư nghĩa thứ nhất, đó là Chúa Kitô muốn ở lại với Giáo Hội cho đến tận thế, như Người hứa với các môn đệ trước khi thăng thiên về cùng Cha Người (x Mt 28:20). Ư Nghĩa thứ hai, đó là Chúa Kitô muốn tiếp tục ban phát Ơn Cứu Độ qua Hiến Tế Thánh Thể được Giáo Hội cử hành trong các Thánh Lễ. Và ư nghĩa thứ ba đó là Chúa Kitô muốn trở thành Thần Lương nuôi dưỡng đàn chiên của Người trong cuộc hành tŕnh đức tin về trời, như Manna đă nuôi dân Do Thái trong cuộc hành tŕnh vượt qua sa mạc mà vào Đất Hứa vậy. Tuy nhiên, ba ư nghĩa này sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu Chúa Giêsu không thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, hay nói cách khác, nếu bánh và rượu không phải thực sự là Ḿnh Thày và Máu Thày, như anh chị em Tin Lành vẫn hiểu như thế và chỉ cử hành như một lễ nghi mà thôi. Về vấn đề này, người đang chia sẻ đây đă tŕnh bày trong phần phụ trương cuốn “Ư Thức Giáo Hội Công Giáo” (tập hai, trang 891-893) như sau:

“Anh Chị Em Thệ Phản chỉ chấp nhận một Bí Tích duy nhất, đó là Bí Tích Rửa Tội, v́ chỉ có bí tích duy nhất này được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi nhận ở đoạn 28 câu 19 nói rơ là do Chúa Kitô thiết lập sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại: ‘Các con hăy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần’. Chính v́ không chấp nhận Bí Tích Thánh Thể trong sáu bí tích c̣n lại mà Anh Chị Em Thệ Phản không tin Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể, và việc họ cử hành như lời Chúa Kitô truyền ‘hăy làm việc này mà nhớ đến Thày’, như Phúc Âm Thánh Luca đoạn 22 câu 19 hay Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 11 câu 24 và 25 đề cập đến, họ cũng cử hành như một nghi thức tưởng ‘nhớ’” của một biến cố lịch sử hoàn toàn đă qua đi mà thôi, chứ không phải cử hành một Thực Tại Thần Linh.

“Sở dĩ Giáo Hội Công Giáo chấp nhận Bí Tích Thánh Thể là v́ tin rằng Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể, và v́ Người thực sự ngự trong Bí Tích Thánh Thể mà vấn đề ‘làm việc này mà nhớ đến Thày’ là vấn đề cử hành một Mầu Nhiệm Thánh, Mầu Nhiệm Vượt Qua thực sự của Chúa Kitô, một việc có giá trị vĩnh viễn và áp dụng cho đến tận thế khi được cử hành như cử hành Phép Rửa vậy. Và sở dĩ Giáo Hội Công Giáo chúng ta tin Chúa Giêsu thực sự ngự trong Bí Tích Thánh Thể là v́ lời Chúa Giêsu phán trên bánh ‘Này là ḿnh Thày’ (Mt 26:26; Mk 14:22; Lk 22:19; 1Cor 11:24) và trên chén rượu ‘Này là máu Thày’ (Mt 26:28; Mk 14:24). Chúa Giêsu không phán: ‘Này là biểu hiệu cho thân thể hay biểu hiệu cho máu huyết của Thày’. Chính động từ ‘’ chỉ về trạng thái hay bản chất nơi lời Người phán trên bánh và rượu mà bản chất bánh và rượu đă thực sự trở thành ‘ḿnh’ của Người và ‘máu’ của Người, đúng như lời Người xác nhận trong bài giảng về Bánh Hằng Sống trong sa mạc ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 6 câu 51: ‘Bánh Tôi ban là thịt của Tôi’, cũng như ở câu 55: ‘V́ thịt Tôi thật là của ăn và máu Tôi thật là của uống’.

“Nếu bánh và rượu được Chúa Giêsu truyền phép không thực sự trở thành ‘ḿnh’ và ‘máu’ của Người, th́ thử hỏi, bánh và rượu b́nh thường có thể nào ‘ban sự sống đời đời’ cho Kitô hữu được chăng, như lời Chúa Kitô khẳng định trong cùng Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 6 câu 51 và 58: ‘Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời’, hay ăn các thứ đồ ăn (bánh và rượu) b́nh thường này ‘một cách bất xứng’ có thể nào lại bị trầm luân đời đời chăng, như Thánh Phaolô quả quyết trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô ở đoạn 11 câu 29. Chưa hết, nếu Thánh Thể không phải là một Thực Tại Thần Linh, không phải là Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô th́ việc Kitô hữu chúng ta ‘làm để nhớ đến Thày’ có thể nào lại là việc làm hiện thực Cuộc Tử Nạn của Chúa Kitô hay chăng, như lời Thánh Phaolô tuyên bố trong cùng đoạn thư trên ở câu 26: ‘Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này là anh em công bố sự chết của Chúa cho tới khi Người lại đến’”.

Tóm lại, vấn đề ở đây liên quan đến vấn đề giải thích Thánh Kinh, đúng hơn, nếu không muốn nói liên quan đến vấn đề ư hệ, đến khuynh hướng, thậm chí đến thành kiến. Thật vậy, nếu bảo rằng câu “này là ḿnh Thày” và “này là máu Thày” Chúa Giêsu nói cần phải hiểu theo nghĩa bóng, th́ tại sao câu Phúc Âm viết về trường hợp “anh em Người” (Mt 12:46-48) th́ lại hiểu theo nghĩa đen, theo nghĩa “anh em ruột thịt” để có lư mà chối bỏ đức đồng trinh của Mẹ Maria. Trong khi đó, câu “anh em Người” ấy, căn cứ vào những chi tiết khác trong toàn bộ Phúc Âm, và vào cả đặc tính của ngôn ngữ Do Thái vốn không có chữ anh em ruột thịt, cũng có thể được hiểu và phải hiểu là anh em họ, th́ tại sao lại không chịu chấp nhận và cắt nghĩa như thế?

Nếu Chúa Giêsu thực sự hiện diện nơi Thánh Thể th́ mục đích của Người không phải chỉ để ở cùng Giáo Hội một cách bí tích vậy thôi, theo ư nghĩa thứ nhất. Lời Hóa Thành Nhục Thể không phải chỉ để ở với loài người trong thời gian 33 năm rồi thôi, rồi về trời, làm như Thiên Chúa buồn t́nh đi xuống trần gian thăm tạo vật của ḿnh rồi về vậy, chẳng khác ǵ như Người Việt hải ngoại về thăm quê hương rồi về lại thiên đường Mỹ quốc. Đúng thế, Chúa Giêsu Phục Sinh Thăng Thiên ở cùng Giáo Hội nơi Thánh Thể cho đến tận thế, theo hai nghĩa sau, đó là để tiếp tục ban phát ơn cứu độ của Người và để nuôi dưỡng đàn chiên của Người. Như thế, khác với Bí Tích Rửa Tội có tính cách đối ngoại, tính cách của một “cửa chuồng chiên”, Bí Tích Thánh Thể, trước hết và trên hết, liên quan trực tiếp đến Giáo Hội mà thôi, (đó là lư do, thành phần dự ṭng khi tham dự Thánh Lễ chung với cộng đồng Kitô hữu chỉ được tham dự phần Phụng Vụ Lời Chúa chứ không được dự phần Phụng Vụ Thánh Thể), đến việc sinh động và phát triển nội tâm Giáo Hội, để nhờ đó, Giáo Hội được tràn đầy sinh lực thần linh trong việc trở thành chứng từ trung thực của Người qua hoạt động truyền bá phúc âm hóa thế giới. Mối liên hệ mật thiết bất khả phân ly và nồng cốt này giữa Thánh Thể và Giáo Hội đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giảng dạy trong bức Thông Điệp 14 của Ngài, bức Thông Điệp mang tựa đề Ecclesia de Eucharistica được ban hành vào chính Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003.

Thật vậy, mục đích chính yếu của Chúa Giêsu khi lập Bí Tích Thánh Thể là để thông ban Sự Sống Thần Linh của Người cho Giáo Hội, như Cây Nho đích thực thông nhựa sống cho các cành nho (x Jn 15:1,5), để nhờ và qua các cành nho của ḿnh mà tiếp tục sinh hoa kết trái trên thế gian cho đến tận cùng trái đất và cho tới khi Người lại đến. Đó là lư do Chúa Giêsu đă khẳng định trong bài giảng Bánh Hằng Sống của Người rằng “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi th́ người ấy ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy” (Jn 6:56). V́ Thánh Thể có tính cách nội tại của Giáo Hội như thế, nghĩa là Thánh Thể chỉ giành cho thành phần Kitô hữu, hay chỉ có Kitô hữu, thành phần đă lănh nhận Phép Rửa, đă trở thành con cái Thiên Chúa, đă được tháp nhập vào Chúa Kitô, được trở nên chi thể của Người mới được diễm phúc lănh nhận, chúng ta mới hiểu được câu Chúa Giêsu khẳng định với người Do Thái “nếu quí vị không ăn thịt con người và uống máu Người th́ quí vị không có sự sống nơi quí vị” (Jn 6:53), nghĩa là Chúa Giêsu muốn mời gọi họ hăy tin tưởng vào Người, như Người đă phán với họ ngay trước khi trực tiếp nói về vấn đề Thánh Thể của Người: “Chưa ai đă từng thấy Cha, ngoại trừ duy có Đấng từ Thiên Chúa mới thấy Cha. Tôi nói thật với quí vị là kẻ nào tin tưởng th́ có sự sống đời đời” (Jn 6:46-47). “Tin tưởng” những ǵ? Chúa Giêsu đă làm sáng tỏ vấn đề ngay sau đó bằng câu: “Tôi là bánh sự sống” (Jn 6:48). Tức Người có ư nói với dân Do Thái bấy giờ rằng hăy tin vào Người, một Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người, hay hăy tin rằng Con Người Giêsu Nazarét là Người ấy, có xương có thịt như họ, chính là Đấng Thiên Sai, chính là Con Thiên Chúa.

Đúng thế, nếu “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3), th́ quả thực, như Người đă khẳng định, “Chính Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời, bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi cho thế gian được sự sống” (Jn 6:51). Bởi v́, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) đă tỏ ḿnh ra nơi xác thịt của Lời Nhập Thể, “bánh hằng sống từ trời xuống”, một thứ bánh mà chỉ có “ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời” mà thôi, tức chỉ có ai chấp nhận Ngài “đến trong xác thịt” (2Jn 7; x Jn 1:12) mới được sống đời đời: “bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi cho thế gian được sự sống” là như thế. Phần Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, “Đấng hằng ở nơi Cha” (Jn 1:18), Đấng đă thấy Cha và biết Cha trên trời (x Jn 1:18, 6:46), “bánh hằng sống từ trời xuống”, cũng đă ban sự sống đời đời là tất cả những ǵ Người biết về Cha cho riêng Giáo Hội cũng như cho chung thế gian biết: ở chỗ, đối với riêng Giáo Hội, bằng việc “tự hiến để họ (Giáo Hội) được thánh hóa trong chân lư” (Jn 17:19), tức để Giáo Hội cũng nhận biết Cha hay để Giáo Hội được sự sống cũng vậy; đối với chung thế gian, bằng việc “hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28), tức cho con người nhờ đó mà nhận biết Người và nhận biết Thiên Chúa hay được sự sống đời đời cũng vậy.

Chính v́ việc “tự hiến” hay “hiến ḿnh” này bằng huyết nhục được Lời Nhập Thể mặc lấy đă cho riêng Giáo Hội và chung thế gian được sống, được sự sống đời đời, mà biến cố Vượt Qua ấy nói chung và biến cố Tử Giá nói riêng cần phải được cử hành, để Ḿnh Máu Thánh của Người, “ḿnh Thày sẽ bị nộp v́ các con” (Lk 22:19) và “máu Thày sẽ đổ ra cho các con” (Lk 22:20) được tiếp tục nuôi sống Giáo Hội và qua Giáo Hội ban phát cho thế gian. Chính v́ Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô, Lời Nhập Thể, đă được ban cho Giáo Hội như thế, mà mỗi khi lên lănh nhận Ḿnh Máu Thánh Người qua việc hiệp lễ và thưa “amen”, tôi luôn ư thức và nói cùng Chúa Giêsu rằng: Vâng lạy Chúa, con tin Chúa là Con Thiên Chúa đă đến trong thế gian, đă hiến ḿnh cho Con để qua con Chúa có thể tiếp tục hiến ḿnh cho thế gian. Sau đó, tôi hằng tha thiết nguyện rằng: “Lạy Chúa là t́nh yêu, xin thực hiện mọi sự Chúa muốn nơi con, để con được trở nên đức ái cho mọi người, cho tất cả nên một trong Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. Amen”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Thứ Năm 19/6/2003, Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa.

 

CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ

MẦU NHIỆM ĐỨC TIN

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Sau nghi thức truyền phép, linh mục hai tay chỉ vào Bánh Thánh và Chén Thánh, hô to: “Đây là mầu nhiệm Đức Tin”, cộng đoàn đáp lại: “Lậy Chúa chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho đến khi Chúa lại đến”. Lời tuyên xưng này là một hành động của đức tin trước một mầu nhiệm của Đức Tin.

 

Chúa Giêsu Thánh Thể – Mầu nhiệm Đức Tin - Mầu nhiệm đă là một điều khó hiểu và không thể giải thích được bằng trí khôn con người. Mầu nhiệm Đức Tin lại càng không thể giải thích được bằng sự hiểu biết thông thường của con người. Do đó, trước Thánh Thể, thánh Tôma cũng đă không thể nói ǵ hơn, nhưng là: “Praestet fides supplementum, sensuum defectui” – Ta hăy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy ǵ. Vậy Đức Tin dậy chúng ta những ǵ về Mầu Nhiệm Thánh Thể?

 

THÁNH THỂ

 

“Hăy cằm lấy mà ăn”. Ăn ǵ? Ăn bánh hằng sống.

“Tất cả anh em hăy cùng uống”. Uống ǵ? Uống nước ban sự sống.

 

Nhưng bánh ấy làm bằng ǵ và nước ấy phát xuất từ nguồn mạch nào?

 

Cũng theo Đức Tin, th́ bánh ấy làm bằng “thịt” và nước là “máu” của Con Thiên Chúa: “Hăy cằm lấy mà ăn này là ḿnh Thầy” (Mt 26:26); và “Tất cả hăy uống. V́ đây là máu giao ước mới của Thầy sẽ bị đổ ra v́ nhiều người để được ơn tha tội” (Mt 26:26-27).

 

Ăn thịt và uống máu Chúa! Câu nói có khó nghe lắm không? Thật ra không phải măi hôm nay chúng ta mới có những suy nghĩ như thế này, nó đă xẩy ra ngay từ lúc Chúa Giêsu nói với người Do Thái đương thời về dự tính mà Ngài muốn thực hiện, là biến Ḿnh và Máu Ngài làm của ăn và uống thiêng liêng cho nhân loại: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời; bánh ta ban là thịt ta, cho thế gian được sống” (Gioan 6:51). Họ đă phản ứng lại: “Làm sao người này có thể lấy thịt ḿnh cho chúng ta ăn” (Gioan 6:52).

 

Phần Chúa Giêsu th́ lại càng quả quyết hơn: “Thật ta bảo thật các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu người, các ngươi không có sự sống trong ḿnh. Ai ăn thịt ta và uống máu ta th́ sống đời đời và Ta sẽ làm cho sống lại ngày sau hết. V́ thịt ta thật là của ăn, và máu ta thật là của uống. Ai ăn thịt ta và uống máu ta th́ ở trong ta, và ta ở trong người ấy” (Gioan 6:53-56). Và điều này đă đưa đến sự bất măn của nhiều người: “Lời nói chói tai, ai có thể nghe cho được” (Gioan 6:60).

 

Phản ứng tiêu cực ấy vẫn không làm thay đổi chương tŕnh của Ngài. Ngay cả thành phần các Tông Đồ, Ngài cũng cho họ được tự do lựa chọn, nghe hay không nghe. Phêrô đứng trước sự ra đi của nhiều người, đă mạnh dạn thưa với Chúa Giêsu: “Lậy Chúa, chúng tôi c̣n biết theo ai? Chúa có lời ban sự sống đời đời” (Gioan 6:68).

 

Lời ban sự sống đời đời ấy là Chúa. Là Ḿnh và Máu Chúa. Tóm lại là chính Ngài. Và trước điều mà trí khôn và và giác quan con người không thấu triệt nổi ấy, như thánh Tôma A’quinas đă viết, chúng ta “hăy lấy Đức Tin bù lại”.

 

MẦU NHIỆM ĐỨC TIN

 

Thật vậy, có lần nào bạn đă nh́n thấy Chúa Giêsu trong tấm bánh nhỏ sau khi linh mục đọc lời truyền phép chưa? Hoặc đă có lần nào bạn thấy chén rượu sau khi linh mục đọc lời truyền phép trở thành một chén máu đỏ tươi chưa? Nhưng điều mà con mắt của bạn và của tôi không nh́n thấy, th́ Đức Tin đă chỉ cho thấy. Và cũng chỉ có Đức Tin mới cho phép trí khôn con người chấp nhận điều mà con mắt tự nhiên không nh́n thấy, và lư trí tự nhiên không giải thích được.

 

Vậy do Đức tin mà chúng ta biết được tấm bánh nhỏ bé, trắng tinh kia thật sự là Ḿnh và chén rược kia thật sự là Máu Chúa Giêsu sau khi đă được truyền phép. Tóm lại, chỉ có Đức Tin mới làm cho chúng ta, những Kitô hữu tin theo Chúa Giêsu, nh́n ra Ngài, tin nhận Ngài thực tại hữu h́nh trong Thánh Thể

 

Trong khi ánh mắt nhân loại không nh́n ra Chúa; th́ nhờ cặp mắt Đức Tin đă làm cho chúng ta cảm nhận và tin tưởng vững vàng Bí Tích Thánh Thể nhiệm mầu khi qú gối trước Thánh Thể. Và cảm thấy an vui, hạnh phúc, và b́nh an mỗi khi được rước Ḿnh Máu Thánh Chúa trong các Thánh Lễ. Từ cảm nhận thần linh này đưa chúng ta vào mầu nhiệm hiệp nhất trong t́nh yêu với Thiên Chúa. Bí Tích Thánh Thể làm cho chúng ta được trở nên giống Chúa Kitô, khi được Ngài ḥa tan và trở nên một với chúng ta. Có bao giờ bạn mơ ḿnh được thử làm ông vua, bà hoàng chưa? Giấc mơ ấy tuy không xẩy ra trong đời thường nhưng trong thế giới siêu h́nh, mỗi lần chúng ta rước Thánh Thể là mỗi lần chúng ta được trở nên giống Chúa Kitô và như Chúa Kito: : “Ai ăn thịt ta và uống máu ta th́ ở trong ta, và ta ở trong người ấy” (Gioan 6:56).  Một người tầm thường như chúng ta, nhưng nhờ rước Thánh Thể đă trở nên như Chúa Kitô.

 

Chỉ có Thánh Thể mới cho chúng ta cái cảm nhận được Thiên Chúa sống trong chúng ta và làm cho chúng ta có thể nói được như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20). Thánh nhân đă cảm nhận được sự sống này và đă quả quyết: “Với tôi, sống là Đức Kitô” (Phil 1:21). Phần Chúa Giêsu th́ tha thiết mời gọi chúng ta: “Hăy ở lại trong t́nh yêu Thầy” (Gioan 15:9). Tất cả những điều này đều không thể cắt nghĩa được bằng trí khôn, bằng giác quan, nhưng chỉ có thể hiểu được qua ánh mắt Đức Tin.

 

THÁNH THỂ T̀NH YÊU HIỆP NHẤT

 

Thật vậy, mỗi lần rước Thánh Thể chúng ta được cảm nhận một sự hiệp nhất sâu xa với Chúa Kitô và với anh chị em ḿnh qua sợi dây nối kết là Giêsu. Thánh Phaolô đă diễn tả sự hiệp nhất này như sau: “Bởi v́ chỉ có một tấm bánh, chúng ta tuy nhiều cũng chỉ là một thân thể, v́ tất cả chúng ta cùng chia một tấm bánh” (1Cor 10:17). Tư tưởng này được tóm gọn trong lời nguyện bác ái: “T́nh yêu Chúa Kitô đă kết hợp chúng ta nên một”.

 

Kết hợp với Chúa Giêsu, và kết hợp với anh chị em. Nhờ Bí Tích Thánh Thể, Kitô hữu chúng ta không những được mật thiết với Chúa Kitô, mà c̣n được gắn bó và trở nên mật thiết với tất cả mọi người. Đây là điều không ai có thể làm được, nếu không nhờ vào, và qua Bí Tích Thánh Thể.

 

KẾT LUẬN

 

Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ: “Hăy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Luca 22:19). Làm việc này là bẻ bánh – tham dự và dâng Thánh lễ. Và “hăy cầm lấy mà ăn. Hăy cầm lấy mà uống” – tức là rước Ḿnh và Máu Thánh Chúa. Hành động bẻ bánh và ăn, uống đă cho chúng ta ư niệm về sự sống. Sống và sinh động để không những nhớ đến Ngài, mà c̣n làm chứng nhân cho Ngài trong chính cuộc sống của mỗi Kitô hữu.  

 

Tại sao chúng ta đôi lúc thờ ơ đối với Thánh Thể? Thưa v́ yếu kém đức tin. V́ Đức Tin yếu kém nên sinh hoài nghi. Và v́ hoài nghi nên không tha thiết. Mà v́ không tha thiết, nên Chúa Giêsu Thánh Thể không là ǵ trước con mắt phàm nhân loại của chúng ta. Nhưng với Đức Tin, th́ mỗi lần đến trước Chúa Giêsu Thánh Thể, và mỗi lần rước Ḿnh Máu Thánh Ngài là một đặc ân vô giá.

 

Chúa Giêsu Thánh Thể – Mầu nhiệm Đức Tin. Chính v́ Thánh Thể là một Mầu Nhiệm của Đức Tin, nên không c̣n ǵ hơn là chúng ta phải đến với Thánh Thể và rước lấy Thánh Thể để nuôi dưỡng và tăng bổ đức tin ấy. Đồng thời qua việc tăng trưởng Đức Tin, chúng ta càng ngày càng nh́n ra Chúa một cách rơ ràng và yêu mến Người hơn. Tóm lại, khi đă tin vào Thiên Chúa, th́ mầu nhiệm Thánh Thể sẽ trở thành một niềm hoan lạc, hạnh phúc và b́nh an.

 

Được ở trong Chúa và Chúa sống trong ta. Và bởi v́ được ở trong Chúa, và được Chúa sống trong ta, nên chúng ta lại được chia sẻ t́nh thương ấy đến với tất cả anh chị em ḿnh. Và nhờ đó, hạnh phúc chúng ta càng dồi dào, niềm vui của chúng ta càng sung măn, và b́nh an của chúng ta càng lắng đọng, sâu lắng. V́ Thánh Thể một mầu nhiệm Đức Tin, nhưng cũng là một mầu nhiệm của T́nh Yêu.