Nếu Tin v́ dấu lạ th́ vấp phạm v́ Tử Giá

 

 

Để tiếp theo ư nghĩa hướng về phục sinh của Bài Phúc Âm tuần trước, bài Phúc Âm về biến cố Chúa Biến H́nh trên núi, bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay Năm B tuần này Giáo Hội lấy từ bài Phúc Âm của Thánh Kư Gioan, bài Phúc Âm về việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ, một việc làm mà ngay sau đó, khi trả lời cho thành phần hạch hỏi Người về vấn đề dấu hiệu nào chứng tỏ cho thấy Người thực sự có quyền ra tay xua đuổi đám bán buôn ở đền thờ, Người cho họ biết việc Người làm ấy có liên quan đến việc phục sinh của Người sau này. Chúng ta nên lưu ư là, chu kỳ Phụng Vụ Năm B bao giờ cũng theo Phúc Âm Thánh Kư Marcô. Tuy nhiên, có lẽ v́ Phúc Âm Thánh Kư Marcô hơi ngắn, do đó, trong chu kỳ phụng vụ Năm B này, Giáo Hội đă phải sử dụng đến một số bài Phúc Âm của Thánh Gioan xen kẽ, như ở Mùa Vọng có Chúa Nhật Thứ Ba, ở Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh có Chúa Nhật Thứ 2 (cho cả chu kỳ năm A và C), ở Mùa Chay sáu tuần có Chúa Nhật Thứ Ba, Tư và Năm, ở Mùa Phục Sinh Phúc Âm Thánh Gioan được sử dụng hầu hết cho cả ba chu kỳ, chứ không riêng ǵ chu kỳ B, trừ Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh có Chúa Nhật 17-21, và Lễ Chúa Kitô Vua (cho cả 3 chu kỳ).

 

Riêng Mùa Chay, Giáo Hội chọn ba bài Phúc Âm liền theo Thánh Kư Gioan, 3, 4 và 5, trước Chúa Nhật Thương Khó hay Lễ Lá. Chính v́ vị trí của ba Chúa Nhật trước Tuần Thánh mà ba bài Phúc Âm Thánh Gioan đề hướng về và chất chứa cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một cuộc Vượt Qua từ đau khổ tới vinh quang, từ tử giá đến phục sinh. Bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba theo Thánh Kư Gioan cho Mùa Chay chu kỳ Năm B này đă cho thấy rơ sự kiện ấy, qua câu Chúa Giêsu trả lời cho những người Do Thái muốn xem dấu lạ để biết được Người thực sự có quyền thế trên con người hay chăng: “Hăy cứ phá đền thờ này đi, nội trong ba ngày Tôi sẽ dựng lại”. Thánh Kư Gioan đă phải chú thích ngay trong bài Phúc Âm là Chúa Giêsu có ư nói đến đền thờ thân xác của Người, chứ không nói đến đền thờ Giêrusalem bấy giờ đầy nguy nga tráng lệ được xây cất hết sức công phu trong ṿng 46 năm mới xong, một nơi được Người khẳng định là “nhà của Cha Tôi” đă bị đám con buôn sặc mùi lợi lộc biến thành khu phố chợ đến nỗi Người đă phải thẳng tay thanh tẩy. Ở đây, chúng ta thấy Chúa Giêsu biết trước cuộc Vượt Qua của Người, một cuộc Vượt Qua ba ngày về thời gian, một cuộc Vượt Qua trực tiếp liên quan đến thân xác của Người, và là một cuộc Vượt Qua gây ra bởi bàn tay tham lam hận thù của đám thợ xây Do Thái (như được Người bóng bẩy nói đến trong dụ ngôn bọn tá điền làm vườn nho – Mt 21:33-46). Thế nhưng, nhân vật chủ chốt của cuộc Vượt Qua này không phải là chính bọn tá điền làm vườn nho, mà là chính nạn nhân, chính vật tế thần là Đấng Thiên Sai, Người Con Duy Nhất được Cha sai đến thu hoa lợi nhưng bị bọn tá điền này sát nhân đoạt của, chiếm gia tài (x Mt 21:38). Đó là lư do, trong bài Phúc Âm hôm nay, Nạn Nhân của cuộc Vượt Qua cũng là nhân vật chủ chốt trong cuộc Vượt Qua này mới lên tiếng thách thức đối phương :”Hăy cứ phá đền thờ này đi…”

 

Tất nhiên, dân Do Thái, một dân tộc rất tôn kính đền thờ của họ, làm sao có thể dám ra tay làm điều này, dám ra tay phá ngôi đền thờ của cha ông họ, phá một nơi linh thiêng nhất của dân tộc họ, nơi Thiên Chúa ngự trị giữa họ (1Kgs 8:29-30). Thế nhưng, dù họ không có ư phá, phá về thể lư ngôi đền thờ linh thiêng của họ này, về thiêng liêng, họ cũng đă phá nó rồi, ở chỗ, họ tục hóa nó bằng sinh hoạt phàm tục bất xứng của họ ở đó, một sinh hoạt chỉ biết kiếm chác lợi lộc trần gian bất xứng với khu vực đền thờ linh thiêng, một t́nh trạng tục hóa như thế mà thành phần lănh đạo và tôn sư giảng dạy lề luật trong dân vẫn mần ngơ không nói năng ǵ. Chính v́ chỉ biết sống đạo theo h́nh thức bề ngoài, theo lễ nghi, một cách giả h́nh, mà đám thợ xây lănh đạo và tôn sư của dân này đă không dám đụng đến đền thờ vật chất, dù khu đền thờ của chung dân tộc họ bị một thiểu số tục hóa bằng sinh hoạt trần gian, nhưng đă dám ra tay phá  ngôi đền thờ đích thực xứng đáng nhất cho Chúa ngự trị là thân xác của Đấng Thiên Sai nữa. Tại sao lại xẩy ra trường hợp đám thợ xây Do Thái dám phá đền thờ chính là thân xác của Chúa Kitô, nếu không phải v́ họ đă để cho đền thờ của họ bị tục hóa mà không biết. T́nh trạng tục hóa đền thờ đây không phải chỉ xẩy ra nơi đền thờ Giêrusalem của họ mà thôi, mà c̣n xẩy ra ngay khu vực đền thờ bản thân của họ nữa, v́ nơi khu vực ngoại vi đền thờ bản thân họ này hằng diễn ra những việc làm giả h́nh, những việc làm vụ h́nh thức, theo lễ nghi, theo luật lệ, chứ không “theo tinh thần và chân lư” (Jn 4:24) của những kẻ tôn thờ Thiên Chúa đích thực (x Jn 4:23). Nếu Chúa Giêsu đă thẳng tay đánh đuổi con buôn ra khỏi khu vực ngoại vi của đền thờ Giêrusalem trong bài Phúc Âm hôm nay thế nào, Người cũng đă nghiêm nghị ra tay thanh tẩy khu vực ngoại vi của đền thờ bản thân thành phần lănh đạo và tôn sư của dân Do Thái như vậy (xem cả đoạn 23 của Phúc Âm Thánh Mathêu).

 

Việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ trong bài Phúc Âm hôm nay, tuy là một việc bề ngoài, nhưng có một ư nghĩa hết sức sâu xa, ở chỗ, Người muốn dọn ḷng cho con người để họ có thể thực sự tin tưởng chấp nhận Người, Đấng là Thiên Chúa Nhập Thể, Đấng muốn đến ngự giữa chúng sinh, không phải ở một đền thờ nào đó, mà là nơi chính cơi ḷng mỗi người, qua việc họ tin tưởng nhận biết Người. Đó là lư do Thánh Phaolô đă nguyện ước “chớ ǵ Chúa Kitô ngự trị trong ḷng anh em nhờ đức tin” (Eph 3:17). Và đó cũng là lư do, ở phần cuối bài Phúc Âm hôm nay, Thánh Kư Gioan đă đề cập đến vấn đề đức tin của dân Do Thái đối với Chúa Giêsu: “Trong khi Người ở Giêrusalem vào lễ Vượt Qua, nhiều kẻ đă tin vào danh Người, v́ họ thấy được những dấu lạ Người đă làm. Về phần ḿnh, Chúa Giêsu không hề tin tưởng họ, v́ Người biết tất cả mọi ngườiỉ. Người không cần ai làm chứng về bản tính loài người. Người quá biết những ǵ chất chứa trong ḷng con người”. Ở đây, theo chiều hướng của cả bài Phúc Âm th́ đoạn cuối liên quan đến đức tin của dân Do Thái đối với Chúa Giêsu này cho thấy, Chúa Giêsu đă biết ḷng người ta tin tưởng Người bấy giờ chỉ v́ họ thấy dấu lạ Người làm, tức sống theo những cái bề ngoài mà thôi, chứ không hay chưa đi sâu vào thực tại của những dấu lạ chỉ đường dẫn lối như ngôi sao cho ba chiêm vương gia Đông Phương đến bái thờ Hài Vương Giêsu ở Bêlem. Chính v́ ḷng tin do bởi được xem dấu lạ mà một khi họ thấy những ǵ ngược lại, họ sẽ không tin nữa, sẽ mất đức tin. Chẳng hạn như trường hợp họ thấy con người đă từng làm phép lạ cho kẻ chết sống lại, đă cứu được nhiều người khỏi mọi thứ tật nguyền bệnh hoạn mà không tự cứu được ḿnh, tức không thể xuống khỏi thập giá (x Lk 23:35; Mk 15:29-32).

 

Thế nhưng, Chúa Giêsu đă lợi dụng chính cái hiếu kỳ bề ngoài này của dân Do Thái để làm cho họ tin, ở chỗ, cho họ thấy một dấu lạ trên hết các dấu lạ, một dấu lạ không ai có thể làm được ngoại trừ chính Thiên Chúa, đó là dấu lạ Người để cho con người sát hại ḿnh nhưng sau ba ngày Người sống lại từ trong kẻ chết (x Jn 10:17-18).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

ĐỜI CẦU NGUYỆN

 

Trần Mỹ Duyệt

 

“Anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần”. Đền thờ Chúa là “nhà Thiên Chúa”. Nhà Chúa là “nhà cầu nguyện”: “Hăy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha ta thành nơi buôn bán” (Gioan 2: 16).  V́ “nhà ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện” (Mat 21:13). Như vậy, nếu chúng ta là đền thờ Chúa, là nhà của Chúa, mà nhà Chúa là “nhà cầu nguyện”, th́ chúng ta cũng phải là “người cầu nguyện”, và cuộc sống của chúng ta là “đời cầu nguyện”. 

 

Ta là người cầu nguyện và cuộc sống ta là đời cầu nguyện. Điều này có thể nào trở thành mẫu mực cho đời sống người Kitô hữu không? Câu trả lời là “có”. Chúng ta phải trở thành người cầu nguyện và đời chúng ta phải là một đời cầu nguyện. Khi Chúa Giêsu nói với Phêrô: “Hăy cầu nguyện luôn khỏi phải sa chước cám dỗ. Tinh thần mau kíp nhưng xác thịt nặng nề” (Mt 26:41), không phải Ngài chỉ nói với Phêrô mà c̣n nói với mọi người chúng ta nữa. V́ ai cũng biết rằng tinh thần chúng ta luôn luôn sẵn sàng, luôn luôn mau mắn đáp trả lời Chúa, nhưng xác thịt, thân xác chúng ta th́ không.

 

Tuy nhiên, khi Chúa bảo Phêrô và chúng ta “hăy tỉnh thức và cầu nguyện”, th́ Ngài không chỉ muốn chúng ta dừng lại ở khía cạnh tiêu cực, là sợ tội, hoặc xin Chúa cứu giúp ḿnh khỏi phải thua cơn cám dỗ. Nhưng Ngài c̣n muốn Phêrô cũng như chúng ta phải luôn ở gần, ngay bên cạnh để tâm sự, để chia sẻ, và để lắng nghe Chúa nữa: “Linh hồn thầy buồn đến nỗi chết. Hăy ở lại đây và tỉnh thức với thầy” (Mt 26:38) . Và khi nghe Chúa nói những lời ấy, th́ hiểu rằng không phải chỉ có chúng ta mới cần được an ủi, mà cả Chúa nữa. Ngài cũng đang cần chúng ta an ủi. Đây chính là niềm hạnh phúc và vinh dự lớn lao cho chúng ta - những thụ tạo yếu hèn của Chúa - lại có thể làm cho Chúa được vui. Có thể an ủi được Ngài.

 

Tóm lại, là người cầu nguyện hay đời cầu nguyện không chỉ học thuộc và đọc nhiều những kinh do các thánh nhân hoặc những người đạo đức dọn sẵn. Nó cũng không hẳn căn cứ vào những Thánh Lễ hoặc những giờ chầu Thánh Thể chúng ta tham dự. Hoặc những tràng Mân Côi, những buổi đền tạ lâu giờ. Tất cả đều tốt, và đều cần để chúng ta gần gũi, tiếp cận, và thân mật với Chúa. Nhưng cốt lơi của cầu nguyện chính là những tâm sự phát xuất từ cơi ḷng, những cái mà Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu gọi là những lần “hướng tâm”, những rung động của con tim yêu mến được trao đổi giữa ta và Chúa. Một h́nh thức cầu nguyện không phải chỉ bằng lời, bằng tiếng, hoặc bằng số lượng, mà là những giây phút thật sự lắng đọng, ḥa tan giữa ta và Chúa. Ta nghe Chúa, Chúa nghe ta. Chúa an ủi ta, ta ủi an Chúa. Những giây phút Cha con tṛ truyện và tâm sự với nhau một cách thoải mái, tự nhiên và t́nh nghĩa.

 

Nhiều lần chúng ta tự hỏi, đôi bạn trẻ nói với nhau những ǵ mà kéo dài từ giờ này qua giờ khác. Tại sao họ cảm thấy thích thú, cần thiết, và mong mỏi được nói và được nghe nhau như thế? Chúng ta cũng tự hỏi, hai bố con hoặc hai mẹ con làm ǵ và nói ǵ với nhau từ giờ này qua giờ khác. Và rồi cũng với kinh nghiệm của chính ḿnh, chúng ta hiểu những buổi nói truyện như thế không phải lúc nào cũng là những câu truyện mang tính cách trang trọng, nghiêm chỉnh, nhưng phần lớn chỉ là những câu truyện rất b́nh thường như trời mưa, trời nắng. Cơm, áo, nghề nghiệp. Học hành, t́nh cảm, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng... Tóm lại, đó là những sự việc xẩy ra thường ngày trong cuộc sống. Những truyện mà hầu như ai cũng đă nghe, đă nói, và đă cảm nghiệm trong chính cuộc đời của ḿnh. 

 

Nhưng cái làm cho những câu truyện tầm thường kia trở thành “khác thường” và có tính hấp dẫn, khiến cho những người trong cuộc không c̣n cảm thấy yếu tố thời gian, và “quên đường về” chính là t́nh yêu. Và đó là nhịp đập của hai con tim, của hai tâm t́nh ḥa hợp. Chính t́nh yêu đă làm cho những câu truyện ấy trở nên thu hút và hấp dẫn. Nó làm cho hai tâm hồn cảm nhận và chia sẻ được với nhau, sung sướng được ở bên nhau. Hạnh phúc được nghe nhau nói. Nó khác hẳn những giờ phút nặng nề, chia trí, lo ra, và ngán ngẩm khi chúng ta v́ thiếu ḷng yêu mến Thiên Chúa mà bắt buộc phải có mặt trong thánh đường vào những ngày Chúa Nhật. Và đó là lư do tại sao các thánh nhân quí trọng và cần thiết những giờ phút cầu nguyện. Đó cũng là lời giải thích tại sao Chân Phước Têrêsa Calcutta mặc dù bận bựu trăm công, ngàn việc, vất vả, mệt nhọc, những vẫn qú hàng giờ trước Thánh Thể. Bởi v́ đời của các thánh là đời cầu nguyện, và các ngài là những người cầu nguyện.

 

Chúng ta sẽ hỏi, thế các thánh nhân nói ǵ với Chúa trong những giờ cầu nguyện như thế? Câu trả lời là các ngài nói với Chúa như đứa trẻ thơ nói với bố hay mẹ ḿnh. Trong những lúc như vậy, các em cười nhiều hơn nói, v́ chính lúc đó, không phải là các em mà là bố hay mẹ các em nói và đem lại cho các em những giây phút hạnh phúc. Các em chẳng cần phải xin ǵ, chẳng cần phải nói ǵ mà lại được tất cả. V́ có bao giờ các em nhỏ lại bị thiếu thốn hoặc đói khổ khi ở giữa bố mẹ!

 

Cầu nguyện như vậy không phải chỉ là những lời than van, kêu khóc, hoặc xin xỏ. Cũng không phải là đọc cho to, hát cho lớn, cho lâu, cho nhiều là được, mà là sự kết hợp và tan ḥa giữa ta với Chúa. Chúa ở trong ta và ta ở trong Chúa. Những lúc mà không chỉ chúng ta được bổ sức, được an ủi, được chữa lành, mà chính Chúa cũng được an ủi, được vui mừng v́ chúng ta đă tiếp đón, đă hầu cận, và đă lắng nghe Ngài. Những lúc mà tiếng than năo nề của Chúa năm xưa trong vườn Cây Dầu: “Linh hồn thầy buồn rầu đến chết” được ta lắng nghe và chia sẻ. Lắng nghe bằng con tim yêu mến rồi chia sẻ bằng hành động bác ái, thông cảm, chấp nhận tha nhân là những Giêsu đang tiều tụy, buồn khổ và năo nề trong vườn Câu Dầu của thế giới quanh ta.   

 

“Hăy mang những thứ này đi khỏi đây” (Gioan 2:16). Lời Chúa Giêsu nói với những người đổi tiền, buôn bán chiên, ḅ, hay bồ câu cũng là lời Chúa nói với mỗi người chúng ta nếu như chúng ta muốn trở thành người cầu nguyện và đời sống chúng ta trở nên đời cầu nguyện. Những thứ chiên, ḅ, bồ câu, tiền ở đây là tính ích kỷ, ḷng tham lam, tính hay giận hờn, cao ngạo, ham mê danh vọng, nhất là dục vọng cuồng nhiệt đang làm như bẩn, nhộn nhịp, và ồn ào căn nhà tâm hồn, và khiến cho tâm trí chúng ta lo ra, xao xuyến. Bao lâu những thứ chiên, ḅ, bồ câu, và tiền bạc ấy c̣n đó th́ nhà chúng ta, tức linh hồn chúng ta, và trái tim chúng ta không c̣n chỗ cho Chúa nữa. Lúc đó không c̣n là nhà cầu nguyện, mà biến thành “hang trộm cướp”. Nơi mà những tranh dành quyền lợi. Nơi mà tính ích kỷ, tham lam, hẹp ḥi. Nơi mà những mơ ước quyền lực, và dục vọng làm mất đi vẻ đẹp và giá trị căn bản của cuộc đời và tâm hồn con người.

 

Mùa Chay, mùa chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn Cứu Độ. Sự chuẩn bị này phải được nh́n dưới khía cạnh tâm linh, có nghĩa là phải sửa soạn linh hồn ḿnh cho trong trắng, cho tinh sạch. Nhất là phải đốt lên ngọn lửa yêu mến để xua tan bóng tối tội lỗi, gạt bỏ mọi trở ngại để chúng ta trở thành đền thờ cho Chúa ngự trị bằng cách đem Chúa về nhà ḿnh. Nói một cách khác, là mời Chúa trở lại căn nhà của Ngài là linh hồn chúng ta để nghe Chúa nói và nói với Chúa. Yên ủi Chúa và xin Chúa an ủi chúng ta. Và như thế chúng ta sẽ là những người cầu nguyện, và đời chúng ta sẽ là đời cầu nguyện.

 

 

 

NHIỆT TÂM LO VIỆC NHÀ CHÚA

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

           

       Người Mỹ có châm ngôn sự thất bại nặng nề nhất của con người là đánh mất đi ḷng nhiệt thành.” Riêng tác giả Heywood th́ nói “không có ǵ là không làm được với một con tim bốc lửa” Xét theo một khía cạnh nào đó th́ Mùa Chay là mùa cao điểm của T́nh Thương Cứu Độ của Thiên Chúa, nên cũng là thời gian để các Ki-tô hữu hâm nóng lại t́nh yêu và nhiệt tâm đối với Thiên Chúa và đối với những ǵ có liên quan tới con người v́ những ǵ thật sự có liên quan tới con người th́ cũng liên quan tới Thiên Chúa.

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: Xh  20,1-17: Mười điều răn

 

   (1) Ngày ấy trên núi Xi-nai, Thiên Chúa phán tất cả những lời sau đây: (2) "Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ.  (3) Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.  (4) Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ. (5) Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông. (6) Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời. (7) Ngươi không được dùng danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì ĐỨC CHÚA không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng. (8) Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày thánh. (9) Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. (10) Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. (11) Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày sa-bát và coi đó là ngày thánh. (12) Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi. (13) Ngươi không được giết người. (14) Ngươi không được ngoại tình. (15) Ngươi không được trộm cắp. (16) Ngươi không được làm chứng gian hại người. (17) Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta."

 

(2) Bài đọc 2: 1 Cr 1,22-25: Chúng tôi rao giảng Đấng bị đóng đinh.

 

   (22) Thưa anh em, trong khi người Do Thái đ̣i hỏi những điềm thiêng dấu lạ, c̣n người Hy Lạp t́m kiếm lẽ khôn ngoan,  (23) th́ chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. (24) Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Đấng ấy chính là Đức Ki-tô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. (25) V́ cái điên rồ của Thiên Chúa c̣n hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa c̣n hơn cái mạnh mẽ của loài người.

 

(3) Bài Tin Mừng: Ga 2,13-25: Đức Giê-su tẩy uế Đền Thờ.

 

       (13) Gần đến lễ Vượt Qua của người Do Thái, Đức Giê-su lên thành Giê-ru-sa-lem. (14) Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, ḅ, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. (15) Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên ḅ ra khỏi Đền Thờ; c̣n tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật ngược bàn ghế của họ. (16) Người nói với những kẻ bán bồ câu: "đem tất cả những th này ra khỏi đây, đng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán." (17) Các môn đệ của Người nhớ lại lời đă chép trong Kinh Thánh: V́ nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân.

 

       (18) Người Do Thái hỏi Đc Giê-su: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?" (19) Đc Giê-su đáp: "Các ông c phá hủy Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dng lại." (20) Người Do Thái nói: " Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mi xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?" (21) Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người. (22) Vậy, khi Người từ cơi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đă nói  điều đó, họ tin và Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đă nói.

 

       (23) Trong lúc Đức Giê-su ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đă chứng kiến các dấu lạ Người làm. (24) Nhưng chính Đức Giê-su không tin họ, v́ Người biết họ hết thảy, (25) và không cần ai làm chứng về con người. Quả thật, chính Người biết có ǵ trong ḷng con người.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

(1) Bài đọc 1 (Xh 20,1-17), nếu chỉ đọc cách hời hợt, chúng ta chỉ thấy mười giới răn khô khẳng khó nuốt, c̣n nếu đọc với cả tấm ḷng, chúng ta sẽ khám phá ra Tấm Ḷng đầy T́nh Thương của Thiên Chúa. Thật vậy nền tảng và động lực của mười điều răn là Giao Ước. Nguyên do của Giao Ước là T́nh Thương của Thiên Chúa. V́ yêu thương dân Ít-ra-en và nhân loại, nên Thiên Chúa muốn cho họ được hạnh phúc. Để giúp dân Ít-ra-en và mọi người t́m được hạnh phúc, Thiên Chúa ban mười điều răn như những nẻo đường, những phương thế thích hợp. Chúng ta thấy Thiên Chúa hết ḷng với Ít-ra-en và mong Ít-ra-en toàn tâm toàn ư với Thiên Chúa. T́nh Yêu chỉ được đáp lại bằng T́nh Yêu! Tấm ḷng cần được đón nhận và hồi đáp bằng tấm ḷng!

 

(2) Trong bài đọc 2 (1 Cr 1,22-25) Thánh Phao-lô Tông đồ cho thấy ngài sốt sáng nhiệt thành như thế nào trong việc rao giảng Chúa Ki-tô bị đóng đinh thập giá. Đó là điều mà con người - dù văn minh và khôn ngoan như người Hy Lạp hay đạo đức thánh thiện (được chọn là dân riêng, được các ngôn sứ dạy dỗ qua các thời đại) như người Do Thái - chẳng sao hiểu nổi, bởi v́ câu chuyện thập giá là CÂU CHUYỆN T̀NH của Thiên Chúa toàn trí, toàn năng và chí ái. Deus Caritas est! Thiên Chúa là T́nh Yêu! Người phàm làm sao hiểu được Thiên Chúa, hiểu được T́nh Yêu của Người!

(3) Trong bài Tin Mừng (Ga 2, 13-25) Thánh Gio-an tường thuật lại một sự kiện nổi bật trước những ngày cuối cùng của Chúa Giê-su ở trần thế: tẩy uế Đền Thờ. Sự việc này xẩy ra chẳng khác ǵ “đổ dầu vào lửa” trong bối cảnh có nhiều người Do Thái đang t́m cách loại trừ Chúa Giê-su. Phải nh́n nhận rằng đây là lần đầu tiên trong Phúc âm chúng ta thấy Chúa Giê-su nổi giận, trước cảnh “trái tai gai mắt” đang diễn ra trong khu vực xung quanh Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Thánh Gio-an miêu tả Chúa Giê-su như một ngôn sứ đang bốc lửa xông vào cuộc chiến để bảo vệ quyền lợi của Thiên Chúa và sự tinh tuyền của nơi phụng thờ Người. Lửa bốc trong ḷng, lửa tràn ra lời nói và hành động của Chúa Giê-su! V́ nhiệt tâm với Nhà Chúa (Cha) mà Chúa Giê-su sẽ bị bắt, bị đánh đập tàn bạo, bị kết án oan uổng và bị giết thảm thương trên thập giá. Nhưng ngọn lửa T́nh Yêu ấy đă biến Người thành Của Lễ Toàn Thiêu đẹp ḷng Thiên Chúa Cha và đem lại Ơn Cứu Rỗi cho muôn người.

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?    

 

      Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là Tấm Ḷng, là T́nh Yêu cháy bỏng của Thiên Chúa, nhất là của Thiên Chúa Ngôi Lời nhập thể đối với Thiên Chúa Cha và đối với loài người.

 

      Vậy chúng ta hăy tin và đón nhận T́nh Yêu ấy cũng như hăy để cho T́nh Yêu ấy đốt cháy chúng ta. Nói cách khác hăy đáp lại T́nh Yêu ấy bằng một T́nh Yêu cháy bỏng!

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

Sống Lời Chúa hôm nay là nuôi dưỡng một Tâm Hồn Sốt Mến, một Ḷng Nhiệt Thành, một T́nh Yêu Cháy Bỏng đối với Thiên Chúa là T́nh Yêu và với Công Cuộc Cứu Độ Muôn Dân của Người.

 

Kiểm chứng:

 

* Tâm hồn tôi có rạo rực mỗi khi nghĩ / nghe / nói về Chúa không?

 

* Tâm tư tôi có thao thức trước nỗi thống khổ của con người, nhất là của những người thấp cổ bé miệng, bị khinh khi miệt thị và loại trừ không?

 

* Lương tâm tôi có day dứt trước cảnh đói nghèo, bất công, tham nhũng, quan liêu và trước các tệ nạn xă hội không? 

 

* Chọn lựa căn bản của tôi là dũng cảm bênh vực công lư và lẽ phải, - bằng lời nói và việc làm - dù bị thiệt thân, hay im lặng đồng lơa và thỏa hiệp để được yên thân yên chỗ? 

 

IV. CẦU NGUYỆN 

 

"V́ nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi sẽ phải thiệt thân”

Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con biết rằng chỉ v́ yêu thương Ít-ra-en mà Cha đă chọn và kư kết Giao Ước với dân riêng của Cha, chỉ v́ Cha muốn cho họ và mọi người được hạnh phúc mà Cha đă ban mười điều răn. Chúng con cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng Cha và xin Cha ban ơn cho chúng con biết trân trọng Tấm Ḷng Yêu Thương của Cha mà tuân giữ mười điều răn ấy.

 

"V́ nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi sẽ phải thiệt thân"

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa đă v́ nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa Cha mà phải thiệt thân, chúng con cảm tạ,  ngợi khen và chúc tụng Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con ơn biết noi gương Chúa mà nhiệt tâm lo việc nhà Chúa Cha và việc cứu rỗi anh em.

 

“V́ nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi sẽ phải thiệt thân”

Lạy Chúa Thánh Thần là lửa thần linh, thiêu đốt mọi tâm hồn, Chúa đă thiêu đốt tâm hồn Chúa Giê-su khiến Người suốt đời nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa (Cha), dù phải chịu đóng đinh trên thập giá. Xin Chúa Thánh Thần đốt cháy ḷng chúng con để chúng con nhiệt tâm với việc của Thiên Chúa và việc của tha nhân. Amen.

 

 

       Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                                

       Sàig̣n ngày 09.03.2006