Chúa Nhật

Ngày 26/2: Thánh Isabel (? – 1270)

Có hai vị thánh mang tên này.

Nổi tiếng hơn là Isabel of France, em gái của vua Louis IX.

Thành lập tu viện Thánh Clara ở Longschamp.

Sống như một nữ tu ở đây song không hề khấn hứa ǵ.

 


CHÚA NHẬT VIII QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I: Os 2:14b, 15b, 19-20

“Ta sẽ đính hôn với ngươi đến muôn đời”
Bài trích sách Tiên tri Ôsê.

Đây Chúa phán: “Tasẽ dẫn ngươi vào hơi thanh vắng. Ta sẽ tặng ngươi thung lũng Akor như cửa hy vọng. Ta sẽ đính hôn với ngươi đến muôn đời. Ta sẽ đính hôn với ngươi trong công b́nh và chính trực, trong t́nh yêu và thương xót. Ta sẽ đính hôn với ngươi trong sự trung tín và ngươi sẽ biết Ta là Chúa”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót.

1.      Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hăy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

2.      Người đă tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng măo từ bi, ân sủng.

3.      Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất b́nh và hết sức khoan nhân. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi.

4.      Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đă ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi. Cũng như người cha yêu thương con cái, Chúa yêu thương những ai kính sợ Người.


BÀI ĐỌC II: 2 Cor 3:1b-6

“Anh em là bức thơ của Đức Kitô do chúng tôi biên soạn”
Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, nào như một vài người, đâu chúng tôi có cần thơ giới thiệu với anh em, hoặc do anh em, như những người khác. Thơ của chúng tôi chính là anh em, viết ngay trong ḷng anh em mà mọi người biết được và đọc được. Ai cũng rơ anh em là bức thơ của Đức Kitô do chúng tôi biên soạn, được viết không phải bằng mực, mà là bằng thần trí của Thiên Chúa hằng sống, không phải viết trên những tấm đá, nhưng là viết trên tâm hồn anh em. Chúng tôi tin tưởng như thế trước mặt Thiên Chúa nhờ Đức Kitô. Không phải chúng tôi có thể nghĩ tưởng điều ǵ như làbởi chính chúng tôi, nhưng điều đó là do Thiên Chúa; chính Người là Đấng đă làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên xứng đáng của tân ước, không phải của văn tự, mà là của thần trí: v́ văn tự chỉ giết chóc, c̣n thần trí mới tác sinh.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Lạy Cha là chân lư; xin hăy thánh hóa chúng trong sự thật”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 2:18-22

“Tân lang c̣n ở với họ”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.

Khi ấy, môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, họ đến nói với Chúa Giêsu rằng: “Tại sao môn đồ của Gioan và các người biệt phái ăn chay, c̣n môn đệ của Ngài lại không ăn chay?” Chúa Giêsu nói với họ: “Các người phù rể có thể ăn chay khi tân lang c̣n ở với họ không? Bao lâu tân lang c̣n ở với họ, th́ họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ; chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo áo cũ, và chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới”.

Phúc Âm của Chúa.

_____________________________________

SUY NIỆM

CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN NĂM B (26.02.2006)

  

Chuộng Mới Nới Cũ hay Tống Cựu Nghinh Tân 

 

  

Chúa Nhật tuần này, niên lịch phụng vụ của Giáo Hội bước sang tuần thứ 8 của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh cho chu kỳ phụng vụ Năm B. Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh thường kéo dài ít nhất là 5 tuần lễ, như chu kỳ A năm 2002 (Chúa Nhật 10/2), và dài nhất là 9 tuần lễ như chu kỳ B năm 2000 (Chúa Nhật 5/3). Riêng chu kỳ năm B (như đă xẩy ra vào những Chúa Nhật như 27/2/2000 và 2/3/2003), xẩy ra  một sự trùng hợp là, chính trong bài Phúc Âm thứ 8 Mùa Thường Niên này, Chúa Giêsu lại được dịp nói ngay đến vấn đề ư nghĩa của việc chay tịnh nơi thành phần môn đệ của Người, một ư nghĩa chay tịnh theo tinh thần của Tân Ước, của một thứ rượu mới phải được đổ vào bầu da mới, một tinh thần chay tịnh liên quan đến cuộc ra đi tử nạn của Người.

 

Thật thế, trong bài Phúc Âm này, qua câu trả lời cho thắc mắc của dân chúng đặt vấn đề với Người là “tại sao các môn đệ của Gioan cũng như của nhóm Pharisiêu ăn chay mà môn đệ của Thày lại không?”, Chúa Giêsu đă lợi dụng cơ hội tốt này để làm sáng tỏ hai vấn đề rất quan trọng, liên quan đến việc chay tịnh và tinh thần chay tịnh nói riêng, nhất là liên quan đến vấn đề Tân Ước và Cựu Ước nói chung. Trước hết, Chúa Giêsu cho họ biết lư do tại sao các môn đệ của Người không chay tịnh, là v́ “chàng rể c̣n đang ở với họ”; tuy nhiên, Người vẫn xác định là môn đệ của Người cũng chay tịnh, nhưng chưa tới lúc, và lúc họ cần phải chay tịnh là lúc “chàng rể bị mang đi khỏi họ”. Sau nữa, Người c̣n liên kết những ǵ Người vừa biện minh cho các môn đệ của Người trong việc tạm phi chay tịnh bằng cách trưng dẫn hai thí dụ điển h́nh là việc không thể vá vải mới vào áo cũ cũng như không thể đổ rượu mới vào b́nh da cũ, bằng không sẽ chẳng những không xứng hợp mà c̣n gây tệ hại hơn trước nữa. Thế nhưng, vấn đề ở đây là tại sao Chúa Giêsu lại liên kết hai thí dụ này với vấn đề chay tịnh của các môn đệ Người? Và tại sao Người không dùng h́nh ảnh nào khác lại dùng h́nh ảnh áo cũ và rượu mới? Phải chăng Người muốn cho chung dân Do Thái cũng như cho riêng các môn đệ của Người biết bản chất khác nhau giữa Cựu Ước và Tân Ước, giữa việc làm và tinh thần khác nhau giữa Cựu Ước và Tân Ước.

 

Nếu “chiếc áo cũ” biểu hiệu cho lề luật liên quan đến h́nh thức, lễ nghi và việc làm của Dân Chúa ở thời Cựu Ước, th́ “tấm vải mới” biểu hiệu cho đức tin của Giáo Hội trong thời Tân Ước. Giáo Hội sơ khai, qua công đồng chung Giêrusalem, cũng đă công nhận lời Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay là “không ai lại đi vá tấm vải mới vào chiếc áo cũ” là đúng, khi các vị tông đồ cùng nhau giải quyết vấn đề ơn cứu độ, trước hết và trên hết, chính yếu là ở đức tin vào Chúa Giêsu Kitô chứ không phải vào việc cắt b́ (x Acts 15:11), một tín lư chủ yếu của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, được bộc lộ rơ ràng nhất qua nội dung của bức thư gửi cho giáo đoàn Rôma và Galata. Chính v́ thế, chính v́ cốt lơi của Kitô Giáo là tin vào Chúa Giêsu Kitô, là chấp nhận Người, là nhận biết Người, mà chỉ khi nào Người bị bắt đi, bị treo lên khỏi đất, tức lúc các môn đệ của Người cần phải sử dụng đến đức tin nhất, mới là lúc chay tịnh của các vị. C̣n thời gian Chúa Giêsu, đối tượng và cốt lơi đức tin của các vị, c̣n ở với các vị, c̣n dạy dỗ các vị và tỏ ḿnh ra cho các vị, để tăng thêm đức tin cho các vị (x Lk 17:5), là thời gian các vị c̣n được hoan hưởng Mạc Khải Thần Linh, c̣n được chứng kiến phép lạ Người làm, c̣n được nghe những lời ban sự sống đời đời của Người, thậm chí c̣n được vinh hạnh làm môn đệ của Đấng Thiên Sai, Đấng các vị mặc nhiên hay minh nhiên nghĩ rằng sẽ cứu dân tộc Do Thái của họ khỏi ách đế quốc Rôma (x Acts 1:6).

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần IX Mùa Thường Niên năm B, ngay sau tuần này (như trong năm 2000), chúng ta thấy Chúa Giêsu đă áp dụng nguyên tắc mới là mới và cũ là cũ bất khả dung hợp này khi cho thành phần Pharisiêu bắt bẻ việc các môn đệ của Người khi đi ngang qua cánh đồng đă hái bông lúa mà ăn trong Ngày Hưu Lễ biết rằng: “Ngày hưu lễ được lập nên cho con người chứ không phải con người được dựng nên cho ngày hưu lễ. Đó là lư do tại sao Con Người là chủ cả ngày hưu lễ”.

 

Thế nhưng, để có thể sống đức tin Tân Ước này, tức để có thể tin nhận Chúa Kitô, Lời Nhập Thể và Tử Giá là Đấng Cứu Độ Nhân Trần duy nhất này, con người phải bỏ đi cái ảo tưởng cho rằng ḿnh nên công chính là do việc ḿnh làm, do tự việc giữ lề luật của ḿnh, như tâm thức của chung dân Do Thái, nhất là của thành phần Pharisiêu và Luật Sĩ. Cái ảo tưởng tự công chính hóa ḿnh ấy chính là cái b́nh rượu cũ không thể chứa được thứ rượu mới là Thần Linh Chúa Kitô tuôn đổ xuống cho các môn đệ khi Người từ trong kẻ chết sống lại. Đức tin của các vị chẳng những là “tấm vải mới” mà c̣n là “bầu rượu mới” nữa. Bởi v́, chỉ có đức tin con người mới có thể chấp nhận và tin theo Chúa Kitô. Chính v́ không có, đúng hơn chưa có, Thần Linh Chúa Kitô mà thành phần Pharisiêu và Luật Sĩ, thành phần lănh đạo và tôn sư của dân Do Thái, đă không thể nào chấp nhận được một nhân vật Giêsu Nazarét tầm thường vô danh tiểu tốt xuất thân từ Galilêa, miền đất không phải quê hương của một vị tiên tri nào. Thậm chí các môn đệ của Chúa Kitô cũng thế, ngay cả khi Đấng Phục Sinh Thày của các vị đang hiện diện trước mắt các vị vào Ngày Thứ Nhất trong tuần, đúng như lời Người đă báo trước cho các vị, thế mà các vị cũng không thể nào chấp nhận được sự thật, cho đến khi chính Người phải trao cho họ một bầu rượu mới là làm cho các vị tin vào Người, khi Người tỏ cho họ xem các dấu chứng bề ngoài (x Jn 20:20; Lk 24:40-44), nhất là khi Người mở tâm trí bề trong của họ để họ có thể hiểu được lời Thánh Kinh (x Lk 24:45). Và chỉ sau khi các vị đă có bầu rượu mới là ḷng tin tưởng căn bản cốt yếu này rồi, Chúa Giêsu mới đổ rượu mới vào bầu da mới của các vị, khi Người phán cùng các vị: “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần” (Jn 20:22).

 

Bài đọc thứ hai của Chúa Nhật tuần này đă cho chúng ta thấy rơ “thứ rượu mới” Chúa Giêsu muốn nói đến trong bài Phúc Âm là Thần Linh được đổ vào bầu rượu mới Kitô hữu như sau: “Anh em rơ ràng là bức thư của Chúa Kitô do tôi gửi, một bức thư được viết không phải bằng mực mà là bằng Thần Linh của Thiên Chúa hằng sống…”. Ngoài ra, cũng trong bài đọc thứ hai này, Thánh Tông Đồ Dân Ngoại cũng nói với giáo hữu Côrintô về một thứ giao ước mới, “một giao ước không được viết bằng một thứ luật thành văn mà là bởi thần linh. Luật lệ th́ giết hại, Thần Linh mới ban sự sống”. Như thế, “tấm vải mới” đây c̣n có thể được hiểu là giáo thuyết được các tông đồ truyền lại cho “chiếc áo mới” Giáo Hội, và “bầu rượu mới” đây cũng có thể hiểu là chính Tân Ước, một “bầu rượu mới” chứa đầy “thứ rượu mới” Thần Linh.

 

Tuy nhiên, không phải Cựu Ước tự bản chất là xấu, là lỗi thời, cần phải bỏ đi, cần phải thay thế bằng Tân Ước. Trái lại, Tân Ước là tiếp nối và là tầm vóc viên trọn của Cựu Ước, v́ Cựu Ước cũng là những ǵ “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), Thiên Chúa chân thật duy nhất tỏ ḿnh ra cho Dân Ngài trong gịng Lịch Sử Cứu Độ của họ cho tới khi Mạc Khải Thần Linh lên đến tuyệt đỉnh nơi Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể và Vượt Qua, Đấng là “tất cả sự thật”, là chính Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa, đến nỗi “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9). Đó là lư do, ngay trong bài giảng Phúc Đức, Chúa Giêsu đă thẳng thắn minh xác: “Thày đến không phải để hủy bỏ lề luật và các lời tiên tri, mà là để làm cho chúng nên trọn” (Mt 5:17). Bởi thế, tất cả những việc Chúa Kitô làm chính là “tấm vải mới” được dùng để may chiếc áo mới là Giáo Hội Nhiệm Thể của Người, và nhân tính của Người chính là “bầu mới” chứa đầy rượu Thần Linh vậy.

 

Tóm lại, bài Phúc Âm Chúa Nhật VIII Thường Niên chu kỳ B cho thấy, nếu “chiếc áo cũ” biểu hiệu cho lề luật liên quan đến h́nh thức, lễ nghi và việc làm của Dân Chúa ở thời Cựu Ước, th́ “tấm vải mới” biểu hiệu cho đức tin của Giáo Hội trong thời Tân Ước. Giáo Hội sơ khai, qua công đồng chung Giêrusalem, cũng đă giải quyết vấn đề “áo cũ vải mới” này khi các vị tông đồ cùng nhau quyết định rằng vấn đề ơn cứu độ, trước hết và trên hết, chính yếu ở nơi tấm vải mới là ḷng tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải ở chiếc áo cũ là việc cắt b́ theo luật Moisen (x Acts 15:11). Thế nhưng, con người không thể nào tin tưởng vào Chúa Kitô với b́nh rượu cũ là tâm thức tự công chính hóa của thành phần biệt phái Pharisiêu (x Lk 18:9), mà chỉ bằng thứ rượu mới Thánh Linh được chính Chúa Kitô đổ vào b́nh tâm hồn các tông đồ sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại (x Jn 20:22), nhờ đó các ngài mới trở thành những chứng nhân cho Người ngay từ biến cố Hiện Xuống, một ngày dân chúng khi thấy các ngài nói tiếng lạ tưởng rằng các ngài say rượu nên nói rằng: “họ đầy rượu mới mất rồi” (Acts 2:13).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

HÔN ƯỚC VĨNH CỬU

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

         

       Lịch sử Cựu Ước cho chúng ta thấy Thiên Chúa phải vất vả, nhẫn nại và chịu đựng như thế nào đối với những con người chậm hiểu, cứng ḷng và hay phản bội như dân Israel. Thời Tân Ước, Chúa Giêsu cũng vất vả, nhẫn nại và chịu đựng không kém trong tương quan với dân chúng và hàng ngũ lănh đạo (Đền Thờ và Do Thái giáo), kể cả với các môn đệ. Ẩn đàng sau thái độ nhẫn nại và chịu đựng ấy là ḷng yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa và ḷng trung thành của Người với lời hứa trong giao ước đă thiết lập với dân Israel và với toàn nhân loại. Mục tiêu mà Thiên Chúa nhắm tới là thiết lập -cho bằng được- “hôn ước vĩnh cửu” với loài người!

            Chúng ta hăy đọc và suy niệm những trang Thánh Kinh hôm nay với tâm t́nh tri ân, cảm tạ. Mà có cách tri ân nào đẹp ḷng Thiên Chúa cho bằng cách đón nhận và sống sứ điệp mà Người gửi cho chúng ta trong / qua Lời của Người?

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 (1) Bài đọc 1: Hs 2,16b.17.21-22:

     Đức Chúa phán như sau: (16b) Này Ta sẽ đưa dân Ta vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. (17b) Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó đi lên từ Ai-cập. (21) Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu, Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương; (22) Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết ĐỨC CHÚA.

 (2) Bài đọc 2: 2 Cr 3,1b-6:

     (1) Thưa anh em, chẳng lẽ, như vài người, chúng tôi lại cần có thư giới thiệu chúng tôi với anh em, hoặc thư của anh em giới thiệu chúng tôi? (2) Thư giới thiệu chúng tôi là chính anh em. Thư ấy viết trong tâm hồn chúng tôi, mọi người đều biết và đã đọc. (3) Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Kitô được giao cho chúng tôi chăm sóc, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người.

   (4) Nhờ Đức Kitô, chúng tôi dám tin tưởng vào Thiên Chúa như vậy. (5) Không phải vì tự chúng tôi, chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình làm được gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do ơn Thiên Chúa, (6) Đấng ban cho chúng tôi khả năng phục vụ Giao Ước Mới, không phải Giao Ước căn cứ trên chữ viết, nhưng dựa vào Thần Khí. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống.

 (3) Bài Tin Mừng: Mc 2,18-22: Tranh luận về việc ăn chay (Mt 9,14 -17; Lc 5:33 -39)

      (18) Bấy giờ các môn đệ ông Gioan và các người Pharisêu đang ăn chay; có người đến hỏi Đức Giêsu: "Tại sao các môn đệ ông Gioan và các môn đệ người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?" (19) Đức Giêsu trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. (20) Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó. (21) Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy, miếng vá mới đã vá vào sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. (22) Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới !"

 2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

       (1) Trong đoạn 2,16b.17.21-22, ngôn sứ Hôsê cho chúng ta thấy Thiên Chúa yêu dân Israel và thủy chung với Giao Ước như thế nào. Dù dân có phản bội Thiên Chúa, lơ là với Thiên Chúa hay chạy theo tà thần th́ Người vẫn một mực trung tín, yêu thương, nhẫn nại chờ đợi và sáng tạo những cơ hội thuận lợi cho dân thức tỉnh mà quay trở về và đáp lại tấm ḷng của Thiên Chúa. Hôn ước vĩnh cửu mà Thiên Chúa muốn thiết lập với Israel và nhân loại cho chúng ta thấy tấm ḷng yêu thương và trân trọng của Thiên Chúa dành cho loài người cao cả đến mức độ nào!

      (2) Trong đoạn thư 2 Cr 3,1b-6 Thánh Phaolô khẳng định Thiên Chúa là Đấng ban cho ngài khả năng phục vụ Giao Ước Mới được kư kết giữa Thiên Chúa và các tín hữu Côrintô và mọi tín hữu khác. Giao Ước Mới này được viết trên những tấm bia bằng thịt là tâm hồn các tín hữu và dựa vào Thần Khí là Đấng ban Sự Sống thần linh cho người tuân giữa Giao Ước.

      (3) Trong đoạn 2,18-22, Thánh Máccô muốn tŕnh bày Chúa Giêsu là Đấng không nề hà với việc giải đáp những thắc mắc mà người ta nêu lên về việc ăn chay. Ăn chay là một thực hành quan trọng của mọi tôn giáo, nên dân chúng thắc mắc tại sao các môn đệ của Đức Giêsu không ăn chay như môn đệ của ông Gioan hay như những người Pharisêu cũng là chuyện b́nh thường thôi. Chúa Giêsu đă tận dụng cơ hội tốt này để hé mở bức màn bí mật về chân dung hay chân tướng đích thực của ḿnh và về chủ đích của Thiên Chúa Cha: Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa là chàng rể của nhân loại v́ Người đến trần gian để lập hôn ước vĩnh cửu với loài người như ngôn sứ Hôsê đă loan báo (bài đọc 1). Đó là mạc khải mới mà Chúa Giêsu trao cho chúng ta hôm nay, giống như tấm áo mới và b́nh rượu mới. Áo mới th́ không thể ghép chung với vải cũ. Rượu mới th́ không thể đựng trong bầu da (hay b́nh) cũ, mà phải đựng trong bầu da (hay b́nh) mới. Đă đến thời người ta phải đổi mới cho phù hợp với t́nh h́nh mới! Đó chính là ư nghĩa thâm sâu trong lời của Chúa Giêsu.

 2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?    

       Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là Thiên Chúa nhẫn nại chịu đựng tính ương bướng, cứng ḷng và hay phản bội của loài người. Hơn nữa Thiên Chúa c̣n kiên tŕ trong việc thực hiện bằng được Giao Ước với loài người. Giao Ước mới này đă trở thành “Hôn Ước Vĩnh Cửu”. Đó là ĐIỀU MỚI MẺ mà Chúa Giêsu đă mạc khải trong đoạn Phúc âm hôm nay. Do đó, phận chúng ta là phải biết trân trọng tấm ḷng và cách đồi xử của Thiên Chúa mà đáp lại cho cân xứng!  

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

       Tôi quyết tâm học hỏi -nhiều hơn nữa- Thánh Kinh, Giáo Lý, Giáo Luật và Công Đồng Vatican II, để khám phá và cảm nghiệm được "áo mới và rượu mới" mà Chúa Giêsu Kitô đã đem đến cho nhân loại, cho Giáo hội và cho bản thân tôi.

           Tôi cũng quyết tâm tìm mọi cách canh tân đời sống cá nhân, gia đình, Giáo hội và xã hội của tôi, để rượu mới được đựng trong bầu da mới.

 

IV. CẦU NGUYỆN   

“Này Ta sẽ đưa dân Ta vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình” 

Lạy Thiên Chúa Cha là Đấng đã thiết lập “hôn ước tình yêu vĩnh cửu” với loài người. Chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Cha. Chúng con xin Cha cho mọi người, mọi dân tộc khám phá ra tấm lòng yêu thương của Cha để họ biết đáp lại bằng yêu thương, cảm tạ và tín trung.

            “Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ”

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã đem đến cho nhân loại một thực tại, một tương quan, một tình yêu mới. Chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa. Chúng con xin Chúa cho mọi người, mọi dân tộc nhận biết giá trị của thực tại, của tương quan và của tình yêu mới ấy mà trân trọng và giữ gìn.

 “Thần Khí mới ban sự sống”

Lạy Thánh Thần là nguồn cội của sự sống và của mọi đổi mới.

Chúng con chúc tụng ngợi khen cảm tạ Chúa.

Chúng con xin Chúa đổi mới tư duy, tâm hồn và hành động của chúng con!  

Chúng con xin Chúa đổi mới mọi trái tim, mọi cơ chế con người!

Chúng con xin Chúa đổi mới Giáo hội và xã hội loài người, nhất là Giáo hội và xã hội Việt Nam thân yêu của chúng con!

Để mọi người được sống trong tinh thần mới, trong tương quan mới của tình yêu thương liên đới và tôn trọng.

Để mọi người không ngừng đổi mới để nên giống Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

 

      Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

      Sàig̣n ngày 16.02.2006

 

DANH  -   LỢI   -   THÚ

 

Trong Chúa Nhật I Mùa Chay, cả ba bài Tin Mừng (Chu kỳ Năm A, B, C) đều nói đến việc Chúa Giêsu “để cho qủy (Satan) cám dỗ”. Tuy nhiên, chúng ta có thể để ư đến một số điểm sau đây, trước khi đi đến một vài suy tư áp dụng vào tinh thần sống Mùa Chay Thánh của mỗi người chúng ta:

 

Bài Tin Mừng Năm B trích trong Tin Mừng Thánh Mátcô (1:12-15) chỉ nhắc đến việc Chúa Giêsu ‘chịu Satan cám dỗ’ mà không ghi lại các chi tiết; trong khi Tin Mừng theo Thánh Mátthêu (4:1-11) (Năm A) và Tin Mừng theo Thánh Luca (4:1-3) (Năm C) th́ tường thuật đầy đủ hơn; tuy nhiên, trong bài Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, th́ lần cám dỗ thứ hai là cám dỗ “gieo ḿnh xuống khỏi tường Đền Thánh”, lần thứ ba là cám dỗ “vinh quang thế gian”; c̣n trong Tin Mừng theo Thánh Luca th́ lần cám dỗ thứ hai là cám dỗ “vinh quang thế gian”, c̣n lần thứ ba là “gieo ḿnh xuống khỏi tường Đền thờ”; riêng lần cám dỗ thứ nhất đều là “hóa bánh ra nhiều”.

 

Cả ba lần chịu cám dỗ, Chúa Giêsu đều dùng lời “Thánh Kinh” để chống lại ‘tên cám dỗ’. Sau ba lần cám dỗ không được, qủy (Satan) bỏ đi “chờ dịp khác” (theo Thánh Lucca) và “các Thiên Thần đến hầu hạ Ngài” (theo Thánh Mátthêu). Riêng Thánh Mátcô có nói đến sự việc ‘Chúa Giêsu sống giữa ḷai vật trong hoang địa’.

 

Về địa điểm khi Chúa bị cám dỗ, cả ba Tin Mừng đều ghi là “nơi hoang địa”, c̣n thời gian là sau (trong) 40 đêm ngày (nhịn ăn uống). Ng̣ai ra cả ba sách Tin Mừng đều ghi lại việc Cám dỗ sau biến cố Chúa Giêsu đến xin Thánh Gioan Baotixita làm “phép Rửa cho Ngài” và Thánh Thần Chúa hiện ra dưới h́nh chim bồ câu đậu xuống trên Ngài và có tiếng từ trời nói: “Đây là Con yêu dấu của Cha…”. Như vậy, biến cố Chúa chịu cám dỗ đó xăy ra vào những ngày mở đầu cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu; v́ thế bài Tin Mừng theo Thánh Mátcô (Năm B) có nói đến việc Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời và nói: “Thời giờ đă tới; Nước Thiên Chúa đă đến gần; anh em hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.

 

“Hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” là chương tŕnh sống cho Mùa Chay, và cũng là chương tŕnh sống cho cả cuộc đời chúng ta trong suốt cuộc hành tŕnh Đức Tin (vừa dài, vừa nhiều gian khổ, và đầy những cám dỗ thử thách) tiến về “Hứa Địa” là “Quê hương thật của chúng ta! (‘Sinh kư tử quy’, Sống gửi, thác về là như vậy!).

 

Nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta cố gắng thắng cơn cám dỗ; ‘ma quỷ bỏ đi!’ nhưng ‘chờ dịp khác!’ và như vậy cuộc đời của con người chúng ta luôn phải đối diện với cám dỗ và thử thách. V́ thế Giáo Hội ở trần gian c̣n được gọi là Giáo Hội chiến đấu (đối với Giáo Hội trên trời là Giáo hội chiến thắng, và Giáo hội đau khổ nơi luyện tội). Đă chiến đấu th́ cũng có lúc thắng, lúc bại. Có những khi v́ yếu đuối, chúng ta trót sa ngă phạm tội cách này, cách khác. Lúc đó chúng ta cần ăn năn sám hối và nhờ ḷng tin vào “Chúa là Đấng Từ bi và Nhân hậu, Người đại lượng và chan chứa t́nh thương…” chúng ta can đảm đứng dậy và tiếp tục cuộc hành tŕnh qua sa mạc cuộc sống, nhờ ‘Cột Lửa’ là ánh sang Đức Tin soi dẫn… Cứ đi và đi măi đến cuối cuộc đời.

 

Có vô vàn cơn cám dỗ khác nhau; nhưng tất cả đều quy về ba mối chính: DANH – LỢI – THÚ… Ham danh, ham lợi ham phú quư là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng  muốn giàu có ai cũng ham thích thú vui.

 

Chúa Giêsu đă “để cho qủy cám dỗ” để dạy chúng ta: Phải chấp nhận cám dỗ và thử thách  (cf. Tho Roma  12, 12 ) ; nhưng để thắng cám dỗ chúng ta phải kiên tŕ cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa (Kinh Thánh) “v́ tinh thần th́ mạnh mẽ, nhưng thể xác th́ yếu đuối…” (Mátthêu 26:41). Hạ ḿnh khiêm tốn, “nhớ ḿnh là tro bụi và sẽ trở về bụi tro…”; Thiên Chúa yêu thương và nâng đở những người có tinh thần khó nghèo và khiêm tốn; ‘v́ Kinh Thánh có lời viết : Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng ; nhưng ban ơn cho những  người có ḷng khiêm nhường’ (Giacôbê 4:6…) . Hành tŕnh Đức Tin là một cuộc “đồng hành”; chúng ta cần thông cảm yếu đuối của nhau, tha thứ và cầu nguyện chung cho nhau, nâng đở lẫn nhau, “chị ngă, em nâng…”  thay vi  lên mặt tự phụ, khinh chê, dèm pha và kết án người khác.

 

“Cầu nguyện… hăm ḿnh (ăn chay)… và sống tinh thần bác ái yêu thương (làm phúc, bố thí), là những phương thế tuyệt vời để thắng cám dỗ, để đền tội, để được Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và giúp đở chúng ta trên con đường về quê thật là Nước Hằng Sống.

 

Xin Chúa thương chúc lành cho mỗi người chúng ta trong Mùa Chay Thánh năm nay. Xin Mẹ Maria và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta

 

Lm Nguyễn Phương, TGP Seattle

 

 

B̀NH MỚI RƯỢU MỚI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

- B́nh mới rượu mới. Vải mới ao mới.

- B́nh cũ rượu cũ. Vải cũ áo cũ.

 

Trên đây là hai so sánh có tính thực tiễn và đồng thuận. Nó cũng là những lư luận dễ dàng chấp nhận v́ tính nhất quán của nó. Ngược lại, chúng sẽ bị cho là những so sánh hay lư luận chắp nối, ḅ bó, và thiếu nhất quán.  

 

Chúa Giêsu qua những h́nh ảnh về cuộc sống và những chuyện đang xẩy ra trước mắt, ngài muốn dẫn chúng ta đến một nhận thức cao về ơn gọi, và về việc đón nhận giáo lư của ngài: ơn gọi là con Thiên Chúa, anh em với Đức Kitô, và giáo lư cứu độ nhằm giải thoát con người khỏi ṿng thống trị của Satan, tội lỗi. Những điều này, ngài gọi là “mới”: áo mới, vải mới hoặc rượu mới, b́nh mới.

 

Qua những h́nh ảnh mới trên, đem chúng ta đến những cái được gọi là “cũ” như luật lệ và lối sống dựa trên kinh sách, lễ nghi hoặc truyền thống, nhưng lại không đem con người đến gần hơn với Thiên Chúa mà những kinh sư, thượng tế, luật sỹ, Pharisiêu vẫn thường dùng để nói và giảng về Thiên Chúa. Đúng hơn dùng để áp dặt và khủng bố tâm linh những ai có tâm t́nh muốn t́m kiếm Chúa.

 

Những tư tưởng “cũ” và “mới” này, do đó, đă được chính Chúa Giêsu nói tới khi trả lời cho những người thắc mắc về giáo lư của ngài. Thánh kư Máccô đă dẫn chứng bằng sự thắc mắc của các môn đệ Gioan và Pharisiêu khi biết rằng môn đệ của Chúa Giêsu không ăn chay. Và trong câu trả lời, Chúa đă cho biết rằng môn đệ ngài rồi ra cũng sẽ ăn chay, nhưng lúc này chưa phải là lúc ăn chay. Các môn đệ ngài sẽ ăn chay bằng một kiểu cách khác, mới mẻ hơn: “Các phù rể có thể ăn chay khi tân lang c̣n ở với họ hay sao? Bao lâu tân lang c̣n ở với họ, th́ họ không thể ăn chay được. Nhưng sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ họ sẽ ăn chay. Không ai lấy vải mới mà vá áo cũ; chẳng vậy, miếng vải vá sẽ rút lại mà kéo ao cũ, làm chỗ rách lại tệ hơn. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, rượu mới sẽ làm vỡ bầu da, và rượu đổ, bầu da hư. Nhưng rượu mới phải để trong bầu da mới” (Mc 2:18-22)

 

Qua câu trả lời trên, Chúa muốn nói với họ rằng: “Có chứ! Môn đệ tôi cũng phải ăn chay, nhưng không phải như các ông nghĩ”. Ăn chay mà kiêu căng, tự phụ, tham lam, ghen tỵ, dục vọng, và lỗi bác ái th́ cũng như “ăn mặn”. Quan niệm chay tịnh của các biệt phái, Pharisiêu, luật sỹ và thượng tế thời ấy, v́ thế coi như hoàn toàn khác với quan niệm chay tịnh của Chúa Giêsu.

 

Các môn đệ của Gioan và Pharisiêu tượng trưng cho tinh thần chay tịnh của lề luật, của thói lệ, của tập tục, và của h́nh thức. Những cái đó, tinh thần chay tịnh mới của Chúa Giêsu không chấp nhận, và v́ thế không cần phải áp dụng – hay nói theo quan niệm của mấy ông Pharisiêu - là ăn chay.

 

Ở một nghĩa khác, giáo lư và tinh thần Tin Mừng mà Chúa Giêsu đang rao giảng, là một tinh thần và giáo lư cao siêu từ trời xuống. Một giáo lư mới mà chính Ngài đă minh chứng bằng quyền năng qua những phép lạ khi rao giảngï. Giáo lư ấy sẽ nối kết con người lại với nhau trong tinh thần anh em, và liên kết con người lại với Thiên Chúa. Đó là một giáo lư của t́nh thương và ḷng nhân ái.

 

H́nh thức ăn chay, và lối sống giả h́nh của bọn luật sỹ, Pharisiêu, kư lục và các thượng tế lúc bấy giờ là một thứ rượu cũ, hoặc b́nh rượu cũ. Nó cũng là một thứ vải cũ hay chiếc áo cũ. Ngược lại, h́nh thức ăn chay và lối sống chay tịnh của Chúa Giêsu là một thứ rượu mới, b́nh rượu mới. Một thứ vải mới và áo mới. Theo Ngài, những thứ mới mẻ ấy không nên đem dùng trong mục đích vá víu, cũ mới lẫn lộn. B́nh cũ sẽ vỡ chảy mất rượu. Áo cũ sẽ rách làm uổng một miếng vải mới.

 

Cũng theo Chúa Giêsu khi so sánh sự chấp nhận và mối tương quan giữa “cũ -  mới”, ngài đă dùng một h́nh ảnh mạnh, một thái độ dứt khoát. Theo ngài không có lối sống thỏa hiệp, chia sẻ hoặc hoà hoăn giữa những cái cũ và mới ấy. Cho dù như nếu gán ghép và cưỡng bức, th́ cũng chỉ đem lại một kết quả xấu, tiêu cực và làm hư chuyện.

 

Như vậy, giáo lư mới của ngài, tinh thần Tin Mừng mới mẻ của ngài, và chính Ngài không thể mang gán ghép vào khuôn khổ lề luật và lối sống câu nệ h́nh thức như bọn luật sỹ, Pharisiêu và thượng tế thời ngài vẫn làm. Ngay cả khi họ muốn lẫn lộn họ với môn đệ của Gioan th́ Chúa Giêsu cũng không chấp nhận. Có nghĩa là cũng chỉ nửa mới, nửa cũ, v́ đối với thời ngài, Gioan vẫn không cũ lắm mà cũng không phải là mới hẳn. Gioan là một thứ gạch nối giữa cũ và mới. Giữa Cựu và Tân Ước. Giữa lề luật, giao ước, các tiên tri và chính Chúa Giêsu.

 

B́nh mới rượu mới hay rượu mới b́nh mới. Áo mới vải mới hay vải mới áo mới theo tinh thần của Tin Mừng, rơ ràng cho chúng ta một bài học thực hành về tinh thần và lối sống theo Chúa Giêsu. V́ nếu ngài đă giải thoát chúng ta khỏi những cái cũ kỹ của lề luật, th́ chúng ta phải tiếp nhận lấy những cái mới mẻ của tinh thần Tin Mừng. Nếu ngài đă đến giải thoát chúng ta khỏi làm con cái và nô lệ cho Satan, ma quỉ, th́ chúng ta cũng phải đón nhận ngài vào tâm hồn và cuộc sống của ḿnh. Phải đổi mới con người và lối sống. Nhưng tinh thần chay tịnh mới của Chúa Giêsu là ǵ? Và làm cách nào để ta có ngài trong cuộc sống?

 

Tinh thần chay tịnh mới theo Chúa Giêsu, đó là “xé ḷng mà không xé áo”. Đó là thương yêu giúp đỡ những anh em nghèo đói, bệnh tật, mù ḷa, què cụt, già nua, những cô nhi, quả phụ. Ngoài ra, theo trào lưu tiến bộ, và theo hiện tượng xă hội ngày nay th́ độc tài, cưỡng bức và khống chế người khác, ly dị, ly thân, phá thai, đồng tính, hôn nhân đồng tính, bạo động, buôn bán vũ khí, buôn bán thanh thiếu niên, khai thác t́nh dục trẻ em... là những thứ phải kiêng cữ, phải “ăn chay”. Và khi giữ những điều ấy, cùng với tâm hồn thiện tâm muốn t́m kiếm Chúa, là lập tức Chúa có ngay trong ta và trong cuộc đời mỗi người.

 

B́nh mới rượu mới. Vải mới ao mới. Đă đến lúc và ngay hôm nay, chúng ta phải “ăn chay”. Ăn chay với quá khứ. Ăn chay bằng cách đổi mới tâm hồn và nếp sống của chính ḿnh, để như một thứ bầu rượu mới, chúng ta có khả năng đón nhận và giữ lấy Chúa là thứ rượu mới Chúa Cha ban cho nhân loại. Và cũng như chiếc áo mới, chúng ta mặc vào ḿnh tinh thần bác ái, ḷng nhân hậu, quảng đại, và thứ tha của Chúa Giêsu, để những ai tiếp cận với chúng ta, họ liền nhận ra ngay chúng ta là môn đệ của Giêsu.