CHÚA NHẬT XXVII QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I
: Gen 2:18-24

“Cả hai nên một thân thể”
Bài trích sách Sáng Thế.

Chúa là Thiên Chúa phán: “Đàn ông ở một ḿnh không tốt. Ta hăy tạo dựng cho nó một nội trợ giống như nó”. Sau khi lấy bùn đất dựng nên mọi thú vật dưới đất và toàn thể chim chóc trên trời, Thiên Chúa dẫn đến trước mặt Ađam để coi ông gọi chúng thế nào và sinh vật nào Ađam gọi, th́ chính đó là tên nó. Ađam liền đặt tên cho mọi súc vật, chim trời và muông thú. Nhưng Ađam không gặp một người nội trợ giống như ḿnh. Vậy Thiên Chúa khiến cho Ađam ngủ say, và khi ông đang ngủ, Người lấy một xương sườn của ông, và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho chiếc xương sườn đă lấy từ Ađam trở thành người đàn bà, rồi dẫn đến Ađam. Ađam liền nói: “Bây giờ đây xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi”. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, v́ bởi người nam mà ra. V́ thế, người đàn ông sẽ ĺa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ ḿnh, và cả hai nên một thân thể.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Nguyện Chúa chúc phúc cho chúng tôi hết mọi ngày trong đời sống chúng tôi.

1.      Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người. Công quả tay bạn làm ra bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

2.      Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn.

3.      Đó là phúc lộc dành để cho người biết kính sợ Chúa. Nguyện Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nh́n thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn.

4.      Và để bạn nh́n thấy lũ cháu đàn con, nguyện xin b́nh an đến trên đất Israel.


BÀI ĐỌC II: Hebr 2:9-11

“Đấng thánh hóa và những người được thánh hóa, tất cả đều do một nguồn gốc”
Bài trích thơ gởi tín hữu Do Thái.

Anh em thân mến, Đấng trong một thời gian bị hạ xuống kém các Thiên Thần, là Đức Giêsu, chúng ta thấy Người được triều thiên vinh quang và danh dự, v́ cuộc tử nạn của Người, để nhờ ơn Thiên Chúa, Người chịu chết thay cho mọi người. Quả vậy, thật là thích hợp việc Chúa là nguyên nhân và cùng đích mọi vật, đă dẫn đưa nhiều con cái đến vinh quang và đă lấy cuộc khổ nạn mà làm cho Đấng đem lại ơn cứu rỗi được hoàn hảo. V́ chưng, Đấng thánh hóa và những người được thánh hóa, tất cả đều do một nguồn gốc. V́ thế, Người không hổ thẹn gọi họ là anh em.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Lời Cha là chân lư; xin hăy thánh hóa chúng trong sự thật”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 10:2-16

“Sự ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không được phân rẽ”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ ḿnh chăng?” Người đáp: “Môisen đă truyền cho các ông thế nào?” Họ thưa: “Môisen cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”. Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: “Chính v́ sự cứng ḷng của các ông, mà Môisen đă viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đă dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ ĺa cha mẹ để luyến ái vợ ḿnh, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vậy sự ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không được phân rẽ”. Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: “Ai bỏ vợ ḿnh và lấy vợ khác, th́ phạm tội ngoại t́nh đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng và lấy chồng khác, th́ cũng phạm tội ngoại t́nh”. Bấy giờ người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất b́nh và bảo các ông rằng: “Hăy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, v́ nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: “Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó”. Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.

Phúc Âm của Chúa.

----------------------------------
Sống Lời Chúa Hôm Nay

 


Mầm mống ly dị nơi hai nguyên tổ loài người

 

Có thể nói bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này có liên hệ đến bài Phúc Âm tuần trước về chiều hướng của ḿnh. Bởi v́, bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước nói tới vấn đề gương mù gương xấu và việc phải dứt khoát với hành động này để được rỗi bằng cách từ bỏ ḿnh, một hành động dứt khoát được thể hiện một cách biểu hiệu ở chỗ móc mắt, chặt tay chân làm xấu của ḿnh đi. Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này là nạn ly dị, một trong những gương mù gương xấu chẳng những của thời xưa mà nhất là thời đại văn minh nhân bản nhân quyền ngày nay. Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu hôn nhân, như Chúa Giêsu khẳng định, là những ǵ ngay từ ban đầu đă được Thiên Chúa thiết lập và bởi thế loài người không được phép phân chia, không được quyền tháo gỡ, th́ phải chăng, theo nguyên tắc tránh dịp tội của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, th́ vợ chồng theo hôn nhân đă trở nên một thân thể (đă coi nhau và gọi nhau là “ḿnh”, là “anh em”, “anh em như thể tay chân”) có thể bỏ nhau, một khi họ nên dịp tội cho nhau, chẳng hạn làm cho nhau đi đến chỗ ngoại t́nh (v́ chồng không để ư chăm sóc chiều chuộng vợ, hay v́ vợ không đáp ứng chồng trong việc chăn gối chẳng hạn), nhất là v́ vợ chồng lén lút hoặc trắng trợn ngoại t́nh? Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu đă trả lời dứt khoát với một số người Pharisiêu về vấn đề ly dị là vấn đề do con người mà có, đúng hơn, do lóng trí con người hư hỏng mà ra, c̣n hôn nhân là do Thiên Chúa, do Đấng Toàn Thiện đă dựng nên họ theo h́nh ảnh yêu thương của Ngài, ở chỗ Ngài đă dựng nên con người có nam có nữ, để họ tiến đến chỗ hiệp nhất nên một thân thể với nhau, một t́nh trạng phản ảnh sự sống thần linh hiệp thông Ba Ngôi nơi Ngài.

 

Thật vậy, mầu nhiệm về con người và ơn gọi của con người là ở chính cốt lơi của hôn nhân. Chính v́ ơn gọi phản ảnh “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) mà con người mới được Ngài dựng nên theo giống h́nh ảnh Ngài và tương tự như Ngài (x Gen 1:26-27). Con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa ở chỗ nào, nếu không phải hữu thể của con người có yếu tố linh thiêng (linh hồn), có tự do, biết ư thức; và con người được dựng nên tương tự như Thiên Chúa ở chỗ nào, nếu không phải ở ngôi vị của con người biết yêu thương, trao tặng và hiệp thông. Đó là lư do, sau khi tạo dựng nên mọi sự trên trời dưới đất, như tất cả đoạn thứ nhất của Sách Khởi Nguyên cho thấy, Thiên Chúa, cũng Sách Khởi Nguyên thuật lại ở trọn đoạn thứ hai,  c̣n làm một việc nữa cho riêng con người, loài được Ngài dựng nên sau hết, đó là h́nh thành cơ cấu hôn nhân nơi họ, một cơ cấu xă hội căn bản đầu tiên của loài người, một cơ cấu hiệp thông, yêu thương và sự sống. Và đó cũng là lư do bao lâu con người sống mầu nhiệm “hôn nhân” là yêu thương và sống ơn gọi “hôn nhân” là hiệp thông này, họ mới sống trong sự thật, v́ họ sống đúng như ư muốn của Thiên Chúa, và họ mới hoàn toàn hạnh phúc, v́ họ sống sự sống thần linh vô cùng toàn hảo và viên măn của Thiên Chúa. Trái lại, bao lâu con người sống ngược với mầu nhiệm “hôn nhân” và ơn gọi “hôn nhân” này, tức t́m kiếm những ǵ ngoài ư định vô cùng khôn ngoan tốt lành của Thiên Chúa, bấy lâu con người c̣n sống trong bất hạnh và đầy những bất an.

 

Không phải hay sao, ngay từ ban đầu, nếu con người cương quyết sống theo những ǵ Thiên Chúa ấn định như lương tâm của họ ư thức được (x Gen 3:2-3) th́ họ đâu đến nỗi đi đến chỗ “ly dị” trong tinh thần, một yếu tố nẩy sinh trong gịng dơi loài người như một thứ men làm cho họ càng ngày càng ly dị như thời đại văn minh tuyệt đỉnh về nhân bản ngày nay cho thấy? Cặp vợ chồng đầu tiên của loài người này đă không âm thầm “ly dị” nhau về tinh thần là ǵ, ở chỗ, ngay sau khi ăn trái cấm, mỗi người tự động đi t́m nơi trú ẩn và lấy lá vả che đậy chỗ kín của ḿnh đi: họ không c̣n là một thân thể như trước nữa, họ đă ra khỏi t́nh trạng ngây thơ vô tội như trẻ nhỏ “trần truồng không biết xấu hổ” (Gen 2:25). Thậm chí họ đă đi đến chỗ chính thức “ly dị” nhau trước nhan Chúa, khi người nam không chấp nhận bản thân ḿnh là nữ nguyên tổ Evà, người ông đă tuyên nhận là xương thịt của ông và là người Chúa cho ở với ông, qua việc ông phũ phàng và bất công đổ lỗi cho người nữ (x Gen 3:12), một lỗi lầm mà chính ông đáng lẽ phải đứng ra nhận lỗi, v́ ông chẳng những đă không can ngăn vợ mà c̣n vào hùa với vợ để làm nữa. Nếu con người nam nguyên tổ Adong này yêu thương vợ trong chân lư, tức yêu thương theo ư Chúa, ở chỗ mạnh mẽ lên tiếng ngăn cản vợ về hành động hái trái cấm mà ăn của nàng, th́ t́nh yêu của ông đă phản ảnh t́nh yêu vô cùng trọn hảo của Thiên Chúa rồi, và con cái miêu duệ của ông đâu phải mang mầm mống “ly dị” từ ông cho đến tận thế. Như thế, một cách nào đó, nguyên tội được phát xuất từ hôn nhân, từ t́nh yêu hôn nhân, từ thứ t́nh yêu sai trái nơi hôn nhân. Quả thực ly dị phát xuất từ con người, từ ḷng trí hư hỏng của con người là như thế.

 

Tới đây một vấn đề nữa xuất hiện, đó là vấn đề “(nguyên) tội bởi đâu mà có?”, bởi v́ ngay từ ban đầu con người nguyên tổ hoàn toàn tốt lành, ḷng trí chưa hề bị hư hại tí nào, th́ làm sao con người có thể đi tới chỗ “ly dị”, tới chỗ phân ly những ǵ Thiên Chúa đă phối hợp, đă liên kết. Đúng thế, ngay từ ban đầu, con người nguyên tổ được Thiên Chúa dựng nên hoàn toàn tốt lành, không bị hư hại tí nào, không có mầm mống tội lỗi trong ḿnh như miêu duệ của các vị, không có đam mê nhục dục, không có tính mê nết xấu. Tuy nhiên, không phải v́ thế mà con người không thể phạm tội. Con khổng long và một phần ba tinh tú trên trời bị mất chỗ của ḿnh trên trời đâu có xác thịt, có mầm mống tội lỗi, thế mà vẫn có thể phạm tội, vẫn có thể làm mất ḷng Thiên Chúa cơ mà (x Rev 12:1-9). Đệ nhất tạo vật về ân sủng, dù được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ lúc được hoài thai trong ḷng thai mẫu, chẳng lẽ lại không phạm tội được hay sao, khi Người khăng khăng từ chối không chịu “xin vâng” (Lk 1:38) làm theo ư muốn tối cao của Thiên Chúa được tỏ ra cho Người qua sứ thần Gabiên trong giây phút truyền tin? Bởi thế, trường hợp phạm tội của hai nguyên tổ, tội đầu tiên trong lịch sử loài người, tội phá giới, tội vượt biên, tội phân ly nhưnơng ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, không phải là do ḷng trí hư hỏng của con người, mà là do ư thức chọn lựa của con người. Thế nhưng, ngay từ ban đầu, nếu con người c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, ḷng trí của họ c̣n hoàn toàn ngay thẳng, th́ phải chăng việc họ làm, dù trái với ư muốn của Thiên Chúa, có xấu xa tội lỗi trước nhan Ngài, cũng chỉ là những hành động lầm lạc đáng thương?

 

Sở dĩ con người lầm lạc đáng thương là v́ tŕnh độ của con người hữu hạn chỉ tới đó. Nếu con người có Thần Trí của Thiên Chúa, chắc hẳn họ đă thấu hiểu được tất cả mọi sự như Ngài (x 1Cor 2:10) và đă không làm những ǵ trái ư Ngài. Thế nhưng, dù Thiên Chúa có muốn thông ban cho con người tất cả Thần Trí của Ngài ngay từ ban đầu đi nữa, con người tạo vật hữu hạn bấy giờ tự bản chất cũng không thể nào lănh nhận được. Phải chăng đó là lư do “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) để qua Ngôi Vị nhân thần là Con Người Giêsu Kitô này, loài người “sinh bởi xác thịt là xác thịt” (Jn 3:6) có thể được “rửa trong Thánh Thần” (Jn 1:34), được “tái sinh bởi nước và Thần Linh” (Jn 3:5), “được sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10), một sự sống như Con Người Giêsu Kitô đă sống “đẹp ḷng Cha mọi đàng” (Mt 3:17, 17:3). Thật ra, làm việc ǵ ngoại tại, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) đều tỏ ḿnh là Lời ra và ban ḿnh là Thần Linh của Ngài cho đối tượng của Ngài. Thiên Chúa đă bắt đầu ban Thần Trí của Ngài cho con người khi Ngài tỏ ḿnh ra cho họ, khi Ngài bắt đầu tỏ cho họ biết giới hạn của họ giữa biên giới sự sống và sự chết, giữa cây biết lành biết dữ và cây sự sống. Trong Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái, Ngài vẫn tiếp tục tỏ ḿnh ra, vẫn tiếp tục ban Thần Trí của Ngài cho con người, và mức độ dồi dào Thần Trí nhất là lúc Con Ngài Nhập Thể, Vượt Qua và sai Thánh Thần từ Cha xuống trên Giáo Hội. Thế nhưng, chỉ có thành phần sống bé mọn (x Mt 11:25; Lk 10:21), biết đáp lại Mạc Khải Thần Linh như Mẹ Maria đầy tin tưởng mới được tràn đầy Thần Trí của Thiên Chúa mà thôi!

 

Đó là lư do chúng ta thấy Chúa Giêsu, một lần nữa, đă dùng đến trẻ nhỏ, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho thấy, để giải quyết vấn đề phức tạp của đời sống hôn nhân, điển h́nh là vấn đề gương mù ly dị nơi hôn nhân. Không phải hay sao, v́ hai nguyên tổ không c̣n sống như những trẻ nhỏ, không c̣n sống ngây thơ vô tội, không c̣n hoàn toàn tin tưởng vào Đấng Tối Cao vô cùng Toàn Tri, Toàn Thiện, Toàn Năng, trái lại muốn trở thành người lớn, đầy lư sự và ham hố, nên đă đi đến chỗ “ly dị” nhau, không c̣n là một thân thể mà là hai (một t́nh trạng được biểu hiệu qua hành động hai vị nguyên tổ t́m cách che bịt cái của quí private part của ḿnh đi)? Thật ra, thực tế cho thấy, không thể nào vợ chồng lại có thể trở nên một thân thể. Việc vợ chồng chỉ là một tác động biểu hiệu cho việc nên một thân thể này mà thôi. Thế nhưng, t́nh trạng ly dị vẫn có thể làm cho vợ chồng chấm dứt việc vợ chồng với nhau, không c̣n là một thân thể nữa. Như thế, vấn đề nên một thân thể đây không phải là vấn đề về sinh lư hay thể lư cho bằng về tâm lư và tinh thần. Đúng vậy, nếu vợ chồng không được phân ly những ǵ Thiên Chúa đă phối hợp, th́ vấn đề vợ chồng nên một thân thể là một vấn đề bất khả phân ly, vấn đề trọn đời, chứ không phải vấn đề tṛ chơi t́nh ái, vấn đề pro choice của con người. Nếu vợ chồng biết chấp nhận nhau như là người Chúa cho ở với ḿnh, (như bài đọc một cho thấy), biết ư thức nguyên tắc không phải họ chọn mà là được chọn (x Jn 15:16), th́ không bao giờ họ sẽ đi đến chỗ ly dị, bằng không, họ sẽ là kẻ ly dị Chúa trước, phủ nhận những ǵ Chúa ban cho ḿnh, gửi đến cho ḿnh, và không bao giờ họ sẽ t́m thấy ư nghĩa đích thực và hạnh phúc hôn nhân trọn vẹn.

 

Nếu con người không sống nguyên bởi bánh, mà c̣n bởi lời Chúa (x Mt 4:4), th́ vấn đề vợ chồng nên một thân thể như ư định của Thiên Chúa về hôn nhân ngay từ ban đầu này cũng thế, ở chỗ, Thiên Chúa không chỉ có ư dựng nên con người có nam có nữ để họ làm việc vợ chồng hầu sinh con đẻ cái như loài thú thuần huyết nhục thế thôi, mà là để họ biểu hiện một mầu nhiệm sâu xa hơn nữa, đó là mầu nhiệm Chúa Kitô với Giáo Hội của Người (x Eph 5:32), một mầu nhiệm chỉ khi nào vợ chồng nỗ lực sống theo họ mới có hạnh phúc và hoàn trọn ơn gọi hôn nhân của họ thôi. Chúa Kitô và Giáo Hội của Người không bao giờ ly dị nhau. Cho dù Giáo Hội, qua yếu đuối của loài người, của thành phần đại diện Người thừa kế Thánh Phêrô và thừa kế các vị tông đồ, có những lúc phản bội tinh thần của Người, như dân Do Thái phản bội giao ước của Thiên Chúa cha ông họ song Thiên Chúa vẫn ở với họ, vẫn trung thành với giao ước của Ngài, vẫn thực hiện lời Ngài tự đoan hứa với họ thế nào, Chúa Kitô vẫn ở cùng Giáo Hội luôn măi cho đến tận thế như vậy (x Mt 28:20). Đầu và thân thể không thể nào phân ly nhau thế nào, Chúa Kitô và Giáo Hội làm nên một Nhiệm Thể cũng không thể phân ĺa nhau như thế. Chồng thực sự là đầu của vợ, như Chúa Kitô là đầu của Giáo Hội, và vợ là thân thể của chồng, như Giáo Hội là thân ḿnh của Chúa Kitô. V́ là đầu của vợ, chồng phải yêu thương vợ như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội; và v́ là thân ḿnh của chồng, vợ phải vâng lời chồng trong mọi sự như Giáo Hội vâng lời Chúa Kitô như thế (x Eph 5:22-30).

 

H́nh ảnh một thân thể có đầu và thân này, như bài đọc một cho thấy, đă được biểu lộ qua tác động nhận biết (thuộc đầu óc) của Adong đối với thân thể của ḿnh là Evà, một ngôi vị được làm nên bởi thân thể của ông và phát xuất từ cạnh sườn thân thể của ông. (Chồng là đầu và vợ là thân c̣n được thể hiện nơi tâm lư trai cua gái, gái theo trai, và nam có ư nghĩ thèm thuồng thân thể nữ như ở Phúc Âm Thánh Mathêu 5:28 cho thấy). Nếu chồng luôn nhận biết vợ, tức yêu thương vợ như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội đến cùng (x Jn 13:1), và nếu vợ luôn gắn bó với chồng, ở chỗ nghe lời chồng, đáp lại t́nh yêu của chồng, th́ không bao giờ có chuyện ly dị xẩy ra trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, v́ mầm mống nguyên tội, mầm mống con người ngay từ ban đầu tách ḿnh ĺa xa Thiên Chúa nên không thể bền bỉ với nhau, vẫn c̣n tồn tại nơi con người nói chung và con người nam nữ vợ chồng nói riêng, mà cho dù họ có yêu nhau đắm đuối mấy đi nữa, họ vẫn cần phải có ơn Chúa đặc biệt, có Thần Linh, mới có thể trung thành với nhau, mới có thể hoàn toàn phản ảnh mầu nhiệm Nhiệm Thể Giáo Hội!

 

Tóm lại, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu xác định rơ dự án của Thiên Chúa và đường lối của con người. Dự án của Thiên Chúa bao giờ cũng là muốn con người hiệp nhất nên một; c̣n đường lối của con người thường hướng chiều về t́nh trạng chia rẽ ly dị. Tuy trong bài Phúc Âm Chúa Giêsu không xác định rơ hai vợ chồng phải sống trọn đời với nhau, nhưng nếu hai vợ chồng phải nên một thân thể với nhau mới là vợ chồng theo dự án của Thiên Chúa th́ có nghĩa là họ phải sống trọn đời với nhau. Thật vậy, nếu không ai lại phủ nhận thân thể của ḿnh (x Eph 5:28-29), và không ai mất đầu mà c̣n sống thế nào, chồng cũng không thể thiếu vợ, không thể phủ nhận vợ là thân thể của ḿnh, và vợ cũng không thể thiếu chồng, không thể tách rời chồng là đầu của ḿnh như vậy. Chính v́ con người cứng ḷng, sống theo ư riêng của ḿnh, chứ không sống theo dự án của Thiên Chúa về hôn nhân ngay từ ban đầu như thế mà xă hội loài người càng ngày càng trở nên băng hoại như thực tế hiện nay cho thấy. Đó là lư do, để cứu văn t́nh thế, để sống hợp với dự án của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, cách riêng trong đời sống hôn nhân, Chúa Giêsu kêu gọi con người hăy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, t́nh trạng con người nguyên sơ c̣n đang ngây thơ vô tội chỉ biết tin tưởng vào Chúa và làm theo ư Chúa mà thôi.

 

Chúng ta đă nghe bài Phúc Âm Chúa Giêsu trả lời về vấn đề hôn nhân và đời sống vợ chồng. Theo câu trả lời của Người th́ hôn nhân là những ǵ bất khả phân ly theo ư định của Thiên Chúa ngay từ ban đầu khi Ngài dựng nên con người có nam có nữ theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài, c̣n hiện tượng ly dị là do con người mà có sau này. Hiện tượng ly dị thật sự đă có từ lâu đời này, đúng hơn đă bắt nguồn từ nguyên tội. Thế nhưng, trong thời đại văn minh tân tiến ngày nay, thời đại con người tôn thờ thần tự do, th́ hiện tượng ly dị đă trở thành b́nh thường, đến nỗi đă được pháp luật công nhận và cho phép, trở thành một thứ nhân quyền. Tuy nhiên, trước hiện tượng ly dị dễ dàng có thể nói như cơm bữa tại Âu Mỹ hiện nay, không phải là không có những đôi vợ chồng gương mẫu, cho dù đă trải qua sóng gió khủng khiếp trong cuộc sống hôn nhân. Chẳng hạn như câu truyện có thật, được chính tác giả thuật lại trong cuốn Bàng Hoàng Trước Sự Thật (Surprised by Truth), một nữ nhân vật đă từng nổi tiếng trên truyền thông và điện ảnh là Carolyn Kollegger, sinh năm 1961 thuật lại, có thể được phân tích và tóm gọn như sau:

 

1.             Tác giả đă sống một cuộc đời tuyệt vời ra sao? - Đă chiếm hưởng hầu như tất cả những ǵ trần gian có thể mơ ước về Tiền, Tài, Tiếng và T́nh. Cô đă hồi niệm về một thời vang bóng của ḿnh như sau:

 

“Tôi đă từng xuất hiện trên các tờ nguyệt san; tôi đă từng xuất hiện qua phim ảnh; tôi đă từng xuất hiện trên đài truyền h́nh toàn quốc. Tôi đă từng đến những nơi được hầu hết con người ta mơ ước thấy, đă từng làm những điều được hầu hết con người ta mong muốn làm. Tôi đă từng tiêu tiền như nước, liên hoan tiệc tùng thâu đêm tới sáng”.

 

2.             Tác giả đă sống một quá khứ tội lỗi như thế nào? -  Tiền dâm hậu thú, 3 lần phá thai và 1 lần gần tự tử, như chính cô đă không e thẹn và ngần ngại thú nhận sự thật tàn tệ của ḿnh như sau:

 

“Không bao lâu sau lần hẹn ḥ đầu tiên của chúng tôi ấy, Erwin và tôi đă về chung sống với nhau. Chúng tôi hết sức yêu nhau, và chàng là một ‘Romeo’ đẹp trai đầy công thành danh toại của tôi. Cái trống rỗng của đời tôi dường như được khỏa lấp bằng mối liên hệ của chúng tôi ấy. Tôi cảm thấy như thể không ǵ có thể làm đắng cay cuộc đời chung sống ung dung của chúng tôi này. Sáu tháng sau, tôi có thai và đến gặp bác sĩ sản phụ khoa ở pḥng mạch Park Avenue. Bà ta nh́n tôi và nói: ‘Cô đâu có muốn cái thai này phải không?’ Tôi gật đầu, khi nhớ lại điều Erwin đă bảo tôi vào lần hẹn ḥ đầu tiên, đó là chàng chỉ muốn làm tiền, du lịch, và ăn chơi mà thôi. Tôi nghĩ rằng đứa nhỏ sẽ kết thúc mối liên hệ của chúng tôi. Bà bác sĩ của tôi nói: ‘Được rồi. Chúng tôi sẽ sắp xếp để cô chấm dứt việc mang bầu’.

“Bấy giờ tôi nghĩ rằng mối liên hệ hiện tại của chúng tôi không thể nào cải tiến được nữa. Tôi nghĩ nếu Erwin cưới tôi là tốt nhất. Khi chúng tôi mới về chung sống với nhau, tôi đă tự nhủ với ḷng ḿnh rằng tôi sẽ cho Erwin thời gian 5 năm để cưới tôi. Tôi đă thấy nhiều nữ diễn viên sống với một người đàn ông cả mấy thập niên, hy vọng người đàn ông ấy sẽ lấy ḿnh làm vợ, để rồi cuối cùng ly tán. Khi đặt vấn đề giới hạn thời gian là tôi cho rằng tôi tinh khôn. Chúng tôi đă mau chóng tiến tới thời hạn 5 năm của tôi (một thời hạn Erwin không hề biết ǵ về nó), là lúc tôi lại có thai đến lần thứ ba. Lần này, tôi không muốn ‘chấm dứt’ việc mang thai nữa. Tôi nghĩ rằng quyết định của tôi sẽ khiến cho Erwin cưới tôi làm vợ. Trái lại, chàng thề rằng chàng sẽ bỏ tôi. Thế là việc gặp bác sĩ sản phụ khoa lại được sắp xếp để kết thúc lần thứ ba một mạng sống quí hóa.

 

“Tôi không thể sống với bản thân ḿnh, và tôi không thể sống mà lại không có các đứa con của tôi. Tôi đă đi vào pḥng ngủ của chúng tôi là nơi Erwin cất giữ một khẩu súng đă nạp đạn. Tôi cầm khẩu súng trong tay như muốn t́m về chốn vĩnh hằng, nh́n chằm chằm vào nó và nghĩ đến những ǵ tôi có thể cảm thấy khi sử dụng nó. Nó có đau đớn hay chăng? Tôi có cảm thấy cái đớn đau của viên đạn hay chăng? Tôi cứ nghe thấy tiếng nói nho nhỏ một cách vuốt ve, một cách lọc lừa thuyết phục rằng ‘Carolyn, cứ làm đi. Cứ làm đi. Dí nó vào đầu của ngươi; bấm c̣. Cơn đau của người sẽ được kết liễu. Cứ làm đi. Làm đi. Đó là những ǵ ngươi muốn làm mà. Cứ làm đi’. Tiếng nói cứ tiếp tục, khẩn trương và thôi thúc, nhưng vuốt ve, hứa hẹn mau chóng giải quyết cho vấn đề của tôi. Tôi dí khẩu súng lục vào đầu của tôi. Nó trở thành nặng và lạnh trong tay tôi. Ngón tay của tôi tḥ vào c̣ súng, sẵn sàng bấm. Tôi đă nhắm mắt lại. Tôi nghiến răng và gồng ḿnh lên”.

 

3-            Tại sao tác giả lại sống một cuộc đời tuyệt vời trong tội lỗi? Cô cho biết là v́ thiếu đức tin và xa cách Chúa. Bởi thế, cô đă cảm thấy hoàn toàn bất an, bất hạnh, bất măn. Cho đến khi nhờ Thiên Chúa quan pḥng được gặp gỡ những người đồng đạo Công Giáo tốt, như cô cảm nhận:

 

“Chẳng bao lâu chúng tôi thấy rằng Thiên Chúa đă chủ động nhúng tay vào việc chọn địa điểm hải đảo này của chúng tôi, bởi v́ nhà của chúng tôi ở bên cạnh của hai nhà Kitô Giáo. Sau một cuộc gây lộn lớn tiếng, tôi đă bỏ ra ngoài kêu la đến nỗi một người láng giềng của tôi đă đến hỏi tôi có sao không. Một cách nhẹ nhàng nhưng đầy tin tưởng, bà nói rằng tôi thực sự cần được giúp đỡ; bà đề nghị là chúng tôi đến nhà thờ gặp cha sở của chúng tôi. ‘Nhà thờ!’ tôi ngẫm nghĩ, ‘Quả là một ư nghĩ mới lạ. Tại sao không bao giờ chúng tôi nghĩ đến đó nhỉ?’ Erwin nói rằng chàng không bao giờ đi đến bất cứ một thứ tham vấn nào cả; cần phải có một ơn đặc biệt mới làm cho chàng đồng ư nói chuyện với một vị linh mục. Chúng tôi đă lấy hẹn để gặp vị cha sở của giáo xứ địa phương chúng tôi ở”.

 

“Ngài đă thay thế những mối liên hệ tồi bại bằng những liên hệ thánh hảo để giúp cho chúng tôi đổi thay và sống gần gũi Ngài hơn. Có một người bạn mới đă thuyết phục được Erwin đi tham dự một cuộc tĩnh tâm Cursillo. Khi Erwin trở về, chàng nói rằng chàng muốn tháo cởi ống dẫn tinh đă bị cắt cột của chàng. Nó là một trong những cuộc giải phẫu đớn đau nhất người đàn ông phải chịu; mức độ thành công lại không cao, và cho dù cuộc giải phẫu có thành đạt chăng nữa cũng khó nói chính xác bao giờ việc dẫn tinh mới tái hành sự. Ở trường hợp của chúng tôi, có lẽ, đáp lại những lời nguyện cầu của tôi cho có được một cơ hội nữa, vấn đề đă công hiệu liền”.

 

4.             Tác giả đă cảm thấy ra sao khi thoát khỏi cuộc sống tội lỗi khốn nạn? Cô đă cảm nghiệm và sâu xa thâm tín rằng dù con người có bỏ Chúa những Chúa không bỏ con người và t́m cách cứu họ:

 

“Tôi cảm thấy b́nh an thấm thía hơn bao giờ hết, và tin tưởng nơi Đấng là Cha hết ḷng yêu thương tôi. Một người mẹ có thể phá hủy đứa con thai nhi của ḿnh, khi nó trở nên bất tiện hay gánh nặng cho bà, nhưng bất kể chúng ta có tội lỗi thế nào, và có phản chống lại Thiên Chúa, th́ Ngài vẫn trung thành và sẽ không bao giờ ruồng bỏ chúng ta là con cái của Ngài. Tôi cảm thấy an ủi nơi những lời Thánh Phaolô viết: ‘Nếu chúng ta bất trung th́ Ngài vẫn trung thành – v́ Ngài không thể chối bỏ chính ḿnh Ngài’ (2Tim 2:13)”.

 

“ Cho dù tôi có quên đi Vị Thiên Chúa của Giáo Hội Công Giáo hồi thiếu thời, Ngài cũng vẫn không quên tôi. Khi tôi bị lạc mất trong hoang địa Hồ Ly Vọng, Ngài đă đến kiếm t́m tôi, một người Cha yêu thương đến để giải cứu cho đứa con gái nhỏ bé của ḿnh”.

 

5.             Tác giả đă sống như thế nào từ khi thoát khỏi cuộc đời tội lỗi cho tới nay? Hai vợ chồng cô và cả gia đ́nh sốt sắng sống đạo; nghèo song vui hơn; không coi truyền h́nh; ít giao du bạn bè:

 

“Đời sống giờ đây đă đổi khác. Con người đă bị tôi hận ghét là người bạn thân nhất của tôi, là người chồng của tôi. Gia đ́nh của chúng tôi là một gia đ́nh đoan trang, chúng tôi hiếm đi đâu về đêm. Erwin có một hăng làm đồ gỗ để trang hoàng trong nhà, và gia đ́nh chúng tôi sống bằng duy lợi tức của chàng mà thôi, nhờ đó tôi có giờ với con cái và dạy dỗ chúng ở nhà. Chúng tôi không xem truyền h́nh nhiều (ngoại trừ EWTN), và chúng tôi cũng không hào hứng với những thứ phim ảnh hiện đại. Gia đ́nh chúng tôi đi lễ hằng ngày và cầu kinh Mân Côi hằng ngày. Thật là tuyệt vời”. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

BẤT KHẢ PHÂN LY

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Trong một tuần pḥng nọ. Khi các linh mục đang ngồi thảo luận và trao đổi với nhau về kinh nghiệm mục vụ, một vị lớn tuổi đă chậm dăi phát biểu: “Tôi không biết các cha trẻ nghĩ thế nào, riêng tôi, tôi thấy làm lạ là nhiều cặp chúng nó mới hôm nào đưa nhau lên trước bàn thờ thề thốt yêu nhau, vậy mà quay đi, quay lại đă thấy chúng nó lên nữa, mà lần này với một đứa khác. Tôi đă ṭ ṃ hỏi một vài đứa th́ chúng nó nói rằng: Tại v́ cha quản nhiệm chúng con trẻ, nên làm đám cưới mát tay”.

 

Gọi ly dị là căn bệnh thời đại, v́ trải qua mọi thời đại, ly dị vẫn là một vấn nạn nhức nhối và không thuốc chữa; đặc biệt, đối với con người của thời đại chúng ta đang sống. Một thời điểm mà theo Đức Piô XII, con người đang mất dần đi ư thức tội lỗi. Hoặc theo Đức Gioan Phaolô II, thế giới đang bị ảnh hưởng của một nền văn hóa sự chết. Trong xă hội hôm nay, dưới ảnh hưởng của nền văn hóa này, nền móng gia đ́nh và hạnh phục hôn nhân đang bị đảo lộn tận gốc rễ. Qua đó, nền tảng xă hội cũng đang bị lung lay. Hơn 50% các cặp hôn nhân đă kết thúc bằng ly dị. Nhiều người ly dị sau chỉ mới 3 tuần lễ cưới nhau. Một số lớn chừng 3 hay 10 năm sau khi cưới. Và một số khác sau 30 năm chung sống    với nhau. Như vậy, căn bệnh thời đại này không dừng lại ở thành phần tuổi tác, hoặc thời gian chung sống với nhau. Nó xẩy ra cho mọi lứa tuổi, và trong mọi hoàn cảnh.

 

Lịch sử đă chứng minh tính chất xă hội của chứng bệnh ly dị, khi cho biết ngay những người đồng thời với Chúa Giêsu cũng đă đặt vấn đề với Ngài. Và trước đó nữa, Maisen cũng đă phải vất vả với vấn nạn này. Thánh Kinh kể lại, khi những người Biệt Phái đến chất vấn Ngài về đề tài ly dị, Chúa Giêsu đă nói với họ: “Chính v́ sự cứng ḷng của các ngươi mà Maisen đă viết ra luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đă dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ bỏ cha mẹ để luyến ái vợ ḿnh, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vậy sự ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10:5-9).

 

Qua câu trả lời trên, chúng ta thấy rằng ly dị là do tâm trạng đổi thay, do những thúc đẩy từ nhiều phía, do ảnh hưởng xă hội, và do thiếu ḷng thủy chung của con người. Hơn 10 năm trước, khi khảo cứu về hậu quả của những cuộc hôn nhân đổ vỡ, người ta đă đi đến kết luận rằng con cái của những cha mẹ ly dị  chính là những nạn nhân đáng thương nhất qua hành động ly dị của cha mẹ chúng. Hậu quả này kéo dài cho đến khi chúng lớn, và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là các em trai, đặc biệt, nếu lúc cha mẹ chúng ly dị mà chúng đang ở vào lứa tuổi vị thành niên. Aûnh hưởng ấy có thể làm cho chúng có một cái nh́n thiên lệch, và mặc cảm tội lỗi về đời sống hôn nhân, gia đ́nh. Nhưng gần đây, người ta lại có câu trả lời khác, đại khái cho rằng nếu cha mẹ mà cứ tiếp tục sống trong cảnh bất ḥa, th́ tốt hơn là nên ly dị, v́ như thế sẽ giúp cho con cái sống trưởng thành hơn và không bị ảnh hưởng tâm lư về một cuộc hôn nhân đổ vỡ.

 

Nhiều cuộc khảo cứu c̣n đi xa hơn nữa, khi kết luận rằng trẻ em được nuôi dưỡng bởi những cha mẹ đồng tính luyến ái, và những cha mẹ tự nhiên không có ǵ khác biệt về tâm lư và t́nh cảm. Và ảnh hưởng của những lần phá thai không c̣n gây kinh hoàng cho nhiều phụ nữ như trước nữa. Ngược lại, chúng chỉ có tác dụng về mặt thể lư, như một lần đau bụng, đi cầu. Đó là tâm lư, đó là tâm trạng của con người thời đại. Điều này cho thấy rằng, con người thời nay đang mất dần đi ư thức của việc làm, và họ lẫn lộn giữa cái xấu và cái tốt, cái được phép làm và cái không nên làm, điều mà Chúa Giêsu gọi là sự cứng ḷng: “Chính v́ sự cứng ḷng của các ngươi” (Mc 10: 5).

 

Thật vậy, do ḷng dạ con người ra cứng cỏi, chai đá, mà hiện tượng ly thân, ly dị, phá thai, đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính mới đang được hưởng ứng và thịnh hành. Và không những chỉ có những con người b́nh thường, ít học thức mới có những quan niệm lệch lạc, nhưng cả những vị có trách nhiệm thuộc lănh vực luân lư và đạo đức cũng bị những tư tưởng lệch lạc ấy chi phối. Đó là lư do tại sao có những linh mục “làm phép cưới mát tay”. Làm phép cưới mát tay hay làm phép cưới cẩu thả, thiếu điều tra kỹ lưỡng, và thiếu hướng dẫn, thiếu chuẩn bị cũng là một h́nh thức. Đối với những linh mục này, có lẽ việc ly thân, ly dị chỉ là hệ quả của tâm lư xă hội, hoặc một hành động thiếu kinh nghiệm của những người trong cuộc. Nhưng thực tế không phải chỉ có thế, v́ hậu quả của những việc làm cẩu thả ấy c̣n kéo dài cho tới những thế hệ kế tiếp. Thống kê cho biết, con cái những cha mẹ ly dị cũng có nhiều cơ hội ly dị.

 

Vấn đề ly dị tưởng chỉ là những đối chọi về quan điểm xă hội giữa những người Pharisiêu và Chúa Giêsu nên Ngài đă có những lời lẽ cứng rắn về hôn nhân. Nhưng điểm quan trọng ở đây, là nhân cơ hội này, Chúa Giêsu đă lập lại ư định của Chúa Cha ngay từ ban đầu khi sáng tạo vũ trụ, khi đó, Thiên Chúa đă đặt con người vào một ơn gọi hết sức quan trọng: “Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đă dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ bỏ cha mẹ để luyến ái vợ ḿnh, và hai người sẽ nên một huyết nhục (Mc 10: 6-8). Đó là những ǵ Thiên Chúa nói, và đó là việc Thiên Chúa làm.

Thật vậy, nếu nh́n luật một vợ, một chồng với cái nh́n của tâm lư hôn nhân gia đ́nh, ta sẽ thấy đây là một đ̣i hỏi hết sức hợp t́nh, hợp lư, phù hợp với tâm lư sống của con người. Nó không hề đi ngược hoặc mang lại những khó khăn, những phiền toái mà con người không thể vượt thắng được. Ngược lại, nó mang đến cho những cặp vợ chồng một sự đảm bảo, một sự gắn bó hạnh phúc. Trong xă hội loài vật, Thiên Chúa cũng dựng nên những mẫu gia đ́nh mà chỉ một vợ, một chồng, thí dụ, loài chim đại bàng đầu bạc của Bắc Mỹ. Chúng ở với nhau cho đến khi một con chết, và không bao giờ đi lang thang, hoặc cặp kè với những con khác.

 

Trở lại vấn đề con người, như khảo cứu đă cho biết, nếu một người đă ly dị một lần, th́ có nhiều lư do cho thấy người ấy sẽ ly dị tiếp sau này. Thực tế đă chứng minh nhận xét này, v́ có nhiều người ly dị, tái hôn đến ba, bốn, hoặc năm lần mà vẫn không hạnh phúc. Những người này tưởng rằng sau khi đă bỏ chồng, bỏ vợ sẽ gặp được hoàng tử hay công chúa của cơi ḷng, nhưng như người Việt Nam đă có câu: “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, hoặc :”Chê thằng toét mắt, lấy thằng gù lưng”. Do đó mới có hiện tượng ly dị, tái hôn, và tái hôn, ly dị.

 

Ngoài ra, theo tâm lư, một người đă mang tâm trạng cứ thử một lần cho biết, hoặc cứ bước vào đời sống hôn nhân, nếu không thích th́ bỏ, th́ người này hầu như sẽ kết thúc hôn nhân của họ bằng ly dị. Họ giống như những kẻ mang tâm trạng chán đời, và nuôi ư muốn tự tử. Trước sau, nếu họ không được giúp đỡ kịp thời, th́ cũng sẽ kết liễu cuộc đời bằng những cái chết hết sức vô nghĩa. Bước vào đời sống hôn nhân mà c̣n trông trước, ngó sau, c̣n mang ư nghĩ muốn thử một lần cho biết, th́ trước sau ǵ, những người này cũng gặp đổ vỡ. Hơn nữa, chứng tỏ rằng họ đă không nghiêm chỉnh, đă không trưởng thành, và không ư thức trách nhiệm về lựa chọn, quyết định, và hành động hôn nhân của ḿnh, những yếu tố để tạo nên hạnh phúc. Và nếu bước vào đời sống hôn nhân như vậy, th́ đừng đổ thừa cho Thiên Chúa, mà là lỗi tại ḿnh.

 

Việc Thiên Chúa đă liên kết trong đời sống hôn nhân, do đó, là một hành động phù hợp với ơn gọi cao quí, cho biết đây không phải là việc làm con trẻ, hoặc một hành động mà con người có thể đùa giỡn. Con người không được phân ly, v́ con người không có quyền coi thường đời sống này, hoặc làm khác đi những luật lệ mà Thiên Chúa đă đặt định, thí dụ, con người ngày nay đang muốn lập thành một quy ước hôn nhân cho những người đồng tính. Đây là một việc làm trái ngược, và một hành động phá vỡ luật lệ mà Thiên Chúa đă an bài từ trước.

 

Trở lại những ǵ Chúa Giêsu đă nói về đời sống gia đ́nh, ta thấy rằng, Thiên Chúa hết sức khôn ngoan và thương xót khi đặt định con người vào một cuộc sống hôn nhân tốt lành, và đă ràng buộc, cột chặt họ lại trong sự tốt lành ấy bằng hôn ước bất khả phân ly. Ngài không hề o ép, và không hề áp đặt con người trong sự ràng buộc này. Trái lại, Ngài đă tạo cơ hội cho con người sống ḥa hợp và hạnh phúc với nhau. Thử hỏi, nếu Ngài không bảo họ phải nghiêm chỉnh, tránh nhiệm, và trưởng thành với hành động của ḿnh, th́ đời sống hôn nhân sẽ đi về đâu, và sẽ như thế nào? Những trái tim tan nát v́ t́nh yêu bị phản bội, những đứa trẻ bơ vơ v́ thiếu cha, thiếu mẹ, những cuộc t́nh vụng trộm, và những cuộc hôn nhân đồng sàng dị mộng sẽ trở thành một nỗi kinh hoàng cho cá nhân, gia đ́nh, và xă hội nếu Thiên Chúa không ràng buộc con người bằng luật bất khả phân ly.

 

Hôn nhân là một ơn gọi, một chọn lựa, một cửa ngơ dẫn vào hạnh phúc. Nhưng hôn nhân Công Giáo với luật bất khả phân ly c̣n là một bảo đảm cho tất cả những hạnh phúc ấy, nếu con người đi đúng, và tuân thủ một cách tự nguyện những ǵ Thiên Chúa đă an bài: “Sự ǵ Thiên Chúa đă kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10:9).

 

----------------------------------------------