CHÚA NHẬT XXXIII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I
: Dan 12:1-3

“Khi ấy dân ngươi sẽ được cứu thoát”
Bài trích sách Tiên tri Đaniel.

Khi ấy, tổng lănh sứ thần Micae sẽ chỗi dậy can thiệp cho con cái dân ngươi, đó là thời kỳ khốn khổ chưa từng xảy đến từ khi có các dân tộc cho tới bây giờ. Trong thời kỳ ấy dân ngươi, hễ ai đă có ghi tên trong sách, sẽ được cứu thoát. Nhiều kẻ an giấc trong bụi đất, sẽ chỗi dậy: có người sẽ được hưởng phúc trường sinh, có kẻ phải tủi nhục muôn đời. Những người thông minh sẽ sáng chói như ánh sáng ṿm trời, và những kẻ khuyên dạy sự công chính cho nhiều người, sẽ nên như các v́ tinh tú tồn tại muôn ngàn đời.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Xin bảo toàn tôi, lạy Chúa, v́ tôi t́m nương tựa Chúa.

1.      Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của tôi, chính Người nắm giữ vận mạng của tôi. Tôi luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt tôi, v́ Chúa ngự bên hữu tôi, tôi sẽ không nao núng.

2.      Bởi thế ḷng tôi vui mừng và linh hồn tôi hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của tôi cũng nằm nghỉ an toàn, v́ Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn tôi trong âm phủ, cũng không để thánh nhân của Người thấy điều hư nát.

3.      Chúa sẽ chỉ cho tôi biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời!


BÀI ĐỌC II: Hebr 10:11-15, 18

“Người đă làm cho những kẻ được thánh hóa nên hoàn hảo đến muôn đời”
Bài trích thơ gởi tín hữu Do Thái.

Trong khi mọi tư tế hằng ngày đứng gần bàn thờ chu toàn chức vụ ḿnh và hiến dâng cũng ngần ấy của lễ nhiều lần, nhưng không bao giờ xóa được tội lỗi, c̣n Người khi dâng xong của lễ duy nhất đền tội, đă ngự bên hữu Thiên Chúa đến muôn đời, và từ đây, Người chờ đợi cho đến khi thù địch bị đặt làm bệ dưới chân Người. V́ chưng, nhờ việc hiến dâng duy nhất mà Người đă làm cho những kẻ được thánh hóa nên hoàn hảo đến muôn đời. Vậy nơi nào tội lỗi được thứ tha, th́ không c̣n việc dâng của lễ đền tội nữa.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Ngươi hăy giữ ḷng trung thành cho đến chết, th́ Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mc 13:24-32

“Người sẽ quy tụ những người được tuyển chọn từ khắp bốn phương trời”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các quyền lực trên các tầng trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ người ta sẽ thấy Con Người ngự đến trong đám mây với quyền năng cao cả và vinh quang. Rồi Ngài sai các thiên thần đi quy tụ những kẻ được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ tận cùng trái đất cho đến cuối chân trời. Các con hăy học dụ ngôn về cây vả. Khi nó đâm chồi nẩy lộc, các con biết rằng mùa hè gần đến. Cũng vậy, khi các con thấy mọi sự đó xảy ra, các con hăy nhận biết: Con Người đă tới gần ngoài cửa rồi. Thầy bảo thật các con: Thế hệ nầy sẽ chẳng qua đi trước khi mọi sự đó xảy đến. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. C̣n về ngày đó hay giờ đó, th́ không ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con cũng chẳng biết, chỉ có ḿnh Cha biết”.

Phúc Âm của Chúa.

 

----------------------------------
Sống Lời Chúa Hôm Nay

  

 

Ngày vô tận: cửa không đóng - đêm không về

  

 

 

Phụng niên của Giáo Hội bao giờ cũng được kết thúc với tuần lễ Chúa Kitô Vua. Nếu Phụng Niên được mở màn với Mùa Vọng, thời điểm Giáo Hội trông đợi Chúa Kitô đến, không phải đến lần thứ nhất, v́ Người thực sự đă đến rồi, th́ Lễ Chúa Kitô Vua ở Chúa Nhật kết thúc Phụng Niên của Giáo Hội hằng năm là mục tiêu ngưỡng vọng của Giáo Hội, là tột đỉnh của Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Đấng đă Nhập Thể, Vượt Qua, Thăng Thiên và chắc chắn sẽ Tái Giáng. Nếu Chúa Kitô không phục sinh, đức tin Kitô giáo là đồ bỏ, là mê tín dị đoan, là điên cuồng ngu xuẩn (x. 1Cor 15:13-15), th́ nếu Chúa Kitô không tái giáng, việc Người phục sinh quả thực, đúng như tin đồn trong dân Do Thái, chỉ là một câu chuyện giả tạo do thành phần môn đệ của Người lấy xác của Người đi vậy thôi, cho ứng nghiệm những ǵ Người phán khi c̣n sống (x Mt 28:11-15). Tuy nhiên, biến cố Phục Sinh lịch sử của Đấng Tử Giá c̣n có thể chứng minh bằng chứng từ là ngôi mồ trống cộng với các lời tiên tri (nhất là của chính Đấng Phục Sinh), c̣n biến cố Người tái giáng sẽ xẩy ra của Người, cũng trong lịch sử của loài người, lại hoàn toàn không có ǵ chứng thực cả, chỉ hoàn toàn phát xuất từ ḷng tin tưởng được căn cứ vào mạc khải thần linh là những ǵ được ghi lại trong Phúc Âm vậy thôi, như được thấy trong bài Phúc Âm của Thánh Kư Marcô cho Chúa Nhật 33 tuần này, Chúa Nhật ngay trước Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua kết phụng niên tuần tới.

 

Thật vậy, bài Phúc Âm cho Chúa Nhật 33, dù ở chu kỳ phụng vụ nào, b́nh thường cũng đều là bài Phúc Âm nói tới ngày tận thế hay tả cảnh tận thế, tức những ǵ xẩy ra trước khi Con Người đến trong vinh quang, trừ chu kỳ năm A, v́ chu kỳ này có bài Phúc Âm thuật lại cảnh phán xét chung ở Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua rồi. Tuy nhiên, nếu liên kết ba bài Phúc Âm của cả ba chu kỳ A, B, C cho Chúa Nhật 33 lại với nhau, chúng ta thấy ư nghĩa về ngày thế mạt xẩy ra hay diễn tiến rất ăn khớp với nhau như sau: Chúa Kitô sẽ trở lại sau một thời gian vắng bóng là để tính sổ với bày tôi của ḿnh (Phúc Âm năm A), và khi Người trở lại sẽ có những biến động trên không trung, những ǵ xẩy ra ngay trước khi Người xuất hiện (Phúc Âm năm B), cùng với những biến loạn xẩy ra nơi xă hội loài người, nhất là cảnh thành phần môn đệ của Người bị thử thách về đức tin (Phúc Âm năm C), thành phần phải thanh toán trách nhiệm với Người và tŕnh nộp lợi nhuận cho Người khi Người đến (Phúc Âm năm A).

 

Riêng về bài Phúc Âm của Thánh Kư Marcô cho Chúa Nhật 33 tuần này chúng ta thấy có bốn điểm chính theo thứ tự sau đây: Thứ nhất, hiện tượng biến động trên không trung xẩy ra ngay trước khi Con Người đến; thứ hai, sự kiện Con Người tái xuất hiện là để triệu tập thành phần được tuyển chọn; thứ ba, biến cố thế mạt được Người khẳng định là chắc chắn sẽ xẩy ra; thứ bốn, biến cố này xẩy ra khi nào cũng được Người xác nhận là chỉ có một ḿnh Cha biết mà thôi.

 

Bài suy niệm này vừa viết xong th́ tin tức thiên văn cho biết Hiện Tượng Nguyệt Thực, Sao Băng và Nhật Thực trong Tháng 11/2003 như sau. Mỹ Châu, Âu Châu và Phi Châu sẽ được thấy vầng trăng rằm trở thành một bầu tối hồng vào cuối tuần này Thứ Bảy ngày 8/11/2003, khi mặt trăng lướt qua vùng tối của trái đất trong biến chuyển mới nhất của bầu trời năm nay. Hiện tượng nguyệt thực này sẽ kéo dài trong ṿng 24 phút và lên tới hết cỡ của nó vào lúc 8 giờ 6 phút EST, lúc mặt trăng, trái đất và mặt trời chập vào nhau và mặt trăng băng ngang qua vùng tối nhất của Trái Đất. Hiện tượng nguyệt thực không gây tác hại cho mắt trần của người coi, không giống như hiện tượng nhật thực. Hiện tượng nguyệt thực diễn ra với nhiều mầu sắc, từ nâu đậm và đỏ đến mầu cam sáng, vàng và nâu, tùy theo nhiều ít mây và bụi trong không khí của trái đất lúc ấy. Vào cổ thời hiện tượng nguyệt thực này được cho rằng bị gây ra bởi con quái vật nào đó làm cho mặt trăng đẫm máu, dấu hiệu tai họa xẩy ra. Nếu mây mù che khuất biến cố Thứ Bảy này, người ta sẽ không phải đợi chờ lâu để thấy được một trận mưa sao băng Leonid xẩy ra hằng năm. Ở Tây Á, Nam Dương và Úc Đại Lợi sẽ thấy trận mưa sao băng này vào sáng sớm ngày 14/11/2003. C̣n ở vùng Tây Phi, Tây Âu, Bắc Mỹ và những phần đất phía tây của Nam Mỹ sẽ được thấy trận mưa sao băng này vào ngày 19/11/2003. Cảnh mưa sao băng này xẩy ra rất ngoạn mục với cả hằng trăm ngôi sao chuyển chỗ trên bầu trời trong một tiếng đồng hồ. Ngày 23/11 cũng sẽ diễn ra hiện tượng nhật thực mà chỉ thấy được ở Nam Cực Cầu thôi.

 

Ở đây chúng ta không bàn đến vấn đề thiên văn mà là suy nghĩ và các vấn đề liên quan đến 4 câu của Lời Chúa phán trong bài Phúc Âm như sau: “Bấy giờ (tức sau biến động trên không trung), người ta sẽ thấy Con Người đầy quyền uy và vinh hiển đến trên mây trời”; “Người sẽ sai các sứ giả của Người đi triệu tập thành phần Người tuyển chọn từ bốn phương trời, từ những nơi xa xôi nhất trên mặt đất và bầu trời”; “Thày nói thật với các con biết thế hệ này sẽ không qua đi cho đến khi những điều ấy xẩy ra. Trời đất sẽ qua đi nhưng những lời Thày nói sẽ không qua đi”; và “về ngày giờ đích xác th́ không ai biết được, kể cả các thần trời lẫn Người Con ngoại trừ một ḿnh Cha mà thôi”. Nói chung, nếu hai lời đầu liên quan đến chính ngày tận thế th́ hai lời sau liên quan đến đức tin đối với ngày tận thế này. Vậy chúng ta cần phải hiểu thế nào về 4 lời chân thật “sẽ không qua đi” này của Chúa Giêsu về ngày thế mạt.

 

“Bấy giờ, người ta sẽ thấy Con Người đầy quyền uy và vinh hiển đến trên mây trời”:

 

Qua câu lời Chúa này chúng ta biết được, trước hết, ngày tận thế xẩy ra rồi Con Người mới đến, chứ không phải khi Người xuất hiện th́ bấy giờ là ngày tận thế. Ngày tận thế là ngày không trung xẩy ra biến động, ở chỗ “mặt trời sẽ trở nên tối tăm, mặt trăng không c̣n chiếu sáng, các tinh tú sẽ rơi rụng, và các cơ ngũ trên trời bị rung chuyển”. Và những biến động trên không trung đây, những biến động cuối cùng trong ngày tận thế và vào chính ngày tận thế đây, chỉ xẩy ra sau những biến loạn trên trái đất mà thôi: “Sau các cuộc thử thách đủ mọi thứ xẩy ra vào giai đoạn đó”, như được Thánh Kư Marcô thuật lại ở phần Phúc Âm, cùng đoạn 13, từ câu 5 đến câu 23 ngay trước bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, giai đoạn biến loạn trên trái đất, với hiện tượng tiên tri giả, chiến tranh loạn lạc, động đất đói khát và bách hại sát đạo. Cũng qua câu lời Chúa trên, chúng ta c̣n hiểu được rằng, sau ngày tận thế, thân xác con người ta sẽ được phục sinh, và bấy giờ, với con mắt của thân xác phục sinh, con người, dù lành hay dữ, mới có thể thấy được chính Đấng Phục Sinh đầy uy quyền và vinh hiển đến trên mây trời.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây là cái ǵ đă khiến cho không trung bị biến loạn để thế gian phải đi đến ngày cùng tháng tận của ḿnh vô cùng kinh hoàng như thế? Chính không trung chi phối trái đất, (trái đất xoay quanh mặt trời chứ không phải mặt trời quay quanh trái đất), chẳng lẽ lại bị t́nh trạng biến loạn trên trái đất xẩy ra trước đó chi phối đến bị biến động gây ra thế mạt hay sao? Thật ra, nếu tất cả mọi sự trên thế gian này được Thiên Chúa dựng nên v́ loài người và cho loài người th́ mọi sự quả thực lệ thuộc vào loài người, đến nỗi, như Thánh Phaolô nhận thức và diễn tả: “Tất cả mọi tạo vật ngong ngóng trông đợi cuộc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa. Tạo vật bị làm tôi cho hư hoại, không phải tự chúng, mà là bởi Đấng bắt chúng phải chịu như thế, song không phải là không có hy vọng, v́ chính thế gian sẽ được giải thoát khỏi cảnh làm tôi cho hư hoại hầu được thông phần vào quyền tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:19-21). Vậy có thể suy ra rằng, một khi ḷng người hay xă hội loài người hoàn toàn băng hoại hay băng hoại hết cỡ, đến nỗi, đối với văn minh vô thần duy vật của họ, mặt trời công chính là Chúa Kitô đă trở nên tối tăm, mặt trăng Giáo Hội không c̣n chiếu sáng được ảnh hưởng của ḿnh nữa, các người lành thánh như những v́ tinh tú cũng sẽ rơi rụng vào thời kỳ chưa từng có từ tạo thiên lập địa ấy, một thời kỳ nếu không được rút vắn lại th́ kẻ lành cũng sẽ bị hư đi (x Mk 13:19-20), và các cơ ngũ trên trời là tất cả mọi thứ lề luật tự nhiên cùng với các nguyên lư luân lư phổ quát bị rung chuyển, th́ cũng là ngày cùng tháng tận của thế gian này, hay nói theo đức tin Kitô giáo, cũng là ngày thế gian cần phải được hay đến lúc được canh tân biến đổi, để trở thành một trời đất mới, nơi công lư của Thiên Chúa ngự trị (x 2Pt 3:13).

 

“Người sẽ sai các sứ giả của Người đi triệu tập thành phần Người tuyển chọn từ bốn phương trời, từ những nơi xa xôi nhất trên mặt đất và bầu trời”:

 

Câu lời Chúa này cho chúng ta thấy lời Thánh Tông Đồ Phaolô khẳng định quả là chí lư: “Người sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để xóa bỏ tội lỗi nữa mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người” (Heb 9:28). “Những ai thiết tha trông đợi Người” đây không phải chỉ là những ai sống vào ngày cùng tháng tận, những ai bền đỗ đến cùng trong những ngày khủng khiếp vô tiền khoáng hậu ấy (x Mk 13:13), bởi v́, như trên đă nhận định, tận thế rồi Chúa Kitô mới xuất hiện, tức mọi người chết hết rồi và sống lại rồi bấy giờ Người mới tới, chứ không phải chỉ tới với những kẻ chưa chết nói chung, nhất là những kẻ thiết tha trông đợi Người nói riêng. Dụ ngôn 10 cô phù dâu đều thiếp ngủ như nhau, nhưng Chúa Kitô chỉ mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người là những cô phù dâu khôn ngoan mang dầu hy vọng theo với cây đèn đức tin để có thể thắp sáng đức mến để ra nghênh đón Đấng bất chợt đến vào lúc nửa đêm mà thôi (x Mt 25:1-13).

 

Đúng thế, Chúa Kitô xuất hiện lần thứ hai là để cứu những ai thiết tha trông đợi Người, thành phần được Người cứu độ qua phép rửa, từ lúc Người thăng thiên (đi xa) cho tới khi Người lại đến (trở về), như ư nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật 33 chu kỳ năm A cho thấy. Tuy nhiên, v́ ơn cứu độ của Người là một ơn cứu độ phổ quát, ơn cứu độ được Thiên Chúa Hóa Công hứa cho tất cả loài người ngay sau nguyên tội (x Gen 3:15), mà tất cả những ai, dù sinh ra trước khi Lời hóa thành nhục thể, hay sau khi Chúa Kitô Vượt Qua song chưa được tái sinh bởi Giáo Hội Người qua Phép Rửa cứu rỗi (x Mk 16:16), một khi biết thiết tha trông đợi Người, được tỏ ra qua việc họ sống chân chính hợp với lương tâm ngay lành và lề luật luân lư phổ quát, cũng sẽ được Người giải cứu (x Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, số 16). “Thành phần Người tuyển chọn từ bốn phương trời, từ những nơi xa xôi nhất trên mặt đất và bầu trời” đây có thể được hiểu hay cần phải được hiểu theo nghĩa này.

 

“Thày nói thật với các con biết thế hệ này sẽ không qua đi cho đến khi những điều ấy xẩy ra. Trời đất sẽ qua đi nhưng những lời Thày nói sẽ không qua đi”:

 

Như trên vừa nhận định, chính v́ Chúa Kitô xuất hiện lần thứ hai là để  mang ơn cứu độ cho thành phần thiết tha trông đợi Người, từ tạo thiên lập địa cho tới tận thế, mà ba chữ “thế hệ này” ở đây không chỉ áp dụng cho những người đương thời với Chúa Kitô, với các tông đồ, thành phần dân Do Thái bấy giờ, mà là cho chung nhân loại. Qua lời Chúa Giêsu khẳng định trên đây, chúng ta thấy rằng tận thế là một sự thật chứ không phải chỉ là một lời đe dọa, một cái ǵ không thể nào xẩy ra hay không bao giờ xẩy ra. Triết lư và khoa học cũng không thể chối căi được sự thật cùng tận này. Theo triết lư và luận lư, ai dám cho rằng tất cả mọi sự hữu h́nh và vật chất này sẽ kéo dài đến vô hạn, bằng không chính vật chất hữu hạn này là Thiên Chúa, là Hóa Công, vô thủy vô chung, vô cùng bất tận. Theo khoa học, ai có thể chứng minh được rằng mọi sự tự dưng mà có, hay chỉ có thể biết được, qua các giả thuyết, rằng thiên nhiên vạn vật ngay từ đầu từ từ được biến đổi mà thành h́nh; thế nhưng, không ai dám cả quyết một cách chắc chắn 100% như chân lư rằng trời đất này sẽ không bao giờ hoàn toàn qua đi, sẽ luân hồi không bao giờ cùng, tức sẽ muôn đời tồn tại thiên thu vạn đại, tức không có vĩnh hằng, không có đời sau, không có thiên đàng hỏa ngục…

 

Thực tế cho thấy, con người luôn khao khát và t́m kiếm chân thiện, t́m kiếm những ǵ vĩnh hằng bất biến. Kẻ gian dối nhất, đánh lừa cả thiên hạ, cũng vẫn không muốn bị đánh lừa, cũng vẫn muốn biết sự thật. Kẻ chán đời đến tự tử đi nữa, cũng vẫn, qua chính quyết định tử tử và việc tử tự của họ, cho thấy họ hết sức khao khát được sống hạnh phúc, một hạnh phúc bất diệt, hạnh phúc thực sự, một thứ hạnh phúc họ không t́m được ở đời này. Vậy nếu con người chân nhận là có sự thật, và sự thật tối hậu là một thực tại bất biến, một thực tại toàn thiện, sự thật làm thỏa măn tất cả mọi khát vọng của loài “nhân linh ư vạn vật”, một sự thật sẽ làm sáng tỏ tất cả mọi tranh chấp và phải trái của loài người, th́ quả thực là thế gian này, vũ trụ này, lịch sử này sẽ có ngày cùng tháng tận, thời gian có thủy có chung tự nó không phải là vĩnh hằng và sẽ đi đến ngày cùng tháng tận. Chỉ có sự thật hay những ǵ là sự thật mới là thực tại duy nhất vĩnh hằng. Nếu tất cả những ǵ Chúa Giêsu đă truyền dạy về luân lư đều không bao giờ lỗi thời, đến nỗi những ǵ con người không làm theo như lời Người dạy sẽ không bao giờ được bằng an và phúc thật, th́ những ǵ Người nói về ngày tận thế cũng là sự thật, chắc chắn sẽ xẩy ra. “Trời đất sẽ qua đi nhưng những lời Thày nói sẽ không qua đi”, v́ lời Thày là sự thật, là thực tại, một sự thật bao gồm tất cả mọi sự, cho thấy tất cả mọi sự; và mọi sự được tỏ hiện theo lời của Người và như lời của Người, cho thấy rằng lời Người quả là sự thật, v́ mọi sự từ từ được hiện thực trong thời gian, được lịch sử ghi nhận. Nếu thời gian là tiến tŕnh sáng tỏ sự thật th́ lịch sử chính là chứng nhân cho sự thật. V́ thời gian là tiến tŕnh tỏ hiện sự thật mà một khi sự thật hoàn toàn được sáng tỏ th́ cũng là lúc năm cùng tháng tận. V́ lịch sử là chứng nhân ghi nhận sự thật mà tận cùng thời gian phải là một cảnh chung thẩm cho thấy tất cả sự thật.

 

“Về ngày giờ đích xác th́ không ai biết được, kể cả các thần trời lẫn Người Con ngoại trừ một ḿnh Cha mà thôi”:

 

Nếu thực sự có ngày tận thế th́ những ǵ Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta biết, như được các Phúc Âm Nhất Lăm ghi lại, không phải phát xuất từ sự suy đoán của Người, như chúng ta vừa suy diễn trên đây về vấn đề có ngày tận thế hay chăng. Bởi v́, Chúa Giêsu chẳng những đă mạc khải cho chúng ta biết có ngày tận thế, một sự thật hợp với lập luận của triết lư cũng như khoa học, mà c̣n cho chúng ta biết ngày tận thế ấy sẽ xẩy ra hay sẽ diễn tiến trước sau ra sao nữa. Như thế, chẳng lẽ chính Người, như Người đă khẳng định ở cuối bài Phúc Âm Chúa Nhật 33 Thường Niên tuần này, cũng không biết rơ được ngày giờ dứt khoát và nhất định xẩy ra sự thật về ngày cùng tháng tận này hay sao? Nếu Cha đă ban cho Con tất cả mọi sự, kể cả sự sống là những ǵ cao quí nhất (x Jn 3:35, 5:26), th́ chẳng lẽ chi tiết về ngày cùng tháng tận của thế gian này lại quan trọng đến nỗi giấu cả Con của ḿnh hay sao, Đấng phải biết trước ngày giờ Người sẽ vinh hiển đến trên mây trời, chứ không phải tới ngày giờ mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người rồi mà Người vẫn không biết, vẫn phải đợi cho đến khi Cha Người công khai ra lệnh th́ Người mới biết! Nếu Chúa Giêsu quả thực biết đích xác ngày giờ như Cha Người biết th́ chẳng lẽ lời Người khẳng định ở cuối bài Phúc Âm về việc chính Người cũng không biết là giả dối, đánh lừa thiên hạ sao, hay ít là Người cố ư nói thế để tránh né những câu hỏi cặn kẽ đầy ṭ ṃ của các tông đồ bấy giờ? Phải chăng Người biết hết mọi sự về ngày giờ thế mạt như Cha, song không phải để tỏ lộ cho bất cứ con người nào biết, nên những ǵ Người biết cũng kể như không biết? Tương tự trường hợp tôi giữ một đồ vật của người khác, và khi có ai thấy món đồ ấy th́ xin tôi, tôi nói với họ rằng tôi không có vậy.

 

Tuy nhiên, vấn đề ở đây, quan trọng không phải là biết được ngày cùng tháng tận, mà là biết sẵn sàng đón chờ ngày đó, th́ ngày đó đến bất cứ lúc nào cũng được. Ngày đó ở ngay trong ḷng của con người khao khát Chúa, luôn sống trước nhan Chúa, phó thác mọi sự trong tay Chúa. Ngày đó là chính sự thật họ đang sống. Những ai sống trong sự thật là sống một Ngày vô tận, cửa không đóng, đêm không về (x Rev 21:25).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 ----------------------------------------------

 

TẬN THẾ! TẬN THẾ!

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Hầu hết chúng ta đều rất sợ chết, v́ chết là sự ra đi vĩnh viễn của một người hay nhiều người – tức là tận thế. Và mỗi khi tin đồn về ngày tận thế được đăng tải trên các báo chí, hoặc nghe truyền tai nhau, th́ hầu như mọi người ai ai cũng hồi hộp và theo dơi một cách rất kỹ.   

Đă có một thời tất cả những tiệm tạp hóa, những siêu thị quanh vùng tôi ở đều bán hết sạch không c̣n một cây nến (bạch lạp hay đèn cầy). Và các linh mục tha hồ mà làm phép. Được hỏi, th́ tất cả đều trả lời tương tự rằng: “Sẽ có tối ba ngày, ba đêm”. Hơn thế nữa, trong những ngày tăm tối ấy, ma quỉ từ hỏa ngục sẽ xổ lồng lang thang khắp thế gian. Nhà nào không có nến làm phép đốt lên, nhà ấy sẽ bị chúng xâm nhập và giết sạch.

 

Rồi cũng có một thời, những tiệm tạp hóa, những siêu thị quanh vùng tôi ở cũng bỗng dưng hết sạch không c̣n một ly mỳ, một hộp mỳ gói, hay những bó bún khô. Và những thùng nước lọc cũng biến mất khỏi các siêu thị và các tiệm tạp hóa. Được hỏi th́ cũng một câu trả lời tương tự: “Chuẩn bị sắp tận thế!”

 

Lạ thật! Tối ba ngày ba đêm phải cần nến làm phép th́ c̣n tạm hiểu được, nhưng để chuẩn bị cho ngày tận thế mà mua mỳ gói, mỳ li, hoặc nước lọc thật là khó hiểu. Khó v́ sự ngu ngơ và ngớ ngẩn của nó. Thử hỏi ngày tận thế đến, khi mà mọi người cùng chết th́ ḿnh chạy đi đâu mà sống với mấy ly mỳ, mấy gói mỳ và mấy chia nước lọc ấy? Nhất là sống với ai? Chúa Giêsu đă diễn tả về biến cố này và được Thánh Kư Marcô ghi lại như sau: “Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống, và các quyền lực trên các tầng trời sẽ bị lay chuyển” (Mc 13:24-25).

 

Vậy nếu những hiện tượng ấy sẩy tới th́ chắc chắn mấy cây nến làm phép, mấy gói mỳ, mấy thùng nước lọc sẽ không cứu sống nổi những người mua nó lấy một ngày. Nhưng rồi giả như nếu sống được, th́ lúc đó người ấy chỉ sống có một ḿnh giữa cảnh hoang tàn, khủng khiếp và như vậy sống cũng như chết! Trên trời làm ǵ c̣n mặt trời để tạo ra hơi ấm. Giá băng sẽ ngập phủ địa cầu. Khi mặt trăng và các tinh cầu không c̣n nữa th́ bầu trời chỉ là một màn đêm thăm thẳm, âm u rùng rợn. Nhất là khi các ngôi sao trên trời rơi xuống và chạm vào trái đất này, lập tức trái đất sẽ nổ tung, tan biến thành mây khói.

 

Nhưng lời Chúa và những ǵ ngài nói về ngày tận thế vẫn đúng cho từng người và mọi người. Ngài khẳng định: “Thế hệ này sẽ chẳng qua đi trước khi mọi sự đó xẩy đến. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời ta nói sẽ chẳng qua đâu” (Mc 13:30-31). Và như vậy, việc chuẩn bị để mỗi người chúng ta và nhân loại đối diện với biến cố tận thế là cần thiết và là một việc phải làm nghiêm chỉnh. Một chuẩn bị tâm linh chứ không phải là những chuẩn bị có tính cách vật chất.

 

CHẾT : Thật vậy, chết chính là sự tận cùng và là một hành tŕnh vĩnh viễn của một người về với vĩnh hằng. Đây là “tận thế” của một người, v́ những ǵ Chúa Giêsu đă diễn tả về ngày tận thế không những được áp dụng cho người ra đi mà cả người ở lại nữa.

 

Buồn, chán, thất vọng, sợ hăi, đau khổ, mất mát. Tất cả những điều này sẽ xẩy ra   cho một người trước giờ chết, và ngay sau khi chết; đặc biệt, là cái chết ngoài ơn cứu độ. Giáo lư Công Giáo đă khẳng định rằng chết ngoài ân sủng, ngoài t́nh yêu Thiên Chúa là một cái chết kinh hoàng, tuyệt vọng và mất mát lớn lao nhất của một người. Không những bị cắt mất mạng sống thể xác mà c̣n mất luôn sự sống đời đời. Bầu trời hạnh phúc, mặt trời hy vọng, mặt trăng thanh b́nh, những tinh tú lấp lánh trên bầu trời tâm linh trong phút chốc tan biến, nhào lộn, và đẩy đưa linh hồn vào vùng tăm tối ngàn thu. Đời đời trâm luân. Tận thế đă đến với họ.

 

Nhưng với những ai tin theo và sống Phúc Âm của Ngài, th́ những ǵ Ngài nói chỉ là một cảnh giác cần thiết. Và h́nh ảnh cây vả trổ sinh hoa trái chính là h́nh ảnh một đời đời hạnh phúc cho những tâm hồn thánh đức bên kia thế giới. 

 

TẬN THẾ: Nếu cái chết là một tận thế đối với cá nhân của một người, th́ ngày chung thẩm, tận thế là cái chết của vũ trụ, của toàn thể nhân loại. Cái chết của một người ứng với lời Chúa nói: “ùThế hệ này sẽ chẳng qua đi trước khi mọi sự đó xẩy đến. Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời ta nói sẽ chẳng qua đâu” (Mc 13:30-31). Nhưng cái chết của cả nhân loại th́ đó vẫn là một mầu nhiệm. Ngài nói: “C̣n về ngày đó hay giờ đó th́ không ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con cũng không biết, chỉ có ḿnh Cha biết” (Mc 13: 32).

 

CHUẨN BỊ: Như vậy, rơ ràng là Chúa Giêsu muốn chúng ta phải chuẩn bị một cách cẩn thận và nghiêm chỉnh cho biến cố cuối cùng của cuộc đời ḿnh. Bằng cách nào?

 

Bằng việc thắp sáng ngọn đèn đức tin với dầu yêu mến là ḷng mến Chúa và thương yêu tha nhân.

 

Bằng cách tránh xa những cám dỗ như những cơn gió mạnh có thể làm vụt tắt ngọn đèn đức tin của ḿnh.

 

Bằng cách không để những gương xấu, những khủng hoảng chung quanh cuộc sống làm cho ḿnh phải băn khoăn, lo lắng, và hoang mang.

 

Thế lực các tầng trời, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao rơi xuống theo Thánh Augustine là những giáo thuyết sai lạc, những sự sa đọa và gương xấu của các giám mục, giáo sĩ, tu sĩ. Họ chính là những mặt trời, mặt trăng, và tinh tú trên bầu trời tâm linh và giáo hội. Và những sa ngă của họ sẽ tạọ nên những rung chuyển làm hoang mang, sợ hăi cho nhiều tâm hồn thánh thiện.

 

Chuẩn bị cho ngày tận thế như vậy là chuẩn bị đúng cách, và đúng với tinh thần Tin Mừng. Một khi tâm hồn người Kitô hữu đă sẵn sàng, và ḷng yêu mến thiết tha bừng cháy, th́ khi gặp gỡ Đức Kitô tức là ngày chết, hay tận thế, sẽ không làm cho họ kinh hăi, hoảng sợ, ngược lại được bằng an và hạnh phục v́ họ từ bỏ cơi đời tạm bợ này để về với quê hương vĩnh cửu, mà người đến đưa họ về lại chính là Đức Kitô, người mà họ suốt đời phụng sự và yêu mến.