CHÚA NHẬT XXVI QUANH NĂM


 BÀI ĐỌC I: Ez 18:25-28

 “Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đă đi, nó sẽ được sống”
Bài trích sách Tiên tri Êgiêkiel.

Đây Chúa phán: “Các ngươi đă nói rằng: “Đường lối của Chúa không chính trực”. Vậy hỡi nhà Israel, hăy nghe đây: “Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính v́ tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đă đi, và thực thi công b́nh chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đă phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca:

 Lạy Chúa, xin hăy nhớ ḷng thương xót của Chúa.

1.     Lạy Chúa, xin chỉ cho tôi đường đi của Chúa; xin dạy bảo tôi về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn tôi trong chân lư và dạy bảo tôi, v́ Chúa là Thiên Chúa cứu độ tôi, và tôi luôn luôn cậy trông vào Chúa.

2.     Lạy Chúa, xin hăy nhớ ḷng thương xót của Ngài, ḷng thương xót tự muôn đời vẫn có.

3.     Xin đừng nhớ lỗi lầm khi tôi c̣n trẻ và tội ác, nhưng hăy nhớ tôi theo ḷng thương xót của Ngài, v́ ḷng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.

4.     Chúa nhân hậu và công minh, v́ thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân biết đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.


BÀI ĐỌC II: Phil 2:1-11

 “Anh em hăy cảm nghĩ trong anh em điều đă có trong Đức Giêsu Kitô”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, nếu có sự an ủi nào trong Đức Kitô, nếu có sự khích lệ nào trong đức mến, nếu có sự hiệp nhất nào trong Thánh Thần, nếu có ḷng thương xót nào, th́ anh em hăy làm cho tôi được trọn niềm hân hoan, để anh em hưởng cùng một niềm vui, được cùng chung một ḷng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều ǵ bởi ư cạnh tranh, hay bởi t́m hư danh, nhưng hăy lấy ḷng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn ḿnh, mỗi người đừng chỉ nghĩ  đến những sự thuộc về ḿnh, nhưng hăy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hăy cảm nghĩ trong anh em điều đă có trong Đức Giêsu Kitô: Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đă không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa: trái lại, Người hủy bỏ chính ḿnh mà nhận lấy thân phận tôi đ̣i, đă trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đă tự hạ ḿnh mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. V́ thế, Thiên Chúa đă tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong hỏa ngục phải quÉ gối xuống và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.

Lời của Chúa.


 (Xin mời Cộng đoàn đứng)

 Alleluia, alleluia.  --- Nếu ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy.  --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 21:28-32

 “Nó hối hận và đi làm. Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lăo trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: “Này con, hôm nay con hăy đi làm vườn nho cho cha!”. Nó thưa lại rằng: “Con không đi”. Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: “Thưa cha, vâng, con đi”. Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đă làm theo ư cha ḿnh? Họ đáp: Người con thứ nhất. Chúa Giêsu bảo họ: Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. V́ Gioan đă đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đă tin ngài. C̣n các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài.

Phúc Âm của Chúa.

Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

Người Con Thừa Hưởng Vương Quốc Của Thiên Chúa

 

 

 

Từ bài Phúc Âm tuần trước, đến bài Phúc Âm tuần sau, kể cả bài Phúc Âm tuần này, Giáo Hội có ư chọn các bài Phúc Âm liên quan đến chủ đề Giáo Hội. Bài Phúc Âm tuần trước về dụ ngôn thợ làm vườn nho, một vườn nho nếu ám chỉ Giáo Hội th́ thành phần thợ làm vườn nho là thành phần lănh đạo Giáo Hội với quyền linh thánh chức, và nếu ám chỉ thế gian đă được Chúa Kitô cứu chuộc th́ thành phần thợ vườn nho bao gồm tất cả mọi thành phần môn đệ Chúa Kitô, nhất là thành phần giáo dân sống giữa ḷng đời như men trong bột.

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cũng về việc đi làm vườn nho, nhưng việc làm vườn nho trong bài Phúc Âm tuần này chỉ giành riêng cho thân phận con cái chứ không cho thành phần thuê mướn. Thế nhưng, vấn đề ở đây là vai tṛ người con cả và người con thứ. Theo các bản dịch Việt Ngữ, cả trong Sách Bài Đọc cũng như các cuốn Thánh Kinh, người con cả là người con lúc đầu không chịu đi làm vườn nho như cha bảo, song sau đó hối hận đă đi, c̣n người con thứ thoạt đầu nói đi song sau lại không đi nữa. Cũng có một số bản dịch Tiếng Anh, cả trong Sách Bài Đọc (như cuốn New… Saint Joseph Sunday Missal) lẫn Thánh Kinh (như bộ Revised English Bible), th́ lại ngược hẳn, người con cả ban đầu nói đi rồi lại không đi, c̣n người con thứ lúc đầu nói không đi rồi sau đó lại đi. Không biết tại sao có sự khác biệt nhau nơi các bản dịch này, phải chăng v́ tính cách tiêu biểu của hai người con trong dụ ngôn này hay chăng? Vậy Chúa Giêsu muốn ám chỉ người con cả đây là ai và người con thứ đây là ai?

 

Biểu Hiệu nơi Hai Người Con Trai

 

Trước hết, nếu đối tượng của dụ ngôn Chúa Giêsu muốn nói này là thành phần “các trưởng tế và kỳ lăo trong dân”, và nếu theo đường lối “kẻ nhất sẽ xuống chót và kẻ chót sẽ lên nhất” được Chúa Giêsu nhắc đến ở cuối bài Phúc Âm tuần trước khi áp dụng vào nhóm thợ đầu ngày và cuối ngày, nhất là nếu hai người con trai này cũng là hai người con trai trong dụ ngôn đứa con phung phá ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 15 từ câu 11 đến hết câu 32, th́ người con cả trong bài Phúc Âm hôm nay chắc Chúa Giêsu có ư ám chỉ thành phần thính giả đang nghe Người bấy giờ là “các trưởng tế và kỳ lăo trong dân”, c̣n người con thứ là thành phần tội nhân, như hạng thu thuế và gái điếm, được Chúa Giêsu so sánh một cách thẳng thắn với thành phần lănh đạo trong dân.

 

Ngoài ra, c̣n một lư do nữa để có thể suy đoán người con thứ là thành phần tội nhân, đó là, cũng căn cứ vào lời Chúa Giêsu kết luận trong bài Phúc Âm hôm nay, v́ “những người thu thuế và gái điếm vào vương quốc của Thiên Chúa trước quí vị”. Trạng từ “trước” ở đây là ǵ, nếu không phải là từ ngữ về vị trí cho thấy thành phần là hạng vốn đứng “sau”, theo thứ tự giai cấp vốn là em ra “sau” anh chị và theo “sau” anh chị của ḿnh, nay lại “vào trước” qua mặt anh chị là người đi “trước” ḿnh, đến “trước” ḿnh. Yếu tố quyết liệt làm cho thành phần tội nhân vốn là em này có thể qua mặt anh chị của ḿnh đó là đức tin của họ, như Chúa Giêsu tiết lộ trong bài Phúc Âm hôm nay: “Khi Gioan đến rao giảng đường lối nên thánh th́ quí vị đă không tin vào người; c̣n những người thu thuế và gái điếm lại tin vào người”.

 

Chưa hết, lư do thứ ba để đi đến chỗ khẳng định người con cả là thành phần lănh đạo dân Do Thái, c̣n người con thứ là thành phần tội nhân trong dân nếu áp dụng đứa con thứ vào vị thế của thành phần Dân Ngoại. Bởi v́, thành phần tội nhân nói chung là thành phần ô uế nhơ nhớp. Trong dân Do Thái th́ thành phần thu thuế và gái điếm là thành phần nhơ nhớp đáng ghê tởm. Ngoài dân Do Thái th́ thành phần Dân Ngoại cũng là hạng người nhơ nhớp (xem Acts 10:9-23), v́ không được cắt b́.

 

Phải chăng, theo chiều hướng ư hệ này của dân Do Thái, trong Bài Giảng Phúc Đức của Người, Chúa Giêsu đă đặt thành phần Dân Ngoại ngang hàng với thành phần thu thuế (xem Mt 5:46-47)? Vậy nếu thành phần thu thuế và gái điếm, tức thành phần tội nhân, được vào vương quốc Thiên Chúa trước thành phần Dân Chúa, th́ không phải Dân Ngoại đă được vào vương quốc của Thiên Chúa trước dân Do Thái hay sao? Mà Dân Ngoại đây là ai, nếu không phải là thành phần làm nên Giáo Hội Chúa Kitô, một Giáo Hội Công Giáo được Người thiết lập trên Tảng Đá Phêrô nói riêng và Tông Đồ Đoàn nói chung ngay tại Giêrusalem là khu vực Người đă Nhập Thể và Vượt Qua để Cứu Thế, một Cộng Đồng Tân Ước bao gồm tất cả mọi dân nước trên thế giới cho đến tận cùng trái đất.

 

Lịch Sử về Hai Người Con Trai

 

Thật vậy, Lịch Sử Cứu Độ đă cho thấy rơ điều này, dân Do Thái là người con cả, và Dân Ngoại hay Giáo Hội Chúa Kitô là người con thứ. Trước hết, cả hai đều là con trong nhà, con một Cha trên trời, nghĩa là đều được quyền thừa tự gia sản thần linh của Cha trên trời. Gia Sản Thần Linh này chính là Lời Nhập Thể, Đấng đă được Thiên Chúa hứa ban cho chung loài người ngay từ ban đầu (xem Gen 3:15), mà dân Do Thái, với tư cách là anh, đă nhận lănh qua cha ông tổ phụ của họ (Abraham, Isaac, Jacob và David) dưới h́nh thức Lời Hứa của Thiên Chúa, và đă được các vị ngôn sứ (nhất là tiên tri Isaia) lập lại, cho đến khi Lời Hứa Thần Linh này được thực sự và hoàn toàn thể hiện nơi Con Người Giêsu Nazarét.

 

Bởi đó, Chúa Giêsu đă khẳng định với người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp rằng: “Dầu sao th́ ơn cứu độ cũng được bắt nguồn từ dân Do Thái” (Jn 4:22). Tuy nhiên, v́ “Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư” (1Tim 2:4), mà Gia Sản Thần Linh Giêsu này cũng thuộc về Dân Ngoại nữa. Thế nhưng, dù Dân Ngoại hay Dân Chúa, thành phần nào cũng phải có đức tin mới “có quyền trở nên con Thiên Chúa” (Jn 1:12), tức mới được thừa hưởng “vương quốc của Thiên Chúa”. Thực tế cho thấy, hiện nay, thành phần Dân Ngoại làm nên Giáo Hội Chúa Kitô, đă “được vào vương quốc của Thiên Chúa trước (Dân Chúa)”.

 

Đúng thế, nếu thành phần Dân Chúa đă lănh nhận Lời Hứa Thần Linh và đă cố gắng giữ Lề Luật Thần Linh, như thái độ người con cả đồng ư đi làm vườn nho cho cha, song sau đó lại quay ra không đi, ở chỗ đă phủ nhận Đấng “đến không phải để phá lề luật và lời các tiên tri song để làm cho nên trọn” (Mt 5:17), th́ thành phần Dân Ngoại làm nên Giáo Hội Chúa Kitô sau thành phần Dân Chúa, theo Phúc Âm cho thấy, ban đầu đă từ chối không chịu đi làm vườn nho theo lời cha mời gọi, ở chỗ, đă mù quáng đi tôn thờ tà thần và ngẫu tượng, không nhận biết Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của ḿnh, như Ngài tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái, song sau đó lại đi, ở chỗ, đă “tin vào Phúc Âm và chịu phép rửa” (Mk 16:16). V́ Giáo Hội, Dân Tân Ước, được làm nên bởi Dân Ngoại, thành phần không cắt b́ và ô nhơ như thế, mà “Chúa Kitô đă hiến ḿnh cho Giáo Hội, làm cho Giáo Hội nên thánh thiện, thanh tẩy Giáo Hội bằng quyền năng lời Người trong bể nước rửa, cống hiến cho Người một Giáo Hội hiển vinh, thánh thiện và vô nhiễm” (Eph 5:25-27).

 

Thánh Âu-Quốc-Tinh, đă cho thấy Giáo Hội được hiện thân nơi người phụ nữ Samaritanô ngoại lai tội lỗi bên bờ giếng Giacóp với Chúa Giêsu như thế này: “’Có một người phụ nữ đến’. Chị là h́nh ảnh tiêu biểu cho một Giáo Hội chưa được làm cho nên công chính mà là sắp được công chính hóa. Sự công chính theo sau việc hoán cải cuộc đời. Chị đến mà chẳng biết ǵ, chị gặp được Chúa Kitô, và Người đă đối thoại với chị. Chúng ta hăy xem như thế nào, hăy xem tại sao ‘một chị phụ nữ Samaritanô đến kín nước’. Những người Samaritanô không thuộc về thành phần dân Do Thái: họ là những kẻ ngoại bang. Sự kiện chị đến từ một dân tộc ngoại bang là yếu tố nơi cái ư nghĩa biểu hiệu, v́ chị là h́nh ảnh biểu hiệu của Giáo Hội. Giáo Hội phát xuất từ Dân Ngoại, từ một chủng tộc khác với những người Do Thái”. (Tract 15, 10-12, 16-17. CCL 36, 154-156 trích dịch từ The Office Of Readings, St Paul Edition, 1983, trang 397)

 

Điểm cuối cùng cần bàn đến ở đây là “vườn nho” Chúa Giêsu có ư nói đến trong dụ ngôn về người cha kêu gọi hai người con trai đi làm cho ḿnh đây là ǵ? Nếu hai người con cả và người con thứ đây là biểu hiệu cho Dân Chúa và Dân Ngoại, và nếu ai việc tin tưởng và làm theo ư cha sẽ “được vào vương quốc của Thiên Chúa”, th́ vườn nho đây chính là Nước Trời trên trần gian, một Nước Trời đă được Thiên Chúa gieo văi như một hạt giống trên thế gian ngay từ Lời Hứa Ban Đầu (xem Gen 3:15), một hạt giống đă được chính Ngài vun xới trong Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái nơi Mảnh Đất Hứa, cho tới khi thành Cây Thập Giá, một Cây Sự Sống trổ sinh muôn vàn Hoa Trái Cứu Độ cho muôn dân, và việc đi làm vườn nho là Nước Trời trên trần gian đây tức là việc làm cho “Nước Cha trị đến”, việc truyền bá Phúc Âm hóa, để muôn dân được hưởng Hoa Trái Cứu Độ cho tới khi Chúa Kitô lại đến trong vinh quang vậy. Ư nghĩa Chứng Từ Giáo Hội, chủ đề của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là ở chỗ này.

 

Ngoài ra, vấn đề của bài Phúc Âm hôm nay c̣n ở chỗ, một khi biết rơ ư Chúa, chúng ta có thực sự làm theo ư Chúa hay chăng, hoặc chỉ có ư định làm hay chỉ có ước muốn làm mà thực tế lại không làm. V́ “đức tin không việc làm là đức tin chết” (James 2:17). Và chỉ khi nào chúng ta làm theo ư Chúa, chúng ta mới thực sự kết hợp với Chúa, mới được nên một với Ngài, nghĩa là mới “được vào vương quốc của Thiên Chúa”. Trường hợp của những người Chúa Giêsu muốn dùng dụ ngôn để nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay là “các trưởng tế và kỳ lăo trong dân” thông thuộc và giảng dạy lề luật nhưng không thực hành lề luật th́ chẳng khác ǵ như đóng vai người con cả thưa vâng mà lại không làm.

 

Thế nhưng, vấn đề của bài Phúvc Âm ở đây c̣n là việc làm theo ư cha ở chỗ nào nữa? Theo bài Phúc Âm, là ở chỗ làm vườn nho cho cha. Tức ai không làm vườn nho cho cha là không theo ư cha. Nói cách khác, có giữ lề luật mấy đi nữa, như trường hợp người Pharisiêu lên đền thờ cầu nguyện kể lể cho Chúa nghe những việc hắn làm theo lề luật dạy (xem Lk 18:12), nhưng chưa chắc đă chu toàn ư cha, v́ ư của cha là đi làm vườn nho cho ngài, tức, như trên đă nói, ở tại việc làm cho “Nước Cha trị đến”, hay ở tại trước hết tin Chúa hơn cậy ḿnh. Chính v́ người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện với ḷng khiêm hạ trước nhan Chúa (xem Lk 18:13), một thái độ phản ảnh tinh thần hạ ḿnh tự hủy của Chúa Kitô được Thánh Phaolô khuyên giục Kitô hữu Philiphê bắt chước trong bài đọc thứ hai hôm nay, mà người thu thuế này đă làm cho “Nước Cha trị đến” nơi chính bản thân ḿnh, đă “được vào vương quốc của Thiên Chúa trước (người Pharisiêu)”, như lời Chúa Giêsu khẳng định: “Người này ra khỏi đền thờ được nên công chính, c̣n người kia th́ không” (Lk 18:14). Đó là đường lối của Thiên Chúa, như được tiên tri Êzêkiên nhắc lại trong bài đọc thứ nhất hôm nay, một đường lối có vẻ bất công trước mắt người Do Thái, thành phần đóng vai người con cả, vất vả và tỉ mỉ tuân giữ lề luật Chúa mà lại vào vương quốc của Thiên Chúa sau bọn thu thuế và gái điếm. 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL