CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG


BÀI ĐỌC I: Is 61:1-2a, 10-11

“Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: v́ Chúa đă xức dầu cho tôi. Người đă sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân của Thiên Chúa. Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và ḷng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi, v́ Người đă mặc cho tôi áo phần rỗi và chồng áo công chính cho tôi, như tân lang đầu đội triều thiên, như tân nương trang sức bằng ngọc bảo. Như đất đâm chồi, như vườn nẩy lộc, Chúa cũng làm phát sinh công chính và lời ca tụng trước mặt muôn dân.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đồn thưa)

Linh hồn tôi nhảy mừng trong Chúa.

1.      Đức Maria đă nói: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, v́ Người đă nh́n đến phận hèn tớ nữ Người, thực từ đây, thiên hạ muôn đời sẽ khen rằng tôi có phước.

2.      V́ Đấng đă làm cho tôi những điều trọng đại, Người quyền năng, và danh Người là thánh. Đức từ bi Người từ đời nọ tới đời kia dành cho những ai kính sợ Người.

3.      Kẻ đói khát, Người cho no đầy thiện hảo, bọn giàu sang, Người đuổi về tay không. Chúa đă nhận săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại ḷng từ bi của Người.


BÀI ĐỌC II: 1 Thess 5:16-24

“Thần trí, linh hồn và thể xác anh em được ǵn giữ cho tới ngày Chúa đến”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Thessalonica.

Anh em thân mến, anh em hăy vui mừng luôn. Hăy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi việc, hăy cảm tạ Chúa. V́ đó là thánh ư Thiên Chúa về tất cả anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Đừng dập tắt Thánh Thần, đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hăy nghiệm xét mọi sự, điều ǵ tốt hăy giữ lại. Hăy tránh xa sự dữ dưới mọi h́nh thức. Xin chính Thiên Chúa b́nh an thánh hóa anh em tồn diện, để thần trí, linh hồn, và thể xác anh em được ǵn giữ tồn vẹn trong ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến. Đấng đă kêu gọi anh em, chính Người là Đấng Trung Tín. Chính Người sẽ thực hiện.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đồn đứng)
Alleluia, alleluia. — Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Người đă sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 1:6-8, 19-28

“Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Có người đă được Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến như chứng nhân, để làm chứng về sự sáng, hầu mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là sự sáng nhưng ông chỉ làm chứng về sự sáng. Và đây là chứng của Gioan, khi những người Do Thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông: “Ông là ai?” Ông liền tuyên xưng, ông không chối, ông tuyên xưng rằng: “Tôi không phải là Đấng Kitô”. Họ liền hỏi: “Thế ông là ǵ? Ông có phải là Elia chăng?”. Gioan trả lời: “Tôi không phải là Elia”. — “Hay ông là một đấng tiên tri?”. Gioan đáp: “Không phải”. Họ liền bảo: “Vậy ông là ai, để chúng tôi trả lời cho những người sai chúng tôi. Ông tự xưng là ai?”. Gioan đáp: “Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hăy sửa cho ngay đường Chúa đi, như tiên tri Isaia đă loan báo”. Và có những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến. Họ hỏi Gioan rằng: “Nếu ông không phải là Đức Kitô, cũng không phải là Elia, hay một tiên tri, vậy tại sao ông làm phép rửa”. Gioan trả lời: “Tôi làm phép rửa trong nước; nhưng giữa các ngươi, có Đấng mà các ngươi không biết. Đấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Đấng đó đă có trước tôi và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”. Việc này xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi Gioan làm phép rửa.

Phúc Âm của Chúa.


Tại Sao Tiền Hô Gioan Tẩy Giả có quyền làm phép rửa?


 

Tiền Hô Gioan Tẩy Giả có thực sự được sai đến hay chăng?

Như đă đề cập đến ở tuần Thứ Nhất Mùa Vọng, tuần thứ 2 và 4 Mùa Vọng bao giờ cũng có những bài Phúc Âm nói về vai tṛ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, Phúc Âm Thánh Marcô ngắn ngủi của Chu Kỳ Phụng Vụ Năm B không đủ cho hai Chúa Nhật, do đó, Giáo Hội đă lấy Phúc Âm Thánh Gioan bù vào, như cũng thấy xẩy ra trong Mùa Thường Niên của Chu Kỳ Năm B từ Chúa Nhật 17 đến Chúa Nhật 21. Về ư nghĩa của hai bài Phúc Âm về Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cho hai tuần 2 và 3 Mùa Vọng Năm B này, nếu tuần 2 Phúc Âm Thánh Marcô nhấn mạnh đến sứ mệnh, sứ điệp và con người của thánh nhân, th́ bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật thứ 3 tuần này nhấn mạnh đến nguồn gốc về bản thân và sứ vụ của ngài. Đó là lư do, ngay câu mở đầu của bài Phúc Âm tuần này, câu Phúc Âm thuộc đoạn nhập đề của Phúc Âm về Lời Nhập Thể của ḿnh, Thánh Kư Gioan đă xác quyết: “Có một người tên là Gioan được Thiên Chúa sai đến …”.

Thế nhưng, dù “được Thiên Chúa sai đến”, song trước mắt trần gian, nhất là trước mắt thành phần có thẩm quyền lănh đạo dân Chúa, nhân vật này cũng cần phải tỏ ra những dấu chứng cho thấy ḿnh thực sự từ Thiên Chúa mà đến. Đó là lư do, cũng trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, ngay sau khi nói đến nguồn gốc của Tiền Hô Gioan tẩy Giả, Thánh Kư Gioan c̣n cho biết thái độ của thẩm quyền Do Thái bấy giờ hết sức thắc mắc nên muốn t́m hiểu “hiện tượng sa mạc” này bằng những câu hạch hỏi: “Những người Do Thái sai các tư tế và Levi từ Giêrusalem đến hỏi: ‘Ông là ai?... Ông cho ḿnh là ǵ?... tại sao ông làm phép rửa?’”.

Như Chúa Kitô đă lấy lời nói và việc làm để làm chứng cho dân Do Thái thực sự thấy được rằng Người thực sự bởi Cha sai đến thế nào, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng thế. Ở đây, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả chỉ làm chứng về ḿnh, tức về sứ mệnh “được Thiên Chúa sai”, bằng lời nói, ở chỗ, thánh nhân đă cho thành phần đến thẩm xét thánh nhân biết cả mặt trái lẫn mặt phải về con người và sứ mệnh của ngài rằng - về mặt trái: “tôi không phải là Đấng Thiên Sai… không phải là Êlia… không phải là một tiên tri”; về mặt phải: “tôi là ‘tiếng kêu trong sa mạc’…”. Đó là lời chứng liên quan trực tiếp đến bản thân của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, c̣n lời chứng liên quan đến việc làm của thánh nhân, tức vấn đề “nếu ông không phải là Đấng Thiên Sai, là Êlia, là tiên tri th́ tại sao ông làm phép rửa?”, thánh nhân đă không trực tiếp trả lời “lư do tại sao tôi làm phép rửa là v́ …”, song ngài đă chỉ xác nhận việc ngài làm liên quan đến Đấng Đến Sau ngài, thế thôi: “Tôi làm phép rửa bằng nước. Có một Đấng ở giữa anh em mà anh em không biết – Đấng sẽ đến sau tôi – tôi không đáng cởi giây giầy cho Người”.

Nếu hiểu kỹ câu trả lời của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, chúng ta có thể hiểu như thể thánh nhân muốn nói rằng: “Sở dĩ tôi làm phép rửa là v́ Đấng đến sau tôi, Đấng mà quí vị không biết, nhưng lại là Đấng cao trọng hơn tôi bội phần, Đấng tôi phải dọn đường lối ngay thẳng là ḷng trí dân của Người, để khi Người tới họ có thể nhận biết Người”. Phúc Âm Thánh Kư Gioan sau đó không cho biết nhóm người hạch hỏi tông tích của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả có hiểu được ư nghĩa của câu thánh nhân trả lời hay chăng, nhưng chúng ta thấy, căn cứ vào chính câu đầu của cùng bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cũng đủ, nếu không muốn trích lại lời tiên tri của thân phụ thánh nhân nói về thánh nhân khi thánh nhân vừa sinh ra, ư nghĩa của câu trả lời này, như vừa được dẫn giải, rất chính xác.

Tại Sao Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cần phải thực hiện sứ vụ dọn đường?

Trước hết, vai tṛ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả quả thực đến là để dọn đường cho Đấng Đến Sau. Đó là lư do, ở đầu bài Phúc Âm, Thánh Kư Gioan đă viết về nhân vật đệ nhất thiên hạ được người nữ sinh ra này như sau: “Chính ông không phải là ánh sáng, nhưng chỉ làm chứng cho ánh sáng mà thôi”, để làm ǵ “để nhờ ông mà tất cả mọi người có thể tin tưởng”. Tin tưởng ai? Tin tưởng những ǵ? Nếu không phải tin tưởng “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14). Đấy là trường hợp đă có người như Tiền Hô Gioan Tẩy Giả dọn đường trước, thế mà dân Do Thái, dân vẫn đang trông đợi Đấng Thiên Sai Cứu Tinh, nhất là trong giai đoạn lịch sử họ đang bị quằn quại ở dưới ách đô hộ của đế quốc Rôma dũng mănh thời đó, cũng vẫn ở trong t́nh trạng như Thánh Kư Gioan nhận định trực tiếp về Lời Nhập Thể và gián tiếp về dân Do Thái ngay trong phần Phúc Âm dẫn nhập của ḿnh: “Người đă đến với dân riêng của ḿnh, nhưng họ đă không chấp nhận Người” (Jn 1:11).

Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể, là tất cả Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa, là tột đỉnh những ǵ Thiên Chúa mạc khải trong Cựu Ước, qua suốt gịng Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái, giờ đây chắc chắn sẽ xuất hiện trước mắt loài người, dưới h́nh thể của một Con Người, hoàn toàn giống hệt như một con người b́nh thường, mà lại là một con người làm được những việc phi thường, những việc chỉ có Thiên Chúa mới làm được, có thể, nếu không muốn nói là nhất định, sẽ làm cho những đầu óc chủ quan kiêu kỳ, (như trường hợp nhóm Pharisiêu), thậm chí cả những tấm ḷng cởi mở chân thành, (như trường hợp các vị tông đồ), bị chóa mắt hay lầm lẫn. Đó là lư do, ngay trước khi Vị Thiên Chúa Làm Người này xuất hiện, Vị đă được các tiên tri, nhất là tiên tri Isaia, (qua các bài đọc một trong Mùa Vọng), tiên báo, cần phải được một Tiền Hô như Gioan Tẩy Giả cấp báo. Đó là lư do, ngay sau khi viết tên đứa con trai thơ nhi được sinh ra trong tuổi già của ḿnh là “Gioan”, tư tế Giacaria thân phụ của bé liền được khỏi câm và cất tiếng chúc tụng Thiên Chúa cùng nói tiên tri về bé là: “Ôi con, phần con sẽ được gọi là tiên tri của Đấng Tối Cao; v́ con sẽ đi trước Chúa để dọn đường lối ngay thẳng cho Người, giúp dân nhận biết ơn cứu độ là ở chỗ được giải thoát khỏi tội lỗi” (Lk 1:76-77).

Chính Thánh Gioan Tẩy Giả đă thực sự nhận biết ơn gọi và sứ vụ Tiền Hô của ḿnh, một ơn gọi và sứ vụ từ trời. Bởi thế, để trả lời cho cầu hỏi thứ bốn của thành phần được sai đến điều tra chân tướng của ḿnh, ngài tự động trích lại đúng lời tiên tri Isaia, như chân nhận lời tiên tri này là lời tiên tri nói về bản thân ngài chứ không c̣n ai khác: “Tôi là tiếng kêu trong sa mạc kêu gọi hăy dọn đường lối ngay thẳng cho Chúa!” Ở trong sa mạc một ḿnh không biết thánh nhân có được ai dạy Thánh Kinh cho hay có đọc Thánh Kinh hay chăng, nhưng qua câu trả lời này đă chứng tỏ ngài thông thạo Thánh Kinh, v́ tự ḿnh ngài chính là “tiên tri của Đấng Tối Cao”, vị được sai đến để rao giảng về Đấng Tối Cao, dù chưa hề gặp Đấng ấy. Tiền Hô Gioan Tẩy Giả quả thực là một hiện tượng chứng nhân phi thường, ở chỗ, trong khi các vị tông đồ làm chứng cho những ǵ mắt thấy tai nghe (x Jn 1:2), th́ thánh nhân lại làm chứng cho những ǵ chưa hề nghe, chưa hề thấy. Nếu “phúc thay cho những ai không thấy mà tin” (Jn 20:29), th́ c̣n ai có phúc bằng Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở đây nữa. Thánh nhân đă nhận biết Đấng Đến Sau ḿnh là Chúa Kitô, Đấng Cao Trọng hơn thánh nhân bội phần. Điều so sánh này không một vị tiên tri Cựu Ước nào nói về Đấng Thiên Sai dám lên tiếng, ngoại trừ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, nhân vật đă tự cảm thấy ḿnh liên hệ mật thiết với Đấng Đến Sau, “Đấng Tối Cao”, Đấng mọi người phải nhận biết để được sống đời đời!

Tại Sao Tiền Hô Gioan Tẩy Giả chỉ làm Phép Rửa?

Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đến để làm phép rửa mà không làm những ǵ khác ngoài phép rửa hay thay cho phép rửa? Vấn đề có thể được trả lời như sau: trước hết, nếu Gioan quả thực “được Thiên Chúa sai đến”, như đầu bài Phúc Âm nói đến, th́ thánh nhân phải làm theo ư Đấng đă sai, như Chúa Kitô bao giờ cũng chứng minh về ḿnh bằng việc ḿnh làm, hay nói cách khác, chính việc làm của Chúa Kitô đă chứng thực Người được Cha sai (x Jn 10:37-38). Vậy Tiền Hô Gioan Tẩy Giả có thực sự “được Thiên Chúa sai đến” làm phép rửa hay chăng? Nếu quả là như vậy th́ tại sao không phải là một việc ǵ khác mà là phép rửa? Trước hết, chính Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă khẳng định thánh nhân “được Thiên Chúa sai đến” làm phép rửa, khi tuyên bố với dân Do Thái: “Đấng sai tôi đến làm phép rửa bằng nước phán cùng tôi rằng…” (Jn 1:33). Nếu Thập Giá là dấu chứng thực Chúa Kitô thực sự là Đấng Cha sai thế nào th́ phép rửa cũng là dấu chứng thực Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được Thiên Chúa sai như vậy.

Sau nữa, lư do tại sao Đấng sai thánh nhân đến không làm ǵ đặc biệt khác mà lại làm phép rửa, cũng căn cứ vào lời thánh nhân, đó là v́ để Đấng Đến Sau thánh nhân có thể nhờ đó tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái: “Lư do tại sao tôi đến làm phép rửa bằng nước là để Người có thể tỏ ḿnh ra cho dân Yến Duyên” (Jn 1:31). Vậy Đấng Thiên Sai tỏ ḿnh ra cho dân Yến Duyên qua hay nhờ phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả như thế nào, nếu không phải để Người cho dân tộc này thấy rằng Người chính là và thực là Đấng Thiên Sai, Đấng được Thiên Chúa xức dầu bằng Thần Linh, Đấng sẽ tuôn đổ Thần Linh của ḿnh xuống cho họ, bằng phép rửa trong Thánh Thần. Đó là lư do, ngay sau khi khẳng định “Đấng sai tôi đến làm phép rửa bằng nước phán cùng tôi rằng…”, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă minh định: “Khi ngươi thấy Thần Linh xuống đậu trên ai th́ đó là Đấng rửa trong Thánh Thần. Giờ đây chính tôi đă thấy và chứng thực rằng ‘Người là Đấng Thiên Chúa chọn’” (Jn 1:33).

Như thế, phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả chẳng những là để dọn ḷng thống hối của dân Chúa tiến đến chỗ được ơn tha tội nơi Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh (x Lk 24:46-49), mà c̣n để dọn đường cho Đấng Đến Sau có thể tỏ ḿnh ra cho những tấm ḷng thống hối chờ đón Người, Đấng tuôn đổ Thánh Thần xuống trên họ cũng như trên cả nhân loại qua nhân tính Tử Giá và Phục Sinh của Người.

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 




GIOAN LÀ TIẾNG, ĐỨC KITÔ LÀ LỜI
 

(Thánh Âu-Quốc-Tinh: Sermo 293, 3: PL 1328-1329)



Gioan là tiếng, c̣n Chúa Kitô là Lời, Đấng đă có từ ban đầu. Gioan là tiếng chỉ vang lên trong một thời gian; Chúa Kitô từ ban đầu là Lời tồn tại muôn đời.

Nếu bỏ lời nói đi, bỏ ư nghĩa đi th́ tiếng nói là chi? Nếu thiếu mất ư nghĩa th́ tiếng nói cũng vô dụng. Tiếng mà không có lời th́ chỉ đập vào tai chứ không nâng tâm hồn lên.

Tuy nhiên, chúng ta hăy quan sát những ǵ xẩy ra khi chúng ta mới bắt đầu nâng tâm hồn ḿnh lên. Khi tôi nghĩ về những ǵ tôi sắp nói th́ lời hay sứ điệp đă có nơi tâm hồn tôi rồi. Khi tôi muốn nói với anh em th́ tôi t́m cách chia sẻ với tâm hồn anh em những ǵ đă có nơi tâm hồn của tôi.

Khi tôi t́m cách để chuyển sứ điệp này tới anh em, để lời ở trong tâm hồn tôi t́m được chỗ đứng nơi tâm hồn anh em, th́ tôi sử dụng tiếng để nói với anh em. Âm vang của tiếng tôi nói chuyên chở ư nghĩa của lời đến với anh em để rồi sau đó qua đi. Lời nói được âm thanh chuyển chở tới anh em giờ đây ở trong tâm hồn anh em, song nó cũng vẫn c̣n ở nơi tâm hồn tôi.

Khi lời đă được chuyển chở tới anh em th́ không phải hay sao âm thanh như muốn nói rằng: lời phải nổi nang c̣n tôi phải giảm thiểu? Âm thanh của tiếng nói đă được nghe thấy trong việc phục vụ lời để rồi qua đi, như thể nó nói rằng: niềm vui của tôi trọn vẹn. Chúng ta hăy nắm giữ lấy lời; chúng ta không được làm mất đi lời đă được thụ thai một cách sâu xa trong tâm hồn của chúng ta.

Anh em có cần chứng cớ cho thấy tiếng nói th́ qua đi nhưng Lời thần linh vẫn tồn tại hay chăng? Hôm nay phép rửa của Thánh Gioan đâu rồi? Phép rửa này đă đạt đích của ḿnh và đă qua đi. Giờ đây chỉ có phép rửa của Chúa Kitô là phép rửa chúng ta cử hành mà thôi. Chính ở nơi Chúa Kitô mà tất cả chúng ta tin tưởng; chúng ta hy vọng ơn cứu độ nơi Người. Đó là sứ điệp được tiếng nói loan báo.

V́ khó có thể phân biệt được lời với tiếng, ngay cả Gioan cũng được cho là Đức Kitô. Tiếng được cho là lời. Thế nhưng, tiếng đă nhận biết ḿnh là ǵ, chứ không hung hăng phạm đến lời. Gioan nói: Tôi không phải là Đức Kitô, cũng không phải là Eâlia, hay là một tiên tri. Thế rồi vấn đề được đặt ra là: Vậy ông là ai? Thánh nhân trả lời: Tôi là tiếng của một người kêu trong hoang địa: Hăy dọn đường cho Chúa.

Tiếng của một người kêu trong hoang địa là tiếng của một người phá vỡ thinh lặng. Thánh nhân nói Hăy dọn đường cho Chúa, như thể thánh nhân muốn nói rằng: “Tôi lên tiếng để dẫn Ngài vào tâm hồn của anh em, thế nhưng Ngài không chọn tới những nơi tôi dẫn Ngài đến trừ phi anh em dọn đường cho Ngài”.

Hăy dọn đường nghĩa là hăy cầu nguyện sốt sắng; nghĩa là khiêm tốn nghĩ về bản thân ḿnh. Chúng ta phải thấy nơi Gioan Tẩy Giả một bài học. Thánh nhân được cho là Đức Kitô; thánh nhân tuyên bố ḿnh không phải như họ nghĩ. Thánh nhân không lợi dụng cái lầm lẫn của họ để đi đến chỗ tôn vinh ḿnh.

Nếu thánh nhân nói “tôi là Đức Kitô”, anh em có thể tưởng tượng xem thánh nhân sẽ dễ dàng được chấp nhận là chừng nào, v́ họ đă tin thánh nhân là Đức Kitô ngay cả trước khi thánh nhân lên tiếng. Tuy nhiên, thánh nhân đă không nói như vậy; thánh nhân nhận biệt ḿnh là ai. Thánh nhân tỏ tường cho thấy ḿnh là ai; thánh nhân đă tự hạ ḿnh xuống.

Thánh nhân đă thấy ơn cứu độ của ḿnh nằm ở chỗ nào. Thánh nhân hiểu rằng ḿnh là một cây đèn và chỉ sợ rằng nó có thể bị ngọn gió kiêu căng thổi tắt đi thôi.

 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 42-44)

 


ĐTC GPII: Huấn Từ Buổi Triều Kiến Chung Hằng Tuần 18/12/2002, về Ư Nghĩa Đời Sống là một cuộc trông đợi Chúa Giáng Sinh

1. Trong Mùa Vọng này, chúng ta hướng dẫn bởi lời mời gọi của tiên tri Isaia: “Hăy nói cho những ai mang tâm can nơm nớp lo sợ là: hăy vững mạnh, chứ đừng có sợ hăi! Này là Thiên Chúa của các người… Ngài đến cứu các người” (Is 35:4). Lời mời gọi này càng trở nên khẩn thiết hơn khi Giáng Sinh tới, thúc đẩy chúng ta bằng lời huấn dụ hăy sửa soạn ḷng trí để đón nhận Đấng Thiên Sai. Người, Đấng dân chúng đợi trông, chắc chắn sẽ đến, và ơn cứu độ của Người là để cho tất cả mọi người.

Vào Ngày Lễ Vọng Giáng Sinh, chúng ta lại nhớ đến việc Người giáng sinh ở Bêlem, ở một nghĩa nào đó, chúng ta sẽ sống lại những cảm xúc của các mục đồng, niềm vui và nỗi lạ lùng kinh ngạc của họ. Cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse, chúng ta sẽ chiêm ngưỡng vinh quang của Lời hóa thành nhục thể để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta cầu nguyện để tất cả mọi người biết đón nhận sự sống mới do Con Thiên Chúa đă mang đến cho thế giới khi mặc lấy nhân tính của chúng ta.

2. Phụng vụ Mùa Vọng, một phụng vụ luôn chất chứa đầy những lời qui chiếu liên quan đến niềm hân hoan mong đợi Đấng Thiên Sai, giúp chúng ta hiểu được một cách trọn vẹn giá trị và ư nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh. Mùa Vọng không phải chỉ là việc tưởng nhớ một biến cố lịch sử đă xẩy ra cách đây 2000 năm trước ở một ngôi làng nhỏ xứ Giuđêa. Hơn thế nữa, cần phải hiểu rằng cả đời sống của chúng ta phải là “một mùa vọng”, một cuộc tỉnh táo trông đợi Chúa Kitô đến lần cuối cùng. Để sửa soạn trước cho tâm trí của chúng ta có thể đón nhận Chúa, Đấng chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, một ngày kia sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết, chúng ta phải biết làm sao để nhận ra Người hiện diện nơi những biến cố của đời sống hằng ngày. Bởi thế, nói được rằng Mùa Vọng là một cuộc nghiêm huấn trực tiếp hướng chúng ta một cách dứt khoát về Đấng đă đến, Đấng sẽ đến và Đấng hằng đến.

3. Với những cảm nhận này, Giáo Hội sửa soạn cho ḿnh để có thể ngất ngây chiêm ngưỡng trong ṿng một tuần nữa mầu nhiệm Nhập Thể. Phúc Âm tŕnh thuật lại cho thấy việc hoài thai và hạ sinh của Chúa Giêsu, cũng như đă trích lại nhiều hoàn cảnh được Thiên Chúa sắp xếp dẫn đến hay liên quan đến biến cố tuyệt diệu này, như việc Thiên Thần truyền tin cho Mẹ Maria, việc chào đời của Vị Tẩy Giả, ca đoàn các thiên thần ở Bêlem, việc Các Đạo Sĩ Đông Phương đến, những thị kiến của Thánh Giuse. Đó là tất cả những dấu hiệu và chứng cớ cho thấy thần tính của Con Trẻ này. Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đă sinh ra tại Bêlem.

Qua phụng vụ của những ngày này đây, Giáo Hội hiến cho chúng ta ba “vị hướng đạo” đặc biệt, những vị cho chúng ta thấy những thái độ cần phải có trong việc nghênh đón “vị khách” thần linh của nhân loại ấy.

4. Trước hết là ngôn sứ Isaia, vị tiên tri của niềm an ủi và hy vọng. Ông đă loan báo một thứ Phúc Âm thật sự và đúng nghĩa cho dân Yến Duyên đang bị nô lệ ở Babylon bấy giờ và kêu gọi họ hăy cứ tiếp tục tỉnh thức nguyện cầu, để có thể nhận ra “những dấu hiệu” Đấng Thiên Sai đến.

Thế rồi đến thánh Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô của Đấng Thiên Sai, vị xuất hiện như “một tiếng kêu trong sa mạc”, rao giảng “phép rửa thống hối để được ơn tha tội” (x Mk 1:4). Đó là điều kiện duy nhất để có thể nhận ra Đấng Thiên Sai đă hiện diện trên thế giới này rồi vậy.

Sau hết là Mẹ Maria, vị mà, trong tuần cửu nhật sửa soạn Lễ Giáng Sinh, đă dẫn chúng ta về Bêlem. Hoàn toàn ngược lại với Evà, Mẹ Maria là người nữ của tiếng “xin vâng”, hoàn toàn chấp nhận dự án của Thiên Chúa. Bởi thế, Mẹ đă trở thành một ánh sáng tỏ tường soi chiếu bước chân chúng ta đi và là mô phạm tối cao cho ḷng ước vọng của chúng ta.

Anh Chị Em thân mến, chúng ta hăy đồng hành với Vị Trinh Nữ này để đến với Chúa là Đấng đang đến, bằng việc chúng ta tiếp tục “tỉnh táo nguyện cầu và hân hoan chúc tụng”.

Tôi chúc mọi người được dọn ḷng sốt sắng cử hành Lễ Giáng Sinh sắp đến.

Biệt Chú: trong Lời Chúc Mùa Vọng của Màn Điện Toán thoidiemmaria.net ở ngay trang Web đầu tiên từ đầu mùa vọng tới nay, quí bạn đă đọc thấy ǵ, nếu không phải những lời sau đây:

“Nguyện chúc quí thân hữu thăm Màn Điện Toán Thời Điểm Maria được thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa Làm Người và đang ở giữa chúng ta.

“Chúa Kitô thật sự đă đến rồi, đến lần thứ nhất, chúng ta không cần phải chờ đón Người như dân Do Thái xưa và nay nữa, vấn đề quan trọng ở đây là cuộc đời chúng ta, nhất là trong Mùa Vọng, có cảm nhận được Người hay chăng, và làm sao để chúng ta có thể thực sự cảm nghiệm được Đấng Emmanuel ở giữa chúng ta!?!”

Qua bài huấn từ về Mùa Vọng trên đây, chúng ta thấy ĐTC đă dạy chúng ta cách để có thể Cảm Nghiệm Thần Linh, có thể cảm nghiệm được Thiên Chúa làm Người đang ở giữa chúng ta, qua những câu sau đây:

“Mùa Vọng không phải chỉ là việc tưởng nhớ một biến cố lịch sử đă xẩy ra cách đây 2000 năm trước ở một ngôi làng nhỏ xứ Giuđêa. Hơn thế nữa, cần phải hiểu rằng cả đời sống của chúng ta phải là “một mùa vọng”, một cuộc tỉnh táo trông đợi Chúa Kitô đến lần cuối cùng. Để sửa soạn trước cho tâm trí của chúng ta có thể đón nhận Chúa, Đấng chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, một ngày kia sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết, chúng ta phải biết làm sao để nhận ra Người hiện diện nơi những biến cố của đời sống hằng ngày. Bởi thế, nói được rằng Mùa Vọng là một cuộc nghiêm huấn trực tiếp hướng chúng ta một cách dứt khoát về Đấng đă đến, Đấng sẽ đến và Đấng hằng đến”. (Nếu cần, xin quí bạn có thể xem lại bài suy niệm mang nhan đề Làm sao để có thể nhận ra Chúa Kitô khi Người đến?”, Lời Chúa cho Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B trong trang Lương Thực Hằng Ngày cách đây 3 tuần).

“Thế rồi đến thánh Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô của Đấng Thiên Sai, vị xuất hiện như ‘một tiếng kêu trong sa mạc’, rao giảng “phép rửa thống hối để được ơn tha tội” (x Mk 1:4). Đó là điều kiện duy nhất để có thể nhận ra Đấng Thiên Sai đă hiện diện trên thế giới này rồi vậy”. (Ở đây cũng thế, nếu cần, xin quí bạn xem lại bài suy niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm B đang có trong Trang Lương Thực Hằng Ngày tuần này, với nhan đề “Tại Sao Tiền Hô Gioan Tẩy Giả có quyền làm phép rửa?”)

 

ĐÓN RƯỚC THIÊN CHÚA VÀO TÂM HỒN & CUỘC SỐNG

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

         

     Trong thời gian Giáo hội Việt Nam chuẩn bị đón mừng Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Bộ Trưởng Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc hay Truyền Giáo của Ṭa Thánh Vatican đến thăm mục vụ Giáo hội Việt Nam, nhiều người - công giáo và  không công giáo - muốn biết về nhân vật quan trọng này.

 

     Từ sự kiện đó suy ra: nếu các bài Sách Thánh (Isaia, Gioan, Phaolô) của Chúa nhật III Mùa Vọng này cung cấp cho chúng ta một số thông tin về Vị Sứ Giả của Thiên Chúa và cũng là chính Thiên Chúa mà chúng ta đang dọn đường đón rước, th́ chúng ta có thể làm ǵ hơn là đón nhận các thông tin quư báu ấy một cách vui vẻ, trân trọng và biết ơn, để rồi đón rước Người vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta, một cách long trọng và thân t́nh cho tương xứng với địa vị cao sang của Người?

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

     (1) Bài đọc 1: Is 61,1-2a.10-11: Ơn gọi của ngôn sứ.

 

        (1) Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, (2a) công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta…

 

        (10) Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì  Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn gói, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang (11) Như đất đai làm đâm chồi nẩy lộc, như vườn tược cho nổ hạt sinh mầm, Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.

 

     (2) Bài đọc 2: 1 Tx 5, 16-24: Cách sống đẹp lòng Chúa.

 

        (16) Anh em hãy vui mừng luôn mãi (17) và cầu nguyện không ngừng (18) Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.. (19) Anh em đừng dập tắt Thần Khí. (20) Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. (21) Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ; (22) còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa. (23) Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta quang lâm. (24) Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó. 

 

      (3) Bài Tin Mừng: Ga 1,6-8.19-28: Gioan Tẩy Giả làm chứng về ánh sáng là Đức Giêsu.

 

       (6) Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan (7) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. (8) Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.

 

      (19) Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Do Thái từ Giêrusalem cử một số tư tế và mấy Thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?" (20) Ông tuyên bố thẳng thắn: "Tôi không phải là Đấng Kitô." (21) Họ lại hỏi ông: "Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Êlia không?" Ông nói: "Không phải." - "Ông có phải là một vị ngôn sứ chăng?" Ông đáp: "Không." (22) Họ liền nói với ông: "Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?" (23) Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa:  hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã nói.” (24) Trong nhóm được cử đi có mấy người thuộc phái Pharisêu. (25) Họ hỏi ông: "Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là ông Êlia hay vị ngôn sứ?" (26) Ông Gioan trả lời: "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết (27) Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người." (28) Các việc đó đã xẩy ra tại Bêtania, bên kia sống Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

 

      (1) Thiên Chúa mà ngôn sứ Isaia loan báo là Đấng được Đức Chúa hay Chúa Thượng sai đến. Người được xức dầu tấn phong, được Thiên Chúa ưu ái và điểm trang xinh đẹp. Người tràn đầy Thần Khí để  thực thi sứ mạng được giao là loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân và năm hồng ân của Thiên Chúa. Đó chính là Đức Giêsu Nagiarét mà chúng ta xưng tụng là Đức Kitô! là Chúa Cứu Thế! Sau này chính Đức Giêsu đã xác định sứ vụ của Người khi long trọng tuyên bố trong hội đường Nagiarét: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe." (Lc 4,21). Lời Kinh Thánh ấy là câu 1 và 2 trong Chương 61 của Sách Ngôn sứ Isaia ở trên.  

 

      (2) Thiên Chúa mà Gioan Tiền Hô làm chứng là Đấng đang ở giữa dân mà người ta không nhận ra Người. Người làm Phép Rửa trong Thánh Thần trong khi Gioan chỉ làm phép rửa trong nước. Người cao trọng vượt xa Gioan đến độ Gioan không xứng được cởi quai dép cho Người. Chính Người mới là ánh sáng trong khi sứ mạng của Gioan chỉ là làm chứng về ánh sáng, chỉ là dọn đường cho Người mà thôi.     

 

       (3) Thiên Chúa mà Thánh Phaolô Tông đồ cảm nghiệm là Thiên Chúa rộng ḷng rộng tay ban phát muôn hồng ân, nhất là Thần Khí cùng với ơn nói tiên tri, ơn khôn ngoan và ơn thẩm định (tốt/xấu) cho người tín hữu. Thiên Chúa c̣n là nguồn mạch b́nh an và là Đấng thánh hóa toàn diện con người. V́ thế Người đáng được chúng ta đón rước với tâm t́nh biết ơn và lời cảm tạ. 

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?    

 

     Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là chúng ta hăy ĐÓN RƯỚC VỊ SỨ GIẢ CỦA THIÊN CHÚA VÀ CŨNG LÀ THIÊN CHÚA! Chính Đức Giêsu Nagiarét là Vị sứ giả của Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa của chúng ta. Người đă đến trần gian cách đây hơn hai ngàn năm và Người vẫn ở lại giữa loài người. Đón rước Người đề biết cách sống đẹp ḷng Thiên Chúa: hân hoan, cầu nguyện, biết ơn, không dập tắt Thần Khí và khinh thường ơn nói tiên tri, biết cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ, còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa.

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

3.1 Lư do chúng ta đón rước Chúa: 

    

     Chúng ta đă xác định có hai lư do khiến chúng ta phải dọn đường đón Chúa (sứ điệp của CN II Mùa Vọng tuần trước) là (a) nhân loại ngày nay và bản thân chúng ta rất cần đến Thiên Chúa và (b) Thiên Chúa muốn sống với/giữa loài người và sống với/trong chúng ta. Việc đón rước Chúa hôm nay cũng có hai lư do tương tự: (a) để chúng ta sống gẫn gũi, mật thiết, gắn bó với Chúa và (b) để chúng ta trở thành sứ giả làm chứng cho Người như Gioan Tiền Hô và các Tông đồ.       

 

3. 2 Cách chúng ta đón rước Chúa:

 

      V́ Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Kitô Phục Sinh nên Người hiện diện khắp nơi và v́ thế ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể đón rước Người vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.

     

      V́ Chúa Giêsu Kitô hiện diện thực sự trong Phép Thánh Thể, nên chúng ta có thể đón rước Chúa mỗi lần chúng ta rước Ḿnh Máu Thánh Chúa vào ḷng chúng ta.

      

       V́ Thánh Kinh là Lời hằng sống của Thiên Chúa nên mỗi lần chúng ta nghe và rước Lời ấy vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta là mỗi lần chúng ta đón rước Chúa.

 

       V́ Chúa Giêsu đă đồng hóa ḿnh với những kẻ bé mọn, nghèo hèn trước con mắt người đời nên mỗi lần chúng ta đón rước và làm một việc tốt lành cho những người bé mọn, nghèo hèn ấy là chúng ta đón rước chính Chúa và làm những việc tốt lành ấy cho Người.

 

IV. CẦU NGUYỆN  

 

      Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con cảm tạ Cha v́ Cha đã cho ban cho chúng con Chúa Giêsu Kitô là Sứ Giả của Cha. Người đến trần gian để loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, giải thoát những người bị giam hăm trong cảnh ngục tù nô lệ và công bố ḷng yêu thương tha thứ của Cha. Lạy Cha, chúng con xin cảm tạ Cha!

     Lạy Chúa Giêsu, là SỨ GIẢ VĨ ĐẠI của Cha! Chúng con khát khao được đón rước Chúa. Xin Chúa hăy đến với chúng con và đưa chúng con vào đội ngũ những người được Chúa qui tụ và sai đi loan báo Tin Mừng và giải cứu anh em. Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Chúa hăy đến với chúng con!

     Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng luôn ngự trên Chúa Giêsu Kitô và các Tông đồ, xin Chúa sai chúng con vào các môi trường xã hội và Giáo hội, để chúng con làm chứng cho Tin Mừng giải thoát và dọn đường cho Chúa Giêsu Kitô đến với mọi người, mọi nhà, mọi nước. Lạy Chúa Thánh Thần, xin  Chúa sai chúng con đi! Amen

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. 

Sàig̣n ngày 25.11.2005.

 

VUI LÊN! HĂY VUI LÊN!

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Thế giới hôm nay với bao nhiêu tṛ tiêu khiển được mời gọi, rao bán, và phổ biến rộng răi trên báo chí, phim ảnh, truyền thanh, truyền h́nh, hoặc các màn điện toán. Những thứ được phép, công khai cũng như những thứ lén lút, dấu đút và bị ngăn cấm. Những tṛ giải trí, vui chơi cho người lớn cũng như những tṛ giải trí, vui chơi cho trẻ em. Các ṣng bài mở cửa ngày đêm, quanh năm, suốt tháng. Những băi biển khiêu gợi thu hút hàng triệu khách văng lai. Nhiều hộp đêm, tiệm nhẩy, các nhà hàng hoạt động tấp nập. Người ta vẫn vui vẻ dựng vợ, gả chồng. Một lần, hai lần, có khi đến ba hoặc bốn lần. Lấy người này, bỏ người kia, lấy đi rồi lấy lại. Như vậy, con người không khỏi lấy làm buồn cười khi nghe thánh Phaolô nói với ḿnh: “Hăy vui lên” (1 Thes 5:16).

 

Căn cứ vào cái ồn ào, hào nhoáng như chúng ta thấy hiện nay, ai dám bảo con người ngày nay vui. Đúng ra chỉ có những kẻ thiếu tiền, thiếu sức khỏe, thiếu thời giờ để “hưởng”, để “ăn chơi” thôi, chứ thiếu ǵ thú vui, thiếu ǵ chỗ giải trí mà cần phải đề cập đến chuyện vui, hoặc cần phải nghe Thánh Phaolô hô hào..

 

Nhưng coi chừng. Điều thánh Phaolô nói là điều có thật. Con người hôm nay thiếu niềm vui là chuyện có thật. Con người trong cái bóng ma của nền văn hóa sự chết rất cần phải nghe và hiểu lời Thánh Phaolô: “Hăy vui lên”. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của tâm hồn. Một thứ b́nh an và vui vẻ mà các thiên thần trong đêm Chúa Cứu Thế giáng trần đă chúc mừng cho con người: “B́nh an dưới thế cho người Chúa thương” (Lc 2:14). Thứ b́nh an mà những hào nhoáng, những nhộn nhịp, ồn ào như chúng ta đang thấy không thay thế được. V́ thế, Thánh Phaolô đă thêm: “Hăy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi sự hăy tạ ơn Thiên Chúa” (1 Thes 5:17-18).

 

Cầu nguyện không ngừng và tạ ơn Chúa trong mọi sự. Đó là điều mà Thánh Phaolô đă nói với các tín hữu thời Ngài. Và đó cũng là điều mà Giáo Hội dùng để nhắc nhở với chúng ta trong Chúa Nhật III Mùa Vọng, gần kề lễ Giáng Sinh, một biến cố mà muôn dân hằng mong đợi. Một biến cố mà qua đó, Thiên Chúa Ngôi Con đă ḥa ḿnh đến giữa nhân loại. Chia sẻ và đồng hành với nhân loại trên đường về trời. Nhất là đă đến để mang lại ơn cứu độ cho nhân lọai. Và đó là miền vui lớn, niềm vui mà Thánh Phaolô sợ chúng ta quên nên phải nhắc lại. Niềm vui mà Giáo Hội muốn chúng ta nhớ đến để chuẩn bị ḷng trí đón mừng và giữ lấy. Chính Gioan Tiền Hô cũng đă xác nhận và cho biết về hạnh phúc, niềm vui, và sự b́nh an này. Qua vai tṛ và hành động của ông, người Do Thái đương thời đă tưởng nhầm ông là chính niềm vui phải đến ấy. Là ánh sáng cần thiết soi dẫn con người vượt qua bóng đêm tử thần ấy. Là Đức Kitô muôn dân mong đợi ấy. Nhưng ông đă cho họ biết ông không phải. Chính ông cũng là người đang mong đợi, đang trông chờ niềm vui và sự b́nh an này, và Đấng đang đến khiến ông không đáng cởi dây giầy của Ngài.

 

Bài học Gioan Tiền Hô, và sự lầm lẫn của người Do Thái dẫn chúng ta đi sâu hơn vào ư nghĩa của lời Thánh Phaolô Tông Đồ là chúng ta phải vui lên, nhưng là niềm vui trong Chúa. Niềm vui này rất quí giá và khó kiếm t́m, nhiều lúc tưởng như ḿnh đă thấy, đă chiếm hữu được nhưng thực ra đó chỉ là bóng dáng b́nh an, bóng dáng hạnh phúc., như người Do Thái đă tưởng họ thấy và có Đấng Thiên Sai ở bên ḿnh là Gioan Tiền Hô. Nhưng thực tế, Gioan Tiền Hô chỉ là người không đáng cởi dây giầy cho Đấng Thiên Sai. Nhiều lần ta cũng tưởng như đă có Chúa, đă chiếm đoạt được Ngài, nhưng thực tế lại chỉ là những mơ ước hăo huyền, những mơn trớn của giác quan và của ḷng kiêu căng tự phụ. Ta vẫn chưa chiếm hữu, chưa hiểu và chưa thấy Chúa thật. Và đó là lư do tại sao Giáo Hội muốn chúng ta phải luôn sẵn sàng, luôn chuẩn bị, và đợi chờ Chúa đến.

 

Nhưng Chúa đến ở đâu và bao giờ? Ngày trước, Chúa đến qua h́nh hài một trẻ thơ. Sinh ra tại đồng quê Bêlêm, giữa một đêm đông lạnh giá. Nhưng hôm nay và trong ư nghĩa cứu độ, Thánh Phaolô lại cho chúng ta thấy Ngài đến với chúng ta mỗi ngày, trong mọi hoàn cảnh, và ở bên ta suốt trong cuộc sống.: “Hăy cầu nguyện không ngừng. Và trong mọi sự anh em hăy tạ ơn Thiên Chúa.” Ư nghĩa thần học này cần thiết để con người t́m được ư nghĩa thật của niềm vui. Nó nằm ở chỗ con người biết khám phá ra Chúa trong mọi sự, và biết ḥa đồng với nhận thức này bằng lời cầu xin và cảm tạ. Nó cũng phản ảnh tư tưởng mà Isaia đă nói hơn 500 năm trước ngày Chúa xuống trần. Qua cái nh́n xuyên thấu không gian và thời gian, Isaia đă gọi Ngài là “Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

 

Hăy vui lên. Hăy cầu nguyện không ngừng. Hăy cảm tạ Chúa trong mọi sự. Đó là cốt lơi hạnh phúc của đời người. Đó là ư nghĩa sống động của hành động con người khám phá và t́m gặp Thiên Chúa. Và đó cũng là ư định của Ngài khi xuống với con người từ nơi cao thẳm. Ngài th́ ḥa ḿnh và ở cùng con người. Phần con người th́ khám phá ra Ngài, và đón nhận Ngài trong chính cuộc sống của ḿnh. Và một khi con người t́m gặp Thiên Chúa, và có Ngài ở trong đời, lúc đó con người sẽ có niềm vui và hạnh phúc.

 

Hăy vui lên. Hăy quên đi những thử thách, đắng đót và đau khổ cuộc đời. Hăy làm cho cuộc đời thêm giá trị và hạnh phúc bằng cách vui vẻ và t́m gặp Chúa trong cuộc sống. Bằng cách làm tṛn ư định của Ngài nơi mỗi cuộc đời. Và bằng cách biết cảm tạ Ngài với tấm ḷng biết ơn mọi ơn lành, mọi thử thách, và mọi đắng cay cuộc đời. V́ dù là vui hay buồn. Dù là thất bại hay thành công. Dù giầu hay nghèo. Dù bệnh tật hay khỏe mạnh. Và ngay cả dù khi ta đau yếu, tật bệnh về tâm linh. Tất cả hăy đem chúng ḥa với t́nh yêu, lời cảm tạ, và biết ơn Thiên Chúa, v́ tin rằng tất cả những thứ đó cần thiết để chúng ta sống b́nh an, sống tin tưởng với chính ḿnh, với than nhân, và với chính Đấng đă đến để ở giữa chúng ta và v́ chúng ta. Hăy vui lên. Hăy vui lên trong Chúa.