CHÚA NHẬT XXXII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Sap 6:12-16

“Những ai t́m kiếm sự khôn ngoan, sẽ gặp được nó”
Bài trích sách Khôn Ngoan.

S khôn ngoan sáng tỏ, và không bao giờ lu mờ, những ai yêu mến nó, sẽ xem nó dea dàng, và những ai t́m kiếm nó sẽ gặp được nó. Nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó, để tỏ ḿnh ra cho họ trước. Từ sáng sớm, ai tỉnh thức tiến lại gần nó, sẽ không lao nhọc: V́ sẽ gặp nó ngồi nơi cửa nhà ḿnh. Vậy tưởng nhớ đến nó là được khôn sáng vẹn tuyền: và ai tỉnh thức v́ nó, sẽ chóng được an tâm. V́ nó chu du t́m kiếm những kẻ xứng đáng với ḿnh, vui vẻ tỏ ḿnh ra cho những kẻ ấy trong các đường lối, và hết sức ân cần đón tiếp họ.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa là Thiên Chúa tôi, linh hồn tôi khao khát Chúa.

1.      Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của tôi, tôi thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn tôi khát khao, thể xác tôi mong đợi Chúa tôi, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước!

2.      Tôi cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nh́n thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. V́ ân tÉnh của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng tôi sẽ xướng ca ngợi khen Ngài.

3.      Tôi sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời tôi, tôi sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn tôi được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng tôi ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ.

4.      Trên giường ngủ, khi tôi nhớ Chúa, tôi ngẫm suy về Chúa suốt năm canh. V́ Chúa đă ra tay trợ phù tôi, để tôi được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài.


BÀI ĐỌC II: 1 Thes 4:13-18

“Nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem những người đă chết đến làm một với Người”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Thessalônica.

Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết ǵ về số phận những người đă an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng. V́ nếu chúng ta tin Đức Giêsu đă chết và đă sống lại, th́ cũng vậy, những người đă chết nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người. Bởi vậy, chúng tôi dựa vào lời Chúa, để nói cùng anh em điều nầy: chúng ta những kẻ đang sống, những kẻ c̣n sót lại khi Chúa đến, th́ chúng ta không đi trước những người đă an nghỉ. V́ khi nghe lệnh và tiếng Tổng Lănh Thiên Thần, và tiếng loa Thiên Chúa, th́ chính Chúa từ trời ngự xuống, và những người đă chết trong Đức Kitô, sẽ sống lại trước hết, rồi đến chúng ta, những kẻ đang sống, những kẻ c̣n sót lại, chúng ta sẽ được nhắc lên cùng với họ trên các tầng mây, đi đón Đức Kitô trên không trung, và như vậy, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa luôn măi. V́ thế, anh em hăy dùng những lời đó mà an ủi nhau.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia.  --- Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời.  --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 25:1-13

“Ḱa chàng rể đến, hăy ra đón người”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn nầy: “Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Trong số đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại mang đèn mà không đem dầu theo. C̣n những cô khôn ngoan đă mang đèn, lại đem dầu đầy b́nh. V́ chàng rể đến chậm, nên các cô đều thiếp đi và ngủ cả. Nửa đêm có tiếng hô to: Ḱa, chàng rể đến, hăy ra đón người. Bấy giờ các trinh nữ đều chỗi dậy, sửa soạn đèn của ḿnh. Những cô khờ dại nói với các cô khôn ngoan rằng: “Các chị cho chúng em chút dầu, v́ đèn của chúng em đă tắt cả”. Các cô khôn ngoan đáp lại rằng: “E không đủ cho chúng em và các chị, các chị ra hàng mà mua th́ hơn”. Song khi họ đang đi mua, th́ chàng rể đến. Những trinh nữ đă sẵn sàng, th́ theo chàng rể cùng vào dự tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau cùng các trinh nữ kia cũng đến và nói: “Thưa Ngài, xin mở cửa cho chúng tôi”. Nhưng người đáp lại: “Ta bảo thật các ngươi, ta không biết các ngươi”. Vậy hăy tỉnh thức, v́ các ngươi không biết ngày nào, giờ nào”.

Phúc Âm của Chúa.


Suy Niệm


 


Hăy Ra Nghênh Đón Chàng Rể

 


Nếu phụng niên có 34 tuần lễ cho Mùa Thường Niên, mà Chúa Nhật này là Chúa Nhật XXXII, th́ chỉ c̣n ba tuần nữa, kể cả tuần này, là hết năm phụng vụ. Bởi thế, trước khi bước sang một tân phụng niên kể từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng tới đây, Giáo Hội bắt đầu hướng con cái ḿnh về mầu nhiệm cánh chung, một mầu nhiệm được sáng tỏ nơi việc Chúa Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang, một biến cố được Giáo Hội ngưỡng vọng và cử hành bằng Lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa Kitô cuối cùng của phụng niên. Đó là lư do, Chúa Nhật tuần này và tuần sau, Giáo Hội chọn hai bài Phúc Âm xứng hợp liên quan đến việc sửa soạn nghênh đón Chúa Kitô đến lần thứ hai. Đó cũng là lư do chúng ta thấy trong cả hai bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này và tuần sau Chúa Giêsu đều nói với các môn đệ của Người, chứ không nói với chung dân chúng hay thành phần lănh đạo dân Do Thái nữa, như năm bài Phúc Âm vừa rồi. Vậy trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này và tuần sau, Chúa Giêsu muốn dạy cho riêng các môn đệ của Người, kể cả những vị chứng nhân tiên khởi bấy giờ cũng như thành phần môn đệ Kitô hữu chúng ta sau đó và hiện nay cũng như sau này, về cách thức để nghênh đón Người, tức về cách thức để có thể gặp được Người, gặp được Đấng không phải đến lần đầu, mà là đến lần cuối cùng.

Trước hết, qua bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, bài Phúc Âm về dụ ngôn 10 người trinh nữ hay 10 cô phù dâu cầm đèn đi đón chàng rể, trong đó có 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan. Trong dụ ngôn Chúa dạy, 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan vừa giống nhau lại vừa khác nhau ở đoạn đầu, giống nhau ở đoạn giữa, và khác nhau ở đoạn cuối. Họ giống nhau trong đoạn đầu ở cả 10 cô đều mang cầm đèn sáng trong tay nhưng lại khác nhau cũng trong giai đoạn này, ở chỗ 5 cô mang đèn mà không mang theo dầu c̣n 5 cô kia mang cả đèn lẫn dầu. Họ giống nhau trong đoạn giữa ở chỗ tất cả đều chờ đợi chàng rể và đă thiếp ngủ đi cho tới nửa đêm là lúc có tiếng gọi “Ḱa chàng rể tới, hăy ra đón chàng”. Và họ khác nhau trong giai đoạn cuối cùng là những cô mang đèn lẫn dầu được vào tham dự tiệc cưới với chàng rể, c̣n những cô hết dầu không được tiếp nhận. Bài Phúc Âm được kết thúc bằng lời Chúa khuyên dạy: “Hăy tỉnh thức v́ các con không biết được ngày giờ”. Như thế, vấn đề nghênh đón Chúa Kitô đến lần thứ hai để có thể gặp được Người và hoan hưởng với Người ở đây là việc “tỉnh thức”, hay ở tại khôn ngoan, một thứ khôn ngoan được bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật tuần này diễn tả là: “nó sẽ đón tiếp những ai khao khát nó để tỏ ḿnh ra cho họ… ai tỉnh thức với nó sẽ chóng được an tâm”. Tuy nhiên, theo bài Phúc Âm hôm nay th́ ư nghĩa thực sự của việc “tỉnh thức” hay của sự khôn ngoan đây là ǵ? Được thể hiện qua những tác động nào?

Để hiểu được ư nghĩa thực sự của việc “tỉnh thức”, chúng ta hăy để ư tới ba yếu tố quan trọng liên quan đến, thứ nhất, tính cách của thành phần chủ thể được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm, thứ hai ư nghĩa của đèn và dầu được họ sử dụng trong việc đi đón chàng rể, và thứ ba, thời điểm họ chờ đợi chàng rể đến. Về tính cách của thành phần chủ thể được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay là 10 cô trinh nữ hay 10 cô phù dâu. Vậy ư nghĩa của việc “tỉnh thức” liên quan đến tính cách của chủ thể là các cô trinh nữ chứ không phải các bà góa, hay các cô phù dâu chứ không phải các chàng phù rể, sửa soạn nghênh đón Chàng Rể Kitô đây là ǵ, nếu không phải là việc trang điểm đẹp đẽ để có thể xứng đáng diễm lệ vào dự tiệc cưới của chàng rể và với chàng rể. Ở đây chúng ta cũng có thể hiểu được vai tṛ của người Kitô hữu, sau khi lănh nhận phép rửa, họ chẳng những được nên tinh tuyền như những người trinh nữ trong Chúa Kitô, mà c̣n trở nên thành phần phù dâu của Giáo Hội hiền thê Chúa Kitô nữa. Mà hiền thê Giáo Hội Chúa Kitô đă trang điểm diễm lệ để nghênh đón Chúa Kitô thế nào (x Rev 21:2), các cô trinh nữ hay phù dâu cũng phải trang điểm diễm lệ để nghênh đón Người như vậy mới là “tỉnh thức”.

Về ư nghĩa của việc cầm đèn đi đón chàng rể của 10 cô trinh nữ hay phù dâu đây liên quan như thế nào tới ư nghĩa của việc “tỉnh thức” để nghênh đón Chúa Kitô đến lần cuối cùng? Tại sao 10 cô trinh nữ hay 10 cô phù dâu này lại cầm đèn mà không cầm những thứ khác, như cầm hoa thơm hay quà tặng? Phải chăng đèn đây là đức tin, dầu đây là đức cậy và ánh sáng phát ra từ cây đèn có dầu đây là đức ái? Bởi v́, sau khi lănh nhận phép rửa, con người chẳng những được khỏi tội tổ tông (lẫn tội ḿnh làm nếu đă có trí khôn), tức trở nên tinh tuyền như một người trinh nữ, mà c̣n nhận được các thần đức tin, cậy, mến là những khả năng thần linh để giúp họ có thể tác hành như con cái Thiên Chúa nữa. Đức ái là ánh sáng chỉ có thể chiếu tỏa từ cây đèn đức tin mà thôi, nhưng cây đèn đức tin lại không thể chiếu tỏa ánh sáng đức ái nếu thiếu dầu đức cậy. Đó là lư do khi gặp khốn khó, nhiều khi cây đèn đức tin nơi Kitô hữu đă bị tắt lịm đức mến, v́ không đủ nhẫn nại đợi chờ, không đủ cậy trông hy vọng, nhất là khi gặp phải những gương mù gương xấu vào lúc cuối thời, như Chúa Giêsu đă nói: “V́ sự dữ tràn lan mà ḷng mến nơi nhiều người sẽ trở nên nguội lạnh” (Mt 24:12). Điển h́nh là trường hợp cả 10 cô trinh nữ hay 10 cô phù dâu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chờ đợi chàng rể măi, đến nỗi tất cả đều mệt mă thiếp ngủ. Thế nhưng, nếu c̣n dầu đức cậy th́ cây đèn đức tin vẫn có thể bùng lên đức ái khi nghe thấy tiếng loan báo Chúa Kitô đến. Họ giống như thành phần được Thánh Tông Đồ Phaolô nói đến trong bài đọc thứ hai Chúa Nhật tuần này, thành phần “đă yên giấc tin tưởng vào Chúa Giêsu”.

Vậy, “tỉnh thức” liên quan đến đèn và dầu đây chính là ḷng khao khát và mong đợi Chúa Kitô nơi mỗi Kitô hữu, một niềm hy vọng phát xuất từ đáy ḷng của họ, chứ không phải một niềm hy vọng vay mượn của ai khác hay mua được của hàng quán như trường hợp của các cô khờ dại trong bài Phúc Âm. Đó là lư do cộng đoàn dân Chúa đă cùng nhau xướng lên trong bài đáp ca Chúa Nhật tuần này là: “Linh hồn tôi khao khát Chúa, Ôi Chúa, Chúa Trời của con”.

Về ư nghĩa của việc “tỉnh thức” đối với thời điểm chàng rể Kitô đến. Chúng ta để ư là, theo bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô đến không vào lúc người ta mong đợi, mà vào ngay lúc mọi người đă ngủ say, tức vào lúc “nửa đêm”. Vậy lúc “nửa đêm” đây có thể hiểu là thời điểm tâm lư, thời điểm chung loài người và riêng Kitô hữu đang ngủ mê. Nếu môn đệ Chúa Kitô phải “là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14), để soi sáng cho cả gia đ́nh nhân loại, mà lại ngủ mê với ngọn đèn đức tin tắt lịm, th́ thế gian lúc chàng rể Giêsu đến sẽ tối tăm mù mịt là chừng nào. Thế nhưng, thực tế cho thấy, vào lần đến thứ nhất, nếu “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), như “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian” (Jn 1:9), mà thế gian vẫn không nhận biết Người, không chấp nhận Người (x Jn 1:10,11), th́ con người có thể nhận biết Người hay chăng khi Người đến lần thứ hai, nhất là ở vào thời điểm đầy những tiên tri giả và kitô giả xuất hiện như nấm lừa đảo được nhiều người (x Mt 24:5,11,24)? Phải chăng, chỉ khi nào nghe tiếng hô: “Ḱa chàng rể tới, hăy ra nghênh đón người”, bấy giờ môn đệ mới biết thật đâu là Đấng ḿnh đợi trông. Vậy, “tỉnh thức” liên quan tới thời điểm Chúa Kitô đến lần thứ hai đây chính là việc đáp ứng kịp thời dấu chỉ thời đại. Vẫn biết thành phần trinh nữ hay phù dâu khờ dại cũng có thể nghe được tiếng hô kêu gọi này, song bấy giờ họ không c̣n đủ khả năng để đáp ứng những ǵ họ cần phải có trong việc quan trọng nhất cuộc đời họ là việc sẵn sàng và kịp thời nghênh đón Chúa Kitô nữa.
 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

KHÔN VÀ DẠI NƯỚC TRỜI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

 

Tin Mừng Thánh Matthêu tuần này nói về dụ ngôn Chúa Giêsu nói về thái độ, lối sống khôn và dại của Nước Trời. Trong số 10 cô phù dâu của buổi tiệc cưới hôm đó, chỉ có 5 cô được vào dự tiệc, c̣n lại 5 cô bị đuổi khỏi bữa tiệc. Lư do, v́ 5 trong số các phù dâu này khôn, và ngược lại, 5 trong số ấy là những phù dâu dại khờ. Nhưng theo tinh thần Chúa Giêsu đề cập ở đây, sự khôn ngoan và khờ dại kia mang tính chất tâm linh và được nh́n nhận dưới lăng kính của đức tin. Một sự khôn ngoan và khờ dại của Nước Trời.

 

Ngược với sự khôn ngoan hay khờ dại của Nước Trời, là sự khôn ngoan hay khờ dại của thế gian. Ngày nay, khôn ngoan hay một nghĩa nào đó gọi là thông minh của con người đă được tiêu chuẩn và xếp hạng. Dưới cái nh́n của tâm lư phát triển, chỉ số trung b́nh những người được coi là thông minh hay khôn ngoan phải có trên 70. Những ai ở mức độ chỉ số thông minh 70 hay dưới được coi là kém thông minh, hay c̣n được gọi là chậm phát triển về tâm lư tương tự như chậm phát triển về thể lư. Những trẻ em hay người lớn ở những chỉ số thông minh dưới 70 thường không hành xử b́nh thường về phương diện tâm lư, xă hội, và trí tuệ. Nếu chỉ số này ở mức dưới 25 thường được coi là ngờ nghệt, dốt nát, và bất thường. Họ không thể sống tự lập và một ḿnh được, nhưng phải lệ thuộc vào sự nuôi dưỡng, hướng dẫn, giúp đỡ của cha mẹ, anh chị em, hay những người được chỉ định. Bởi v́, những em nhỏ hay những người này hành động không do trí thông minh, hiểu biết, nhưng dựa vào bản năng tự nhiên.

 

V́ thế, nếu đem so sánh những ǵ Chúa Giêsu nói về 5 cô phù dâu mà Ngài gọi là khờ dại kia, th́ họ không phải là những người tâm trí chậm phát triển, những người bị tâm bệnh. Trái lại, họ rất trưởng thành, rất năng động, và chắc chắn là đẹp nữa, v́ họ đă được chọn lựa làm phù dâu. và đă được mời đi dự tiệc cưới trong nhóm 10 người với nhau. Do đó, việc Chúa gọi họ là khờ dại, v́ họ đă không hành xử và sống theo ánh sáng của Tin Mừng. Không chuẩn bị cho cái giờ khắc quan trọng của đời ḿnh, giờ được tiếp đón chàng rể, được vào dự bàn tiệc cùng với những người khác. Mà bàn tiệc đây hiểu là bàn tiệc Nước Trời. Có nghĩa là được chia sẻ Ơn Cứu Độ và chiếm hữu được Thiên Chúa.  

 

Thái độ khôn và khờ dại của nhóm 10 trinh nữ này đưa chúng ta đến một quyết định và lối sống cần thiết đối với đời sống tâm linh Kitô hữu của chúng ta. Thái độ và lối sống lấy Chúa làm cùng đích. Luôn luôn thao thức, và phải luôn luôn cẩn pḥng. Đèn và dầu mà 5 người trinh nữ c̣n giữ được cho đến lúc nhập tiệc đó là ḷng mến và sự khát khao yêu mến Thiên Chúa. 5 cô khác không giữ được đèn cháy sáng v́ hết dầu có nghĩa là ḷng mến và Đức Tin đă cạn kiệt. Mà v́ thiếu ḷng mến, thiếu đức tin nơi Thiên Chúa, họ đă không sống với ơn gọi của ḿnh, đă không t́m Thiên Chúa trong cuộc đời của ḿnh, nên giây phút cuối, họ đă không vào được tiệc cưới là nơi mà họ đă được mời đến. Hay nói một cách khác, cơn gió tội lỗi đă làm vụt tắt ngọn đèn Đức Ái  vốn đă hết dầu của họ.

 

Lời mời gọi của Thiên Chúa, Nước Thiên Chúa, và Ơn Cứu Độ của Ngài qua dụ ngôn này đă cho thấy rơ điều này, Thiên Chúa không quên sót một ai. Ngài kêu gọi và ban ơn cho tất cả. Nhưng thái độ và lối sống của mỗi Kitô hữu chính là sự quyết định tối hậu làm nên ư nghĩa của lời mời mà Thiên Chúa đă ban cho mỗi người. Lời mời ấy chỉ thành sự thật và có ư nghĩa đối với những ai biết trân quí và tôn trọng nó. Nó chỉ trở thành giá trị và trọn vẹn nơi mỗi Kitô hữu khi chính ḿnh được vào ngồi bàn trong bữa tiệc mà ḿnh đă được mời ấy.

 

Ngoài ra, trong bữa tiệc tâm linh này xem ra như không có chỗ cho người đi muộn, đến chậm như phần đông chúng ta vẫn thường làm đối với những bữa tiệc ḿnh được mời. Đi chậm hay đến chậm sau giời khai mạc ở ư nghĩa tâm linh này cũng có nghĩa là đèn hết dầu, là bị loại bỏ, chứ không chỉ là về không: “Ta bảo cho các ngươi. Ta không biết các ngươi” (Mt 25:12).  Đây là lời mà chàng rể đă nói với các phù dâu trễ hẹn v́ đèn họ thiếu dầu.

 

Cũng trong cái ư nghĩa tâm linh, th́ danh dự và hạnh phúc dự bữa tiệc này được coi là tuyệt đối. Nó không dành phần hoặc chia chác cho bất cứ ai, dù người đó là bạn thân: “Không được! Sợ không đủ cho các chị và chúng em. Các chị hăy ra ngoài mà mua th́ hơn” (Mt 25:9). Đó là lời mà các cô khôn ngoan đă trả lời các cô khờ dại, khi các cô này tỏ dấu muốn được chia sẻ số dầu của họ.

 

Không chia sẻ cho bất cứ ai, không nhượng bộ bất cứ ai về ân sủng và phần rỗi của ḿnh, về t́nh yêu và về việc chiếm đoạt được Thiên Chúa của ḿnh. Đó cũng là lư do tại sao Chúa Giêsu đă có lần nói: “Được lời lăi cả thế gian mà mất linh hồn, nào có ích ǵ? Lấy ǵ đổi được linh hồn ḿnh”. Và đó cũng là điều giải thích tại sao đă có lần Ngài đ̣i hỏi chúng ta phải yêu Ngài hết trí khôn, hết linh hồn, và hết sức lực của ḿnh. V́ cuối cùng th́ có ǵ hơn là được đồng bàn với Ngài trong bàn tiệc vĩnh hằng. Được chiếm hũu Ngài, và được yêu mến Ngài.

 

Khôn ngoan của Nước Trời, như vậy không phải dựa theo chỉ số thông minh. Và sự khôn ngoan này v́ thế không thể đo đếm được. Khôn ngoan này cũng không giúp ích ǵ cho con người để họ làm giầu, để trèo cao, và chiếm hữu được những ngôi vị của xă hội. Khôn ngoan Nước Trời, hay thông minh Nước Trời là làm cách nào giữ được ngọn đèn Đức Tin măi luôn có đủ dầu t́nh mến để chợt khi Đức Kitô đến, ta sẵn sàng đèn sáng trong tay để cùng Ngài tiến vào bàn tiệc Nước Trời.