1.- Văn Minh Khoa Học

 

 

T

rước hết, về văn minh khoa học phải nói là đă được bắt đầu từ thiên kỷ thứ hai, một thứ văn minh chẳng những bao gồm các thành quả về sáng chế kỹ thuật mà nhất là c̣n phát xuất từ chính những khám phá kỳ diệu này nữa. Cho tới cuối thế kỷ 16, bản đồ thế giới mới chỉ có một đại địa lục, trong đó có ba châu, Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Nếu nói đến Á Châu là nói đến đạo giáo thế nào th́ nói đến Âu Châu là nói đến khoa học như thế. Trong một ngàn năm qua, chung lịch sử của con người và riêng lịch sử của Âu Châu, về phương diện văn minh khoa học liên quan đến những khám phá quan trọng và khẩn thiết để nhờ đó thế giới mới có thể đi đến giai đoạn kỹ thuật tối tân tiến ngày nay, đă đi từ thời vô thức (dark age), qua thời phục hưng (renaissance), sang thời minh tri (enlightenment).

 

Thật ra, nếu văn minh khoa học làm nên bởi những khám phá khoa học mới bắt đầu nẩy mầm và phát triển hoàn toàn trong thiên kỷ thứ hai th́ kiến thức khoa học đă có từ xa xưa, phải nói là đă có ngay từ khi con người bắt đầu hiện hữu trên trái đất này. Bởi v́ con người là một con vật có lư trí, không thể nào không t́m ṭi và khám phá về chính bản thân ḿnh cũng như về thiên nhiên chung quanh ḿnh, để có thể sống c̣n, vượt thoát, vươn lên và làm chủ trái đất đúng như bản chất cùng vai tṛ “linh ư vạn vật” của ḿnh.

 

Lịch sử đă cho thấy các nền văn minh tối cổ (trên cả 1000 năm BC), như ở Á Châu có văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ, và ở Phi Châu có văn minh Ai Cập. Ngoài ra, c̣n phải kể đến hai nền văn minh trung cổ (dưới 500 năm BC) ở Âu Châu, đó là văn minh Hy Lạp và văn minh Rôma, hai nền văn minh có tính cách thiên về khoa học và kỹ thuật hơn đạo giáo và xă hội, đă ảnh hưởng đến hầu hết miền Nam Âu và Trung Đông. Trong hai nền văn minh trung cổ ở Âu Châu này, văn minh Rôma thiên về kỹ thuật, như về kiến trúc, th́ văn minh Hy Lạp thiên về kiến thức khoa học, kể cả khoa triết học. Khoa học và kỹ thuật, hai đặc tính nổi bật và chuyên biệt của chung Âu Châu cũng như của các dân tộc Châu Âu, đă được bắt nguồn từ hai nguồn văn minh trung cổ này là như thế. Và theo tiến tŕnh phát triển, kiến thức khoa học đă từ từ trở thành văn minh khoa học như sau.

 

Kiến thức khoa học đầu tiên là kiến thức về y dược, với tư tưởng đầu tiên được phát xuất từ Hippocrates, một y sĩ người Hy Lạp, một nhân vật vào khoảng 400 BC cho rằng bệnh tật là do thiên nhiên gây ra hơn là do thần linh. Sau đó, một y sĩ Hy Lạp thời danh khác là Galen hành nghề ở Rôma vào khoảng 100 BC, rút kinh nghiệm từ những cuộc thí nghiệm trên các con vật, đă phác ra các thuyết về thân thể học, bệnh lư học và thể lư học, những lư thuyết đă ảnh hưởng ngành y khoa cả gần 1500 năm.

 

Kiến thức khoa học thứ hai là kiến thức về toán học. Hầu hết ư niệm về h́nh học c̣n được giảng dạy tại các học đường hiện nay là do công hệ thống hóa của triết gia người Hy Lạp tên là Euclid vào khoảng 300 BC.

 

Kiến thức khoa học thứ ba là kiến thức về vũ tru.ï Kiến thức khoa học về vũ trụ nhân loại có được này bắt nguồn từ tư tưởng của nhà thiên văn Ptolemy người Hy Lạp sống ở Alaxandria Ai Cập khoảng năm 150 BC, một ư niệm cho rằng các hành tinh trên bầu trời quay chung quanh trái đất. Dù ư niệm về thiên văn này sau này mới thấy được là hoàn toàn sai, nhưng nó cũng đă tồn tại măi cho đến thế kỷ thứ 16 AD và đă giúp cho các nhà thiên văn xưa tiên đoán được những cuộc nhật thực hay nguyệt thực, cũng như đă định được vị trí của các hành tinh trên bầu trời. 

 

Tuy nhiên, những kiến thức khoa học này, nhất là việc  t́m ṭi khai phá thêm về lănh vực này, đă bị đẩy lui vào thời tối tăm vô thức (Dark Age) bởi các biến cố chính trị xẩy ra cho Đế Quốc Rôma nói chung vào cuối thế kỷ thứ tư, khi Đế Quốc chia thành Tây Phương và Đông Phương, với kết quả là phần Đế Quốc bên Tây Phương vào giữa thế kỷ thứ năm bị các sắc dân Đức xâm chiếm, và kiến thức khoa học đă bị lấn át bởi kiến thức thần học Trung Cổ (Middle Ages). Thế nhưng, cũng chính vào Trung Cổ này, một số phát minh về kỹ thuật đă xuất hiện để bắt đầu góp phần vào việc mở màn cho một nền văn minh khoa học, chẳng hạn như phát minh lưỡi cầy (moldboard plow) để trồng cấy ở Bắc Âu, phát minh đồng hồ động cơ (mechanical clock), phát minh dùng bánh quay nước (water wheels) và dùng cánh xoay gió (windmills).

 

Trong thế kỷ 12, các kiến thức khoa học của Hy La, những kiến thức được chuyển dịch sang tiếng Ả Rập rồi được lưu giữ và phát triển ở Ả Rập vào Thời Âu Châu Tăm Tối, lại được phục hưng (Renaissance) và được chuyển dịch sang ngôn ngữ học thức của Tây Phương bấy giờ là tiếng Latinh. Thời phục hưng này được phát triển bởi những bộ óc thực tiễn theo truyền thống Rôma hơn là thuần thức theo truyền thống Hy Lạp. Một trong những nhân vật tiên phong cho ngành khoc học kỹ thuật thực nghiệm này phải kể đến Niccolo Tartaglia ở Milan Nước Ư vào đầu thế kỷ 16, người đă tự thí nghiệm (thay v́ căn cứ vào sách vở) để trả lời cho vị lănh chúa ở Milan đang muốn biết ṇng súng đại bác phải đặt nằm thế nào để có thể chứa được nhiều thuốc súng nhất, rằng nó phải được đặt nằm theo góc 45%. Thí nghiệm đầu tiên này cho thấy  nơi khoa học quan sát đi trước lư thuyết theo sau, và cũng là thí nghiệm mở màn cho những t́m ṭi khoa học sau đó.

 

Cũng trong thời phục hưng khoa học này, lịch sử khoa học đă đánh dấu một cuộc cách mạng khủng khiếp với sự xuất hiện của Nicolaus Copernicus ở Balan, nhất là qua tác phẩm của ông xuất bản năm 1543 mang tựa đề Về Những  Chuyển Động Trên Các Thiên Cơ (On the Revolutions of the Heavenly Spheres), trong đó, ông lật ngược lại lư thuyết của Ptolemy cho rằng các hành tinh quay chung quanh trái đất, bằng một khẳng định, được căn cứ vào những quan sát về đêm của ḿnh trong một căn pḥng kiến thị nhỏ, trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ mà là mặt trời.

 

Chủ trương này của Copernicus đă được công nhận là chính xác, bởi một trong những nhà khoa học danh tiếng nhất bấy giờ là Galileo Galilei, người Ư, nhân vật đă quan sát không gian bằng viễn vọng kính mới được sáng chế thời ấy và đă công bố khám phá của ḿnh vào năm 1610. Ngoài ra, căn cứ vào một số những thí nghiệm, Galileo c̣n lật ngược lại quan niệm suy luận thường thức cho rằng hai vật rơi cùng một lúc và từ cùng một độ cao th́ vật nào có trọng lượng nặng hơn sẽ rơi xuống nhanh hơn, bằng thuyết buông rơi (free falling) theo khoa học, được kiểm chứng bằng những lần thí nghiệm, đó là tất cả mọi vật (nếu không bị không khí cản trở đặc biệt) th́ cả hai đều rơi xuống chạm đất cùng một lúc với nhau và khi rơi th́ cả hai cũng rơi xuống ở cùng một tốc độ b́nh thường (regular speed) chứ không rơi xuống càng lúc càng nhanh theo kiểu gia tốc (acceleration).

 

Nếu Tartaglia khởi xướng việc thí nghiệm theo khoa học, Galilêo đặt nền móng cho phương pháp khoa học th́ Isaac Newton, một nhà vật lư kiêm toán gia người Anh, là người đă hoàn thành phương pháp t́m hiểu theo khoa học ấy. Tuy việc khám phá ra ánh sáng là một hỗn hợp đủ loại mầu sắc của ông phải nói là hết sức đáng kể, việc quan trọng nhất ông đóng góp cho khoa học đó là việc ông khám phá ra các năng lực cùng với các định luật tác động trên mặt đất cũng chi phối cả những biến động của các vật trên bầu trời nữa, như hiện tượng một trái táo rơi xuống và hiện tượng mặt trăng lơ lửng trên bầu trời đều do cùng một tác lực hay trọng lực, sau này khoa học gọi đó là Định Luật Trọng Lực Newton Phổ Quát, người đă tŕnh bày định luật này cùng với những h́nh thức chuyển động khác trong cuốn Principia Mathematica (Những Nguyên Lư Toán Học) xuất bản năm 1687. Nhờ định luật về trọng lực quan trọng này, các khoa học gia mới có thể cắt nghĩa được chính nhờ trọng lực thu hút của mặt trời mà các hành tinh luôn luôn ở nguyên trong quĩ đạo của ḿnh, nếu chẳng may trọng lực của mặt trời một lúc nào đó bị mất đi th́ các hành tinh sẽ lạc bay lung tung trong không gian.

 

Định luật trọng lực của Newton c̣n giúp cho chiêm tinh gia Edmond Halley người Anh khám phá ra rằng các sao chổi không xuất hiện một cách bất ngờ mà theo định kỳ của ḿnh. Vào đầu thế kỷ 18, sau khi nghiên cứu các lần sao chổi xuất hiện, thấy rằng chỉ có một sao chổi duy nhất cứ 76 năm xuất hiện một lần, lần ông thấy là năm 1682, hai lần trước theo sách vở ghi lại là năm 1531 và năm 1607. Do đó, ông tiên đoán là nó sẽ xuất hiện vào năm 1758, và quả thực đă xẩy ra như thế. Sao chổi năm 1758, cũng là sao chổi duy nhất, được đặt tên là Sao Chổi Halley, và việc xuất hiện đúng như Halley tiên đoán đă chứng tỏ định luật trọng lực Newton hoàn toàn xác thực.

 

Thế là từ đó, từ thế kỷ 18, Âu Châu bước vào thời minh tri (Enlightenment hay Age of Reason), thời khao khát kiến thức, thời t́m kiếm và khám phá khoa học, bằng cách áp dụng phương pháp khoa học cho cả các ngành như sinh vật học (biology), địa chất học (geology) và hóa chất học (chemistry). Về sinh vật học Carolus Linnaeus, một nhà thiên nhiên học và thực vật học người Thụy Điển, vị đă đặt ra một hệ thống mới để đặt tên và phân loại cây cối và thú vật. Về địa chất học James Hutton, một nhà hóa học người Tô Cách Lan, nhân vật đă phổ biến một lư thuyết cho rằng trái đất quá cổ với những đặc tính liên tục đổi thay một cách từ từ. Về hóa chất họcJoseph Priestley, một hóa học gia người Anh, và Carl Scheele, một hóa học gia người Thụy Điển, mỗi người tự ḿnh khám phá ra được chất dưỡng khí (oxygen). Sau đó, qua thí nghiệm, Antoine Lavoisier, một hóa học gia Pháp, đă khám phá ra sức bức cháy (combustion) là một phản ứng hóa học bao giờ cũng được phát tỏa bởi một chất nào đó với chất dưỡng khí oxygen. Cuốn Elementary Treatise on Chemistry (Khái Luận Căn Bản về Hóa Học) ông xuất bản năm 1789 là cuốn giáo khoa hóa học tân thời đầu tiên.

 

Năm 1803, nhà hóa học người Đại Anh Quốc John Dalton nêu lên một lư thuyết mới rất quan trọng về vật lư, đó là vật chất được tạo nên bởi các đơn vị li ti được gọi là nguyên tử, v́, theo quan sát và thí nghiệm, hầu hết các chất bị hư hoại đều do bởi phản ứng hóa học, song phản ứng hóa học sẽ hoàn toàn ngưng lại ở mức độ phản ứng cuối cùng làm nên chất than (carbon), sau đó phản ứng hóa học không xẩy ra nữa. Bấy giờ Dalton đă liệt kê ra 16 nguyên tố hóa học (chemical element) là những chất được tạo nên bởi một loại nguyên tử đặc biệt và những nguyên tử này dù bất khả phân chia song cũng có thể trở thành hợp chất bằng những đường lối khác nhau để tạo nên tất cả mọi chất liệu trên mặt đất này.

 

Thuyết nguyên tử của Dalton đă giúp cho các hóa học gia cuối hậu bán thế kỷ 19 khám phá ra được thêm các định luật về các hợp chất nguyên tử. Năm 1869, hai nhà hóa học, một của Nga là Dmitri Mendeleev, và một của Đức là Julius Lothar Meyer, mỗi người tự động tuyên bố rằng ḿnh đă khám phá ra được định luật phân cách (periodic law), v́ họ thấy rằng khi liệt kê các hóa chất theo trọng lượng nguyên tử của chúng th́ các chất có đặc tính tương tự như nhau sẽ phân cách nhau một cách đều đặn. Nhờ khám phá này, các nhà hóa học đă lập thành một bảng phân cách hóa chất (periodic table of the elements) hoàn toàn để làm tiêu chuẩn chung cho tới ngày nay. Tuy nhiên, vấn đề tại sao các hóa chất lại có một trọng lượng thứ tự như vậy chỉ được giải quyết vào đầu thế kỷ 20 với thuyết cơ lượng (quantum mechanics) mà thôi.

 

Cũng vào thời điểm ngành hóa học đang nở rộ như thế th́ ngành sinh vật học cũng tiến đến một bước hết sức quan trọng vào thập niên 1870, với đóng góp của nhà hóa học người Pháp, Louis Pasteur, cũng như của một y sĩ người Đức, Robert Koch. Căn cứ vào các nghiên cứu của ḿnh, cả hai cho thấy rằng các thứ bệnh nạn, nhất là bệnh truyền nhiễm là do những vi khuẩn gây ra. Từ đó, Pasteur đă nghĩ tới việc sử dụng nhiệt độ để diệt các loại vi trùng ở trong rượu, trong bia, trong sữa và đồ ăn, một phương pháp sau đó được khoa học đặt tên cho là phá-tổ-di-trùng (pasteurization). Ngoài ra, nhà bác học Pasteur c̣n cho thấy tầm mức quan trọng và cần thiết của việc chích ngừa (vaccination) và ông cũng đă chế ra một số loại chủng ngừa (vaccines), trong đó có loại chủng ngừa rabies vaccine để đề pḥng bị thú dại cắn (như bị chó dại cắn).

Trong thế kỷ 19, trước khi có bảng phân cách hóa học và có việc chích ngừa, th́ thuyết tiến hóa (evolution) đă xuất hiện, một lư thuyết của Charles Darwin, một người Đại Anh Quốc, được phổ biến trong cuốn Nguồn Gốc Giống Loại (The Origin of Species) của ông xuất bản năm 1859. Thuyết tiến hóa này được bắt đầu từ kinh nghiệm việc nhân tạo lựa giống (artificial selection)  của tác giả là một người nuôi chim bồ câu bấy giờ. Theo tác giả, việc tự nhiên lựa giống (natural selection) xẩy ra lâu hơn là việc nhân tạo lựa giống, v́ việc tự nhiên lựa giống là sự kiện tranh sống (competition) về đủ thứ giữa các phần tử chênh lệch nhau (variations) trong cùng một loại, và kết quả phải xẩy ra là phần tử nào có khả năng hơn sẽ sống c̣n (the survival of the fittest).

 

Chưa hết, cuối thế kỷ 19 c̣n đánh dấu những khám phá khoa học quan trọng nữa, đó là các khám phá về điện tính (electricity) và từ tính (magnetism), do nhà vật lư học người Tô Cách Lan, James Clerk Maxwell, người đă cho thấy hai lănh vực này bắt nguồn và tương giao với nhau ra sao qua bốn phương tŕnh (equations) được phổ biến vào năm 1865. Tác phẩm nổi danh nhất của nhà vật lư toán học này là cuốn Khái Luận về Điện Tính và Từ Tính (Treatise on Electricity and Magnetism) xuất bản năm 1873. Theo nhà khoc học này th́ những làn sóng điện từ (electromagnetic waves) chuyển động giống như vận tốc của ánh sáng, bởi v́ chính ánh sáng cũng bao gồm những làn sóng điện từ này, một giả thuyết đă được công nhận là xác thực vào năm 1887, qua các thí nghiệm của nhà vật lư học người Đức là Heineich R. Hertz.

 

Năm 1897, Joseph Thomson, một nhà vật lư học người Đại Anh Quốc, khám phá ra rằng các nguyên tử (atoms) có chứa đựng các vi thể (particles) mà ông gọi là các điện tử (electrons). Năm sau đó, hai vợ chồng vật lư gia, Marie Curie, người Pháp gốc Balan, và Pierre Curie, người Pháp, đă lấy được chất phóng xạ (radium), nhờ đó đẩy mạnh việc nghiên cứu năng lực phóng xạ (redioactivity).

 

Một trong những thành đạt về khoc học mở màn cho thế kỷ 20 xẩy ra vào năm 1905, đó là thuyết tương đối tính (theory of relativity) của Albert Einstein, một nhà vật lư học người Đức. Theo thuyết này th́ các định luật về vật lư đều giống nhau nơi tất cả mọi trường hợp liên hệ, tức là, dù chúng ta ở đâu hay di động thế nào đi nữa, chúng ta cũng chỉ thấy các định luật vật lư giống nhau xẩy ra mà thôi. Thuyết này cho rằng một chiếc đồng hồ đang chạy, đối với một người ở nguyên một chỗ, sẽ có vẻ như chạy chậm hơn là chiếc đồng hồ của một người đang di chuyển. Sau khi được khoa học chứng nhận là đúng, thuyết tương đối tính này đă trở thành một phần chính yếu của ngành vật lư ngang hàng với định luật chuyển động của Newton.

 

Năm 1911, căn cứ vào thí nghiệm, nhà vật lư học Đại Anh Ernest Rutherford đă vẽ ra cho thấy cấu trúc của các nguyên tử, ở chỗ, mỗi nguyên tử như là một vi cầu có một nhân tử (nucleus) ở giữa, và có những điện tử (electrons) phóng phát rất nhanh. Năm 1913, nhà vật lư học người Danish, Niels Bohr, mới cắt nghĩa cho biết các điện tử của một nguyên tử hợp nhau lại thành một quĩ đạo ở chung quanh nhân tử, khi một điện tử phóng từ quĩ đạo phía ngoài vào quĩ đạo phía trong th́ phát ra một số lượng nhiệt năng nhất định nào đó. Chính thuyết cơ lượng (quantum mechanics) này cũng đă cho thấy được lư do tại sao hóa chất cần phải được xếp thứ tự trên bảng phân cách hóa chất (periodic table of the elements). V́ theo cơ lượng thuyết, những tác động giống nhau của một nhóm nguyên tố là do nhóm nguyên tố ấy có cấu trúc giống nhau nơi các nguyên tử của ḿnh.

 

Về thiên văn, từ thập niên 1860, loài người mới chỉ nhận thấy rằng các hành tinh cách nhau rất xa. Vào thập niên 1920, Edwin Hubble, một nhà thiên văn Hoa Kỳ làm việc tại Pḥng Thí Nghiệm Mount Wilson ở California mới cho thấy là Giải Ngân Hà (the Milky Way) của chúng ta chỉ là một trong hàng tỉ giải ngân hà khác trong vũ trụ, khi ông chứng tỏ cho biết có những chùm sao rất lớn mờ mờ ở ngoài các giới hạn của Giải Ngân Hà, những giải ngân hà ấy đang di chuyển chẳng những xa dần chúng ta mà c̣n xa cả lẫn nhau nữa. Như thế có nghĩa là vũ trụ này đang giăn ra thêm và đă được xuất hiện bằng một cuộc đại bộc phát (big bang) vào một lúc nào đó ngay từ ban đầu. Theo các nhà thiên văn th́ vũ trụ đă được hiện hữu và tồn tại khoảng từ 10 đến 20 tỉ năm.

 

Về sinh vật học, căn cứ vào những khám phá của Gregor Mendel, một Đan Sĩ Áo Quốc, vào giữa thế kỷ 19, các nhà sinh vật học mới chỉ biết được những đặc tính thể lư là do di truyền, song măi đến năm 1953, nhờ hai nhà sinh vật học, một của Hoa Kỳ là James Watson và một của Đại Anh Quốc là Francis Crick, khoa học mới khám phá ra cấu trúc của DNA (deoxyribonucleic acid) là một thứ phân tử (molecule) làm nên chất di truyền (gene). Ngày 22/2/1997, thế giới bàng hoàng kinh ngạc trước sự xuất hiện của con Dolly bên Tô Cách Lan, hoàn toàn do việc phối bào nhân tạo (cloning) mà có, một trong những thí nghiệm bằng cách tạo sinh vô tính dục này là nhờ bởi kỹ thuật phối hợp giữa một tế bào vú (c̣n nguyên chất DNA) lấy từ con chiên cái đủ lớn thứ nhất, với một tế bào trứng (đă bỏ chất DNA đi) lấy từ một con chiên cái thứ hai, đem cấy vào trong bụng của một con chiên cái thứ ba, sau 148 ngày, con chiên cái thứ bốn giống hệt con chiên cái thứ nhất (v́ có chất DNA của con chiên cái thứ nhất này) đă chào đời.

 

Theo Gregory Benford, một nhà vật lư học kiêm giáo sư thực thụ dạy ở đại học University of California ở Irvine (UCI) từ năm 1980 và là một tiểu thuyết gia về khoa học đoạt nhiều giải thưởng đáng kể, một trong 20 tác phẩm mới nhất là Deep Time xuất bản tháng 2/1999, liên quan đến kỹ thuật tân tiến hiện đại trong viễn tượng tương lai thế giới sau này, cho rằng thế kỷ 21 sẽ là một thế kỷ của sinh vật học, ở chỗ:

 

Y khoa sẽ chữa dứt hai bệnh tim và ung thư (tim th́ dễ hơn, c̣n ung thư phải tới 50 năm nữa); vào năm 2100 con người ta trung b́nh có thể sống ngoài 100 tuổi (v́ đầu thế kỷ 20, con người sống trung b́nh tới  50 tuổi, nhờ khoa học tiến bộ, con người ở vào cuối thế kỷ 20 hiện nay sống trung b́nh tới 75 tuổi); nhất là với phương pháp tử thi được ướp lạnh chờ hồi sinh (cryonics) sau khi chết, (như có một số giống nhái ở Canada sau khi chết lạnh ở đáy hồ trong mùa đông đă hồi sinh trong mùa hè), thân xác con người sẽ sống lại nhờ kỹ thuật hợp thể (nanotechonology), một kỹ thuật có thể làm hoàn chỉnh các phân tử tế bào bị hư hoại nơi cơ thể sinh vật c̣n sống cũng như đă chết. Nếu tính cho tới cuối thiên kỷ thứ ba, nhà hóa học này c̣n cho rằng bấy giờ con người sẽ chẳng những khám phá ra hết thái dương hệ mà c̣n cả những v́ tinh tú gần ḿnh cùng với các hành tinh của chúng trong vũ trụ này nữa, họ sẽ sống trên các hành tinh, tuổi thọ của họ sẽ kéo dài hơn qua các thế kỷ và loài người sẽ được chia ra thành các thứ phụ giống (subspecies) khác nhau. Tuy nhiên, cũng cho tới lúc bấy giờ, con người vẫn phải đối diện và giải quyết những vấn đề về triết học liên quan đến ư nghĩa của sự sống con người cũng như đến vai tṛ của họ trên vũ trụ. Nhà bác học giáo sư kiêm văn sĩ này cuối cùng cũng phải thú nhận là ḿnh chỉ nghĩ theo kinh nghiệm loài người về tương lai vậy thôi, chứ thực tại của nó chắc chắn là những ǵ không ai có thể mường tưởng ra được.

 

Đúng thế, cho tới nay, nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa thể giải quyết được và chắc chắn sẽ không bao giờ giải quyết được. Chẳng hạn như vấn đề liên quan đến cả triết học luận và thần học luận về nguồn gốc của vũ trụ từ không ra có như thế nào trước giây phút đại bộc phát (big bang), hay vũ trụ này sẽ giăn nở (expanding) tới đâu và cùng tận vào lúc nào, rồi sẽ chấm dứt ra sao? Hiện tại vũ trụ rộng chừng nào, con người cũng chưa biết, trong khi đó, theo thuyết phồng nở (theory of inflation) là thuyết cho rằng vùng ngụy chân không (false vacuum) theo toán học đă tạo nên một trọng lực đẩy ra hơn là thu vào, họ c̣n cho rằng chẳng những có nhiều giải ngân hà khác với Giải Ngân Hà của chúng ta mà c̣n cả rất nhiều vũ trụ khác nữa, mỗi vũ trụ đều xuất hiện nhờ hiện tượng đại bộc phát (big bang) vào thời điểm của ḿnh. Cả đến những vấn đề có tầm mức nhỏ hơn, hoàn toàn thuộc về phạm vi khoa học cũng thế, như vấn đề về sinh vật học liên quan đến việc làm thế nào một thai bào có thể tự ḿnh phát triển thành một cơ cấu sinh vật, và làm thế nào sinh vật lại trở nên già nua cằn cỗi rồi chết đi? Hoặc vần đề về vật lư học liên quan đến bản chất thực sự của không gian, như phải chăng không gian chỉ là một phạm vi bốn chiều (kể cả chiều thời gian) mà thôi, cũng c̣n là vấn đề con người đang t́m hiểu và định nghĩa? v.v.

 

Tuy nhiên, dầu sao cũng phải công nhận là chính con người là một siêu vũ trụ mà chính họ vẫn chưa thể hiểu được chính ḿnh, cả về phương diện thể lư cũng như tâm lư. Có thể nói, tụ điểm của cả thể lư và tâm lư của con người ở nơi chính bộ óc của họ, một bộ óc siêu việt, một kỳ công c̣n tuyệt diệu hơn cả không gian vũ trụ bao la mà chính bộ óc con người chưa thấu triệt, và c̣n tinh vi hơn cả cơ cấu nguyên tử nơi tiểu vũ trụ vật chất nữa, một bộ óc mà không biết cho đến bao giờ kỹ thuật khoa học mới có thể tiến đến độ thay được óc cho thành phần khờ chậm trí khôn (mental retardation), như đă có thể thay tim cho những người bị hư tim, một bộ óc vật chất giống như con vật mà cho tới nay khoa học cũng không thể hiểu làm thế nào nó lại có thể nẩy ra được những tư tưởng trừu tượng vô h́nh, nhất là làm thế nào nó có thể phát sinh ra nơi con người những ư thức (consciousness) hoàn toàn thuộc về thế giới tâm linh sâu nhiệm mà chỉ có chính chủ thể mới biết được ḿnh v.v.

 

Thật vậy, dù là một con người vô thần duy vật đi nữa, hoàn toàn chối bỏ tất cả những ǵ là siêu nhiên, là thần thánh và đời sau, con người vẫn không thể phủ nhận được hai chân lư căn bản và thiết yếu này: chân lư thứ nhất, đó là con người là một sinh vật hữu hạn, với một hữu thể bất toàn (không toàn hảo) và với những khả năng bất lực (không toàn năng); chân lư thứ hai, đó là mọi sự trên đời này, tức mọi sự trong vũ trụ khoa học con người có thể khám phá ra đây, không thể nào tự ḿnh mà có. Chân lư thứ nhất do chính kinh nghiệm bản thân hết sức thực tế của con người mà có, c̣n chân lư thứ hai do lư luận khoa học mà có.

 

Thế mà, thực tế lại phũ phàng cho thấy, những chân lư được căn cứ vào kinh nghiệm hay vào lư luận vẫn có thể sai lầm như thường. Nếu khoa học là ngành kiến thức t́m hiểu ngoại diện của thế giới vật chất, về cách thức “how” nó hiện hữu và hoạt động, có những vấn đề nan giải và bí tắc thế nào, triết học là ngành kiến thức t́m hiểu nội tại của thế giới siêu h́nh về căn nguyên “why” nó hiện hữu và hoạt động cũng vậy, nhất là ngành triết học theo các trường phái chuyên về lănh vực tri thức (schools of epistemological), một lănh vực được đặc biệt mở màn với René Descartes, một nhà triết gia kiêm toán học người Pháp thế kỷ 17, với tác phẩm thời danh Những Suy Tư về Đệ Nhất Triết Lư (Meditations on First Phylosophy) xuất bản năm 1641, và với câu nói thời danh “ego cogito, ergo sum” (tôi suy nghĩ chứng tỏ là tôi hiện hữu), cũng gặp vấn đề nan giải và bế tắc trong việc nỗ lực giải quyết sự kiện làm sao con người biết được những ǵ ḿnh nghĩ là đúng.

 

Bởi v́, nếu nói đến kinh nghiệm là nói đến một trường hợp cụ thể, nói đến từng trường hợp, liên quan đến cả sự kiện về thời gian và không gian, có thể lúc này và ở đây đúng, song lúc khác và ở kia lại không xẩy ra như vậy, và nói đến lư luận cũng là nói đến một phần kinh nghiệm được trí khôn dựa vào đó để suy ra thành những lư lẽ hợp với cảm thức chung (common sense) của mọi người. Lịch sử khoa học đă tỏ tường cho thấy cả kinh nghiệm lẫn lư luận theo cảm thức chung của con người nhiều lúc hoàn toàn sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thực, không đúng với thực tại hiện hữu.

 

Chẳng hạn như chủ trương có thể được gọi là thuyết nhân trung (homocentric) của nhà thiên văn học Ptolemy, một lư thuyết làm chủ tâm thức loài người ngót hai thiên niên, từ khoảng năm 150 BC tới măi giữa thế kỷ 16 AD, khiến ai cũng nghĩ theo chiều hướng hoàn cầu hệ (global system) chứ không hề nghĩ đến thái dương hệ (solar system), v́ thuyết này chẳng những hợp nhận định chung của mọi người, khi ai cũng thấy trước mắt rơ như ban ngày là có những dấu hiệu chứng tỏ mặt trời lên (sunrise) và mặt trời xuống (sunset), mà c̣n hợp với cả cảm thức chung của loài người nữa, v́ họ cho rằng con người “linh ư vạn vật” mới là chủ chốt, nên trái đất là nơi con người ở phải là trung tâm, là cái rốn của vũ trụ.

 

Một trường hợp hết sức điển h́nh khác nữa cho thấy tính cách thiếu sót và khả năng nông nổi của cả lư luận lẫn kinh nghiệm theo cảm thức chung, đó là ai cũng nghĩ rằng một khi thả hai vật xuống từ cùng một độ cao và cùng một lúc, nếu không bị môi trường rơi của chúng ngoại lệ cản trở cách nào, th́ vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ, và những lư luận yên trí theo cảm thức chung này đă tồn tại từ khi có loài người cho măi đến đầu thế kỷ 17, thời điểm Galileô công bố hoàn toàn ngược lại bằng chứng minh cụ thể cho thấy hai vật nặng nhẹ khác nhau về trọng lượng rơi xuống đồng đều như nhau về cả thời gian lẫn vận tốc.