2.- Bá Chủ Hoàn Cầu

 

 

N

ếu con người không nắm được sự thật, tức không sống trong sự thật và sống theo sự thật là thực tại hiện hữu th́, theo lư luận tự nhiên, con người chưa sống thật, nghĩa là con người c̣n đang mơ màng hay sống trong mung lung, do đó, theo kinh nghiệm cho thấy, con người lúc nào cũng có thể làm những ǵ không xứng hợp với thân phận làm người đích thực của ḿnh, thậm chí cả những việc mất tính người, hay nếu không muốn nói theo tâm lư và luân lư như thế, mà nói cách khác theo khoa học hơn, th́ những việc con người làm đang lúc như sống trong một vùng ngụy chân không (false vacuum) theo vật lư toán học như thế sẽ làm cho con người tự nhiên phồng nở (infaltion) ra nhiều vũ trụ con người khác nhau, tức loài người ai cũng là một vũ trụ riêng biệt.

 

Hiện tượng mỗi người là một vũ trụ được phồng nở ra bởi một thứ chân không tưởng, tức bởi tầm thức vô thức nơi bản thân con người, hay bởi con người, về tâm linh, chưa hoàn toàn biết được ḿnh, nên về ư chí và tác hành, chưa thực sự làm chủ được ḿnh, do đó, như lịch sử loài người cho thấy, con người đă có những hành động phi nhân bản phản lại chính ḿnh, điển h́nh nhất là hiện tượng đế quốc, muốn làm bá chủ thiên hạ. Sau đây là lược sử về những sự kiện liên quan đến diễn tiến của hiện tượng đế quốc.

 

Hiện tượng đế quốc được phát xuất từ ḷng con người tham lam đến ghen hận và lấn át đồng loại. Mở màn cho hiện tượng đế quốc này là sự kiện Cain hạ sát Aben em ḿnh, hai người con đầu tiên của nhị vị nguyên tổ loài người, như Thánh Kinh Do Thái Giáo thuật lại ở đoạn 4 trong cuốn Sách Khởi Nguyên của họ. Từ đó, lịch sử loài người cho thấy hiện tượng đế quốc này đă diễn tiến trên lănh vực quốc gia chủng tộc. Trước tiên phải kể đến các đế quốc thời BC. Đầu tiên là đế quốc Sargon I ở Agade gần Babylon, thống trị vùng đất từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư, kéo dài đúng một thế kỷ, từ năm 2350 BC đến năm 2250 BC. Tiếp đến là đế quốc Ai Cập ở Trung Đông, kéo dài cả 500 năm, từ năm 1554 BC đến 1070 BC, tột đỉnh là khoảng thế kỷ 1400 BC. Sau đó là đế quốc Assyria, từ thế kỷ 800 BC tới giữa thế kỷ 600 BC, làm chủ thương lộ Địa Trung Hải, xứ Syria, Israel, và Ai Cập. Sau đế quốc Assyria là đế quốc Ba Tư, từ năm 545 BC đến 331 BC, làm chủ từ Địa Trung Hải và vùng Tây Tiểu Á đến miền Bắc Nước Pakistan, cũng như từ vùng Vịnh Otman đến Aral, rồi từ miền Đông Nam Âu Châu tới miền Nam Nước Pakistan. Sau đế quốc Ba Tư là đế quốc Alexander làm chủ từ Hy lạp đến Aán Độ, lấy Babylon làm thủ đô, kéo dài từ năm 323 BC đến 311 BC. Sau đế quốc Alexander là đế quốc Rôma, một đế quốc lâu nhất lịch sử loài người, và có liên quan trực tiếp đến Kitô giáo.

 

Đế quốc Rôma

 

Đế quốc này được bắt đầu từ năm 27 BC với hoàng đế Augustô và kéo dài 503 năm nơi phần đế quốc bên Tây và 1480 năm ở phần đế quốc bên Đông. Đế quốc Rôma được vĩnh viễn chia đôi từ năm 395 AD, tức từ sau cái chết của hoàng đế Theođôsiô I. Phần đế quốc bên Tây bao gồm các nước Britain, Gaul, Spain, Italy, Rome và vùng Cực Bắc Phi Châu; phần đế quốc bên Đông gồm có các nước Greece, Macedonia, Judea, Byzentium, Syria, Egypt và Thrace. Năm 476 AD, phần đế quốc bên Tây bị dân Đức đánh chiếm; và năm 1453 AD, phần đế quốc bên Đông mất thủ đô Constantinople trong tay quân Turks.

 

Đế quốc Byzantine

 

Đế quốc Byzantine là quyền lực mạnh nhất thế giới vào năm 1000 AD. Đế quốc này là phần đế quốc Rôma bên Phiá Đông và được bắt đầu từ năm 330 AD, thời điểm hoàng đế Constantine I thiết lập tân thủ đô của thế giới Rôma ở một thành phố Hy Lạp cổ, một thủ đô mang tên của hoàng đế và được gọi là Constantinople.

 

Đế quốc này giầu thịnh và quyền lực hầu như suốt thời gian lịch sử của ḿnh, nhất là từ sau khi Đế Quốc Rôma Đông Phương sụp đổ năm 476 AD. Đế quốc này được mở đầu với một biến cố rất quan trọng, đó là việc hoàng đế Constantine biến Kitô giáo, một tôn giáo bị đế quốc Rôma trước đó bách hại dữ dội, thành quốc giáo, và tân thủ đô Constantinople cũng là giáo đô của Kitô giáo trong đế quốc Byzantine bấy giờ. Dưới thời hoàng đế Justinianô (527-565), đế quốc này bao gồm phần đất Nam Âu và Đông Âu, cùng với phần đất Bắc Phi và Trung Đông.

 

Đến thập niên 630, người Ả Rập phất cờ Hồi giáo bắt đầu đánh chiếm một số lănh thổ của đế quốc này, và đă chiếm được Trung Đông, trong đó có cả Đất Thánh và thành Giêrusalem.  Cho dù đế quốc này vào thế kỷ thứ chín, có chiếm lại hầu hết phần đất bị chiếm trên đây, nhưng cũng chỉ kéo dài tới giữa thế kỷ 11.

 

Thật vậy, năm 1071, đế quốc đă phải đương đầu với một lực lượng hùng hầu chưa từng thấy, đó là quân Thổ Seljuk nổi lên từ miền Trung Á và đă bị họ đánh thảm bại nặng nề trong trận Manzikert ở Armenia. Quân Thổ chiếm Thánh Địa và làm khó dễ các phái đoàn hành hương tại đây. Đó là lư do xuất hiện của Đạo Binh Thánh Chiến Kitô Giáo từ năm 1097, sau khi hoàng đế Byzantine bấy giờ là Alexious I Comnenus lên tiếng cầu cứu với Đức Giáo Hoàng Urbanô II ở Rôma.

 

Đạo Binh Thánh Chiến thực sự đă chiếm lại Thánh Địa. Trong khi đó, đế quốc Byzantine cũng chiếm lại được một số những nơi đă mất vào tay quân Thổ Seljuk. Tuy nhiên, vào năm 1204, thủ đô Constantinople của đế quốc bị Đạo Binh Thánh Chiến Kitô Giáo lần thứ tư chiếm đoạt để thiết lập vương quốc của riêng họ. Tuy đế quốc có tái chiếm lại được thủ đô Constantinople vào năm 1261, song từ đó vẫn không thể nào lấy lại được uy thế của ḿnh như trước, cho tới khi hoàn toàn sụp đổ gần 200 năm sau, năm 1453.

 

Đế quốc Rôma Thánh.

 

Đế Quốc Byzantine tuy là một nửa phần tách ra của Đế Quốc Rôma vào thế kỷ thứ tư  và là tiếp nối của Đế Quốc Rôma cho đến thế kỷ 15 của Thiên Kỷ Thứ Hai Kitô Giáo, song tự nó h́nh như không phải là cuộc tiếp nối của Đế Quốc Rôma cho bằng Đế Quốc Rôma Thánh, như đế quốc này đă tự nhận ḿnh như vậy. Bởi thế, có thể nói, Đế Quốc Rôma Thánh được bắt đầu từ Vua Charlemagne, người mà vào thế kỷ thứ 8 đă chiếm cứ và hiệp nhất được một vùng đất Âu Châu lại với nhau, bao gồm vùng đất của những nước hiện nay như Bỉ, Pháp, Lục Xâm Bảo, Netherlands và một phần của Đức.

 

Đức Giáo Hoàng Leo III đă phong cho Vua Charlemagne làm Hoàng Đế của những người Rôma vào năm 800. Tuy đế quốc Chalemagne bị phân tán quyền lực sau khi vua này qua đời năm 814, nhưng ư tưởng thành lập một đế quốc Kitô giáo đă thành h́nh và vẫn tiếp tục được theo đuổi. Năm 961, Vua Otto I của Đức đă vượt qua dẫy núi Alps để dẹp tan một cuộc nổi dậy ở Rôma, bởi thế, vua này đă được Giáo Hoàng phong cho làm hoàng đế của hai nước Đức và Ư năm 962.

 

Đó là lư do Đế Quốc Rôma Thánh thực sự chỉ có Đức Quốc và rất ít liên hệ với Đế Quốc Rôma cũ. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 14, Đế Quốc Rôma Thánh, một danh xưng được chính thức sử dụng vào thế kỷ 13, cùng với Giáo Hội Công Giáo Rôma, đă trở thành hai quyền lực chính yếu ở Âu Châu. Tuy nhiên, trong thế kỷ 15, đế quốc này chỉ giới hạn vỏn vẹn trong nguyên lănh thổ Đức Quốc mà thôi, c̣n ở những nơi khác, hoàng đế không c̣n quyền lực nào cả.

 

Vào năm 1438, Nhà Habsburgs, một vương tộc tiên khởi ở Âu Châu, lên nắm quyền bính của đế quốc này trong gần 400 năm, song càng ngày càng bị suy yếu hơn, nhất là vào Thời Cải Cách của Thệ Phản ở thế kỷ 16, thời phân rẽ Đức Quốc thành hai thành phần, Công Giáo và Thệ Phản. Cuối cùng, vào năm 1806, hoàng đế Francis II đă tuyên bố Đế Quốc Rôma Thánh hết thời.

 

Đế Quốc Mông Cổ

 

(Phần về đế quốc này, trừ phần cuối, được trích nguyên văn của tác giả Nguyễn Văn Sơn trong cuốn Việt Sử Toàn Thư, Sài G̣n 1960, trang 246-248).

 

“Năm 1206, Thiết Mộc Chân, sau này tự hiệu là Thành Cát Tư Hăn (Gengis Khan) tức năm thứ hai đời Lư Cao Tông, năm Trị B́nh Long Ứng, đă đánh bại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ v́ đă muốn giành nhau đất Mông Cổ với ông ta. Sau đó chúa Mông Cổ quay binh về Trung Quốc.

 

“Lúc này Trung Quốc chia làm ba khu vực thuộc quyền ba vương triều: Hoa Bắc do nhà Kim ḍng dơi Măn Châu chiếm giữ, kinh đô đóng ở Bắc Kinh; Hoa Nam thuộc Nhà Tống, kinh đô tọa lạc ở Hàng Châu. Tây Bắc nằm dưới quyền Nước Tây Hạ. Cuộc chiến tranh ở đây vô cùng khốc liệt: Mông Cổ phải mất hai năm rưỡi mới vượt được Vạn Lư Trường Thành và năm 1213, Mông Cổ vào phong tỏa Bắc Kinh. Năm 1215 thành này bị thất thủ, lửa cháy ngất trời luôn một tháng không ngớt. Chín năm sau du khách qua vùng này c̣n thấy đầy dấu tích của hoang tàn và các đống xương khô của muôn ngàn tử sỉ.

 

“Thắng Kim xong, Thành Cát Tư Hăn quay sang Tây Phương tấn công Tân Cương và Ba Tư.

 

“Cuộc viễn chinh kéo dài 5 năm. Chiếm được đâu, Mông Cổ giết chóc, phá hủy sạch tới đó, thực hiện đúng câu: “Nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cỏ cây cũng hết sống” của Chúa Attila bảy thế kỷ trước cũng ḍng giống Mông Cổ (Pháp gọi là Les Huns).

 

“Tại Hung Gia Lợi, giáo chủ và giai cấp phong kiến xung đột với nhau vừa tạm yên th́ Mông Cổ như trận cuồng phong ào tới. Vua Bela tử trận năm 1241 ở Pest. Từ Reslau đến Cracovie máu người Hung chảy như nước suối. Mông Cổ hoành hành xong liền bỏ ra đi, sau khi 500 ngàn quân dân Hung chết không c̣n một mống.

 

“Đầu thế kỷ thứ XIII, Hồi quốc đang thịnh đạt và là một đế quốc khá lớn gồm Ba Tư, Tiểu-Á-Tế-Á và Cận Đông, bề ngang kéo dài từ Aán Độ đến Bagdad, dọc từ bờ biển Aral tới vịnh Ba Tư.

 

“Mông Cổ tới, bốn chục vạn binh của Mohamed tan tành và kinh đô cũng ra tro bụi. Đế quốc Hồi tan vỡ từ thuở ấy. Tháng chạp năm 1237 tới tháng năm 1238 bốn phần năm lĩnh thổ Nga Xô cũng lọt vào tay Mông Cổ.

 

“Các quốc gia Tây Âu nghe tin này cũng vô cùng khủng khiếp coi như ngày tận thế đă tới. Giáo Hoàng Innocent IV và vua thánh Louis nước Pháp phải cử người sang cầu ḥa với Mông Cổ.

 

“Về phía Á Đông, trong khoảng thời gian đánh Đông dẹp Tây này th́ mùa Thu năm 1226, Tây Hạ cũng bị lâm vào cảnh núi xương sông máu với đoàn quân kiêu hùng của Thành Cát Tư Hăn trong hạ tuần tháng 8 năm sau. Tây Hạ đầu hàng và bị sát nhập vào đế quốc Mông Cổ từ đó.

 

“Trong khi chinh phục Tây Hạ th́ chúa Mông Cổ mất, con thứ là A-Loa-Đài (Ogotai) lên thay tức là Nguyên Thái Tông. Nguyên Thái Tông không sống lâu (3 năm sau) Nguyên Định Tông kế nghiệp cũng yểu vong. Ngôi vua truyền sang chi khác. Em con nhà chú là Mông Kha (Mong ké) được tôn lập, tức là Nguyên Hiến Tông.

 

“Hiến Tông phái hai em là Hạt Lô (Houlagen) đi kinh lư Ba Tư và Hốt Tất Liệt xuống đánh nhà Nam Tống. Trong khi Mông Tống đánh nhau th́ Hiến Tông qua đời. Hốt Tất Liệt trở về lên ngôi xưng là Nguyên Thế Tổ, lấy quốc hiệu là Nguyên. Xong việc này, Hốt Tất Liệt lại tiếp tục Nam Chinh và diệt được nhà Tống. Trung Quốc giờ này hoàn toàn mất về nhà Nguyên. Tới năm 1280, nhà Nguyên hoàn thành sự nghiệp đế quốc. Xét ra về diện tích đế quốc này gần già nửa thế giới, làm chủ được 40 quốc gia từ Á qua Âu. Thật là một đế quốc lớn nhất từ khi có loài người và lịch sử. Thành tích của Mông Cổ làm mờ cả sự nghiệp của Á Lịch Sơn và Nă Phá Luân trước và sau”.

 

Sau năm 1294, đế quốc Mông Cổ dù bị chia ra làm bốn phần, song Mông Cổ vẫn tiếp tục thống trị nhiều thế kỷ sau đó ở một số vùng, như nhóm Mông Cổ Golden Horde cai trị Nga Sô đến cuối thế kỷ 15, và nhóm Mughuls tiếp tục làm chủ Ấn Độ cho tới thế kỷ 18.

 

Đế quốc Ottoman.

 

Tuy nhiên, vào giữa thiên kỷ thứ hai, thế kỷ 16 và 17, lại xuất hiện một đế quốc nữa, phát xuất từ Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc Trung Á, mang danh là Ottoman, làm chủ Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều phần thuộc miền Bắc Phi Châu, Tây Nam Á Châu và Đông Nam Âu Châu. Đế quốc này bắt đầu từ thế kỷ 13 và kéo dài cho tới năm 1922. Họ là những bộ lạc du mục ở Thổ Nhĩ Kỳ di dân từ miền Trung Á đến Trung Đông. Chữ Ottoman từ chữ Osman mà ra, cũng được gọi là Othman, vị thành lập và là vị cai trị tiên khởi của đế quốc này.

 

Tiến tŕnh h́nh thành đế quốc Ottoman được diễn tiến mở màn vào năm 1453 với biến cố chiếm được thủ đô Constantinople của Đế Quốc Byzantine, một đế quốc đă làm chủ Tiểu Á (trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ) và Đông Nam Âu Châu cả ngàn năm. Thật vậy, vị tân lănh đạo của sắc dân này là Muhammad II đă tấn công thủ đô này với một đạo binh trên 100 ngàn quân, trong khi đó, hoàng đế Byzantine là Constantine XI Palaeologus chỉ có thể tập trung được 10 ngàn quân. Ngày 29/5, sau 40 ngày công hăm thành, đă chiếm được thành, và hoàng đế Constantine bị tử thương. Sau khi chiếm thành, những người Ottoman đă đổi tên thành là Istanbul cho tới ngày nay và lấy thành này là thủ đô của tân đế quốc.

 

Cho tới giữa thế kỷ 16, đế quốc Ottoman làm chủ Tiểu Á, các nước thuộc vùng Balkans, nhiều vùng đất ở Bắc Phi và các nước Iran, Saudi Arabia cùng Syria bây giờ. Đúng thế, đế quốc này lên đến tuyệt đỉnh quyền lực dưới thời lănh đạo của Suleiman I, một nhân vật được những người Tây Phương goị là Suleiman the Magnificent, v́ trong thời gian trị v́ của ông từ năm 1520 đến 1566, ông đă thực hiện bộ Luật Hồi Giáo, phát triển các việc xă hội và bảo trợ cho các nghệ sĩ, thi văn và học giả.

 

Như những người Thổ sắc dân Seljuk trước kia vào năm 1071 nổi lên chiếm Thánh Địa đang ở trong tay Đế Quốc Byzantine và đă lan truyền Hồi giáo khắp nơi thế nào, Đế Quốc Ottoman cũng làm cho Hồi Giáo khắp đế quốc của ḿnh như thế. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian 300 năm cuối cùng, như thân phận của tất cả mọi đế quốc khác, trước đó và sai đó, đế quốc này đă bắt đầu xuống dốc. Năm 1526 Suleiman đă chiếm được phía đông Hung Gia Lợi, nhưng ba năm sau vẫn không thể chiếm được thủ đô Vienna Áo Quốc. Từ đó, đế quốc Ottoman chẳng những không thể đi sâu vào ḷng Âu Châu mà c̣n suy yếu nữa.

 

Trong Trận Thế Chiến I, đề quốc này chỉ c̣n làm chủ được vùng Tiểu Á, các phần đất Tây Nam Á Châu và các nước vùng Balkans thôi. Cuối cùng, chiến đấu theo phe Đức Quốc, đế quốc này đă bị đồng minh đánh bại trong trận Thế Chiến Thứ Nhất và chính thức kết liễu vào năm 1922, khi Cộng Ḥa Thổ Nhĩ Kỳ thành h́nh.

 

Các Đế Quốc Thực Dân

 

Từ cuối thế kỷ 15, chính xác hơn từ năm 1492, từ Tây Ban Nha, bắt đầu phát xuất một phong trào thám hiểm những vùng đất mới được gọi là tân thế giới. Vào giữa thế kỷ 16, Tây Ban Nha đă làm chủ Mexico, Trung Mỹ Châu, hầu hết West Indies, vùng phía tây Nam Mỹ Châu và miền đất ngày nay là tiểu bang Florida của Hoa Kỳ. Thủ đô của Đế Quốc Tây Ban Nha Tân Giới là Mexico City và Mexico được tân đế quốc đổi tên thành Tân Tây Ban Nha.

 

Tuy nhiên, đế quốc Tây Ban Nha Tân Giới này (the Spanish New World empire) không phải chỉ giới hạn ở Mỹ Châu mà c̣n lan tràn ở cả chính lục địa Âu Châu nữa. Họ đă chiếm Bỉ và Ḥa Lan cũng như đô hộ cả Phi Luật Tân bên Á Châu. Thế nhưng, sau khi chiếm không được Anh Quốc năm 1588, sau đó, trong thế kỷ 17, kinh tế lại bị suy yếu v́ những cuộc chiến tranh với Pháp và các nước Âu Châu khác, đế quốc Tây Ban Nha đành phải nuốt hận nh́n xem hai cường quốc Âu Châu khác nhẩy lên tranh nhau chiếm địa vị của họ là Pháp và Anh.

 

Ở Mỹ Châu, trong thế kỷ 17, Pháp và Anh đă tranh nhau chiếm những miền đất c̣n lại, nhất là ở miền hoang vu rộng lớn thuộc Bắc Mỹ Châu mà bây giờ là lănh thổ của Hoa Kỳ và Canada. Trong khi Anh chiếm nhiều phần đất ở phía đông Canada và 13 thuộc địa đầu tiên của Hoa Kỳ cho tới năm 1664, th́ Pháp chiếm một phần lớn Canada và tất cả miền đất dọc theo gịng Sông Mississippi kéo dài cho tới Rặng Nuí Đá Rocky Mountains. Nếu phần đất bên Hoa Kỳ được đế quốc thực dân Pháp đổi tên là Louisiana để tôn vinh Vua Louis XIV của Pháp, th́ tất cả phần đất do Pháp chiếm cứ ở Mỹ Châu này được gọi là Tân Pháp Quốc.

 

Tuy nhiên, từ năm 1689 đến 1763, Pháp và Hiệp Vương Quốc (một hợp quốc được gọi tắt là Great Britain hay với tên chính thức là the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, trong đó có Anh Quốc, Wales, Tô Cách Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan) đă xẩy ra 4 trận chiến ở Âu Châu và Bắc Mỹ Châu. Cuối cùng, Hiệp Vương Quốc đă thắng. Ḥa Ước Paris năm 1763 cho thấy Pháp đă nhường hầu hết phần đất thuộc địa của ḿnh ở Mỹ Châu cho Hiệp Vương Quốc (cả ở Canada lẫn Hoa Kỳ), ngoại trừ phần đất của một ít hải đảo của Người Da Đỏ Phía Tây Mỹ Châu. Trong số lănh thổ trao nhượng này, trước khi bại trận 1 năm, vua nước Pháp đă bí mật bù đắp cho Tây Ban Nha tất cả phần đất được gọi là Louisiana ở Hoa Kỳ v́ Tây Ban Nha đă giúp quân với Pháp để đánh Hiệp Vương Quốc.

 

Thế là Hiệp Vương Quốc trở thành một đế quốc thực dân độc nhất cho tới thế kỷ 18, với lực lượng thủy quân hùng mạnh nhất thế giới cùng với nền kinh tế phát triển nhất thế giới bấy giờ. Theo lịch sử, cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ được bắt nguồn từ vùng đất Hiệp Vương Quốc này. Tuy nhiên, v́ phí tổn gây ra bởi các cuộc chiến tranh trong việc lấn chiếm các thuộc địa, nền kinh tế của chính Hiệp Vương Quốc bị khủng hoảng. Để giải quyết vấn đề này, quốc hội đế quốc đă nhắm đến việc chắt bóp lợi tức ở các thuộc địa. Bị các thuộc địa chống đối, đế quốc đă ban hành các đạo luật giới hạn quyền lợi chính trị ở các thuộc địa. Thế là Vua George III của Hiệp Vương Quốc đă phải đối diện với cuộc bùng nổ vào năm 1775 ở Hoa Kỳ, và với sự trợ giúp của Pháp, Hoa Kỳ đă chiến thắng Hiệp Vương Quốc vào năm 1776.

 

Cuộc thất bại bất ngờ ở Hoa Kỳ cũng không làm chậm bước tiến thực hiện mộng bá chủ thế giới của Hiệp Vương Quốc. Thậm chí cả cuộc chiến tranh với hoàng đế Napoleon Bonaparte của Pháp cũng vậy, một nhà độc tài lên nắm chính quyền ở Pháp năm 1802, và đă trở thành một hoàng đế ở Âu Châu bằng các trận chiến đă chiếm được hầu hết Tây Âu, truất phế Đế Quốc Roma Thánh của Đức năm 1806. Nhưng v́ hoàng đế đầy khát vọng quyền lực này đă bị đánh bại vào năm 1814, bị đầy ra đảo Elba ngoài khơi nước Ư, sau đó, Tháng Hai năm sau, ông đă trốn thoát về Pháp tiếp tục chiêu mộ quân đội một lần nữa, song cuối cùng, vào tháng 6/1815 ông đă bị Hiệp Vương Quốc và Prussia đánh bại tại Trận Waterloo ở Bỉ. Lần này ông bị đầy ra một đảo rất xa, Đảo Thánh Helena ở phía Nam Đại Tây Dương, nơi ông đă sống 6 năm cuối đời để rồi kết thúc cuộc sống bằng lời tuyên xưng: “Ôi Đấng Uy Linh”.

 

Sau khi chiến thắng hoàng đế Napolêon năm 1815, đế quốc Hiệp Vương Quốc đă làm chủ từ Canada và Caribbean đến Úc Châu và Ấn Độ. Vào hậu bán thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ngoài đế quốc thực dân Hiệp Vương Quốc, c̣n có các quốc gia khác đi chiếm đất giành dân ở Phi Châu và Đông Nam Á, như Pháp, Đức, Bỉ và Ḥa Lan. Mặc dù đế quốc thực dân Hiệp Vương Quốc tồn tại sau hai Thế Chiến I (1914-1918) và II (1939-1945), nhưng tinh thần ái quốc của các quốc gia thuộc địa đă vùng lên tranh đấu giành lại chủ quyền của họ. Năm 1947 Hiệp Vương Quốc trả độc lập cho Ấn Độ và trong thập niên 1960 cho hầu hết tất cả mọi quốc gia ở Phi Châu và Á Châu.

 

Các Trục Đế Quốc

 

Trong khi các nước Âu Châu đang thực hiện việc chiến đất giành dân khắp thế giới, nhất là ở Phi Châu và Đông Nam Á vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, để phát triển thị trường kinh tế và quyền lực chính trị, th́ ở ngay tại lục địa của họ lại xẩy ra một cuộc chiến tranh đại thể vô tiền khoáng hậu giữa các nước với nhau, được gọi là Thế Chiến Thứ Nhất do Đức Quốc gây nên.

 

Hậu quả của trận thế chiến thứ nhất này đă làm cho Nga Sô bị thiệt hại nặng nề, với 6 triệu rưỡi người bị vong mạng, một t́nh trạng đă đưa đến chỗ sụp đổ của chế độ quân chủ Nga Hoàng và xuất hiện chế độ độc tài cộng sản. Ḥa Ước Versailles chấm dứt thế chiến thứ nhất đă bắt Đức Quốc phải bồi thường chiến tranh gắt gao, và đă tạo nên một loạt những biến động mà tột đỉnh của chúng là cuộc nổi dậy của nhà độc tài Adolf Hitler và Đảng Nazis vào thập niên 1930.

 

Hitler và Nazis có ư định sát máu trong việc sát hại người Do Thái và các dân tộc được coi là tầm thường để giành “chỗ sống” cho những kẻ chiến thắng. Đảng Nazis làm chủ Đức Quốc năm 1933 và thành lập một chế độ được gọi là Third Reich, mở đầu cho một đế quốc mà Hitler dự định sẽ kéo dài cả ngàn năm. Chế độ này đă làm cho cả Âu Châu ch́m vào một Thế Chiến thứ hai khi nhà độc tài Hitler xua quân chiếm Balan vào năm 1939.

 

Sau đó, quân Đức đă tiếp tục chiến thắng và chiếm cứ hầu hết Âu Châu, trừ Tây Ban Nha và Hiệp Vương Quốc. Năm 1941, Hitler, bất chấp ḥa ước không được tấn công Nga đă kư với nhà lănh đạo cộng sản Nga bấy giờ là Joseph Stalin, đă xua quân tấn công Liên Bang Nga Sô Viết. Nhưng v́ khí hậu quá lạnh quân Đức đă bị thua.

 

Cũng cùng một mộng bá chủ hoàn cầu này, trước khi Đảng Nazis nắm chính quyền ở Đức, tại Á Châu, chính quyền Quân Phiệt Nhật Bản đă có ư định nới rộng biên cương bờ cơi của ḿnh, chiếm cứ Đại Hàn và các đảo ở Thái B́nh Dương. Mục đích của cuộc chiếm đất giành dân này của Nhật là để tạo nên một “Lănh Giới Đại Đông Á Đồng Thịnh Vượng” (Greater East Asia Co-Prosperity Sphere), tức lập nên một hiệp hội các quốc gia Á Châu về kinh tế đưới quyền lănh đạo của Nhật Bản. Nhật Bản cũng có ư định nhào vô các nước Á Châu (trong đó có Việt Nam) để lật đổ và thay thế quyền lực thực dân đô hộ của Tây Phương, với mục đích khai thác những nguồn lợi ở các nước nhược tiểu hơn họ ở Á Châu này.

 

Mưu đồ của Nhật Bản được minh tường vào năm 1931, khi họ chiếm Manchuria, và vào năm 1937 chính thức tấn công Trung Quốc. Cuối năm 1938 Nhật Bản đă làm chủ được hầu hết phía đông của một đại quốc như Trung Hoa. Năm 1941, Nhật bắt đầu tấn công vào ba nước Đông Dương thuộc địa của Pháp là Việt Nam, Cam Bốt và Lào Quốc. Thậm chí Nhật đột xuất tấn công cả Hoa Kỳ vào ngày 7/12/1941 ở Trân Châu Cảng, khiến Hoa Kỳ chẳng những nhẩy vào tham dự Đại Chiến Thứ Hai ở Âu Châu với Đức mà c̣n ở cả Thái B́nh Dương với Nhật nữa.

 

Thế Chiến Thứ Hai đă chấm dứt vào năm 1945, với hậu quả là 50 triệu sinh mạng tử vong, kể cả 11 triệu bị chết ở trong các trại của Đảng Nazis Đức Quốc Xă và những người Nhật Bản bị chết bởi hai quả bom nguyên tử đầu tiên của Hoa Kỳ thả xuống ở Hiroshima và Nagasaki.

 

Các Đế Quốc Siêu Quyền Lực

 

Sau Thế Chiến Thứ Hai, thế giới bước vào một giai đoạn mới, không phải là một giai đoạn đế quốc theo kiểu truyền thống mà là giai đoạn của một thứ đế quốc siêu quyền lực, giữa hai phe tư bản và cộng sản, trong một cuộc gầm gừ nhau được gọi là Cuộc Chiến Tranh Lạnh. Phe tư bản được tiêu biểu một cường quốc giầu thịnh nhất về kinh tế, từng viện trợ cho các nước chậm tiến hay đang phát triển trên thế giới, nhất là đă nhúng tay vào cuộc chiến thắng của Phe Đồng Minh trong Trận Thế Chiến Thứ Hai. Phe cộng sản được lănh đạo bởi Liên Nga Sô Viết, nơi đầu tiên thiết lập chế độ cộng sản, một chế độ theo chủ trương của nhà kinh tế học người Đức tên là Karl Marx được phổ biến từ năm 1848, một chế độ bao trùm cả Khối Đông Âu, rồi tới cả Á Châu là Đại Hàn (1945), Trung Hoa (1949), Việt Nam (1954), Cam Bốt và Lào (1975), thậm chí đến cả Cuba (1960) xa tận Mỹ Châu.

 

Bức Tường Bá-Linh được coi là tiêu biểu cho cuộc tranh chấp Chiến Tranh lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản trên thế giới thời Hậu Thế Chiến Thứ Hai. Khối Đồng Minh Hiệp Vương Quốc, Hiệp Chủng Quốc và Pháp chiếm Tây Đức và Nga (cũng thuộc phe Đồng Minh) chiếm Đông Đức và một số nước ở Đông Âu như Bulgaria, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Balan và Rômania. Năm 1948, Liên Nga Sô Viết thành lập Khối Cộng Sản Đông Âu dưới quyền lănh đạo của ḿnh.

 

Trước mối đe dọa của nạn cộng sản do Nga lănh đạo, Hiệp Chủng Quốc, Canada và 14 quốc gia Tây Phương khác vào năm 1949 đă thành lập một Tổ Chức Hiệp Ước  Bắc Đại Tây Dương NATO (the North Atlantic Treaty Organization). Đối lại, Liên Nga Sô Viết và Khối Đông Âu hợp thành Liên Minh bằng Ḥa Ước Warsaw 1955.

 

Tuy nhiên, ngay từ năm 1947, Hoa Kỳ đă có chính sách ngăn chặn ảnh hưởng của cộng sản Nga và sức lan tràn của nó. Đó là lư do Hoa Kỳ đă nhẩy vào Chiến Tranh Đại Hàn (1950-1953) vàø Chiến Tranh Việt Nam (1957-1975). Tuy nhiên, hai trận chiến nóng trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh này chỉ là những thứ cho hai đệ nhất cường quốc thử sức ư hệ và vũ khí nhẹ của ḿnh. Kể như hai bên vẫn gờm nhau về vũ khí, điển h́nh nhất là Vụ Cuba đầu Tháng Mười 1962, một biến cố làm cho cả thế giới hồi hộp nín thở tưởng chừng như sắp sửa bùng nổ Thế Chiến Thứ Ba, Thế Chiến Nguyên Tử, Thế Chiến Tận Thế.

 

Thế rồi, đùng một cái, Khối Cộng Sản Đông Âu tự động theo nhau sụp đổ một cách rất nhanh vào mấy tháng cuối cùng năm 1989, để rồi sau đó không lâu, vào ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991, chính Liên Nga Sô Viết cũng tự động giải thể khi nhà lănh đạo cuối cùng của cộng sản Liên Nga Sô Viết là Milkhai Gorbachev chính thức từ chức. Ông Milkhai Gorbachev, cũng như vị tổng thống Balan tiên khởi hậu cộng sản là Lech Walesa, đă công khai tuyên nhận là sở dĩ có biến động lịch sử lạ lùng này trong thế giới cộng sản, ở chỗ cách mạng chính thể một cách hoàn toàn bất bạo động, là nhờ ở Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị lănh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo Rôma, nhân vật đă đột nhiên xuất hiện ở Ṭa Thánh Vatican cai trị thế giới Công Giáo vào tháng 10/1978 từ một nước cộng sản Balan, sau đó đă chính thức về nước vào tháng 6/1979 để vận động tôn trọng tự do nhân quyền.

 

Một đế quốc bất diệt

 

Thế là cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối cộng sản và tư bản, giữa Nga và Mỹ tự nhiên kết thúc. Cộng sản không thua và tư bản cũng chẳng thắng. Tuy nhiên, trên cầu trường kinh tế và chính trị thế giới dầu sao cũng chỉ c̣n lại một ḿnh siêu quyền lực Hoa Kỳ đang làm chủ t́nh h́nh thế giới.

 

Tuy nhiên, chính vào thời gian Khối Cộng Sản Đông Âu và Liên Nga Sô Viết sụp đổ th́ lịch sử thế giới lại hiện lên một hiện tượng c̣n lạnh ḿnh hơn nữa, c̣n rùng rợn hơn nữa, hơn cả nạn cộng sản trước đó. Hiện tượng này phát hiện từ Trung Đông, với cuộc Chiến Sa Mạc do Hoa Kỳ nhập cuộc, bởi Iraq tấn công Kuwait vào tháng 8/1990.

 

Thế rồi, sau khi Hoa Kỳ, qua ngả Kuwait, đă được dịp nhẩy vào vùng Trung Đông, vùng dầu hỏa, một vùng được các cường quốc thèm muốn, v́ chiếm được vùng này là tự nhiên thực hiện được mộng bá chủ thế giới, không cần phải đánh đấm ǵ như các đế quốc xưa, nạn khủng bố tấn công bắt đầu diễn ra, hầu như chỉ nhắm vào Hoa Kỳ trên khắp thế giới, do thành phần Ả Rập Hồi Giáo thực hiện. Và cuộc khủng bố vô tiền khoáng hậu là cuộc khủng bố xẩy ra vào ngày 11/9/2001, cuộc khủng bố tấn công ngay giữa thanh thiên bạch nhật vào ngay 2 địa điểm then chốt nhất của Mỹ về kinh tế và chính trị là Ṭa Tháp Đôi Trung Tâm Thương Vụ Quốc Tế và Ngũ Giác Đài.

 

Siêu quyền lực đệ nhất và duy nhất Hoa Kỳ trên thế giới thời Hậu Chiến Tranh Lạnh này, để trả đũa, sau khi  khám phá ra những dấu vết khủng bố tấn công ḿnh, đă tấn công khủng bố ở A Phú Hăn vào ngày 7/10/1991. Thế rồi, thừa thắng xông lên, v́ chỉ có duy ḿnh là siêu quyền lực duy nhất c̣n lại trên thế giới thời Hậu Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ c̣n qua mặt cả Liên Hiệp Quốc, bất chấp cả Hội Đồng Bảo An của Tổ Chức Quốc Tế có thẩm quyền này, để tự động tấn công Iraq, vào ngày 19/3/2003, để giải giới nhà độc tài Saddam Hussein.

 

Thế nhưng, sau cả 10 tháng trời, lực lượng truy lùng vũ khí đại công phá của Hoa Kỳ gửi đến Iraq cả hơn 1 ngàn chuyên viên vẫn chẳng t́m thấy dấu vết ǵ cho thấy Iraq đă có những thứ vũ khí cấm, tức có lư do chính đáng để siêu quyền lực Hoa Kỳ vội vàng ra tay bất chấp thẩm quyền Liên Hiệp Quốc, một tổ chức cũng đă thực hiện cuộc thanh tra vũ khí ở Iraq đang khả quan trong ṿng 3 tháng th́ bị Hoa Kỳ cùng với đồng minh của Hoa Kỳ (chính yếu là Hiệp Vương Quốc và phụ thứ là Tây Ban Nha) chặn lại bằng cuộc tấn công giải giới.

 

Phải chăng trong lúc thế giới đang tiến theo chiều hướng toàn cầu hóa về kinh tế lẫn truyền thông từ thập niên cuối thiên kỷ thứ hai sang đầu thiên kỷ thứ ba này, cũng là thời điểm thế giới đang tiến vào một giai đoạn xung đột mới, không phải giữa ư hệ chính trị, hay giữa cuộc tranh giành lợi lộc về kinh tế nữa, mà là giữa văn hóa và tôn giáo, hay giữa Tây Phương và Hồi Giáo? Cuối cùng ai sẽ thực hiện được giấc mộng bá chủ hoàn cầu của ḿnh đây?

 

Nếu văn hóa Tây Phương làm bá chủ hoàn cầu th́ loài người chắc chắn sẽ sống trong một nền văn hóa sự chết, và sẽ đi đến chỗ tự diệt vong, bằng chính văn minh vật chất và nhân bản của ḿnh!

 

Nếu tôn giáo Ả Rập thắng được Hoa Kỳ, tức thắng được siêu quyền lực thế giới về chính trị và kinh tế, Hồi Giáo sẽ hoàn toàn làm bá chủ hoàn cầu, và bấy giờ chắc chắn sẽ chỉ có một đạo giáo duy nhất là Hồi Giáo!

 

Nếu tôn giáo thắng văn hóa, văn hóa Tây Phương sẽ được thanh tẩy, không phải bằng nước mà là bằng máu tử đạo (của Kitô hữu), để rồi chắc chắn không thể nào tránh được xẩy ra một Cuộc Thánh Chiến giữa Kitô giáo và Hồi giáo, như đă từng xẩy ra trong quá khứ. Nếu Kitô giáo thắng, họ sẽ làm cho Vương Quốc của Thiên Chúa hiển trị, tức làm cho dự án thần linh của Đấng chủ tŕ và điều khiển lịch sử thế giới được hoàn toàn hiện thực nơi loài người, hay làm cho quyền năng thần linh bá chủ thế giới!