CHA THÁNH  PIO DA PIETRELCINA 
 


Bài Giảng của ĐTC Gioan Phaolô II trong Lễ Phong Thánh Chúa Nhật 16/6/2002

 

Padre Pio da Pietrelcina (1887-1968)


1.- “V́ ách của Thày th́ êm ái và gánh của Thày th́ nhẹ nhàng” (Mt 11:30).


Những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ mà chúng ta vừa nghe, giúp chúng ta hiểu được sứ điệp quan trọng nhất của việc long trọng cử hành này. Thật vậy, ở một nghĩa nào đó, chúng ta có thể coi những lời ấy như là một bản tóm lược tổng quan về cả cuộc sống của Cha Piô ở Pietrelcina, vị hôm nay được tuyên phong hiển thánh.


H́nh ảnh Thánh Kinh về “cái ách” nhắc lại nhiều thử thách mà tu sĩ Capuchin hèn mọn ở San Giovanni Rotondo đă đối diện. Ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng nơi Ngài làm thế nào để “ách” của Chúa Kitô trở thành êm ái, và gánh của Người trở nên nhẹ nhàng khi nó được chấp nhận chịu đựng bằng một t́nh yêu trung thành. Cuộc sống và sứ vụ của Cha Piô chứng tỏ cho thấy rằng những khó khăn và sầu muộn, nếu được chấp nhận v́ yêu, sẽ được biến đổi thành một đường lối thuận lợi dẫn đến sự thánh thiện, một sự thánh thiện hướng về những viễn tượng thiện ích hơn chỉ có một ḿnh Chúa biết.


2.- “Thế nhưng, chớ ǵ tôi không hề biết vênh vang một điều ǵ khác ngoài thập giá của Chúa Giêsu Kitô” (Gal 6:14).


Không phải chính v́ thế mà “vinh quang Thập Giá” đă trước hết chiếu tỏa nơi Cha Piô hay sao? Linh đạo Thập Giá mà người tu sĩ Capuchin hèn mọn ở Peitrelcina đă sống hợp thời biết bao! Thời đại của chúng ta cũng cần phải tái nhận thức được giá trị của linh đạo Thập Giá này để cơi ḷng mở ra ôm ấp hy vọng.


Suốt cả cuộc sống của ḿnh, ngài lúc nào cũng t́m kiếm niềm an ủi dồi dào hơn nơi Đấng Tử Giá, với ư thức là ḿnh được kêu gọi để cộng tác một cách đặc biệt vào công cuộc cứu chuộc. Sự thánh thiện của ngài không thể nào hiểu được nếu không liên lỉ căn cứ vào Thập Giá.


Theo dự án của Thiên Chúa, Thập Giá đă trở thành một dụng cụ cứu độ thực sự cho toàn thể nhân loại, và là được lối Chúa Giêsu minh nhiên muốn cho tất cả mọi người muốn theo Người phải thực hiện (x Mk 16:24). The Holy Brother of Gargano đă quá hiểu điều này, vị đă viết vào ngày Lễ Mông Triệu 1914 như sau: “Để tiếp tục tiến đến cùng đích tối hậu của chúng ta, chúng ta phải theo Vị Thủ Lănh thần linh, Đấng không muốn dẫn linh hồn ưu tuyển trên bất cứ con đường nào khác ngoài con đường Người đă đi qua; đó là lư do tôi mới nói về từ bỏ ḿnh cũng như về Thập Giá” (Epistolario II, p. 155).


3.- “Ta là Chúa mang lại niềm từ ái” (Jer 9:23).


Cha Piô là một nơi chất chứa dồi dào ḷng thương xót Chúa, lúc nào cũng sẵn sàng cho tất cả mọi người bằng ḷng hiếu khách, bằng việc linh hướng, nhất là bằng việc ban phát bí tích thống hối. Thừa tác vụ giải tội, một đặc tính nổi bật nơi việc hoạt động tông đồ của Ngài, đă lôi kéo rất nhiều đoàn lũ giáo dân tuốn đến với đan viện San Giovanni Rotondo. Thậm chí vị giải tội đặc biệt này có tỏ thái độ nghiêm thẳng ra mặt với các người hành hương, thành phần này, một khi ư thức được tính cách nặng nề của tội lỗi và thành tâm hối lỗi, hầu như lúc nào cũng muốn trở lại với ngài để được b́nh an lănh nhận ơn bí tích thứ tha.


Chớ ǵ gương sáng của ngài khuyến khích các vị linh mục thi hành thừa tác vụ này một cách vui vẻ và sốt sắng, một thừa tác vụ rất quan trọng hôm nay đây, như Tôi đă xác nhận trong Bức Thư gửi Linh Mục dịp Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua.


4.- “Lạy Chúa, Chúa là sự thiện duy nhất của con”.


Đó là điều chúng ta xướng lên trong Bài Đáp Ca. Với những lời này, vị thánh mới muốn kêu mời chúng ta hăy đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự, và hăy coi Ngài là sự thiện duy nhất tối cao của chúng ta.


Thật vậy, lư do tối hậu mang lại công hiệu cho việc tông đồ của Cha Piô, căn nguyên sâu xa phát sinh hoa trái thiêng liêng của ngài, là ở nơi mối hiệp nhất thân mật và liên lỉ với Thiên Chúa, được thể hiện sống động nơi việc ngài cầu nguyện lâu giờ. Ngài đă thích lập lại rằng: “Tôi là một Tu Sĩ nghèo nàn cần phải cầu nguyện”, với niềm xác tín “cầu nguyện là khí cụ lợi hại nhất chúng ta có được, là ch́a khóa mở ḷng Thiên Chúa”. Đặc tính nền tảng này nơi linh đạo của ngài được tiếp tục nơi Những Nhóm Cầu Nguyện do ngài thành lập, những nhóm người cống hiến cho Giáo Hội và xă hội việc đóng góp tuyệt vời về việc liên lỉ và tin tưởng nguyện cầu. Cha Piô liên kết việc cầu nguyện với việc hăng say hoạt động bác ái, điển h́nh nhất là Ngôi Nhà Xoa Dịu Đau Thương (House for the Relief of Suffering). Cầu nguyện và bác ái, đó là tổng hợp cụ thể nhất giáo huấn của Cha Piô, một giáo huấn một lần nữa lại được nêu lên cho mọi người hôm nay đây.


5.- “Con chúc tụng Cha là Chúa trời đất, v́ những ǵ Cha giấu những kẻ tinh khôn và thức giả th́ Cha lại tỏ cho những kẻ bé mọn biết” (Mt 11:25).


Những lời của Chúa Giêsu đây thích hợp biết bao nơi trường hợp của ngài, thưa Cha Piô khiêm nhượng và dấu yêu.


Chúng tôi xin ngài cũng hăy chỉ dạy cho chúng tôi biết khiêm nhượng trong ḷng, để thuộc vào số những kẻ bé mọn của Phúc Âm, thánh phần được Chúa Cha hứa mạc khải cho biết các mầu nhiệm của Nước Trời.


Xin hăy giúp chúng tôi không ngừng cầu nguyện, tin tưởng rằng Thiên Chúa biết những ǵ chúng tôi cần, ngay trước cả khi chúng tôi xin Ngài.


Xin hăy xin cho chúng tôi cặp mắt đức tin có thể nh́n thấy ngay nơi thành phần nghèo nàn và đau khổ dung nhan của Chúa Giêsu.


Xin hăy bảo tŕ chúng tôi trong giây phút chiến đấu và thử thách, và nếu chúng tôi sa ngă, xin làm cho chúng tôi cảm nghiệm được niềm vui của bí tích thứ tha.


Xin hăy truyền đạt cho chúng tôi ḷng ngài thiết tha tôn sùng Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của chúng ta.


Xin hăy hỗ trợ chúng tôi trong cuộc hành tŕnh trần thế tiến về quê hương vinh phúc, quê hương chúng tôi cũng hy vọng tiến đến để muôn đời chiêm ngưỡng Vinh Hiển của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Amen!


Tiểu Sử Cha Thánh Piô Năm Dấu (1887-1968)



Vị môn đệ của Thánh Phanxicô Assisi này chào đời ngày 25/5/1887 ở Pietrelcina thuộc Tổng Giáo Phận Benevento, và là con của ông Grazio Forginone và bà Maria Giuseppa De Nenzio. Ngài được rửa tội ngay ngày hôm sau với tên Thánh là Francesco. Năm 12 tuổi, Ngài chịu Phép Thêm Sức và được Rước Lễ Lần Đầu. Năm 16, vào ngày 6/1/1903, Ngài nhập tập viện Ḍng Anh Em Hèn Mọn Capuchin ở Morcone, cũng là nơi vào ngày 22 tháng đó Ngài đă mặc áo ḍng Phanxicô với tên gọi là Thày Piô. Sau năm tập, Ngài đă tuyên khấn đơn thệ và cuối cùng đă khấn trọng ngày 27/1/1907. Sau khi lănh chịu linh mục ngày 10/8/1910 ở Benevento, Ngài đă ở nhà với gia đ́nh v́ lư do sức khỏe cho đến năm 1916, năm mà vào Tháng Chín, Ngài đă được sai đến ở tu viện San Giovanni Rotondo cho đến khi qua đời.


Đầy ḷng yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, Cha Piô đă sống trọn ơn gọi của ḿnh trong việc cứu chuộc con người, hợp với sứ vụ đặc biệt đánh dấu cả cuộc sống của Ngài cũng là sứ vụ Ngài đă thi hành qua việc linh hướng cho tín hữu, ở chỗ ban bí tích ḥa giải cho các hối nhân và cử hành Thánh Lễ. Cao điểm của hoạt động tông đồ của Ngài là việc cử hành Thánh Lễ. Tín hữu tham dự Thánh Lễ Ngài dâng đều chứng nhận việc này thực sự là tột đỉnh và là tất cả linh đạo của Ngài. Về phương diện bác ái xă hội, Ngài dấn thân xoa dịu đau đớn và đau khổ của nhiều gia đ́nh, chính yếu qua việc thành lập Nhà Xoa Dịu Thương Đau Casa Sollievo della Sofferenza, một cơ sở bắt đầu ngày 5/5/1956.


Đối với Cha Piô, đức tin chính là cuộc sống, ở chỗ Ngài muốn hết mọi sự và làm hết mọi sự trong ánh sáng đức tin. Ngài tận sức hiến ḿnh cho việc cầu nguyện. Ngài dùng ngày sống và một phần lớn về đêm để giao tiếp với Thiên Chúa. Ngài vẫn nói: “Chúng ta t́m kiếm Thiên Chúa nơi sách vở, chúng ta thấy Ngài nơi nguyện cầu. Cầu nguyện là ch́a khóa mở ḷng Thiên Chúa”. Đức tin làm cho Ngài lúc nào cũng chấp nhận ư nhiệm của Thiên Chúa. Ngài luôn ch́m sâu trong những thực tại siêu nhiên. Tuy nhiên, trong hơn 50 năm, vô vàn con người đă đến với Ngài để xưng tội, bàn hỏi và t́m nguồn ủi an. Họ t́m Ngài trong nhà thờ, ở cung thánh, nơi viện tu.


Ngài đă hiểu được từ sớm là cuộc đời của Ngài là một con đường Thánh Giá, và Ngài đă v́ yêu mến can đảm chấp nhận Thánh Giá. Ngài đă trải qua nhiều đau thương về tâm hồn trong nhiều năm, nhất là cái đớn đau nơi thương tích của Ngài. Khi bị điều tra và không cho thi hành thừa tác vụ linh mục nữa, bởi những lời vu khống cáo gian, Ngài đă hoàn toàn tin tưởng Thiên Chúa và hết ḷng khiêm nhượng chấp nhận mọi sự. Ngài triệt để thi hành những việc khổ hạnh theo luật ḍng. Ngài sống tinh thần ba lời khấn tới mức hết sức trọn lành. Ngài thực sự nghĩ ḿnh là đồ vô dụng, bất xứng với các tặng ân của Thiên Chúa ban, đầy những yếu hèn và kém cỏi, đống thời cũng chúc tụng các hồng ân Chúa ban. Trước vô vàn lời khen tặng, Ngài nói rằng: “Tôi chỉ muốn là một người anh em hèn mọn nguyện cầu mà thôi”. Ngài đă qua đời ngày 23/9/1968, hưởng thọ 81 tuổi.


Vào ngày 20/2/1971, gần 3 năm sau cái chết của cha, Đức Phaolô VI, khi nói với các vị bề trên ḍng Capuchin, đă đề cập đến Ngài như sau: “Hăy coi Ngài có tiếng là chừng nào, cả thế giới tuốn đến quanh Ngài! Tại sao thế? Có thể v́ Ngài là một triết gia chăng? V́ Ngài là một người khôn ngoan chăng? V́ Ngài có sẵn những giải quyết chăng? V́ Ngài khiêm nhượng dâng Thánh Lễ, giải tội từ sáng tới tối và là – không dễ ǵ nói đến điều này - một người mang các thương tích của Chúa Kitô. Ngài là một con người của nguyện cầu và khổ đau”.

 

Ngài đă được tuyên phong chân phước ngày 2/5/1999 và hiển thánh ngày 16/6/2002.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích từ tài liệu của VIS.

Thánh Padre Pio (1887-1968)

 
Lễ Kính 23/9
  

Thánh Padre Piô tên thật là Francesco Forgione, thuộc một gia đ́nh nông dân ở Pietrelcina, miền nam nước Ư. Đă hai lần, cha của Francesco phải xa nhà, đi làm việc ở Jamaica, Nữu Ước để nuôi gia đ́nh.
 
Khi được 15 tuổi, Francesco gia nhập ḍng Capuchin và lấy tên Piô. Ngài được thụ phong linh mục năm 1910 và bị động viên trong Thế Chiến I. Sau khi bác sĩ thấy ngài bị ho lao, họ đă cho ngài giải ngũ. Vào năm 1917, ngài được bài sai đến làm việc ở tu viện San Giovanni Rotondo, cách thành phố Bari 75 dặm.
 
Vào ngày 20-9-1918, trong lúc cầu nguyện cảm tạ sau Thánh Lễ, Cha Piô được nh́n thấy Chúa Giêsu. Khi thị kiến ấy chấm dứt, ngài được in các dấu thánh ở tay, chân và cạnh sườn.
 
Sau biến cố ấy, cuộc đời ngài phức tạp hơn. Các bác sĩ y khoa, các giới chức của Giáo Hội và những người ṭ ṃ đến xem Cha Piô. Trong năm 1924 và một lần nữa vào năm 1931, vấn đề dấu thánh được đặt ra; Cha Piô không được phép cử hành Thánh Lễ nơi công cộng hay được giải tội. Ngài không than trách về sự cấm cách này, mà sau đó đă được băi bỏ. Tuy nhiên, sau năm 1924 ngài không c̣n viết ǵ thêm nữa. Những tư liệu của ngài về sự thống khổ của Chúa Giêsu đều được viết trước năm 1924.
 
Sau khi được in dấu thánh, Cha Piô ít khi rời tu viện, nhưng biết bao người đă đến thăm ngài. Mỗi buổi sáng, sau Thánh Lễ 5 giờ đầy nghẹt người, ngài nghe xưng tội cho đến trưa. Ngài dùng thời gian nghỉ trưa để chúc lành cho người đau yếu và tất cả những ai đến gặp ngài. Sau đó ngài lại tiếp tục giải tội. Vào lúc ấy, việc giải tội của ngài thường kéo dài 10 tiếng một ngày; người muốn xưng tội phải lấy số chờ đợi. Nhiều người nói rằng Cha Piô biết rơ các chi tiết cuộc đời của họ mà chưa bao giờ họ tiết lộ.
 
Cha Piô nh́n thấy Chúa Giêsu trong tất cả sự bệnh hoạn và đau khổ. Theo sự đốc thúc của ngài, một bệnh viện xinh xắn được xây trên rặng Gargano gần đó. Ư tưởng xây cất bệnh viện được phát khởi vào năm 1940; một ủy ban gây quỹ được thành lập. Năm 1946, lễ vỡ đất được bắt đầu. Việc xây cất bệnh viện rất khó khăn về kỹ thuật v́ khó kiếm được nước và phương tiện chuyên chở vật liệu xây cất. Sau cùng, "Nhà Chữa Trị Người Đau Khổ" được h́nh thành với 350 giường bệnh.
 
Nhiều người tin rằng họ được chữa lành qua sự can thiệp của Cha Piô. Những ai được dự Thánh Lễ của ngài đều cảm thấy sốt sắng; c̣n những người ṭ ṃ th́ rất xúc động. Như Thánh Phanxicô, đôi khi áo ḍng của Cha Piô cũng bị người ta cắt xén để làm kỷ niệm.
Một trong những sự đau khổ của Cha Piô là vài lần những người thiếu đạo đức rêu rao những điều tiên tri mà họ gán cho là của ngài. Ngài không bao giờ nói tiên tri về các biến cố trên thế giới, và không bao giờ cho ư kiến về các vấn đề mà ngài cảm thấy thuộc về sự quyết định của các giới chức trong Giáo Hội. Ngài từ trần ngày 23-9-1968, và được phong thánh năm 2002.
 
Lời Bàn
Hơn bất cứ ai khác, có lẽ người Hoa Kỳ ngày nay rất thích những cuốn sách chỉ dẫn, cũng những chương tŕnh truyền thanh, các bài báo có tính cách chỉ bảo. Chúng ta say mê với tiến bộ kỹ thuật và không ngừng t́m kiếm các lối tắt để tiết kiệm thời giờ và sức lực. Nhưng như Thánh Phanxicô và Cha Piô biết rất rơ, không có con đường nào ngắn hơn khi sống theo Phúc Âm, không có cách nào tránh được những "giáo huấn khó khăn" của Chúa Giêsu (x. Gioan 6:60). Rao giảng về Kitô Giáo mà không có sự hy sinh cá nhân, không có thập giá, th́ cũng không khác ǵ người măi vơ sơn đông quảng cáo bán thuốc trị bá bệnh. Cha Piô coi sự đau khổ của ngài như đáp ứng với lời kêu gọi sống phúc âm.
 
Lời Trích
"Cuộc đời Kitô Hữu không ǵ khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính ḿnh; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá sự đau khổ" (Lời của Cha Piô).