THÁNH LONG MỘNG PHỐ - LOUIS MONTFORT

 

 

Tiểu Sử

  

Đời Sống

 

Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort, sinh ngày 31/1/1673 ở Montfort-sur-Meu và qua đời ngày 28/4/1716 ở Saint-Laurent-sur-Sévre, hưởng dương 43 tuổi. Ngài là một linh người Pháp và có thể được phong làm Tiến Sĩ Hội Thánh. Ngài được Đức Lêô XIII phong chân phước năm 1888 và được Đức Piô XII phong thánh năm 1947, với lễ kính hằng năm vào ngày ngài qua đời 28/4.

 

(Đây là nơi sinh ra của thánh nhân ở Montfort-sur-Meu)

 

Ngài là đứa con sống sót lớn nhất trong một gia đ́nh đông con của ông Jean-Baptiste Grignion, một công chứng viên, và bà Jeanne Robert là một người đàn bà rất đạo đức. Ngài đă trải qua hầu hết cuộc đời thơ ấu và thiếu thời của ḿnh ở Iffendic, cách Montfort khoảng ít cây số là nơi thân phụ của ngài có một nông trại. Năm 12 tuổi ngài học trường Thánh Thomas Becket của Ḍng Tên ở Rennes. Trong thời gian học ở đây, ngài cảm thấy có ơn gọi làm linh mục. Bởi thế, sau đó ngài bắt đầu học triết lư và thần học, vẫn ở cùng trường này. Khi nghe các câu chuyện về một vị linh mục ở địa phương là Cha Julien Bellier, về đời sống của vị này như là một nhà truyền giáo lưu động, ngài được cảm hứng muốn giảng pḥng cho thành phần nghèo khổ nhất. Và được sự hướng dẫn của một số linh mục khác, ngài bắt đầu phát triển ḷng tôn sùng mạnh mẽ đối với Đức Trinh Nữ Maria.

 

Bấy giờ ngài được cơ may, nhờ một vị ân nhân, đến Paris để học ở một Chủng Viện Thánh Xuân Bích nổi tiếng cho đến cuối năm 1693. Khi ngài đến Paris th́ được biết rằng vị ân nhân này không cung cấp tiền bạc đầy đủ cho ngài, bởi thế ngài ở trọ hết nhà này đến nhà khác giữa những người rất nghèo khổ, trong khi đó ngài đến Đại Học Sorbonne để tham dự những buổi thuyết giảng về thần học. Sau gần 2 năm, ngài đă trở nên rất yếu đau đến phải nằm bệnh viện. Sauk hi rời bệnh viện, ngài ngỡ ngàng thấy ḿnh được giành cho một chỗ ở Chủng Viện Xuân Bích là chủng viện nổi tiếng từng nổi tiếng như một trường phái tu đức của Pháp, được thành lập bởi Jean-Jacques Olier, nơi ngài gia nhập vào năm 1695. Được chỉ định coi thư viện ở đây, ngài đă có dịp đọc hầu hết các sách về tu đức và nhất là về vị thế của Mẹ Maria trong đời sống Kitô hữu, nhờ đó sau này ngài đă chú trọng tới Kinh Mân Côi, với tác phẩm “Bí Mật Kinh Mân Côi”.

 

Ngài được thụ phong linh mục năm 1700 và được chỉ định đến Nantes. Các thư từ của ngài trong giai đoạn này cho thấy rằng ngài trở nên băn khoăn v́ thiếu cơ hội giảng pḥng như ngài cảm thấy ngài được kêu gọi thực hiện. Ngài đă nghĩ tới một số giải pháp khác nhau, thậm chí trở thành một ẩn sĩ, thế nhưng niềm xác tín rằng ngài được kêu gọi để “giảng pḥng cho người nghèo” càng trở nên mănh liệt. Vào tháng 11 năm 1700, tức sau 5 tháng thụ phong linh mục, ngài đă viết như thế này: “Tôi tiếp tục kêu xin trong việc cầu nguyện của tôi cho có được một nhóm nghèo khó và nhỏ mọn thành phần linh mục tốt lành để giảng pḥng theo tiêu chuẩn và sự chở che của Đức Trinh Nữ”.  Ư nghĩ ban đầu này dần dần đă dẫn ngài tới việc thành lập tổ chức được gọi là “Company of Mary”.

 

V́ gặp trở ngại với các vị giám mục địa phương trong hoạt động của ḿnh, ngài đă hành hương bằng đường bộ sang tận Rôma để gặp Đức Clement XI để biết được những ǵ ḿnh cần phải làm. Vị Giáo Hoàng này đă nhận thấy ơn gọi thực sự của ngài và bảo ngài rằng có nhiều phương diện để thực hiện ơn gọi của ngài ở Pháp, và đă sai ngài về lại quê hương của ngài với danh hiệu là Nhà Thừa Sai Tông Đồ.

 

Qua một vài năm, ngài thực hiện những tuần pḥng từ Brittany đến Nantes, và trở thành nổi tiếng như là một vị đại thừa sai. Ở Pontchateau, ngài đă thu hút được cả hằng ngàn người giúp ngài kiến thiết một Đồi Canvê khổng lồ. Nhưng Đồi này đă bị vị giám mục địa phương cấm làm phép v́ vị giám mục này nghe rằng nó được lệnh phá hủy từ Vua nước Pháp là người chịu ảnh hưởng của thành phần thuộc bè rối Jansenist. Nhận được tin này, ngài đă nói với hằng ngàn người đang chờ đợi lễ nghi làm phép rằng: “Chúng ta đă hy vọng xây dựng một Đồi Canvê ở nơi đây; chúng ta hăy xây nó trong ḷng của chúng ta. Xin ngợi khen Chúa”.

 

Ngài bỏ Nantes và mấy năm kế tiếp ngài hết sức bận bịu. Ở chỗ ngài liên tục với các cuộc giảng tuần pḥng, và bao giờ ngài cũng đi bộ từ nơi này đến nơi kia. Nhưng ngài vẫn t́m giờ để viết lách, với các tác phẩm theo thứ tự là Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, Bí Mật Maria và Bí Mật Kinh Mân Côi, Luật cho tổ chức Company of Mary và cho ḍng Nữ Tử Đức Khôn Ngoan. Ngài cũng sáng tác nhiều bài thánh ca. Sứ vụ của ngài gây được một ảnh hưởng lớn lao, nhất là ở Vendée. Có lần ngài đă bị đầu độc, mặc dù không đến nỗi chết, nhưng làm cho sức khỏe của ngài trở nên suy yếu. Thế mà ngài vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí thiết lập các trường học miễn phí cho các em trai em gái nghèo khổ. 

 

Cuối cùng ngài đă đến Saint-Laurent-sur-Sèvre vào tháng Tư năm 1716 để bắt đầu một tuần pḥng cuối cùng. Ngài đă ngă bệnh và qua đời ở đây vào ngày 28, sau khi làm linh mục được 16 năm. Bài giảng cuối cùng của ngài về ḷng nhân ái của Chúa Giêsu và về Đức Khôn Ngoan Nhập Thể của Chúa Cha. Hằng ngàn người đă tham dự lễ an táng của ngài ở nhà thờ giáo xứ, và những truyện kể nhiều phép lạ do ngài làm đă được thuật lại. Nơi sinh ra và chết đi của ngài hằng năm có khoảng 25 ngàn người đến kính viếng.

 

Thánh Montfort sống 16 năm linh mục của ḿnh với đầy những hoạt động nếu nh́n bề ngoài. Thế nhưng, ngài cũng trải qua những ngày tháng thầm lặng để nguyện cầu và viết lách, nhờ đó, những ǵ ngài muốn nói hay chưa nói sẽ được kéo dài trong tương lai và cho khắp mọi nơi. Thời gian nhiều lần ngài sống ẩn thân này có thể lên tới khoảng 4 năm, tức ¼ cuộc đời linh mục hoạt động với tư cách Thừa Sai Tông Đồ. Nơi ẩn thân của ngài là một cái động ở Mervent, giữa một khu rừng đẹp, ở ẩn cư Thánh Lazarus gần làng Montfort, hay ẩn cứ Saint Eloi ở La Rochelle v.v.

 

(ẩn cư Saint Eloi ở La Rochelle)

 

Sự Nghiệp

 

Ảnh hưởng của Thánh Monfort c̣n kéo dài tác dụng nơi 4 vị giáo hoàng là Đức Lêô XIII, Piô X, Piô XII và Gioan Phaolô II. Hai vị Giáo Hoàng Lêô XIII và Piô X đều căn cứ vào thánh nhân nơi những văn kiện của các vị và phổ biến nhăn quan Thánh Mẫu của thánh nhân. Cả hai vị giáo hoàng này đă áp dụng việc phân tích Thánh Mẫu của thánh nhân vào việc các vị phân tích về toàn thể Hội Thánh.

 

Đức Lêô XIII là vị giáo hoàng, bởi lo ngại về những nỗ lực tục hóa muốn hủy diệt niềm tin nơi Chúa Kitô đến nỗi nếu có thể tẩy chay Người khỏi mặt đất này, đă hiến dâng loài người cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, v́ theo vị giáo hoàng này, t́nh trạng băng hoại về lănh vực đạo lư sẽ dẫn tới thảm họa và chiến tranh. Những ǵ vị giáo hoàng này linh cảm đă thực sự xẩy ra sau đó không lâu với Thế Chiến Thứ I (1914-1918). Căn cứ vào các bản văn của Thánh Montfort, vị giáo hoàng cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 này cho rằng không thể nào thực hiện việc tái Kitô giáo hóa mà lại thiếu Đức Trinh Nữ Maria, bởi thế, trong 10 bức thông điệp về Kinh Mân Côi vị giáo hoàng này đă truyền bá ḷng tôn sùng Thánh Mẫu. Trong Thông Điệp Iucunda Semper Expectatione ngày 8/9/1894, kỷ niệm 40 năm tín điều Vô Nhiễm, vị giáo hoàng này đă nhấn mạnh đến vai tṛ của Mẹ nơi việc cứu chuộc nhân loại, đề cập đến Mẹ Maria như Đấng Môi Giới và Đồng Công theo tinh thần và ngôn từ của Thánh Montfort. Vị giáo hoàng này đă cố ư chọn thời điểm 1888 để phong chân phước cho thánh nhân vào chính ngày mừng kỷ niệm lễ vàng 50 năm được thụ phong linh mục của ḿnh.

 

Đức Piô X, trong thông điệp Thánh Mẫu chính của ḿnh là Ad Diem Illum Laetissimum ngày 2/2/1904, kỷ niệm 50 năm tín điều Vô Nhiễm của Mẹ, đă căn cứ rất nhiều vào quan điểm của Thánh Montfort trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Thật vậy, ngôn từ của cả bức thông điệp này lẫn tác phẩm của thánh nhân hầu như tương tự như nhau, chẳng hạn như câu: “không có một con đường nào chắc chắn hơn hay sẽ dàng hơn là Mẹ Maria trong việc liên kết tất cả con người với Chúa Kitô”. V́ vị giáo hoàng mở màn cho thế kỷ 20 này rất trọng vọng cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria và ban Phép Lành Ṭa Thánh cho tất cả những ai đọc cuốn ấy.

 

Đức Piô XII, vị thường được gọi là vị đệ nhất giáo hoàng Thánh Mẫu, đă cảm phục tác phẩm “Chỉ Một Ḿnh Thiên Chúa” của thánh nhân. “Chỉ Một Ḿnh Thiên Chúa” cũng chính là câu tâm niệm (motto) của thánh nhân, và được lập lại 150 lần trong các tác phẩm của ngài. Căn cứ vào các tác phẩm của ngài, có thể tóm gọn linh đạo của thánh nhân như sau: “Chỉ Một Ḿnh Thiên Chúa, bởi Đức Kitô Khôn Ngoan, trong Thần Linh, hiệp thông với Mẹ Maria, cho vương quốc của Thiên Chúa”. Trong lễ phong hiển thánh cho tác giả của tác phẩm này vào ngày 27/7/1947, vị giáo hoàng này đă nói: “Chỉ Một Ḿnh Thiên Chúa là tất cả mọi sự cho ngài. Hăy trung thành với gia sản quí báu này, một gia sản được vị đại thánh này lưu lại cho anh chị em. Nó là một gia sản rạng ngời, xứng đáng để anh chị em tiếp tục hy sinh sức lực và sự sống của ḿnh, như anh chị em đă thực hiện cho tới hôm nay”.

 

Đức Gioan Phaolô II (xin xem những ǵ vị giáo hoàng này viết về cả tác phẩm lẫn tác giả cùng khẩu hiệu Totus Tuus của vị giáo hoàng này).

 

Linh đạo « toàn hiến cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria » đă tác dụng mạnh trên Khoa Thánh Mẫu Học Công Giáo, cả nơi ḷng đạo đức phổ thông lẫn linh đạo của các ḍng tu, điển h́nh nhất là Ḍng Đồng Công, một hội ḍng đầu tiên do linh mục Việt Nam (Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ) thành lập từ đầu thập niên 1940 cho người Việt Nam. Bắt đầu vào Năm Tập, thành phần thử sinh thực hiện việc tận hiến cho Mẹ Maria. Trong năm tập, Tập sinh phải học hỏi cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Montfort. Hằng ngày toàn ḍng đọc Kinh Dâng Đoàn tận hiến cho Mẹ Maria. Một trong ba tinh thần chính yếu của hội ḍng này là Tận Hiến, tinh thần chính yếu và cao nhất của ḍng. Cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria là một trong những tác phẩm Thánh Mẫu gây tác dụng nhiều nhất, điển h́nh là trường hợp của Đức Gioan Phaolô II.

 

Với những chủ trương và linh đạo Thánh mẫu nổi bật và chuyên biệt này, Thánh nhân đang là ứng viên để trở thành một trong những vị tiến sĩ của Giáo Hội. Thánh nhân hết sức tin tưởng vào quyền lực của Kinh Mân Côi, và đă viết cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi, để chẳng những chứng minh về quyền lực của kinh nguyện này mà c̣n để chỉ vẽ cách thức hiệu nghiệm để có thể cảm thấy được quyền lực của kinh nguyện huyền diệu ấy. Tác phẩm này cũng đă được dân Công giáo khắp thế giới đọc suốt 2 thế kỷ qua, vừa dễ đọc vừa cảm thức. Nó được coi như là một trong những tác phẩm mở màn cho việc thiết lập khoa Thánh Mẫu Học tân tiến.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

ĐTC Piô XI – Bài nói ngắn trong cuộc phong thánh 21/7/1947 cho Thánh Long Mộng Phố: Bí Quyết của Cha de Montfort

 

Chắc chắn tất cả mọi thánh nhân đều là những người tôi tớ cao cả của Mẹ Maria và tất cả các vị đều dẫn nhiều linh hồn đến với Mẹ. Grignion de Montfort là một trong những vị thánh đă hoạt động hăng say hơn và hiệu nghiệm hơn trong việc làm cho Mẹ được mến yêu và phụng sự.  

 

Cha de Monfort tôn sùng Thánh Giá và Đức Mẹ – Đặc tính của ngài

 

Cái mănh lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tất cả mọi thừa tác vụ tông đồ của ngài và cái bí quyết lớn lao của ngài trong việc thu hút và các linh hồn và mang các linh hồn về cho Chúa Giêsu là ḷng tôn sùng của ngài đối với Mẹ Maria. Tất cả mọi hoạt động của ngài đều dựa vào ḷng tôn sùng ấy; nơi việc tôn sùng này, ngài đă trao phó tất cả mọi an toàn của ngài: và ngài không thể nào t́m đâu ra một lợi khí hiệu năng hơn cho thời đại của ngài. Để chống lại với thành phần khổ hạnh buồn bă, thành phần sợ hăi u sầu, thành phần bè rối Jansenism ngạo mạn thê thảm, ngài đă thực hiện t́nh yêu thương con thảo, tin tưởng, thiết tha, quảng đại và hiệu nghiệm của một người tôi tớ nhiệt t́nh đối với Mẹ Maria, đối với Mẹ là Nơi Nương Náu của các tội nhân, là Mẹ của Ân Sủng Thần Linh, là sự sống của chúng ta, là sự ngọt ngào của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta (theo Kinh Cầu Loreto; và Bài Tụng Ca Hail, Holy Queen).  Vị Trạng Sư của chúng ta, đứng giữa Thiên Chúa và tội nhân, nhận lấy ḷng tôn sùng này để kêu cầu ḷng xót thương của Vị Thẩm Phán hầu làm nguôi ngoai công lư của Người, để đánh động tâm can của tội nhân và để khắc phục t́nh trạng cứng ḷng của họ. Thâm tín về vai tṛ của Mẹ Maria theo cảm nghiệm riêng của ḿnh, vị thừa sai này tuyên bố một cách đơn thành tượng h́nh tất cả kinh nghiệm riêng của ngài là “không một tội nhân nào đă cự lại ngài sau khi ngài lấy tràng hạt chạm vào cổ áo của họ”. 

 

Ḷng Thành Thật sùng kính

 

Ngoài ra, c̣n cần phải có một ḷng sùng kính chân thành và tín trung nữa. Vị tác giả của cuốn “Thành Thực Sùng Kính Trinh Nữ Maria” phân biệt bằng một vài chữ ḷng tôn sùng chân thực này với ḷng tôn sùng sai lầm và ḷng tôn sùng không nhiều th́ ít mê tín, một thứ tôn sùng chỉ có những việc thực hành bề ngoài và theo cảm t́nh nông nổi mà thôi. Một việc tôn sùng như thế dẫn những ai vun trồng nó sống như họ nghĩ là xứng hợp mà vẫn sống trong tội lỗi, cho rằng họ sẽ nhận được một ân huệ ngoại lệ nào đó vào giây phút cuối cùng của họ (Chapter 3).

 

Việc tôn sùng chân thực, việc tôn sùng truyền thống, việc tôn sùng của Giáo Hội, việc tôn sùng, chúng ta có thể nói, trọn vẹn ư nghĩa Kitô Giáo và Công Giáo, chính yếu nhắm đến việc hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu, theo sự hướng dẫn của Mẹ Maria. H́nh thức và việc thựa hành ḷng tôn sùng này có thể khác nhau theo thời gian, địa điểm và khuynh hướng cá nhân. Trong giới hạn của một thứ tín lư lành mạnh và an toàn, của tính cách chính thống và của phẩm vị nơi việc tôn thờ, Giáo Hội giành cho con cái ḿnh một giới hạn chính đáng. Giáo Hội biết rằng việc tôn sùng thật sự và hoàn hảo đối với Đức Trinh Nữ này không bị ràng buộc với bất cứ một thể thức nào có thể đi đến chỗ một thể thức nào đó cho rằng ḿnh là thể thức độc tôn đối với những thể thức khác.

 

Đó là lư do, Hỡi Những Người Con Nam Nữ dấu yêu, Chúng Tôi thiết tha hy vọng rằng ngoài những biểu lộ khác nhau về ḷng sùng kính đối với Mẹ Thiên Chúa và của con người, anh chị em c̣n rút lấy được từ kho tàng văn bản và giương sáng của Vị Thánh là những ǵ làm nên nền tảng cho Ḷng Sùng Kính Thánh Mẫu của ngài, cả niềm xác tín mănh liệt của ngài về việc chuyển cầu quyền năng nhất của Mẹ Maria, việc ngài dứt khoát bắt chước bao nhiêu có thể các nhân đức của Vị Trinh Nữ trong các Nữ Trinh này, và ḷng hăng say nồng nhiệt của t́nh ngài mến yêu Mẹ và Chúa Giêsu.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Tông Thư Kỷ Niệm 50 Năm Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort được Giáo Hội Tuyên Phong

 

Kính Cha William Considine,

Bề Trên Tổng Quyền Hiệp Hội Maria

Kính Thày Jean Friant,

Bề Trên Tổng Quyền Chư Huynh Hướng Dẫn Kitô Giáo Thánh Gabiên

Kính Mẹ Barbara O’Dea,

Bề Trên Tổng Quyền Nữ Tử Khôn Ngoan

 

1.         Gia Đ́nh Montfort sắp bắt đầu một năm giành để mừng kỷ niệm 50 năm Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort được tuyên phong, một biến cố đă diễn ra ở Rôma ngày 20/7/1947. Cùng với Hiệp Hội Maria, Chư Huynh Hướng Dẫn Kitô Giáo Thánh Gabiên và Nữ Tử Khôn Ngoan, tôi hân hoan dâng lời tạ ơn Chúa về ảnh hưởng của vị thánh truyền giáo này gia tăng, vị thánh thực hiện những hoạt động tông đồ được dưỡng nuôi bởi một đời sống thiết tha nguyện cầu, một đức tin bất khả lay chuyển nơi Thiên Chúa Ba Ngôi và một ḷng sùng kính đậm đà với Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc.

 

Sống nghèo giữa người nghèo, hoàn toàn ḥa nhập với Giáo Hội bất chấp bị hiểu lầm, Thánh Louis-Marie đă lấy khẩu hiệu với những lời lẽ giản dị sau đây: “Chỉ Duy Một Ḿnh Thiên Chúa”. Ngài đă xướng lên rằng: “Chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa là niềm êm ái của tôi, chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa là sự nâng đỡ cho tôi, chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa là mọi sự thiện hảo của tôi, là sự sống của tôi và là kho tàng của tôi” (Canticle 55,11). Ngài hoàn toàn mến yêu Thiên Chúa. Chính với Thiên Chúa và cho Thiên Chúa mà ngài đă đến với người khác và đă tiến hành sứ vụ truyền giáo. Liên lỉ ư thức được sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, toàn thể con người của ngài là nhân chứng cho thần đức bác ái mà ngài muốn chia sẻ với hết mọi người. Các việc làm và lời nói của ngài chỉ có một mục đích duy nhất, đó là kêu gọi con người ta hăy hoán cải và thúc đẩy họ hăy sống cho Thiên Chúa. Các văn liệu của ngài đầy những chứng từ và lời chúc tụng Lời Nhập Thể cùng Mẹ Maria là “tuyệt phẩm của Đấng Tối Cao, phép lạ của Đức Khôn Ngoan Hằng Hữu” (Love of Eternal Wisdom, 106).

 

2.         Sứ điệp được Cha de Montfort để lại cho chúng ta là những ǵ xuất phát sâu xa từ những suy niệm của một nhà thần bí như ngài cũng như từ giáo huấn mục vụ của một vị tông đồ như ngài. Theo những đại chiều hướng thần học thịnh hành vào thời ấy, ngài đă bày tỏ niềm tin tưởng của bản thân ngài hợp với nền văn hóa thuộc thời điểm của ngài. Bằng những chiều hướng thi ca và có tính cách quen thuộc với ngôn ngữ của độc giả, văn từ của ngài có thể làm cho những người hiện đại của chúng ta ngỡ ngàng, song cũng không thể không làm cho chúng ta cảm thấy được những trực giác phong phú của ngài. Đó là lư do tại sao công cuộc (biệt chú: ở đây ĐTC nói tới tổng hợp toàn bộ trước tác của vị thánh sáng lập của ḿnh) được Gia Đ́nh Montfort thực hiện ngày nay là những ǵ quí hóa: nó giúp cho tín hữu thấu triệt được mối liên kết chặt chẽ của một nhăn quan thần học và tu đức luôn hướng tới một đời sống gắn bó với đức tin và đức ái.

 

Trước hết, Thánh Louis-Marie làm cho chúng ta cảm phục cái linh đạo thần trung (theocentric spirituality) của ngài. Ngài có được “một cảm thức về Thiên Chúa và về sự thật của Thiên Chúa” (Love of Eternal Wisdom, 13), và biết cách truyền đạt niềm tin của ngài nơi Thiên Chúa, khi cùng một lúc nói lên ưu phẩm uy nghi cao cả và êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là một suối nguồn tuôn tràn yêu thương. Cha Montfort không ngần ngại giải bày, thậm chí cho cả thành phần ngây ngô nhất, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là những ǵ chi phối việc cầu nguyện của ngài cũng như việc ngài suy tưởng về biến cố Nhập Thể cứu chuộc, một công cuộc của các Ngôi Vị thần linh. Ngài muốn chúng ta nắm được thực tại về sự hiện diện thần linh trong thời điểm của Giáo Hội. Ngài đă viết một cách đáng lưu ư là: “Dự án được ba ngôi Thiên Chúa tán thành nơi mầu nhiệm Nhập Thể ở lần đến thứ nhất của Chúa Giêsu Kitô, là những ǵ Ba Ngôi theo đuổi từng ngày một cách vô h́nh ở khắp trong Giáo Hội và thực hiện cho tới ngày cùng tháng tận vào lúc Chúa Giêsu Kitô đến lần cuối” (Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria, 22). Trong thời đại của chúng ta đây, chứng từ của ngài có thể giúp cho chúng ta sống đời Kitô hữu bằng một niềm tin tưởng vào Vị Thiên Chúa hằng sống, bằng mối liên hệ thiết tha với Thiên Chúa và bằng một cảm nghiệm vững vàng về Giáo Hội, nhờ Vị Thần Linh của Cha và Con vẫn tiếp tục hiển trị cho tới nay (x Kinh Cầu Cho Các Nhà Truyền Giáo, 16).

 

3.         Con người Chúa Kitô làm chủ tâm tưởng của Thánh Grignion Montfort: “Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của chúng ta, là Thiên Chúa thật và là người thật, cần phải là tột đỉnh của tất cả mọi ḷng sùng mộ khác” (Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria, 61). Đối với ngài, Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể là thực tại chính yếu trên hết: “Ôi Sự Khôn Ngoan Hằng Hữu và nhập thể… con tôn thờ Chúa… Đấng ngự trong ánh quang của Cha từ muôn đời muôn thuở và trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ Maria, Người Mẹ xứng đáng nhất của Chúa, đồng thời cũng ở trong ánh quang việc Nhập Thể của Chúa” (Love of Eternal Wisdom, 223). Việc sốt sắng tôn sùng con người của Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng chủ chốt trong tất cả mọi văn bản của Cha Monrfort, thậm chí vẫn c̣n giữ được giá trị khôn lường của nó, v́ nó tiêu biểu cho một nhăn quan cân đối theo quan điểm tín lư, và dẫn tới việc gắn bó toàn thể con người của ḿnh với Đấng tỏ cho họ thấy ơn gọi thật sự của họ. Chỉ cần tín hữu có thể nghe lời kêu gọi này: “Chúa Giêsu Kitô (Sự Khôn Ngoan Hằng Hữu) là tất cả những ǵ quí bạn có thể và cần phải mong ước. Hăy trông mong Người, hăy t́m kiếm Người,… một hạt ngọc quí giá duy nhất” (ibid., n.9)!

 

Việc chiêm ngưỡng sự cao cả của mầu nhiệm Chúa Giêsu đi liền với việc chiêm ngưỡng Thập Giá, một việc được Thánh Montfort coi là chính yếu của các sứ vụ ngài thực hiện. Thường trải qua những thử thách dữ dội, bản thân ngài biết được sức nặng của nó như thực sự ngài đă viết trong bức thư gửi cho người chị em của ngài để xin họ cầu cùng “Chúa Giêsu ban ơn cho tôi biết vác những thánh giá dữ dội nhất và nặng nề nhất” (Letter, n. 24). Ngày ngày ngài thực hành việc theo gương Chúa Giêsu qua những ǵ được ngài gọi là t́nh yêu điên rồ của Thập Giá, nơi ngài thấy được “cuộc vinh thắng của Sự Khôn Ngoan Hằng Hữu” (Love of Eternal Wisdom, ch. XIV). Qua hy tế ở đồi Canvê, Con Thiên Chúa đă biến ḿnh thành nhỏ mọn và thường hèn cho đến tận cùng; Người chia sẻ thân phận của anh chị em ḿnh là thành phần phải chịu khổ đau và chết chóc. Ở đây, Chúa Kitô tỏ t́nh yêu vô biên của ḿnh ra một cách hùng hồn và mở ra cho nhân loại con đường dẫn đến sự sống mới. Thánh Louis-Marie, vị đă theo Chúa Kitô và “cắm lều của ḿnh nơi Thập Giá” (ibid., n.180), làm chứng cho một sự thánh thiện cần phải được hậu duệ của ngài trong Gia Đ́nh Montfort có phận sự truyền đạt lại để tỏ cho thế giới này thấy sự thật của t́nh yêu thương cứu độ.

 

4.         Để biết được Sự Khôn Ngoan Hằng Hữu này, Sự Khôn Ngoan tự hữu và nhập thể, Thánh Grignion de Montfort đă mời gọi con người hăy tin tưởng vào Đức Trinh Nữ Maria, Vị bất khả tách biệt khỏi Chúa Giêsu đến nỗi “tách ánh sáng khỏi mặt trời c̣n dễ hơn” (Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, 63). Ngài thi sĩ khôn sánh và là người môn đệ của Mẹ Đấng Cứu Thế, Người Mẹ được ngài tôn kính như Vị vững chắc dẫn con người đến cùng Chúa Giêsu: “Nếu chúng tôi thiết lập một việc sùng kính lành mạnh đối với Đức Bà Diễm Phúc của chúng ta, th́ chỉ v́ chúng tôi muốn thiết lập ḷng tôn sùng Chúa Kitô một cách trọn hảo hơn, bằng cách cung cấp một đường lối bằng phẳng nhưng vững chắc để tiến tới với Chúa Giêsu Kitô” (ibid., n. 62). V́ Mẹ Maria là tạo vật được Chúa Cha tuyển chọn và hoàn toàn dấn thân cho sứ vụ từ mẫu của Mẹ. Được hiệp thông với Lời bằng việc tự nguyện đồng ư, Mẹ đă liên kết một cách đặc biệt với việc Nhập Thể và việc Cứu Chuộc, từ Nazarét đến Golgôta và Nhà Tiệc Ly, hoàn toàn trung thành với sự hiện diện của Thánh Linh. Mẹ “xin ơn Chúa cho hết mọi người nói chung và từng người nói riêng” (ibid., n. 164).

 

Thánh Louis-Marie cũng kêu gọi chúng ta hăy hoàn toàn phó ḿnh cho Mẹ Maria để đón nhận sự hiện diện của Mẹ nơi thẳm cung của linh hồn chúng ta. “Mẹ Maria trở nên tất cả mlọi sự cho linh hồn nào muốn phụng sự Chúa Giêsu Kitô. Mẹ soi động trí khôn của họ bằng đức tin tinh tuyền của Mẹ. Mẹ làm cho tâm can của họ sâu thẳm bằng đức khiêm nhượng của Mẹ. Mẹ làm cho cơi ḷng của họ nới rộng và bừng cháy bằng đức ái của Mẹ, làm cho nó tinh tuyền bằng đức khiết trinh của Mẹ, làm cho nó cao sang và cao cả bằng việc chăm sóc từ mẫu của họ” (Secret of Mary, n. 57). Việc chạy đến cùng Mẹ Maria là việc dẫn con người đến chỗ giành một chỗ trọng đại hơn cho Chúa Giêsu trong đời sống của ḿnh; chẳng hạn, Thánh Montfort đă đặc biệt mời gọi tín hữu hăy hướng tới Mẹ Maria trước hiệp lễ như thế này: “Hăy nài xin Mẹ Maria cho các bạn mượn con tim của Mẹ để các bạn lănh nhận Con của Mẹ bằng những tâm tưởng của Mẹ” (Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, 266).

 

Trong thời đại của chúng ta đây, khi mà việc tôn sùng Thánh Mẫu hết sức sống động nhưng không phải lúc nào cũng luôn đủ khôn sáng, th́ cần phải lấy lại cái ân huệ của Cha de Montfort và cái cung cách đúng đắn của ngài, để cống hiến cho Vị Trinh Nữ này một vị thế xác đáng và biết cách nguyện cầu cùng Mẹ: “Hỡi Mẹ t́nh thương, xin ban cho con ơn được Sự Khôn Ngoan thực sự của Thiên Chúa, để làm cho con thành một trong những ai được Mẹ yêu thương, dạy dỗ và dẫn dắt…. Ôi Vị Trinh Nữ trung thành nhất, xin làm cho con, trong hết mọi sự, trở thành một người môn đệ biết dấn thân, một người mô phỏng và là một nô lệ của Chúa Giêsu Con Mẹ, Sự Khôn Ngoan nhập thể” (Love of Eternal Wisdom, n 227). Chắc chắn là cần phải thực hiện một số thay đổi nào đó về ngôn từ, nhưng Gia Đ́nh Montfort phải tiếp tục việc tông đồ Thánh Mẫu của ḿnh theo tinh thần của vị sáng lập, nhờ đó giúp tín hữu bảo tŕ mối liên hệ sống động và thân t́nh với Mẹ, Vị được Công Đồng Chung Vaticanô II tôn kính như là một chi thể ngoại hạng và hoàn toàn chuyên nhất của Giáo Hội, khi nhắc lại rằng: “Như Thánh Ambrôsiô dạy, Người Mẹ Thiên Chúa là mẫu thức của Giáo Hội về lănh vực đức tin, đức ái và mối hiệp nhất trọn hảo với Chúa Kitô” (Lumen Gentium, n 63).

 

5.         Năm Mừng Kỷ Niệm 50 Phong Thánh Montfort làm cho chúng ta chú trọng tới những chiều hướng chính nơi linh đạo Thánh Louis-Marie, thế nhưng hầu như cũng thích đáng để nhắc lại rằng ngài là một vị thừa sai ngoại hạng về tầm vóc và ảnh hưởng. Ngay sau khi được thụ phong linh mục, ngài đă viết: “Tôi cảm thấy được thôi thúc quá sức trong việc làm cho Chúa Kitô và Mẹ Thánh của Người được yêu mến, được thôi thúc dạy giáo lư cho người nghèo một cách đơn hạ”. Ngài đă sống hoàn toàn trung thành với ơn gọi này, một ơn gọi ngài muốn chia sẻ với những vị linh mục muốn tham gia với ngài. Trong Lề Ḍng của Các Linh Mục Thừa Sai Thuộc Hiệp Hội Maria, ngài mời gọi hăy thực hiện việc tông đồ truyền giáo bằng việc rao giảng một cách giản dị, chân thành, dạn dĩ và bác ái, khi thêm rằng: “Ư hướng của vị linh mục cần phải thánh đức và chú trọng đến một ḿnh Thiên Chúa mà thôi. Vinh quang của Thiên Chúa cần phải là mối bận tâm duy nhất của họ và họ cần phải thực hành những ǵ họ giảng dạy” (n. 62).

 

Giờ đây khi mà nhu cầu tân truyền bá phúc âm hóa đă trở thành khẩn trương ở hầu hết các nơi trên thế giơớ th́ ḷng nhiệt thành của Cha de Montfort đối với Lời Thiên Chúa, mối quan tâm của ngài đối với thành phần rất nghèo khổ, khả năng ngài làm cho thành phần ngây ngô nhất hiểu được ngài và phấn khích ḷng đạo của họ, tài năng tổ chức của ngài, những việc ngài khởi động để bảo tŕ ân huệ bằng việc thành lập các phong trào đạo đức và cho giáo dân tham gia vào việc phục vụ người nghèo, tất cả những thứ đó, với những thích ứng cụ thể, có thể tác động thành phần tông đồ ngày nay. Một trong những cái liên tục trong nhiều sứ vụ được chính Thánh Louis-Marie giảng dạy đáng được nhấn mạnh đến hôm nay đây, đó là việc ngài kêu gọi hăy lập lại những lời hứa Rửa Tội, thậm chí ngài c̣n biến việc thực hành này thành một điều kiện tiên quyết để được xá tội và hiệp lễ. Điều này rất hay theo chủ đề trong năm sửa soạn đầu tiên mừng Đại Năm Thánh 2000 này, một năm giành riêng cho Chúa Kitô và bí tích Rửa Tội. Thánh Montfort đă hiểu rất kỹ về tầm quan trọng của bí tích này, một bí tích thánh hiến chúng ta cho Thiên Chúa và là một bí tích làm nên cộng đồng, cũng như ngài hiểu rất kỹ về nhu cầu cần phải tái nhận thức được tầm quan trọng của những việc dấn thân theo Phép Rửa, bằng việc mạnh mẽ gắn bó với đức tin.

 

Là một con người lữ hành Phúc Âm được nung nấu bởi t́nh yêu của Chúa Giêsu và Mẹ thánh của Người, ngài biết làm sao để có thể đánh động ḷng dân chúng, và làm sao để họ yêu mến Chúa Kitô cứu chuộc, một Chúa Kitô được chiêm ngưỡng trên Thập Giá. Xin Người nâng đỡ những nỗ lực của các vị truyền bá phúc âm hóa trong thời đại của chúng ta!

 

6.         Anh chị em thân mến thuộc đại Gia Đ́nh Montfort, trong năm nay, năm nguyện cầu và suy nghĩ về di sản quí báu của Thánh Louis-Marie, tôi xin anh chị em: hăy làm cho kho tàng này sinh hoa kết trái; không được giấu cất nó đi. Giáo huấn của vị sáng lập kiêm sự phụ của anh chị em là những ǵ trùng hợp với các đề tài được toàn thể Giáo Hội suy niệm trong giai đoạn tiến đến Đại Năm Thánh này; đối với chúng ta nó vạch ra cho thấy con đường của sự khôn ngoan thực sự cần phải mở ra cho rất nhiều giới trẻ là thành phần đang t́m kiếm ư nghĩa nơi đời sống của họ cũng như t́m kiếm một nghệ thuật sống vậy.

 

Tôi hoan nghênh những sáng kiến của anh chị em trong việc phổ biến linh đạo Montfort qua những h́nh thức xứng hợp với các nền văn hóa khác nhau, nhờ sự hợp tác của các phần tử thuộc ba tổ chức của anh chị em. Anh chị em cũng hăy trở thành một thứ đỡ nâng và cứ điểm cho các phong trào được khởi hứng bởi sứ điệp của Thánh Grignion Montfort để cống hiến cho việc tôn sùng Thánh Mẫu tính chất chuyên chính vững chắc hơn bao giờ hết. Hăy lập lại việc hiện diện của anh chị em nơi người nghèo, việc anh chị em tham gia vào hoạt động mục vụ của Giáo Hội, việc anh chị em sẵn sàng truyền bá phúc âm hóa.

 

Trong khi tôi phó thác đời sống tu tŕ của anh chị em cùng với hoạt động tông đồ của anh chị em cho việc chuyển cầu của Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort cũng như cho Chân Phước Marie-Louis Trichet, tôi chân thành ban Phép Lành Ṭa Thánh cho anh chị em cũng như cho tất cả những ai gần gũi với anh chị em, thành phần được anh chị em phục vụ.

 

Tại Điện Vatican ngày 21/6/1997

 

Gioan Phaolô II

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/1997/june/documents/hf_jp-ii_spe_19970621_montfort_en.html

 

 

 

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Thư Gửi Gia Đ́nh Hội Ḍng Montfort Nhân Dịp Kỷ Niệm 160 (1843-2003) Năm Xuất Bản Tác Phẩm “Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria”

 

Gửi Tu Sĩ Nam Nữ Chư Gia Đ́nh Montfort

 

Một Tác Phẩm Cổ Điển Về Linh Đạo Thánh Mẫu

 

1.             Một tác phẩm được viết để làm tác phẩm cổ điển về linh đạo Thánh Mẫu đă được xuất bản cách đây 160 năm trước. Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đă viết cuốn Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ vào đầu thế kỷ 18, thế nhưng, trên thực tế, bản thảo đă không được biết đến trên một thế kỷ. Cuối cùng, hầu như là t́nh cờ, nó đă được t́m thấy vào năm 1842 và xuất bản vào năm 1843, tác phẩm này đạt được thành quả ngay, cho thấy hiệu năng phi thường của việc truyền bá ‘ḷng thành thực sùng kính’ đối với Vị Trinh Nữ Rất Thánh này. Chính tôi, trong những năm c̣n trẻ, đă t́m được hỗ trợ rất nhiều khi đọc tác phẩm này. ‘Tôi đă thấy ở đó những giải đáp cho các vấn nạn của ḿnh’, v́ có lúc tôi sợ rằng nếu việc tôi tôn sùng Mẹ Maria ‘trở thành quá đà th́ sẽ đi đến chỗ làm tổn thương tới tính cách tối thượng của việc tôn thờ giành cho Chúa Kitô’ (Dono e Mistero, Libreria Editrice Vaticana, 1996; English edition: Gift and Mystery, Paulines Publications Africa, p. 42). Với sự hướng dẫn khôn ngoan của Thánh Louis Marie, tôi đă nhận ra rằng nếu ai sống mầu nhiệm Mẹ Maria trong Chúa Kitô th́ không có vấn đề nguy cơ này. Thật thế, tư tưởng Thánh Mẫu của vị Thánh này ‘đă bắt nguồn từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và từ sự thật Nhập Thể của Lời Thiên Chúa’ (ibid.).

 

Từ khi được hạ sinh, nhất là vào những lúc khó khăn nhất của ḿnh, Giáo Hội đă thiết tha chiêm ngưỡng biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô được Thánh Gioan đề cập tới, đó là: ‘Đứng kề Thánh Giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người, và chị của Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas, cùng với Maria Mai Đệ Liên. Khi Chúa Giêsu thấy Mẹ của ḿnh và môn đệ Người yêu đứng gần th́ Người nói với Mẹ ḿnh rằng: Hỡi Bà, này là con của bà! Đoạn Người nói với người môn đệ rằng: Này là người mẹ của con! Và từ lúc đó người môn đệ ấy mang Người về nhà ḿnh’ (Jn 19:25-27). Qua gịng lịch sử của ḿnh, Dân Chúa đă cảm nghiệm được tặng ân này của Chúa Giêsu tử giá, đó là tặng ân Mẹ Người. Mẹ Maria Rất Thánh thực sự là Mẹ của chúng ta, vị đồng hành với chúng ta trong cuộc hành tŕnh đức tin, đức cậy và đức mến, tiến tới chỗ càng được hiệp nhất nên một hơn với Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ và là Trung Gian cứu độ duy nhất (x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, các số 60, 62).

 

Như đă quá rơ, cầu vai áo choàng giáo phẩm của tôi cho thấy một cách tượng trưng câu Phúc Âm được trích dẫn trên đây; câu khẩu hiệu Totus tuus là câu được gợi hứng bởi giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort (cf. Gift and Mystery, pp. 42-43; Rosarium Virginis Mariae, n. 15). Hai chữ này diễn tả việc hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria: ‘Tuus totus ego sum, et omnia mea tua sunt’, Thánh Montfort đă viết như thế và ngài chuyển dịch sang ngôn từ của ḿnh như sau: ‘Tất cả con là của Chúa, và tất cả những ǵ con có là của Chúa, Ôi Chúa Giêsu rất dấu yêu, nhờ Mẹ Maria, Người Mẹ rất thánh của Chúa’ (Treatise on True Devotion, n. 233). Giáo huấn của vị Thánh này đă gây được một ảnh hưởng sâu xa nơi ḷng tôn sùng của nhiều tín hữu và nơi cuộc sống của tôi. Nó là một giáo huấn được sống bởi một tầm mức sâu xa trổi vượt về khổ hạnh và thần bí, một tầm mức được thể hiện nơi một kiểu cách sống động và hăng say thường sử dụng đến các thứ h́nh ảnh và biểu hiệu. Tuy nhiên, việc phát triển đáng kể thần học về Thánh Mẫu từ thời Thánh Louis Marie phần lớn là do việc đóng góp quan trọng của Công Đồng Chung Vaticanô II. Bởi thế, giáo huấn của Thánh Montfort, một giáo huấn vẫn giữ được tính cách hiệu lực thiết yếu của nó, cần phải được đọc lại và tái dẫn giải ngày nay theo chiều hướng của Công Đồng này.

 

Trong bức thư đây, tôi muốn chia sẻ với anh chị em, hỡi Tu Sĩ Nam Nữ Thuộc Chư Gia Đ́nh Montfort, việc suy niệm về một số đoạn trong bản văn của Thánh Luois Marie để giúp chúng ta trong những lúc khó khăn này biết nuôi dưỡng đức tin của chúng ta nơi việc môi giới từ mẫu của Người Mẹ Chúa Kitô.

 

‘Ad Jesum per Mariam’ nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu

 

2.             Thánh Louis Marie đă đề ra một việc ưu ái chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập Thể một cách hiệu nghiệm ngoại thường. Việc tôn sùng Thánh Mẫu chân thực là việc tôn sùng lấy Chúa Kitô là tâm điểm. Thật thế, như Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhắc nhở, ‘khi thiết tha suy niệm về Người (Mẹ Maria) và chiêm ngắm Người theo chiều hướng Lời nhập thể là Giáo Hội cung kính tiến vào sâu hơn mầu nhiệm Nhập Thể trọng đại’ (Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 65).

 

Ḷng mến yêu Thiên Chúa bằng việc hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu Kitô là mục đích của hết mọi việc tôn sùng, v́ Chúa Kitô, như Thánh Louis Marie viết: ‘là Vị Sư Phụ duy nhất của chúng ta, Đấng dạy dỗ chúng ta; là Vị Chúa duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải lệ thuộc; là Thủ Lănh duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải liên kết; là Mô Phạm duy nhất của chúng ta, Đấng chúng ta phải nên giống; là Y Sĩ duy nhất của chúng ta, Đấng có thể chữa lành chúng ta; là Mục Tử duy nhất của chúng ta, Đấng có thể dưỡng nuôi chúng ta; và là Tất Cả duy nhất của chúng ta trong mọi sự, Đấng có thể làm chúng ta măn nguyện’ (Treatise on True Devotion, n. 61). (Biệt chú của người dịch: đoạn trích dẫn này cũng đă được Đức Thánh Cha dùng để kết thúc bài giáo lư về việc ‘Chúa Giêsu hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người’, trong buổi triều kiến chung hằng tuần Thứ Tư 4/2/1998).

 

3.         Việc tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria là một phương tiện đặc biệt ‘để t́m gặp Chúa Giêsu Kitô một cách trọn vẹn, để yêu mến Người một cách thiết tha, để phục vụ Người một cách trung thành’ (Treatise on True Devotion, n. 62). Thánh Louis liền nới rộng ước muốn ‘yêu mến cách thiết tha’ chính yếu này thành một lời nguyện cầu tha thiết cùng Chúa Giêsu, van xin Người ban cho ân huệ được tham dự vào mối hiệp thông yêu thương khôn tả giữa Người và Mẹ của Người. 

 

Tính cách hoàn toàn tương đối của Mẹ Maria đối với Chúa Kitô, và qua Người, với Thiên Chúa Ba Ngôi, là những ǵ được cảm nghiệm đầu tiên qua nhận định: ‘Bạn không bao giờ nghĩ về Mẹ Maria mà Mẹ Maria lại không chuyển cầu cùng Thiên Chúa cho bạn. Bạn không bao giờ ca ngợi hay tôn vinh Mẹ Maria mà Mẹ Maria không ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa với bạn. Mẹ Maria hoàn toàn tương đối với Thiên Chúa; thật vậy, tôi có thể thực sự gọi Mẹ là mối liên hệ với Thiên Chúa. Mẹ chỉ hiện hữu trong tương quan với Thiên Chúa. Mẹ là âm vang của Thiên Chúa, Mẹ không nói ǵ, lập lại ǵ, ngoài Thiên Chúa. Nếu bạn nói ‘Maria’ th́ Mẹ nói ‘Thiên Chúa’. Thánh Isave ca ngợi Mẹ Maria và khen Mẹ diễm phúc v́ Mẹ đă tin. Mẹ Maria, tiếng âm vang trung thực của Thiên Chúa, liền cất tiếng: ‘Magnificat anima mea Dominum’, ‘Linh hồn tôi chúc tụng Chúa’ (Lk 1:46). Mẹ Maria đă làm những ǵ hồi ấy th́ giờ đây Mẹ vẫn làm hằng ngày. Khi chúc ta ca ngợi Mẹ, mến yêu Mẹ, tôn vinh Mẹ hay dâng bất cứ sự ǵ cho Mẹ, th́ chính Thiên Chúa là Đấng được ngợi khen, chính Thiên Chúa được yêu mến, chính Thiên Chúa được tôn vinh, và chính Thiên Chúa là Đấng chúng ta hiến dâng nhờ Mẹ Maria và trong Mẹ Maria’ (cf. Treatise on True Devotion, n. 225).

 

Cũng thế, trong việc nguyện cầu cùng Mẹ Chúa Kitô, Thánh Louis Montfort đă cho thấy chiều kích Ba Ngôi Thiên Chúa nơi mối liên hệ của ngài với Thiên Chúa như sau: ‘Kính mừng Maria, Nữ Tử yêu dấu của Chúa Cha Hằng Hữu! Kính mừng Maria, Người Mẹ đáng ca ngợi của Chúa Con! Kính mừng Maria, Bạn T́nh trung thành của Thánh Thần!’ (The Secret of Mary, p. 71). Mặc dù lời chào truyền thống này trước đây đă được Thánh Phanxicô Assisi sử dụng (cf. Fonti Francescane, 281) chất chứa những mức độ khác nhau về tính cách tương tự, vẫn không sợ sai lầm khi cho rằng nó thực sự diễn tả việc Đức Mẹ đặc biệt tham dự vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

 

4.         Thánh Louis Montfort chiêm ngưỡng tất cả mọi mầu nhiệm, bắt đầu từ mầu nhiệm Nhập Thể được diễn ra vào giây phút Truyền Tin. Bởi thế, trong cuốn Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ, Mẹ Maria xuất hiện như là ‘một địa đường trần thế thực sự của Tân Adong’, và như là ‘trái đất trinh nguyên và vô nhiễm’ Người được h́nh thành (số 261). Mẹ cũng là Tân Evà, liên kết với Tân Adong trong việc tuân phục dể đền bù việc bất tuân phục ban đầu của người nam và người nữ (cf. ibid., n. 53; St Irenaeus, Adversus Haereses, III, 21, 10-22, 4). Bằng việc tuân phục này, Con Thiên Chúa đă vào trần gian. Chính Thập Giá đă nhiệm mầu hiện diện ở giây phút Nhập Thể, ở chính giây phút Chúa Giêsu được thụ thai trong cung ḷng Mẹ Maria. Thật thế, câu ecce venio - này Con xin đến trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái (x 10:5-9) là tác động nguyên khởi của việc Con tuân phục Cha, việc Người chấp nhận hy hiến cứu chuộc đă có ngay từ lúc ‘Chúa Kitô vào trần gian’.

 

Thánh Louis Marie Grignion de Montfort viết ‘Tất cả sự trọn lành của chúng ta đều ở tại việc nên giống, liên kết và tận hiến cho Chúa Giêsu Kitô; và v́ thế, việc tôn sùng trọn hảo nhất trong tất cả mọi việc tôn sùng chắc chắn phải là việc tôn sùng làm cho chúng ta được nên giống, liên kết và tận hiến cho Chúa Giêsu Kitô nhất. Bởi vậy, nếu Mẹ Maria giống Chúa Giêsu Kitô nhất trong tất cả mọi tạo vật th́, trong tất cả mọi việc tôn sùng, việc tôn sùng làm cho linh hồn chúng ta tận hiến và nên giống Chúa chúng ta nhất đó là việc tôn sùng Mẹ thánh của Người, và một linh hồn càng tận hiến cho Mẹ Maria họ càng tận hiến cho Chúa Giêsu’ (Treatise on True Devotion, n. 120). Nói với Chúa Giêsu, Thánh Louis Marie bày tỏ cái kỳ diệu của mối hiệp nhất giữa Người Con và Người Mẹ như sau: ‘Nhờ ân sủng Mẹ được biến đổi thành Chúa đến nỗi Mẹ không c̣n sống nữa, như thể Mẹ không c̣n là Mẹ nữa. Chính một ḿnh Chúa, ôi Chúa Giêsu, là Đấng sống trong Mẹ và ngự trị trong Mẹ… A! Giá chúng con biết được vinh hiển và t́nh yêu Chúa nhận được từ tạo vật đáng ca ngợi này… Mẹ rất hiệp nhất thân mật với Chúa… Mẹ yêu mến Chúa một cách tha thiết hơn và tôn vinh Chúa trọn hảo hơn tất cả mọi tạo vật khác hợp lại’ (ibid, đoạn 63).

 

Mẹ Maria là chi thể tuyệt hảo của Nhiệm Thể và là Mẹ Giáo Hội

 

5.         Theo những ǵ được Công Đồng Chung Vaticanô II viết th́ Mẹ Maria ‘được trọng kính như là một chi thể tuyệt đẳng và hoàn toàn chuyên biệt của Giáo Hội, và như là một kiểu mẫu và là mô phạm trổi vượt của Giáo Hội về đức tin và đức mến’ (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, khoản 53). Người Mẹ này của Đấng Cứu Chuộc cũng được Người cứu chuộc một cách đặc biệt qua việc Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ, và đă đi trước chúng ta trong việc kiên tâm trung thành chuyên chú lắng nghe Lời Chúa là những ǵ cho thấy Mẹ diễm phúc (cf. ibid., khoản 58). Bởi cả lư do này nữa mà Mẹ Maria ‘cũng liên kết chặt chẽ với Giáo Hội. Thánh Ambrôsiô dạy rằng, Người Mẹ Thiên Chúa này là một kiểu mẫu của Giáo Hội về phương diện đức tin, đức mến và hiệp nhất trọn vẹn với Chúa Kitô. V́ trong mầu nhiệm về Giáo Hội, một mầu nhiệm mà chính giáo hội thực sự được gọi là mẹ và là trinh nữ, th́ Đức Trinh Nữ này là mẫu gương duy nhất nổi bật về cả việc làm người trinh nữ và làm mẹ’ (ibid. khoản 63). Chính Công Đồng chiêm ngưỡng Mẹ như ‘Người Mẹ của các chi thể Chúa Kitô’ (cf. ibid, khoản 53 và 62), nên bởi thế Đức Phaolô VI đă công bố Mẹ là Mẹ của Giáo Hội. Tín lư về Nhiệm Thể, một tín lư mạnh mẽ diễn tả nhất mối hiệp thông của Chúa Kitô với Giáo Hội, cũng có nền tảng thánh kinh về niềm xác tín này. Thánh Louis Marie đă nhắc nhở chúng ta rằng: ‘Đầu và các chi thể đều được hạ sinh bởi cùng một Người Mẹ duy nhất’ (Treatise on True Devotion, n. 32). Theo ư nghĩa ấy, chúng ta có thể nói rằng, nhờ hoạt động của Thánh Linh, các chi thể được liên kết và nên giống Chúa Kitô Thủ Lănh, Người Con của Chúa Cha và của Mẹ Maria, ở chỗ ‘một người con thực sự của Giáo Hội cần phải có Thiên Chúa là Cha của ḿnh và Mẹ Maria là Mẹ của ḿnh’ (Treatise on True Devotion, n. 120). Trong Chúa Kitô, Người Con Duy Nhất của Chúa Cha, chúng ta thực sự là con cái của Chúa Cha, đồng thời cũng là những người con nam nữa của Mẹ Maria và Giáo Hội. Một cách nào đó chính toàn thể nhân loại được tái sinh nơi cuộc hạ sinh trinh nguyên của Chúa Giêsu. “Những lời này được qui cho Mẹ Chúa Kitô hơn là cho Thánh Phaolô nói về bản thân ngài: ‘Hỡi con cái bé nhỏ của cha, thành phần cha đă quằn quại tái sinh cho đến khi Chúa Kitô được h́nh thành nơi các con!’ (Gal 4:19). Hằng ngày Mẹ hạ sinh con cái của Thiên Chúa cho tới khi Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ được h́nh thành trong họ với tầm vóc trọn vẹn của Người” (Treatise on True Devotion, n. 33). Tín lư này được bày tỏ hết sức tuyệt vời trong lời nguyện cầu sau đây: ‘Ôi Thánh Linh, xin hăy ban cho con ḷng say mê tôn sùng Mẹ Maria là vị hôn thê trung thành của Chúa; xin ban cho con niềm cậy trông mạnh mẽ vào tấm ḷng từ mẫu của Mẹ và ẩn náu nơi t́nh thương của Mẹ, để nhờ Mẹ Chúa có thể thực sự h́nh thành Chúa Giêsu Kitô nơi con’ (The Secret of Mary, p. 81).

 

Một trong những diễn đạt cao quí nhất về linh đạo của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đó là những ǵ liên quan tới tính cách đồng nhất giữa người tín hữu với Mẹ Maria trong việc họ yêu mến Mẹ v́ Chúa Giêsu và việc họ phục vụ Mẹ cho Chúa Giêsu. LKhi suy niệm về câu nói thời danh của Thánh Ambrôsiô là ‘Xin linh hồn của Mẹ Maria ở trong mỗi người chúng con để ngợi khen Chúa, và xin thần trí của Mẹ Maria ở trong mỗi người chúng con để hân hoan trong Thiên Chúa’ (Expos. in Luc., 12, 26: PL 15, 1561), thánh nhân viết: ‘Một linh hồn thực sự hạnh phúc khi… nó hoàn toàn được chiếm hữu và cai trị bởi tinh thần của Mẹ Maria, một tinh thần hiền lành mà mănh liệt, nhiệt t́nh mà khôn ngoan, khiêm tốn mà can đảm, tinh tuyền mà phong phú’ (Treatise on True Devotion, n. 258). Việc đồng hóa huyền diệu này với Mẹ Maria là những ǵ hoàn toàn hướng tới Chúa Giêsu, như thánh nhân nói trong lơờ nguyện sau đây: ‘Hỡi Mẹ chí ái, sau hết, nếu có thể, xin Mẹ làm cho con không c̣n thần trí nào khác ngoài thần trí của Mẹ, để con nhận biết Chúa Giêsu và ư muốn thần linh của Người; xin làm cho con không c̣n hồn sống nào khác ngoài linh hồn của Mẹ, để ca ngợi và tôn vinh Chúa; xin làm cho con không c̣n con tim nào khác ngoài con tim của Mẹ, để kính mến Thiên Chúa bằng một t́nh yêu tinh tuyền và nhiệt liệt như Mẹ’ (The Secret of Mary, pp. 71-72).

 

Thánh Thiện là Đức Ái Trọn Hảo

 

6.         Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân nói: ‘Thế nhưng, trong khi nơi Vị Trinh Nữ Rất Thánh này Giáo Hội đă đạt tới sự trọn lành mà nhờ đó Giáo Hội hiện hữu một cách tinh tuyền không t́ ố (x Eph 5:27), th́ tín hữu vẫn cố gắng chiến thắng tội lỗi và thăng tiến thánh đức. Bởi thế họ mới hướng về Mẹ Maria là vị chiếu soi toàn thể cộng đồng thành phần được tuyển chọn như là mô phạm của các nhân đức’ (khoản 65). Thánh thiện là sự trọn hảo của đức ái, của ḷng mến yêu Thiên Chúa và tha nhân, một t́nh yêu là đối tượng của giới răn cao cả nhất do Chúa Giêsu truyền dạy (x Mt 22:38). Nó cũng là tặng ân cao cả nhất của Thánh Linh (x 1Cor 13:13). Bởi thế, trong các bài Ca Vịnh của ḿnh, Thánh Luois Marie đă cho tín hữu thấy được nơi cấp trật này tính cách tuyệt hảo của đức ái (Ca Vịnh 5), ánh sáng của niềm tin (Ca Vịnh 6) và sự vững vàng của ḷng trông cậy (Ca Vịnh 7).

 

Nơi linh đạo của Thánh Montfort, năng lực của đức ái được đặc biệt diễn tả bởi cái biểu hiệu của việc làm nô lệ t́nh yêu cho Chúa Giêsu, theo gương mẫu và với sự hỗ trợ từ mẫu của Mẹ Maria. Nó là vấn đề của mối hiệp thông trọn vẹn vào cuộc kenosishư không hóa bản thân của Chúa Kitô, một cuộc hiệp thông được Mẹ Maria sống, một cuộc hiệp thông hiện diện thân mật nơi các mầu nhiệm đời sống Con Mẹ. “Không có ǵ nơi Kitô hữu làm cho chúng ta hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu Kitô và Người Mẹ thánh của Người hơn là việc làm nô lệ của ư muốn, theo gương của chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă mace lấy thân phận tôi đ̣i v́ yêu thương chúng ta” – forman servi accipiens – “cũng như theo gương của Vị Trinh Nữ thánh đức đă nhận ḿnh là tôi tớ và nữ t́ của Chúa (Lk 1:38). Thánh Tông Đồ nói về ḿnh là ‘nô lệ của Chúa Kitô’ (servus Christi) như thể danh xưng này là một cái ǵ vinh dự vậy. Kitô hữu cũng thường được gọi như thế trong Sách Thánh” (cf. Treatise on True Devotion, n. 72). Thật thế, Người Con Thiên Chúa, Đấng đă đến thế gian v́ vâng lời Cha nơi mầu nhiệm Nhập Thể (x Heb 10:7), sau đó đă hạ ḿnh tuân phục cho đến chết và chết trên thập giá (x Phil 2:7-8). Mẹ Maria đă đáp lại ư muốn của Thiên Chúa bằng tất cả việc hiến dâng bản thân ḿnh, cả xác lẫn hồn, vĩnh viễn, từ lúc Truyền Tin tới Thập Giá và từ Thập Giá tới Mông Triệu. Dĩ nhiên, việc tuân phục của Chúa Kitô và việc vâng lời của Mẹ Maria không phải là những ǵ cân xứng với nhau, v́ tính cách khác biệt về bản thể giữa Ngôi Vị thần linh của Người Con và ngôi vị nhân loại của Mẹ Maria. Điều này cũng cho thấy tính cách duy nhất nơi tác hiệu cứu độ trọng yếu xuất phát từ việc tuân phục Chúa Kitô là Đấng nhờ Người mà Mẹ của Người đă nhận  được ân sủng để có thể hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa và cộng tác vào sứ vụ của Con Mẹ.

 

Việc nô lệ t́nh yêu bởi thế cần phải được giải thích theo chiều hướng của việc trao đổi tuyệt vời này giữa Thiên Chúa và nhân loại trong mầu nhiệm Lời nhập thể. Đó là việc trao đổi thực sự của t́nh yêu giữa Thiên Chúa và tạo vật của Ngài trong cuộc hoàn toàn hiến ḿnh cho nhau. ‘Tinh thần (của việc tôn sùng này) là ở chỗ: về bề trong chúng ta lệ thuộc vào Mẹ Maria Rất Thánh; chúng ta là thành phần nô lệ của Mẹ Maria, và qua Mẹ là nô lệ của Chúa Giêsu’ (The Secret of Mary, n. 44). Nghịch thường thay, ‘mối liên hệ đức ái’ này, ‘việc nô lệ t́nh yêu’ này, lại làm cho con người được hoàn toàn tự do, một thứ tự do thực sự của thành phần con cái Thiên Chúa (cf. Treatise on True Devotion, n. 169). Nó là vấn đề hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu, bằng việc đáp ứng thứ T́nh Yêu được Ngài yêu thương chúng ta trước. Những ai sống trong t́nh yêu này có thể nói cùng với Thánh Phaolô rằng: ‘không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Gal 2:20).

 

Cuộc ‘hành tŕnh đức tin’

 

7.         Tôi đă viết trong Tông Thư Novo Millennio Ineunte – Tiến Đến Ngàn Năm Thứ Ba rằng: ‘Người ta không bao giờ có thể tiến đến với Chúa Giêsu ngoại trừ bằng con đường đức tin’ (khoản 19). Đó là con đường Mẹ Maria đă theo suốt cuộc đời trần gian của Mẹ và là con đường của Giáo Hội lữ hành cho tới ngày cùng tháng tận. Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhấn mạnh rất nhiều tới đức tin của Mẹ Maria, một đức tin được Giáo Hội nhiệm mầu chia sẻ, khi làm sáng tỏ cuộc hành tŕnh Đức Mẹ trải qua từ lúc Truyền Tin cho tới giây phút của cuộc Khổ Nạn cứu chuộc (cf. Dogmatic Constitution Lumen Gentium, nn. 57, 67; Encyclical Letter Redemptoris Mater, nn. 25-27).

 

Trong các văn kiện của Thánh Louis Marie, chúng ta cũng thấy ngài nhấn mạnh đến đức tin được Mẹ Chúa Giêsu sống trong cuộc hành tŕnh của Mẹ từ Nhập Thể tới Thập Giá, một đức tin nhờ đó Mẹ trở thành mô phạm và kiểu mẫu của Giáo Hội. Thánh Louis Marie đă diễn tả điều này qua nhiều sắc thái, khi ngài dẫn giải nó trong bức thư của ḿnh về ‘những công hiệu lạ lùng’ của việc tôn sùng Thánh Mẫu trọn hảo: ‘Bởi thế, các bạn càng chiếm được ân huệ của Vị Nữ Hoàng uy nghi và Vị Trinh Nữ trung thành này th́ các bạn sẽ càng tác hành bằng một đức tin tinh tuyền; một đức tin tinh tuyền sẽ làm cho các bạn trước hết cảm thấy được những điều an ủi và những hồng ân phi thường; một đức tin sống động được đức ái tác dụng, một đức ái giúp các bạn có thể thi hành tất cả mọi hành động của các bạn theo động lực của t́nh yêu tinh tuyền; một đức tin mạnh mẽ và bất khả chuyển lay như một tảng đá, nhờ đó các bạn sẽ được nghỉ an và kiên tŕ giữa các phong ba băo tố; một đức tin chủ động và thấu nhập, giống như một chiếc ch́a khóa chính yếu kỳ diệu, giúp các bạn tiến vào tất cả mọi mầu nhiệm của Chúa Giêsu, đích điểm tối hậu của con người, cũng như tiến vào cơi ḷng của chính Thiên Chúa; một đức tin can trường sẽ giúp các bạn chấp nhận và dứt khoát thi hành những điều cao cả cho Thiên Chúa cũng như cho phần rỗi các linh hồn; sau kết, một đức tin sẽ trở thành cây đuốc sáng của các bạn, sự sống thần linh của các bạn, kho tàng khôn ngoan thần linh kín mật của các bạn và là những cánh tay toàn  năng của các bạn, những cánh tay được các bạn sử dụng để soi sáng những ai đang ở trong tối tăm của bóng tối tử thần, để sưởi ấm những ai thờ ơ lănh đạm và những ai cần đến thứ vàng đức ái nóng bỏng, để ban sự sống cho những ai đă chết v́ tội lỗi, để chạm tới những tâm hồn chai đá và những cây hương bá Lebanon bằng những lời lẽ nhu ḿ quyền năng của các bạn, và sau hết, để chống lại quỉ ma cùng với tất cả các kẻ thù của ơn cứu độ’ (cf. Treatise on True Devotion, n. 214).

 

Thư Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Louis Marie trước hết nhấn mạnh tới tính cách tinh tuyền của đức tin và đêm tối tăm thiết yếu và thường sầu thương của đức tin này (cf. The Secret of Mary, nn. 51-52). Đức tin chiêm niệm, bằng việc từ bỏ những ǵ là khả giác hay phi thường, là những ǵ thấu nhập vào những thẳm cung nhiệm mầu của Chúa Kitô. Bởi thế, trong lời nguyện cầu của ḿnh, Thánh Louis Marie đă ngỏ cùng Người Mẹ của Chúa rằng: ‘Con không xin Mẹ được thấy những thị kiến, được nhận những mạc khải, được ḷng tôn sùng xúc cảm hay được sảng khoái thiêng liêng… Ở dưới thế này, tôi không muốn ǵ khác ngoài những ǵ của Mẹ, đó là chân thành tin tưởng mà không cần đến những sảng khoái thiêng liêng’ (ibid. trang 72). Thập Giá là giây phút tuyệt đỉnh của đức tin Mẹ Maria, như tôi đă viết trong Thông Điệp ‘Mẹ Đấng Cứu Chuộc - Redemptoris Mater’: ‘Nhờ đức tin này, Mẹ Maria được liên kết trọn hảo với Chúa Kitô nơi việc tự hủy thân của Người… Có lẽ đây là cuộc tự hủy sâu xa nhất của đức tin nơi lịch sử loài người’ (đoạn 18).

 

Một dấu hiệu của niềm hy vọng vững vàng

 

8.         Thánh Linh mời gọi Mẹ Maria hăy sinh sản các nhân đức của Mẹ nơi thành phần được tuyển chọn, bằng cách vươn ra nơi họ những gốc rễ của ‘niềm tin bất khuất’ của Mẹ và ‘niềm hy vọng vững mạnh’ của Mẹ (cf. Treatise on True Devotion, n. 34). Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhắc lại điều này rằng: ‘Người Mẹ của Chúa Giêsu trong vinh quang, thứ vinh quang Mẹ chiếm hữu nơi cả thân xác lẫn linh hồn ở trên thiên đ́nh, là h́nh ảnh và là khởi đầu của Giáo Hội, bởi Giáo Hội phải được nên trọn hảo trong thế giới mai sau. Cũng thế, Mẹ chiếu tỏa trên trái đất này một dấu hiệu của niềm hy vọng vững vàng và của niềm ủi an cho Dân Chúa lữ hành, cho đến ngày của Chúa’ (Dogmatic Constitution Lumen Gentium, n. 68). Chiều kích cánh chung ấy được Thánh Louis Marie chiêm ngưỡng đặc biệt khi ngài nói về ‘thành phần tông đồ ở những thời sau này’ là thành phần được Đức Trinh Nữ h́nh thành để mang lại cho Giáo Hội cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên các lực lượng sự dữ (cf. Treatise on True Devotion, nn. 49-59). Đây không phải là một h́nh thức của ‘chủ nghĩa ngàn năm’ mà là một cảm quan sâu xa về tính chất cánh chung của Giáo Hội liên quan tới tính cách độc nhất và tính cách phổ quát cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội đợi chờ việc Chúa Giêsu đến trong vinh quang vào ngày cùng tháng tận. Như Mẹ Maria và với Mẹ Maria, các thánh đang ở trong Giáo Hội và v́ Giáo Hội làm cho thánh đức của Giáo Hội tỏa chiếu và quảng bá công cuộc của Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất, tới tận cùng trái đất cũng như tận cùng thời gian.

 

Trong bài Lạy Nữ Vương – Salve Regina, Giáo Hội gọi Người Mẹ Thiên Chúa là ‘Niềm Hy Vọng của chúng con’. Cũng từ ngữ này đă được Thánh Louis Marie lấy nó từ một bản văn của Thánh Gioan Damascene, vị thánh đă áp dụng cho Mẹ Maria biểu hiệu về cái neo theo thánh kinh này (cf. Hom I in Dorm. B.V.M., 14: PG 96, 719): Thánh Louis nói ‘Chúng con liên kết linh hồn chúng con với niềm hy vọng của Mẹ, như với một cái neo vững chắc. Chính v́ gắn bó với Mẹ mà các thánh là thành phần cứu được ḿnh đă từng là những ǵ gắn bó nhất và đă hết sức thực hiện việc gắn bó với người khác nữa để kiên tŕ thực hiện nhân đức. Bởi thế, hạnh phúc thay, muôn ngàn lần hạnh phúc thay những Kitô hữu giờ đây trung thành và hoàn toàn gắn bó với Mẹ như với một cái neo vững chắc!’ (Treatise on True Devotion, n. 175). Qua việc tôn sùng Mẹ Maria, chính Chúa Giêsu ‘mở rộng tâm can bằng niềm cậy trông vững vàng nơi Thiên Chúa, làm cho nó nh́n lên Ngài như là một Người Cha’ (ibid., khoản 169).

 

Cùng với Đức Trinh Nữ này và cũng bằng cùng một tấm ḷng từ mẫu như Mẹ, Giáo Hội nguyện cầu, hy vọng và chuyển cầu cho phần rỗi của tất cả mọi con người nam nữ. Hiến Chế Tín Lư Ánh Sáng Muôn Dân đă kết luận bằng những lời như thế này: ‘Tất cả thân xác của người tín hữu tuôn ra những lời khẩn nguyện cùng Người Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của loài người mà Mẹ, Vị đă hỗ trợ thuở ban đầu của Giáo Hội bằng lời nguyện cầu của Mẹ, giờ đây được tôn vinh trên tất cả mọi thần thánh, cũng chuyển cầu trước Con Mẹ trong mối hiệp thông của tất cả mọi vị thánh, cho đến khi tất cả mọi gia đ́nh của con người, dù họ hân hạnh mang tước hiệu Kitô hữu hay vẫn chưa biết đến Đấng Cứu Thế, cũng được hạnh phúc qui tụ lại với nhau trong an b́nh và ḥa hợp thành một Dân Chúa duy nhất, cho vinh quang của Ba Ngôi Chí Thánh và Duy Nhất’ (khoản 69).

 

Đó là niềm hy vọng tôi bày tỏ một lần nữa cùng với Các Nghị Phụ Công Đồng khác gần 40 năm trước, tôi gửi tới toàn thể Gia Đ́nh Montfort Phép Lành Ṭa Thánh đặc biệt.

 

Tại Điện Vatican ngày 8/12/2003, Lễ Trọng Kính Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

 

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/letters/2004/documents/hf_jp-ii_let_20040113_famiglie-monfortane_en.html